You are on page 1of 25

CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ YoRE


THỬ TÀI KINH TẾ VĨ MÔ 2019
CHƯƠNG 10
Câu 1: Hàng hoá ở trong kho và không được bán trong khoảng thời gian hiện tại
A. được tính là hàng hoá trung gian và không được tính vào GDP trong thời gian hiện tại.
B. được tính vào GDP hiện tại chỉ khi doanh nghiệp sản xuất ra chúng bán chúng cho doanh nghiệp
khác.
C. được tính vào GDP hiện tại như là khoản đầu tư tồn kho.
D. được tính vào GDP hiện tại như là tiêu dùng.
Câu 2: Khi một công ty sản xuất hàng tiêu dùng và đưa chúng vào kho thay vì bán. Điều này
A. không được tính vào GDP hiện tại.
B. được tính vào GDP hiện tại như là một khoản đầu tư.
C. được tính vào GDP hiện tại như là một khoản tiêu dùng.
D. được tính vào GDP hiện tại như là một khoản sai số thống kê.
Câu 3: Cái nào sau đây KHÔNG được tính vào thành phần được liệt kê ở sau đó?
A. Lan mua ván trượt được sản xuất ở Đức—tiêu dùng và nhập khẩu Việt Nam.
B. Khoa tăng DVD sản xuất tại Việt Nam trong kho của anh ấy—Đầu tư Việt Nam.
C. Vũ nhận được khoản trợ cấp xã hội- mua sắm chính phủ Việt Nam.
D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về GDP chính xác nhất?
A. GDP danh nghĩa đo lường mức sản xuất với mức giá hiện hành, trong khi GDP thực đo lường
mức sản xuất với mức giá cố định.
B. GDP danh nghĩa đo lường mức sản xuất với mức giá cố định, trong khi GDP thực đo lường mức
sản xuất với mức giá hiện hành.
C. GDPdanh nghĩa đo lường mức sản xuất với giá thị trường, trong khi GDP thực đo lường mức sản
xuất bằng mức chi phí của nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất.
D. GDP danh nghĩa thường đánh giá thấp giá trị của sản xuất, trong khi GDP thực thường đánh giá
cao giá trị sản xuất.
Câu 5: Giả sử so với 12 năm trước GDP danh nghĩa của một quốc gia tăng lên 3 lần so với lúc trước.
Cùng thời gian, dân số tăng 50% và giá tăng 100%. Chuyện gì xảy ra đối với GDP thực bình
quân đầu người?
A. tăng nhiều hơn 2 lần.
B. tăng, nhưng ít hơn hai lần.
C. không đổi.
D. giảm.
Câu 6: Theo thời gian, con người chủ yếu dựa và những hàng hoá được cung cấp bởi thị trường
nhiều hơn và giảm dựa vào những hàng hoá tự sản xuất. Ví dụ, người ta ăn ngoài nhà hàng
nhiều hơn và tự nấu ăn ở nhà ít đi . Bản thân thay đổi này sẽ

1
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

A. làm GDP giảm theo thời gian.


B. không làm thay đổi GDP theo thời gian.
C. làm GDP tăng theo thời gian.
D. thay đổi GDP, nhưng theo hướng không xác định.
Câu 7: Đại lý Chevrolet địa phương tăng 25 chiếc xe tồn kho trong năm 2018. Đến năm 2019, đại lý
bán hết 25 chiếc này.
A. Giá trị tồn kho tăng lên được tính là một phần của GDP năm 2018, nhưng giá trị của xe bán trong
năm 2019 không làm tăng GDP.
B. Giá trị tồn kho tăng lên không ảnh hưởng đến GDP 2018, nhưng được tính trong GDP 2019.
C. Giá trị tồn kho tăng lên được tính vào GDP 2018 và giá trị của xe hơi được bán vào năm 2019 làm
tăng GDP 2019.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Một cư dân Đức mua một điện thoại sản xuất ở Mỹ bởi một công ty Nhật. Kết quả
A. xuất khẩu ròng Mỹ tăng, GNP và GDP Mỹ không bị ảnh hưởng, GNP Nhật tăng, xuất khẩu ròng
Đức giảm, và GNP và GDP Đức không bị ảnh hưởng.
B. Xuất khẩu ròng, GNP và GDP Mỹ tăng, GDP Nhật tăng, xuất khẩu ròng Đức giảm, và GDP Đức
không bị ảnh hưởng.
C. Xuất khẩu ròng và GDP Mỹ tăng, GNP Nhật tăng, xuất khẩu ròng Đức giảm, và GDP và GNP
Đức không bị ảnh hưởng.
D. Xuất khẩu ròng , GNP và GDP Mỹ không bị ảnh hưởng, GNP Nhật tăng, xuất khẩu ròng Đức
giảm, GDP và GNP Đức giảm.
Xem xét bảng sau về số liệu của nước Ophir:

Năm Danh nghĩa GDP chỉ số khử lạm phát

2020 4000 100


2021 4100 105
2022 4200 110

2
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

Câu 9: Từ những thông tin này, chúng ta có thể kết luận rằng GDP thực sẽ cao hơn trong năm
A. 2022 so với 2021, và GDP thực 2021 sẽ cao hơn so với năm 2020.
B. 2021 so với 2020, và GDP thực 2021 sẽ cao hơn so với năm 2022.
C. 2020 so với 2021, và GDP thực 2021 sẽ cao hơn so với năm 2022.
D. 2020 so với 2022, và GDP thực 2021 sẽ cao hơn so với năm 2020.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực là chính
xác?
A. GDP danh nghĩa đo lường mức sản xuất của năm gốc bằng cách sử dụng giá năm gốc, trong khi
GDP thực đo lường mức sản xuất của năm hiện hành bằng cách sử dụng giá hiện hành.
B. GDP danh nghĩa đo lường mức sản xuất của năm hiện hành bằng cách sử dụng giá năm gốc, trong
khi GDP thực đo lường mức sản xuất của năm hiện hành bằng cách sử dụng giá hiện hành.
C. GDP danh nghĩa đo lường mức sản xuất của năm hiện hành bằng cách sử dụng giá năm hiện hành,
trong khi GDP thực đo lường mức sản xuất của năm hiện hành bằng cách sử dụng giá năm gốc.
D. GDP danh nghĩa đo lường mức sản xuất của năm hiện hành bằng cách sử dụng giá năm hiện hành,
trong khi GDP thực đo lường mức sản xuất của năm gốc bằng cách sử dụng giá năm gốc.

3
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 11
Câu 1: Hàng hóa nào được giả định tính trong CPI?
A. tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế
B. tất cả hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng điển hình mua
C. tất cả hàng hoá và dịch vụ trong thành phần tiêu dùng của GDP
D. tất cả hàng hoá, nhưng không tính dịch vụ, trong thành phần tiêu dùng của GDP
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về chỉ số khử lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng là đúng nhất?
A. Chỉ số khử lạm phát so sánh giá của rổ hàng hoá và dịch vụ cố định so với giá của rổ hàng hoá
trong năm gốc, nhưng chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất
hiện tại và giá cuả hàng hoá dịch vụ tương tự trong năm gốc.
B. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của rổ hàng hoá và dịch vụ cố định so với giá của rổ hàng hoá
trong năm gốc, nhưng chỉ số khử lạm phát so sánh giá của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất
hiện tại và giá cuả hàng hoá dịch vụ tương tự trong năm gốc.
C. Cả chỉ số khử lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của rổ hàng hoá và dịch vụ cố định so
với giá của rổ hàng hoá trong năm gốc.
D. Cả chỉ số khử lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất
hiện tại và giá cuả hàng hoá dịch vụ tương tự trong năm gốc.
Câu 3: Năm 1969 Don mua 1 chiếc Toyota với giá $2.500. Anh ta sử dụng xe đó đến năm 2003 khi
anh ta mua 1 chiếc Honda Civic với giá $18.000. Nếu chỉ số giá năm 1969 là 36,7 và chỉ số
giá năm 2003 là 180, giá của chiếc Toyota theo giá năm 2003 là bao nhiêu?

A. $3.583
B. $4.500
C. $9.762
D. $12.262
Câu 4: Bạn biết rằng thanh kẹo có giá 5 xu vào năm 1962. Bạn cũng biết CPI vào năm 1962 và CPI
ngày nay. Cách bạn tính giá thanh kẹo ngày nay như thế nào?

A. 5 xu  (CPI năm 1962 / CPI ngày nay)


B. 5 xu  (CPI năm 1962 /(CPI ngày nay – CPI năm 1962))
C. 5 xu  (CPI ngày nay / CPI năm 1962)
D. 5 xu  CPI ngày nay – 5 xu x CPI năm 1962.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa?
A. Lãi suất thực có thể dương hoặc âm, nhưng lãi suất danh nghĩa phải luôn dương.
B. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa phải luôn dương.
C. Lãi suất thực phải luôn dương nhưng lãi suất danh nghĩa có thể dương hoặc âm.
D. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có thể dương hoặc âm.
Câu 6: Nếu chỉ số giá vào năm đầu tiên là 90, năm thứ hai là 100, và năm thứ ba là 95, nền kinh tế

A. lạm phát 10% giữa năm đầu tiên và năm thứ 2 và lạm phát 5% giữa năm thứ hai và năm thứ 3.

4
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

B. lạm phát 10 % giữa năm đầu tiên và năm thứ 2 và giảm phát 5% giữa năm thứ hai và năm thứ 3.
C. lạm phát 11% giữa năm đầu tiên và năm thứ 2 và lạm phát 5 % giữa năm thứ hai và năm thứ 3.
D. lạm phát 11 % giữa năm đầu tiên và năm thứ 2 và giảm phát 5 % giữa năm thứ hai và năm thứ 3.
Câu 7: Khi giá tương đối của hàng hoá tăng, người tiêu dùng phản ứng bằng cách mua
A. nhiều hơn hàng hoá đó và hàng thay thế.
B. ít hơn hàng hoá đó và hàng thay thế.
C. ít hàng hoá đó hơn và nhiều hàng hoá thay thế hơn.
D. nhiều hàng hoá đó hơn và ít hàng hoá thay thế hơn.
Câu 8: Nếu giá giày Úc nhập khẩu vào Việt Nam tăng,
A. cả chỉ số khử lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng.
B. cả chỉ số khử lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng đều không tăng.
C. chỉ số khử lạm phát sẽ tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng sẽ không tăng.
D. chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng, nhưng chỉ số khử lạm phát sẽ không tăng.
Câu 9: Sang vay An $5.000 trong vòng một năm với lãi suất danh nghĩa 10%. Sau đó Sang trả trả
hết số tiền này, An phàn này rằng Anh ta mua được ít hơn 4% hàng hoá với số tiền mà Sang trả cho
anh ta so với lượng hàng hoá mà anh ta có thể mua trước đây khi anh ta cho Sang vay $5.000.
Chúng ta có thể kết luận rằng tỉ lệ lạm phát trong năm này là
A. 2,5%.
B. 6%.
C. 8%.
D. 14%.
Câu 10: Ở một quốc gia, CPI năm 2016 là 120 và CPI năm 2017 là 132. Tuấn vay tiền vào năm 2016
và trả lại khoản vay vào 2017. Nếu lãi suất danh nghĩa của khoản vay là 12%, thì lãi suất thực

A. 12%.

B. 10%.

C. 2%.

D. không thể xác định vì không biết năm gốc của CPI.

5
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 12
Câu 1: Cả Tom và Jerry làm việc 8 giờ/ngày. Tom có thể sản xuất 6 rổ hàng hoá/giờ trong khi Jerry
có thể sản xuất 4 rổ hàng hoá tương tự. Điều này dẫn đến Tom’s
A. năng suất của Tom lớn hơn năng suất của Jerry.
B. sản lượng của Tom lớn hơn sản lượng của Jerry.
C. mức sống của Tom lớn hơn mức sống của Jerry.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Tích luỹ vốn
A. đòi hỏi xã hội hy sinh tiêu dùng hàng hoá trong hiện tại.
B. cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại.
C. giảm tỉ lệ tiết kiệm.
D. không có đánh đổi.
Câu 3: Các yếu tố khác không đổi, quốc gia tương đối nghèo hơn có xu hướng tăng trưởng
A. chậm hơn các quốc gia tương đối giàu hơn; điều này gọi là bẫy nghèo đói.
B. chậm hơn các quốc gia tương đối giàu hơn; điều này gọi là hiệu ứng Malthus.
C. nhanh hơn các quốc gia tương đối giàu hơn; điều này gọi là hiệu ứng bắt kịp.
D. nhanh hơn các quốc gia tương đối giàu hơn; điều này gọi là hiệu ứng sinh lợi không đổi theo quy
mô.
Câu 4: Hiệu ứng bắt kịp đề cập đến ý tưởng rằng
A. tiết kiệm sẽ luôn "bắt kịp" với chi tiêu đầu tư.
B. một quốc gia tăng trưởng nhanh một cách dễ dàng nếu nó xuất phát là một nước tương đối nghèo.
C. quốc gia giàu giúp quốc gia tương đối nghèo để giúp họ "bắt kịp".
D. nếu chi tiêu đầu tư thấp, tăng tiết kiệm sẽ giúp đầu tư "bắt kịp".
Câu 5: Nếu doanh nghiệp của bạn có lợi thế không đổi theo quy mô, khi bạn tăng gấp đôi yếu tố đầu
vào, sản lượng doanh nghiệp bạn sẽ
A. không đổi.
B. tăng, nhưng ít hơn gấp đôi.
C. gấp đôi.
D. nhiều hơn gấp đôi.
Câu 6: Câu nào đúng?
A. Mặc dù mức GDP thực bình quân đầu người khác nhau đáng kể từ nước này qua nước khác, tốc
độ tăng GDP thực bình quân đầu người tương đối giống nhau giữa các nước.
B. Năng suất không liên quan chặt chẽ với chính sách chính phủ.
C. Mức GDP thực bình quân đầu người là thước đo tốt của sự thịnh vượng kinh tế, và tốc độ tăng của
GDP thực bình quân đầu người là thước đo tốt của tăng trường kinh tế.
D. Năng suất có thể đo bằng tốc độ tăng của GDP thực bình quân đầu người.
Câu 7: Nếu nền kinh tế có sinh lợi không đổi theo quy mô tăng gấp đôi trữ lượng vốn vật chất,
nguồn lực tài nguyên sẵn có và vốn nhân lực nhưng lực lượng lao động không,
A. sản lượng và năng suất lao động của nền kinh tế không đổi.

6
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

B. sản lượng và năng suất lao động của nền kinh tế sẽ tăng, nhưng ít hơn hai lần.
C. sản lượng và năng suất lao động của nền kinh tế sẽ tăng nhiều hơn hai lần.
D. tất cả đều sai.
Câu 8: Giả sử sau 10 năm năng suất ở Oceania tăng nhanh hơn so với Freedonia và dân số của 2
quốc gia không đổi.
A. GDP thực bình quân đầu người ở Oceania sẽ cao hơn so với FreedoniA.
B. GDP thực bình quân đầu người ở Oceania sẽ tăng nhanh hơn cao hơn so với FreedoniA.
C. Mức sống ở Oceania sẽ cao hơn so với FreedoniA.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Trong dài hạn, tỉ lệ tiết kiệm càng cao
A. không làm tăng trữ lượng vốn.
B. nghĩa là con người phải tiêu dùng ít hơn trong tương lai.
C. tăng năng suất.
D. Tất cả đều sai.
Câu 10: GDP thực bình quân đầu người là 21.000 ở Aquilonia, 15.000 ở Nemedia và 6.000 ở Shem.
Tiết kiệm trên đầu người là 2.000 ở cả 3 quốc gia. Các yếu tố khác như nhau, chúng ta kỳ vọng
rằng
A. cả 3 quốc gia sẽ tăng trưởng cùng tỉ lệ.
B. Aquilonia sẽ tăng trưởng nhanh nhất.
C. Nemedia sẽ tăng trưởng nhanh nhất.
D. Shem sẽ tăng trưởng nhanh nhất.
Câu 11: Các yếu tố khác không đổi, nếu một quốc gia gia tăng tỉ lệ tiết kiệm, trong vòng 40 năm họ
sẽ có
A. năng suất cao hơn và tốc độ tăng trưởng GDP thực cao hơn.
B. năng suất cao hơn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP thực không cao hơn.
C. bằng với năng suất và tốc độ tăng trưởng GDP thực như lúc mới bắt đầu.
D. Tất cả đều sai.

7
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 13
Câu 1: Thu nhập của Hưng lớn hơn mức chi tiêu của anh ấy. Hưng là một người
A. tiết kiệm, người cầu tiền cho hệ thống tài chính.
B. tiết kiệm, người cung tiền cho hệ thống tài chính.
C. vay tiền, người cầu tiền cho hệ thống tài chính.
D. vay tiền, người cung tiền cho hệ thống tài chính.
Câu 2: Đồng nhất thức nào cho thấy GDP thể hiện cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu
A. GDP = Y.
B. Y = PI + DI + NX.
C. GDP = GNP – NX.
D. Y = C + I + G + NX.
Câu 3: Phương trình nào thể hiện tiết kiệm quốc gia trong nền kinh tế đóng?
A. Y – I – G – NX
B. Y – C – G
C. Y – I – C
D. G + C – Y
Câu 4: Độ dốc cung vốn vay
A. dốc xuống vì lãi suất tăng kích thích người dân tiết kiệm nhiều hơn.
B. dốc xuống vì lãi suất tăng kích thích người dân tiết kiệm ít hơn.
C. dốc xuống vì lãi suất tăng kích thích người dân đầu tư nhiều hơn.
D. dốc lên vì lãi suất tăng kích thích người dân đầu tư nhiều hơn.
Câu 5: Giữa năm 2000 và 2001 nợ của Bolivia tăng. Các yếu tố khác không đổi, chúng ta kỳ vọng
rằng lãi suất
A. và đầu tư tăng.
B. tăng và đầu tư giảm.
C. giảm và đầu tư tăng.
D. và đầu tư giảm
Câu 6: Giả sử trong nền kinh tế đóng, GDP là 10.000, Thuế là 2.500, tiêu dùng là 6.500, và chi tiêu
chính phủ là 2.000. Tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc gia là bao nhiêu?
A. 1500, 1000, 500
B. 1000, 500, 1500
C. 500, 1500, 1000
D. tất cả đều sai.

8
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

Câu 7: Một quốc gia không có trao đổi với quốc gia khác. GDP là 20 tỉ. Chính phủ chi mua hàng
hoá dịch vụ mỗi năm là 3 tỉ, thu thuế 3 tỉ và chi chuyển nhương cho hộ gia đình là 2 tỉ. Tiết
kiệm tư nhân ở quốc gia này là 4 tỉ. Đầu tư ở quốc gia này là bao nhiêu?
A. 4 tỉ
B. 3 tỉ
C. 2 tỉ
D. không đủ thông tin để trả lời câu hỏi.
Câu 8: Các yếu tố khác không đổi, nếu chính phủ tăng chi chuyển nhượng cho hộ gia đình, sau đó
A. đầu tư tăng.
B. lãi suất sẽ tăng.
C. tiết kiệm chính phủ sẽ tăng.
D. thị trường vốn vay không bị ảnh hưởng.
Câu 9: Một quốc gia không có trao đổi với quốc gia kháC. GDP là 30 tỉ. Chính phủ chi mua hàng
hoá dịch vụ mỗi năm là 5 tỉ, thu thuế 7 tỉ và chi chuyển nhượng cho hộ gia đình là 3 tỉ. Tiết
kiệm tư nhân là 5 tỉ. Tiêu dùng và đầu tư là bao nhiêu?
A. 18 tỉ và 5 tỉ
B. 21 tỉ và 4 tỉ
C. 13 tỉ và 7 tỉ
D. không đủ thông tin để trả lời câu hỏi.
Câu 10: Công ty Hoàng Anh - Gia Lai có 10 tỉ tiền mặt, tích luỹ từ lợi nhuận giữ lại. Công ty có kế
hoạch dùng số tiền này để xây dựng một nhà máy mới. Gần đây, lãi suất tăng lên. Việc tăng lãi
suất này sẽ
A. không ảnh hưởng đến quyết định xây dựng nhà máy mới vì Hoàng Anh Gia Lai không phải vay
tiền thêm.
B. các cổ đông kỳ vọng vào nhà máy mới.
C. tăng khả năng Hoàng Anh - Gia Lai xây nhà máy vì lãi suất cao làm cho nhà máy có giá trị hơn.
D. làm giảm khả năng Hoàng Anh - Gia Lai xây nhà máy vì chi phí cơ hội của 10 tỉ bây giờ tăng lên.
Câu 11: Nếu như có sự dư thừa vốn vay, thì
A. cung vốn vay sang phải và cầu vốn vay sang trái.
B. cung vốn vay sang trái và cầu vốn vay sang phải.
C. không đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay tăng và lượng cầu vốn vay giảm khi lãi
suất tăng lên đạt mức cân bằng.
D. không đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay giảm và lượng cầu vốn vay tăng khi lãi
suất giảm đạt mức cân bằng.

9
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 14
Câu 1: Danh gởi $75 vào tài khoản và 1 năm sau được $100; mức lãi suất là bao nhiêu?

A. 20%

B. 25%

C. 30%

D. Tất cả đều sai.


Câu 2: Lãi suất là bao nhiêu nếu giá trị hiện tại của $79,50 sau 1 năm kể từ ngày hôm nay bằng $75
hôm nay?
A. 4%
B. 5%
C. 6%
D. 7%
Câu 3: Công thức nào thể hiện cách tìm giá trị hiện tại của khoản chi trả $1.000 sau 1 năm kể từ
ngày hôm nay nếu lãi suất là 6%?
A. $1,000  (1,06).
B. $1,000(1,06)
C. $1,000/(1,06)
D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Khi bạn thuê băng video, bạn giữ gìn nó kém cẩn trọng hơn so với nếu nó là của bạn. Đây là
ví dụ của
A. tổng rủi ro.
B. rủi ro đạo đức.
C. lựa chọn ngược.
D. tất cả đều sai.
Câu 5: Câu nào đúng?
A. Người sợ rủi ro sẽ không giữ cổ phiếu.
B. Đa dạng hoá không thể giảm rủi ro đặc thù.
C. tỉ trọng cổ phiếu càng lớn trong danh mục đầu tư, rủi ro càng cao, nhưng lợi nhuận càng cao.
D. Giá cổ phiếu được xác định bởi phân tích cơ bản hơn là cung và cầu.
Câu 6: An nói rằng $200 với lãi suất 4% sau 2 năm có giá trị tương lai bằng với $200 với lãi suất 8%
sau 1 năm. Bình nói rằng đợi 1 năm cho khoản tiền $200 với lãi suất 8% có cùng giá trị hiện tại so
với đợi 2 năm cho khoản tiền $200 với lãi suất 4%.
A. Cả An và Bình đều đúng.

10
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

B. Cả An và Bình đều sai.


C. Chỉ An đúng.
D. Chỉ Bình đúng.
Câu 7: Ân nói rằng $700 trả sau 1 năm kể từ ngày hôm nay với lãi suất 6% có giá trị hiện tại cao
hơn so với $700 trả sau 2 năm kể từ ngày hôm nay với lãi suât 3%. Bình nói rằng giá trị tương
lai $700 sau 1 năm với lãi 6% lớn hơn giá trị tương lai sau 2 năm của $700 với lãi suất 3%.
A. Cả Ân và Bình đều đúng.
B. Cả Ân và Bình đều sai.
C. Chỉ Ân đúng.
D. Chỉ Bình đúng.
Câu 8: Hoa nói $400 tiết kiệm sau 1 năm với lãi suất 4% có giá trị tương lai nhỏ hơn $400 tiết kiệm
sau 2 năm với lãi suất 2 %. Long nói giá trị hiện tại $400 sau 1 năm kể từ ngày hôm nay với lãi
suất 4% có giá trị hơn so với giá trị hiện tại $400 sau 2 năm kể từ ngày hôm nay với lãi suất là
2%.
A. Hoa và Long đều đúng.
B. Hoa và Long đều sai.
C. Chỉ Hoa đúng.
D. Chỉ Long sai.
Câu 9: Hân nói rằng giá trị tương lai của $250 tiết kiệm sau 1 năm với lãi suất 6% nhỏ hơn giá trị
tương lai $250 tiết kiệm sau 2 năm với lãi suất 3%. Hưng nói rằng giá trị hiện tại của khoản
tiền $250 sau 1 năm với lãi suất 6% nhỏ hơn giá trị của khoản $250 sau 2 năm với lãi suất 3%.
A. Hân và Hưng đều đúng.
B. Hân và Hưng đều sai.
C. Chỉ Hân đúng.
D. Chỉ Hưng đúng.
Câu 10: Bạn có 3 lựa chọn. Bạn có thể có tài khoản với lãi suất 5% trong 20 năm, một tài khoảng có
lãi suất 10% trong 10 năm và 1 tài khoản có lãi suất 20% trong 5 năm. Mỗi tài khoản có số dư
ban đầu như nhau. Tài khoản nào có số dư cuối cùng thấp nhất?
A. thứ nhất
B. thứ hai
C. thứ 3
D. Không vấn đề gì; cả 3 có cùng số dư.

11
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 15
Câu 1: Ai được tính là thất nghiệp theo thống kê chính thức?
A. Sang, đang chờ bắt đầu việc làm mới
B. Mai, làm việc chỉ 35 giờ/tuần
C. Khanh, không có việc làm và không tìm việc
D. không ai kể trên có thể được tính thất nghiệp.
Câu 2: Hoàng mất việc và ngay lập tức anh ta bắt đầu tìm kiếm công việc mới. Các yếu tố khác
không đổi, tỉ lệ thất nghiệp
A. tăng và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động giảm.
B. tăng và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng.
C. không bị ảnh hưởng và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng.
D. giảm và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng.
Câu 3: Bảo hiểm thất nghiệp
A. giảm động cơ tìm việc và tăng thất nghiệp
B. giảm động cơ tìm việc và giảm thất nghiệp
C. tăng động cơ tìm việc và tăng thất nghiệp
D. giảm động cơ tìm việc và giảm thất nghiệp
Câu 4: Xuân là CEO của một tập đoàn nơi mà thuê lao động không thuộc công doàn. Theo lý thuyết
tiền lương hiệu quả, nếu cô ta quyết định trả lương cho lao động mức lương cao hơn lương cân
bằng cạnh tranh,
A. lợi nhuận của tập đoàn có thể tăng.
B. lương cao sẽ khiến người lao động trốn việc.
C. doanh thu của công nhân có thể tăng.
D. cô ta có thể đối mặt với việc thiếu hụt lao động.
Câu 5: Arnie là chủ một doanh nghiệp sản xuất nước đóng chai ở Washington. Có rất nhiều doanh
nghiệp như vậy trong khu vực. Arnie quyết định nếu anh ta trả cho lao động mức lương cao
hơn mức lương thị trường hiện có, lợi nhuận anh ta sẽ tăng. Điều nào sau đây giải thích quyết
định của anh ấy?
A. Lương cao hơn, lao động của anh ấy sẽ ít lựa chọn rời bỏ doanh nghiệp của anh ấy hơn.
B. Lương cao hơn, chi phí cho các vật tư cần thiết sẽ thấp hơn.
C. Lương cao hơn, anh ta có thể tính giá nước bán cao hơn.
D. tất cả đều đúng.
Câu 6: Năm 2000 ở Nhật, tỉ lệ thất nghiệp là 4,8%, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động 62% và dân số
trưởng thành 108 triệu. Vậy số người có việc làm và số người thất nghiệp là bao nhiêu?
A. khoảng 63,8 triệu và 3,2 triệu.
B. khoảng 63,8 triệu và 5,2 triệu.

12
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

C. khoảng 67 triệu và 3,2 triệu.


D. khoảng 67 triệu và 5,2 triệu.
Câu 7: Năm 2000 ở Anh, dân số trưởng thành vào khoảng 46,5 triệu, tỉ lệ tham gia lực lượng lao
động là 63,5%, và tỉ lệ thất nghiệp là 5,8%. Vậy số người có việc làm và số người thất nghiệp
là bao nhiêu?
A. khoảng 29,5 triệu và 2,7 triệu.
B. khoảng 29,5 triệu và 1,7 triệu.
C. khoảng 27,8 triệu và 2,7 triệu.
D. khoảng 27,8 triệu và 1,7 triệu.
Câu 8: Giữa 2 năm 2015 và 2016, một quốc gia báo cáo có sự gia tăng số người có việc làm và đồng
thời có sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp. Câu nào sau đây có thể giải thích đúng nhất điều này?
A. Có sự gia tăng quy mô của lực lượng lao động giữa 2 năm 2015 và 2016.
B. Có sự sụt giảm quy mô của lực lượng lao động giữa 2 năm 2015 và 2016.
C. Có sự gia tăng quy mô của dân số trưởng thành giữa 2 năm 2015 và 2016.
D. 2 báo cáo này mâu thuẩn nhau.
Câu 9: Vài người không được tính vào lực lượng lao động vì họ không nổ lực tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên những người này muốn làm việc ngay cả khi họ chán nản trong việc nổ lực tìm kiếm
việc làm. Nếu những người này được tính là thất nghiệp thay vì nằm ngoài lực lượng lao động,
A. cả tỉ lệ thất ngiệp và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ tăng.
B. tỉ lệ thất ngiệp sẽ tăng và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động giảm.
C. tỉ lệ thất ngiệp sẽ giảm và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng.
D. tất cả điều sai.
Câu 10: Điều nào sau đây đi đôi với loại thất nghiệp được tạo ra bởi luật lương tối thiểu?
A. Tuân rời bỏ công việc thu ngân ở cửa hàng thực phảm vì anh ta thích làm việc ở thư viện.
B. Phương quyết định đóng cửa nhà hàng Thái của anh ấy vì anh ấy không thể trả tiền lương tăng
cao cho nhân viên.
C. Với hy vọng tìm được thu nhập cao hơn Bình học thêm về kinh.
D. Linh trả cho nhân viên trong công ty cao hơn lương cân bằng vì cô ta tin rằng điều này làm họ làm
việc chăm chỉ hơn.

13
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 16
Câu 1: Số dư thẻ tín dụng nằm trong
A. M1 nhưng không nằm trong M2.
B. M2 nhưng không nằm trong M1.
C. M1 và M2.
D. không nằm trong M1 hay M2.
Câu 2: Khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi cung tiền, họ thường
A. thay đổi lãi suất chiết khấu.
B. thay đổi dự trữ bắt buộc.
C. thực hiện điều hành hoạt động trên thị trường mở.
D. phát hàng tờ tiền giấy.
Câu 3: Giả sử ngân hàng có tỉ lệ dự trữ là 10%, khoản tiền gởi là $5.000, ngân hàng có thể cho vay
hết với tỉ lệ dự trữ đã cho.
A. Họ dự trữ $50 và cho vay $4.950.
B. Họ dự trữ $500 và cho vay $4.500.
C. Họ dự trữ $555 và cho vay $4.445.
D. Tất cả đều sai
Câu 4: Ngày nay, tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền
A. không phổ biến vì tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao.
B. không phổ biến vì có bảo hiểm tiền gởi .
C. phổ biến vì tỉ lệ dự trữ bắt buộc thấp.
D. phổ biến vì hoạt động bảo hiểm tiền gởi gần như bị phá sản.
Câu 5: Nếu tỉ lệ dự trữ là 10%, ngân hàng không có dự trữ dư và cư dân không giữ tiền mặt, khi
ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ $20 triệu, dự trữ ngân hàng
A. tăng $20 triệu và cung tiền cuối cùng tăng $200 triệu.
B. giảm $20 triệu và cung tiền cuối cùng tăng $200 triệu.
C. tăng $20 triệu và cung tiền cuối cùng giảm $200 triệu.
D. giảm $20 triệu và cung tiền cuối cùng giảm $200 triệu.
Câu 6: Để duy trì mức giá ổn định, ngân hàng trung ương phải
A. duy trì lãi suất thấp
B. giữ tỉ lệ thất nghiệp thấp.
C. kiểm soát cung tiền chặt chẽ.
D. bán trái phiếu chỉ số hoá.
Câu 7: Nếu tỉ lệ dự trữ là 20%, và ngân hàng không có dự trữ dư và cư dân không giữ tiền mặt, khi
ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ $40 triệu ra công chúng, dự trữ ngân hàng
A. tăng $40 triệu và cung tiền cuối cùng tăng $200 triệu.
B. tăng $40 triệu và cung tiền cuối cùng tăng $800 triệu.
C. giảm $40 triệu và cung tiền cuối cùng giảm $200 triệu.
D. giảm $40 triệu và cung tiền cuối cùng giảm $800 triệu.

14
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

Câu 8: Nếu công chúng quyết định giữ tiền mặt nhiều hơn và gởi tiền vào ngân hàng ít hơn, dự trữ
ngân hàng
A. giảm và cung tiền cuối cùng giảm.
B. giảm nhưng cung tiền không đổi.
C. tăng và cung tiền cuối cùng tăng.
D. tăng nhưng cung tiền không đổi.
Câu 9: Nếu tỉ lệ dự trữ là 5% và ngân hàng nhận khoản tiền gởi mới là $500, ngân hàng này
A. phải tăng dự trữ bắt buộc lên một khoản là $25.
B. ban đầu sẽ thấy rằng tổng dự trữ của họ tăng $500.
C. sẽ có thể cho vay mới một khoản là $475.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Ngân hàng trung ương có thể tăng cung tiền bằng cách điều hành hoạt động trên thị trường
mở
A. thực hiện nghiệp vụ bán và tăng lãi suất chiết khấu.
B. thực hiện nghiệp vụ bán và giảm lãi suất chiết khấu.
C. thực hiện nghiệp vụ mua và tăng lãi suất chiết khấu.
D. thực hiện nghiệp vụ mua và giảm lãi suất chiết khấu.
Câu 11: M1
A. nhỏ hơn và tính thanh khoản thấp hơn M2.
B. nhỏ hơn nhưng tính thanh khoản cao hơn M2.
C. lớn hơn và tính thanh khoản thấp hơn M2.
D. lớn hơn nhưng tính thanh khoản cao hơn M2.

15
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 17
Câu 1: Câu nào sau đây đúng?
A. Nếu ngân hàng trung ương mua trái phiếu trên thị trường mở, thì cung tiền dich chuyển sang phải.
Một sự thay đổi mức giá không làm dịch chuyển cung tiền.
B. Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu trên thị trường mở, thì cung tiền dich chuyển sang phải.
Một sự thay đổi mức giá không làm dịch chuyển cung tiền.
C. Nếu ngân hàng trung ương mua trái phiếu, thì cung tiền dich chuyển sang phải. Mức giá tăng làm
dịch chuyển cung tiền sang phải.
D. Nếu ngân hàng trung ương mua trái phiếu, thì cung tiền dich chuyển sang phải. Mức giá giảm làm
dịch chuyển cung tiền sang phải.
Câu 2: Giả sử chính phủ có một quyết định không được mong đợi là trả các khoản nợ của họ bằng
cách in tiền mới. Điều nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Người dân giữ tièn sẽ cảm thấy nghèo đi.
B. giá sẽ tăng.
C. Người đang nắm giữ trái phiếu chính phủ sẽ cảm thấy nghèo đi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Khi người dân sử dụng nhiều nguồn lực hơn để giảm số tiền nắm giữ do lạm phát cao, đây là
ví dụ của
A. biến dạng thuế lạm phát gây ra.
B. chi phí biến đổi giá - tương đối.
C. chi phí mòn giày.
D. chi phí thực đơn.
Câu 4: Của cải được phân phối từ người cho vay sang người đi vay khi lạm phát
A. cao, nhưng dự đoán được.
B. thấp, nhưng dự đoán được.
C. cao, không dự đoán được.
D. thấp, không dự đoán được.
Câu 5: Cung tiền ở Freedonia là $200 ngàn tỉ. GDPdanh nghĩa là $800 ngàn tỉ và GDP thực là $400
ngàn tỉ. Giả sử vòng quay là ổn định, nếu tốc độ tăng của GDP thực là 10% trong năm này, và
cung tiền không đổi trong năm này thì
A. tỉ lệ lạm phát bằng 0.
B. GDP danh nghĩa tăng 10%.
C. GDP danh nghĩa không thay đổi.
D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Vòng quay tiền ở quốc gia Nemedia là ổn định. Trong năm 2016, cung tiền là $100 ngàn tỉ
và GDP thực là $300 ngàn tỉ. Trong năm 2017, cung tiền tăng 10%, GDP thực tăng 5 % và
GDP danh nghĩa bằng $660 ngàn tỉ. Mức giá tăng lên bao nhiêu trong khoảng năm 2016 và
2017?
A. 10 %
B. 9,5 %
C. 4,76 %

16
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

D. không đủ thông tin để trả lời.


Câu 7: Anh Huy gởi tiền vào tài khoản, Một năm sau anh ta kiểm tra thấy rằng anh ta có tiền nhiều
hơn 5% và với số tiền đó anh ta có thể mua hàng nhiều hơn 6 %.
A. Lãi suất danh nghĩa là 11% và tỉ lệ lạm phát là 5 %.
B. Lãi suất danh nghĩa là 6 % và tỉ lệ lạm phát là 5%.
C. Lãi suất danh nghĩa là 5 % và tỉ lệ lạm phát là –1%.
D. Tất cả đều sai
Câu 8: Với mức lãi suất thực cho trước, lạm phát tăng làm cho lãi suất thực sau thuế
A. giảm, khuyến khích tiết kiệm.
B. giảm, không khuyến khích tiết kiệm.
C. tăng, khuyến khích tiết kiệm.
D. tăng, không khuyến khích tiết kiệm.
Câu 9: Nếu nền kinh tế đi từ lạm phát sang giảm phát một cách không dự đoán được,
A. cả người đi vay và người cho vay sẽ giảm của cải thực
B. cả người đi vay và người cho vay sẽ tăng của cải thực
C. người cho vay sẽ được lợi trong khi người đi vay bị thiệt hại
D. người đi vay sẽ được lợi trong khi người cho vay bị thiệt hại

17
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 18
Câu 1: Khi Mai Phương Thuý, một công dân Việt Nam, mua một áo dạ hội được thiết kế ở Milan,
việc mua hàng này
A. đều là nhập khẩu của Việt Namvà Ý.
B. là xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của Ý.
C. là nhập khẩu của Việt Nam và xuất khẩu của Ý .
D. không phải là xuất khẩu hoặc nhập khẩu của bất kỳ nước nào.
Câu 2: Công ty Đức bán máy chụp hình cho cửa hàng bán lẻ ở Mỹ. Bản thân việc mua bán này
A. không ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng của Mỹ và tăng xuất khẩu ròng của Đức.
B. làm giảm xuất khẩu ròng của Mỹ và tăng xuất khẩu ròng của Đức.
C. làm tăng xuất khẩu ròng của Mỹ và Đức.
D. làm tăng xuất khẩu ròng của Mỹ và giảm xuất khẩu ròng của Đức.
Câu 3: Nếu tỉ giá là 4 đồng tiền Peru/dollar và giá phòng khách sạn ở Lima là 300 đồng tiền Peru,
bạn cần bao nhiêu dollar để có một phòng?
A. 1.200, và điều này làm tăng xuất khẩu ròng của Peru.
B. 75 và điều này làm tăng xuất khẩu ròng của Peru.
C. 1.200 và điều này không ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng của Peru.
D. 75 và điều này không ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng của Peru.
Câu 4: Quy luật một giá nói răng
A. hàng hoá phải bán ở mức giá do pháp luật quy định.
B. hàng hoá phải bán cùng một mức giá ở các nơi.
C. hàng hoá không thể bán ở mức giá cao hơn giá trần hợp pháp.
D. nhà sản xuất trong nước một loại hàng hoá được bảo đảm trợ cấp theo pháp luật.
Câu 5: Giả sử giá tôm ở Cà Mau là $10 và giá tôm cùng loại ở TPHCM là $30. Một người có thể có
lợi nhuận bằng cách
A. mua tôm ở Cà Mau và bán ở TPHCM. Hành động này làm tăng giá tôm ở TPHCM.
B. mua tôm ở Cà Mau và bán ở TPHCM. Hành động này làm giảm giá tôm ở TPHCM.
C. mua tôm ở TPHCM và bán ở Cà Mau. Hành động này làm tăng giá tôm ở TPHCM.
D. mua tôm ở TPHCM và bán ở Cà Mau. Hành động này làm giảm giá tôm ở TPHCM.
Câu 6: Khi ngân hàng trung ương một quốc gia tăng cung tiền,
A. mức giá sẽ tăng và đồng nội tệ tăng giá so với các đồng tiền khác trên thế giới.
B. mức giá sẽ tăng và đồng nội tệ giảm giá so với các đồng tiền khác trên thế giới.
C. mức giá sẽ giảm và đồng nội tệ tăng giá so với các đồng tiền khác trên thế giới.
D. mức giá sẽ giảm và đồng nội tệ giảm giá so với các đồng tiền khác trên thế giới.
Câu 7: Một nhà máy Nhật mua gỗ từ Mỹ và trả bằng yen. Các yếu tố khác không đổi,

18
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

A. xuất khẩu ròng của Nhật tăng, và dòng vốn ra ròng của Mỹ tăng.
B. xuất khẩu ròng của Nhật tăng, và dòng vốn ra ròng của Mỹ giảm.
C. xuất khẩu ròng của Nhật giảm, và dòng vốn ra ròng của Mỹ tăng.
D. xuất khẩu ròng của Nhật giảm, và dòng vốn ra ròng của Mỹ giảm.
Câu 8: Công ty Mỹ mua táo từ New Zealand bằng dolla Mỹ. Công ty New Zealand sau đó dùng tiền
này để mua thiết bị từ công ty Mỹ. Điều nào sau đây tăng?
A. Dòng vốn ra ròng của New Zealand và xuất khẩu ròng của New Zealand
B. chỉ có xuất khẩu ròng của New Zealand
C. chỉ có dòng vốn ra ròng của New Zealand
D. dòng vốn ra ròng của New Zealand và xuất khẩu ròng của New Zealand đều không tăng
Câu 9: Quốc gia Sylvania có GDP là $1.000, đầu tư $200, mua sắm chính phủ là $200, và dòng vốn
ra ròng là âm $100. Điều này có nghĩa là
A. tiêu dùng bằng $700.
B. tiêu dùng bằng $600.
C. tiêu dùng bằng $500.
D. tiết kiệm bằng $300.
Câu 10: Ở Ireland, 1 ly bia có giá 2 đồng Ireland. Ở Úc, 1 ly bia có giá 4 dollar Úc. Nếu tỉ giá là 0,4
đồng Ireland đổi 1 dollar Úc, Tỉ giá hối đoái thực là bao nhiêu?
A. 0,8 ly bia Ireland /ly bia Úc
B. 1,25 ly bia Ireland /ly bia Úc
C. 1,6 ly bia Ireland / ly bia Úc
D. 3,2 ly bia Ireland /ly bia Úc

19
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 19
Câu 1: Trong nền kinh tế mở, thị trường vốn vay cho tiết kiệm quốc gia bằng với
A. đầu tư trong nước.
B. dòng vốn ra ròng.
C. tổng của tiêu dùng quốc gia và mua sắm chính phủ.
D. tổng của đầu tư trong nước và dòng vốn ra ròng.
Câu 2: Lãi suất thực tăng
A. không khuyến khích người ta tiết kiệm và vì vậy làm tăng lượng cầu vốn vay.
B. không khuyến khích người ta tiết kiệm và vì vậy làm giảm lượng cầu vốn vay.
C. khuyến khích người ta tiết kiệm và vì vậy làm tăng lượng cung vốn vay.
D. khuyến khích người ta tiết kiệm và vì vậy làm giảm lượng cung vốn vay.
Câu 3: Khi lãi suất thực Việt Nam giảm, sở hữu tài sản Việt Nam trở nên
A. kém hấp dẫn hơn và vì vậy dòng vốn ra ròng Việt Nam tăng.
B. kém hấp dẫn hơn và vì vậy dòng vốn ra ròng Việt Nam giảm.
C. hấp dẫn hơn và vì vậy dòng vốn ra ròng Việt Nam tăng
D. hấp dẫn hơn và vì vậy dòng vốn ra ròng Việt Nam giảm.
Câu 4: Nếu quốc gia tăng thâm hụt ngân sách
A. cung vốn vay dịch chuyển sang phải.
B. cung vốn vay dịch chuyển sang trái.
C. cầu vốn vay dịch chuyển sang phải.
D. cầu vốn vay dịch chuyển sang trái.
Câu 5: Sử Chile có thặng dư ngân sách, và sau đó bị thâm hụt ngân sách. Hành động này sẽ
A. tăng tiết kiệm quốc gia và dịch chuyển đường cung vốn vay sang trái.
B. tăng tiết kiệm quốc gia và dịch chuyển đường cung vốn vay sang phải.
C. giảm tiết kiệm quốc gia và dịch chuyển đường cung vốn vay sang trái.
D. giảm tiết kiệm quốc gia và dịch chuyển đường cung vốn vay sang phải.
Câu 6: Điều nào sau đầu thường là kết quả của việc tăng thặng dư ngân sách chính phủ?
A. lãi suất tăng
B. nhập khẩu giảm
C. dòng vốn ra ròng giảm
D. đầu tư trong nước giảm
Câu 7: Điều nào sau đây bao gồm danh sách chỉ những việc sẽ tăng khi thâm hụt ngân sách chính
phủ Việt Nam tăng?
A. cung vốn vay Việt Nam, lãi suất Việt Nam, đầu tư trong nước của Việt Nam
B. nhập khẩu của Việt Nam, lãi suất Việt Nam, tỉ giá hối đoái thực của VND
C. lãi suất Việt Nam, tỉ giá hối đoái thực của VND, đầu tư trong nước của Việt Nam
D. tỉ giá hối đoái thực của VND, dòng vốn ra ròng của Việt Nam, xuất khẩu ròng Việt Nam
Câu 8: Giả sử Việt Nam ấn định hạn ngạch nhập khẩu thép. xuất khẩu của Việt Nam
A. tăng, tỉ giá hối đoái thực của VND tăng giá, và dòng vốn ra ròng của Việt Nam tăng.
B. tăng, tỉ giá hối đoái thực của VND giảm giá, và dòng vốn ra ròng của Việt Nam không đổi.

20
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

C. giảm, tỉ giá hối đoái thực của VND tăng giá, và dòng vốn ra ròng của Việt Nam không đổi.
D. giảm, tỉ giá hối đoái thực của VND giảm giá, và dòng vốn ra ròng của Việt Nam giảm.
Câu 9: Khi Mexico bị tháo chạy vốn vào năm 1994, cầu vốn vay của Mỹ
A. và dòng vốn ra ròng của Mỹ tăng.
B. và dòng vốn ra ròng của Mỹ giảm.
C. giảm và dòng vốn ra ròng của Mỹ tăng.
D. tăng và dòng vốn ra ròng của Mỹ giảm.
Câu 10: Điều nào sau đây xảy ra nếu người nước ngoài quyết định rút vốn mà họ cho Việt Nam vay
trong 2 thập kỷ qua?
A. xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ tăng.
B. tiết kiệm của Việt Nam sẽ tăng.
C. đầu tư trong nước của Việt Nam sẽ tăng.
D. nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng.

21
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 20
Câu 1: Năm 2001, Mỹ bị suy thoái. Điều nào sau đây bạn kỳ vọng KHÔNG xảy ra?
A. sa thải lao động
B. tỉ lệ phá sản cao
C. tăng yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp
D. tăng chi tiêu đầu tư
Câu 2: Điều nào sau đây điều chỉnh để cho tổng cung và tổng cầu cân bằng?
A. mức giá
B. lãi suất thực
C. cung tiền
D. công nghệ
Câu 3: Điều nào sau đây KHÔNG bao gồm trong tổng cầu hàng hoá và dịch vụ?
A. mua cổ phiếu và trái phiếu
B. mua dịch vụ như đi khám bệnh
C. mua hàng tư bản như máy móc trong nhà máy
D. người nước ngoài mua hàng tiêu dùng sản xuất trong nước
Câu 4: Tăng giá làm số tiền người dân nắm giữ trở nên
A. có giá hơn, nên người ta tiêu dùng nhiều hơn.
B. có giá hơn, nên người ta tiêu dùng ít hơn.
C. mất giá, nên người ta tiêu dùng nhiều hơn.
D. mất giá, nên người ta tiêu dùng ít hơn.
Câu 5: Đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải nếu di cư từ nước ngoài
A. tăng hoặc quốc hội tăng lương tốit thiểu đáng kể.
B. giảm hoặc quốc hội bãi bỏ mức lương tối
C. tăng hoặc quốc hội bãi bỏ mức lương tối.
D. giảm hoặc quốc hội tăng lương tốit thiểu đáng kể.
Câu 6: Gia tăng mức giá kỳ vọng làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn
A. sang phải, và việc tăng giá thực tế làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải.
B. sang phải, và việc tăng giá thực tế không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
C. sang trái, và việc tăng giá thực tế làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái.
D. sang trái, và việc tăng giá thực tế không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
Câu 7: Tăng lãi suất làm đầu tư
A. tăng và tỉ giá hối đoái tăng giá.
B. giảm và tỉ giá hối đoái giảm giá.
C. tăng và tỉ giá hối đoái giảm giá.
D. giảm và tỉ giá hối đoái tăng giá.
Câu 8: Sụt giảm kinh tế gây ra bởi dịch chuyển tổng cầu làm giá
A. tăng trong ngắn hạn, và giá tăng nhiều hơn trong dài hạn.
B. tăng trong ngắn hạn, và quay lại mức giá ban đầu trong dài hạn.
C. giảm trong ngắn hạn, và giá giảm nhiều hơn trong dài hạn.

22
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

D. giảm trong ngắn hạn, và tăng lại mức giá ban đầu trong dài hạn.
Câu 9: Nhà hoạch định chính sách, người kiểm soát chính sách tài khoá và tiền tệ,muốn bù trừ tác
động đến sản lượng của sụt giảm kinh tế do dịch chuyển tổng cung sẽ sử dụng chính sách dịch
chuyển
A. tổng cung sang phải.
B. tổng cung sang trái.
C. tổng cầu sang phải.
D. tổng cầu sang trái.
Câu 10: Giả sử thời tiết xấu, sụt giảm lượng dầu sẵn có, hoặc tăng chi phí doanh nghiệp tạm thời,
nền kinh tế đạt mức cân bằng ngắn hạn mới. Khi nền kinh tế di chuyển từ điểm cân bằng ngắn
hạn này sang cân bằng dài hạn, giá
A. và sản lượng tăng.
B. và sản lượng giảm.
C. tăng và sản lượng giảm.
D. giảm và sản lượng tăng.

23
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

CHƯƠNG 21
Câu 1: Khi lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc giữ tiền
A. tăng, vì vậy lượng cầu tiền tăng.
B. tăng, vì vậy lượng cầu tiền gỉam.
C. giảm, vì vậy lượng cầu tiền tăng.
D. giảm, vì vậy lượng cầu tiền gỉam.
Câu 2: Theo lý thuyết sở thích thanh khoản, mức tăng giá dịch chuyển
A. đường cầu tiền sang phải vì vậy lãi suất tăng.
B. đường cầu tiền sang phải vì vậy lãi suất giảm.
C. đường cầu tiền sang trái vì vậy lãi suất giảm.
D. đường cầu tiền sang trái vì vậy lãi suất tăng.
Câu 3: Trong dài hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng
A. tổng cầu. Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng tổng cung.
B. tổng cung. Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng tiết kiệm, đầu tư và tăng
trưởng
C. tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng. Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng tổng
cầu.
D. tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng. Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng tổng
cung.
Câu 4: Tác động số nhân là nhân tác động lên
A. cung tiền với mức tăng mua sắm chính phủ cho trước.
B. doanh thu thuế với mức tăng mua sắm chính phủ cho trước.
C. đầu tư với mức tăng lãi suất cho trước.
D. tổng cầu với mức tăng mua sắm chính phủ cho trước.
Câu 5: Chính phủ mua một cây cầu. Chủ doanh nghiệp xây cầu trả cho công nhân. Công nhân tăng
mua sắm. Doanh nghiệp mà có công nhân mua hàng hoá tăng sản lượng. Loại tác động lên chi
tiêu này thể hiện
A. tác động số nhân.
B. tác động lấn át.
C. tác động khuynh hướng tiêu dùng biên.
D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Giả sử có tác động lấn át nhưng không có tác động số nhân hay gia tốc đầu tư, mua sắm
chính phủ tăng $100 tỉ làm dịch chuyển tổng cầu
A. sang phải nhiều hơn $100 tỉ.
B. sang phải ít hơn $100 tỉ.
C. sang trái nhiều hơn $100 tỉ.
D. sang trái ít hơn $100 tỉ.

24
CÂU LẠC BỘ NGHIÊN CỨU KINH TẾ TRẺ - YoRE

Câu 7: Nền kinh tế đang cân bằng dài hạn. Thay đổi công nghệ làm dịch chuyển tổng cung dài hạn
sang phải $60 tỉ. Cùng thời gian, mua sắm chính phủ tăng $30 tỉ. Nếu MPC bằng 0,8 và tác
động lấn át là $60 tỉ, chúng ta kỳ vọng rằng trong dài hạn,
A. cả GDP thực và mức giá đều tăng.
B. cả GDP thực và mức giá đều gỉam.
C. GDP thực tăng nhưng mức giá gỉam.
D. GDP thực tăng nhưng mức giá không thay đổi.
Câu 8: Nếu quốc hội cắt giảm chi tiêu để cân bằng ngân sách, ngân hàng trung ương có thể làm gì
để ngăn chặn thất nghiệp và suy thoái trong khi vẫn giữ được cân bằng
A. tăng cung tiền.
B. giảm cung tiền.
C. tăng thuế.
D. giảm chi tiêu.
Câu 9: Nếu có nhân tố ổn định tự động nhưng không có hành động chủ ý nào của nhà làm chính
sách, chi tiêu chính phủ
A. tăng khi sản lượng tăng.
B. không đổi khi sản lượng tăng.
C. tăng khi sản lượng giảm.
D. Tất cả đều sai.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong ngắn hạn, sản lượng được xác định bởi lượng vốn, lao động và kỹ thuật; lãi suất được điều
chỉnh để cân bằng giữa cung và cầu tiền; và mức giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu vốn
vay.
B. Trong ngắn hạn, sản lượng được xác định bởi lượng vốn, lao động và kỹ thuật; lãi suất được điều
chỉnh để cân bằng giữa cung và cầu vốn vay; và mức giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu
tiền.
C. Trong ngắn hạn, sản lượng phản ứng với tổng cầu hàng hoá và dịch vụ; lãi suất được điều chỉnh
để cân bằng giữa cung và cầu tiền; và mức giá cố định.
D. Trong ngắn hạn, sản lượng phản ứng với tổng cầu hàng hoá và dịch vụ; lãi suất được điều chỉnh
để cân bằng giữa cung và cầu vốn vay; và mức giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu tiền.

25

You might also like