You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

MÃ HỌC PHẦN : INE3107

Học kỳ II năm học 2020 - 2021

Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Yến

Mã sinh viên : 18050635

Giảng viên giảng dạy : TS. Nguyễn Lan Anh


TS. Bùi Hồng Cường

HÀ NỘI, 05/2021
MỤC LỤC
Bài 1: ...................................................................................................................... 3
1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ............................................ 3
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam ............................. 4
2) Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên như
thế nào? .............................................................................................................. 6
2.1. Tình hình chung ...................................................................................... 6
2.2. Tổng quan về thị trường .......................................................................... 7
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của COVID – 19 đến việc xuất khẩu các mặt hàng
nông sản nêu trên. .......................................................................................... 9
Bài 2: .................................................................................................................... 10
1) Soạn thảo một thư đặt hàng bằng Tiếng Anh gửi cho người Bán ? ............ 10
2) Soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh bằng tiếng Anh để gửi cho người Bán?
.......................................................................................................................... 12
Bài 3: .................................................................................................................... 15
1) Rủi ro được chuyển từ người bán sáng người mua khi nào? .................. 15
2) Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm với điều kiện
nào ?15
3) Khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng Sài Gòn thì vào thời điểm này
quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua chưa?
Tại sao? ............................................................................................................ 16
4) Giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB? ................................................................................................................ 16
5) Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.......................................................................... 17
Bài 4: .................................................................................................................... 17
1) Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai? Vì sao? ................................ 18
2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên? ............................ 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 19

2
Bài 1: Hãy chọn một trong các ngành hàng sau: Dệt may; Gạo, Cà phê, Thủy sản để:
1) Phân tích, đánh giá tình hình xuấtkhẩu của ngành hàng đó của Việt Nam trong giai
đoạn 2015 –2020(về kim ngạch xuất khẩu, về thị trường xuất khẩu)?
2) Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên như thế nào?
Bài làm
1) Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành gạo của Việt Nam trong
giai đoạn 2015-2020.
1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam và trong ¼ thế kỷ qua đã đứng thứ hạng qua đã
đứng thứ hạng cao trên thế giới, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Trong rất nhiều
năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau Thái Lan về sản lượng gạo
xuất khẩu. Từ năm 2013, Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 đứng sau Thái Lan và Ấn Độ.
Tuy nhiên đến 2020, trước tình hình của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu gạo trên thế giới
tăng cao, Việt Nam đã vượt Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới.

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Qua số liệu thống kê, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm
2015 đến năm 2020 có nhiều biến động. Tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế
giới giảm từ 2,68 tỷ USD (6.56 triệu tấn) xuống 2,2 tỷ USD (4,88 triệu tấn) giai đoạn

3
2015-2016. 2016 được coi là năm sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu xuất khẩu thấp kỉ
lục trong hai thập kỉ qua. Nguyên nhân là do sản lượng, giá trị gạo xuất khẩu của Việt
Nam tại các thị trường Philippines, Trung Quốc liên tục giảm sâu vì các đối thủ liên tục
“chuyển mình” thay đổi để bắt kịp cơ hội đến từ các thị trường béo bở này còn gạo Việt
Nam lại chưa có sự thay đổi rõ rệt và còn vì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng từ
408USD lên 435USD nên khó cạnh tranh.
Tuy nhiên từ năm 2017 đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã
tăng từ 2.6 tỷ USD lên 3,07 tỷ USD đặc biệt từ đại dịch COVID-19. Giai đoạn 2017-
2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã dần có sự hồi phục hơn khi sản lượng tăng gần
25% từ 4,88 triệu tấn lên 6,12 triệu tấn và đạt giá cao. Năm 2019 là một năm đầy biến
động với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên xuất khẩu gạo
lại tìm được “lối thoát” vì nhu cầu gạo trên thế giới tăng cao. Sản lượng gạo xuất khẩu
tiếp tục tăng 6% với tổng kim ngạch đạt 2,81 tỷ USD tuy nhiên giá gạo lại giảm sút. Năm
2020 đã cho thấy sự hồi phục và ổn định hơn khi giá tăng lại 499USD với sản lượng 6,15
triệu tấn.
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam
Bên cạnh kim ngạch xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5
năm từ 2015-2020 vừa qua cũng có nhiều biến động.

4
Nguồn: Báo Dân trí
Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu gạo Việt Nam
khi liên tục chiếm 1/3 tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2015 đến
năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng từ
0,85 tỷ USD lên 1 tỷ USD. Tuy nhiên từ năm 2018 đã thấy có sự giảm sút cả về sản
lượng từ 2,3 triệu tấn xuống 1,3 triệu tấn (giảm hơn 70%) và kim ngạch giảm từ 1 tỷ
USD còn 0,68 tỷ USD. Philippines là thị trường đứng thứ 2 ngay sau Trung Quốc và
ngày càng trở thành đối tác xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam khi tổng giá trị liên
tục tăng từ 0,16 tỷ USD lên 0,84 tỷ USD giai đoạn 2016-2019 (tăng gấp 5 lần) và sản
lượng tăng đáng kể từ 394 nghìn tấn lên 2 triệu tấn. Ngoài ra các thị trường truyền thống
khác như Indonesia, Bangladesh, Malaysia, Hồng Kông cũng là những đối tác thân tín
trong xuất khẩu gạo Việt Nam.
Năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt mới khi dịch COVID -19 làm cho Trung Quốc
giảm nhập khẩu tất cả mặt hàng và đặc biệt là gạo khi sản lượng gạo xuất khẩu sang đây
chỉ còn 447 nghìn tấn tương đương với 240 triệu USD chiếm 7% tỷ trọng và kim ngạch
giảm 65%, Philippines đã vươn trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,

5
đạt 2,3 triệu tấn, tăng 100% sản lượng so với năm 2018 và chiếm 33,5% trong tổng xuất
khẩu cả nước. Bên cạnh đó, Hồng Kông (120 nghìn tấn), Singapore (100 nghìn tấn), Bờ
Biển Ngà (583 nghìn tấn), Ghana (427 nghìn tấn) đã bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu
mạnh của các thị trường truyền thống của Việt Nam.
2) Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng trên như thế
nào?
Những năm qua, xuất nhập khẩu luôn giữ vững vị trí một trong ba “cỗ xe tam
mã” đưa kinh tế Việt Nam liên tục đạt được nhiều thành tích trong suốt nhiều năm;
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
đạt được mục tiêu trước thời hạn. Tuy nhiên, dịch Covid-19 được ví như cơn bão quét
qua cả nền kinh tế trong năm 2020 - năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.1. Tình hình chung


Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch nhóm hàng này ước đạt 22,67 tỷ
USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm
0,9%; rau quả giảm 11,7%; hạt điều giảm 1,7% (lượng tăng 13,2%); cà phê giảm 2,9%
(lượng giảm 3,9%); hạt tiêu giảm 11,5% (lượng giảm 1,8%); cao su giảm 1,4% (lượng
tăng 0,4%); chè các loại giảm 5,3% (lượng tăng 1,2%). Riêng mặt hàng gạo và sắn và
các sản phẩm từ sắn có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ, lần lượt tăng 10,4%
và 2,4%.

Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, năm 2020, toàn ngành nông nghiệp đã đạt được
những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%, tổng kim
ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD, trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che
phủ rừng đạt 42%, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người. Trong đó,
giá trị xuất khẩu nhóm nông sản và lâm sản chính tương đương tháng 10, nông sản đạt
khoảng 1,6 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,2 tỷ USD; thủy sản đạt 800 triệu USD (giảm
12,9%) và chăn nuôi đạt 33 triệu USD (giảm 11,5%).

Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt
37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính

6
ước đạt gần 16,76 tỷ USD, giảm 0,5%; chăn nuôi ước đạt 297 triệu USD, giảm 18,5%;
thủy sản ước đạt khoảng 7,75 tỷ USD, giảm 0,9%; lâm sản chính đạt trên 11,65 tỷ USD,
tăng 15,0%.

Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19, một số
mặt hàng vẫn đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: gạo, rau, sắn, tôm, gỗ
và sản phẩm gỗ, quế, mây tre.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 2,8 tỷ USD (tăng 10,4%); rau đạt 621 triệu
USD (tăng 7,7%); sắn và sản phẩm sắn đạt 874 triệu USD (tăng 2,3%), xuất khẩu tôm
thu về gần 3,4 tỷ USD (tăng 9,7%); quế đạt 222 triệu USD (tăng 37,2%); gỗ và sản
phẩm gỗ đạt khoảng 10,9 tỷ USD (tăng 14,1%); mây, tre, cói thảm đạt 545 triệu USD
(tăng 26,1%)

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực năm 2020.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2. Tổng quan về thị trường


Về thị trường xuất khẩu, tính chung 11 tháng, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường
chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9,8 tỷ USD, tăng 22,3%
7
so với cùng kỳ và chiếm khoảng 26,2% thị phần. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn
thứ 12 của Hoa Kỳ.

Tiếp đến là Trung Quốc ước đạt gần 9,2 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ và
chiếm 24,6% thị phần; hiện nay, Trung Quốc đã mở cửa thị trường XK cho 10 nhóm
sản phẩm của Việt Nam (xoài, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu, thanh long, mít, măng
cụt, chuối, thạch đen). Hai bên đang nỗ lực đàm phán để thúc đẩy các mặt hàng nông
sản của Việt Nam được XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc theo thứ tự ưu
tiên những sản phẩm hai bên đang cần để trao đổi. Cụ thể, trước mắt sẽ có sầu riêng,
khoai lang đang xúc tiến để được XK chính ngạch sang Trung Quốc. Mọi hồ sơ đã
xong, chỉ còn một bước kiểm tra thực địa, tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19
nên hai bên sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

Thị trường EU ước đạt 3,44 tỷ USD, giảm 0,3% và chiếm 9,2% thị phần. Ngay
sau khi EVFTA có hiệu lực, liên tiếp các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo,
trái cây, cà phê, tôm… được xuất sang châu Âu (EU) và bước đầu hưởng lợi theo các
cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Cụ thể, trong hơn 1
tháng triển khai EVFTA, những tác động tích cực đã lan tỏa đến ngành gạo xuất khẩu.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn
tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Số liệu của Tổng cục Thống kê
cho thấy, trị giá xuất khẩu gạo tháng Tám vừa qua của Việt Nam vào thị trường EU đạt
hơn 1,2 triệu USD, tăng tới 93,5% so với tháng Bảy và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm
trước. Tám tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đi EU đạt trên 15.800 tấn gạo, với giá
trị xấp xỉ 8,5 triệu USD. Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết
năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19.

Xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt khoảng 3,43 tỷ USD, tăng 2,8% và chiếm
9,18% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,5% và chiếm gần
8,3% thị phần.

8
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của COVID – 19 đến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản
nêu trên.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID 19 đã gây ra những tác động tiêu cực
đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là xuất khẩu nông sản nói riêng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu chung
của ngành nông sản trong 11 tháng đầu năm 2020 ước đạt 22,67 tỷ USD, giảm 1,8% so
với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch của cách mặt hàng trong nhóm ngành này cũng lần
lượt giảm theo tuy nhiên vẫn có một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao như gạo, sắn,
cao su…. Đại dịch diễn ra khiến cho giao thông hạn chế sẽ cản trở hoạt động giao dịch,
trao đổi, làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý các bên trong lĩnh vực thương
mại nông sản. Việc tạm dừng đường bay, khó khăn trong giao thông giữa các nước sẽ
gây ảnh hưởng lớn đối với: Hoạt động giao dịch, làm việc trao đổi của doanh nghiệp
các nước, đặc biệt đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường
hàng không, đường thủy, đường bộ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản tồn ứ
không xuất ra ngoài được và đã nhiều lần phải kêu gọi “giải cứu nông sản”. Đây là thời
điểm mà xuất khẩu nông sản Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu cố hữu. Đó là trồng
trọt, chăn nuôi tự phát, chưa theo quy hoạch và không gắn với chế biến, phát triển và
xây dựng thương hiệu kém. "Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc
ùn ứ nông sản là do công tác nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường trong
lĩnh vực nông nghiệp của nước ta còn nhiều hạn chế. Người sản xuất thiếu thông tin
hoặc không được cung cấp thông tin kịp thời, thiếu sự hướng dẫn, tư vấn, khuyến cáo
của các cơ quan chức năng trong quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, nông sản của
nước ta vẫn đang trong tình trạng bán cái mình có chứ chưa bán cái thị trường cần...",
Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Đỗ Hà Nam phân tích. Ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất có thể kể đến chính là trường hợp hầu hết các sản phẩm trái cây chủ lực như
thanh long, dưa hấu, sầu riêng, mít xuất khẩu tươi tồn đọc hàng chục nghìn tấn. Trung
Quốc trước nay là thị trường xuất khẩu chủ lực của nông Việt Nam tuy nhiên do dịch
COVID 19 diễn ra phức tạp khiến cho giới cầm quyền nước này quyết định ngưng nhập
nông sản Việt điều này đã khiến nông sản Việt rơi vào tình trạng “khốn đốn”. Ngoài ba

9
sản phẩm trái cây chủ lực chịu thiệt hại nặng nhất là thanh long, sầu riêng, mít với “hiệu
ứng domino” các loại trái cây còn lại như chôm chôm, ổi, dưa hấu cũng bị ảnh hưởng
xấu. Hay việc EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam quyết định đóng cửa
biên giới 30 ngày cũng khiến cho giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường
này nửa đầu năm 2020 sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên bên cạnh các thách thức được đặt ra thì COVID 19 cũng là cơ hội để
chúng ta tìm kiếm, đa dạng hóa các thị trường thương mại, logistics. Đối với xuất khẩu
nông sản, những năm gần đây các nước tăng cường hàng rào phi thuế quan làm cho
chúng ta nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản. Điều này là một tín hiệu tốt để xuất
khẩu sang các thị trường khó tính hơn. Ví dụ điển hình là vào năm 2020 Mỹ đã vượt
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam khi chiếm
26,2% (tăng 22,3% so với cùng kỳ). Một sự kiện quan trọng khác trong năm 2020 là
Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào ngày
12-02 đã mở ra cơ hội vàng cho chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu mà Việt Nam là mắt
xích quan trọng. Việt Nam có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, tái cấu trúc nền kinh tế, tái
cấu trúc không gian thị trường, tăng cường tính tự chủ, nội lực ứng phó với dịch bệnh
COVID-19, giảm lệ thuộc vào thị trường nước ngoài và củng cố, nâng cao vị thế Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bài 2: Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) muốn
mua 10 xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngỗi. Công ty nhận được thư chào giá bán xe ô tô du lịch 5chỗ
ngồi mới 100% hiệu Toyota Camry Brand New, màu đen ,dung tích: 2500cc, sản xuất 2019,
của Tập đoàn Toyota Corporation (Nhật Bản). Với giá 33.270USD/chiếc, FOB cảng Kobe
(Nhật Bản). Hãy:

1) Soạn thảo một thư đặt hàng bằng tiếng Anh gửi cho người Bán?

2) Soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh bằng tiếng Anh để gửi cho người Bán?

1) Soạn thảo một thư đặt hàng bằng Tiếng Anh gửi cho người Bán ?

10
HOANG HA TRADING LTD., PURCHASE ORDER
No 183 Chua Lang, Lang Thuong Ward, Dong Order date: May 1 t h , 2021
Da District, Ha Noi, Vietnam. PO Number: 1000010521
Tel: + 84-24-3200-6868
Fax: +84-24-32-019-999
Email: hoanghaltd@gmail.com

VENDOR: TOYOTA CORPO RATION SHIP TO: HOANGHA TRADING LTD.,


No 68 Arashiyama, Toyota City, Japan No 183 Chua Lang, Lang Thuong Ward,
Tel: +81-565-123-987 Dong Da District, Ha Noi, Vietnam.
Fax: +81-565-124-567
Bank: Mitsubishi UFJ Bank, Aichi Branch Tel: + 84-24-3200-6868
Fax: +84-24-32-019-999
Email: hoanghaltd@gmail.com

P.O DATE REQUISITIONER SHIPPED VIA F.O.B. POINT TERMS


5/1/2021 HOANGHA TRADING SEA KOBE PORT, JAPAN FOB
LTD.,
QTY UNIT DESCRIPTION UNIT PRICE TOTAL
10 CAR TOYOTA CAMRY BRAND NEW 33.270$ 332.700$
SUBTOTAL 332.700$
SALES TAX 0
1. Please send two copies of your invoice. SHI PPIN G AN D 0
2. Enter this order in accordance with the prices, terms, delivery method, and HAN DLIN G
OT HE R 0
specifications listed above.
TO T AL 332.700$
3. Please notify us immediately if you are unable to ship as specified.
4. Send all correspondence to:
HOAN G HA T RA DI N G L T D . ,
No 183 Chua Lang, Lang Thuong Ward,
Dong Da District, Ha Noi, Vietnam.
Tel: + 84-24-3200-6868
Fax: +84-24-32-019-999
Email: hoanghaltd@gmail.com

11
Thank you for your prompt and expenditious handling of this
order
Yours sincerely,

Hoang Van Ha
Director of Hoangha Trading Ltd.,

2) Soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh bằng tiếng Anh để gửi cho người Bán?
CONTRACT
No: 052/IM-16. Date: 10/05/2021
BETWEEN: TOYOTA CORPORATION
Address: No 68 Arashiyama, Toyota City, Japan
Tel: +81-565-123-987
Fax: +81-565-124-567
Represented by Mr. Sachio Yotsukura
Hereinafter called THE SELLER
AND: HOANGHA TRADING LTD.,
Address: No 183 Chua Lang, Lang Thuong Ward, Dong Da District, Ha Noi, Vietnam.
Tel: + 84-24-3200-6868
Fax: +84-24-32-019-999
Represented by Mr. Hoang Van Ha
Hereinafter called THE BUYER
It has been agreed that the Buyer buys and the Seller sells on the terms and conditions
as follows:
ARTICLE 1: COMMODITY
1.1/ Description and specification: TOYOTA CAMRY BRAND NEW
Model: Brand new, 5 seats, Color: Black, 2500cc, produced in 2019
1.2/ Country of origin: JAPAN
1.3/ Packing: Loaded into containers.
1.4/ Marking:

12
Consignee: HOANGHA TRADING LTD.,
Contract No: 052/IM-16
1.5/ Spare part: Spare parts are sent at the same time with the Cars

ARTICLE 2: QUANTITY: 10 Units

ARTICLE 3: PRICE
3.1/ Unit price: USD 33,270
(Understood FOB KOBE PORT, JAPAN (Incoterms 2010)
3.2/ Total value: USD 332,700.00
To be: US Dollars three hundred and thirty-two thousand seven hundred only.

ARTICLE 4: SHIPMENT
4.1/ Port of loading: Kobe Port, Japan
4.2/ Port of destination: Dinh Vu port, Haiphong City of Vietnam
4.4/ After shipment, within 24 hours, the Seller shall telex advising the Buyer of
commodity, contract number, quantity, weight, invoice value, name of carrying vessel,
loading port, number of Bill of Lading, date of shipment.

ARTICLE 5: PAYMENT
5.1/ By Irrevocable L/C at sight in favour of TOYOTA CORPORATION. at the JOINT
STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM AT HANOI
CITY (VIETCOMBANK HANOI CITY)
5.2/ Document for payment: Payment shall be made upon presentation to bank of the
following documents:
a) Full set (3/3) Clean on Board Bill of Lading, made out to order blank endorsed,
marked (FREIGHT COLLECT)

13
Full set (3/3) of original “clean on board” ocean bills of lading made out to order of
MITSUBISHI UFJ BANK, AICHI BRANCH, marked “freight collect” and notify the
applicant
b) Commercial invoice signed by hand in triplicate
c) Packing list in triplicate
d) Certificate of quality in triplicate issued by seller
e) Certificate of quantity in triplicate issued by seller
f) Certificate of origin form AJ in triplicate issued by Japan
g) The seller's confirmation in triplicate advising the Buyer the shipping particulars

ARTICLE 6: CLAIM
The Seller as the ability for processing the inspection of goods before shipment and to
bear all expenses occured.
In the case of loss or damage after goods landed at port of arrival all by the Buyer shall
be made claim for quantity must be presented two month after arrival of goods at Dinh
Vu Port, claim for quality within three month after the goods at Dinh Vu Port, and shall
be confirmed in writting together with survey report of the goods inspection office of the
VINACONTROL. The survey report of VINACONTROL should be regards as final.
Whenever such claim is to be proved as of the seller's responsibility. The seller shall
settle without delay.

ARTICLE 7: ARBITRATION
7.1/ In the course of execution of this contract all disputes not reaching an amicable
agreement shall be settle by the Vietnam foreign trade arbitration committee attached to
the Chamber of Commerce of S.R. Vietnam if the Buyer is the depending party and vise-
versa, whose decision shall be accepted as final the both parties.
7.2/ The fees for arbitration and/or other charges shall be borne by the losing
party, unless otherwise agreed.

ARTICLE 8: AMENDMENT/ALTERATIONS

14
Any amendments or alterations of the terms of this contract must be mutually agreed
previously and made in writting.
Made at Hanoi City, this day of Mar.10th, 2021 in English language, in 06 copies, of
which 03 for each party.

FOR THE SELLER FOR THE BUYER


(Signed) (Signed)

Bài 3: (3) Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho
công ty Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT CIF cảng Hồng Kông (Incoterms
2020). Cảng bốc là cảng Sài Gòn, thanh toán bằng L/C at sight.
1) Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?
2) Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm với điều kiện nào?
3) Khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng Sài Gòn thì vào thời điểm này quyền sở
hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua chưa? Tại sao?
4) Giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB?

5) Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu

Bài làm

1) Rủi ro được chuyển từ người bán sáng người mua khi nào?
- Tại cảng xếp hàng, người bán mang hàng đến cảng, xếp hàng lên tàu. Hàng an
toàn trên tàu là người bán hết trách nhiệm. Mọi rủi ro sau đó với hàng hóa thuộc
về trách nhiệm người mua. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho
người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ
- Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế nếu tổn thất xảy ra trên đường
vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra chịu bảo hiểm.
2) Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm với điều kiện nào ?
Trong CIF, người bán là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa để bảo
vệ quyền lợi của người mua ở điều kiện bảo hiểm tối thiểu (loại C).

15
3) Khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng Sài Gòn thì vào thời điểm này quyền
sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua chưa? Tại
sao?
Theo điều 62 Luật Thương mại quy định:
“ Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác,
quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao”.
Theo điều 92.1 Bộ luật Hàng hải quy định:
“ Người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho
người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa chuyển giao quyền này cho người khác, có
quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng
hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường
mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện các
yêu cầu của người gửi hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn đã ký phát”.
Như vậy, khi hàng hóa giao lên tàu tại cảng Sài Gòn thì vào thời điểm này quyền
sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua.

4) Giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB?
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán FOB vì quyền chủ động phương
tiện thuộc về nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhận
ưu đãi mà hãng tàu dành cho, có thể chọn lựa được những hãng tàu rẻ hơn giá đã tính
cho nhà nhập khẩu bên kia; hơn nữa, khi thuê những hãng tàu của Việt Nam, doanh
nghiệp sẽ nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm
thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng; kim ngạch xuất khẩu
của doanh nghiệp vì thế cũng tăng, giảm được ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tạo điều kiện
cho ngành vận tải biển Việt Nam phát triển.
Nói cách khác, khi giao hàng giá CIF, đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ
thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu
vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn.
Doanh nghiệp sẽ rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều
tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước
ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là
hàng nông sản.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container): Các công
ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các DN liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và
thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp
này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước
ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.

16
5) Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu
Incoterms có 5 vai trò quan trọng sau:
- Incoterms là một bộ các qui tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế
được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới;
- Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương;
- Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại
thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương; Là cơ sở quan trọng để xác định
giá cả mua bán hàng hóa;
- Là căn cứ pháp lí quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có)
giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Incoterms chỉ áp dụng cho những hàng hóa hữu hình còn những hàng hóa vô hình như
công nghệ, phần mền, chương trình phần mền, bảo hiểm… thì không áp dụng.

Nắm rõ về Incoterms là điều kiện rất quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hóa một cách an toàn. Các doanh nghiệp cần phải thuộc Incoterms như thuộc bảng "cửu
chương" để có thể dễ dàng đàm phán với các đối tác cũng như hiểu rõ những nhiệm vụ
doanh nghiệp cần làm khi xuất khẩu hàng hóa ra các nước.

Bài 4: Một DN ở Hà Nội nhập lô hàng thức ăn chăn nuôi trị giá 1.400.000 USD, từ
một Cty ở Singapore theo điều kiện CFR cảng Hải Phòng, Incoterms 2020. Theo điều
kiện CFR, người bán đã thuê tàu chở lô hàng này về VN. Sau khi tàu rời cảng xếp
hàng, người bán đã lấy vận đơn và lập bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C
và đã nhận đủ tiền hàng. Nhưng 4 ngày trước khi tàu cập cảng VN, khi đang đi qua eo
biển Malaysia, bị va phải đá ngầm, nước tràn vào, làm hư hại gần như toàn bộ hàng
hóa trên tàu. Khi được thông báo vụ việc, người mua yêu cầu người bán phải có trách
nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Ngay lập tức người bán giải thích rằng họ
đã nhận đủ tiền bán hàng và phía người mua cũng đã nhận đủ bộ chứng từ hợp lệ, điều
này cũng đồng nghĩa với việc người bán đã hoàn thành mọi nghĩa vụ giao hàng và về
măt pháp lý họ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra vì theo điều kiện CFR rủi ro
về hư hỏng mất mát hàng hoá đã chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng
đã giao lên tàu ở cảng xếp hàng. Phía người mua ngay lập tức phản đối lập luận của
người bán. Cho biết:

17
1) Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai? Vì sao?
2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên?

Bài làm

1) Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai? Vì sao?
Việc khiếu nại bên mua là sai vì chiếu theo Incoterms 2020 điều kiện CFR thì rủi ro được
chuyển giao khi người bán giao hàng xong lên cảng tại nước người bán. Vì vậy, trong
trường hợp này khi người bán đã giao xong hàng hoá và đã lấy vận đơn cũng như lập bộ
chứng từ thanh toán theo phương thức L/C thì đã hoàn thàn nghĩa vụ. Do đó rủi ro tàu
va phải đá ngầm là rủi ro sau khi quá trình chuyển giao rủi ro diễn ra. Vậy nên, người
mua kiện người bán là sai.
2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên?
• Người mua sẽ là người chịu tổn thất trong trường hợp này
• Vì Theo CFR – Incoterm 2020, rủi ro đã chuyển từ người bán sang người mua kể từ
khi hàng hóa đã giao lên tàu ở cảng xếp hàng. Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa bị
hư hại kể từ sau khi đã được giao lên tàu ở cảng xếp ở nước người bán, người mua sẽ
chịu hoàn toàn rủi ro và tổn thất. Trong trường hợp này, hàng hóa đã bị hư hỏng sau khi
được giao lên tàu (hư hỏng trong chặng vận tải chính) nên người mua là người phải chịu
tổn thất
• Bên cạnh việc người mua chịu tổn thất về hàng hoá, tàu bị va phải đá ngầm khiến tàu
bị hư hại. Vậy nên, trong trường hợp này, hãng tàu (chủ tàu) sẽ phải chịu tổn thất về
tàu của mình.

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục Hải quan. (2019). Thống kê hải quan. Nguồn


https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuThongKe.aspx?&Gr
oup=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%
AA.
2. Tổng cục thống kê (2019). Báo cáo kinh tế - xã hội hàng tháng. Nguồn:
https://www.gso.gov.vn/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-hang-thang/
3. Thông tấn xã Việt Nam
4. ThS. Ngô Quỳnh Trang (2015), Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn
2008 – 2015.
5. Trần Công Thắng & Trương Thị Thu Trang. (2020). Ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 tới nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nguồn:
https://nardt.org/images/ACC_1/files/1_%20COVID-
19%20tac%20dong%20NNNT-9_7_2020.pdf
6. Bộ Công Thương. (2021). Thông tin về tình hình xuất khẩu gạo. Nguồn:
https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/bo-cong-thuong-thong-
tin-ve-tinh-hinh-xuat-khau-gao-18209-22.html.

19

You might also like