You are on page 1of 15

Phần 1: Các loại mùi 

trên xe ô tô đến từ đâu?


Có rất nhiều nơi là nguyên nhân của mùi hôi trên xe ô tô. Ví dụ như:

- Bên trong xe

- Bên ngoài xe

- Dưới gầm xe

- Dưới mui xe

Các mùi này xuất phát  từ nhiều nguồn khác nhau như:

- Các bộ phận bị bào mòn

- Nhiệt độ quá cao

- Nhiệt độ quá thấp

- Rò rỉ nhiên liệu (bên trong và bên ngoài)

Phần 2: Mùi từ bên trong xe ô tô


Bên trong xe ô tô là nơi đầu tiên lái xe nên chú ý để kiểm tra.

1. Mùi nấm mốc. Đây là mùi do nội thất bên trong xe ẩm.  Nguyên
nhân của sự ẩm thấp đó xuất phát từ:  
- Khu vực dưới bảng điều khiển: Khi điều hòa không khí bật, nước
điều hòa sẽ dâng lên tại giàn lạnh dưới bảng điều khiển. Bình
thường, nước đó buộc phải thoát ra ngoài xe. Nhưng nếu ống thoát bị
tắc, nước sẽ chảy tràn vào trong xe ô tô và khiến thảm bị ẩm mốc.
Do vậy, lái xe cần thường xuyên lau chùi ống thoát nước nếu nó bị
tắc để tránh các vết mốc xảy ra.

- Nước có thể rò rỉ vào xe thông qua một kẽ hở nào đó xung quanh


cửa sổ, cửa ra vào, kẽ hở thân xe hoặc từ cửa sổ trời .
- Ngoài ra, mùi còn xuất phát khi xe ô tô có vấn đề với hệ thống điều
hòa không khí. Một số ô tô còn không có lớp bảo vệ trên giàn lạnh
của điều hòa, nên nước sẽ ngưng tụ tại đây, gây ra ẩm và mùi ẩm
mốc.

2. Mùi cháy. Mùi cháy trong xe có thể xuất phát từ hệ thống điện


trung tâm hoặc một trong các chi tiết liên quan đến điện. Do vậy, lái
xe cũng cần thường xuyên kiểm tra và tinh tế phát hiện ra mùi này
để tránh các hỏng hóc đáng tiếc xảy ra sau đó.

3. Mùi ngọt. Nếu lái xe ngửi thấy mùi ngọt bên trong xe ô tô, thì có
thể hệ thống làm mát đã bị rò rỉ. Bởi dung dịch làm mát có mùi ngọt
và nếu nhiệt độ quá cao, dung dịch này sẽ tràn vào trong xe ô tô.

4. Mùi chua. Hầu như mùi chua trên xe ô tô đều đến từ  lái xe. Bởi
đó là mùi của  đồ ăn hay thức uống có thể bị rơi vãi trong xe ô tô.

Cách khắc phục cơ bản là kiểm tra nguyên nhân, phơi khô hoặc rửa
sạch sẽ. Nếu chất lỏng không gây thiệt hại đến thảm hoặc tấm lót
cách nhiệt, thì lái xe chỉ việc phơi khô là có thể loại bỏ được mùi
hôi.

Phần 3: Mùi từ bên ngoài xe ô tô


Nguyên nhân mùi hôi xuất phát từ bên ngoài xe có thể đến từ động
cơ của xe, có thể có chi tiết nào đó của đông cơ xe bị rò rỉ hoặc bào
mòn:

1. Mùi lưu huỳnh hoặc trứng thối  là do bộ chuyển đổi khí thải trên
ống xả bị hoặc động cơ bị trục trặc. Nếu đúng như thế, lái xe nên
kiểm tra và thay thế ngay sau khi có thể.
2. Mùi nhựa cháy xảy ra khi có một vật nhựa nào đó dính vào ống
xả và cháy. Vật này có thể bị dính vào ống xả khi di chuyển trên
đường hoặc một bộ phận bằng nhựa nào đó của xe vô tình dính phải.

3. Mùi kim loại cháy  có nguyên nhân từ hệ thống phanh quá nóng
hoặc bộ ly hợp bị hỏng. Các đĩa ly hợp và bàn đạp phanh được làm
từ các vật liệu tương tự nhau. Do đó, khi chúng bị bào mòn hoặc có
các vấn đề trục trặc, lái xe sẽ ngửi thấy mùi kim loại cháy.
4. Mùi ngọt. Giống như mùi phát ra từ cabin, mùi ngọt cho thấy hệ
thống làm mát trên xe bị rò rỉ, chảy vào động cơ đang nóng và gây ra
mùi.
5. Mùi dầu cháy là dấu hiệu rõ ràng của việc chất đốt bị cháy. Điển
hình là dầu động cơ hoặc dầu bị rò rỉ ra ngoài, chảy vào động cơ
hoặc ống xả còn nóng và bốc mùi. Khi đó, chúng thường đi kèm với
khói.

Phần 4. Sau khi phát hiện được nguyên nhân của mùi trên xe ô tô
Sau khi tìm ra nguyên nhân, cần tiến hành  khử mọi loại mùi hôi
trong xe ô tô bằng việc làm sạch, sửa chữa, thậm chí là thay thế một
số bộ phận là điều cần thiết. Bởi không chỉ là mùi, mà nguyên nhân
đó có thể gây ra một vấn đề hỏng hóc khác lớn hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu lái xe không thể tìm ra nguyên nhân của mùi khó
chịu thì bước tiếp theo là lái xe nên đánh xe đến các garage để cậy
nhờ các nhà chăm sóc và bảo dưỡng  ô tô chuyên nghiệp. 

Đảo lốp xe ôtô là gì?


Đảo lốp là việc thường xuyên định vị lại lốp theo một trật tự nhất định từ trước ra
sau hoặc từ bên trái sang bên phải. Đây là công việc quan trọng trong quá trình
chăm sóc bảo dưỡng ôtô.
Theo nhiều chuyên gia, các tài xế nên kiểm tra định kỳ và đảo lốp mỗi khi thay dầu
máy hoặc sau 12.000 km hoặc 6 tháng. Điều này có nghĩa là trong một năm bạn
nên đảo lốp xe ít nhất một lần. Nếu bạn thường xuyên di chuyển và đi hơn 16.000
km trong một năm thì bạn nên kiểm tra nhiều hơn.

Đảo lốp xe ôtô là một trong những hạng mục bảo dưỡng bắt buộc. Ảnh: CFAT
Tại sao phải đảo lốp xe ôtô?
Thứ nhất, đảo lốp xe thường xuyên sẽ giúp độ mòn được trải đều trên cả bốn lốp
và tuổi thọ của chúng được tối đa hóa. Bởi vì mỗi vị trí cụ thể trên xe sẽ tác động
lực khác nhau lên lốp xe.
Ví dụ lốp ở phía trước của xe dẫn động cầu trước sẽ chiụ tác động lớn của mô-men
xoắn và ma sát khi phanh hay tăng tốc, dẫn đến việc lốp mòn không đều giữa các
vị trí.
Thứ hai, độ mòn của gai lốp đồng đều trên cả 4 vị trí sẽ giúp xe giữ cho độ bám
đường và khả năng xử lý đồng nhất trên cả bốn lốp. Điều này sẽ cải thiện hiệu suất
vào cua vào phanh và giữ cho xe của bạn an toàn hơn khi di chuyển.
Thứ ba, nếu xe của bạn sử dụng hệ dẫn động AWD (dẫn động toàn thời gian), việc
lốp mòn đều sẽ giảm áp lực đối với hệ truyền động, điều này tác động tích cực đến
tuổi thọ của xe.
Các kiểu đảo lốp xe ôtô

Các
kiểu đảo lốp thường gặp: Chéo phía sau, chuyển tiếp chéo và X-Pattern. (từ trái
qua phải) Đồ họa: Trang Thiều
Kiểu đảo lốp phù hợp nhất với xe của bạn sẽ phụ thuộc vào loại lốp mà bạn đang
sử dụng, dù lốp xe của bạn là loại dẫn động cầu trước, cầu sau hay tất cả các bánh.
Và khi đảo bánh, cần xem lốp của bạn có phải là dẫn hướng hay không.
Các lốp có kích thước đồng nhất và không định hướng
Chéo phía sau
Đối với các loại xe ôtô dẫn động 4 bánh, tất cả các bánh nên sử dụng kiểu chéo
phía sau. Lốp sau được di chuyển đến trục trước và giữ ở cùng một bên của xe
trong khi lốp trước được chuyển sang hai bên đối diện của trục sau.
Chuyển tiếp chéo
Đây là kiểu phổ biến nhất cho xe dẫn động cầu trước. Lốp trục trước được chuyển
thẳng về phía sau trong khi lốp sau được chuyển lên theo đường chéo sang phía đối
diện của trục trước.
X - Pattern
Được khuyến nghị cho các phương tiện dẫn động cầu trước như xe tải nhẹ và xe
sedan. Tất cả các lốp đều được di chuyển theo đường chéo, có nghĩa là các lốp
được chuyển từ trục này sang trục ngược lại cũng như được định vị lại từ trục này
sang trục kia.

Phương pháp điều chỉnh độ chụm bánh xe ô tô

– Có thể cân chỉnh độ chụm bánh xe ô tô bằng những phương pháp đơn giản tại
nhà đều được. Bỏ tất cả các hàng hóa trên xe, đảm bảo xe không có bất kì vật dụng
nào. Bơm lốp xe đúng với áp suất nhà sản xuất quy định. Lúc này hai thanh routine
nằm ở vị trí thẳng hàng và có cùng độ dài. Chọn nơi bằng phẳng để xe đứng yên
với vô lăng thẳng. Sau đó bạn đẩy xe chuyển lên vào mét để nó tự động dừng lại
mà không dùng phanh. Để phuột cân bằng trở lại hãy ấn phần ca pô xuống vài lần.
Lưu ý lúc này không được đụng vào vô lăng hay ngồi trong xe.
– Cân chỉnh độ chụm bánh xe ô tô với các sợi dây dài

 Nổ máy đánh vô lăng về chính giữa cho xe đi thẳng một đoạn rồi dừng lại
 Kéo dây ngang lốp xe phía trước sao cho càng gần trung tâm càng tốt. Đánh dấu
lại vị trí và độ cao của dây trên lốp bằng phấn hoặc thước kẻ. Rồi đánh dấu điểm
tiếp xúc của má ngoài với lốp trên dây.
 Tiếp tục lặp lại các bước trên với vị trí đo ở phía sau lốp. Cố gắng đo tại điểm
song song với vị trí ban đầu đã đánh dấu. Nếu điểm đánh dấu trên trùng nhau thì
bánh xe của bạn có 4 độ chụm bằng không. Nếu không trùng thì bánh xe của bạn
có độ chụm âm hoặc dương tùy vào vị trí các điểm lệch nhau.
Phương pháp điều chỉnh độ chụm bánh xe
– Sử dụng thước hình tam giá vuông để kiểm tra góc camber

 Đặt thước vuông góc với lốp xe sao cho cạnh góc vuông ngắn song song với mặt
đất, cạnh góc vuông dài chạm vào thành lốp. Nếu xuất hiện một khoảng hở giữa
thước và lốp. Khoảng hở này có thể nằm ở phần trên hoặc phần dưới của lốp. Đo
và ghi nhận lại khoảng cách này.
 Góc camber dương nếu khoảng hở này nằm ở phần dưới hoặc góc âm thì phần
hở nằm ở phần trên. Để biết góc camber có sai lệch nhiều không, tiến hành đo
đạc con số ở cả hai bánh.
 Trường hợp, sai lệch nhiều quá, hãy đưa đên các trung tâm bảo dưỡng, garage
sửa chữa ô tô điều chỉnh lại
Phương pháp cân chỉnh góc camber
– Sử dụng máy cân chỉnh độ chụm bánh xe ô tô
Đây là phương pháp tốt và tiện lợi nhất. Với công nghệ hiện đại, thiết bị cân chỉnh
thước lái đo lường chính xác. Đến ngay các garage làm lốp, các trung tâm bảo
dưỡng xe máy nếu như thấy có dấu hiệu lệch bánh xe hoặc vô lăng bị lắc. Tại đây
các kỹ sư sẽ dùng máy cân chỉnh góc lái để điều chỉnh lại cho cân bằng.
Thiết bị cân chỉnh góc đặt bánh xe ô tô

Cân chỉnh độ chụm bánh xe bằng phương pháp thủ công

 Cách 1: Dùng thước kéo


Nổ máy, đánh vô lăng về chính giữa, cho xe đi một đoạn rồi dừng lại. Một người
kéo thước đặt mép thước vào gai bánh xe cách gầm xe 1 đoạn khoảng 2 - 3cm
(dùng gai nào cũng được nhưng trước và sau của bánh xe phải trùng gai đó).
Tiến hành đo khoảng cách trước và sau bánh xe, nếu chỉ chênh nhau từ 0 - 2.5mm
thì ok. Nhiều hơn mức đó thì ta cần phải tiến hành cân chỉnh lại. Bạn hãy nới ốc
hãm rotuyn lái ra để chỉnh, dùng cờ lê 13 hoặc 14 tùy loại xe.
Chú ý xem thước lái nằm phía trước hay phía sau bánh xe mà nới ra hay kéo vào.
Điều chỉnh cả 2 bên đến khi nào xe đi thẳng mà vô lăng nằm chính giữa là được.
Cân chỉnh độ chụm bánh xe thủ công

 Cách 2: Dùng dây


Cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy đánh vô lăng cho xe ở vị trí chính giữa để đi
thẳng.
Buộc dây vào sau xe, kéo qua bánh sau lên bánh trước sao cho dây nằm ở 2/3 từ
dưới đất tính lên cho đến nửa bánh xe.
Quan sát bánh xe trước, nếu phía trước bánh xe mà chạm dây thì phải chỉnh rotuyn
lái cho bánh xe qua phải.
Ngược lại nếu phía sau bánh xe chạm dây thì chỉnh cho bánh xe sang trái (tùy theo
chiều đi của xe). Cách chỉnh rotuyn thì giống như ở cách dùng thước kéo.

Quy trình điều chỉnh độ chụm bánh xe bằng máy


Đây là phương pháp hiện đại nhất đang được sử dụng, tốn chỉ vài phút đồng hồ,
tiết kiệm thời gian cũng như là công sức. Nó gồm các bước sau:
Cách cân chỉnh độ chụm bánh xe bằng máy

 Lái xe vào cầu nâng  để tiến hành kiểm tra xe.


 Tiến hành kiểm hơi cho lốp xe, quan sát các thông số kỹ thuật rồi tháo ống
hơi.
 Kỹ thuật viên lắp đặt target vào 4 bánh xe.
 Đánh lái theo chỉ dẫn của hệ thống hiển thị trên màn hình của máy.
 Máy căn chỉnh độ chụm bánh xe sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo sai lệch
nếu có
 Kỹ thuật viên sẽ tiến hành sửa chữa nếu như có sai lệch gì.
 Xoay vô lăng để đảm bảo thước lái đã được cân chỉnh đúng chuẩn
 Tháo các target ra khỏi 4 bánh xe, hạ bàn nâng xuống và đưa xe ra khỏi máy,
tiến hành chạy t

Quy trình cân chỉnh thước lái bằng máy cân chỉnh độ chụm

 Lái xe vào cầu nâng. Nâng cầu nâng vừa tầm để tiến hành kiểm tra xe
 Tiến hành kiểm hơi cho lốp xe. Sau đó quan sát các thông số kỹ thuật, tháo ống
hơi
 Lắp đặt target vào 4 bánh xe
 Đánh lái theo chỉ dẫn của hệ thống hiển thị trên màn hình thiết bị cân chỉnh
thước lái
 Thiết bị cân chỉnh góc lái sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo sai lệch nếu có
 Kĩ thuật viên sẽ tiến hành sửa chữa khi hệ thống thông báo có sai lệch
 Xoay vô lăng sau khi sửa chữa, để đảm bảo thước lái đã được cân chỉnh đúng
chuẩn
 Tháo các target ra khỏi 4 bánh xe, hạ bàn nâng xuống và đưa xe ra khỏi
 Cho xe chạy thử thể đường

Cân chỉnh độ chụm bằng máy cân chỉnh góc lái HPA

You might also like