You are on page 1of 14

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN


 Các yêu cầu chung trong đánh giá cảm quan:
 Môi trường
Yên tĩnh, không thay đổi, tập trung cao, điều kiện kiểm soát (không mùi lạ, độ sáng, môi
trường thoải mái nhiệt độ 22 - 240C, khu vực chuẩn bị mẫu tách biệt với khu vực đánh giá
cảm quan)
 Mẫu
Kích cỡ, nhiệt độ mẫu đồng nhất. Mã hóa mẫu, thứ tự trình bày mẫu.
 Cảm quan viên
4 loại (người tiêu dùng, người tiêu dùng tương đương, phòng thí nghiệm, được huấn luyện)
 Phương pháp đánh giá.
Mục tiêu để lựa chọn phép thử thích hợp (các sản phẩm có khác nhau không  Phép thử
phân biệt. Nếu khác biệt thì khác biệt như thế nào  Phép thử mô tả. Sự chấp nhận của sản
phẩm  Phép thử thị hiếu)
 Các yếu tố ảnh hưởng
Các loại sai số (sai số do dự tính, sai số do kích thích, sai số luận lý, hiện tượng Halo, lời đề
nghị, hiện tượng ảnh hưởng tương phản, thế hiệu dịch vị trí, thời gian đánh giá)
 Phép thử phân biệt: (Các sản phẩm có khác nhau?)
Có 2 nhóm lớn:
 Phép thử phân biệt tổng thể (tam giác, 2-3, cặp đôi, 2-5, A hoặc không A)
Sự khác biệt rất ít.
Xác định sự khác nhau giữa hai hay nhiều mẫu khi không biết bản chất sự khác nhau. Vì vậy
khi thử các cảm quan viên phải tực xác định bản chất sự khác nhau giữa các mẫu.
 Phép thử phân biệt các thuộc tính đơn lẻ (cặp đôi có định hướng, so hàng, cho điểm)
Sự khác nhau rõ ràng. Thuộc tính X của sản phẩm có khác nhau giữa các mẫu.
 Phép thử mô tả: (Nếu các sản phẩm là khác biệt, sự khác biệt là nhƣ thế nào?)
Bao gồm việc phát hiện và mô tả (định tính và định lượng) các đặc tính cảm quan của sản phẩm bởi
hội đồng đánh giá cảm quan đã được huấn luyện. Bao gồm:
 Các đặc tính của sản phẩm: định tính.
 Cường độ: định tính.
 Thứ tự xuất hiện: thời gian.
 Cảm giác tổng thể: tổng hợp
Ứng dụng:
 Cung cấp tài liệu cho sản phẩm “chuẩn”.
 Phát hiện, xác định và định lượng các đặc tính cảm quan của sản phẩm.
 Xây dựng tương quan giữa kết quả đánh giá cảm quan và đánh giá bằng thiết bị/đo lường hóa
học.
 Theo dõi chất lượng sản phẩm.
 Tổng hợp các ý kiến, kết quả đánh giá của người tiêu dùng.
 Tối ưu hóa sản phẩm.
 So sánh sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.
 Nghiên cứu về tính ổn định của bao bì sản phẩm.
CHƢƠNG 2
LỰA CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN CẢM GIÁC

Bài 1: Nhận biết 5 vị cơ bản


Mục đích: Nhận biết 5 vị cơ bản
Lượng mẫu chuẩn bị:
 30 cảm quan viên x 30 ml (1 vị)  1000 ml mẫu / 1 vị
 Cốc thủy tinh 1000 ml: 4 cái
 Nƣớc thanh vị
 Phụ gia (10 nhóm):
o Saccharose: 200 g
o Acid citric: 7 g
o NaCl: 200 g
o Caffeine: 7 g
o Cà chua bi: 360 trái.
Chuẩn bị mỗi thành viên 4 cốc mẫu đã mã hóa, mỗi cốc 30 ml.
STT Vị Nguyên liệu Nồng độ (g/lít) Mã hóa
1 Ngọt Saccharose 20,0 117
2 Chua Acid citric 0,5 549
3 Mặn NaCl 2,0 533
4 Đắng Caffeine 1,0 896
5 Umami Cà chua bi 1 trái
Alum 10,0 713
Yêu cầu: Trả lời đúng các vị cơ bản.
Bài 2: Nâng cao khả năng nhận biết 4 vị cơ bản
Mục đích: Nâng cao khả năng nhận biết 4 vị cơ bản.
Lượng mẫu chuẩn bị:
 30 cảm quan viên x 30 ml (1 vị)  1000 ml mẫu / 1 vị
 Cốc thủy tinh 1000 ml: 10 cái
 Phụ gia (10 nhóm):
o Saccharose: 102 g
o Acid citric: 9 g
o NaCl: 23 g
o Caffeine: 0,5 g
Chuẩn bị mỗi thành viên 10 cốc mẫu đã mã hóa, mỗi cốc 30 ml. Các mẫu được sắp xếp ngẫu nhiên.
STT Vị Thành phần Nồng độ (g/lít) Mã hóa
1 Chua Acid citric 0,2 759
2 Ngọt Saccharose 4,0 423
3 Chua Acid citric 0,3 132
4 Đắng Caffeine 0,2 754
5 Mặn NaCl 0,8 384
6 Ngọt Saccharose 6,2 862
7 Đắng Caffeine 0,3 245
8 Nước trắng 458
9 Mặn NaCl 1,5 396
Yêu cầu: Mỗi mẫu chỉ thử 1 lần. Cảm quan viên nếm từ trái qua phải, ghi lại cảm giác nhận được
(chua, ngọt, đắng, mặn, không vị) trên phiếu trả lời. Nếu trả lời sai, cảm quan viên tiếp tục thử lại
toàn bộ mẫu sau khi thứ tự và mã mẫu được thay đổi. Làm nhiều lần tới khi người thử nhận được
thông thạo các vị trên.

Bài 3: Kiểm tra ngƣỡng cảm giác vị


Mục đích: Kiểm tra ngưỡng cảm giác vị. Xác định cảm quan viên có ngưỡng cảm giác thấp, luyện
tập hạ ngưỡng cảm giác.
 30 cảm quan viên x 30 ml (1 vị)  1000 ml mẫu / 1 vị
 Cốc thủy tinh 1000 ml: 10 cái
 Phụ gia (10 nhóm):
o Saccharose: 380 g
o Acid citric: 26 g
o NaCl: 160 g
o Caffeine: 6 g
Chuẩn bị 4 dãy dung dịch A, B, C, D và một dãy nước trắng E. Mỗi lần giới thiệu cho thành viên 2
dãy (C và A, D và C, B và E). Các mẫu xếp theo nồng độ tăng dần.
Nồng độ (g/lít)
STT Mã hóa
A: Saccharose B: NaCl C: Acid citric D: Caffeine
1 0,1 0,4 0,12 0,036 298
2 1,5 0,6 0,14 0,038 665
3 2,0 0,8 0,16 0,040 635
4 2,5 1,0 0,18 0,042 131
5 3,0 1,2 0,20 0,044 917
6 3,5 1,4 0,22 0,046 365
7 4,0 1,6 0,24 0,048 332
8 4,5 1,8 0,26 0,050 896
9 5,0 2,0 0,28 0,052 314
10 5,5 2,2 0,32 0,054 688
Yêu cầu: Cảm quan viên nếm từ cốc 1 đến cốc 12, sau mỗi cốc ghi cảm giác nhận được vào phiếu
trả lời. Nếu không có vị ghi là 0, nếu chưa rõ vị gì ghi dấu chấm hỏi (?), nếu rõ vị thì ghi kèm nồng
độ (chua nhẹ, chua mạnh,…).

Bài 4: Phân biệt cƣờng độ vị


Mục đích: Phân biệt cường độ vị ngọt
 30 cảm quan viên x 30 ml (1 vị)  1000 ml mẫu / 1 vị
 Cốc thủy tinh 1000 ml: 7 cái
 Phụ gia (10 nhóm):
o Saccharose: 630 g
o Acid citric: 22 g
o NaCl: 170 g
Chuẩn bị mỗi thành viên 4 cốc mẫu đã mã hóa, mỗi cốc 30 ml. Mỗi lần giới thiệu một dãy.

Nồng độ (g/lít)
STT Thành phần
742 653 161 156 421 226
1 Saccharose 1,0 4,0 5,0 8,0 10,0 15,0
2 NaCl 0,8 0,9 1,0 2,0 3,0 4,0
3 Acid citric 0,03 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
Yêu cầu: Sắp xếp được các mẫu theo thứ tự cường độ vị tăng dần, ghi kết quả vào phiếu trả lời

Bài 5: Cho điểm cƣờng độ vị


Mục đích: Xác định khả năng cho điểm về vị.
 30 cảm quan viên x 30 ml (1 vị)  1000 ml mẫu / 1 vị
 Cốc thủy tinh 1000 ml: 10 cái
 Phụ gia (10 nhóm):
o Saccharose: 850 g
o Acid citric: 51 g
o NaCl: 340 g
o Caffeine: 8,5 g
Chuẩn bị 4 dãy dung dịch thử và tương ứng với mỗi dãy có một dung dịch chuẩn có cường độ như
sau. Mỗi lần giới thiệu cho cảm quan viên một dãy và cho biết trước đó là vị gì.
Các dung dịch thử (g/lít)
STT Vị Thành phần Dung dịch chuẩn
859 926 128 194
1 Ngọt Saccharose 10 5 10 20 40
2 Mặn NaCl 4 2 4 8 16
3 Chua Acid citric 0,6 0,3 0,6 1,2 2,4
4 Đắng Caffeine 0,1 0,05 0,1 0,2 0,4
Yêu cầu: Cảm quan viên nếm dung dịch chuẩn và gắn cho nó một điểm về cường độ vị nhận được.
Lần lượt nếm 4 mẫu còn lại, mỗi mẫu gắn cho nó một điểm theo tỉ lệ với cường độ mẫu chuẩn.
Ví dụ: Nếu mẫu chuẩn là 5 điểm, thì mẫu ngọt gấp đôi cho 10 điểm, gấp 4 cho 20 điểm, ngọt bằng
nửa cho 2,5 điểm.
Cho phép sai số về hệ số điểm là ½, 1, 2, 4 nhưng không cho phép sai số về vị trí.
Bài 6: Phân biệt mùi
Mục đích: Phân biệt một số mùi.
 Chai thủy tinh: 20 cái (5 bộ mẫu/1 nhóm).
 Lƣợng hƣơng sử dụng: 10 ml/ 1 hƣơng
Chuẩn bị các dung dịch mùi dùng làm dung dịch gốc theo nồng độ 10 g/lít. Mỗi lọ chứa một miếng
gạc bông dày 4 mm, rộng khoảng 4 cm2. Trước khi thử dùng xilanh hút 2 ml dung dịch chất thơm
bơm vào miếng gạc bông và đậy kín nút ngay. Các dung dịch được bảo quản trong bình có nút
nhám.
STT Mùi Mã hóa
1 Mùi cappuccino 397
2 Mùi dâu 313
3 Mùi bí đao 594
4 Mùi bơ 725
Yêu cầu: Cảm quan viên phân biệt được một số mùi thông dụng
Bài 7: Nhận biết mùi
Mục đích: Nhận biết bản chất mùi
 Chai thủy tinh: 48 cái (3 bộ mẫu/1 nhóm)
 Lƣợng hƣơng sử dụng:
o Tinh dầu cam: 36 ml/ 1 hƣơng
o Tinh dầu chanh: 36 ml/ 1 hƣơng
o Tinh dầu bƣởi: 36 ml/ 1 hƣơng
Chuẩn bị 4 dung dịch mùi dùng làm dung dịch gốc với nồng độ 10 g/lít. Kí hiệu I, II, III, IV.
I. Tinh dầu cam
II. Tinh dầu chanh
III. Tinh dầu bưởi
Chuẩn bị 4 dãy thử, mỗi dãy 4 lọ nút nhám dung tích 100 ml. Mẫu chuẩn bị trước không quá 2
ngày.
Các dung dịch gốc đƣợc bơm vào lọ
STT Mã hóa
A B C D
1 II I + II II + III I 136
2 III III II II + III 533
3 I III + I III + I I + II + III 574
Yêu cầu: Mỗi cảm quan viên nhận một dãy dung dịch gốc được thông báo bản chất các loại tinh dầu
và 4 dãy thử. Cảm quan viên phải ngửi dãy dung dịch gốc để thuộc bản chất mùi sau đó xác định
trong từng dãy các mẫu chứa những mùi gì. Kết quả ghi vào phiếu trả lời.
Bài 8: Cƣờng độ màu
Mục đích: Nhận biết cường độ màu.
 Ống nghiệm: 24 cái (3 bộ mẫu, 8 ống/1 bộ mẫu)
 Caramel lỏng: 137 g
Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch màu từ caramel với nồng độ khác nhau.
Các mẫu được chứa trong ống nghiệm thủy tinh trong (ø 15 mm; h = 12 cm) với thể tích 20 ml của
một trong các dung dịch sau và xếp ngẫu nhiên trên giá.
Mã hóa 361 742 896 231 786 874 222 364
Nồng độ (g/lít) 5,6 5,2 4,8 4,4 4,0 3,7 3,4 3,1
Yêu cầu: Mỗi cảm quan viên sắp xếp các mẫu trên theo cường độ màu tăng dần
CHƢƠNG 3
BÀI 1: PHÉP THỬ PHÂN BIỆT
Nguyên liệu tính trên 1 nhóm.
Nguyên liệu:
+ Nước táo (500 ml x 3 mẫu): 1500 ml
+ Nước nho (500 ml x 3 mẫu): 1500 ml
+ Nước cam hoặc nước đào (500 ml x 3 mẫu): 1500 ml
+ Đường cát trắng: 100 g
+ Đường fructose/ đường glucose: 100 g
+ Acid citric (dùng trong thực phẩm): 100 g.
+ Khăn giấy (3 hộp lớn).
+ Cốc đựng nước (loại nhỏ): nhóm 30 sv x 3 mẫu x 3 phép thử + 30 cốc thanh vị= 300 cốc
+ Nước thanh vị
1.1. Phép thử so hàng:
 Mang lại thông tin về thứ tự so sánh cường độ giữa các mẫu mà không chỉ ra mức độ
khác nhau giữa 2 sản phẩm đứng sát nhau.
 Nhanh và cho phép đánh giá một loạt mẫu trong cùng một thời điểm.
 Thông thường, đánh giá và chọn một hoặc 2 mẫu từ các mẫu được đánh giá.
 Độ ngọt
Pha nƣớc táo theo mức độ ngọt nhƣ sau:
Mẫu 496: Nguyên mẫu (không bổ sung đường cát trắng)
Mẫu 274: Bổ sung 1% đường (3 g)
Mẫu 791: Bổ sung 2% đường (6 g)
 Độ chua
Pha nƣớc táo theo mức độ chua nhƣ sau:
Mẫu 988: Nguyên mẫu (không bổ sung axít)
Mẫu 132: Bổ sung 0,1% acid tartaric hoặc acid citric (0,3 g)
Mẫu 313: Bổ sung 0,2% acid tartaric hoặc acid citric (0,6 g)
XỬ LÝ SỐ LIỆU: 3 cách
1. Friedman test
CQV A B C
1 1 2 3
2 3 1 2
3 1 2 3
… … … …
TỔNG 10 5 17

Trong đó:
n: số người thử/ số cảm quan viên.
P: số sản phẩm/ số mẫu.
Tp: tổng cột sản phẩm thứ p

 Tra bảng T5 với + Bậc tự do: v = số mẫu – 1


+ Mức ý nghĩa: α = 0,05 hoặc 0,01 hoặc…
 X2tc
 So sánh:
X2 (thực tế) ≥ X2tc (lý thuyết): Giữa 3 mẫu có sự khác biệt, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
độ tin cậy …., mức ý nghĩa…. (P < 0,05).
X2 (thực tế) < X2tc (lý thuyết): Giữa 3 mẫu không có sự khác biệt, khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở độ tin cậy …., mức ý nghĩa…. (P > 0,05).
 Để đánh giá sự khác nhau giữa các mẫu thử, cần tính sự khác nhau nhỏ nhất giữa hai giá
trị tổng cột của các mẫu.
 Tính LSD:

Nếu chọn α = 0,05  Z = 1,96.


Nếu tính Z thì tính ở mức
Ví dụ:
Tính xác suất tích tụ trên đường cong phân bố chuẩn từ - ∞ đến 100 – 0,83 = 99,17 bằng
cách dò Bảng phụ lục 8 (Hà Duyên Tư, 2010) với 0,9917  Z = 2,4.
Thay vào công thức tính được LSD
 Tính | | ≥ LSD thì sản phẩm 1 và 2 khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Tương tự với các cặp sản phẩm còn lại.

2. Basker’s table hoặc Newell-MacFarlane.


 Tính tổng các cột
 Tra bảng phụ lục 9 (Hà Duyên Tư, 2010) với thông số + số mẫu
+ số người thử
+ mức ý nghĩa α.
 Giá trị tới hạn.
 Tính hiệu tổng cột:
| | ≥ giá trị tới hạn: khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tương tự với các cặp sản phẩm còn lại.
3. Bảng chuyển đổi điểm theo Ficher và Yates
 Chuyển từ thứ tự sang điểm theo bảng Ficher và Yates.
Số mẫu
STT
2 3 4
1 0,56 0,85 1,03
2 -0,56 0,00 0,30
3 -0,85 -0,30
4 -1,03
 Xử lý số liệu ANOVA.
 Sử dụng trắc nghiệm LSD để xác định sự khác biệt về mặt thống kê.
1.2. Phép thử tam giác
 Kiểm tra chất lượng: để đảm bảo sản phẩm giữa các lô hàng khác nhau là giống nhau.
 Xác định xem nếu có sự thay thế nguyên liệu trong sản xuất hay có thay đổi quá trình
công nghệ.
 Chọn lựa hội đồng đánh giá cảm quan.
Chuẩn bị mẫu nƣớc ép táo:
- Pha 2 mẫu nước táo, mỗi mẫu 300 ml và bổ sung 1% đường cát trắng (sucrose) (3 g)
- Pha 1 mẫu nước táo 300 ml và bổ sung 1% đường fructose hoặc đường glucose (3 g)
XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Tra bảng số.
 Thống kê số người trả lời đúng (Y) trong hội đồng gồm n số người thử.
 Tra Bảng T8  số ngƣời trả lời đúng tối thiểu cần đạt đƣợc với thông số
+ mức ý nghĩa α
+ số người thử.
So sánh:
Sô ngƣời trả lời đúng (Y) ≥ số ngƣời trả lời đúng tối thiểu cần đạt đƣợc
2. Tính trắc nghiệm X2
 Áp dụng công thức

Trong đó:
O1: Số người trả lời đúng thực tế.
E1: Số người trả lời đúng mong đợi = số người thử x

O2: Số người trả lời sai thực tế.


E2: Số người trả lời sai mong đợi = số người thử x

 Tra bảng T5 với + Bậc tự do: v = số mẫu – 1


+ Mức ý nghĩa: α = 0,05 hoặc 0,01 hoặc…
 X2tc
 So sánh:
X2 (thực tế) ≥ X2tc (lý thuyết): Giữa 3 mẫu có sự khác biệt, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
độ tin cậy …., mức ý nghĩa…. (P < 0,05).
X2 (thực tế) < X2tc (lý thuyết): Giữa 3 mẫu không có sự khác biệt, khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở độ tin cậy …., mức ý nghĩa…. (P > 0,05).
BÀI 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
Nguyên liệu:
+ 3 loại trà xanh của 3 công ty khác nhau (mỗi loại 100 g)
+ 3 loại bánh của 3 công ty khác nhau.
+ Bình/ấm pha trà: 3 bộ
+ Nước thanh vị
 Phép thử cho điểm: phép thử cho điểm chất lượng tổng hợp.
Ứng dụng:
Khi muốn so sánh hai hay nhiều mẫu với nhau về nhiều tính chất cảm quan, ở nhiều mức độ với
nhau, có thể sử dụng phép thử cho điểm theo thang cường độ đã được quy định.
2.1. Cho điểm thị hiếu:.
Chuẩn bị mẫu bánh:
Mẫu 532: Bánh Lurich.
Mẫu 828: Bánh Coffeejoy
Mẫu 174: Bánh Goute
Sinh viên đánh giá sản phẩm bánh bằng phƣơng pháp cho điểm (thang điểm 9).
1. Cực kỳ không thích.
2. Rất không thích.
3. Không thích.
4. Tương đối không thích.
5. Không thích không ghét.
6. Tương đối thích.
7. Thích.
8. Rất thích.
9. Cực kỳ thích.
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu bằng phân tích ANOVA.
2.2. Cho điểm theo tiêu chuẩn.
 Đánh giá tất cả các chỉ tiêu cảm quan màu sắc, mùi, vị, hình dạng…
 Tình trạng chất lượng của các chỉ tiêu được đánh giá bằng điểm số.
 Mỗi chỉ tiêu được nhận thêm một giá trị tương ứng (hệ số quan trọng).
 Sinh viên đánh giá mẫu trà xanh theo TCVN 3215-79 và TCVN 3218-2012.
Chuẩn bị mẫu trà xanh:
Mẫu 743: Trà Tân Cương
Mẫu 549: Trà Ngọc Ninh
Mẫu 966: Trà Khánh Nga
 Mẫu nước trà (đánh giá màu nước, mùi, vị) chuẩn bị theo TCVN 5086 (ISO 3013):
5,6 g chè với 285 ml nước sôi. Để yên trong 6 phút.
 Mẫu trà khô (đánh giá ngoại hình) được đựng trong dĩa trắng.
 Cẫng: Là phần thân đọt chè khô có màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu hơi vàng.
 Bồm: Phần lá chè khô có màu nâu hoặc nâu vàng, nhẹ, không xoăn.
XỬ LÝ SỐ LIỆU
 Tổng kết các kết quả đánh giá của các cảm quan viên theo Bảng kết quả sau:
Điểm Hệ số Điểm trung Danh
Mẫu Điểm Điểm trung Điểm
Chỉ tiêu thành quan bình có hiệu chất
số tổng bình chung
viên trọng trọng lượng lượng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Ngoại hình = ∑ (3) = (4)/số CQV 1 = (5)*(6)
Màu nước 0,6 =
743
Mùi 1,2 ∑(7) Căn cứ
Vị 1,2 vào
Ngoại hình 1 Điểm
Màu nước 0,6 chung và
549
Mùi 1,2 Bảng
Vị 1,2 phân loại
Ngoại hình 1 chất
Màu nước 0,6 lượng
966
Mùi 1,2
Vị 1,2
BÀI 3: PHÉP THỬ MÔ TẢ
Nguyên liệu BÀI 3: Cà phê sữa hòa tan
Chuẩn bị mẫu cafe theo 3 công thức khác nhau:
 Mẫu 683: cà phê Phố
 Mẫu 171: cà phê Legend (cà phê Blendy của Ajinomoto/ Vinacafe)
 Mẫu 381: cà phê Nescafe
Phƣơng pháp: Phân tích QDA (Quantitative Descriptive Analysis). Người thử đánh giá sản phẩm
thứ nhất và ghi lại trên một tờ giấy trắng tất cả các thuộc tính cảm quan mà họ tự cảm nhận được.
Các nhóm cảm giác như màu sắc, hương, hương vị,... sẽ được lọc lại. Sau đó sẽ tập hợp tất cả các
thuật ngữ từ nhóm để thảo luận. Việc thảo luận theo nhóm sẽ tiến hành để loại các thuật ngữ trùng
lắp, không cụ thể và thể hiện cảm tính. Sản phẩm thứ hai sẽ được tiếp tục thử và sinh viên cũng như
trưởng nhóm lại lặp lại công việc trên đây. Danh sách các thuật ngữ có thể mở rộng thêm hoặc chi
tiết hóa hơn với thông tin thu được từ sản phẩm thứ hai. Thêm vào đó, do thử một chuỗi mẫu, nhóm
có thể bắt đầu có ý tưởng về những thuật ngữ có thể sử dụng cho từng thang và liệu những chuẩn
vật lý có cần hay không để làm sáng tỏ ý nghĩa của các thuật ngữ đặc biệt. Nếu thời gian cho phép,
bài tập trên có thể được lặp lại bằng cách sử dụng sản phẩm thứ 3 để làm tinh hơn danh sách thuật
ngữ trên phiếu câu hỏi.
Đồ thị hình mạng nhện (spider) hoặc đồ thị trục phân khúc cho thấy nhiều giá trị trung bình của các
sản phẩm lên trên một hệ trục được chia đơn vị từ tâm. Mỗi trục trên đồ thị biểu diễn một thuộc tính
trong phân tích mô tả.
Mô tả về màu sắc:
Liệt kê các màu sắc của mẫu và định lượng
Mô tả về hƣơng:
Liệt kê các hương cảm nhận được, thứ tự xuất hiện và định lượng
Mô tả về vị:
Liệt kê các vị cảm nhận được, thứ tự xuất hiện và định lượng
Cảm giác tổng thể
Liệt kê các cảm nhận chung về mẫu và định lượng
Thang đoạn thẳng (thang không cấu trúc): 15 cm
XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Kết quả phân tích ANOVA
- Đồ thị mạng của dữ liệu thu được
- Thảo luận

You might also like