You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


----- -----

TIỂU LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG
CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Giảng viên hướng dẫn : PSG.TS Mai Thu Hiền


Nhóm thực hiện : 03
Thành viên : Lê Minh Hằng - 1813310042
Trần Khánh Huyền - 1813310071
Nguyễn Minh Phượng - 1813310137
Bùi Thị Quỳnh - 1813310142
Lưu Thị Thủy - 1813310163
Lớp tín chỉ : TCH419 (1.2/2021)BS.1

Hà Nội, tháng 03 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 6
5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG .................................. 7
1.1. Tỷ giá hối đoái......................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái .................................................................................................. 7
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ................................................................................................... 7
1.1.3. Vai trò của đồng USD trong tỷ giá Forex ......................................................................... 8
1.1.4. Vai trờ của tỷ giá hối đoái................................................................................................. 9
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ........................................................................... 10
1.2. Đại dịch COVID -19 ............................................................................................................. 12
1.2.1. Đặc điểm, nguồn gốc đại dịch COVID – 19.................................................................... 12
1.2.2. Diễn biến tình hình đại dịch COVID – 19 trên toàn thế giới .......................................... 12
1.2.3. Những phản ứng của chính phủ để đối phó với đại dịch COVID – 19 ........................... 13
1.2.4. Những tác động và hậu quả của đại dịch ........................................................................ 15
1.3. Thực trạng tác động của Covid đến sự biến động của tỷ giá hối đoái ............................. 17
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 22
2.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................................. 22
2.2. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................................ 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 25
3.1. Thống kê mô tả ..................................................................................................................... 25
3.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................................ 26
3.2.1. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và 4 chỉ số toàn diện ............................. 26
3.2.2. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và các chỉ số ngăn chặn và đóng cửa ... 29
3.2.3. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và các chỉ số trợ cấp kinh tế ................. 30
3.2.4. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và các chỉ số hệ thống sức khỏe ........... 32
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 34
1
4.1. Kết luận ................................................................................................................................. 34
4.2. Gợi ý chính sách ................................................................................................................... 35
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 38

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1: Thang đo chỉ số Phản ứng của chính phủ các nước đối với đại dịch
COVID-19 ................................................................................................................ 14

Hình 2: Thông tin các ca nhiễm mới Covid ở Mỹ và tỉnh Hồ Bắc .......................... 19

Hình 3: Tổng khách hàng hàng không Trung Quốc ................................................ 19

Hình 4: Tỉnh Hồ Bắc và Mỹ: Sự khác biệt giữa FX so với các ca nhiễm mới covid
hàng ngày ................................................................................................................. 19

Hình 5: Mỹ và Châu Âu: Các ca vi rút mới hàng ngày ........................................... 20

Hình 6: Đồng Euro (USD/EUR) và Virus ............................................................... 21

Bảng 1: Thống kê mô tả ........................................................................................... 26

Bảng 2: Ước lượng GMM: Log(tCases) và 4 chỉ số toàn diện ................................ 27

Bảng 3: Ước lượng GMM: Log(tCases), các chỉ số ngăn chặn và đóng cửa .......... 29

Bảng 4: Ước lượng GMM: Log(tCases), các chỉ số phản ứng kinh tế .................... 30

Bảng 5: Ước lượng GMM: Log(tCases), các chỉ số về hệ thống sức khỏe ............. 32

3
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự bùng phát của bệnh dịch coronavirus 2019 (COVID-19) đã gây ra thiệt hại lớn
cho nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực khác nhau của xã hội,
chẳng hạn như hàng không, sản xuất, du lịch và giáo dục. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
ước tính có 309 triệu người thất nghiệp trong quý 2 năm 2020 do COVID-19 và nhiều doanh
nghiệp cũng đã bị ảnh hưởng bởi các chính sách phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ, có
thể kể đến là ngừng hoạt động. GDP toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm 6,7% so với
cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh diễn biến phức tạp đem lại cho nền kinh tế những thiệt hại
khó lường, có thể nói, COVID-19 đã trở thành nguyên nhân chính cho cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu hiện nay.

Thông qua việc tham khảo các tài liệu liên quan, có thể thấy rằng mặc dù nhiều học
giả đã thảo luận về tác động của COVID-19 đối với kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và
xã hội, bao gồm sản xuất công nghiệp, tăng trưởng GDP, tiêu dùng gia đình, việc làm, hoạt
động cung ứng toàn cầu và khả năng đổi mới. Tuy nhiên, dịch bệnh là điều mà không ai có
thể ngờ tới, tác động của COVID-19 đến kinh tế vĩ mô sẽ cần một thời gian để có được cái
nhìn tổng thể, bởi vì các nghiên cứu luôn có một độ trễ nhất định, nhưng đồng thời, những
thay đổi hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng của đại dịch sẽ liên tục ảnh hưởng tới thị
trường tài chính. Hầu hết các nghiên cứu hiện tại về tác động của COVID-19 đối với thị
trường tài chính tập trung vào lợi tức cổ phiếu và tỷ giá hối đoái cũng như giá dầu. Song,
rất ít nghiên cứu đi sâu vào vấn đề liệu COVID-19 có gây ra biến động tỷ giá hối đoái và
tác động của các biện pháp ứng phó khác nhau của chính phủ đối với sự biến động của tỷ
giá hối đoái. Vì vậy, với mong muốn lấp đầy khoảng trống trong các nghiên cứu hiện có,
nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của đại dịch Covid 19 và những phản ứng
của chính phủ đối với sự biến động tỷ giá hối đoái”.

Trong khi hầu hết các nghiên cứu đã nhấn mạnh tác động của COVID-19 đối với
nền kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán, nhóm tập trung đến sự biến động của tỷ
giá hối đoái và tìm cách cung cấp một phân tích đầy đủ hơn về mối liên hệ giữa COVID-

4
19 và sự biến động tỷ giá hối đoái. Đồng thời, nhóm xem xét tác động của các biện pháp
can thiệp của chính phủ được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đối với biến
động tỷ giá hối đoái.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Tỷ giá hối đoái của 10 loại tiền tệ so với đồng USD: EUR/USD; GBP/USD; AUD/USD;
CNY/USD; CHF/USD; JPY/USD; CND/USD; KRW/USD; SGD/USD; VND/USD

+ Số ca lây nhiễm vi-rút Covid 19 theo tháng của 11 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Úc, Singapore, Thụy Sĩ, Việt Nam và khối các nước
EU

+ Các chính sách phản ứng với đại dịch của chính phủ các nước.

- Phạm vi nghiên cứu:

Dữ liệu về các đối tượng nghiên cứu được nhóm lấy theo tháng, trong khoảng thời gian từ
tháng 3/2020 đến tháng 12/2020

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đi vào phân tích những tác động của COVID-19 và các chính sách ứng
phó của chính phủ ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái ở 10 quốc gia trong khoảng
thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020, từ đó chỉ ra:

+ Sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 sẽ làm tăng đáng kể sự biến động tỷ giá hối
đoái

+ Các chính sách khác nhau được các chính phủ áp dụng để đối phó với đại dịch, bao gồm
các chính sách về y tế, kinh tế, xã hội cũng hạn chế sự biến động tỷ giá hối đoái

Từ đó, nghiên cứu giúp đóng góp những thông tin có giá trị và ý nghĩa cho các nhà
hoạch định chính sách và nhà đầu tư tài chính trên khắp thế giới.

5
4. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu các biến từ IMF,
OECD, CEIC, Trade Economics, Investing.com,…

+ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: nhóm đã sử dụng cả phương pháp định tính và
định lượng để phân tích tác động của Covid 19 và những phản ứng của chính phủ đến sự
biến động của tỷ giá hối đoái

5. Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được dự kiến được trình
bày theo 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực trạng


Chương 2: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị chính sách

6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG

1.1. Tỷ giá hối đoái

1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá Forex) là tỷ lệ
trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước
được tính bằng tiền của nước khác hay nói khác đi, là số lượng đơn vị tiền tệ cần
thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
- Trong một cặp tiền tệ, giá trị của một đồng tiền sẽ được thể hiện thông qua quan hệ
với đồng tiền khác.

1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái

Trên thị trường hối đoái, có nhiều loại tỷ giá khác nhau.
 Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
- Tỷ giá chính thức:
Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay,
có kỳ hạn, hoán đổi.
- Tỷ giá thị trường:
Là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.
 Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay (SPOT):
Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận
nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa
các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua
hoặc bán.
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS):
Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải
đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại
thời điểm ký hợp đồng.
7
 Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh
hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực:
Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh
giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá
này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
 Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh
doanh ngoại hối của ngân hàng.
 Ngoài ra còn có 2 loại tỷ giá:
- Tỷ giá hối đoái song phương
Tỷ giá hối đoái song phương (Bilateral Exchange Rate): Là giá của một đồng tiền so
với đồng tiền khác mà chưa đề cập đến lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng
tiền được xem là giảm giá (mất giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại , nếu NEER < 1 thì đồng
tiền được xem là lên giá (được giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại.
- Tỷ giá hối đoái hiệu dụng
Tỷ giá hối đoái hiệu dụng hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương hay là tỷ giá danh
nghĩa hiệu dụng (NEER–Nominal Effective Exchange rate): Thực chất NEER là một chỉ
số chứ không phải là tỷ giá, là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.

1.1.3. Vai trò của đồng USD trong tỷ giá Forex

Đồng USD là đồng tiền mà được sử dụng giao dịch nhiều nhất với khoảng 84.9% giao
dịch có liên quan. EUR đứng thứ hai với khoảng 39.1% và đồng JPY đứng thứ 3 với khoảng
19%. Hầu như những đồng tiền chính được đứng đầu danh sách và giao dịch nhiều nhất.
USD là đồng tiền nằm 1 trong những cặp tiền chính và đóng vào khoảng 75% các giao dịch
nên phải cần lưu ý đến nó.

8
 Đồng USD thường dùng làm đồng tiền niêm yết giá

Điều này cũng có thể ngầm hiểu được rằng USD có giá trị hơn so với những đồng tiền
còn lại. Khi USD làm đồng tiền niêm yết giá. Khi tỷ giá Forex tăng thì cũng đồng nghĩa
USD tăng. Và đồng tiền định giá sẽ giảm và hiểu theo cách khác thì đồng USD được mua
vào nhiều so với những đồng tiền khác.

 Đồng USD đóng vai trò trung tâm trong thị trường forex

Sở dĩ đồng USD được đóng vai trò trung tâm vì Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất
của thế giới. USD là đồng tiền được dự trữ ở trên toàn cầu. Bên cạnh đó thì Mỹ là thị trường
tài chính lớn và có tính thanh khoản cao nhất thế giới. Ngoài ra, một lý do nữa là vì Mỹ có
hệ thống chính trị và hệ thống quân đội ổn định. Đồng thời, USD là đồng tiền trung gian
cho những giao dịch xuyên quốc gia. Ví dụ như: dầu thô khi được định giá bằng USD. Do
vậy khi Mexico muốn mua dầu thô từ Ả Rập thì họ có thể dùng USD để mua. Nếu như
không có USD thì họ phải đổi đồng peso sang đồng USD.

1.1.4. Vai trờ của tỷ giá hối đoái

 Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền:

Tỷ giá là công cụ rất hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ,
giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất
lao động quốc tế...; Từ đó, sẽ giúp tính toán hiệu quả của các giao dịch ngoại thương, các
hoạt động liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài và hiệu quả của các chính sách
kinh tế đối ngoại của Nhà Nước.

 Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu:

Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của
quốc gia đó trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ
được nâng cao. Sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp
cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

 Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế:

9
Khi sức mua nội tệ giảm (tỷ giá hối đoái tăng) làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn, dễ dẫn
đến khả năng lạm phát có thể xảy ra. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ
tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế
nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.

1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Forex là lợi nhuận kiếm được từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Các nhà giao dịch cần
phân tích các số liệu thống kê kinh tế vi mô và vĩ mô, tin tức và các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến báo giá của cặp tiền. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ
giá hối đoái
 Yếu tố lạm phát
Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và
ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.
Với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá
trị nội tệ sẽ tăng.
 Lãi suất chiết khấu

Là một chỉ báo về giá trị tiền trong nước. Đây là lãi suất tính cho ngân hàng trung ương
của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác từ các khoản vay, các tổ chức
này sau đó gửi tiền để cho vay đến khu vực thực. Lãi suất thấp (chi phí vay rẻ) kích thích
tăng trưởng kinh tế. Lãi suất ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư chứng khoán
ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Khi nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì thị trường tài chính nội địa trở nên hấp
dẫn, dòng tiền ngoại tệ đổ vào khiến cung ngoại tệ tăng, dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm còn
giá trị nội tệ sẽ tăng. Tại Hoa Kỳ, lãi suất chiết khấu có ảnh hưởng mạnh nhất đến đồng đô
la Mỹ; lãi suất càng cao thì giá USD càng cao.

 Dự trữ ngoại tệ và vàng.

Đây là một công cụ khác tác động lên tỷ giá hối đoái, bằng cách này ngân hàng trung
ương sẽ có thể điều tiết lượng cung tiền. Dự trữ ngoại hối và vàng có mệnh giá bằng vàng,
ngoại tệ (có lợi cho đồng đô la Mỹ, vì hầu hết các khoản dự trữ được chỉ định trong đó),
10
chứng khoán trái phiếu. Nếu đồng tiền của quốc gia đang giảm giá và nhu cầu ngoại tệ tăng
mạnh, thì ngân hàng trung ương sẽ đáp ứng một phần nhu cầu đó bằng cách bán đô la cho
người dân nhằm loại bỏ thặng dư tiền quốc gia và kiềm chế lạm phát chẳng hạn.

Tóm lại, nếu lượng dự trữ ngoại tệ và vàng của quốc gia giảm thì có thể đồng tiền quốc
gia của nước này sẽ sớm giảm giá (nếu ngân hàng trung ương không thể ngăn chặn sự tăng
trưởng của lạm phát).

 Thu nhập

Thu nhập của mỗi quốc giá sẽ tác động đáng kể từ trực tiếp đến gián tiếp tỷ giá hối đoái.

+ Tác động trực tiếp: là thu nhập của quốc gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn
dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng

+ Tác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho
tỷ lệ lạm phát cao, thông qua yếu tố lạm phát như đã phân tích trên làm tỷ giá tăng

Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến việc giảm tỷ
giá hối đoái

 Trao đổi thương mại

Yếu tố thương mại sẽ bao gồm 2 khía cạnh chính:

+ Tình hình tăng trưởng kinh tế: Nếu tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc
độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng và khiến cho giá trị đồng
nội tệ tăng dẫn đến việc giảm tỷ giá. Còn tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất
khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.

+ Cán cân thanh toán: cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm
khiến tỷ giá hối đoái tăng. Còn cán cân thanh toán nội địa cao thì nội tệ tăng và ngoại tệ
giảm sẽ khiến cho tỷ giá giảm.

 Mức độ ổn định chính trị và hiệu quả kinh tế

Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn muốn đầu tư vào những quốc gia có nền chính trị
ổn định với nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ. Một đất nước có những đặc điểm này sẽ thu
11
hút được nhiều đầu tư hơn so với các nước có rủi ro chính trị và kinh tế cao hơn. Từ đó làm
cho đồng nội tệ trở nên có giá hơn. Ví dụ, bất ổn chính trị có thể làm giảm niềm tin của nhà
đầu tư dành cho một đồng tiền và họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các nước ổn
định hơn.

1.2. Đại dịch COVID -19

1.2.1. Đặc điểm, nguồn gốc đại dịch COVID – 19

Virus Corona mới (Covid-19, SARS CoV-2) là một dạng mới của Coronavirus gây
nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng hô hấp. Virus này là một loại Coronavirus khác
với loại gây ra SARS hoặc MERS. Nó cũng khác với loại Coronavirus gây nhiễm trùng
theo mùa ở Hoa Kỳ.

Đại dịch Covid - 19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 11-2019, sau
đó đã nhanh chóng lan ra toàn cầu; cho đến nay (14-9) đã lan ra hơn 210 nước và vùng lãnh
thổ trên khắp các châu lục, với gần 30 triệu người lây nhiễm và gần một triệu người tử
vong. Cho đến nay, nhân loại vẫn đang còn nhiều điều chưa hiểu hết về đại dịch này, tuy
nhiên có thể khái quát một số đặc điểm của đại dịch này như sau:

- Chưa rõ nguồn gốc của virus Covid -19; xuất hiện những biến thể mới.

- Chưa xác định được đầy đủ con đường lây lan.

- Chưa xác định được đầy đủ cơ chế gây bệnh.

- Chưa có vacxin và thuốc đặc hiệu để phòng ngừa và chữa trị.

- Tốc độ lây lan rất nhanh; lây cả khi chưa phát bệnh.

- Giải pháp phòng chống cơ bản là phát hiện, khoanh vùng và cách ly; cùng với các phương
pháp điều trị triệu chứng, hỗ trợ thể lực…

1.2.2. Diễn biến tình hình đại dịch COVID – 19 trên toàn thế giới

Tính đến 13/11, thế giới ghi nhận gần 52.5 triệu ca mắc COVID-19, gần 1,3 triệu ca
tử vong tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng 2 tuần đầu tháng 11/2020, thế giới ghi
nhận 6.5 triệu ca nhiễm mới và trên 95 nghìn ca tử vong.
12
Một số quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 như: Mỹ
với hơn 247 nghìn ca tử vong trong tổng số hơn 10,7 triệu ca nhiễm; Ấn Độ ghi nhận gần
8,7 triệu ca nhiễm, hơn 128 nghìn ca tử vong; Brazil với hơn 5,7 triệu ca nhiễm, hơn 163
nghìn ca tử vong). Đáng chú ý, châu Âu sắp bước vào mùa đông, hiện đang là tâm dịch của
COVID-19 với tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát với một số nước có trên 1 triệu ca nhiễm
như Pháp, Tây Ban Nha, Anh… Nhiều nước trong khu vực đã siết chặt hơn nữa quy định
ngăn dịch bệnh lây lan: Bồ Đào Nha ban bố tình trạng khẩn cấp, áp đặt lệnh giới nghiêm;
Hy Lạp thông báo đóng cửa toàn quốc trong 3 tuần để ngăn chặn tình trạng tái bùng phát;
Italy thực thi lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ ngày 5/11-3/12.

Châu Âu hiện đứng trước bờ vực khủng hoảng y tế nghiêm trọng khi công suất chăm
sóc và điều trị tại các bệnh viện chuẩn bị đạt đến cực hạn, nhân viên y tế phải đối mặt với
tình thế khó khăn trong việc điều trị giữa các bệnh nhân.

Khu vực Đông Nam Á ghi nhận số ca mắc tăng cao tại Singapore, Indonesia, Hàn
Quốc và Philippines, đặc biệt khi một số quốc gia nới lỏng các biện pháp cách ly, giãn cách
xã hội và mở cửa trở lại để phát triển kinh tế.

Tại Việt Nam ghi nhận 1.253 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 596 trường
hợp nhập cảnh từ nước ngoài. Nước ta có 72 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-
19 trong cộng đồng.

1.2.3. Những phản ứng của chính phủ để đối phó với đại dịch COVID – 19

OxCGRT thu thập thông tin công khai về 17 chỉ số phản ứng của chính phủ, phân
loại thành 3 nhóm chính sách:

- Nhóm chính sách ngăn chặn và đóng cửa, bao gồm:

+ Đóng cửa trường học/nơi làm việc

+ Hủy bỏ các sự kiện công cộng

+ Hạn chế tụ tập đông người

+ Dừng hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng

13
+ Yêu cầu cách li tại nhà

+ Kiểm soát việc di chuyển trong nước và quốc tế

- Nhóm chính sách kinh tế, bao gồm:

+ Trợ cấp thu nhập

+ Xóa/ dãn nợ cho các hộ gia đình

- Nhóm chính sách về hệ thống y tế, bao gồm

+ Yêu cầu khai báo y tế

+ Chính sách xét nghiệm trường hợp nghi lây nhiễm

+ Theo dõi tiếp xúc

+ Sử dụng khẩu trang để giảm lây nhiễm trong cộng đồng

+ Nghiên cứu vắc-xin

Hình 1: Thang đo chỉ số Phản ứng của chính phủ các nước đối với đại dịch COVID-19

14
1.2.4. Những tác động và hậu quả của đại dịch

- Đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động tới tất cả các lĩnh vực: Cho đến nay,
hầu hết các quốc gia trên thế giới bị cuốn vào đại dịch, với một nửa nhân loại bị liên
quan
- Đại dịch Covid - 19 đưa đến và kéo theo sự “tam trùng” của ba cuộc khủng hoảng
liên đới với nhau, đó là: cuộc khủng hoảng về y tế, cuộc khủng hoảng - suy thoái về
kinh tế, và cuộc khủng hoảng về xã hội. Cuộc khủng hoảng về y tế, sự lây lan nhanh
chóng của đại dịch, buộc các quốc gia phải thực hiện các các giải pháp khẩn cấp
cách ly xã hội trên diện rộng và giữa các quốc gia, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng
trên toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia, làn cho hệ thống sản xuất, kinh doanh,
lưu thông hàng hóa “bị đột ngột đừng lại”- tác nhân chủ yếu gây nên khủng hoảng
và suy thoái kinh tế. Nền sản xuất và lưu thông bị dừng lại, đình đốn đã kéo theo
một loạt những vấn đề xã hội: tình trạng mất việc làm của hàng chục triệu lao động
trong hầu hết các lĩnh vực ở mỗi nước, thu nhập bị giảm sút hoặc không còn thu
nhập; an sinh xã hội đứng trước thách thức rất lớn; các lĩnh vực xã hội khác cũng rơi
vào đình đốn, trì trệ; mâu thuẫn, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội tăng lên.
- Đại dịch Covid - 19 tác động lên toàn cầu, nhưng các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất lại đa số là những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong các
chuỗi giá trị toàn cầu, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý (đều
nằm trong top 10), kế đó là Hàn Quốc, Iran, Ấn Độ và Braxin... Các nước này chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong GDP toàn cầu, đồng thời cũng là những nước chiếm và chi
phối các chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều nhất. Vì vậy tác động nặng nề của đại dịch
Covid - 19 tại các nước này, nhất là Trung Quốc, có sự “lan tỏa” lớn nhất đối với
nền kinh tế thế giới, sự suy giảm của các nước này sẽ lan truyền tới chuỗi cung ứng
ở hầu hết các quốc gia, “khi những nền kinh tế này hắt hơi, phần còn lại của thế giới
sẽ bị cảm lạnh” (ví dụ về sự phụ thuộc của thế giới vào chuỗi cung ứng của Trung
Quốc ở biểu đồ sau)
- Giãn cách xã hội do COVID-19 gây ra cũng có những tác động sâu sắc đến kinh tế
- xã hội

15
 Về kinh tế:

Không phải bắt đầu từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, hay bất động sản như các
cuộc khủng hoảng trước đây. Cuộc khủng hoảng - suy thoái kinh tế do đại dịch Covid - 19
gây ra lại bắt nguồn từ các giải pháp phòng chống dịch “phi y tế”, như đóng cửa biên giới,
phong tỏa xã hội, cách ly xã hội, giãn cách xã hội; ngừng các hoạt động giao thông công
cộng, du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống…Chính các giải pháp bắt buộc đó đã
“bóp nghẹt” nền kinh tế, sẽ “giết chết” nền kinh tế thế giới, nếu không không chế được dịch
và dịch còn kéo dài.

Việc các quốc gia liên tiếp áp dụng các biện pháp như hạn chế đi lại và hạn chế di
chuyển trong dân chúng đã làm cho nền kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm. Theo số
liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khối lượng hàng hóa dịch vụ
thương mại trong quý đầu tiên của năm 2020 đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước
tính sơ bộ về thương mại toàn cầu trong quý II năm 2020 cho thấy dịch bệnh và các biện
pháp phong tỏa liên quan đã ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân số thế giới, với giao
thương toàn cầu còn giảm 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Do khối lượng thương mại
toàn cầu giảm mạnh, có thể thấy trước rằng dòng vốn quốc tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng,
điều này sẽ làm tăng đáng kể sự biến động tỷ giá hối đoái. Với việc giảm dòng vốn toàn
cầu, các định chế tài chính đang dự đoán rủi ro có xu hướng tăng lên do nhu cầu tài sản tài
chính quốc tế không cân bằng, khiến các nhà đầu tư thay đổi chiến lược nắm giữ tiền tệ, từ
đó tác động đến những biến động tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, đối với thị trường chứng khoán cũng như ngoại hối, với việc thực hiện
các can thiệp bằng chính sách của chính phủ, tính thanh khoản của thị trường có thể được
cải thiện một cách hiệu quả.

 Về xã hội:

Giãn cách xã hội do COVID-19 gây ra cũng có những tác động sâu sắc đến xã hội.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng COVID-19 có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường
lao động và các yếu tố khác như học tập, tuổi tác, và tình trạng nhập cư với những ảnh
hưởng khác nhau. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu cho thấy COVID-19 không ảnh hưởng
16
đến sức khỏe thể chất, nhưng bên cạnh đó có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và
tình trạng hạnh phúc của nhiều người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng COVID-19 làm
mất cân bằng giới tính và dấy lên nạn phân biệt chủng tộc, trong khi những nghiên cứu khác
chỉ ra rằng COVID-19 có thể có tác động tích cực nhất định đến môi trường và chất lượng
không khí.

1.3. Thực trạng tác động của Covid đến sự biến động của tỷ giá hối đoái

Diễn biến phức tạp của COVID-19 đã có những tác động tới sự biến động của tỷ
giá. Các quốc gia có số ca nhiễm vi rút mới tăng mạnh hàng ngày thường chứng kiến sự
suy yếu của đồng tiền. Bên cạnh đó, khi các quốc gia có những biện pháp ngăn chặn sự lây
lan của vi rút, điều này thường tạo tiền đề cho sự tăng giá của đồng tiền.

Theo các nguyên tắc cơ bản, ảnh hưởng của Covid 19 trên thị trường tiền tệ là do sự
kỳ vọng tương đối về tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh
và ổn định thường có khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và dòng vốn này là một
động lực quan trọng để xác định tỷ giá hối đoái. Khi virus lần đầu tiên tấn công một quốc
gia hoặc khu vực, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế ở nước đó sẽ bị giảm đi do tâm lý e ngại
rằng các hoạt động của nền kinh tế có thể bị đóng cửa dẫn đến trì trệ. Ngược lại, khi một
quốc gia đã kiểm soát vi rút tốt hơn và các ca lây nhiễm mới giảm đi, thì sự lạc quan về
việc nền kinh tế mở cửa trở lại đã kiểm soát câu chuyện thị trường. Để minh họa phân tích
này, chúng ta sẽ bắt đầu với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Đồng nhân dân tệ và tỷ giá USD/CNY

Virus này bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu năm 2020. Thành phố Vũ Hán và tỉnh
Hồ Bắc gần như đóng cửa hoàn toàn trong một tháng, việc đi lại bằng đường hàng không
trong nước và quốc tế đều bị hạn chế rất nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi kỳ vọng về tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc giảm trong khi Mỹ vẫn không bị ảnh hưởng bởi virus (Hình 2).

17
Hình 2: Thông tin các ca nhiễm mới Covid ở Mỹ và tỉnh Hồ Bắc

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu trong giai đoạn đầu của đại dịch cho đến
cuối tháng Năm. Tuy nhiên, từ tháng 6 trở đi, rõ ràng là Trung Quốc đã đạt được tiến bộ
trong việc kiểm soát sự lây lan của vi rút. Nền kinh tế đã trở lại mạnh mẽ, điều này có thể
được quan sát thấy trong biểu đồ thống kê việc đi lại bằng đường hàng không trong nước
(Hình 3). Đồng thời, vào mùa hè năm 2020, khi Trung Quốc đang trải qua sự phục hồi kinh
tế thì kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ lại bị ảnh hưởng bởi làn sóng thứ hai của Covid
19 khi nó lây lan qua Sun Belt. Việc vi rút vẫn đang được kiểm soát khá tốt ở Trung Quốc
và đang có dấu hiệu lây lan mạnh mẽ ở Mỹ (Hình 2) là một phần lý do tại sao đồng nhân
dân tệ của Trung Quốc tăng giá mạnh trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9. Đồng tiền Trung
Quốc tăng từ 7.16 nhân dân tệ so với đô la Mỹ vào cuối tháng 5 lên 6.75 nhân dân tệ so với
đô la Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2020, tăng khoảng 6% (Hình 4)

18
Hình 3: Tổng khách hàng hàng không Trung Quốc

Hình 4: Tỉnh Hồ Bắc và Mỹ: Sự khác biệt giữa FX so với các ca nhiễm mới covid hàng ngày

19
Đồng Euro và tỷ giá EUR/USD

Hình 5: Mỹ và Châu Âu: Các ca vi rút mới hàng ngày

Đối với đồng euro, trong giai đoạn đầu đại dịch bùng phát, đồng Euro yếu hơn so
với USD. Châu Âu, đặc biệt là Ý, đã bị ảnh hưởng nặng nề trước khi virus lây lan đến
Mỹ. Sau đó, từ mức thấp vào ngày 20 tháng 3, đồng euro đã tăng hơn 10% cho đến cuối
tháng 8 so với đô la Mỹ (Hình 6). Tuy nhiên, đà tăng của đồng Euro đã bị dừng lại dù không
có một thông báo chính sách hoặc bất kỳ công bố dữ liệu kinh tế mới nào. Nguyên nhân
của sự chững lại này là do làn sóng vi-rút tiếp tục bùng phát mạnh mẽ tại Tây Ban Nha và
Pháp - các quốc được cho là sẽ chịu tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế.

20
Hình 6: Đồng Euro (USD/EUR) và Virus

21
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các tài liệu về sự biến động tỷ giá hối đoái và dịch bệnh (Gabaix và Farhi,
2015; Kočenda và Moravcová, 2019; Noy và Vu, 2010; Oseni, 2016), nhóm sử dụng dữ
liệu bảng từ 10 quốc gia để phân tích thực nghiệm. Để giải quyết vấn đề nội sinh tiềm ẩn,
nhóm sử dụng hồi quy GMM hệ thống, đó là:

ERi,t = αERi,t−1 + β1Log(tCasesi,t) + β2Xit + β ′ X + µi + ηt + εit (1)

Đối với biến phụ thuộc ERi,t, nhóm sử dụng log của tỷ lệ lợi tức để đo lường sự biến
động của tỷ giá hối đoái, sao cho sự gia tăng của ERi,t biểu thị sự giảm giá của đồng tiền
định giá; ERi,t-1 đại diện cho biến phụ thuộc trễ một khoảng thời gian; Log(tCasesi,t) đại
diện cho logarit của các ca nhiễm được xác nhận theo tháng tại 10 quốc gia quan sát; Xit
tương đương với một tập hợp các biến giải thích thể hiện mức độ can thiệp của chính phủ;
X tương ứng với một tập hợp các biến giải thích khác; µi là hiệu ứng cố định cấp quốc gia;
ηt là hiệu ứng theo thời gian cụ thể; ε nó là một thuật ngữ lỗi; i và t lần lượt chỉ các quốc
gia và khoảng thời gian.

Nhóm ước tính rằng phương trình (1) như một phương trình động điển hình có thể
giải quyết các vấn đề về tính đồng nhất của phương trình và các biến phụ thuộc bị thiếu
thông qua mô hình mô men tổng quát (GMM). Uớc tính hồi quy GMM chứa hai loại phương
pháp: ước tính chênh lệch GMM và ước tính hệ thống GMM. So với các GMM khác, ưu
điểm của GMM hệ thống (SGMM) là nâng cao hiệu quả ước lượng và có thể ước lượng hệ
số của các biến không thay đổi theo thời gian và giúp giải quyết vấn đề nội sinh. Do đó,
nhóm đã chọn GMM hệ thống (SGMM) làm mô hình hồi quy.

22
2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Đầu tiên, nhóm tiến hành thu thập dữ liệu tỷ giá hối đoái song phương của 10 quốc
gia theo tháng từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2020 thông qua cơ sở dữ liệu Investing.com.
Tiếp theo, nhóm tính toán tỷ giá hối đoái song phương của mỗi quốc gia và chuyển đổi nó
thành tỷ lệ phần trăm thu nhập trung bình hàng tháng (ERi,t) được xác định như sau: ERi,t =
ln(Si,t /Si, t-1) ∗ 100%, trong đó Si,t là tỷ giá hối đoái song phương trung bình hàng tháng tại
thời điểm t. Một thay đổi tiêu cực của ERi,t cho thấy sự tăng giá của đồng tiền đã chọn.
Lấy đồng Yên Nhật làm ví dụ, khi ERi,t giảm có nghĩa là lượng Yên cần thiết để mua một
đơn vị đô la Mỹ đã giảm, cho thấy đồng yên tăng giá so với đô la Mỹ.

Sau đó, nhóm thu thập dữ liệu về các ca nhiễm COVID - 19 được xác nhận theo
tháng cho 11 quốc gia quan sát từ https://ourworldindata.org/. Số ca nhiễm COVID – 19
được xác nhận đã tăng lên theo cấp số nhân. Trong một số trường hợp, số ca nhiễm được
xác nhận ở một số quốc gia trong một khoảng thời gian là 0, do đó, nếu số trường hợp được
xác nhận bằng 0 thì nhóm thay bằng số 1 sau đó tiến hành lấy logarit của các trường hợp
được xác nhận trung bình theo tháng ở 10 quốc gia quan sát làm biến giải thích (biến
Log(tCases)), điều này cũng góp phần loại bỏ phương sai thay đổi và tránh hồi quy giả
(Wooldridge, 2016).

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ phản ứng của chính phủ và sự biến động tỷ
giá hối đoái, nhóm thu thập các chỉ số phân loại và chỉ số toàn diện của 10 quốc gia quan
sát thông qua Công cụ theo dõi phản ứng của Chính phủ với COVID19 do Oxford ban hành
(OxCGRT) từ website https://ourworldindata.org/. OxCGRT tóm tắt các biện pháp phòng
chống dịch bệnh do các chính phủ thực hiện và chia chúng thành ba khía cạnh: ngăn chặn
và đóng cửa, phản ứng kinh tế và hệ thống y tế. Cụ thể, các biện pháp ngăn chặn và đóng
cửa trường học (C1), đóng cửa nơi làm việc (C2), hủy bỏ các sự kiện công khai (C3), hạn
chế về quy mô tập trung (C4), tạm ngừng hoạt động giao thông công cộng (C5), yêu cầu
cách ly tại nhà (C6), hạn chế di chuyển nội bộ (C7) và hạn chế đi lại quốc tế (C8). Mục
phản ứng kinh tế bao gồm bốn chỉ số: hỗ trợ thu nhập (E1), giảm nợ/giãn nợ cho các hộ gia
đình (E2), các chính sách tài khóa (E3) và hỗ trợ quốc tế (E4). Mục cuối cùng là hệ thống
y tế, bao gồm chiến dịch như công khai thông tin (H1), chính sách xét nghiệm (H2), truy
23
vết (H3), đầu tư khẩn cấp cho chăm sóc sức khỏe (H4) và đầu tư vào vắc xin COVID-19
(H5).

Đối với các chỉ số toàn diện bao gồm chỉ số yêu cầu nghiêm ngặt (SI), chỉ số ngăn
chặn và sức khỏe (CH), chỉ số hỗ trợ kinh tế (ES) và chỉ số phản ứng tổng thể của chính
phủ (GR), tất cả các chỉ số đều là trung bình đơn giản của các chỉ số thành phần riêng lẻ.
Ví dụ, SI bao gồm tổng cộng chín chỉ số phản ứng, chứa tất cả các chỉ số thuộc Danh mục
ngăn chặn và đóng cửa và chỉ số H1, thuộc danh mục Hệ thống y tế. Điểm số nằm trong
khoảng từ 0 đến 100, và điểm càng cao thì phản ứng của chính phủ đối với đại dịch COVID-
19 càng nghiêm ngặt. Từ những giải thích ở trên về các chỉ số khác nhau rằng việc đo lường
sự can thiệp của chính phủ ở đây bao gồm các biện pháp cụ thể khác nhau và cũng giúp đo
lường về tác động của sự can thiệp của chính phủ vào sự biến động tỷ giá hối đoái sâu sắc
hơn thông qua bốn chỉ số toàn diện tập trung vào các khía cạnh khác nhau.

Đối với các biến kiểm soát, nhóm lựa chọn lãi suất (Lãi suất), logarit của dự trữ
ngoại hối (Log (FER)) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của mỗi quốc gia, dữ liệu cho các biến
lần lượt được lấy từ OECD, IMF và CEIC. Các biến kiểm soát được chọn ở trên có tác động
đến thị trường tiền tệ của một quốc gia theo Andersen et al. (2003) và Fatum et al. (2012).

24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thống kê mô tả

Bảng 1 trình bày mô tả thống kê của các biến được sử dụng trong nghiên cứu: logarit
của các trường hợp COVID19 được xác nhận theo tháng (Log(tCases)) và biến động tỷ giá
hối đoái (ERi,t). Các biến còn lại tương ứng với bốn chỉ số toàn diện và 17 thước đo cụ thể
về các biến kiểm soát và phản ứng của chính phủ.

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

ERt 100 .0074849 .0196278 -.05932 .0592955

LogtCases 100 6.236365 .3905495 5.537789 6.92571

SI 100 57.67362 13.93864 27.77667 88.814

GR 100 57.15161 9.972227 31.65968 75.11516

CH 100 56.88159 10.51841 30.53935 76.91613

ES 100 59.04476 28.52059 0 100

rate 100 .0059121 .0110365 -.0078 .0422

CPI 100 .0063166 .0124758 -.01325 .0487

LogFER 100 5.467558 .5824444 4.479938 6.507387

C1 100 1.778269 .8929199 0 3

C2 100 1.876914 .7151846 0 3

C3 100 1.647172 .4989354 0 2

C4 100 2.867495 1.300718 0 4

C5 100 .4909032 .6447929 0 2

C6 100 1.050882 .8075094 0 3

C7 100 1.152054 .7388675 0 2

C8 100 2.97186 .8178458 0 4

E1 100 1.407215 .6016903 0 2

25
E2 100 1.091043 .7863523 0 2

LogE3 100 3.280073 4.209922 0 10.69683

LogE4 100 1.743048 2.904128 0 10.44558

H1 100 1.998387 .0115765 1.903226 2

H2 100 2.25928 .7121631 1 3

H3 100 1.731516 .4740661 0 2

LogH4 100 1.654303 3.116443 -3.477121 9.328825

LogH5 100 1.163635 2.616209 0 8.705919


Bảng 1: Thống kê mô tả

Từ bảng trên có thể thấy đối với tất cả các quốc gia quan sát, giá trị trung bình của
biến động tỷ giá là 0.0075, độ lệch chuẩn là 1.96% và tối đa là 5.93%, ngụ ý rằng có sự
khác biệt không lớn về biến động tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia quan sát vì các quốc gia
quan sát mà nhóm chọn đều là những quốc gia phát triển và có mức độ tương quan cao.
Đối với các chỉ số toàn diện, giá trị trung bình của ES là 59.0448 và độ lệch chuẩn là
28.5306, cho thấy rằng có sự khác biệt lớn về bồi thường kinh tế mà các chính phủ đã đầu
tư vào đại dịch, có thể do sự chênh lệch về quy mô nền kinh tế và mức độ nghiêm trọng của
đại dịch của mỗi quốc gia. Bằng cách so sánh các giá trị trung bình của ST, GR, CH và
EC, nhóm nhận thấy rằng giá trị trung bình của CH nhỏ hơn ba chỉ số còn lại, ngụ ý rằng
các chính sách phản ứng của chính phủ được thực hiện bởi các quốc gia trên vẫn chưa tập
trung vào các biện pháp ngăn chặn và đóng cửa và duy trì của hệ thống y tế. Điều này có
thể là do những nước phát triển chiếm đa số quan sát của nhóm và vẫn còn chủ quan trong
việc đầu tư vào y tế để phòng chống dịch bệnh.

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và 4 chỉ số toàn diện

Nhóm xem xét liệu rằng sự bùng nổ của Covid và những chính sách của chính phủ
để đối phó với đại dịch có ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Bảng 2 trình

26
bày kết quả ước lượng GMM của biến Log(tCases) và bốn chỉ số toàn diện. Cột 1–4 trình
bày ST, GR, CH và ES.

Điều kiện của việc sử dụng GMM hệ thống để ước lượng là không có tự tương quan
trong thuật ngữ nhiễu εit. Kiểm định Arellano và Bond của tự tương quan bậc hai không
bác bỏ giả thuyết H0 trong tất cả các phương trình, cho thấy rằng các kết quả từ các ước
lượng SGMM là nhất quán. Là một kiểm tra sự tự tương quan và ràng buộc quá mức, kết
quả p – value của kiểm định của Sargan Test càng tiến về 1 thì mô hình sẽ càng chứng minh
tính hợp lệ của các biến.

Biến (1) (2) (3) (4)


L.ERt 0.4422*** 0.3076*** 0.3214*** 0.1312
Log(tCases) 0.5244*** 1.2358016*** 1.1346095*** 0.0384*
SI -0.0004*
GR 0.0018**
CH 0.0009**
ES -0.0004**
Rate -0.9809 -0.4354** -1.7543*** -1.0405
CPI 0.5870* 0.0748*** 0.5185 1.6521**
Log(FER) 0.0037*** 0.0201*** 0.0188** 0.0025
Constant -0.0663*** -0.0498*** -0.0610*** -0.2599***
Obs 80 60 60 60
AR(1) 0.074 0.01 0.021 0.001
(p-value)
AR(2) 0.399 0.435 0.383 0.255
(p-value)
Sargan 0.654 0.868 0.758 0.598
(p-value)
Mức ý nghĩa *: 10% **: 5% ***: 1%
Bảng 2: Ước lượng GMM: Log(tCases) và 4 chỉ số toàn diện

Giá trị ước lượng tham số trong Bảng 2 cho thấy sự gia tăng tỷ lệ các trường hợp
được xác nhận nhiễm covid theo tháng đã tác động cùng chiều đến sự biến động tỷ giá hối
đoái. Ví dụ, trong cột (1) hệ số hồi quy của các trường hợp được xác nhận mỗi tháng một

27
lần là 0.5244, có nghĩa là khi các ca nhiễm được xác nhận theo tháng tăng 1%, thì chênh
lệch tỷ giá hối đoái tăng 0.5244%. Kết quả hồi quy trong cột (1) - (4) đều xác nhận rằng
sự không ổn định do COVID-19 gây ra đã thực sự khiến sự biến động tỷ giá hối đoái tăng
một cách đáng kể. Phát hiện này tương tự với phát hiện của Sharif et al. (2020), người đã
phát hiện ra rằng sự gia tăng số lượng các trường hợp nhiễm Covid làm tăng sự biến động
trên thị trường tài chính Hoa Kỳ. Obstfeld và cộng sự. (1996) chỉ ra rằng sự không ổn định
của các chính sách kinh tế sẽ khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh kỳ vọng của họ đối với
các chính sách và nền kinh tế, từ đó dẫn đến biến động tỷ giá hối đoái.

Khi biến phụ thuộc trễ và biến đại dịch COVID-19 được kiểm soát, nhóm thấy rằng
biến SI là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, nghĩa là khi chính phủ áp dụng
các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn thì sẽ giảm thiểu được số ca nhiễm, từ đó hạn
chế biến động tỷ giá hối đoái. Tương tự, các biến GR và CH đều âm, cho thấy chỉ số phản
ứng của chính phủ và chỉ số ngăn chặn và sức khỏe nói chung có thể ngăn chặn sự biến
động tỷ giá hối đoái. Trung bình, việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội có thể làm
giảm tỷ lệ mắc COVID-19 ở mức 13% (Islam và cộng sự, 2020). Do đó, việc thực hiện các
biện pháp ứng phó với đại dịch của chính phủ sẽ phát một tín hiệu mạnh mẽ đến thị trường
và nhà đầu tư rằng chính phủ có khả năng kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, làm tăng
niềm tin của nhà đầu tư, ổn định thị trường tài chính và hạn chế biến động tỷ giá hối đoái
(Huang và Zheng, 2020).

Đối với chỉ số ES, hệ số hồi quy cũng ngăn chặn đáng kể sự biến động của tỷ giá hối
đoái ở mức 5% và kết quả thực nghiệm cho thấy rằng với việc tăng cường chính sách hỗ
trợ kinh tế của chính phủ thêm một đơn vị, biến động tỷ giá hối đoái giảm 0,004%. Chỉ số
ES trong Phụ lục bao gồm các thước đo cụ thể ở hai khía cạnh: trợ cấp thu nhập và xóa nợ
hộ gia đình. Theo Monacelli và Perotti (2010), chi tiêu trực tiếp của chính phủ để cung cấp
hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình có thu nhập thấp có thể được coi là một chính sách tài
khóa mở rộng nhằm tăng tiêu dùng của khu vực tư nhân và ngăn biến động tỷ giá hối đoái.

Đối với các biến kiểm soát, kết quả hồi quy đối với lãi suất từ cột (1) đến (4) đều
cho thấy tác động tiêu cực đáng kể đến biến động tỷ giá hối đoái, trong khi dự trữ ngoại hối
có tác động ngược lại. Đối với chỉ số giá tiêu dùng trong cột (2) và (3), tất cả đều có tác
28
động làm tăng sự biến động tỷ giá hối đoái. Goldberg và Campa (2010) đã phân tích chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) và dữ liệu tỷ giá hối đoái tương ứng của 21 nền kinh tế công nghiệp
phát triển và phát hiện ra mối tương quan giữa chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá hối đoái biến
động.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và các chỉ số ngăn chặn và đóng
cửa

Biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)


L.Ert 0.6276*** 0.1809*** 0.4665*** 0.0364** 0.3022*** 0.2662*** 00765*** 0.2966***
Log(tCases) 0.0121*** - -0.0086** 0.0103*** 0.0134*** 0.0242*** 0.0187*** 0.0116***
0.0141***
C1 -
0.0112***
C2 -0.0064
C3 0.0071
C4 -0.0004
C5 -0.0030**
C6 -
0.0138***
C7 -
0.0115***
C8 -0.0013*
Constant 0.0538*** 0.0915*** 0.0378** 0.0556*** 0.0761*** 0.1330*** 0.1200*** 0.0693***
Obs 70 90 80 90 80 80 90 90
AR(1) 0.022 0.074 0.083 0.050 0.044 0.043 0.054 0.013
(p-value)
AR(1) 0.889 0.395 0.389 0.105 0.605 0.111 0.131 0.157
(p-value)
Sargan 0.295 0.396 0.313 0.373 0.157 0.208 0.156 0.237
(p-value)
Bảng 3: Ước lượng GMM: Log(tCases), các chỉ số ngăn chặn và đóng cửa

29
Bảng 3 trình bày kết quả hồi quy của Log (tCases), chỉ số phụ Ngăn chặn và đóng
cửa. Các cột (1) đến (8) tương ứng với các biện pháp cụ thể của chính phủ có trong các chỉ
số phụ. Tương tự như kết quả hồi quy trong Bảng 2, kết quả hồi quy của các cột (1), (5),
(6), (7) và (8) có ý nghĩa ở các mức 1%, 5% và 10%. Điều này chỉ ra rằng khi các chính
sách ứng phó của chính phủ thay đổi từ các chỉ số toàn diện sang chỉ số phụ về ngăn chặn
và đóng cửa, tỷ lệ các trường hợp nhiễm theo tháng vẫn làm tăng biến động tỷ giá hối đoái.

Kết quả hồi quy về biến Phản ứng của các chính phủ (C1-C8) cho thấy các kết luận
khác nhau Trong số tất cả các kết quả hồi quy, hệ số hồi quy lớn nhất của C6 là - 0.0138,
cho thấy rằng khi chỉ số yêu cầu ở nhà tăng lên một đơn vị, biến động tỷ giá hối đoái giảm
0.0138%. Đối với hệ số hồi quy của C1, kết quả là -0.0112 tại mức ý nghĩa 1% cho thấy
rằng đối với mỗi điểm chỉ số tăng ở mức độ chính sách đóng cửa trường học, tỷ giá hối đoái
biến động giảm 0.0112%. Kết quả hồi quy của C5, C7 được kiểm định mức ý nghĩa lần lượt
là 1%, 5%, cho thấy rằng các quy định tạm ngừng hoạt động của phương tiện công cộng và
hạn chế di chuyển trong nước đã làm giảm đáng kể các biến động tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên,
kết quả hồi quy C8 chỉ được kiểm định với ý nghĩa 10%, cho thấy rằng việc chính phủ cấm
việc di chuyển quốc tế không có tác động đáng kể đến biến động tỷ giá hối đoái.

3.2.3. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và các chỉ số trợ cấp kinh tế

Biến (1) (2) (3) (4)


L.Ert 0.3636*** 0.1997*** 0.4691*** 0.3534***
Log(tCases) 0.0129*** 0.0103*** 0.0120*** 0.0132***
E1 -0.0077**
E2 -0.0073***
Log(E3) -0.0019**
Log(E4) -0.0016***
Constant 0.0872*** 0.0651*** 0.0663*** 0.0789***
Obs 80 80 80 90
AR(1) (p-value) 0.031 0.063 0.020 0.007
AR(2) (p-value) 0.314 0.454 0.150 0.357
Sargan (p-value) 0.117 0.220 0.483 0.414
Bảng 4: Ước lượng GMM: Log(tCases), các chỉ số phản ứng kinh tế

30
Bảng 4 liệt kê các kết quả hồi quy của từng thước đo cụ thể. Cột (1) thể hiện tác
động của các chính sách trợ cấp thu nhập đến sự biến động tỷ giá hối đoái. Chính sách bù
đắp thu nhập bao gồm việc chính phủ trả lương hoặc cung cấp các khoản thanh toán trực
tiếp bằng tiền mặt cho những người thất nghiệp hoặc những người không có khả năng làm
việc, thu nhập cơ bản hoặc các chi phí tương tự. Hệ số của E1 là -0.0077 và có giá trị âm
đáng kể ở mức 5%. Phát hiện này chỉ ra rằng khi mức độ chính sách trợ cấp thu nhập được
chính phủ áp dụng tăng thêm 1 đơn vị, thì biến động tỷ giá hối đoái giảm 0.0077%. Cột (2)
thể hiện kết quả hồi quy của E2 là -0.0073 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy rằng khi Chính phủ
giảm nợ/hợp đồng cho các hộ gia đình thì biến động giảm đáng kể một mức 0.0073%.
COVID-19 đã khiến nhiều công ty phải ngừng hoạt động và sản xuất, lương của công nhân
giảm và khoảng cách thu nhập ngày càng rộng. Chính sách trợ cấp thu nhập do chính phủ
thực hiện có thể giúp giảm chênh lệch thu nhập, thúc đẩy tiêu dùng và hạn chế biến động
tỷ giá hối đoái.

Cột (3) và (4) lần lượt thể hiện kết quả hồi quy của E3 và E4, cho biết tác động của
chính sách tài khóa và viện trợ quốc tế đến biến động tỷ giá hối đoái. Kết quả hồi quy của
hai chính sách này đã được kiểm định với ý nghĩa lần lượt ở mức 5% và 10% và hệ số hồi
quy lần lượt -0.0019 và -0.0016. Điều này cho thấy rằng chính sách kích thích tài chính và
viện trợ quốc tế của chính phủ có thể hạn chế biến động tỷ giá hối đoái ở một mức độ nhất
định.

31
3.2.4. Kết quả thực nghiệm đối với biến Log(tCases) và các chỉ số hệ thống sức khỏe

Biến (1) (2) (3) (4) (5)


L.Ert 0.1053** 0.0688*** 0.2294*** 0.3432*** 0.2042***
Log(tCases) 0.0141*** 0.0146*** 0.0082* 0.0136*** 0.0096***
H1 -0.0951***
H2 -0.0015
H3 -0.0139
Log(H4) -0.0001
Log(H5) -0.0010
Constant 0.1111** 0.0789*** 0.0209 0.0778*** 0.0528***
Obs 90 80 80 80 80
AR(1) 0.081 0.058 0.001 0.010 0.043
(p-value)
AR(2) 0.314 0.613 0.103 0.138 0.515
(p-value)
Sargan 0.653 0.532 0.459 0.586 0.628
(p-value)
Bảng 5: Ước lượng GMM: Log(tCases), các chỉ số về hệ thống sức khỏe

Ở phần này, nhóm tập trung phân tích các biện pháp cụ thể trong hệ thống y tế của
chính phủ. Bảng 5 cho thấy kết quả hồi quy cho Log(Bcase) và các chỉ số phụ của hệ thống
y tế. Liang và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng thông tin từ tin tức trực tuyến và phương tiện
truyền thông xã hội là kênh chính để hầu hết các nhà đầu tư hiểu được động thái thị trường.
Do đó, các báo cáo tích cực hàng ngày của chính phủ về mức độ kiểm soát đại dịch này
thông qua phương tiện truyền thông xã hội và truyền thống có thể làm giảm sự hoảng loạn
của nhà đầu tư và ổn định thị trường. Thông qua các chính sách thử nghiệm và các biện
pháp theo dõi tiếp xúc, chính phủ có thể làm chậm sự lây lan của COVID-19 một cách hiệu
quả và giảm số ca nhiễm, trong khi các thiết bị y tế khẩn cấp và những nghiên cứu về vắc
xin có thể cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư vào việc phòng chống và kiểm soát đại dịch,
do đó hạn chế sự biến động tỷ giá. Tuy nhiên, từ Bảng 5, chúng ta thấy rằng trong số các
chỉ số phụ khác nhau của hệ thống y tế, chỉ có chính sách chiến dịch thông tin công cộng
32
có tác động tương quan nghịch đáng kể, và mặc dù hệ số tương quan của các chỉ tiêu khác
là âm, nhưng chúng cũng không đáng kể. Hệ số hồi quy của H1 là -0.0951 và có ý nghĩa ở
mức 1% cho thấy rằng khi một chiến dịch thông tin công khai được tăng thêm một điểm
chỉ số, thì biến động tỷ giá hối đoái giảm -0.0951%.

33
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.1. Kết luận

Hiện nay, để bắt kịp những diễn biến của dịch bệnh, rất nhiều những tài liệu, nghiên
cứu lượng hóa và dự báo những biến động trên thị trường tài chính đã được xuất bản. Tuy
nhiên, hầu hết chúng đều là những nghiên cứu về những ảnh hưởng của đại dịch COVID
đến thị trường chứng khoán và rất ít tài liệu tập trung vào những biến đổi trên thị trường
ngoại hối. Đây dường như là một khoảng trống lớn của nghiên cứu, bởi thị trường ngoại
hối có một tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Dự báo về biến
động của tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng để đánh giá rủi ro của thị trường tài chính.

Nghiên cứu của nhóm đã nỗ lực điều tra tác động của COVID - 19 đến sự biến động
của tỷ giá hối đoái, mà cụ thể ở đây là 10 cặp tỷ giá như đã đề cập ở trên. Dựa vào dữ liệu
thu thập được, nhóm nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa COVID-19, các biện pháp
can thiệp của chính phủ và sự biến động của tỷ giá hối đoái. Thông qua phân tích lý thuyết
và lượng hóa mô hình. Nhóm nghiên cứu thấy rằng sự gia tăng số lượng các trường hợp
COVID-19 được xác nhận càng làm tăng tương đối sự biến động tỷ giá hối đoái. Về kết
quả hồi quy của 4 chỉ số trong hệ thống phản ứng của chính phủ. Chỉ số phản ứng tổng thể
của chính phủ, chỉ số ngăn chặn và sức khỏe, chỉ số nghiêm ngặt và chỉ số hỗ trợ kinh tế
đều có tác động giảm sự biến động tỷ giá hối đoái từ đó hạn chế sự biến động của các đồng
tiền mạnh như USD, EUR, GBP, JPY, CNY và CHF.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy về các biện pháp can thiệp
cụ thể khác nhau và tìm ra những tác động của các chính sách ứng phó khác nhau đối với
sự biến động tỷ giá hối đoái. Cụ thể, đối với hành động ngăn chặn và phong tỏa, đóng cửa
trường học, hạn chế phương tiện giao thông công cộng, yêu cầu người dân ở nhà và hạn
chế di chuyển đóng một vai trò trong việc làm giảm sự biến động tỷ giá hối đoái. Mặt khác,
kết quả của các biện pháp khác nhau thuộc phạm trù phản ứng kinh tế chỉ ra rằng chính
sách hỗ trợ thu nhập, chính sách tài khóa và viện trợ quốc tế cũng có vai trò trong việc hạn
chế biến động tỷ giá hối đoái. Cuối cùng, đối với hạng mục hệ thống y tế, chỉ có chính sách
34
chiến dịch thông tin đại chúng mới có tác dụng ức chế đáng kể sự biến động tỷ giá hối đoái,
trong khi các biện pháp khác không có ý nghĩa thống kê.

Dựa trên kết quả của các phân tích trong tiểu luận này, các biện pháp can thiệp phi
dược phẩm của chính phủ như hạn chế di chuyển nội bộ và chiến dịch thông tin công khai
có thể làm giảm hiệu quả sự không chắc chắn và hoảng loạn do COVID-19 gây ra, phát tín
hiệu tích cực đến thị trường và các nhà đầu tư, và do đó hạn chế sự biến động của tỷ giá hối
đoái. Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ kinh tế, chẳng hạn như hỗ trợ thu nhập và các biện
pháp tài khóa, có thể tăng cường tiêu dùng tư nhân, gây ra những thay đổi trong dòng vốn
và hạn chế biến động tỷ giá hối đoái.

4.2. Gợi ý chính sách

Các thị trường tiền tệ có thể mất một vài tuần hoặc một tháng để tập trung vào kịch
bản thay đổi về cách một quốc gia có thể cải thiện khả năng kiểm soát vi rút sẽ khiến đồng
tiền của một quốc gia khác mất vị thế. Ngoài ra, có nhiều vấn đề tác động đến với thị trường
ngoại hối hơn là diễn biến của đại dịch Covid, những thay đổi về chính sách cũng như
những rủi ro liên quan đến vấn đề bất ổn chính trị cũng có những tác động vô cùng đáng
kể. Trong nghiên cứu này, nhóm đã đóng góp những phát hiện có giá trị và ý nghĩa cho các
nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư tài chính trên khắp thế giới.

 Đối với các nhà đầu tư

Đối với đại dịch năm 2020 – đầy biến động và cần thích ứng, việc theo dõi tiến trình
của virus là rất quan trọng để nhà đầu tư có thể hiểu được sự chuyển động của tiền tệ và
đưa ra hành động chính xác. Forex là lợi nhuận kiếm được từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái, vì
vậy đây là thời điểm vàng để các nhà giao dịch chuyên nghiệp tìm kiếm lợi nhuận trên thị
trường nhờ sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, đối với những nhà giao dịch không ưa rủi
ro và những nhà giao dịch mới bắt đầu thì đây có thể không phải là thời điểm lý tưởng để
bước chân vào thị trường, bởi xu hướng thị trường không ổn định do đại dịch sẽ có thể tiềm
ẩn rủi ro cao.

 Đối với các doanh nghiệp:

35
Các biến động trên thị trường ngoại hối là không thể dự đoán, nhưng bằng cách thực
hiện một chiến lược quản lý rủi ro ngoại hối thích hợp các chủ doanh nghiệp có thể tồn tại
trong tình trạng hỗn loạn kinh tế và đảm bảo một vị trí vững chắc trong thị trường cạnh
tranh. Có thể thấy trong một năm vừa qua, tỷ giá hối đoái thay đổi như thế nào theo từng
tháng, vì vậy cần chú ý đến các khía cạnh liên quan đến rủi ro tài chính để quản trị hiệu
quả. Có thể kể đến một số công cụ phòng vệ rủi ro tỷ giá như Hợp đồng tương lai, hợp đồng
hoán đổi, hợp đồng quyền chọn; đồng thời có thể phòng vệ rủi ro cả trên thị trường tiền tệ

 Đối với các nhà hoạch định chính sách:

Áp lực tỷ giá hối đoái trong đại dịch COVID-19 là một tín hiệu quan trọng cho các
nhà hoạch định chính sách toàn cầu về căng thẳng kinh tế tiềm ẩn. Các phản ứng chính sách
tích cực có thể hỗ trợ các nền kinh tế dễ bị tổn thương và giảm sự biến động quá mức của
tiền tệ. Các biện pháp chính bao gồm áp dụng Hạn mức tín dụng chéo giữa các ngân hàng
trung ương, tăng cường nguồn lực cho các tổ chức tài chính quốc tế và tránh các chính sách
bảo hộ.

36
PHỤ LỤC
A - Bảng thành phần của chỉ số OxCGRT

Nhóm chỉ số Ngăn chặn và Đóng cửa


C1 Đóng cửa trường học
C2 Đóng cửa nơi làm việc
C3 Hủy bỏ các sự kiện công cộng
C4 Hạn chế tụ tập đông người
C5 Dừng hoạt động các phương tiện giao thông công cộng
C6 Yêu cầu ở nhà
C7 Hạn chế di chuyển trong nước
C8 Hạn chế việc đi lại quốc tế
Nhóm chỉ số Chính sách kinh tế
E1 Trợ cấp thu nhập
E2 Xóa/dãn nợ cho các hộ gia đình
E3 Chính sách tài khóa
E4 Viện trợ quốc tế
Nhóm chỉ số Hệ thống y tế
H1 Chiến dịch khai báo thông tin cộng đồng
H2 Chính sách xét nghiệm
H3 Theo dõi tiếp xúc
H4 Đầu tư khẩn cấp vào chăm sóc sức khỏe
H5 Đầu tư vào vắc-xin chống Covid-19

B – Bảng thành phần của nhóm chỉ số toàn diện

Chỉ số k C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 E1 E2 E3 E4 H1 H2 H3 H4 H5
Chính
sách của 13 X x x x x x x x x x x x x
Chính phủ
Ngăn chặn
và sức 11 X x x x x x x x x x x
khỏe
Chỉ số
nghiêm 9 X x x x x x x x x
ngặt
Hỗ trợ
2 x x
kinh tế

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Narayan, P. K. (2020). Has COVID-19 Changed Exchange Rate Resistance to


Shocks? Asian Economics Letters, 1(1). https://doi.org/10.46557/001c.17389
2. Gen-Fu Feng et al (2020). What is the exchange rate volatility response to COVID-
19 and government interventions? Economic Analysis and Policy,
https://doi.org/10.1016/j.eap.2021.01.018
3. Ismail O. Fasanya, Oluwatomisin Oyewole, Oluwasegun B. Adekoya & Jones Odei-
Mensah (2020). Dynamic spillovers and connectedness between COVID-19 pandemic and
global foreign exchange markets, Economic Research-Ekonomska Istraživanja,
https://doi.org/10.1080/1331677X.2020.1860796
4. Andersen, T.G., Bollerslev, T., Diebold, F.X. (2003). Micro effects of macro
announcements: Real-time price discovery in foreign exchange, Amer. Econ.Rev. 93 (1),
38–62. http://dx.doi.org/10.1257/000282803321455151.
5. Béland, L.-P., Brodeur, A., Wright, T (2020). The short-term economic
consequences of Covid-19: exposure to disease, remote work and government response.
Working Paper.
6. Binder, C (2020). Coronavirus fears and macroeconomic expectations. Rev. Econ.
Stat. 1–27, http://dx.doi.org/10.1162/rest_a_00931.
7. Cicala, S., Holland, S.P., Mansur, E.T (2020). Expected health effects of reduced air
pollution from COVID-19 social distancing (0898-2937),
http://dx.doi.org/10.3386/w27135.
8. Gabaix, X., Maggiori, M (2015). International liquidity and exchange rate dynamics.
Q. J. Econ. 130 (3), 1369–1420. http://dx.doi.org/10.1093/qje/qjv016.
9. Iyke, B.N (2020c). Economic policy uncertainty in times of COVID-19 pandemic.
Asian Econ. Lett. 1 (2), 17665. http://dx.doi.org/10.46557/001c.17665.
10. CME Group (2020), COVID-19’s Influence on Exchange Rates,
https://www.cmegroup.com/education/featured-reports/covid-19s-influence-on-

38
exchange-rates.html?fbclid=IwAR0K2JoJ6yQN-
Hby_cEiVRXYGy2V_pEjVUYcnwqEX7kCdSxQUjn0AAj-ccU#
11. PwC (2020), Foreign exchange (FX) volatility shakes up valuations as a result of
COVID-19, https://www.pwc.co.uk/services/transaction-services/insights/foreign-
exchange-volatility-shakes-up-valuations-as-covid-19-result.html
12. Our World in Data (2020), Covid-19: Stringency Index,
https://ourworldindata.org/grapher/covid-stringency-index?
13. IMF, International Reserves and Foreign Currency Liquidity (IRFCL),
https://data.imf.org/?sk=98788e36-230c-46b3-ab14-3c8633f73903&hide_uv=1
14. OECD, Short-term interest rates, https://data.oecd.org/interest/short-term-interest-
rates.htm#indicator-chart
15. CEIC, Consumer Price Index CPI Growth by country comparison,
https://www.ceicdata.com/en/indicator/japan/consumer-price-index-cpi-growth
16. Investing.com, Tỷ giá Forex, https://vn.investing.com/currencies/streaming-forex-
rates-majors
17. Cryto Việt, Tỷ giá Forex là gì? Kiến thức cơ bản về tỷ giá Forex,
https://cryptoviet.com/ty-gia-forex-la-gi

18. Hội đồng lý luận TW, Tác động của đại dịch Covid và những vấn đề phát triển đặt ra,
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/tac-dong-cua-dai-dich-covid---19-va-nhung-van-
de-phat-trien-dat-ra-phan-1--%E2%80%8B.html

39

You might also like