You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

ĐỀ TÀI:
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên Đại
học Thương Mại

Nhóm thực hiện:Nhóm 7


Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Mã lớp học phần: 2070SCRE0111
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thùy Linh

Tên thành viên nhóm:


61.Nguyễn Khánh Linh 66. Lê Khánh Ly
62.Nguyễn Thị Mỹ Linh 67. Nguyễn Hương Ly
63.Nguyễn Thị Thùy Linh 68. Trần Quang Minh
64.Nguyễn Thị Thùy Linh 69. Nguyễn Hằng Nga
65.Trần Thị Tú Linh 70. Lê Kim Ngân
MỤC LỤC

Contents
---------------------------------------------------------.........................................................1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU...........................3
I. Mở đầu....................................................................................................................................3
1. Đặt vấn đề................................................................................................................................3
2. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu:..............................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................3
4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu........................................................................4
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:...................................................................................................5
6. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................................6
7.Quy trình nghiên cứu:...............................................................................................................6
II.Lý thuyết tổng quan nghiên cứu..........................................................................................7
1. Các công trình nghiên cứu:.....................................................................................................7
2. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................11
3. Biến số độc lập và biến phụ thuộc.........................................................................................12
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................15
I. Giới thiệu:.............................................................................................................................15
II. Tiếp cận nghiên cứu:..........................................................................................................16
III.Kích thước mẫu và kích thước chọn mẫu........................................................................16
IV.Xử lí và phân tích dữ liệu..................................................................................................18
CHƯƠNG III: THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................18
I.Thống kê mô tả......................................................................................................................18
II.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng.........................................................................................20
III.Phân tích Cronbach’Alpha...............................................................................................38
IV.Phân tích nhân tố...............................................................................................................44
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................48
KẾT THÚC..............................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................50

2
PHỤ LỤC I:PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN.....................................................................51

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU


I. Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua số lượng sinh viên đại học Thương Mại ngày
càng tăng cao nên nhu cầu về nhà trọ và chỗ ở là một vấn đề vô cùng cần thiết
của một sinh viên. Trong đó, có nhiều bạn ngoại tỉnh phải ở xa nhà nên phải tìm
chỗ ở thích hợp, đó có thể là kí túc xá, ở nhà người quen…nhưng cũng không
đáp ứng được nhu cầu chỗ ở cho số lượng sinh viên quá lớn như vậy.Vì vậy, việc
lựa chọn chỗ ở ổn định, an ninh, sạch sẽ đồng thời thuận lợi về khoảng cách địa
lí là vấn đề được đặt ra đầu tiên và khó khăn trong việc đưa ra quyết định của
sinh viên.Do đó, sinh viên Thương Mại dựa vào các yếu tố nào để đưa ra quyết
định lựa chọn nhà trọ của mình?
Xuất phát từ thắc mắc trên, nhóm 7 chúng em sẽ tiến hành nghiên cứu về
“các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương Mại”.Qua đó đưa ra các đóng góp một số thông tin và kiến nghị với các
cấp lãnh đạo những chủ hộ có phòng trọ cho sinh viên Thương Mại thuê nhằm
kịp thời sửa đổi để tạo cho sinh viên một môi trường sống và học tập tốt hơn.
2. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu:
a. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích xu hướng chọn phòng của sinh viên đại học Thương Mại.
• Liệt kê và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên đại học Thương Mại.
• Đưa ra các kết luận giúp các chủ trọ thu hút sinh viên quyết định lựa chọn
phòng trọ của mình.
b. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chính là nền tảng cơ sở đầy hữu ích dành cho các bạn
sinh viên vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề phòng trọ tốt, an toàn, hợp lý;
đồng thời là nguồn cung cấp thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh
hưởng đến tâm lý lựa chọn phòng trọ của sinh viên để chủ trọ có thể cải tiến
phòng trọ của mình, tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút sinh viên thuê phòng.

3
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương mại?
- Vị trí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương Mại không?
- Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên
đại học Thương Mại không?
- Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh
viên đại học Thương Mại?
- Môi trường sống và an ninh có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ
của sinh viên đại học Thương Mại không?
- Giá cả có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương Mại không?
4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
a. Giả thuyết nghiên cứu
- Vị trí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương Mại.
- Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên
đại học Thương Mại.
- Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh
viên đại học Thương Mại.
- Môi trường sống và an ninh có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ
của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giá cả có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương Mại.

4
b. Mô hình nghiên cứu

Vị trí

Cơ sở vật chất

Quyết định lựa chọn nhà trọ


Chất lượng dịch vụ
của sinh viên Đại học TMU

Môi trường sống và


an ninh

Giá cả

Hình 1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
phòng trọ của sinh viên Đại học Thương mại.

5
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu sẽ cho chúng ta biết được yếu tố nào quyết định đến việc lựa
chọn nhà trọ của sinh viên đại học Thương Mại.
Hiểu được tâm lí lựa chọn phòng trọ của sinh viên, từ đó nhà trường cũng như
các doanh nghiệp cho thuê trọ bên ngoài sẽ có những phương án hợp lí để thu
hút sinh viên cũng như quản lí và tạo điều kiện cho sinh viên tìm được phòng trọ
theo như ý muốn.
Kết quả nghiên cứu chính là nền tảng và là nguồn cung cấp thông tin hữu ích để
hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lí chọn phòng trọ của sinh viên từ đó
có thể đưa ra những quyết định hợp lí.
6. Thiết kế nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu:các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà
trọ sinh viên trường Đại học Thương Mại.
b.Đơn vị nghiên cứu: 135 sinh viên trường đại học Thương Mại
c.Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: Tiến hành nghiên cứu với sinh viên trường Đại học Thương
Mại)
- Thời gian: 25/09/2020 đến 01/10/2020
d.Công cụ thu thập dữ liệu:
Các thiết bị điện thoại thông minh, laptop, phiếu khảo sát, khóa luận của
các anh chị khóa trên kết hợp với quan sát và sử dụng những thông tin có sẵn
như trong giáo trình, tài liệu tham khảo trên mạng, thư viện, các trang web.
Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn, phiếu khảo sát được thiết kế và chuẩn bị từ
trước để tiến hành phỏng vấn, điều tra và thu thập dữ liệu, dữ liệu thu thập
được phụ thuộc vào chất lượng bảng câu hỏi.
e.Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu:
- Phương pháp thu nhập dữ liệu:phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm, phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra.
- Phương pháp xử lí dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS.

6
7.Quy trình nghiên cứu:
Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết liên quan và mô hình đánh giá

Thiết lập mô hình nghiên cứu

Xây dựng thang đo, bảng hỏi cho nghiên cứu

Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu

Kết luận, thảo luận


Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu, nhóm gặp phải một số hạn chế như:
- Sự cố trong việc chạy SPSS xử lí dữ liệu còn nhầm lẫn, phải chạy lại
nhiều lần.
- Xảy ra các sự cố về đường truyền trong quá trình thảo luận nhóm, đóng
góp ý kiến. Đôi khi xảy ra những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát, có thể
khắc phục được bằng việc lên kế hoạch, phân chia công việc của mọi
người trong nhóm, chuẩn bị phương án dự phòng cho các biến cố không
mong muốn, kết hợp việc học tập và làm theo phương pháp khoa học.

7
II.Lý thuyết tổng quan nghiên cứu
1. Các công trình nghiên cứu:
Bài nghiên cứu 1: Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Đồng Tháp
Tác giả:
GV Nguyễn Đức Trí
 Đối tượng: Xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên Đại Học Đồng Tháp
 Thời gian: từ ngày 05/04/2011 đến ngày 05/08/2011
 Không gian: địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích số liệu, phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp xử lí số liệu
 Kết quả:
 Nhóm thực hiện nghiên cứu xét theo sự nhận thức về giá, có thể chia
nhóm sinh viên ra làm 2 đối tượng: Thứ nhất là nhóm sinh viên chọn mức
giá dưới 500.000 đồng/tháng (chiếm 81%). Những người này chiếm phần
lớn thị trường nhà trọ. Thứ hai là nhóm sinh viên chọn mức giá từ 500.000
đồng/tháng trở lên (19%).
 50% sinh viên có việc so giá trước.
 Thông thường diện tích tối thiểu cho một phong đủ để đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày và học tập là khoảng 9 đến 12m2 (chiếm 44%) nên đa
số sinh viên chọn diện tích này và chi phí cũng không quá đắt. Một số sinh
viên có thu nhập cao hơn đã chọn cho mình phòng trọ có diện tích rộng
hơn là từ 13 đến 16m2 với giá khá cao (chiếm 26%). Một số khác có thu
nhập cao đã chọn thuê cho mình riêng một phòng với diện tích trên 16m2
hoặc rủ bạn cùng thuê 1 căn nhà (chiếm 15%).
 Đa phần sinh viên chon khoảng cách từ 500m đến 1000m từ phòng trọ đến
trường (43%). Từ 1000m đến 2000m chiếm khoảng 16%, trên 2000m
chiếm 7% và dưới 500m chiếm 34%.
 Sinh viên tin tưởng nhất để tìm hiểu về nhà trọ là từ kinh nghiệm bản thân
(chiếm 35%), kế tiếp là bạn bè thân (chiếm 24%), diện tích phòng trọ
(chiếm 22%), quản lý nhà trọ (chiếm 16%), còn lại thông tin từ bạn trai
bạn gái (chiếm 2.5%) ít được dùng hơn.

8
 Kết luận: Kết quả thu thập cho thấy việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên là
tương đối đơn giản. Chủ yếu họ chỉ thường so sánh, đánh giá căn cứ vào
giá cả. Nếu có điều kiện các chủ nhà trọ nên xây nhà trọ với diện tích 1
phòng là khoảng 9 đến 12m2 (1 phòng khoảng 2-3 người) và trong phòng
nên có nhà vệ sinh riêng. Quyết định thuê Các chủ nhà trọ cần quảng cáo
nhà trọ mình thêm bằng cách ngày càng làm thỏa mãn nhu cầu của sinh
viên hiện đang thuê phòng để từ đó các sinh viên này truyền miệng đến
những người bạn, những người thân hay hàng xóm. Bên cạnh đó không
nên tăng giá đột ngột trước sự biến động của các yếu tố khác. Hành vi sau
khi thuê Mỗi chủ nhà trọ nên soạn cho mình một bản nội quy về nhà trọ để
sinh viên thực hiện theo để tránh làm ảnh hưởng đến những người xung
quanh.
Bài Nghiên cứu 2: Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội.
Tác giả:
ThS. Nguyễn Tiến Lợi
ThS. Nguyễn Quang Huy
 Đối tượng: hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội
 Không gian: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
 Cơ sở hình thành đề tài: Nhà trọ sinh viên luôn là một vấn đề muôn thuở.
Mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên từ các tỉnh thành trên cả nước theo
học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Đối với
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, khả năng đáp ứng nhu cầu ở kí túc
xá của sinh viên vào khoảng trên 5.000 chỗ ở, với 421 phòng được xây
dựng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, con số này còn chưa đáp ứng được
số lượng trên 50.000 học sinh, sinh viên các hệ đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu và đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng và các trường đại học tại
Việt Nam nói chung.

9
 Phương pháp nghiên cứu:+ Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp xử lí số liệu
 Kết quả: Đa số sinh viên tìm kiếm nhà trọ dựa trên kinh nghiệm bản thân
và đây là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất khi thực hiện hành vi thuê nhà
trọ Một số nguồn thông tin khác được sử dụng phổ biến như: Bạn bè
chiếm 28%; Chủ nhà trọ 14%; Áp phích, tờ rơi 12%,… Sau yếu tố “gần
trường”, thì yếu tố về giá cả phòng trọ được rất nhiều sinh viên quan tâm
(56 sinh viên đồng ý với yếu tố này, chiếm tỷ lệ 26,4%). Đối với sinh
viên, mức thu nhập chủ yếu là tiền hỗ trợ hàng tháng từ gia đình và tiền
làm thêm ngoài giờ, mức thu nhập rất thấp so với mặt bằng chung xã hội.
Diện tích rộng là yếu tố thứ ba được sinh viên quan tâm trong hành vi thuê
nhà trọ với 42 ý kiến đồng ý, chiếm 16,8%.
 Kết luận: Giải quyết nhu cầu thuê phòng trọ của sinh viên là một vấn đề
còn rất nhiều khó khăn với sinh viên. Cụ thể:
1) Ký túc xá chỉ đáp ứng được khoảng 11% nhu cầu thuê phòng trọ của
sinh viên, nhà trọ trong khu dân cư không đủ thỏa mãn nhu cầu phòng trọ
của sinh viên cả về mặt số lượng cũng như chất lượng;
2) Giá cả phòng trọ khá cao;
3) Đa số sinh viên ở nhà trọ có mức thu nhập thấp, số tiền có hàng
tháng chỉ đủ trang trải cho vấn đề ăn uống, sinh hoạt phí và vấn đề nhà ở;
4) Hoạt động tu sửa, cải tạo phòng trọ, hoặc chỉ ở mức tu sửa qua loa;
5) Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với hoạt động
thuê và cho thuê phòng trọ;...
 Kết luận: Qua những kết quả có được, ta có thể thấy việc lựa chọn nhà trọ
của sinh viên là tương đối đơn giản, họ chỉ thường căn cứ, đánh giá về giá
cả là chủ yếu. Các chủ nhà trọ nên xây nhà trọ với diện tích trên 16m2,
dành cho trên 3 người và có nhà vệ sinh. Quyết định thuê Các chủ nhà trọ
nên ngày càng tạo điều kiện giúp cho sinh viên cảm thấy thỏa mãn khi
đang thuê phòng và không gian giá đột ngột nhằm tạo ấn tượng tốt với
sinh viên, từ đó truyền miệng thông tin về nhà trọ đến những người bạn,
người thân và hàng xóm. Hành vi sau khi thuê Mỗi chủ nhà trọ nên soạn
ra một bản nội qui nhà trọ và yêu cầu các sinh viên thực hiện theo các nội
quy đó để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

10
 Đánh giá chung
Việc đánh giá một phòng trọ tốt cho sinh viên bao gồm nhiều yếu tố cần
thiết như giá cả, diện tích phòng trọ, tiện nghi, môi trường của phòng trọ,
khoảng cách tới trường và an ninh khu trọ. Việc tìm kiếm nhà trọ phù hợp
với những điều kiện của mỗi sinh viên là điều không dễ, 6 tiêu chí trên
ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định thuê trọ của sinh viên. Theo họ, một
nhà trọ thỏa mãn được những yếu tổ trên thì giá thu càng cao, vì thế sinh
viên sẽ tìm đến những phòng trọ đáp ứng được càng nhiều yếu tố trên
càng tốt. Do đó sinh viên thường cân nhắc, so sánh, lựa chọn thật kỹ trước
khi thuê phòng để tránh mất thời gian và chi phí cho việc chuyển nhà trọ
nhiều lần.
2. Cơ sở lý thuyết
a. Khái niệm
- Nhà trọ: là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc được xây
dựng hoặc sử dụng để cung cấp cho sinh viên có thể ở và phải một khoản
phí là tiền trọ. Nhà trọ thường nằm ở mặt tiền các đường phố nhưng cũng
có thể nằm trong các hẻm phố.
- Ở Việt Nam, thông dụng nhất là các nhà trọ hay phòng trọ cho sinh viên
thuê, một số nơi nhà được cải tạo thành nhiều phòng và cho nhiều người
người thuê hình thành nên những dãy phòng trọ hay một khu trọ mà thuật
ngữ bình dân gọi là xóm trọ.
- Sinh viên: là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc
sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được
trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy,
tức là họ phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
b. Phân loại
- Nhà trọ theo dãy: loại này thường xuất hiện ở nơi mà có mật độ sinh viên
đông đúc nhất. Đặc điểm ở những nhà cho thuê này là: chủ nhà có diện
tích lớn, trước đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp nay chuyển sang xây
nhà cho sinh viên thuê. Các phòng trọ thường được xây dưới dạng nhà cấp
4, nhà dãy.

11
- Thuê nhà riêng (tự tạo ký túc xá mini): hiện đang trở thành xu hướng đang
được khá nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Sinh viên thuê những khu nhà lớn
và ở từ 15-30 người. Một không gian mới mở ra, thay thế cho những khu
nhà trọ tồi tàn, chật chội. Đây là những ý tưởng hay nhưng vẫn vướng phải
khá nhiều bất cập phải giải quyết.
- Nhà trọ chung chủ: Loại phòng này vừa có đặc điểm của nhà dãy vừa có
đặc điểm của nhà riêng. Sinh viên ở cùng chủ nhà dưới dạng thường gặp
là: sinh viên thuê tầng 2,3 hoặc chủ nhà thừa 1,2 phòng dành cho sinh viên
thuê. Đối với loại nhà này chủ nhà thường rất khó tính trong lựa chọn cho
sinh viên thuê.
- Ký túc xá: Có lẽ với hầu hết sinh viên khi mới bỡ ngỡ đến với thành phố
mới hoàn toàn xa lạ, không người quen để học tập thì địa điểm được tin
cậy nhất để hi vọng có được ở một chỗ ở an toàn là ký túc xá trường. Tại
đây, họ có thể an tâm một phần vì:đã là ký túc xá của trường thì chắc chắn
sinh viên ở đó sẽ có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường. Như vậy, sinh
viên được đảm bảo về chỗ ở, về an ninh, an toàn cho sinh viên, đó là điều
kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên. Sống trong ký túc xá là sống
trong mô trường cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh, các sinh viên dễ cảm
thông với nhau, chia sẻ cùng nhau, trao đổi với nhau những kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm học tập. Hơn thế nữa, môi trường này còn rèn luyện
cho sinh viên ý thức sống vì tập thể, lối sống độc lập, khả năng thi hs nghi
với mọi điều kiện, giúp sinh viên dễ hoà nhập hơn sau này. Ở trong ký túc
xá sinh viên được hưởng một phần hỗ trợ của Nhà nước và nhà trường.
Ngoài ra, sinh viên còn được cập nhật mọi thông tin về trường lớp một
cách nhanh nhất, sinh viên trong ký túc xá luôn luôn là “đường dây nóng”
liên lạc với sinh viên khác trong lớp. Với những ưu điềm đó của ký túc xá
đã có những thời kỳ ở ký túc xá của nhà trường được sử dụng công suất
tối đa, nhiều sinh viên nộp đơn xin được vào ký túc xá mà không được
duyệt vì sẽ có những bạn được ưu tiên khi có diện Chính sách của Nhà
nước.
3. Biến số độc lập và biến phụ thuộc
Biến số độc lập và biến phụ thuộc là các yếu tố tác động trực tiếp đến việc
quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên, bao gồm các biến trong mô hình
nghiên cứu đã được xác định:

12
*Biến phụ thuộc
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Thương Mại.
*Biến độc lập
a. Vị trí địa lý
Xoay quanh mục đích lựa chọn phòng trọ, vị trí địa lý là yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến việc quyết định thuê trọ của sinh viên. Hầu hết, các bạn sinh viên
thường lựa chọn phòng trọ có vị trí thuận tiện cho việc ăn ở, học hành và đi lại,
giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho việc di chuyển. Khi đó,
yếu tố vị trí (nhất là những vị trí gần trường, chợ, các trung tâm mua sắm,...),
được xem là không thể thiếu trong khi thuê trọ.
b. Cơ sở vật chất
Nhằm giúp sinh viên thoải mái hơn trong việc sinh hoạt và học tập hàng
ngày, phòng trọ phải đạt được các tiêu chí như: Phòng trọ phải đạt được diện tích
tối thiểu để phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập của sinh viên.
Ngoài ra, trong phòng trọ cần phải đạt được những tiêu chuẩn sau: phòng
ốc sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt và luôn đầy đủ ánh sáng. Điều này nhằm
đảm bảo cho sức khỏe của sinh viên cũng ngư là tạo tinh thần thoải mái và học
tập ngày càng hiệu quả hơn cho các bạn. Bên cạnh đó, nhà trọ cần kèm theo các
công trình phụ như: nhà vệ sinh khép kín, bố trí không gian tiện lợi cho việc vệ
sinh phòng. Không những thế bên trong phòng trọ cần phải có các thiết bị nội
thất bên trong như: giường, tủ quần áo, nóng lạnh, điều hoà giúp sinh viên tiện
lợi hơn trong việc sinh hoạt hàng ngày
c. Chất lượng phục vụ
Nhà trọ cần phải đảm bảo được các tiện ích cơ bản như lắp đặt các thiết bị
thiết yếu trong phòng như: wifi, đèn, điện,... Nhất là wifi - một phần không thể
thiếu đối với sinh viên, bất kể trong học tập, công việc, giải trí đều cần đến
internet, chính vì thế mà sinh viên thường ưu tiên lựa chọn những nhà trọ nào có
thể đáp ứng được yếu tố này.

13
Sẵn sàng sửa chữa (điện, vòi nước,...) nhằm tạo ấn tượng tốt, gây thiện
cảm đối với khách thuê, đồng thời đây còn là một cách marketing hiệu quả đến
người thân và bạn bè của họ.
d. Môi trường sống
Vào đại học, không chỉ cách học khác, môi trường sống thay đổi khi phải
tạm xa bố mẹ, người thân, thiếu thốn tình cảm, rời khỏi vòng an toàn sẽ rất
khó để thích nghi, môi trường sống thay đổi bắt bạn phải học cách tự
lập.Bạn muốn có một môi trường học tập lí tưởng, năng động; mong muốn
tiếp cận với cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai và đặc biệt là muốn
giúp giảm bớt gánh nặng học phí cho cha mẹ và trút đi bao ưu tư của thời
sinh viên.
Vì vậy, môi trường sống xung quanh phòng trọ cũng dần trở thành một
yếu tố quan trọng đối với mọi sinh viên nhằm đảm bảo cho cuộc sống và học tập
của sinh viên một phòng trọ cần đáp ứng được các tiêu chí như: thông thoáng,
ánh sáng tiêu chuẩn, không quá ồn ào, trình độ dân trí cao. Có như thế thì sinh
viên mới có thể an tâm gửi gắm cả 4 năm ăn, học của mình vào đó.
An ninh luôn là một yếu tố quan trọng mà được rất nhiều sinh viên quan tâm
khi quyết định thuê trọ. Nhà trọ cần phải đảm bảo được các vấn đề về an ninh
như: nhà trọ khoá cửa bằng vân tay, có hệ thống camera xung quanh trọ, có bảo
vệ túc trực 24/24, có hệ thống đèn điện bao quanh khu trọ và hệ thống chống
cháy nổ đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cho người thuê. Đồng thời, bên phía chủ
trọ cũng nên đưa ra bảng nội quy về trật tự an ninh trong phòng trọ để tránh các
rủi ro không may xảy ra không đáng có.
An ninh của nhà trọ càng tốt thì xu hướng sinh viên lựa chọn thuê nhà trọ đó
càng cao. Khi khu vực xung quanh được đảm bảo về mặt an ninh, trong một
khoảng thời gian dài không có tình trạng mất cắp, cờ bạc, gây gổ, cãi nhau... thì
nhà trọ nằm trong khu vực này cũng sẽ được đảm bảo về an ninh hơn những khu
vực khác, sinh viên đến thuê trọ cũng an tâm được phần nào về mặt tinh thần.
e. Giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố không thể thiếu khi thuê trọ, do hầu hết
sinh viên là thành phần thu nhập vừa, thấp trong xã hội. Do vậy, khi thuê trọ thì

14
sinh viên cân nhắc hơn với các khoản chi phí như: tiền trọ, tiền ăn, tiền sinh
hoạt,...
Thế nên khi thuê trọ mỗi sinh viên luôn phải cân nhắc làm sao phòng trọ
phải đáp ứng được nhu cầu sau:
- Giá cả phòng trọ phải phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
- Ổn định về giá trong suốt quá trình thuê
- Giá điện, nước phải hợp lý, phù hợp không vượt quá quy định về giá của
Nhà nước
- Giá phòng phải đi đôi với chất lượng phòng trọ
- Không tăng giá phòng lên khi số người ở trong phòng tăng
Bên cạnh việc cung cấp các thông tin hữu ích cho sinh viên kiến thức về giá,
mà còn phía các chủ trọ có thể xây dựng riêng cho mình một chiến lược nhằm
thu hút các bạn sinh viên đến thuê.

15
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. Giới thiệu:
Chương này nhằm mục đích trình bày đánh giá kết quả, trình bày các thang
đo và kết quả kiểm nghiệm mô hình lý thuyết cũng như là các giả thuyết nghiên
cứu đã đưa ra. Bên cạnh đó cũng trình bày một số phân tích mô tả về mẫu nghiên
cứu và kết quả định lượng các thang đo.
II. Tiếp cận nghiên cứu:
1.Tổng thể: Sinh viên ĐH Thương Mại
2.Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Có 2 phương pháp tiếp cận : Phương pháp
tiếp cận định lượng & phương pháp tiếp cận định tính.
- Nghiên cứu định tính: Kỹ thuật của nghiên cứu định tính được sử dụng trong
nghiên cứu này là phỏng vấn sâu tập trung nhằm khai thác các yếu tố chính
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuê trọ của sinh viên đại học Thương
Mại và các biến quan sát đo lường. Đồng thời điều chỉnh, bổ sung thêm các
yếu tố mới và phát triển thang đo các yếu tố này nếu có. Phỏng vấn sâu, được
thực hiện với 5 sinh viên trường đại học Thương Mại, thuộc các khoa và năm
học khác nhau .Phương pháp phỏng vấn sâu cho phép người được phỏng vấn
bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung thuộc đề tài thảo luận. Kết quả
của các cuộc phỏng vấn này là cơ sở để phát triển thang đo và bảng hỏi chính
thức, hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức sử dụng trong bảng
câu hỏi nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định lượng: Nhóm dựa vào lý thuyết và mô hình đề xuất các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Đại học
Thương mại thông qua mẫu phiếu online và offline đã có 5 nhóm nhân tố

16
được nghiên cứu là:vị trí, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, môi trường sống
và an ninh, giá cả.
III.Kích thước mẫu và kích thước chọn mẫu
1.Kích thước mẫu
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo
công thức là (Tabachnick và Fidell, 1996).
N=50 + 8*m

Trong đó: N là số mẫu tối thiểu

m là số biến độc lập

 Như vậy, số mẫu tối thiểu nhóm cần nghiên cứu: N= 50 + 8*6 =
98.
-Quy trình chọn mẫu
+ Xác định tổng thể cần nghiên cứu
+ Xác định khung mẫu
+ Xác định kích thước mẫu
+ Xác định phương pháp chọn mẫu
+ Tiến hành chọn mẫu và điều tra
- Các phương pháp chọn mẫu:
Nhóm quyết định chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương
pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
 Chọn mẫu ngẫu nhiên: Nhóm đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn với bất kỳ
sinh viên của Đại học Thương Mại để có kết quả khách quan nhất về các
yếu tố ảnh hưởng.
 Chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Dùng phương pháp chọn mẫu định mức.

Số lượng mẫu 135 mẫu tương đương là 135 sinh viên đại học Thương
Mại(115 phiếu online và 20 phiếu ofline)

 Phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong
tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên
cứu

17
Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự
hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang
tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do
chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy
rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.
 Chọn mẫu thuận tiện:

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của
đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối
tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở
trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng, ... để xin thực hiện cuộc phỏng vấn.
Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác.
Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý
nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi
nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan
tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
- Ưu điểm: Chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông
tin.
- Nhược điểm: Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận
cho tổng thể từ kết quả mẫu, sử dụng phổ biến khi giới hạn về thời gian và chi
phí.
IV.Xử lí và phân tích dữ liệu
- Phân tích: sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, mô tả, phân tích,
tổng hợp,… Phân tích số liệu thu thập được từ bảng hỏi.
- Kiểm tra độ tin cậy qua thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis).
- Xử lý: Khi thu được số liệu thì nhóm tác giả sẽ tiến hành mã hóa sau đó
tổng hợp số liệu, tiếp đó sử dụng phần mềm SPSS hoặc excel để xử lí dữ
liệu.

18
CHƯƠNG III: THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.Thống kê mô tả
Sau quá trình điều tra, thu thập dữ liệu thu được 115 phiếu để đưa vào phân tích
thống kê trung bình, xử lí thông qua phần mềm SPSS 20

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std.


Deviation
Giá phòng 115 1,00 4,00 3,313 ,741
Giá điện nước 115 1,00 5,00 4,139 ,647
Giá mạng Internet 115 1,00 5,00 4,252 ,536
Các dịch vụ đi kèm
115 1,00 4,00 4,191 ,539
khác
Valid N (listwise) 115

Ảnh hưởng của diện


tích phòng trọ 115 1,00 5,00 5,078 1,969

19
Điều kiện phòng trọ
115 1,00 5,00 4,773 1,837

Diện tích phòng trọ


mong muốn 115 1,00 5,00 4,573 1,769

Phòng trọ khép kín


115 1,00 4,00 4,739 ,547

Valid N (listwise) 115

Descriptive Statistics
N Minimu Maximu Mean Std.
m m Deviation
Ảnh hưởng của độ thông thoáng, độ sáng, nền
và trần nhà 115 1,00 5,00 4,791 1,647

3,434
Trình độ dân trí nơi ở 115 1,00 4,00 ,714
8
An ninh khu trọ 3,660
115 1,00 4,00 ,805
9
3,487
Không gian sống xung quanh 115 1,00 4,00 ,702
0
Valid N (listwise) 115

N Minimum Maximu Mean Std.


m Deviation
Khoảng cách từ phòng
115 1,00 4,00 3,826 ,801
trọ đến trường
Phòng trọ gần trạm xe
115 1,00 4,00 3,460 ,639
bus
Phòng trọ gần trung
tâm mua sắm lớn, khu 115 1,00 4,00 3,304 ,762
vui chơi gải trí
Phòng trọ gần các chợ
115 1,00 4,00 3,469 ,625
lớn/nhỏ

20
Valid N (listwise) 115
Bảng 3.0: Bảng phân tích thống kê mô tả
Từ bảng trên ta thấy:
- Min, Max của tất cả các biến quan sát thu được lần lượt là 1 và 5
- Tất cả các biến đều có giá trị trung bình khoảng 3-5.Do đó có thể các yếu tố
trên đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ của sinh viên.
II.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm đã thực hiện thu thập được 115 câu trả lời từ bảng hỏi. Đối tượng
khảo sát là sinh viên Đại học Thương mại
1.Giá cả
V01. Giá phòng hàng tháng bạn muốn thuê
Giá phòng hàng tháng bạn muốn thuê là bao Tỉ lệ
nhiêu?
Từ 1-2.5 triệu 52,2%

Từ 2.5-4 triệu 31,3%


Dưới 1 triệu 10,4%
Trên 4 triệu 6,1%

từ 1-2.5tr từ 2.5-4tr dưới1tr trên 4tr

21
Bảng và biểu đồ 3.1: Giá phòng trọ ảnh hưởng đến sự lựa chọn phòng trọ của
sinh viên ĐHTM
Hầu hết các sinh viên đi thuê trọ đều là sinh viên ở ngoại tỉnh ở các vùng
nông thôn nên khi lựa chọn thuê phòng trọ, họ thường cân nhắc hơn trong việc
lựa chọn giá phòng trọ cho phù hợp hoàn cảnh kinh tế gia đình. Vì vậy, khi nhìn
vào bảng, biểu đồ số liệu ta thấy rằng: mức giá phòng từ 1-2.5tr chiếm tỉ lệ cao
nhất 52,2%, tiếp đó là từ 2,5-4tr chiếm 31,3%, tiếp theo sau là dưới 1tr và trên
4tr lần lượt chiếm 10,4% và 6,1%.
Các chi phí phát sinh trong quá trình thuê trọ ảnh hưởng đến lựa chọn của
sinh viên

Biểu đồ 3.2: Chi phí phát sinh ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên ĐHTM
V02. Giá điện, nước ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên
Giá điện, nước Số lượng
Có 99
Không 15
Khác 1
Bảng 3.3.Giá điện, nước ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên ĐHTM
Không chỉ giá phòng trọ mà giá điện, nước cũng ảnh hưởng đến việc
quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Đại học Thương Mại. Theo thống

22
kê ta thấy, số phiếu bầu đang chiếm vị thế cao nhất là 99/115 phiếu bầu về sự tán
thành, còn không tán thành và khác chỉ chiếm số ít lần lượt là 15 và 1 phiếu bầu.
V03. Giá mạng internet ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên
Giá mạng internet Số lượng
Có 83
Không 28
Khác 4
Bảng 3.4.Giá mạng internet ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên ĐHTM
Đi kèm với giá điện, nước thì giá mạng internet cũng ảnh hưởng không
kém đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Đại học Thương Mại, bởi
vì ngày nay ở thời đại công nghệ 4.0 đại đa số sinh viên đều dùng đến mạng
internet để hội nhập với thế giới bên ngoài nên bất kì lúc nào, ở đâu, làm gì mọi
người đều dùng tới mạng internet. Vì vậy, qua thống kê có tới 83/115 phiếu bầu
chiếu đa số là tán thành, còn lại là không tán thành và khác chiếm lần lượt với 28
và 4 phiếu bầu.
V04. Các dịch vụ khác ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên
Các dịch vụ khác đi kèm Số lượng
Có 91
Không 19
Khác 5
Bảng 3.5.Các dịch vụ khác đi kèm ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên ĐHTM
Ngoài ra, các dịch vụ đi kèm khác như: giá dịch vụ, thang máy,phí gửi xe,
…trong phòng trọ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định lựa chọn phòng
trọ của sinh viên. Theo bảng và biểu đồ thống kê số liệu cho thấy rằng 91/115
phiếu tán thành, 19/115 phiếu không tán thành, 5/115 phiếu là nguyên do khác.
Vì vậy, không chỉ có giá phòng trọ mà những chi phí phát sinh đi kèm
như: giá điện, nước, internet, thang máy, rác,…cũng là yếu tố ảnh hưởng dẫn đến
việc sinh viên Đại học Thương Mại có quyết định thuê phòng trọ.
Theo khảo sát sinh viên Đại học Thương Mại thì yếu tố về giá cả được
tạm coi như là yếu tố đầu tiên xem có nên lựa chọn phòng trọ hay không? Từ đó,
chúng tôi cũng có thể biết được mức giá phòng dao động khoảng từ 1-2.5tr được

23
hầu hết sinh viên trường Đại học Thương Mại ưu tiên lựa chọn hơn và đó cũng
là mức giá phù hợp để đáp ứng được mức độ chi trả của mỗi bạn sinh viên. Bên
cạnh giá phòng trọ thì chi phí trong quá trình thuê trọ như: giá điện, nước,
internet, thang máy, rác,… cũng là một nhân tố mà sinh viên của trường thường
quan tâm đến.
2. Cơ sở vật chất
V05. Diện tích phòng trọ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên
Diện tích phòng trọ có Số lượng Tỉ lệ
ảnh hưởng đến việc
quyết định lựa chọn thuê
trọ của bạn không?
Có 106 92,8%
Không 9 7,8%

Biểu đồ và bảng 3.5: Diện tích phòng trọ có/không ảnh hưởng đến sự lựa chọn
phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Dựa vào bảng và biểu đồ, ta thấy có đến 106/115 phiếu bầu ( chiếm
92,8%) tán thành “ diện tích phòng trọ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà
trọ” còn lại chỉ có 9/115 phiếu bầu (chiếm 7.8%) là không tán thành quan điểm
đó.
V06. Diện tích phòng trọ
Diện tích phòng trọ mà bạn mong Tỉ lệ
muốn là?

24
Từ 15-20m2 39,1%
Từ 20-25m2 34,8%
Trên 25m2 16,5%
Từ 10-15m2 9,6%

Bảng và biểu đồ 3.6: Khảo sát diện tích phòng trọ được sinh viên ĐHTM lựa
chọn
Hiện nay, khi thuê phòng trọ, số lượng người cùng phòng khác nhau nên
thường sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Dựa vào bảng và biểu đồ thống kê
cho thấy hầu như mọi người đều lựa chọn từ 15-20m2 khoảng 39,1% và từ 20-
25m2 khoảng 34,8% thích hợp cho sự lựa chọn ở 2-4 người và chỉ chiếm số ít
sinh viên lựa chọn trên 25m2 (16,5%) phù hợp ở trên 4 người và chỉ 9,6% lựa
chọn cho từ 10-15m2 cho 1 người (Theo bảng và biểu đồ thống kê ở V19. Số
người ở cùng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên.

25
V07. Phòng khép kín hay không cũng ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ

Phòng bạn ở có khép kín Số lượng Tỉ lệ


hay không?
Có 99 86,1%
Không 16 13,9%
Bảng và biểu đồ 3.7 : Phòng trọ không/có khép kín ảnh hưởng đến lựa chọn
phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Theo thống kê cho thấy, có 99 phiếu bầu (86,1%) đa số sinh viên đồng ý
Phòng ở có khép kín và chỉ có 16 phiếu bầu (13,9%) là không đồng ý. Phòng
khép kín là mô hình: Phòng+bếp+nhà vệ sinh.Phòng không khép kín là mô hình:
Phòng+bếp và chung nhà vệ sinh hoặc chung cả bếp và chung cả nhà vệ sinh.
Từng mô hình đều được xây dựng để kinh doanh phù hợp cho từng nhu cầu cũng
như khả năng tài chính của mỗi sinh viên. Vì vậy, “Phòng bạn ở có khép kín hay
không?” cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên.
V08. Đồ dùng trong phòng trọ ảnh hưởng đến sự lựa chọn phòng trọ của sinh
viên
Phòng trọ bạn đang tìm Số lượng Tỉ lệ
cần có những gì?
Giường, tủ quần áo 41 35,7%
Có nóng lạnh 52 45,2%
Có điều hòa 37 32,2%

26
Có đầy đủ tiện nghi chỉ 65 56,5%
cần xách vali tới và ở
Không yêu cầu đồ gì cả 15 13%

Bảng và biểu đồ 3.8: Nội thất tiện nghi bên trong phòng trọ có ảnh hưởng đến
lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Ngoài việc tìm một phòng trọ phù hợp mức chi trả của sinh viên thì nội
thất tiện nghi bên trong như: giường, tủ quần áo, có nóng lạnh, điều hoà, đầy đủ
tiện nghi, ... cũng sẽ được nhiều sinh viên lựa chọn khi tìm phòng trọ. Nhất là
trong những mùa đông giá rét của Hà Nội.
+ Có 41 phiếu bầu (chiếm 35,7%) lựa chọn phòng có giường, tủ quần áo
nhiều bạn sinh viên ĐHTM đều ở ngoại tỉnh nên việc lựa chọn phòng như vậy sẽ
tiện lợi cất giữ đồ dùng cá nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển
đồ cá nhân vào phòng trọ.
+ Có 15 phiếu bầu (chiếm 13%) lựa chọn phòng không có gì cả bởi nhiều
tìm phòng nhiều bạn sinh viên đã sắm đủ được các đồ dùng phù hợp nhu cầu cho
cá nhân hoặc cũng có nhiều trường hợp khác như họ chỉ cần nơi trú thân để học
thôi, nhiều khi họ không quan tâm phòng trọ mình thuê có những gì.
Dựa vào những con số thống kê đó có thể thấy, nội thất tiên nghi bên
trong cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên ĐHTM.
Và tuỳ vào nhu cầu và khả năng kinh tế của mỗi sinh viên mà sự lựa chọn về nội
thất bên trong phòng của mỗi sinh viên là khác nhau.
27
3. Chất lượng dịch vụ
Thái độ của chủ nhà trọ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
phòng trọ của sinh viên như:

Biểu đồ 3.9: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh
viên ĐHTM
V09. Các hành vi ứng xử của chủ trọ đối với khách thuê trọ ảnh hưởng tới quyết
định lựa chọn phòng trọ của sinh viên
Cách hành vi ứng xử của chủ trọ đối Số lượng
với khách thuê trọ là yếu tố rất lớn để
tôi quyết định xem có thuê hay là
không?
1 69
2 46
3 2
4 2
Bảng 3.10: Các hành vi ứng xử của chủ trọ đối với khách thuê có ảnh hưởng
đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Khi khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến phòng trọ của sinh viên ĐHTM thì
có rất nhiều bạn quan tâm đến cách hành xử của chủ trọ đối với người thuê trọ
được đề cập rất nhiều và nó cũng là một yếu tố tác động xem xét có nên thuê hay

28
không, ở hay đi của khách thuê. Hầu như mọi sinh viên đều thích thuê phòng trọ
với ông/bà chủ trọ dễ tính trong giờ giấc cũng như là các vấn đề phát sinh khác
như phải sòng phẳng, rõ rằng, minh bạch trong việc làm thủ tục giấy tờ thuê ở
trọ, thanh toán các khoản phí như thu tiền nhà, điện, nước, ...
Theo bảng và biểu đồ thống kê, có thể thấy có tới 69 (rất đồng ý) và 46
(đồng ý) phiếu trên tổng 115 phiếu tán thành chỉ có 4/115 phiếu bầu không tán
thành (không đồng ý và rất không đồng ý) “Cách hành vi ứng xử của chủ trọ đối
với khách thuê trọ là yếu tố rất lớn để tôi quyết định xem có thuê hay là không?”
V10. Các nội quy của chủ trọ ảnh hưởng tới việc lựa chọn phòng trọ của sinh
viên
Các nội quy của chủ trọ ảnh hưởng rất Số lượng
lớn đối với tôi
1 57
2 53
3 4
4 1
Bảng 3.11: Các nội quy trong phòng trọ ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của
sinh viên ĐHTM
Nội quy phòng trọ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc lựa chọn phòng trọ
của sinh viên. Khi lựa chọn phòng sinh viên thường tìm hiểu kỹ xem ở đó nội
quy có quá khắt khe hay không, VD như về giờ giấc, khi cho người khác vào
phòng thì sẽ thế nào?,... Theo thống kê cho thấy 57 (rất đồng ý) và 53 (đồng ý)
phiếu bầu trên tổng 115 phiếu tán thành “Các nội quy của chủ trọ ảnh hưởng rất
lớn đối với tôi” và chỉ có 4 (không đồng ý) và 1 (rất không đồng ý) trên tổng 115
phiếu là không tán thành với “Các nội quy của chủ trọ ảnh hưởng rất lớn đối với
tôi”.
V11. Cách xử lý sự việc phát sinh của chủ trọ ảnh hưởng tới việc lựa chọn phòng
trọ của sinh viên
Cách xử lý sự việc phát sinh nhanh Số lượng
chóng của chủ trọ đối với người thuê
là một tiêu chí để tôi lựa chọn phòng
1 63

29
2 49
3 3
4 3
Bảng 3.12: Cách xử lý sự việc phát sinh của chủ trọ ảnh hưởng đến lựa chọn
phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Trong quá trình ở trọ không thể tránh được các sự việc phát sinh xảy ra
trong quá trình thuê, VD như: do dịch bệnh covid 19 sinh viên phải nghỉ học
offline trong một thời gian dài không ở trọ thì chủ trọ sẽ xử lý ra sao? Hoặc do
phải đi thực tập, học quân sự ở cơ sở khác không phải ở trường trong một thời
gian khá dài không ở trọ mà họ muốn trả trọ không thuê nữa (vẫn còn hợp đông)
chủ trọ sẽ xử lý ra sao? Theo số liệu thống kê được qua bảng và biểu đồ có thể
thấy, có 63 (rất đồng ý) và 49 (đồng ý) phiếu bầu tán thành và chỉ có 3 (không
đồng ý) và 3 (rất không đồng ý) là không tán thành “Cách xử lý sự việc phát sinh
nhanh chóng của chủ trọ đối với người thuê là một tiêu chí để tôi lựa chọn
phòng”
4. Môi trường sống và an ninh
V12. Độ thông thoáng, độ sáng, nền và trần nhà,… có ảnh hưởng tới việc lựa
chọn phòng trọ của sinh viên

Độ thông thoáng, độ Số lượng Tỉ lệ


sáng, nền và trần nhà,…
có ảnh hưởng tới việc
30
lựa chọn của bạn không?
Có 99 86,1%
Không 16 13,9%
Bảng và biểu đồ 3.13: Độ thông thoáng, độ sáng, nền, trần nhà,...có ảnh hưởng
đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Độ thông thoáng, độ sáng cũng như quang cảnh nhà trọ hẳn cũng là vấn đề
mà sinh viên ĐHTM quan tâm, hầu hết sinh viên đều muốn phòng trọ thoáng
mát, có nhiều cây xanh xung quanh để giảm nắng nóng oi bức vào những ngày
hè. Số liệu cho thấy, có 99/115 phiếu (86,1%) cảm thấy ảnh hưởng và số còn lại
16/115 phiếu (13,9%) là không thấy ảnh hưởng. Vì vậy, độ thông thoáng, độ
sáng, nền và trần nhà,… cũng là yếu tố khá quan trọng tới lựa chọn phòng trọ
của sinh viên

Biểu đồ 3.14: Môi trường sống và an ninh ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ
của sinh viên ĐHTM
V13. Trình độ dân trí ảnh hưởng tới việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên
Trình độ dân trí nơi ở là vấn đề tiên Số lượng
quyết trong việc lựa chọn phòng trọ
1 61

31
2 43
3 13
4 1
Bảng 3.15: Trình độ dân trí xung quanh phòng trọ ảnh hưởng đến lựa chọn
phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Chắc hẳn là bạn sinh viên nào cũng muốn ở những nơi có nhiều học bá,
tiếp tận được với những người học rộng, hiểu biết nhiều, ... để có thể lĩnh hội
kiến thức, rèn luyện được cả thể và chất theo thời gian. Dựa vào bảng và biểu đồ
thống kê, có tới 63 và 43 phiếu bầu ( rất đồng ý và rất không đồng ý và chỉ có 13
và 1 phiếu bầu ( không đồng ý và rất không đồng ý) về “Trình độ dân trí nơi ở là
vấn đề tiên quyết trong việc lựa chọn phòng trọ”. Vì vậy, có thể kết luận trình đồ
dân trí xung quanh phòng trọ cũng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phòng của
sinh viên.
V14. Không gian xung quanh ảnh hưởng tới việc lựa chọn phòng trọ của sinh
viên
Không gian sống xung quanh cũng là Số lượng
một phần không thể thiếu
1 63
2 45
3 15
4 0
Bảng 3.16: Không gian sống xung quanh khu trọ ảnh hưởng đến lựa chọn phòng
trọ của sinh viên ĐHTM
Hẳn là không ai muốn sống cạnh những hàng xóm khó tính, gắt gỏng,…và
cũng chẳng ai muốn sống cùng với những vị khách bên kia phòng hay gây ồn ào,
bất lịch sự. Điều này ảnh hưởng rất nhiều mỗi khi về nhà. Theo bảng điều tra
dành cho sinh viên ĐHTM, có 63 và 45 phiếu bầu (rất đồng ý và rất không đồng
ý) và chỉ 15/115 phiếu là không đồng ý cho “Không gian sống xung quanh cũng
là một phần không thể thiếu”
V15. An ninh khu trọ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên
An ninh khu trọ là vấn đề quan trọng Số lượng
mỗi tôi khi lựa chọn phòng

32
1 100
2 56
3 0
4 0
Bảng 3.17: An ninh khu trọ ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên
ĐHTM
Mỗi sinh viên khi đi tìm, thuê trọ đều cân nhắc về vấn đề anh ninh xung
quanh nhà trọ như thế nào? Như các bạn đã biết thì đại đa số sinh viên ĐHTM là
con gái, vậy nên an ninh phòng trọ luôn là vấn đề quan trọng mỗi khi chọn trọ
của sinh viên ĐHTM. Dựa vào số liệu thống kê cho thấy rằng, có tận 100 và 56
phiếu bầu (rất đồng ý và đồng ý) và khoong có một phiếu nào là không đồng ý
“An ninh khu trọ là vấn đề quan trọng mỗi tôi khi lựa chọn phòng”. Suy cho
cùng thì an ninh chính là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới việc sinh viên ĐHTM
lựa chọn phòng trọ.
Nguyên nhân khiến sinh viên ĐHTM coi an ninh là yếu tố quyết định khi
thuê phòng trọ do:
- Tác nhân bên ngoài: Mất trật tự an toàn xã hội, nhiều tệ nạn xã hội (bài bạc,
ma túy,…), thường xuất hiện biến thái, yêu râu xanh,…không đảm bảo an toàn
về thân thể và tính mạng (đặc biệt là các bạn nữ) ảnh hưởng xấu đến đời sống
sinh viên, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý, kết quả học
tập,..của sinh viên nên sinh viên ĐHTM thường có xu hướng lựa chọn phòng trọ
có an ninh an toàn và đảm bảo hơn.
- Tác nhân bên trong: giữa các phòng trọ có hiện tượng mất trộm mà không
phải từ tác nhân bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lí của sinh viên (luôn
phải đề phòng, nơm nớp lo sợ,…).
5. Vị trí địa lý
- Mức độ ưu tiên với lựa chọn khoảng cách địa lý
V16. Khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên

33
Khoảng cách từ phòng trọ đến trường Tỉ lệ
bao nhiêu là hợp lý?
Từ 500m-1km 45,3%
Từ 2-3km 30,4%
Dưới 500m 20%
Trên 3km 4,4%
Bảng và biểu đồ 3.18: Khoảng cách từ trọ tới trường ảnh hưởng đến lựa chọn
phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Theo thống kê ta thấy, khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến quyết
định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Đại học Thương Mại. Bởi từ trước đến
nay khi nhắc đến vấn đề chọn phòng trọ, sinh viên thường luôn ưu tiên khoảng
cách địa lý nhiều hơn. Hầu hết sinh viên thường muốn gần trường hơn để thuận
lợi cho việc đi học, các hoạt động CLB, nhóm,…và để tiết kiệm tiền gửi xe, chi
phí đi lại. Theo khảo sát, có tới 45,3% sinh viên ĐHTM lựa chọn khoảng từ 500-
1km, 30,4% từ 2-3km, dưới 500 m chiếm 20% , trêm 3km chỉ chiếm 4,4%. Dựa
vào tỉ lệ %, ta thấy khoảng cách trung bình mà sinh viên ĐHTM cho thấy
khoảng cách từ 500-1km là hợp lý cho lựa chọn phòng trọ và phù hợp cho nhu
cầu cá nhân.
V17. Vị trí phòng trọ gần với trạm xe bus ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh
viên
1- Rất đồng ý; 2- Đồng ý; 3- Không đồng ý; 4- Rất không đồng ý

34
Biểu đồ 3.19: Mức độ ảnh hưởng vị trí địa lý ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ
của sinh viên ĐHTM
Vị trí phòng trọ của tôi phải gần với Số lượng
trạm xe buýt
1 59
2 52
3 0
4 4
Bảng 3.20: Vị trí phòng gần các trạm buýt ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ
của sinh viên ĐHTM
Gần trường học thôi thì chưa đủ, vị trí phòng trọ phải gần với trạm xe
buýt cũng ảnh hưởng không kém tới việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên. Hầu
như mọi sinh viên đều có xu hướng chọn nhà trọ ở gần buýt dù xa hay gần
trường. Bởi nhiều bạn sinh viên ở gần trường hay ở xa thường có xu hướng lựa
chọn xe buýt là phương tiện đi lại chính để tiết kiệm chi phí đi lại và hợp với
mức độ chi trả của nhiều sinh viên. Thông qua thống kê có 60 và 56 phiếu bầu

35
rất đồng ý/đồng ý, có 0 và 8 phiếu bầu không đồng ý và rất không đồng ý cho ý
kiến trên.
V19. Vị trí phòng trọ gần trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí
Vị trí phòng trọ cần phải gần với trung Số lượng
tâm mua sắm lớn, khu vui chơi giải trí
để tiện cho tôi xả stress trong những
ngày nghỉ
1 57
2 52
3 3
4 22
Bảng 3.21: Vị trí phòng gần trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí ảnh
hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM
Sau quãng thời gian học hành vất vả, áp lực hầu hết sinh viên thường
chọn trung tâm mua sắm, khu vu chơi giải trí để xả stress. Vậy nên vị trí phòng
trọ phải gần với trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí cũng là một yếu tố
ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên. Theo số liệu thống kê , có 59
và 56 phiếu bầu rất đồng ý và không đồng ý, 4 và 23 phiếu là không đồng ý và
rất không đồng ý cho ý kiến trên.
V20. Vị trí phòng trọ gần chợ, siêu thị
Vị trí phòng trọ đặc biệt là phải gần Số lượng
các chợ lớn /nhỏ để tôi có thể dễ dàng
mua mà lại còn tiết kiện được thời
gian đi lại
1 59
2 53
3 0
4 3
Bảng 3.22: Vị trí phòng gần các khu chợ lớn/nhỏ ảnh hưởng đến lựa chọn
phòng trọ của sinh viên ĐHTM

36
Khi nhắc đến tìm phòng trọ hầu như sinh viên nào cũng lựa chọn ở gần chợ,
đa số các sinh viên ĐHTM đều là sinh viên ngoại tỉnh nên việc xa nhà không còn
lệ
thuộc tới gia đình thường sẽ chủ động đi mua sắm đồ ăn, đồ dùng cá nhân mà
chợ thì thường sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên bởi các khu chợ thường
có đầy đủ các nhu yếu phẩm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của sinh viên và đặc
biệt là giá cả bình dân phù hợp cho túi tiền của mọi sinh viên. Vì vậy cho nên có
60 và 57 phiếu bầu rất đồng ý và đồng ý và chỉ có 0 và 4 phiếu không đồng ý và
rất không đồng ý cho ý kiến trên.
=> Kết quả nghiên cứu:
Vào đại học, nếu không phải đi ở trọ hẳn bạn là người cực kỳ may mắn!
Bạn không phải lo cảnh xa gia đình, không lo chạy ngược xuôi tìm nhà trọ,
không cần phải lo xa gia đình, không lo chạy ngược xuôi tìm nhà trọ, không đau
đầu phân vân nên chọn hay ở trọ hay ở ký túc xá. Nhưng cũng thiếu đi cảm giác
thời sinh viên đáng nhớ với xóm trọ, bạn bè.
Muốn có cho mình chốn ăn ngủ, nghỉ, học tập thoải mái là mong ước của
sinh viên nói chung và của Tân sinh viên ĐHTM nói riêng; như ông bà ta có nói
“An cư mới lạc nghiệp”. Thuê trọ, sinh viên phải cân đo đong đếm cái lợi, cái
mất khi chọn lựa. Mỗi người một tính cách và hoàn cảnh sẽ có những cách chọn
phòng riêng.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện khảo sát nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM. Qua
khảo sát, kết quả nghiên cứu đã tìm ra được một số nhân tố ảnh hưởng đến lựa
chọn phòng trọ của sinh viên:
- Phần lớn sinh viên ĐHTM là sinh viên ngoại tỉnh (chiếm 72,2% ) nên vấn đề
nhà trọ rất được các bạn quan tâm đến. Hầu như mọi sinh viên rất quan tâm
đến giá cả phòng trọ. Mức giá từ 1-2,5tr (chiếm 52,2%) cho từ 10-20m2 dành
cho 1-2 người dành cho những bạn thích sống độc lập, sống ít người => nó
cũng rất được các bạn sinh viên ĐHTM lựa chọn nhất. Và với mức giá từ 2,5-
4tr (chiếm 31,3%) cho từ 20-25m2 dành cho 2-4 người. Bên cạnh về giá
phòng thì các chi phí kèm theo như giá điện, nước, mạng internet,... cũng ảnh
hưởng không kém gì giống giá phòng.

37
- Khoảng cách từ trọ tới trường học được sinh viên lựa chọn từ 500-1km
(chiếm 45,3%) khoảng cách càng gần thì càng thuận lợi cho các bạn sinh viên
đi học, đi làm,... Xe đạp, xe máy, xe bus là các phương tiện được các bạn sinh
viên ĐHTM lựa chọn.
- Bên cạnh việc gần trường thì việc gần với các trung tâm thương mại, khu vui
chơi giải trí, các khu chợ lớn/nhỏ cũng được các bạn tìm hiểu, quan tâm đến;
bởi nó phù hợp cho các nhu cầu riêng của mỗi sinh viên.
- Diện tích phòng trọ có tầm ảnh hưởng rất lớn (92,8% sinh viên đồng tình)tới
việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên. Qua khảo sát cho thấy có tới 86,1%
sinh viên, hầu hết mọi sinh viên ĐHTM lựa chọn phòng trọ có mô hình khép
kín, có nội thất bên trong đầy đủ tiện nghi với mục đích giúp dễ dàng sinh
hoạt cá nhân, tiết kiệm được rất nhiều chi phí mua sắm đồ dùng trong phòng,
giảm thiểu mọi sự việc phát sinh khác trong quá trình ở trọ.
- An ninh xung quanh phòng trọ cũng rất quan trọng, được coi như là yếu tố
quyết định ảnh hưởng tới việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM. Bởi
hầu hết sinh viên Thương Mại đều là nữ sinh nên an ninh xng quanh trọ lại
càng trở nên nhạy cảm hơn khi lựa chọn phòng cảu sinh viên ĐHTM.
- Phòng rộng rãi, thoáng mát cũng là một điểm cộng cho việc lựa chọn phòng
trọ của sinh viên.
- Bởi có ai thích sống chung với những chỗ ồn ào, mất trật tự, hay mất trộm,
các yếu tố nguy hiểm tới tâm lý và sức khoẻ của bản thân. Cho nên các yếu tố
liên quan đến không gian sống xung quanh, trình độ dân trí cũng được các
bạn sinh viên ĐHTM lựa chọn là yếu tố ảnh hưởng.
- Chung cư mini (chiếm 40%), nhà riêng (chiếm 29,6%) là loại hình phòng trọ
mà sinh viên lựa chọn nhiều nhất.
- Hành vi ứng xử của chủ trọ (115 phiếu tán thành) hay nội quy trong phòng trọ
cũng là một yếu tố ảnh hưởng khiến nhiều bạn sinh viên cân nhắc xem có nên
lựa chọn hay không. Bởi khi ở không ai muốn ở cùng với những chủ trọ khó
tính, hay soi xét, cổ hủ, thiếu trung thực khi tính toán.
=> Theo thống kê kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố về giá cả, vị trí
địa lý, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, môi trường sống và an ninh,... ảnh
hưởng đến việc quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ĐHTM.
III.Phân tích Cronbach’Alpha
• Ký hiệu dùng trong phân tích SPSS

38
Yếu tố 1: Giá cả
GC1: Giá phòng hàng tháng bạn muốn thuê
GC2: Giá điện, nước ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên
GC3: Giá mạng internet ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của phòng trọ của
sinh viên
GC4: Các dịch vụ khác đi kèm ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên
Yếu tố 2: Cơ sở vật chất
CS1: Diện tích phòng trọ ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên
CS2: Diện tích bên trong phòng trọ
CS3: Đồ dùng trong phòng trọ ảnh hưởng đến sự lựa chọn phòng trọ của sinh
viên
CS4: Phòng trọ khép kín hay không cũng ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên
Yếu tố 3: Chất lượng dịch vụ
CL1: Các hành vi ứng xử của chủ trọ đối vơi khách thuê trọ ảnh hưởng tới việc
quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên
CL2: Các nội quy bên trong phòng trọ ảnh hưởng đến việc lựa chọn của sinh
viên
CL3: Cách xử lý sự việc phát sinh của chủ trọ ảnh hưởng đến việc sinh viên
quyết định lựa chọn phòng trọ.
Yếu tố 4: Môi trường sống và an ninh
MTSVAN1: Độ thông thoáng, độ sáng, nền và trần nhà, có ảnh hưởng tới sự lựa
chọn phòng trọ của sinh viên
MTSVAN2: Trình độ dân trí ảnh hưởng tới việc lựa chọn của sinh viên
MTSVAN3: An ninh khu trọ ảnh hưởng tới việc lựa chọn của sinh viên
MTSVAN4: Không gian sống xung quanh ảnh hưởng tới việc lựa chọn của sinh
viên
Yếu tố 5: Vị trí địa lý
39
VT1: Khoảng cách địa lý từ trọ đến trường
VT2:Vị trí phòng gần điểm xe bus
VT3: Vị trí phòng gần trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí
VT4: Vị trí phòng gần các khu chợ lớn/nhỏ
 Tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha.
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra
sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Đây là bước phân tích cần
thiết để loại bỏ biến rác trước khi sử dụng EFA.
Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và
tương quan các điểm số của từng biến. Chỉ có những biến có hệ số tương quan
biến – tổng phù hợp (Corrected Iterm –Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp
đưa vào những bước phân tích tiếp theo (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater,
1995).  
Sau khi điều tra, đề tài tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo quyết định lựa
chọn phòng trọ của sinh viên đại học Thương Mại bằng hệ số Cronbach’s alpha.
Kết quả thu được như sau:

1.Kiểm định cronbach’s alpha nhóm GC


Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
,728 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Giá phòng 6,58 1,894 ,538 ,717
Giá điện nước 7,76 3,506 ,561 ,613
Giá mạng Internet 6,64 3,616 ,570 ,721

40
Các dịch vụ đi kèm
5,70 2,305 ,558 ,631
khác

Thành phần “Giá cả” gồm 2 biến quan sát (GC1- GC4). Sau khi kiểm tra
Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy Cronbach’s Alpha tổng bằng 0.728 lớn hơn
0.6 do đó thang đo này đủ độ tin cậy để thực hiện phân tích tiếp theo. Thang đo
giá cả gồm 2 biến GC1, GC2,GC3, GC4: có hệ số tương quan biến-
tổng( Corrected Item- Total Correclation) lần lượt là 0.538, 0.561, 0.570, 0.558
đều lớn hơn 0.3 do đó các biến quan sát trong nhân tố này đều được sử dụng cho
các phân tích tiếp theo.

2. Kiểm định cronbach’s alpha với nhóm CSVC


Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha
,668 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Ảnh hưởng của diện
7,49 2,059 ,554 ,722
tích phòng trọ
Điều kiện phòng trọ 5,79 2,144 ,488 ,636
Diện tích phòng trọ
5,99 2,903 ,461 ,680
mong muốn
Phòng trọ khép kín 7,43 2,001 ,532 ,721

Thành phần “Cơ sở vật chất” gồm 4 biến quan sát (CS1- CS4).Sau khi kiểm tra
Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy Cronbach’s Alpha tổng bằng 0.668 lớn hơn
0.6, có hệ số tương quan biến- tổng (Corrected Item- Total Correclation) đều lớn
hơn 0.3 do đó các biến quan sát trong nhân tố này đều được sử dụng cho các
phân tích tiếp theo.
3. Kiểm định Cronbach’s Alpha với nhóm CL 

Reliability Statistics

41
Cronbach's N of Items
Alpha
,820 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Các hành vi ứng xử
của chủ trọ đối với 6,93 1,241 ,684 ,741
khách thuê trọ
Các nội quy của chủ trọ 7,03 1,315 ,617 ,808
Cách xử lý sự việc phát
sinh nhanh chóng của 6,97 1,201 ,722 ,702
chủ trọ

Thành phần “Chất lượng dịch vụ” gồm 3 biến quan sát. Sau khi kiểm tra
Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy Cronbach’s Alpha tổng bằng 0.820 lớn hơn
0.6 , có hệ số tương quan biến- tổng( Corrected Item- Total Correclation) đều lớn
hơn 0.3 do đó các biến quan sát trong nhân tố này đều được sử dụng cho các
phân tích tiếp theo.

4.Kiểm định Cronbach’s Alpha với MTSVAN


Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha
,654 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Ảnh hưởng của độ
thông thoáng, độ sáng, 7,58 2,631 ,311 ,766
nền và trần nhà
Trình độ dân trí nơi ở 8,29 1,312 ,575 ,674
An ninh khu trọ 8,06 1,654 ,477 ,655

42
Không gian sống xung
8,23 1,339 ,685 ,682
quanh

Thành phần “môi trường sống và an ninh” gồm 3 biến quan sát. Sau khi kiểm tra
Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy Cronbach’s Alpha tổng bằng 0.654 lớn hơn
0.6 , có hệ số tương quan biến- tổng( Corrected Item- Total Correclation) đều lớn
hơn 0.3 do đó các biến quan sát trong nhân tố này đều được sử dụng cho các
phân tích tiếp theo.
5.Kiểm định Cronbach’s Alpha với nhóm VT
Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha
,664 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Khoảng cách từ phòng
10,23 2,971 ,126 ,702
trọ đến trường
Phòng trọ gần trạm xe
8,96 2,305 ,500 ,649
bus
Phòng trọ gần trung
tâm mua sắm lớn, khu 9,11 1,856 ,600 ,634
vui chơi gải trí
Phòng trọ gần các chợ
8,95 2,260 ,548 ,717
lớn/nhỏ

Loại biến khoảng cách từ phòng trọ đến trường.(VT1) vì hệ số tương quan biến- tổng
nhỏ hơn 0.3
Reliability Statistics

Cronbach's N of Items
Alpha
,802 3
Item-Total Statistics

43
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Phòng trọ gần trạm xe
6,77 1,633 ,569 ,807
bus
Phòng trọ gần trung
tâm mua sắm lớn, khu 6,93 1,188 ,722 ,653
vui chơi gải trí
Phòng trọ gần các chợ
6,77 1,532 ,676 ,707
lớn/nhỏ

Thành phần “Vị trí” sau khi loại bỏ còn 3 biến quan sát (VT1-VT3). Sau khi
kiểm tra Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy Cronbach’s Alpha tổng bằng 0.802
lớn hơn 0.6, có hệ số tương quan biến tổng( Corrected Item- Total Correclation)
lần lượt là đều lớn hơn 0.3 do đó các biến quan sát trong nhân tố này đều được
sử dụng cho các phân tích tiếp theo.
Tóm lại, qua sự phân tích Cronbach's Alpha đối với các thang đo ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Thương Mại  thì các biến trong từng
thang đo đều đạt tiêu chuẩn.
IV.Phân tích nhân tố EFA
Phân tích nhân tố khám phá gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến
quan sát thành một tập F (với F< k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. EFA xem xét
mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát
hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân
sai nhân tố từ ban đầu. Đề tài này tiến hành phân tích nhân tố EFA với phương
pháp Principal Components và Varimax. Các tiêu chí được sử dụng khi phân tích
EFA:
- KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤ KMO ≤ 1 thì
phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). -
Đaị lượng Barlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét
các giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu sig kiểm định
này bé hơn hoặc bằng 0.05 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết
quả phân tích EFA (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
-Hệ số tải nhân tố Factor Loading (chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của
EFA) lớn hơn hoặc bằng 0.5. (F.Hair, William C.Black, Barry J.Babin,Rolph
E.Anderson, 1998).
-Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn
hoặc bằng 50% và Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson,1998).

44
- Khác biệt hệ số tải nhân tố Factor Loading của một biến quan sát giữa các nhân
tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 để đảm bảo tính phân biệt giữa các nhân tố
(Jabnoun & Al-Tamimi, 2003)

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
,745
Adequacy.
Approx. Chi-Square 548,357
Bartlett's Test of
Df 105
Sphericity
Sig. ,000
Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5
và kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa sig. < 0,05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân
tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau. Giá trị Kaiser-
Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO)=0.745. Kết quả phân tích
nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.745>0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để
phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp,mức ý nghĩa Sig. = 0.000< 0.05,lúc này
bác bỏ giả thuyết các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng
thể. Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng
nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân
tích nhân tố.
Aa

Communalities
Initial Extractio
n
Giá phòng 1,000 ,713
Giá điện nước 1,000 ,748
Giá mạng Internet 1,000 ,693
Các dịch vụ đi kèm
1,000 ,684
khác
Ảnh hưởng của diện
1,000 ,693
tích phòng trọ
Điều kiện phòng trọ 1,000 ,464
Diện tích phòng trọ
1,000 ,697
mong muốn
Phòng trọ khép kín 1,000 ,793

45
Ảnh hưởng của độ
thông thoáng, độ sáng, 1,000 ,506
nền và trần nhà
Trình độ dân trí nơi ở 1,000 ,692
An ninh khu trọ 1,000 ,587
Không gian sống xung
1,000 ,731
quanh
Các hành vi ứng xử
của chủ trọ đối với 1,000 ,780
khách thuê trọ
Các nội quy của chủ trọ 1,000 ,609
Cách xử lý sự việc phát
sinh nhanh chóng của 1,000 ,713
chủ trọ

Total Variance Explained (bảng phương sai trích)


Compone Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Sq
nt Loadings Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of C
Variance % Variance % Variance
1 3,917 26,114 26,114 3,917 26,114 26,114 3,864 25,758
2 2,227 14,846 40,960 2,227 14,846 40,960 2,014 13,427
3 1,524 10,158 51,118 1,524 10,158 51,118 1,511 10,075
4 1,341 8,943 60,061 1,341 8,943 60,061 1,419 9,463
5 1,093 7,288 67,348 1,093 7,288 67,348 1,294 8,626
6 ,917 6,112 73,461
7 ,714 4,757 78,218
8 ,626 4,173 82,391
9 ,534 3,558 85,949
10 ,475 3,165 89,114
11 ,425 2,836 91,950
12 ,388 2,588 94,538
13 ,354 2,357 96,895
14 ,264 1,763 98,658
15 ,201 1,342 100,000

46
Phân tích nhân tố ở phương sai trích bằng 67,348 => 67,38% > 50% => đạt yêu
cầu
Mức Eigenvalues bằng 1,093 > 0,1 => Đạt yêu cầu.
Từ đó cho thấy kết quả đều được chấp nhận

PHÂN TÍCH RIÊNG CHO YẾU TỐ VỊ TRÍ VÌ BÊN TRÊN MÌNH ĐÃ LOẠI VT1

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
,678
Adequacy.
Approx. Chi-Square 117,184
Bartlett's Test of
df 3
Sphericity
Sig. ,000

Hệ số KMO > 0,5 => Đạt yêu cầu


Hệ số Sig. < 0,05 => Đạt yêu cầu

Communalities
Initial Extractio
n
Phòng trọ gần trạm xe
1,000 ,621
bus
Phòng trọ gần trung
tâm mua sắm lớn, khu 1,000 ,795
vui chơi gải trí
Phòng trọ gần các chợ
1,000 ,742
lớn/nhỏ
Extraction Method: Principal Component
Analysis.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

47
Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance %
1 2,158 71,934 71,934 2,158 71,934 71,934
2 ,540 18,008 89,942
3 ,302 10,058 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Phân tích nhân tố ở phương sai trích bằng 71,934 => 71,93% > 50% => Đạt yêu
cầu
Mức Eigenvalues bằng 2,158 > 0,1 => Đạt yêu cầu

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Phần kết luận


Qua các số liệu từ kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy nhu cầu lựa chọn nhà
trọ của sinh viên được hình thành từ nguyên nhân và những vấn đề được quan
tâm sau:
a. Nguyên nhân lựa chọn phòng trọ đa số là do nhà xa trường.
b. Những vấn đề được sinh viên quan tâm trong quá trình lựa chọn phòng trọ
phần lớn là:
- Về vị trí địa lý:
• Vị trí nhà trọ cách trường từ 500m-1km được sinh viên quan tâm nhiều
hơn. Sau đó mới đến các nhà trọ cách 2-3km.
Bên cạnh đó, đại đa số sinh viên đều mong muốn phòng trọ của mình gần
bến xe bus; gần các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí và các khu
chợ lớn nhỏ.
- Về cơ sở vật chất:
• Diện tích phòng ảnh hưởng rất lớn trong việc lựa chọn của sinh viên.
Phòng trọ có diện tích từ 15-20m2 được chọn nhiều nhất và sau đó diện
tích từ 20-25m2 cũng được phần đông sinh viên quan tâm.
• Đại bộ phận sinh viên đều mong muốn phòng trọ không khép kín. Bên
cạnh đó, các bạn cũng rất quan tâm đến 1 phòng trọ có đầy đủ tiện nghi.
• Về chất lượng dịch vụ: Không chỉ chú ý đến an ninh khu trọ mà các bạn
sinh viên còn chú ý đến thái độ của chủ nhà trọ thông qua hành vi ứng xử

48
của họ, qua các nội quy phòng trọ và cách xử lý sự việc phát sinh một
cách nhanh chóng.
- Môi trường sống và an ninh:
• Độ thông thoáng, độ sáng, nền và trần nhà hầu hết đều được sinh viên
quan tâm.
• Không chỉ vậy, vấn đề an ninh cũng là 1 yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đối
với việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên vì trình độ dân trí nơi ở, không
gian sống xung quanh và an ninh khu trọ đều rất được quan tâm.
- Về giá cả:
• Giá phòng cho thuê từ 1-2,5 triệu đồng/tháng.
• Chi phí điện, nước, mạng internet và chi phí cho các dịch vụ đi kèm cũng
ảnh hưởng lớn trong việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên.
2.Phần kiến nghị
Qua kết luận trên, chúng tôi có một vài đề nghị đến các doanh nghiệp cho
thuê và các chủ nhà trọ.
• Xây dựng, thiết kế phòng trọ như thế nào để đáp ứng được tối đa các nhu
cầu của sinh viên:
• Đầu tiên là thiết lập lên mức giá cho thuê phải chăng khoảng từ 1-2,5 triệu
là một lợi thế.
• Thu hút sinh viên bằng việc tính các chi phí sinh hoạt như điện, nước, vệ
sinh, Internet,... theo giá nhà nước và giá thị trường.
• Nên xây dựng các khu trọ gần trường trong vòng bán kính 3km sẽ được
quan tâm nhiều hơn. Và đặc biệt phòng trọ nên gần các điểm xe bus, các
chợ hoặc các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí...
• Thiết kế khu trọ với các phòng đầy đủ tiện nghi, có diện tích 15-20m2
chiếm phần nhiều và các kiểu phòng trọ không khép kín là đa số.
• Thiết kế các phòng phải thông thoáng, đủ độ sáng.
• Không nên xây khu trọ ở những nơi có an ninh, trật tự kém như các bến
xe, khu dân cư đông người qua lại. Cùng với đó là nên đầu thêm hệ thống
an ninh khu trọ. Như vậy khi lựa chọn nhà trọ, sinh viên sẽ yên tâm hơn.
• Cuối cùng thì chủ doanh nghiệp cho thuê trọ hay các chủ nhà trọ nên tạo
cho mình thái độ thân thiện, lịch sự, nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết
cho những vấn đề phát sinh. Các quy tắc nhà trọ chỉ nên đưa ra đủ để sinh
viên có thể thực hiện được.

49
• Cơ quan chức năng: Kết hợp với người dân để giảm thiểu những hành vi
không tốt, gây mất trật tự an ninh của các khu trọ.

KẾT THÚC
I. Lời cảm ơn
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến cô Vũ Thị Thuỳ
Linh - giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài thảo luận này. Cô đã tận tình hướng dẫn
chúng tôi từ định hướng đến chi tiết tháo gỡ những khó khăn trong quá trình
nghiên cứu, từ cách trình bày, cách thu thập, phân tích và xử lý số liệu.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đang theo học
Trường đại học Thương mại đã giúp chúng tôi hoàn thiện các câu hỏi bảng khảo
sát nghiên cứu và gia đình đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần để chúng tôi có
thể thực hiện nghiên cứu này.
Mặc dù đã bỏ ra nhiều công sức nhưng chắc chắn bài thảo luận này của
chúng tôi cũng không thể thoát khỏi những sai sót xảy ra trong quá trình nghiên
cứu. Do vậy, chúng tôi rất mong những lời nhận xét và những lời khuyên chân
thành nhất từ phía cô và các bạn để công trình nghiên cứu của chúng tôi hoàn
thiện một cách hoàn chỉnh nhất.
Trân trọng!
II. Lời cam đoan
Chúng tôi cam đoan bài thảo luận “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Đại học Thương mại” là công
trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi, kết quả nghiên cứu đề tài này chúng tôi xin
cam đoan là không sao chép của bất cứ đề tài nào trước đó, cũng chưa được trình
bày hay công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Nhóm sinh viên lớp DHTC-NH 08A (2011), “Tìm hiểu xu hướng lựa
chọn nhà trọ của sinh viên đại học Đồng Tháp”,
(2) Schiffman, Leon G.; Bednall, David; O'Cass, Aron; Paladino, Angela;
Ward, Steve; Kanuk, Leslie. (2005). Comsumer Behaviour. Pearson
Education Australia.
(3) David L.Loudon và Albert J. Della Bitt. (1993). Consumer Behavior:
Concepts and Applications. New York, USA: McGraw-Hill
Education.
(4) Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), Essential
of Marketing, South-Western, a part of Cengage Learning

PHỤ LỤC I:PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN


NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ
TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Tên người được phỏng vấn:
Khoa:
CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Bạn vui lòng chia sẻ quan điểm của bạn về sự những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nhà trọ, thông qua việc trở lời các câu hỏi sau:
1. Theo bạn có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ
của sinh viên ?
2. Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ không?
- Khoảng cách từ phòng trọ đến trường bạn bao nhiêu là hợp lý?
- Địa điểm phòng trọ có ảnh hưởng không?
3. Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ không?
- Diện tích phòng trọ bạn mong muốn?
- Phòng trọ bạn đang tìm kiếm cần có những gì?

51
4. Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ
không?
- Thái độ của chủ trọ như thế nào?
- Các nội quy của chủ trọ đưa ra như thế nào?
- Cách xử lí sự việc phát sinh của chủ trọ với người thuê như thế nào?
5. Môi trường sống và an ninh có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng
trọ hay không?
- Không gian xung quanh nơi ở bạn mong muốn ?
- Vấn đề an ninh thì ra làm sao?
6. Giá cả có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ không ?
- Giá phòng trọ hàng tháng mà bạn muốn thuê?
- Các chi phí kèm theo như điện, nước, mạng có hợp lí hay không?
- Chi phí phát sinh thêm trong quá trình thuê trọ bạn nên giải quyết như thế
nào?

Nhóm thảo luận xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC II

PHIẾU KHẢO SÁT ONLINE CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI
Xin chào bạn!
Nhóm chúng mình là sinh viên đại học Thương Mại và đang tham gia nghiên
cứu khoa học với đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà trọ
của sinh viên đại học Thương Mại".
Xin bạn hãy bớt chút thời gian trả lời chúng mình một số câu hỏi có liên quan
đến đề tài nêu trên. Phần trả lời của các bạn sẽ giúp chúng mình có một bài thảo
luận hoàn thiện hơn.Nhóm thảo luận cam kết những thông tin mà các bạn cung
cấp chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu.
Mong nhận được sự giúp đỡ của bạn. Trân trọng!

I, Thông tin cá nhân


1. Giới tính của bạn là gì?
52
 Nam
 Nữ
 Khác
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm nhất
 Năm hai
 Năm ba
 Năm tư
 Khác
3. Bạn có đang thuê trọ không?
 Có
 Không
4. Ngoài việc đi học trên trường thì bạn còn làm gì?
 Đi làm thêm
 Đi học them tiếng anh , các lớp năng khiếu
 Không làm gì
 Khác
 II, Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định lựa chọn phòng trọ
 Vị trí
5. Khoảng cách từ phòng trọ đến trường bạn bao nhiêu là hợp lý?
 Dưới 500m
 Từ 500m – 1km
 Từ 2km – 3km
 Trên 3km
6. Vị trí phòng trọ
1. Rất 2. Không 3. Đồng ý 4. Rất
không đồng ý đồng ý
đồng ý
Vị trí phòng
trọ của tôi
phải gần với
trạm xe buýt
Vị trí phòng
trọ cần phải

53
gần với trung
tâm mua sắm
lớn, khu vui
chơi giải trí
để tiện cho tôi
xả stress
trong những
ngày nghỉ
Vị trí phòng
trọ đặc biệt là
phải gần các
chợ lớn /nhỏ
để tôi có thể
dễ dàng mua
mà lại còn tiết
kiện được
thời gian đi
lại

 Cơ sở vật chất

7. Diện tích phòng trọ có ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn
thuê trọ của bạn không?
 Có
 Không
8. Phòng trọ bạn đang tìm kiếm cần có những gì?
 Giường, tủ quần áo
 Có nóng lạnh
 Có điều hoà
 Có nóng lạnh, điều hoà
 Có đầy đủ tiện nghi chỉ cần xách vali tới và ở
 Không yêu cầu đồ gì cả
54
9. Diện tích phòng trọ mà bạn mong muốn là…?
 Từ 10 – dưới 15m2
 Từ 15 – dưới 20m2
 Từ 20 – dưới 25m2
 Trên 25m2
10. Phòng bạn ở có khép kín hay không ?
 Có
 Không

 Chất lượng dịch vụ


11.Thái độ của chủ nhà trọ
1. Không đồng 2. Đồng ý 3. Rất đồng ý
ý
Các hành vi ứng
xử của chủ trọ
đối với khách
thuê trọ là yếu tố
rất lớn để tôi
quyết định có
thuê hay là không
Các nội quy của
chủ trọ ảnh
hưởng rất lớn đối
với tôi
Cách xử lý sự
việc phát sinh
nhanh chóng của
chủ trọ đối với
người thuê là một
tiêu chí để tôi lựa
chọn phòng trọ
 Môi trường sống và an ninh
55
12. Độ thông thoáng, độ sáng, nền và trần nhà có ảnh hưởng tới việc
lựa chọn của bạn không?
 Có
 Không
 Khác (yêu cầu ghi thêm)
13. Môi trường và an ninh xung quanh phòng trọ
1. Rất 2. Không 3. Đồng 4. Rất
không đồng ý đồng
đồng ý ý ý
Trình độ
dân trí nơi ở
là vấn đề
tiên quyết
trong việc
lựa chọn
phòng
An ninh khu
trọ là vấn đề
rất quan
trọng mỗi
khi tôi lựa
chọn phòng
Không gian
sống xung
quanh cũng
là một phần
không thể
thiếu

 Giá cả

56
14.Giá phòng hàng tháng mà bạn đang muốn thuê là bao nhiêu?
 Dưới 1tr
 Từ 1tr – 2,5tr
 Từ 2,5tr – dưới 4tr
 Trên 4tr
15. Các chi phí phát sinh thêm trong quá trình thuê phòng trọ như: giá
điện, nước, mạng internet, thang máy, rác,… mức độ ảnh hưởng đến
việc quyết đinh lựa chọn phòng trọ như thế nào?
1. Có 2. Không 3. Khác
a) Giá điện,
nước
b) Mạng
internet
c) Các dịch vụ
đi kèm khác

* KẾT LUẬN CHUNG:


Trong 5 yếu tố trên, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa
chọn nhà trọ của sinh viên đại học Thương Mại?
 Yếu tố 1
 Yếu tố 2
 Yếu tố 3
 Yếu tố 4
 Yếu tố 5

57
58

You might also like