You are on page 1of 3

TÂY TIẾN

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
“Sông Mã” là dòng sông kỉ niệm gắn với bao buồn vui, là chứng
nhân lịch sử chứng kiến mọi gian khổ, hi sinh của binh đoàn Tây Tiến.
Dòng sông ấy đã gợi thức bao nỗi nhớ ùa về trong tạm trí tác giả. Tiếng
gọi “Tây Tiến ơi” vang lên thiết tha, nồng ấm như gọi người đồng chí
thân thuộc và đầy tự hào. Điệp từ “nhớ” cùng với từ láy “chơi vơi” với
hai thanh bằng khiến cho âm điệu trở nên sâu lắng, nỗi nhớ như lan tỏa
trong không gian thời gian, một nỗi nhớ không hình không khối khiến
cho con người ta như trở về với quá khứ, chìm đắm trong kỉ niệm. Hai
câu thơ vừa như lời tâm sự, vừa như tiếng gọi tha thiết có tác dụng
định hướng cảm xúc cho toàn bài, cảm xúc ấy không gì khác đó chính là
nỗi nhớ thương da diết, miên man, thường trực trong lòng tác giả đối
với đơn vị cũ của mình.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi


Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Sương mù ẩm ướt che lấp hằng đêm dài, cái mỏng manh, nhạt
nhòa của sương đã không còn mà thay vào đó là sự lạnh lẽo, buốt giá
đến thấu xương. Câu thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc những khó
khăn, thách thức từ sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà đoàn quân phải
đối mặt. Từ “mỏi” làm cho câu thơ càng thêm trĩu nặng, tô đậm lên
hiện thực gian nan đầy thử thách. Tuy vậy qua ngòi bút của Quang
Dũng, đêm sương bỗng chốc trở thành “đêm hơi” lãng mạn với những
bông hoa rừng khuất lấp trong hơi sương hay những ngọn đuốc soi
đường như những đóa hoa chập chờn, lung linh huyền ảo. Ngay từ
những câu thơ đầu tiên, Quang Dũng đã tạo được âm điệu thơ sâu
lắng, tác giả đã kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn, thể
hiện ngòi bút tài hoa, phóng khoáng.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Điệp từ “dốc” cùng nhịp thơ 4/3 và các từ láy “khúc khuỷu”,
“thăm thẳm” đã làm nổi bật lên sự gập ghềnh, trắc trở và ẩn chứa
nhiều nguy hiểm của vùng núi Tây Bắc. Câu thơ có 7 chữ thì hết 5 chữ là
thanh trắc gợi lên âm điệu trúc trắc, đoạn đường cheo leo và hơi thở
gấp gáp, nhọc nhằn của những người lính Tây Tiến. Cùng với đó là điệp
từ “ngàn thước” gợi ra cái vô tận, bao la, ngút ngàn. Câu thơ được ngăn
cách bởi dấu phẩy tạo thành hai vế tiểu đối đặc tả cảnh tượng núi rừng:
một bên thì cao chót vót, một bên xuống sâu thăm thẳm, không có
đoạn đường nào nhẹ nhàng, bằng phẳng. Dù gian lao, cực khổ nhưng
đâu đó ta vẫn thấy được nét tinh nghịch, dí dỏm, ngạo nghễ đậm chất
lính của Quang Dũng qua hình ảnh “súng ngửi trời” và “cồn mây”. Ba
dòng thơ giàu tính tạo hình đã gợi mở bao hùng vĩ, dữ dội của thiên
nhiên nơi đây đồng thời cho ta thấy sự dũng cảm, can trường của các
chiến sĩ Tây Tiến.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Câu thơ với nhiều từ thanh bằng như một tiếng thở phào nhẹ
nhõm của những người lính sau khi vượt qua bao đèo cao núi sâu.
Dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt qua một không gian mù
mịt sương và mưa rừng thấp thoáng những ngôi nhà, những bản làng
gợi một niềm đằm ấm, bình yên trong lòng người. Qua con đường
chinh phục thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, Quang Dũng cho người đọc
thấy được hình ảnh những những người lính Tây Tiến quả cảm đồng
thời họ cũng rất lãng mạn, hào hoa. Sau những câu thơ vẽ bằng nét gân
guốc là những câu thơ được vẽ bằng nét mềm mại. Sự phối hợp bằng
trắc cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội họa, giữa
những gam màu nóng, tác giả đã dùng một gam màu lạnh làm dịu mát
cả khổ thơ.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
“Dãi dầu” diễn tả sự thiếu thốn, cực khổ, là hiện thực của chiến
tranh tàn khốc. Bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh “không bước nữa”,
“bỏ quên đời”, Quang Dũng làm cho cái chết của những người đồng đội
trở nên nhẹ nhàng hơn, như thể họ đang nghỉ ngơi khi đã mệt mỏi. Dù
hi sinh nhưng vẫn trong tư thế “quyết tử với tổ quốc quyết sinh”, đó là
tất cả những trân trọng, tự hào mà nhà thơ dành cho những người
chiến sĩ đồng đội. Quang Dũng đã miêu tả chân thực một hiện thực vô
cùng khốc liệt: hi sinh là điều không thể tránh khỏi trong chiến tranh
thế nhưng họ- những người lính quả cảm đã chấp nhận cái chết một
cách ung dung, bình thản, có thể xem như một giấc ngủ ngon.
Chiều chiều oai linh thác gầm dữ
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi
Người lính phải liên tục đối mặt với những khó khăn, thách thức,
chỉ một phút sơ sẩy là có thể mất mạng bởi thú dữ, núi rừng âm u, hiểm
trở.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Câu thơ nổi bật với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ và thán từ “ôi”
giàu cảm xúc. Nỗi nhớ giờ đây đã được hiện lên trực tiếp bởi hình ảnh
cụ thể “cơm lên khói”, một hình ảnh lãng mạn, trữ tình thể hiện tình
cảm quân dân giữa đồng bào miền núi và những người lính Tây Tiến. Ở
đây ta thấy có sự tương ứng đầu cuối khi câu đầu với nỗi nhớ không
hình không khối giờ đây được cụ thể hóa bởi những hình ảnh “cơm lên
khói”, “nếp xôi”.

You might also like