You are on page 1of 3

BỐN THÁNG RỒI - DÒNG THỜI GIAN CỦA SỰ ĐAU ĐỚN

"Bốn tháng rồi " là một trong những tập thơ ý nghĩa nhất được trích trong bài
“Nhật kí trong tù "của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1942.
Tập thơ trước hết là một tác phẩm tả thực. Tả thực ở đây không chỉ phô bày cái
đau đớn mà là một bản cáo trạng, là khả năng đấu tranh để sinh tồn và niềm tin
chiến thắng đánh bại quân thù.
“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời.
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ.

Mở đầu bài thơ , Bác đã cho chúng ta thấy rõ ràng những thực trạng của Người
trong nhà tù :
Bốn tháng cơm không no
Những con người bị nhà tù này giam cầm đều không được sống như một con
người. “ Cơm không no”, ngụ ý rằng thức ăn mà bọn thổ phỉ kia cho Người và
những phạm nhân khác ăn đều là những thứ đồ bỏ đi, ăn cơm thừa canh cặn, có ăn
cũng chỉ là để cầm hơi, thậm chí những hôm chỉ được húp cháo và ăn một lần một
ngày, vốn dĩ không đủ năng lượng để sản sinh cho bất kì hoạt động nào của họ và
họ hoàn toàn không có cho mình một sức mạnh nào để nghĩ đến việc đào tẩu và
thoát khỏi nhà tù kia. Thật sự tàn nhẫn !
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Ai có thể ngủ được một giấc yên ổn trong chốn ngục tù ấy ? Hay chỉ cần nhắm
mắt lại là nghe những âm thanh tra tấn phạm nhân đang vang vọng ngoài kia ! Ai
có thể ngủ được một giấc yên ổn trong chốn ngục tù ấy ? Khi chính họ phải còng
lưng, giết chết sức lực của mình để làm những công việc khổ sai trong chốn nhà tù
kia ! Có may chăng, họ chỉ có thể thiếp đi khi quá mệt mỏi nhưng rồi cũng bị đánh
đập để tỉnh lại . Một giấc ngủ ngon là thứ xa xỉ nhất mà chẳng ai có khả năng mua
nổi!
Bốn tháng áo không thay
Một chiếc áo sờn vai, đã rách toang hết cả , không đủ để giữ ấm cho thân mình
nhưng chẳng ai lại đi quan tâm chuyện ấy cho một phạm nhân cả ,Người còn sống,
thì áo còn tồn tại, Người mất đi thì chiếc áo cũ kĩ kia cũng đi cùng. Dù cho chiếc
áo ấy có đổi màu , có tồi tệ hơn nữa thì cũng chẳng có chiếc áo nào khác thay thế,
vì vốn dĩ chốn nhà tù kia là nơi không có tình người !

Bốn tháng không giặt giũ


Quần áo còn không có để thay thì việc giặt giũ, tắm gội sạch sẽ cho bản thân cũng
là chuyện khó còn hơn lên trời, như mò kim đáy biển. Nơi đây như là nơi đè chết
từ tinh thần lẫn thể xác của con người, không một lúc nào yên ổn được.
Bác đã sử dụng phép điệp “Bốn Tháng ” để mở đầu xuyên suốt trong bốn câu thơ
trên nhằm nhấn mạnh khoảng thời gian bốn tháng khổ cực, ròng rã chịu đựng của
Người trong nhà tù, khoảng thời gian Người không được sống và sinh mạng thì lại
bị chà đạp dưới vũng bùn lầy.
Bốn tháng rồi , đã bốn tháng trôi qua, chẳng hà gì với Người, Người đã có phút
giây nào nhún nhường bọn thổ phỉ ác bá kia đâu, Người vẫn bình tĩnh , vẫn viết
thơ, vẫn sống như những đóa hoa sen thanh tịnh giữa chốn bùn lầy . Một trạng thái
an yên luôn tỏa ra từ con người của vị lãnh tụ một lòng với nước nhà này ! Hỏi thế
gian, mấy ai có thể chịu đựng và giữ vững được tâm thái tuyệt vời được như Người
?
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ nhưng Người đã nói lên được hoàn cảnh sống khó khăn,
những hoạt động cùng cực trong chốn nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Khiến cho
chúng ta, con cháu đời sau, phải thốt lên hai chữ “Khâm phục ”! Khâm phục vị
lãnh tụ vĩ đại , khâm phục tinh thần bất khuất, và khâm phục sự sống mãnh liệt từ
Người ! Thật sự ngưỡng mộ và kính yêu người cha già của dân tộc Việt Nam này
rất nhiều.

You might also like