You are on page 1of 11

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI

HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG


CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975) DƯỚI SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG

NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC HUẾ ANH

MSSV : 3119550003

LỚP : DKQ1191

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
1. Khái quát tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ............................... 1

2. Đảng và Nhà nước đề ra nhiệm vụ cho hai miền................................................... 1

CHƯƠNG II: VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ (1954 – 1975) ................................................................................................ 2

1. Giai đoạn 1954 – 1965 .............................................................................................. 2

1.1. Khôi phục nền kinh tế, cải tạo chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1960) ...... 2

1.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961 – 1965) ....................................... 2

2. Giai đoạn 1965 – 1975 .............................................................................................. 3

2.1. Miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
chi viện miền Nam (1965 – 1968) .................................................................................. 3

2.2. Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc (1969 – 1975) ....................................................................... 3

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975) .................................................. 4

1. Nhận xét..................................................................................................................... 4

2. Đánh giá..................................................................................................................... 6

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 8


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô ...................................................... 1
Hình 2 - Quân Pháp rút khỏi miền Bắc ................................................................................ 2
Hình 3 - Miền Bắc chi viện cho miền Nam .......................................................................... 3
Hình 4 - Đường Hồ Chí Minh trên Biển .............................................................................. 5
Hình 5 - Phong trào tiếp lửa miền Nam ............................................................................... 6
1

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Khái quát tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ
Sau Hiệp định Giơ – ne – vơ,
miền Bắc lúc bấy giờ, chính phủ
ta đã tiếp quản Hà Nội vào ngày
10/10/1954. Cho đến tháng
05/1955, toán lính Pháp cuối cùng
cũng đã rút quân khỏi miền Bắc.
Trong khi đó, ở Miền Nam là một
diễn biến hoàn toàn khác. Ngay
khi Pháp rút quân, Mỹ lập tức
nhảy vào và dựng nên chính
Hình 1 - Quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm
(Việt Nam Cộng Hòa), với âm
mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ
quân sự của Mỹ ở Đông Dương, Đông Nam Á, trở thành một con đê ngăn chặn làn sóng
cộng sản tràn xuống phía nam, đồng thời cũng làm bàn đạp để tấn công miền bắc, phản
công phe xã hội chủ nghĩa từ phía nam. Mỗi miền có tình hình khác nhau thì mỗi miền cũng
sẽ có nhiệm vụ khác nhau.
2. Đảng và Nhà nước đề ra nhiệm vụ cho hai miền
Trước tình hình đất nước của ta, Đảng chỉ đạo nhiệm vụ cho hai miền như sau:
• Miền Nam: đấu tranh chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND)
• Miền Bắc: Ta hệ thống thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (1954 – 1965), miền Bắc cần
hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, đưa miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội (CNXH) và trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam. Giai đoạn
2 (1965 – 1975), khôi phục kinh tế, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống các cuộc
chiến tranh của Mỹ, bảo vệ và củng cố miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cuộc
chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nhưng tóm lại, nhiệm vụ chung của chúng ta vẫn là hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Sau đây, chúng ta sẽ
đi vào phân tích về vai trò hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2

CHƯƠNG II: VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)
1. Giai đoạn 1954 – 1965
1.1. Khôi phục nền kinh tế, cải tạo chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1960)
Hội nghị lần thứ bảy (3-1955) và lần thứ
tám (8-1955) của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa II) đã nhận định: Muốn chống đế
quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực
hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân
chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền
Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu
tranh của nhân dân miền Nam.
Kết quả của ba năm phát triển kinh tế-văn
hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960) đã
tạo nên những chuyển biến cách mạng trong Hình 2 - Quân Pháp rút khỏi miền Bắc
nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ
nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng Việt Nam.
1.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961 – 1965)
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội nêu rõ vai trò, nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc. Cụ thể, cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn
cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai
trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà.
Trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc xã hội
chủ nghĩa đã không ngừng tăng cường chi viện cách mạng miền Nam. Tính chung, năm
1965 số bộ đội từ miền Bắc được đưa vào miền Nam tăng 9 lần, số vật chất tăng 10 lần so
với năm 1961. Trải qua 10 năm khôi phục, Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho
cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn
mạnh.
3

2. Giai đoạn 1965 – 1975


2.1. Miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, chi viện miền Nam (1965 – 1968)
Trước tình hình Mỹ tấn công miền Bắc với ý đồ biến miền Bắc quay về thời kỳ đồ đá,
ngăn chặn chi viện cho miền Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể
của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm
vụ mới trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh:
Một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế
cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá
hoại; Hai là, tăng cường lực lượng quốc phòng
cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có
chiến tranh; Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam
với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến
trường chính miền Nam; Bốn là, phải kịp thời
chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp
với tình hình mới.
Sau bốn năm thực hiện chuyển hướng xây
dựng và phát triển kinh tế, hậu phương lớn miền
Bắc đã đạt được những thành tích đáng tự hào
trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
chi viện tiền tuyến lớn miền Nam. Nhiệm vụ chi
viện tiền tuyến được hoàn thành xuất sắc, góp
phần cùng quân dân miền Nam đánh bại cuộc
Hình 3 - Miền Bắc chi viện cho miền Nam
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968). Chỉ
tính riêng trong năm 1967, đã có hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ (tăng 1,5 lần so với năm 1966)
được tổ chức biên chế thành từng trung đoàn, sư đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật bổ
sung cho các chiến trường Trị Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Nam bộ, nâng tổng số quân giải
phóng miền Nam lên 220.000 quân chủ lực và 57.000 quân địa phương, không kể lực lượng
dân quân, du kích, tự vệ. Năm 1968, hơn 14 vạn cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc hành quân
vào Nam nhanh chóng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.
2.2. Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969 – 1975)
Tháng 11-1968, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn
nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực
lượng cho miền Nam. Những kết quả đạt được đã làm cho tiềm lực mọi mặt của hậu phương
lớn miền Bắc được tăng cường, cải thiện đời sống nhân dân, hồi sinh một bước cuộc sống
bình thường, cho phép miền Bắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến ngày càng cao,
góp phần quyết định tạo nên chiến thắng to lớn trên chiến trường miền Nam, nhất là trong
4

cuộc tập kích chiến lược Xuân Hè 1972, với các chiến thắng vang dội ở Quảng Trị, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ... Trước hành động rải thảm bom của địch, Trung ương Đảng đã
phát động quân dân miền Bắc nhanh chóng phát triển cuộc chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, tiếp tục chi viện miền Nam,
giữ vững lập trường đàm phán.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG
MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)
1. Nhận xét
Có thể nói, sự thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ không thể không kể đến vai
trò của hậu phương miền Bắc. Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể đúc kết thành
những vai trò như sau:
❖ Một là, hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa là cơ sở lãnh đạo, tổ chức điều hành
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
Thời điểm sau khi ta tiếp quản Hà Nội, Pháp rút quân và Mỹ thay Pháp, nước ta chia
làm hai miền với hai nền chính trị khác nhau. Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của ta, còn nền
kinh tế của ta thì nghèo nàn, lạc hậu. Yêu cầu cấp thiết là Đảng ta cần phải đề ra đường lối
chiến lược đúng đắn. Để đạt được điều đó, ta phải xây dựng được cơ quan lãnh đạo, bộ
tham mưu, chỉ đạo chiến lược, cùng với chủ trương đúng đắn, có sự chỉ huy kịp thời từ hậu
phương miền Bắc. Từ những phân tích trên cho thấy từ đường lối chung đến các quyết định
hệ trọng, ảnh hưởng đến đất nước đều xuất phát từ Hà Nội, nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và các cơ quan chiến lược đề ra và chỉ đạo đường lối kháng
chiến.
Cụ thể, đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta
là: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và
đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố
miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà. Tại miền Bắc, “Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn
nữa, với tư tưởng chỉ đạo: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công
kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không
thể để chậm. Những quyết định sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị trong hai năm 1974 và
1975 như Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “không thể chậm hơn, mà cũng không
thể sớm hơn” đã tạo cơ sở nền tảng để các lực lượng phối hợp hành động một cách có hiệu
quả, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn”. (trích Báo Tuyên Giáo)
Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta đã tiến
những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi
mới”. Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính
trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.
5

❖ Hai là, hậu phương miền Bắc XHCN là nơi cung cấp sức người, sức của cho Tổng
tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam
Như đã nêu ở trên, hậu phương miền Bắc luôn
giữ vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đại cuộc.
Vì thế, ngay từ ban đầu, Đảng ta đã chỉ đạo phải
củng cố, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giữ vững
chi viện cho miền Nam.
Tuy đường hành quân và vận tải theo dãy
Trường Sơn còn nhiều khó khăn do đánh phá và
địa hình hiểm trở, nhưng đây đã trở thành tuyến
đường chiến lược huyết mạch nối li hậu phương
với chiến trường, liên tục có các đoàn cán bộ, chiến
sĩ cùng vũ khí đạn dược bí mật đi “B” vào chi viện
cách mạng miền Nam. Nó quan trọng đến nỗi, khi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được hỏi về việc năm
đó Mỹ có thể làm gì để thay đổi lịch sử, ông đã nói
rằng nếu như có thể cắt đứt được con đường Hình 4 - Đường Hồ Chí Minh trên Biển
Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam
Trường Sơn thì may ra mới có thể thay đổi phần
nào cục diện trận chiến. Đường vận tải trên biển đã bất chấp sự ngăn chặn của quân thù và
thời tiết hiểm nguy, đã có những chiếc “tàu không số” chở hàng chục tấn vũ khí từ miền
Bắc vào tận các căn cứ ven biển Phú Yên, Bà Rịa, Cà Mau,... cung cấp cho bộ đội, du kích
chiến đấu. Về tiếp tế cho chiến trường miền Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ, hậu
phương miền Bắc đã giao cho các chiến trường từ năm 1959 đến năm 1975 gần 700.000
tấn vật chất (gấp 2 lần số lượng vật chất khai thác tại chỗ), trong đó có trên 180.000 tấn vũ
khí trang bị kỹ thuật. Năm 1959, miền Bắc đưa vào miền Nam 5.000 người, năm 1964 là
17.000 người, năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 là 153.000 người, năm 1975 là
117.000 người. Ngoài ra, để có thể chi viện cho miền Nam, hậu phương miền Bắc đã tập
trung củng cố phát triển hệ thống đường giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt,…
huy động mọi năng lực vận tải, năng lực giao thông để tạo thành sức mạnh tổng hợp bảo
đảm khối lượng vận chuyển kịp thời, đầy đủ, vững chắc. Đó là chưa kể đến hoàn cảnh lúc
bấy giờ chính là đặt trong điều kiện vừa phải chiến đấu chống các cuộc chiến tranh của Mỹ,
bảo vệ hậu phương, vừa sản xuất để chi viện nhân lực và vật lực cho miền Nam. Đây đều
là những nỗ lực xứng đáng được ghi nhận.
❖ Ba là, hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa là nguồn sức mạnh tinh thần của tiền
tuyến
Quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước, vừa sản xuất, vừa chiến
đấu, với niềm tin tưởng và quyết tâm cao độ. Thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng”, phụ
nữ có phong trào “Ba đảm đang”, nông dân có phong trào “Tay cày tay súng”, công nhân
6

có phong trào “Tay búa, tay súng”, trong chiến đấu có “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”,
trong chi viện tiền tuyến có “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,
trong bảo đảm giao thông vận tải có “Xe chưa qua, nhà không tiếc”,... Với tinh thần “Quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” đã góp phần to lớn
trong cổ vũ tinh thần và ý chí chiến đấu nhân dân miền Nam trong suốt 21 năm ròng rã.
PGS.TS Nguyễn Văn Sự từng viết: “Hậu
phương đối với người lính là gia đình, là quê
hương, là Tổ quốc của họ. Chiến đấu để bảo
vệ Tổ quốc, quê hương và gia đình là nghĩa
vụ thiêng liêng, mục đích cao cả của người
lính, và cũng chính từ nơi đây đã tiếp thêm
sức mạnh tinh thần cho họ để ‘khi nhận lệnh
thì quên nhà, khi xung trận thì quên thân’”.
Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ
(1954 – 1975), miền Nam chiến đấu hết mình
Hình 5 - Phong trào tiếp lửa miền Nam vì họ biết rằng, họ đang không chỉ đấu tranh
cho bản thân họ, còn là đấu tranh vì những
nỗ lực trong sản xuất và chiến đấu để tiếp viện cho tiền tuyến, vì những gia đình, những
chiến sĩ chiến đấu ở miền Nam, vì người phụ nữ chịu đựng vất vả gian lao, vì máu xương
đổ xuống trên con đường mòn vận chuyển và ngoài mặt trận. Tinh thần và ý chí chiến đấu
của miền Bắc đã tiếp lửa cho miền Nam chiến đấu hết mình vì sự nghiệp thống nhất đất
nước. Xã hội mà miền Bắc nỗ lực xây dựng và đánh đổi bằng mồ hôi xương máu để bảo vệ
là xã hội chủ nghĩa công bằng vững chắc.
Đó chính là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin vững chắc về một xã hội tốt đẹp,
bình đẳng, trở thành động lực để vượt qua mọi gian khổ hy sinh, để bền lòng chiến đấu với
kẻ thù là đế quốc Mỹ, và có một chiến thắng giòn giã vào ngày 30/04/1975.
2. Đánh giá
Hậu phương là nơi dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn
hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, là nguồn chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần,
nơi cổ vũ động viên chiến thắng của tiền tuyến, là nhân tố hết sức quan trọng, mang tính
quyết định sự thành bại của chiến tranh. Đúng như Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đã đánh giá: không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thành công của miền
Nam nói riêng và cả nước nói chung không thể không kể đến công lao của miền bắc khi
xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữ vững căn cứ lãnh đạo, chi
viện và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong bối cảnh diễn biến phức tạp về kinh tế, dịch bệnh trong
khu vực và thế giới. Thách thức và thuận lợi đan xen lẫn nhau. Điều Việt Nam cần lúc này
7

không chỉ là phát triển kinh tế, mà còn là củng cố hậu phương vững chắc phù hợp với yêu
cầu, điều kiện mới, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an sinh xã hội; đảm bảo phát
triển kinh tế, chống dịch, bảo vệ chủ quyền và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

KẾT LUẬN
Dưới sự lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược của Đảng đã có thể phát huy tối đa năng lực,
vai trò hậu phương của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đưa đến thành công
thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành công này chính là đến từ
sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần đoàn kết, yêu nước và ý chí chiến đấu của ta. Nhìn lại
những giai đoạn lịch sử, ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao vị thế
của nước nhà trên trường quốc tế. Bài học từ lịch sử chính là bài học của thời hiện đại về
tinh thần quyết tâm chống giặc, đoàn kết và cố gắng nỗ lực vì sự nghiệp chung của Tổ quốc.
8

TÀI LIỆU THAM KHẢO


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - BAN TUYÊN GIÁO TRUNG
ƯƠNG - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bất ngờ ngày quân Pháp rút khỏi miền Bắc trước giải phóng Thủ đô. (2022). Retrieved 1
January 2022, from https://danviet.vn/bat-ngo-ngay-quan-phap-rut-khoi-mien-bac-truoc-
giai-phong-thu-do-20210102143307836.htm

PGS. TS. Nguyễn Văn Sự, 2015, Hậu phương miền Bắc với Đại thắng mùa xuân 1975, Tạp
chí Tuyên Giáo

ĐẠI TÁ, PGS, TS. DƯƠNG HỒNG ANH PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN
SỰ, BỘ QUỐC PHÒNG, 2015, Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Cộng sản

You might also like