You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

BỘ MÔN DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG

THỰC HÀNH DƯỢC LÂM SÀNG

HÀ NỘI – 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hành Dược lâm sàng là học phần bắt buộc đối với người học chuyên ngành
Dược thuộc tất cả các hệ đào tạo.
Học phần gồm 12 bài giới thiệu một số nguồn thông tin dùng để tra cứu thông tin
thuốc, tương tác thuốc, thực hành sử dụng một số dụng cụ và một số dạng bào chế
đặc biệt, những ca lâm sàng điển hình và các bài tập ứng dụng phần lý thuyết đã
học.
Mục tiêu:
1. Giới thiệu một số nguồn thông tin dùng để tra cứu thông tin thuốc, tương tác
thuốc. Thực hành sử dụng một số dụng cụ và một số dạng bào chế đặc biệt.
2. Phân tích một số ca lâm sàng điển hình: về bệnh, việc sử dụng thuốc, tương tác
thuốc, ADR dẫn đến thành công hay thất bại trong điều trị.
3. Làm một số bài tập minh họa cho phần lý thuyết đã học.
4. Nhận thức một số biệt dược theo từng nhóm thuốc cụ thể.
Yêu cầu:
1. Người học dự đủ 7-bài thực hành trong chương trình.
2. Tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài thực hành trước khi đến lớp.
3. Phân tích và thảo luận.
4. Làm báo cáo và thuyết trình trên lớp.
5. Làm bài kiểm tra cuối đợt thực hành.
Đây là tài liệu thực hành dùng cho sinh viên thảo luận theo tổ, áp dụng các bài
giảng lý thuyết để phân tích và đánh giá kết quả điều trị của ca lâm sàng, đồng thời
giải các bài tập ngắn có trong bài.

Bộ môn Dược lý- Dược lâm sàng.


BÀI 1
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGUỒN THÔNG TIN DÙNG ĐỂ TRA CỨU
THÔNG TIN THUỐC, TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC

I. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành bài thực hành sinh viên có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm cấu trúc và nội dung một số tài liệu tra cứu thông tin
thuốc không trực tuyến thường dùng: Dược thư quốc gia Việt Nam, Vidal,
Martindal, AHFS Drug information, British National Formulary (BNF)…
- Sử dụng được một số chức năng và công cụ cơ bản trên PubMed để tra cứu
thông tin.
- Tìm kiếm được thông tin liên quan đến thuốc trên các trang web:
 www.dav.gov.vn
 www.canhgiacduoc.org.vn
 www.ema.europa.eu/ema
 www.medicines.org.uk/EMC
 http://www.fda.gov/
 www.dailymed.nlm.nih.gov

- Xác định và phân loại được câu hỏi thông tin thuốc để định hướng các nguồn
thông tin thích hợp.
- Tìm kiếm và đánh giá được các thông tin từ nguồn đã chọn đáp ứng yêu cầu
của câu hỏi.
- Tổng hợp thông tin thành câu trả lời cho câu hỏi thông tin thuốc
- Tìm kiếm và đọc hiểu được các thông tin về các cặp tương tác thuốc từ một số
nguồn thông tin sẵn có
- Sách “ Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định”; “ Drug interaction fact”;
“Stockley’s drug interaction”…
- Một số trang web tra cứu tương tác thuốc:
 www.drugs.com
 www.medscape.com
II .Nội dung bài thực hành
- Thực hành tìm hiểu đặc điểm về cấu trúc và nội dung một số tài liệu: Dược
thư quốc gia, thuốc biệt dược và cách sử dụng, Vidal, Mims… Báo cáo theo
mẫu 1.1.
- Thực hành quy trình thông tin thuốc dựa trên tình huống lâm sàng. Báo cáo
theo mẫu 1.2.
- Tìm thông tin thuốc trên trang web của một số cơ quan quản lý.
- Hướng dẫn quy trình tra cứu tương tác thuốc
- Thực hành tra cứu tương tác thuốc từ các đơn thuốc được chỉ định. Báo cáo
theo mẫu 1.3
Mẫu báo cáo 1.1
Họ và tên sinh viên: Lớp:
Mã SV:
Tên tài liệu thông tin thuốc:……………………………….
1. Thông tin về chế bản và in ấn:
1.1.Tác giả:
1.2.Nhà xuất bản:
1.3.Năm xuất bản đầu tiên:
1.4.Năm xuất bản của sách được giới thiệu:
1.5.Tần suất tái bản:
2. Đặc điểm về nội dung:
2.1.Cấu trúc của sách (các phần, các chương…)
2.2.Cách sắp xếp các chuyên luận thuốc trong sách (theo nhóm dược lý/theo tên
hoạt chất…)
2.3.Các nội dung trong một chuyên luận thuốc (liệt kê các nội dung trong chuyên
luận)
2.4.Tính chất thông tin trong một chuyên luận thuốc (đầy đủ, chi tiết hay ngắn
gọn…)
2.5.Có trích dẫn tài liệu tham khảo trong 1 chuyên luận thuốc (có hay không trích
dẫn).

Mẫu báo cáo 1.2


Họ và tên sinh viên: Lớp:
Mã SV:
Tình huống số:
1.Xác định và phân loại câu hỏi thông tin thuốc
2.Kết quả tìm kiếm thông tin
Nguồn thông tin Thông tin tra cứu
Thông tin tìm kiếm được ………………………
Tên tài liệu thứ nhất
(tên mục……, trang………)
Thông tin tìm kiếm được……………………….
Tên tài liệu thứ hai
(tên mục……, trang………)
Thông tin tìm kiếm được…………………….
Tên tài liệu thứ ba
(tên mục……, trang………)

Mẫu báo cáo 1.3


TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC
Họ và tên: Lớp
Mã sinh viên:
Đơn tra cứu tương tác thuốc:
TT Cặp tương tác Mức độ tương tác Hậu quả Tài liệu tra cứu
1
2
3
4
5
6
7
BÀI 2
THỰC HÀNH SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ
VÀ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT
I. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành xong bài thực hành này, sinh viên có khả năng thực hành
sử dụng đúng cách một số dụng cụ và dạng bào chế đặc biệt bao gồm:
 Bút tiêm, bơm tiêm insulin
 Dạng hít bột khô (Handihaler, Turbuhaler)
 Bình xịt định liều (MDI), kèm hoặc không kèm buồng đệm.
 Máy khí dung
 Một số viên bào chế đặc biệt (viên sủi, viên đặt âm đạo, viên đặt hậu
môn).
 Dạng xịt mũi, nhỏ mắt.
 Hệ trị liệu qua da
 Một số thiết bị y tế dùng tại nhà (máy đo huyết áp, máy thử đường huyết)
II. Nội dung thực hành
- Sinh viên nhận dạng các dụng cụ, dạng bào chế đặc biệt và quan sát cách sử
dụng thông qua các video hướng dẫn.
- Sinh viên thực hành cách sử dụng các dụng cụ và dạng bào chế đặc biệt.
- Kiểm tra
 Sinh viên bốc thăm một trong các dụng cụ đã thực hành
 Giảng viên đánh giá thao tác của sinh viên.
BÀI 3
THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN TỪ BỆNH NHÂN, BỆNH ÁN VÀ
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN DƯỚI CƯƠNG VỊ DSLS

I. Mục tiêu
- Biết cách thu thập và xử lý thông tin đến từ bệnh nhân.
- Biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dưới cương vị một DSLS.
- Hoàn thành một số bài tập và nhận thức một số thuốc điều trị đái tháo đường.
II. Nội dung thực hành
- Thực hành phân tích ca lâm sàng theo cấu trúc SOAP (Subjective; Objective;
Assessment; Plan)
- Hoàn thành một số bài tập
- Thực hành nhận thức thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 1
Thu thập và xử lý thông tin
Bệnh nhân Nguyễn thị T,69 tuổi, đến khám bệnh với lý do:
Gần đây bà luôn thấy mệt mỏi,nặng đầu.Tình trạng này diễn ra khoảng vài tuần nay
làm BN lo lắng.
 Thu thập thông tin từ BN
- BN sinh hoạt bình thường, tập thể dục đều nhưng thấy mệt hơn, phải nghỉ giữa
chừng công việc. Khó ngủ hơn.
- Lần khám bệnh gần đây cách 10 tuần, BS phát hiện BN bị đái tháo đường và
đã cho nhập viện điều trị 2 tuần. Khi xuất viện, đường huyết ổn định (glucose
máu 4-5mmol/L).
- Thuốc được kê là: Gliclazid 30mg× 2 lần/ngày.
Tiền sử về bệnh
 Nhồi máu cơ tim 1 lần cách đây 10 năm.
 Tăng huyết áp (THA) đã được điều trị cách đây 8 năm.
 Gãy xương đùi do ngã xe đạp cách đây 5 năm.
 Đái tháo đường typ II được phát hiện và điều trị cách đây 3 tháng.
Thuốc đã kê và hiện đang dùng
 Gliclazid 30mg × 2 lần/ngày.
 Amlodipin 5mg/1 viên mỗi ngày.
 Aspirin 100mg/ 1 viên mỗi sáng.
 Ibuprofen 400mg × 2 lần/ngày.
 Phosphalugel 1 gói khi đầy bụng.
 Calci-D…
Hoàn cảnh gia đình
 Sống với con trai và cháu nội. Kinh tế gia đình ổn định.
 Không nghiện rượu và thuốc lá.
 Thu thập thông tin qua bệnh án
Lâm sàng
 BN da dẻ hồng hào, cơ thể cân đối cho thấy trạng thái dinh dưỡng tốt và
không bị béo phì (cao 1,56m,nặng 53kg ), trạng thái tinh thần thoải mái.
 HA đo tại bệnh phòng 130/85 mmHg. Nhịp tim 98 lần/phút.
 Mắt có dấu hiệu bệnh lý võng mạc của ĐTĐ.
Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu:
 Na+: 138 mmol/L (bình thường: 134-146 mmol/L )
 K+: 2,8 mmol/L (bình thường: 3,5-5 mmol/L )
 Ure: 10,6 mmol/L(bình thường: 3-8 mmol/L )
 Creatinin: 67 µmol/L (bình thường: < 90 µmol/L)
 Glucose máu lúc đói 18 mmol/L (bình thường: 3-6 mmol/L)
 Câu hỏi
- Nhận định của DSLS về ca bệnh này sau khi thu thập thông tin?
- Lập kế hoạch chăm sóc và một số tham vấn với BS điều trị?
- Công dụng của từng loại thuốc trong đơn?
Bài Tập
Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng
1. Các biện pháp có thể sử dụng để giảm kích ứng của NSAID với dạ dày
A. Uống đồng thời với antacid. D. Uống khi ăn.
B. Dùng thuốc bao bọc trước. E. Uống nhiều nước.
C. Dùng thuốc chẹn bơm proton.
2. Chống chỉ định nào đúng với NSAID
A. Có thai. D. Các trạng thái xuất huyết.
B. Dị ứng với chế phẩm. E. Người cao tuổi.
C. Loét dạ dày. G. Người bị bệnh tâm thần.
3.Khi dùng NSAID để hạ sốt,nên chọn
A. Aspirin. C. Loại tác dụng kéo dài.
B. Loại tác dụng nhanh D. Aspirin và Ibuprofen
4. Khi dùng các antacid đồng thời với NSAID
A. gặp tương tác do cản trở hấp thu.
B. Antacid làm giảm nồng độ NSAID trong máu.
C. NSAID làm giảm nồng độ antacid trong máu.
D. Phải uống hai thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ.
5. Các thông tin sau đều đúng với hội chứng Reye, trừ:
A. Tỷ lệ cao khi gặp với Aspirin.
B. Hay gặp khi dùng NSAID hạ sốt ở bệnh nhi (<12 tuổi)
C. Hay gặp khi dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ em.
Điền vào chỗ trống:
6. Các chỉ định của NSAID:
A. Chống viêm.
B. ….
C. …
7. Cơ chế tác dụng của NSAID là ngăn cản tác dụng của các enzyme…….nên
giảm sự tạo ra các prostaglandin. Các NSAID được dùng giảm viêm do …….đặc
biệt hay dùng trong các trường hợp viêm ….
8. Tác dụng gây chảy máu,mất máu kéo dài xảy ra khi dùng NSAID kéo dài
……..vào liều. Tác dụng này được áp dụng trong điều trị để …….các tai biến mạch
vành,nhồi máu cơ tim. Thuốc thường được sử dụng là…….
Nhận Thức: Một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.
BÀI 4
KHÁNG SINH β LACTAM
I. Mục tiêu
- Phân tích được 4 nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị.
- Hoàn thành một số bài tập ứng dụng phần lý thuyết đã học.
- Nhận thức một số biệt dược trong nhóm thuốc kháng sinh β lactam.
II. Nội dung thực hành
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 2
Bà P,71 tuổi,bị tai nạn giao thông,gẫy xương,phải vào viện cưa chân phải.Mặc
dù đã được tiêm Penicillin G,nhưng bệnh nhân vẫn sốt.
Cấy máu phát hiện Enterobacter cloacae (+++).
Làm kháng sinh đồ thấy chủng này nhạy cảm với Cefotaxim.
Bệnh nhân sau khi dùng kháng sinh này với liều tiêm tĩnh mạch 4g/ngày,
trong 15 ngày đã rời khoa để tiếp tục phục hồi chức năng.
Câu hỏi:
1. Giải thích tại sao trong trường hợp này dùng Penicillin G lại thất bại?
2. Nguyên nhân nhiễm khuẩn Enterobacter cloacae? Giải thích?
3. Cefotaxim thuộc nhóm kháng sinh nào? Những kháng sinh cùng nhóm, cùng
thế hệ.
4. Thời gian điều trị bệnh này?
5. Trong trường hợp phải phối hợp kháng sinh, Cefotaxim thường được phối
hợp với họ kháng sinh nào?
6. Những chủng vi khuẩn nào thường gây nhiễm khuẩn huyết?
7. Tác dụng phụ của Cefotaxim?
8. Trong trường hợp dung môi để tiêm bắp chứa Lidocain thì cần lưu ý gì khi
sử dụng?
9. Những kháng sinh nào có hiệu quả khi điều trị nhiễm khuẩn huyết do
Pseudomonas aeruginose?
Phân Tích Đơn Thuốc
ĐƠN THUỐC SỐ 1

Bệnh nhân nữ, 61 tuổi

Chẩn đoán: Viêm thuỳ dưới phổi phải, bệnh nhân có suy thận.

Điều trị:

- Gentamicin 80mg : x 2 ống/ngày chia 2 lần (tiêm bắp) x 7 ngày


- Cefuroxim 1g : x 2 lọ/ngày chia 2 lần (tiêm TM chậm)x 7 ngày
Câu hỏi:

1. Bình về lựa chọn thuốc điều trị?


2. Liều thuốc có hợp lý không? Cần làm thêm xét nghiệm gì?
Bài Tập

1. Trình bày định nghĩa,công thức tính của 4 thông số DĐH cơ bản: sinh khả
dụng, thể tích phân bố, độ thanh thải, thời gian bán thải của thuốc?
2. Trình bày nguyên tắc sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan?
Nhận Thức Thuốc:Nhận thức một số thuốc kháng sinh
BÀI 5
KHÁNG SINH NHÓM MACROLID, QUINOLON

I. Mục tiêu
- Phân tích được sự thay đổi của các kết quả xét nghiệm lâm sàng giúp cho chẩn
đoán bệnh.
- Tác dụng của nhóm kháng sinh macrolid, quinolone. Chỉ định và chống chỉ
định.
- Hoàn thành một số bài tập.
- Nhận thức một số thuốc kháng sinh nhóm macrolid, quinolone
II. Nội dung thực hành
- Thực hành phân tích ca lâm sàng có sử dụng kháng sinh nhóm macrolid,
quinolone
- Thực hành nhận thức kháng sinh thuộc nhóm macrolide, quinolone.
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 3
Bệnh nhân Hoàng văn V,60 tuổi có dấu hiệu viêm phổi nặng: Sốt cao, đau cơ, rối
loạn tiêu hóa (ỉa chảy) và có dấu hiệu rối loạn thần kinh (mệt lả,vật vã,lẫn).
Xét nghiệm sinh hóa thấy:
- Bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
- Aminotransferase (ASAT,ALAT) tăng.
- Creatinin phosphokinase (Creatinkinase- CK) tăng.
Xét nghiệm vi khuẩn phát hiện thấy:
- Legionella pneumophila.
Bệnh nhân được điều trị bằng Erythromycin, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt.
Câu hỏi:
1. Erythromycin thuộc nhóm kháng sinh nào?Tại sao trong trường hợp này dùng
Erythromycin lại cho kết quả tốt?
2. Chống chỉ định của Erythromycin?
3. Các tương tác xảy ra khi phối hợp Erythromycin với các thuốc nào khác?
4. Kể tên các thuốc cùng nhóm với Erythromycin mà không có tương tác trên?
5. Phụ nữ có thai có dùng Erythromycin được không?
6. Erythromycin khuếch tán tốt vào mô nào?
7. Vi khuẩn Legionella pneumophila thuộc nhóm vi khuẩn nào? Chúng thường
hay gây bệnh gì?
8. Ý nghĩa của các xét nghiệm sinh hóa trên?
Phân Tích Đơn Thuốc
ĐƠN THUỐC SỐ 2

Bà N, 53 tuổi

Chẩn đoán: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau xương khớp

Điều trị:

 Moxifloxacin 400mg x 2 lần/ngày;


 Cefuroxim 500g x 2lần/ngày
 Calcium Corbiere ngày 2 ống,
 Nospa ngày 4 viên/2 lần,
 Maalox : 1-2 viên/ lần × 3 lần/ ngày.
Câu hỏi:

1. Nhận xét gì khi sử dụng các thuốc trên để điều trị ?

2. Tư vấn cách sử dụng thuốc ?

Bài Tập
- Kể tên 5 thuốc có thể gây ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan (Cytocrom
P450). Cho 3 ví dụ về kiểu tương tác này và hậu quả của mỗi trường hợp
tương tác đó?
- Phân tích các cặp phối hợp sau bằng cách điền vào các cột những thông tin
cần thiết

Cặp phối hợp Cơ chế tương tác Ý nghĩa trong điều trị

Morphin-Nalorphin
Propranolol-Isoprenalin
Maalox-Amoxycilin
Rifampicin-Ethinyl estradiol
Warfarin-Phenylbutazon

Dicoumarol-Vitamin K
Phenobarbital-Natribicarbonat
(I.V)
Probenecid-Ampicilin
Oxacilin-Gentamycin
Quinidin-Vitami

Nhận thức thuốc: Nhận thức một số thuốc kháng sinh nhóm macrolid, quinolone
BÀI 6
THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
I. Mục tiêu
- Phân tích được tác dụng của các thuốc có trong đơn. Tìm các tương tác có thể
xảy ra khi dùng thuốc, cách khắc phục.Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc.
- Hoàn thành một số bài tập.
- Nhận thức một số thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, kháng sinh nhóm
quinolon.
II. Nội dung thực hành
- Thực hành Phân tích ca lâm sàng và đơn thuốc
- Nhận thức nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, kháng sinh nhóm
quinolon: Tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định.
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 4
Bệnh nhân Nguyễn văn X, 42 tuổi.Loét miệng nối dạ dày sau khi phẫu thuật cắt 1/3
dạ dày.
Đơn thuốc kê như sau:
- Sucralfat 1g 1viên × 3 lần/ngày
- Mopral 20mg 1viên /ngày
- Ciflox 500mg 1 viên × 2 lần/ngày
- Gastropulgit uống khi đau,2-4 gói/ngày,mỗi lần 1 gói
- Sắt sulfat 0,3g 1 viên × 3 lần/ngày
Đợt điều trị 10 ngày,sau đó đến khám lại.
Câu hỏi:
1. Tác dụng của từng loại thuốc có trong đơn?
2. Cơ chế tác dụng của Mopral. Kể tên các thuốc cùng cơ chế tác dụng trong
nhóm có Mopral?
3. Ciflox là kháng sinh thuộc nhóm nào? Kể tên các thuốc cùng nhóm? Tác
dụng không mong muốn của nhóm kháng sinh này?
4. Tìm các tương tác bất lợi có trong đơn? Cách khắc phục?
5. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc?

ĐƠN THUỐC SỐ 3

Bệnh nhân nữ, 40 tuổi

Chẩn đoán: Loét tá tràng, HP (+).

Điều trị:

- Nexium 40mg × 28 viên. Uống 1v/ngày.


- Clarithromycin 500mg × 14 viên. Ngày 2v/2 lần.
- Amoxicillin 500mg×28 viên. Ngày 4 v/2 lần.
- Sucrafate ×30 gói. Ngày 3 gói/3 lần.
Câu hỏi:

1. Đơn thuốc được kê hợp lý không?


2.Hướng dẫn bệnh nhân dùng các thuốc kê trong đơn?
Bài Tập
- Kể tên ba nhóm thuốc cần lưu ý do bị đẩy ra khỏi liên kết với protein huyết
tương khi phối hợp thuốc? Hậu quả xảy ra ở mỗi trường hợp?
- Kể tên 5 thuốc có thể gây cảm ứng men chuyển hóa thuốc ở gan (Cytocrom
P450).Cho 3 ví dụ về kiểu tương tác này và hậu quả của mỗi trường hợp tương
tác đó?
Nhận Thức Thuốc
Nhận thức một số thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, kháng sinh nhóm quinolon.
BÀI 7
THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn sử dụng được các phác đồ điều trị bệnh lao.
- Hoàn thành một số bài tập.
- Nhận thức một số thuốc trong nhóm thuốc chống lao.
II. Nội dung thực hành
- Thực hành Phân tích ca lâm sàng
- Nhận thức một số thuốc trong nhóm thuốc chống lao
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 5
Bệnh nhân Nguyễn văn B, 27 tuổi,vào viện vì nghi bị lao phổi. Từ vài tuần nay sức
khỏe suy yếu và thường sốt nhẹ về chiều. Bệnh nhân khai có ho dai dẳng,khạc đờm
đôi khi có lẫn máu.Kiểm tra X quang,có hình ảnh lao rõ rệt.
Đờm sau khi nhuộm Ziehl-Nielsen có trực khuẩn kháng acid-alcol.Tốc độ máu lắng
cao.
Sau khi được chẩn đoán bị bệnh lao,bệnh nhân được điều trị theo công thức
HSRZE.Sau 3 tuần điều trị,bệnh nhân cho biết có cảm giác kiến bò,yếu cơ và mất
cảm giác chi trên.Kiểm tra chức năng gan thấy ALAT tăng rõ rệt.
Câu Hỏi
1. Liều thường dùng của các thuốc điều trị lao sau:
- Isoniazid (H)
- Streptomycin (S)
- Rifampicin (R)
- Pyrazinamid (Z)
- Ethambutol (E)
2. Kể tên các thuốc chống lao chủ yếu và thứ yếu?
3. Sau 3 tuần điều trị xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như trên có phải do thuốc
không? Hãy giải thích và gợi ý cách giải quyết?
4. Bằng cách nào có thể kiểm tra độc tính của các thuốc chống lao trong quá trình
điều trị? Kể tên những thuốc có nguy cơ cao?
5. Kể tên các phác đồ điều trị lao hiện nay?
6. Ngoài phổi, bệnh lao còn có thể khu trú ở các cơ quan nào trong cơ thể?
7. Phương pháp chủ yếu để phòng lao?
Bài Tập
2.1.Hướng dẫn thời gian dùng thuốc bằng cách điền dấu + vào cột tương ứng:

Tên thuốc Xa bữa ăn Lúc ăn Tùy ý Giải thích

Aspirin sủi bọt


Aspirin pH8
Erythromycin
Ampicilin
Tetracyclin
Doxyciclin
Prednisolon
Griseofulvin
Polyvitamin
Sắt sulfat

2.2.Điền vào các chỗ trống (các câu hỏi từ 1 đến 14)
1. Thuốc có thể được dùng cho người mẹ để… (A) những rối loạn của thai nhi.
Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai là thuốc vào
được vòng tuần hoàn của thai và … (B) cho thai nhi.
2. Thời kỳ tiền phôi, độc tính của thuốc đối với thai nhi tuân theo qui luật….
(A), tức là…. (B) hoặc….. (C).
3. Giai đoạn thai nhạy cảm nhất với độc tính của thuốc là… (A) (tính
từ….(B) đến … (C) của tuổi thai).
4. Các thuốc được phân loại A cho phụ nữ có thai là những thuốc mà các nghiên
cứu có kiểm soát cho thấy ...... đối với bào thai.
5. Các thuốc phân loại X ...... dùng cho phụ nữ có thai.
6. Bốn đặc tính của thuốc ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán thuốc vào sữa là:
A C Mức độ ion hoá của thuốc
(pKa)

B D

7. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em cần phải tính tới …(A), và căn cứ vào khả
năng …(B)…
8. Liều lượng các thuốc thảI trừ nhiều qua thận khi dùng cho người cao tuổi cần
được hiệu chỉnh dựa vào…A…
9. Người cao tuổi mắc nhiều bệnh, phải dùng nhiều thuốc đồng thời, dẫn đến
tăng nguy cơ gặp … (A) và … (B)
10. Ba nhóm thuốc hay gây lú lẫn ở người cao tuổi là:

A. C.

B.

11. Hai nhóm thuốc dễ làm tăng tỉ lệ ngã ở người cao tuổi là:

A. B.

12. Hai nhóm thuốc có thể gây hạ nhiệt bất thường ở người cao tuổi là:
A. B.
BÀI 8
THUỐC ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
I. Mục tiêu
- Phân tích được việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm đường tiết niệu.
- Hoàn thành một số bài tập.
- Nhận thức một số thuốc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.
II. Nội dung thực hành
- Thực hành Phân tích ca lâm sàng
- Nhận thức một số thuốc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 6

Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, đến khám bệnh vì đi tiểu rát bỏng, đau bàng quang, đái
rắt.Nước tiểu đục, protein niệu ++.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm,bác sĩ kê đơn:
- Nitroxolin 300mg/ngày× 15 ngày.
Kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng vi khuẩn là 105 VK/ml , kèm bạch cầu
niệu.Vi khuẩn được phân lập là E.coli.
Bác sĩ quyết định dùng thuốc:
1-Cotrimoxazol (1600/320 mg/ngày)
2-Mictasol bleu 2 viên× 3 lần/ngày
Ngoài ra,bệnh nhân còn tự ý dùng thêm thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng:
Vitamin C 1000mg/ngày
Câu hỏi:
1.Tên biệt dược của Nitroxolin? Tác dụng?
2.Thành phần của Cotrimoxazol? Tỷ lệ phối hợp? Tác dụng?
3.Thành phần của Mictasol? Tác dụng?
4.Những tương tác có thể xảy ra?
5.Cách khắc phục để hạn chế tương tác?
Ca 7
Bệnh nhân nam, 20 tuổi, cân nặng 43,5kg

Chẩn đoán: Sỏi thận trái, ứ nước thận trái

Xét nghiệm: Urê huyết: 10,2 mmol/l Creatinin huyết 177 mol/l

Xử trí: Mổ lấy sỏi thận, dẫn lưu.

Chỉ định thuốc sau mổ:

- Ampicilin 1g x 2 lọ x 10 ngày Tiêm bắp 2 lần/ngày

- Gentamicin 80mg x 2 ống x 10 ngày

Câu hỏi:

1. Cần bổ sung thêm kháng sinh nào khác nữa? Tại sao ?

2. Gentamicin tiêm 2 lần trong ngày so với 1 lần trong ngày có gì khác nhau
về hiệu quả và tác dụng phụ?

3. Liều gentamicin cho người bệnh này hợp lý hay chưa?

Bài Tập:
Anh (chị) hãy điền một từ (cụm từ) thích hợp vào mỗi chỗ trống trong các câu sau:
1. Creatinin đào thải chủ yếu do…A…, bài tiết ở ống thận hoặc tái hấp thu rất ít,
coi như không đáng kể. Do đó, trị số creatinin huyết thường được sử dụng để đánh
giá ....B….
2. Các hormon điều hòa đường huyết được phân thành hai nhóm đối lập: một bên là
hormon làm giảm đường huyết như …A…, một bên là những hormon làm tăng
đường huyết như …B…, …C…
3. Khi nồng độ acid uric trong huyết thanh vượt quá mức độ bão hoà thì các tinh
thể urat có thể tích đọng trong sụn, khớp, thận. Đó là nguyên nhân gây bệnh …A…
4. ALAT trong huyết thanh thường tăng trong các bệnh lý có tổn thương …A…
5. Các nguyên nhân gây giảm thải trừ dẫn đến làm tăng ure máu có thể phân thành
3 nhóm:
- Nguyên nhân ...A... : viêm cầu thận cấp hoặc mạn, viêm ống thận cấp do nhiễm
độc.
- Nguyên nhân ...B... : tắc đường tiết niệu (sỏi).
- Nguyên nhân ...C... : mất nước, nôn mửa, ỉa chảy, giảm lưu lượng máu, sốc, suy
tim.
6. Nguyên nhân gây tăng bilirubin máu có thể phân thành 3 nhóm:
- Nguyên nhân ...A... : ví dụ như sỏi mật, ung thư đầu tuỵ
- Nguyên nhân ...B... : ví dụ như tổn thương tế bào gan (do virus, do thuốc, do
rượu), tắc đường dẫn mật trong gan
- Nguyên nhân ...C... : ví dụ như thiếu máu tan máu
7. Công thức bạch cầu có tỷ lệ % như sau:
Bạch cầu …A… 50-70%
Bạch cầu hạt ưa bazơ 0-1 %
Bạch cầu hạt ưa acid 1-4 %
Bạch cầu …B… 20-25 %
Bạch cầu mono 5-7 %
8. Số lượng bạch cầu …A… trong các trường hợp nhiễm khuẩn, ung thư bạch
cầu…và …B…. trong các trường hợp sốt rét, suy tuỷ…
9. Số lượng hồng cầu có thể giảm do các nguyên nhân:
- Giảm tổng hợp: ví dụ như…A…
- Tăng phá huỷ: ví dụ như…B…
- Mất máu
10. Tốc độ lắng máu tăng trong các bệnh ....A..... như thấp khớp, lao đang tiến
triển, ung thư....
Phân biệt đúng sai (Đ/S) từ câu 1 đến câu 12

Câu hỏi Đ/S

1. Trong hệ thống đơn vị quốc tế, để biểu thị kết quả một lượng chất, người ta
sử dụng đơn vị “mol”.

2.Sự tạo thành creatinin trong cơ thể tương đối hằng định, phụ thuộc chủ yếu
vào khối lượng cơ của mỗi người

3.Creatinin đào thải chủ yếu do lọc ở cầu thận, bài tiết ở ống thận hoặc tái hấp
thu coi như không đáng kể.

4.Glucose máuluôn hằng định do cơ chế điều hoà thần kinh - nội tiết.

5.Khi tế bào gan bị tổn thương có thể làm tăng CK trong huyết thanh

6.Hai enzym ASAT và ALAT đều tăng trong các bệnh về gan

7.Bilirubin tự do tan tốt trong nước, được đào thải ra ngoài qua mật

8.Nồng độ huyết sắc tố tăng khi bệnh nhân thiếu máu

9.Tốc độ máu lắng là một trong các xét nghiệm đặc hiệu để theo dõi tiến triển
của bệnh.

10.Trong phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn gây mủ, số lượng bạch cầu
tăng

11.Khi suy tuỷ, số lượng hồng cầu tăng bất thường

12.Các thuốc có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu như aspirrin sẽ có tác dụng
cầm máu

Nhận Thức Thuốc: Nhận thức một số thuốc chống viêm đường tiết niệu.
BÀI 9
THUỐC ĐIỀU TRỊ TIM MẠCH
I. Mục tiêu:
- Hướng dẫn sử dụng các thuốc cho bệnh nhân rung nhĩ không kiểm soát.
- Hoàn thành một số bài tập
- Nhận thức một số thuốc điều trị bệnh tim mạch.
II. Nội dung bài thực hành:
- Thực hành Phân tích ca lâm sàng , đơn thuốc
- Nhận thức một số thuốc điều trị tim mạch
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 8
Bà Hoàng thị V,70 tuổi,nhập viện do rung nhĩ không kiểm soát. Bà than phiền bị
hồi hộp,tim đập nhanh,và thở ngắn.
Tiền sử bệnh:
Rung nhĩ và đã sử dụng đơn này trong 2 năm:
- Digoxin 125mg/ngày
- Warfarin 3mg/ngày
- Furocemid 40mg/ngày vào buổi sáng để trị phù do tim sung huyết.
Cận lâm sàng:
- Creatinin huyết: 120mmol/L (BT=60-120mmol/L)
- Kali: 3,4mmol/L (3,5-5mmol/L)
- Nồng độ digoxin là 1,6ng/mL (0,8- 2ng/mL)
Thuốc sử dụng:
Amiodaron 300mg trong dung dịch glucose 5% IV trong 2 giờ.
Sau đó sử dụng liều tấn công đường uống 200mg × 3 lần/ngày trong 1 tuần,200mg
×2 lần/ngày trong tuần kế tiếp và duy trì với liều 200mg/ngày.
Câu hỏi:
1.Trình bày tác dụng của từng thuốc: Digoxin,Warfarin, Furocemid, Amiodaron.
2. Những tương tác có thể xảy ra trong tình huống trên?
3. Cách xử trí để hạn chế tương tác thuốc?
Phân Tích Đơn Thuốc Số 4
Phân tích đơn thuốc cho BN suy tim:
o Digoxin 0,25mg 1 Viên/Ngày × 3 Ngày, sau Đó Duy Trì Cách 1
Ngày Uống 1 Viên.
o Lasix 40mg 1 Viên × 2 Lần/Ngày
o Prednisolon 5mg 2 Viên/Ngày, Uống Sau Bữa Ăn Sáng.
o Calci Sandoz 0,5g 2 Viên × 3 Lần/Ngày
o Diazepam 5mg 1 Viên/Ngày, Uống Trước Khi Đi Ngủ.
Đợt điều trị 1 tháng,sau đó khám lại.
Câu hỏi:
1.Tìm các tương tác bất lợi trong đơn? Giải thích cơ chế gây tương tác?
2.Hướng dẫn BN thực hiện đơn thuốc này?
Nhận Thức Thuốc: Nhận thức một số thuốc điều trị bệnh tim mạch.
BÀI 10
THUỐC TRÁNH THAI
I. Mục tiêu:
- Hướng dẫn sử dụng các thuốc cho phụ nữ có thai.
- Hoàn thành một số bài tập.
- Nhận thức một số thuốc tránh thai dạng uống.
II. Nội dung bài thực hành.
- Thực hành Phân tích ca lâm sàng , đơn thuốc
- Nhận thức một số thuốc tránh thai dạng uống .
Phân Tích Ca Lâm Sàng
Ca 9
Chị K 25 tuổi chưa sinh lần nào.
Từ 2 năm nay chị dùng thuốc tránh thai dạng uống.
Trong chu kỳ kinh nguyệt gần đây nhất, chị quên không uống thuốc từ ngày thứ 5
đến ngày thứ 8. Cuối chu kỳ, chị không thấy kinh và lại uống tiếp.
Cuối tháng sau chị vẫn không có kinh. Làm xét nghiệm thử thai cho kết quả dương
tính.
Chị ngừng uống thuốc tránh thai.
Câu hỏi:
1. Các dạng thuốc tránh thai?
2. Phân loại thuốc tránh thai đường uống?
3. Ngoài tác dụng tránh thai,các thuốc này còn có chỉ định nào khác?
4. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai đường uống?
5. Các xét nghiệm phải làm trước khi dùng thuốc tránh thai?
6. Các xét nghiệm thường kỳ cần tiến hành trong quá trình sử dụng thuốc tránh
thai?
7. Những nguy hại của việc dùng thuốc tránh thai trong trường hợp có thai?
8. Nêu một số thuốc có ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc tránh thai khi dùng đồng
thời?
9. Cách uống thuốc tránh thai?
Ca 10
Cô D. 31 tuổi, có thai 28 tuần, cách đây 3 tháng, đã được điều trị viêm bàng quang.
Vào viện vào ngày 9/3 vì có ra một chút máu âm đạo, nhưng sau đó tất cả các khám
nghiệm đều bình thường. Ngày 16/3 lại mệt, sốt 40oC, run, đau bụng phải và đau hố
thận phải.

Xét nghiệm:

Định lượng Hemoglobin 104 g/l

Tốc độ máu lắng (ESR - Erythrocyte Sediment Rate) 110 mm

Bạch cầu 21.050/ml (N 86%), creatinin 73 mol/l, nitrit niệu (+).

Điều trị :

- Ngày đầu ampicilin 2g, 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.

- Ngày thứ 2: xét nghiệm nước tiểu và máu phát hiện thấy E. coli, bêta-
lactamase (+), và kháng sinh đồ cho kết quả kháng ampicilin.

- Ngày thứ 3: thay thuốc dùng cefuroxim 1,5 g x 3 lần/ngày, tiêm tĩnh
mạch. Hai ngày sau, bệnh nhân hết sốt. Ngày 28/3 bệnh nhân ra viện,
nhưng vẫn được kê đơn nitrofurantoin 50 mg/lần x 3 lần/ngày trong 10
ngày tiếp theo.

- Một tháng sau, cô D sinh con, thai nhi đã tử vong!

Câu hỏi:

1. Tại sao thai nhi tử vong? Phụ nữ có thai viêm đường tiết niệu có nguy cơ
gì? Có thể tránh nguy cơ này được không?
2. Liều dùng của thuốc kháng sinh cho phụ nữ mang thai có thay đổi không?
Tại sao?

3. Nêu cách chọn kháng sinh điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn
đường tiết niệu có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết?

Nhận Thức Thuốc:Nhận thức một số thuốc tránh th

You might also like