You are on page 1of 6

Chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần đầu tiên về chiến lược

xúc tiến trong bài


học này chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống truyền thông và quảng cáo
Trước hết chúng ta có mục tiêu bài học: qua bài học này các bạn có thể giải thích được ý
nghĩa của hoạt động xúc tiến, liệt kê các công cụ xúc tiến, mô tả hệ thống truyền thông, giải
thích khái niệm quảng cáo cũng như là vai trò của quảng cáo, các bạn cũng có thể liệt kê
được các loại quảng cáo và liệt kệ được các quyết định liên quan đến hoạt động quảng cáo
Nội dung của bài học hôm nay gồm có 3 phần: ở phần thứ nhất chúng ta sẽ tìm hiểu
tổng quan về hoạt động xúc tiến, ở phần thứ hai chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống truyền
thông và cuối cùng là về quảng cáo.
Trước khi vào bài học thì em có một tình huống như sau: Giả sử bạn sản xuất nước hoa
quả tươi đóng chai và thực hiện bán sản phẩm một địa điểm trên phố đi bộ với mức giá 20-
30 nghìn đồng cho một chai 200ml (qua nghiên cứu bạn biết được đây là mức giá KH mục
tiêu của bạn sẵn sàng chi trả)
Nếu chỉ thực hiện như trên bạn nghĩ rằng sản phẩm của bạn có bán chạy và có khả năng
mở rộng kinh doanh không? có biện pháp nào khắc phục để thúc đẩy việc kinh doanh
không?
Trước khi trả lời câu hỏi này ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là xúc tiến?
Xúc tiến là một hoạt động marketing nhằm mục đích thông báo, thuyết phục và khuyến
khích khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Khái niệm tiếp theo mà chúng ta tìm hiểu đó chính là hỗn hợp xúc tiến. Hỗn hợp xúc tiến thì
là một tập hợp của các công cụ xúc tiến mà doanh nghiệm sử dụng nhằm thông báo, thuyết
phục, khuyến khích khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ của mình trong bài học này chúng
ta sẽ tìm hiểu 4 công cụ xúc tiến chính gồm có: Quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ
công chúng, khuyến mại và khuyến mãi.
Quay trở lại ví dụ ở đầu bài học, sau khi mà chúng ta biết được về khái niệm xúc tiến thì
chúng ta có thể nhận thấy rằng là người ta có thể sử dụng các công cụ xúc tiến như là bán
hàng cá nhân này, quảng cáo hay là khuyến mại để khuyến khích khách hàng mua sản
phẩm của mình và khuyến khích khách hàng biết tới cái quầy hàng của mình và sau đấy
chúng ta có thể làm cho thương hiệu nổi bật hơn và có thể mở rộng kinh doanh
Vậy thì nhìn vào sơ đồ trên slide các bạn có thể nhìn thấy được vị trí của xúc tiến trong
chiến lược marketing của doanh nghiệp. trước khi thực hiện bất cứ quyết định nào về xúc
tiến thì tổ chức phải có một mục tiêu rõ ràng và từ đó thì đề ra mục tiêu marketing cũng như
là có những chiến lược marketing khác như là chiến lược marketing sản phẩm định giá và
phân phối chỉ khi có các thông tin về mục tiêu của marketing về các quyết định của sản
phẩm về chiến lược định giá và phân phối thì người làm marketing mới có thể đưa ra các
chiến lược về mặt xúc tiến định hướng tới các khách hàng mục tiêu nhằm đạt được tăng
trưởng trong hiện tại và tương lai.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung tổng quan của hoạt động xúc tiến một trong
những chức năng quan trọng nhất của hoạt động xúc tiến đó chính là việc khiến cho những
khách hàng mục tiêu biết tới thông tin về sản phẩm hay là về dịch vụ của doanh nghiệp và
làm thay đổi hành vi mua hay là sự tìm hiểu của khách hàng về sản phẩm và một trong
những công cụ quan trọng nhất đối với hoạt động xúc tiến đó chính là truyền thông. Nhìn
trên slide thì các bạn có thể nhìn thấy là một sơ đồ về một hệ thống truyền thông điển hình
bao gồm có nguồn truyền thông, phương tiện truyền thông và đối tượng khách hàng. Thông
điệp truyền thông sẽ bắt nguồn từ nguồn truyền thông đi qua các phương tiện truyền thông
để tới đối tượng khách hàng và phản ứng của khách hàng sẽ đi qua chiều ngược lại và
trong quá trình truyền đi thông điệp cũng như là truyền thông tin phản ứng của khách hàng
trở về với nguồn truyền thông thì có thể xảy ra những nhiễu tạp khiến cho thông điệp hay là
thông tin bị bóp méo, bị thay đổi.
Và bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lần lượt từng thành phần của một hệ thông truyền
thông. Đầu tiên đó chính là nguồn truyền thông, nguồn truyền thông có thể là người quản trị
marketing của doanh nghiệp sản xuất, người bán buôn, đại lý hay tất cả những nhóm này
tức là tất cả những người bán, phản ứng của khách hàng đối với thông điệp quảng cáo chịu
ảnh hưởng bởi sự tín nhiệm đối với nguồn tin và chính điều này đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của tính trung thực trong việc thực hiện các thông điệp quảng cáo hay là các thông
điệp truyền thông. Thứ 2 đó chính là thông điệp, người tiếp nhận của thông điệp đó chính là
đối tượng khách hàng mục tiêu, thông điệp thể hiện tiện ích về mặt chức năng của sản
phẩm, về chất lượng, giá cả hay giá trị của sản phẩm và chúng ta có một ví dụ về thông
điệp đó chính là “Nhà vô địch làm từ Milo” của thương hiệu Milo. Yếu tố tiếp theo đó chính là
phương tiện truyền thông, người làm marketing có rất nhiều phương tiện truyền thông có
thể sử dụng chẳng hạn như là tạp chí, truyền hình, các tờ báo giấy, bao bì của sản phẩm
hay là các chương trình khuyến mại ngoài ra có một phương tiện truyền thông rất là hữu
hiệu là chính là sự truyền miệng mặc dù là chính kênh này có thể được kiểm soát bởi người
làm marketing nhưng nó thể hiện sự tín nhiệm rất là cao chẳng hạn như là khi mà mẹ của
tôi nói với tôi là sản phẩm A này dùng rất là tốt thì chắc chắn là tôi sẽ tin mẹ của tôi đúng
không nào? chính vì vậy mà chúng ta có thể nhận thấy rằng là phương tiện truyền thông
bằng cách truyền miệng có hiệu quả tương đối là cao đối với các khách hàng. Và người làm
marketing thì có thể sử dụng nhiều công cụ một lúc và có thể kết hợp các công cụ, phương
tiện này với nhau để có thể tối đa hóa hiệu quả của truyền thông. Một yếu tố tiếp theo của
hệ thông truyền thông đó chính là nhiễu tạp hay là nhiễu, đó là những thông tin gây nhiễu
xâm nhập vào hệ thống truyền thông ở 2 giai đoạn gửi tin và nhận tin. Ở giai đoạn gửi tin
thông điệp do người làm marketing của doanh nghiệp đưa ra có thể không được kiểm đúng
bởi các công ty truyền thông do đó mà thông tin thực được truyền tới đối tượng khách hàng
mục tiêu bị bóp méo, bị thay đổi hay là nó không còn giống với các thông điệp dự định được
đưa ra bởi người làm marketing của doanh nghiệp hay là người làm marketing của đại lý
chẳng hạn. Mặt khác thì ở giai đoạn nhận tin nhiễu tạp cũng có thể xảy ra như là khi mà
người mua hàng sẽ không tập trung để nghe người bán hàng nói hay là sóng trên radio hay
trên TV bị nhiễu hay là các biển quảng cáo thì bị che khuất bởi cây cối chẳng hạn thì đó là
những nhiều tạp có thể xảy ra làm cho các thông điệp truyền thông không được truyền một
cách chính xác tới các đối tượng mục tiêu. Ở chiều ngược lại với thông điệp thì đó chính là
các thông tin về phản ứng của khách hàng mỗi người khách hàng thì sẽ có các cách phản
ứng khác nhau với cùng một thông điệp và với từng thông điệp được thể hiện qua các kênh
khác nhau có thể nhận được phản ứng khác nhau từ khách hàng và kết quả của thông điệp
truyền thông sẽ được thể hiện trong doanh số bán hàng hiện tại hoặc tương lai bằng cách
nghiên cứu, bằng cách tìm hiểu quan sát các phản ứng của khách hàng thì người làm
marketing có thể điều chỉnh thông điệp và lựa chọn các kênh truyền thông khác nhau trong
tương lai để có thể tăng hiệu quả của hệ thống truyền thông

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về hệ thống truyền thông và biết được rằng là thông tin
truyền thông sẽ được truyền từ nguồn truyền thông tới đối tượng khách hàng mục tiêu và
ngược lại phản ứng của khách hàng sẽ được truyền ngược trở lại nguồn truyền thông. Tuy
nhiên trong quá trình truyền đi các thông tin thì có thể xảy ra các nhiều tạp làm giảm hiệu
suất của hệ thống truyền thông và ở phần tiếp theo này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các
công cụ xúc tiến và trước khi mà chúng ta tìm hiểu về các công cụ xúc tiến đầu tiên đó
chính là quảng cáo thì chúng ta hãy nhớ lại rằng trong hệ thống xúc tiến thì chúng ta còn có
bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, khuyến mại và khuyến mãi. Sau đây thì chúng ta
hãy nhìn lên slide và dự đoán xem trong các hoạt động này thì hoạt động nào là hoạt động
quảng cáo (DỪNG KHOẢNG CHỪNG 3s) dĩ nhiên rồi tất cả các hoạt động này đều là
quảng cáo như là quảng cáo ở điểm bán hàng, bốt quảng cáo, quảng cáo trên xe buýt hay
là quảng cáo trên các mạng xã hội như là facebook và youtube. Quảng cáo là phương tiện
mà doanh nghiệp lựa chọn để truyền tải thông điệp tới những người mua tiềm năng mà họ
không cần tiếp xúc trực tiếp có một điểm cần lưu ý đó là trong hoạt động quảng cáo thì
không cần có sự tiếp xúc trực tiếp mục tiêu của quảng cáo chính là xây dựng hình ảnh
thương hiệu khiến cho những khách hàng mục tiêu hay là những đối tượng khách hàng mục
tiêu nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp nhớ tới sản phẩm có một ví dụ rất là hay về
quảng cáo đó chính là clip quảng cáo của điện máy xanh sử dụng từ xanh trong từ “Điện
máy xanh” để làm quảng cáo và họ làm những quảng cáo với những lời hát hết sức là vui
nhộn cùng với một màu xanh hết sức là đặc trung khiến cho khách hàng chỉ cần nghe bài
hát đó hay là nhìn thấy hình ảnh đó là biết ngay là đây là quảng cáo của ĐIỆN MÁY XANH.
Vậy thì quảng cáo có vai trò như thế nào. Đối với doanh nghiệp thì quảng cáo cung cấp kiến
thức cho người tiêu dùng khiến cho họ yêu thích sản phẩm từ đó tạo ra nhu cầu cho sản
phẩm và ngược lại đối với người tiêu dùng thì quảng cáo sẽ giúp cho người tiêu dùng tìm
hiểu những điểm đặc sắc về sản phẩm mà nhà sản xuất đưa ra giúp họ tiết kiệm thời gian
tìm hiểu chẳng hạn như là quảng cáo Maxhair (mắc he) khi mà người tiêu dùng xem quảng
cáo đó là họ biết ngay là sản phẩm này sẽ kích thích mọc tóc ngăn rụng tóc và họ có thể
xem những cái quảng cáo một cách rất là thụ động tức là họ sẽ không phải chủ động tìm
kiếm mà có thể chỉ là nghe qua cái quảng cáo đó thôi và biết tới là thương hiệu này có một
sản phẩm như thế nào có chức năng giúp tôi là kích thích mọc tóc.

Tiếp theo là chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số loại quảng cáo, có các loại quảng cáo như
sau: quảng cáo theo ý niệm, quảng cáo xúc tiến bán hàng, quảng cáo có phản hồi và quảng
cáo hình ảnh doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu quảng cáo theo ý niệm hay còn
gọi là concept advertising, từ concept ở đây là một từ tương đối khó để dịch sang tiếng việt
nhưng mà chúng ta có thể hiểu nôm narawnfg là concept ở đây là một ý tưởng cốt lõi và nó
sẽ xuyên suốt tất cả các sản phẩm quảng cáo như là quảng cáo tờ rơi hay là quảng cáo các
banner trên mạng xã hội chẳng hạn và mục tiêu của quảng cáo theo ý niệm đó chính là tác
động đến thái độ của khách hàng và có hiệu quả về lâu dài tức là quảng cáo theo ý niệm nó
sẽ không ngay lập tức thúc đẩy hành vi mua của một người tiêu dùng hay là của khách
hàng mà nó khiến cho họ biết tới sản phẩm, biết tới thương hiệu, có thiện cảm với thương
hiệu và có thể là sau này thì họ sẽ có ý định mua sản phẩm của thương hiệu hay của doanh
nghiệp đó. Tôi có một ví dụ về quảng cáo theo ý niệm đó chính là quảng cáo của Diana
“Làm điều mình yêu, con gái là bánh bèo vô địch” thì concept ở đây đó chính là những cô
gái trong thế kỉ 21 hiện đại nhưng vẫn nữ tính và duyên dáng. Một loại quảng cáo tiếp theo
đó chính là quảng cáo xúc tiến bán hàng :Promotional Advertising thì khác với cả concept
advertising hay là quảng cáo theo ý niệm thì quảng cáo xúc tiến bán hàng có mục tiêu là tác
động tới hành vi của khách hàng và nó sẽ chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn bởi lẽ là các hoạt
động xúc tiến bán hàng như là khuyến mại, như là tặng quà cho khách hàng chẳng hạn thì
nó sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và nó sẽ tác động ngay lập tức tới
hành vi của khách hàng tức là có thể họ sẽ sau khi nhìn thấy quảng cáo này và sẽ muốn
mua ngay trước khi cái thời điểm, cái thời hạn của cái hoạt động xúc tiến này kết thúc chẳng
hạn như là chương trình shopee supersale rẻ vô địch và chỉ diễn ra trong 3 ngày từ ngày
12-14 tháng 12 và đó chính là một chương trình có thời hạn và khiến cho khách hàng nhanh
chóng quyết định hành vi mua của mình. Loại quảng cáo thứ 3 đó chính là quảng cáo có
phản hồi loại quảng cáo này có mục tiêu đó chính là tạo ra mối quan hệ đối với khách hàng
chính vì vậy mà nó sẽ có hiệu quả trong lâu dài đó chính là việc xây dựng được hình ảnh
của doanh nghiệp nhưng ngược lại thì loại quảng cáo này sẽ khuyến khích khách hàng
phản hồi lại với doanh nghiệp chính vì thế mà kết quả của quảng cáo có thể được đo lường
và qua đó mà chúng ta có thể biết được hiệu quả của quảng cáo đó thì nó có hiệu quả cả
trong ngắn hạn. Một loại quảng cáo có phản hồi như là ví dụ trên slide đó chính là quảng
cáo qua email tức là doanh nghiệp hay chính là các đại lý quảng cáo có thể gửi tới các
khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp những loại quảng cáo như email thường xuyên và
có thể là sẽ nhận được những phản hồi của khách hàng ngay lập tức bằng cách khách hàng
sẽ click vào các sản phẩm mà họ có sự quan tâm hay là click vào để xem tiếp website của
doanh nghiệp. Loại quảng cáo cuối cùng đó chính là quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp
với mục đích là tạo ra, củng cố thái độ tích cực về doanh nghiệp nó sẽ có hiệu quả trong dài
hạn bởi lẽ là chúng ta có thể hiểu rằng là khi doanh nghiệp tạo ra được hình ảnh tích cực
trong lòng công chúng thì các sản phẩm hay là thương hiệu do doanh nghiệp đó đưa ra thì
có thể sẽ được công chúng đón nhận một cách tích cực và có thể là từ việc yêu thích thì họ
sẽ muốn mua sản phẩm từ doanh nghiệp đó nhiều hơn một ví dụ về hình ảnh quảng cáo
của doanh nghiệp đó chính là một chiến dịch quảng cáo của Dove. Qua nghiên cứu thì
người ta lại chỉ ra là chúng ta có thể sẽ luôn luôn đánh giá thấp bản thân mình hơn so với
việc là người khác nhìn nhận vào chính bản thân chúng ta chính vì thế mà Dove đã làm ra
một chiến dịch rất là xúc động, qua thử nghiệm thì các bức tranh vẽ chúng ta bởi các
chuyên gia một mặt là do chúng ta tự mô tả một bức tranh khách thì là do những người
khác mô tả và hình mà chúng ta tự mô tả trong không được đẹp như những người khác mô
tả và chiến dịch này đã khiến cho Dove có được một cái nhìn thiện cảm hơn từ phía người
tiêu dùng và cũng như là họ có thể nhận ra đây là một thương hiệu thực sự quan tâm đến
sự tự tin của con người và khuyến khích con người ta tự tin hơn về bản thân mình.

Cuối cùng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức phát triển và quản lý một chương trình
quảng cáo. Có 5 quyết định quan trọng trong việc phát triển một chương trình quảng cáo : 5
chữ M: chữ M đầu tiên - Mission - sứ mệnh mục tiêu của quảng cáo là gì, chữ M thứ 2 -
Message - Thông điệp nó thể hiện lên lựa chọn thông điệp nào, chữ M thứ 3 - Media -
Phương tiện truyền thông tức là chúng ta nên sử dụng phương tiện truyền thông nào, chữ
M thứ 4 - Money - Tài chính doanh nghiệp sẽ được chi bao nhiêu tiền trong hoạt động
quảng cáo này, cuối cùng Measurement - đo lường - kết quả của quảng cáo sẽ được đánh
giá như thế nào. Ở chữ M đầu tiên này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi: Mục tiêu của quảng cáo
chính là gì? thì mục tiêu có thể là những phản ứng về mặt nhận thức tình cảm hay là hành
vi, về mặt nhận thức tức là người tiêu dùng hay là khách hàng biết đến sản phẩm về mặt
tình cảm có thể là yêu thích hay là ghét sản phẩm đó về hành vi tức là mua sản phẩm đó
hay là từ chối mua sản phẩm. Hoặc mục tiêu quảng cáo để thông báo, thuyết phục hay là
nhắc nhở tức là mục tiêu của quảng cáo là thông báo có thể tăng tác động vào mặt nhận
thức tức là biết đến sản phẩm, về mặt thuyết phục tức là thuyết phục khách hàng hay là đối
tượng khách hàng mục tiêu mua sản phẩm hay là để nhắc nhở tức là quảng cáo này dùng
để nhắc nhở cho người tiêu dùng nhớ là “ À, có một loại sản phẩm như này trên thị trường”.
CHữ M thứ 2 đó chính là thông điệp, trong quá trình này thì người làm quảng cáo sẽ thiết kế
thông điệp, đầu tiên đó chính là tạo ra các thông điệp để đánh giá và lựa chọn ở bước thứ 2
sau khi đã lựa chọn ra được một thông điệp thì người làm quảng cáo sẽ thiết kế thông điệp
đó bằng cách quyết định về các yếu tố định dạng chẳng hạn như là về màu sắc về cỡ chữ
về cách thức thể hiện và chính điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến chi phí của quảng cáo
chẳng hạn như là khi mà chúng ta in ra một quảng cáo bằng giấy chẳng hạn thì càng có
nhiều màu sắc thì chúng ta sẽ phải càng trả nhiều tiền hơn cho tờ giấy quảng cáo đó và
bước cuối cùng chính là đánh giá trách nhiệm xã hội và người làm quảng cáo thì phải chắc
chắn rằng là quảng cáo đó sẽ không xúc phạm đến một nhóm dân tộc thiểu số hay là xúc
phạm tới một nhóm người nào đó trong xã hội đồng thời là nó cũng không vượt qua các tiêu
chuẩn về mặt pháp luật. Chữ M thứ 3 - phương tiện truyền thông ở bước này thì người làm
quảng cáo sẽ lập kế hoạch truyền thông họ sẽ lựa chọn mức độ tiếp cận và tần suất, mức
độ tiếp cận thể hiện độ rộng hay là phạm vi của việc tiếp cận của quảng cáo đó, tức là tôi
tiếp cận được rất nhiều khách hàng mục tiêu hay là chỉ một số lượng nhỏ còn tần suất thì sẽ
thể hiện việc là tôi phát sóng cái quảng cáo này bao nhiêu lần trong một ngày chẳng hạn,
lựa chọn quyết định thứ 2 đó là quảng cáo liên tục hay là quảng cáo ngắt quãng, quảng cáo
ngắt quãng thì có thể dùng để khơi gợi sự tò mò của khách hàng về sản phẩm và họ có thời
gian để tìm hiểu về sản phẩm đó, do đó đến một mùa mà cái sản phẩm đó của doanh
nghiệp có thể sẽ được tiêu thụ nhiều hơn chẳng hạn như là mùa nóng thì sản phẩm điều
hòa tiêu thụ nhiều thì khi mà khách hàng đã biết về sản phẩm đó, tìm hiểu về sản phẩm đó
rồi thì quảng cáo lần thứ 2 này sẽ mang mục đích đó chính là nhắc nhở khách hàng về sản
phẩm của doanh nghiệp và có thể là lúc này khi khách hàng đã có đầy đủ thông tin thì họ sẽ
quyết định mua, một quyết định khác đó chính là quyết định phương tiện truyền thông tập
trung hay là đa dạng chẳng hạn như là tôi có thể lựa chọn càng nhiều phương tiện truyền
thông để phát sóng quảng cáo càng tốt hay là tôi chỉ tập trung vào một số phương tiện nhất
định thôi thì đó là quyết định mà doanh nghiệp phải đưa ra. Các tiêu chí lựa chọn phương
tiện truyền thông bao gồm tiêu chí định tính chẳng hạn như là: xác xuất sự chú ý của khán
giả chẳng hạn như là trong rạp chiếu phim thì khán giả sẽ chú ý vào quảng cáo nhiều hơn là
quảng cáo trên TV bởi vì là ở trên TV thì có thể là thấy quảng cáo thì tôi sẽ chuyển kênh
khác, một số tiêu chí định tính khác như là chất lượng của phương tiện truyền thông, mức
độ bão hòa,... Tiêu chí định lượng thì như là độ phù hợp hay là mức độ tiếp cận.

Chữ M thứ 4 - Money - Tài chính thể hiện là doanh nghiệp có thể chi ra bao nhiêu trong hoạt
động quảng cáo, ngân sách quảng cáo có thể dựa trên chi phí hoặc định hướng dựa theo
hoạt động truyền thông. Dựa theo chi phí tức là khi mà doanh nghiệp sẽ phân bổ một lượng
chi phí nhất định trong hoạt động quảng cáo dựa trên những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
trong hoạt động sản xuất trong hoạt động phân phối và nó sẽ dựa trên một lượng doanh thu
giả định. Loại thứ 2 đó chính là ngân sách quảng cáo dựa trên định hướng truyền thông tức
là nó có thể dựa trên mục tiêu chẳng hạn như là quảng cáo có thể tiếp cận bao nhiêu người
hoặc là dựa trên tác động như là sau khi xem quảng cáo thì có bao nhiêu người mua hàng
hay là có bao nhiêu người mua lại sản phẩm lần thứ 2 lần thứ 3. Và cuối cùng chúng ta có
chữ M - Measurement - tức là đo lượng hiệu quả, mục đích của đánh giá hiệu quả đó chính
là nâng cao hiệu quả của quảng cáo, thuyết phục ban quản lý về tính hữu ích của quảng
cáo trong việc cải thiện khả năng sinh lời và xác định mức chi tiêu trong quảng cáo tối ưu.
Một số công cụ để đo lường hiệu quả quảng cáo: chẳng hạn như là thử nghiệm gợi nhớ,
thang cho điểm, thang đo khuynh hướng mua hàng chẳng hạn như là trong trường hợp này
tôi đưa ra cho khách hàng sản phẩm và xem khách hàng có biết sản phẩm đó là sản phẩm
nào không hay là biết sản phẩm đó có chức năng nào không. Hoặc là chúng ta có thể đo
lường hiệu quả bán hàng bằng cách tìm mối quan hệ giữa số liệu bán hàng trong quá khứ
và chi phí quảng cáo trong thời gian đó qua việc phân tích thì tôi có thể tìm ra được mối
quan hệ giữa quảng cáo và việc mua hàng thực sự của các khách hàng để biết được là
quảng cáo có hiệu quả như thế nào.

You might also like