You are on page 1of 2

(36) giáo điều xơ cứng: những tư tưởng đã trở thành lối mòn, tồn tại cố hữu, không còn

phù hợp với sự tiếp nhận của bạn đọc hiện thời.

VD: Khi đọc những dòng văn/dòng thơ A viết, cái độc giả thấy không phải là những
quan niệm giáo điều xơ cứng mà là những tư tưởng, quan điểm cởi mở, sống động được
mở ra để mời gọi sự tiếp nhận, đối thoại từ những kẻ mến văn chương.

(36) tâm sóng cứ lan ra mãi: giống như một đợt sóng cứ trải dài miên man.

VD: Cảm xúc của nhà văn/nhà thơ A như một tâm sóng cứ lan ra mãi, đánh thức niềm
đồng cảm của độc giả từ tận sâu thẳm tâm can, và rồi như một lẽ dĩ nhiên, bạn đọc
dường như cũng bị cuốn theo những cơn sóng lòng của một kẻ cầm bút lành nghề.

(37) Tam sao thất bản là câu thành ngữ nói về việc, sau một thời gian các thông tin
được sao chép hoặc truyền đạt dễ bị sai lệch nội dung. Nó không còn đúng với nguyên
văn bản gốc ban đầu.

VD: Nói cho cùng, quá trình tiếp nhận bao giờ cũng là một quá trình đa thanh, bởi mỗi
người đọc lại có một tầm tiếp nhận riêng biệt, một tư duy, một quan điểm riêng, thế
nên trong sự đọc của mỗi người, tác phẩm giống như được khởi sinh thêm một lần nữa,
được khâu vá cho lành lặn hơn với nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt. Liệu sự tiếp nhận của
bạn đọc có khiến cho tác phẩm gặp phải vấn đề “tam sao thất bản” hay không? Theo
tôi, sự đọc của bạn đọc đối với những văn bản nghệ thuật sẽ không khiến cho tác phẩm
mất đi ý nghĩa ban đầu của nó, mà càng làm tăng thêm sự phong phú trong cách hiểu,
cách cảm để khiến những dấu ấn đặc biệt của mỗi nhà văn thoát khỏi sự phong bế của
thời gian, tiếp nối hành trình phát triển của nó trên văn đàn.

(38) cố nhiên: lẽ dĩ nhiên.

Cố nhiên là văn học không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới. Bởi văn học
không chỉ phản ánh cuộc đời, phản ánh con người mà còn là “thứ khí giới thanh cao”
để gầy dựng, củng cố niềm tin của con người vào cuộc sống. Do đó mà văn học từ thưở
khai sinh cho tới ngày cuối tận, chức năng của nó sẽ luôn là đánh thức và giáo dục con
người về cái Chân - Thiện - Mỹ.

(39) tâm lý A.Q: tự che mắt mình.

Cuộc sống hiện đại kéo theo những hệ lụy khó lường, bởi dường như càng vận động thì
thế giới xung quanh lại khiến con người có cảm giác thiếu an toàn hơn. Những lúc đó,
người can đảm thì chọn đối diện và vượt qua, nhưng kẻ nhút nhát lại chọn xây dựng
cho mình một không gian giả tưởng và rồi nhốt mình trong đó. Người ta gọi hành động
ấy là biểu hiện của tâm lý A.Q - một loại tự kỷ ám thị, nghĩa là con người mặc định cho
bản thân mình một niềm tin và rồi bỏ qua những phụ tố khác mà cực đoan tin vào
những gì bản thân xây dựng - như một phép thắng lợi tinh thần.

(40) cầm cân nảy mực.

VD: Nhà văn là kẻ cầm cân nảy mực trên trang văn của mình. Anh ta tùy thời lựa chọn
từ ngữ, lựa chọn cảm xúc để khai phóng trên tờ hoa, để giãi bày những niềm riêng,
những nỗi chung khó cởi giải. Đó là lý do ta thấy một Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác,
một Chế Lan Viên quỷ dị triết luận, một Tố Hữu sáng ngời cách mạng, một Nguyễn
Minh Châu đa diện đa đoan.

You might also like