You are on page 1of 6

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1/ Thông số kết cấu của lốp ảnh hưởng thế nào tới động lực học ô tô;
2/ Giải thích vì sao: trên các dòng xe hiện đại người ta thường giảm
chiều cao và tăng bề rộng của lốp;
3/ Xu hướng phát triển của lốp trong tương lai?
4/ Độ cứng của lốp xe phụ thuộc vào những yếu tố nào?
5/ Thế nào được gọi là lực cản lăn?
6/ Độ trễ của lốp tương ứng với từng loại xe du lịch, xe đua, xe vận tải?
7/ Độ trễ ảnh hưởng thế nào tới lực kéo, lực phanh?
8/ Lắp ngược gai lốp ảnh hưởng thế nào tới chuyển động của ô tô
….
1.Thông số kết cấu của lốp ảnh hưởng tới động lực học ô tô:
- Lốp là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường
- Lốp tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và vì vậy nó truyền lực chủ động
và lực phanh lên mặt đường, do đó điều khiển sự khởi hành, sự tăng tốc,
sự gảm tốc, sự dừng, sự quay vòng
- Lốp làm giảm các va đập do sự không bằng phẳng của mặt đường
+ Bố lốp là khung của lốp, nó phải đủ cứng để giữ khi áp suất cao
nhưng cũng phải đủ mềm để hấp thụ sự thay đổi về tải và các va đập
+ Cạnh lốp (hông lốp) là các lớp cao su bao quanh sườn bên lốp
và bảo vệ lớp bố không bị hư hỏng từ bên ngoài. Nó là phần rộng nhất,
linh động nhất, liên tục biến dạng dưới tác dụng của tải khi chuyển động
+ Lớp đệm là lớp vãi nằm giữa gai lốp và bố lốp dùng để tăng
cường sự liên kết giữa hai lớp này, giúp làm giảm những va đập trên mặt
đường tác đụng lên bố lốp.
+ Tanh lốp (dây mép lốp) là chi tiết khá nhỏ nhưng rất quan trọng,
giúp lốp ô tô gắn vào vành xe được chắc chắn và đảm bảo an toàn, để
giữ lốp không bị tuột ra khỏi vành do tác dụng của nhiều lực khác nhau.
+ Lớp lót trong được cấu tạo bằng cao su, hoàn toàn không thấm
nước. Khi bơm lốp, sức nén bên trong lốp là cực kỳ lớn để lốp có đủ sức
nâng trọng lượng chiếc xe
2. Trên các dòng xe hiện đại người ta thường giảm chiều cao và
tăng bề rộng lốp vì:
- Chiều cao xe ngày nay được hạ thấp để tăng cường đặt tính khí động
học và điều hướng dòng khí chuyển động quanh xe, giúp tăng cường độ
ổn định cho xe khi vận hành
- Bề rộng lốp được tăng lên giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của lốp xe
với mặt đường, tăng độ ma sát, độ trễ lớn, lực cản lăn, lực phanh lớn
hơn, tăng hiệu quả khi phanh, giảm lực kéo sinh ra, tăng hiệu quả cho
quá trình tăng tốc
3. Xu hướng phát triển của lốp trong tương lai
- Theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật, lốp xe sẽ ngày càng được
phát triển hơn. Loại lốp không hơi này được gọi là ‘Hệ thống lốp chống
thủng độc đáo’ hay gọi tắt là Uptis (Unique Puncture-proof Tire System),
sẽ ra mắt vào năm 2024. Mục đích là cải tổ hoàn toàn bánh xe và lốp xe
thông thường để chúng được thay thế hoàn toàn như một bộ phận lắp
ráp cho xe du lịch. Lốp không có khí có lợi ích toàn diện: ít nguyên liệu
thô và năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất của chúng,
lượng lốp bị hỏng do thủng hoặc hư hỏng sẽ giảm thiểu đáng kể, các vấn
đề hao mòn do căng hoặc non hơi sẽ được loại bỏ và các con đường sẽ
trở nên.
Theo GM, số lượng lốp xe bị loại bỏ hàng năm cực kỳ lớn hiện đang lên
tới con số khổng lồ 200 triệu. Đó là một số lượng lớn lốp xe để thay thế.
4/ Độ cứng của lốp xe phụ thuộc vào những yếu tố:
- Các thông số của lốp
- Kết cấu lốp
- Điều kiện sử dụng
- tình trạng hơi lốp
5/ Thế nào được gọi là lực cản lăn?

- Khi bạn nhấn ga, về cơ bản bạn đã chuyển năng lượng từ dạng xăng,
dầu hoặc điện tuỳ vào loại xe của bạn, vào động cơ và các hệ thống khác
của xe, giúp bánh xe chuyển động và tạo đủ động lượng để di chuyển xe.
Tuy nhiên, để di chuyển, xe của bạn phải vượt qua rất nhiều chướng ngại
cản xe di chuyển về trước. Một trong số chướng ngại đó là lực cản lăn.

- Lực cản lăn là năng lượng mà xe cần để giữ bánh xe di chuyển ở vận
tốc nhất định trên một bề mặt. Nói cách khác, đây là lực cần thiết giúp
bánh xe lăn. Yếu tố chính tạo ra lực cản lăn là do sự đàn hồi trễ của các
vật liệu chế tạo lốp xe. Cơ bản, hiện tượng này là quá trình tiêu phí năng
lượng xảy ra khi do sự biến dạng liên tục của lốp xe khi lăn. Động cơ xe
phải vượt qua lực cản lăn này khi di chuyển, dẫn đến việc tiêu hao nhiên
liệu.

6/ Độ trễ của lốp tương ứng với từng loại xe du lịch, xe đua, xe vận
tải
- Xe đua lốp có độ trễ cao để tăng ma sát, lực cản lăn và hạn chế lực kéo
- Xe du lịch, xe vận tải lốp có độ trễ thấp, giảm ma sát và tăng lực kéo
7/ Độ trễ ảnh hưởng thế nào tới lực kéo, lực phanh
- Lốp có độ trễ thấp, lực cản lăn sinh ra nhỏ, lực phanh nhỏ nhưng lực
kéo lớn
- Lốp có độ trễ cao, lực cản lăn sinh ra lớn, lực phanh lớn và lực kéo sinh
ra nhỏ
8/ Lắp ngược gai lốp ảnh hưởng thế nào tới chuyển động của ô tô
- Gai trên lốp xe được thiết kế để giúp lốp xe tăng độ ma sát, lực cản
lăn… đồng thời khi xe di chuyển lúc trời mưa, mặt đường trơn trượt sẽ
giúp cho xe bám đường tốt hơn do nước mưa sẽ đi theo gai lốp văng
sang hai bên.
- Lắp ngược gai lốp, làm cho nước mưa văng ngược vào trong, làm mất
lực ma sát, độ bám đường giảm, xe sẽ bị trượt, ngoài ra lực cản lăn cũng
giảm làm mất lực phanh gây nguy hiểm.
BÀI TẬP
Ôn tập nội dung bài, làm bài tập từ Bài tập số 1- Bài tập 10 trong giáo
trình của môn học
Bài tập 1: Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trên lốp xe:
- Một thông số kích thước lốp thường được định danh bởi 1 dãy ký tự
như sau:
P 215 / 60 R 15 96 H
- Chữ cái đầu tiên cho biết loại xe phù hợp mà lốp được sản xuất được
lấy từ chữ đầu tiên của tên loại xe, trong ví dụ trên chữ P (passenger) là
lốp được sản xuất dành cho xe du lịch, ngoài ra còn có một số loại xe
như: ST (Special trailer car), T (Temporary), TL (Light truck)
- Số tiếp theo, 215 là chiều rộng lốp. Mã ba số này là chiều rộng không tải
của lốp xe từ bên hông sang bên này sang hông lốp bên kia và được đo
bằng [mm]
- Tỉ lệ chiều cao lốp 𝑆𝑇, 60 là tỷ lệ của chiều cao lốp so với chiều rộng lốp,
tính bằng phần trăm và được tính bởi công thức sau: 𝑆𝑇 = ℎ𝑇 / 𝑤𝑇 × 100
- Ký tự tiếp theo biểu thị cấu trúc lốp. Ví dụ như R (Radial), B (Bias belt
hoặc bias ply), D (Diagonal).
- Đường kính vành, 15, để chỉ đường kính của vành mà lốp được thiết kế
để phù hợp với nó, được đo bằng [inch]
- Chỉ số tải và chỉ số tốc độ 96 H. Chỉ số tải trọng tối đa mà lốp xe có thể
chịu được được ký hiệu bằng 2 chữ số và chỉ số tốc độ tối đa của lốp
được ký hiệu bằng 1 chữ cái
Bài tập 2: Giải thích mối tương quan của bề rộng lốp xe và vành xe
- Kích thước của lốp xe phụ thuộc vào vành mà nó được gắn vào. Đối với
lốp xe có tỷ lệ chiều cao lốp từ 50 trở lên, chiều rộng vành xấp xỉ 70%
chiều rộng của lốp, được làm tròn đến 0,5 inch gần nhất.
- Đối với lốp có tỷ lệ chiều cao lốp từ 45 trở xuống, chiều rộng vành là
85% chiều rộng phần của lốp, được làm tròn đến 0,5 inch gần nhất.
Bài tập 3: Xác định đường kính (hay bán kính) lốp xe có ký hiệu
P235/75R15, tìm số vòng quay của lốp xe sau khi xe đi được quảng
đường 100 km
- Chiều cao bánh xe: hT = 235 x 75% = 176.25 (mm) ≈ 6,94 (inch)
- Đường kính bán xe: D = 2hT + R = 2 x 6,94 + 15 = 28,89 (inch)
- Bán kính bánh xe: rbx = 28,89 / 2 = 14,445 inch = 0,3669 (m)
- Chu vi bánh xe: C = 2 π rbx = 2x3,14x0,3669 = 2,3 (m)
- Quãng đường: S = 100 km = 100000 m
- Số vòng quay: n = S/C = 100000/2.3 = 43478 vòng.
Bài tập 4: Cho xe sử dụng lốp có ký hiệu 255/55R18. Xác định vận
tốc góc của bánh xe khi xe đang chuyển động với vận tốc 275 km/h
- Chiều cao bánh xe: hT = 255 x 55% = 140,25 (mm) ≈ 5,52 (inch)
- Đường kính bán xe: D = 2hT + R = 2 x 5,52 + 18 = 29,04 (inch)
- Bán kính bánh xe: rbx = 29,04 / 2 = 14,52 inch = 0,3688 (m)
- v = 275 km/h = 76,38 m/s
- Vận tốc góc ω = v / r = 76,38 / 0,3688 = 207,1 rad/s
Bài tập 5: Một chiếc xe Mercedes-Benz SLR 722 sử dụng lốp trước
và sau có thông số lốp phía trước 255 /35R19 và lốp phía sau 295
/30R19.
Tốc độ của chiếc xe này là bao nhiêu nếu lốp sau của nó đang quay ở
vận tốc 𝜔 = 2000 vòng/phút. Ở tốc độ đó của xe, vận tốc góc của lốp
trước sẽ là bao nhiêu?
- Chiều cao bánh xe: hT = 295 x 30% = 88,5 (mm) ≈ 3,48 (inch)
- Đường kính bán xe: D = 2hT + R = 2 x 3,48 + 19 = 25,96 (inch)
- Bán kính bánh xe sau: rbxs = 25,96 / 2 = 12,98 inch = 0,3297 (m)
- 𝜔 = 2000 vòng/phút = 209,4 rad/s
- v = 𝜔 x r = 209,4 x 0,3297 = 69 m/s = 248,4 km/h
Tính toán tương tự:
- Bán kính bánh xe trước: rbxt = 13.01 inch = 0,33 (m)
- Tốc độ góc bánh xe trước: 𝜔 = v /r = 69 / 0,33 = 209,1 rad/s
Bài tập 6: Koenigsegg CCXT M là một chiếc xe thể thao, được trang
bị lốp có thông số như sau: Lốp phía trước 255 / 35R19, phía sau
335 / 30R20.
Tỷ lệ tốc độ góc của lốp sau so với lốp trước là bao nhiêu?
- Bán kính lốp trước: rbxt = 13,01 inch = 0,33 (m)
- Bán kính lốp sau: : rbxs = 13,96 (inch) = 0,355 (m)
- 𝜔s/ 𝜔t = 0,355/ 0,33 = 1,075
Bài tập 7: Một chiếc xe nặng 800 kg. Nếu lốp xe là lốp kiểu radial có
𝐴𝑃= 4×a×b =4×5 cm ×12 cm, viết phương trình ứng suất pháp tuyến
của mỗi lốp.

Bài tập 8: Nếu một chiếc xe đang di chuyển với tốc độ 100 km / h và
mỗi lốp là lốp radial có áp suất áp tới 220 kPa và tải 220 kg. Tính
công suất cản lăn.
- Lốp radian: k = 0,8
- Chịu tải 220kg => Fz = 2157,452 N
- 𝜇𝑟 = (𝐾/1000)[(5,1 + 5,5 × 105 + 90.𝐹𝑧)/𝑝 + (1100 + 0,0388.𝐹𝑧) .v2/𝑝]
Thay số vào phương trình: 𝜇𝑟 = 0.012
- Công suất cản lăn: P = - 𝜇𝑟.v. Fz = - 0,012 x 27,7x2157,452 = - 717,14
(W)

You might also like