You are on page 1of 2

Khái niệm hành động xã hội là gì?

Trước khi đề cập đến định nghĩa hành động xã hội, chúng ta cần hiểu sơ bộ hành
động là gì. Trong từ điển tiếng việt thì hành động có hai nghĩa:
1) Việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định
2) Làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích
Theo cách hiểu thông thường thì hành động là một việc làm nào đó có tính mục
đích của con người.
Khi miêu tả nhưng việc con người thực hiện, các nhà xã hội học có xu hướng sử
dụng thuật ngữ hành động hơn hành vi hay sự phản ứng. Họ sử dụng thuật ngữ
hành động xã hội chứ không phải hành vi xã hội, bởi lẽ những cách chúng ta hành
động với nhau đều hàm ý chứa các ý nghĩa, sự thấu hiểu và diễn giải hành động
của con người, cái ý nghĩa được gán cho mỗi hành động, chứ không phải chỉ miêu
tả một cách khách quan các chuyển động của cơ thể (J.M.Charon, 1989:96).
Max Weber đã xác định: “Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó
những ý nghĩa chủ quan nhất định. Ý nghĩa chủ quan đó ảnh hưởng tới người khác
trong quá trình hành động và định hướng hành động của chủ thể” (Weber 1947:88,
trích theo Desfor Edles & Appelrouth, 2009: 156).
Theo Vũ Quang Hào “hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan
và định hướng vào hành động của người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi
chủ thể hành động” (Vũ Hào Quang, 1997: 93). Như vậy, không phải hành động
nào cũng là hành động xã hôi. Khi hành động của cá nhân không có sự định
hướng tới người khác thì hành động đó không phải hành động xã hội.
VD: hành động khóc một mình khi cảm thấy buồn. Hành động này là chủ thể hành
động thực hiện một mình, không có sự chứng kiến của người khác, cũng không
định hướng đến hành động của người khác. Tuy nhiên, cũng vẫn là hành động
khóc nhưng trong trường hợp khác lại là hành động xã hội, chẳng hạn như đứa trẻ
khóc ăn vạ đòi bố mẹ mua đồ chơi. Trong trường hợp này, đứa bé muốn được mua
đồ chơi, nhưng bố mẹ không đồng ý và nó đã sử dụng hành động khóc với mong
muốn đòi bố mẹ mua cho mình món đồ chơi đó. Hành động khóc này là hành
động có tương quan và định hướng đến hành động của bố mẹ, theo cách mà đứa
trẻ nhận thức được rằng: cứ khóc thật to, thật lâu là bố mẹ sẽ phải mua cho mình.
Trong hành động xã hội, chủ thể hành động có tính đến việc gây chú ý, giao tiếp
hay ảnh hưởng tới người khác đồng thời cũng dự đoán phản ứng của người khác
đối với hành động đó. Khi chúng ta hành động, chúng ta chú ý tới hành động của
người khác để điều chỉnh hành động của mình sao cho phù hợp.
Tóm lại, hành động xã hội được thực hiện có định hướng tới người khác theo một
cách nào đó, đây là hành động có chủ đích, có sự tính toán, suy nghĩ. Con người
không tồn tại độc lập mà sống trong thế giới xã hội, do đó mọi hành động của
chúng ta đều có liên quan đến người khác. Nghiên cứu về hành động xã hội có ý
nghĩa vì hành động xã hội là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hoạt
động sống của cá nhân. Hành động xã hội luôn gắn với tính chủ động của các cá
nhân, tính chủ động này bị quy định bởi hàng loạt yếu tố như nhu cầu – lợi ích,
định hướng giá trị của chủ thể hành động.

You might also like