You are on page 1of 90

Chứng khoán phái sinh OTC

1
1. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
2. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate
swap)
3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency
swap)
4. Hợp đồng quyền chọn LS trần (Cap)
5. Hợp đồng quyền chọn LS sàn (Floor)

2
Cơ cấu thị phần giao dịch
phái sinh OCT

Số liệu lấy theo giá trị danh nghĩa các hợp đồng đang lưu hành tại thời điểm tháng 12/2008.
Tổng giá trị toàn thị trường: 471 nghìn tỷ euro
Các tài sản cơ sở ngoại lai (như thời tiết, phí vận chuyển, chỉ báo kinh tế) chiếm chưa đến 0,3%
Nguồn: BIS, WFE, FIA
Thị trường CKPS OTC toàn cầu
(2014-2015)
 Đơn vị tính: tỷ USD
Báo cáo của BIS (2015)

4
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (Forward Rate Agreement – FRA)
là dạng hợp đồng CKPS giao dịch phi tập trung, ấn định mức
lãi suất đối với một khoản tiền gửi/khoản vay sẽ được thực
hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai
- Bên mua FRA (buyer) trả lãi suất cố định, nhận lãi suất thả
nổi căn cứ theo giá trị danh nghĩa ban đầu của một khoản
vay/tiền gửi.
- Bên bán FRA (seller) nhận lãi suất cố định, trả lãi suất thả
nổi
- Bên mua FRA nhằm phòng ngừa rủi ro LS tăng, còn bên bán
FRA nhằm phòng ngừa rủi ro LS giảm

5
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Các mốc thời gian quan trọng của FRA, gồm:
+ Ngày giao dịch: ngày diễn ra giao dịch (mua/bán), mở FRA
+ Ngày thanh toán: ngày đáo hạn FRA (hay là ngày mà khoản
vay/khoản tiền gửi danh nghĩa bắt đầu có hiệu lực)
+ Ngày định lãi (fixing date): ngày xác định lãi suất tham chiếu
(so sánh giữa LS thị trường và LS kỳ hạn đã thỏa thuận). Ngày
định lãi thường trước ngày thanh toán 2 ngày
+ Ngày đáo hạn: ngày khoản vay/khoản tiền gửi danh nghĩa kết
thúc hiệu lực (đáo hạn).

6
Sơ đồ các thời điểm quan trọng của FRA:

- Nhìn chung, một FRA đáo hạn sau T tháng và được căn cứ
theo mức LIBOR M tháng, theo thông lệ sẽ được coi là
dạng hợp đồng T x (T+M).
- Ví dụ 1: 3 x 9 FRA: FRA có thời hạn 3 tháng (90 ngày),
căn cứ vào LS LIBOR áp dụng cho khoản vay 6 tháng (180
ngày), ta có:

7
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Khoản thanh toán thực tế căn cứ vào chênh lệch giữa lãi suất cố
định (LS kỳ hạn) và lãi suất thị trường thực tế (LS tham chiếu thả
nổi) tại ngày thanh toán (ngày đáo hạn FRA)
 Lưu ý:
 Bên mua nhận luồng tiền nếu LS tham chiếu > LS thỏa thuận
 Bên bán nhận luồng tiền nếu LS tham chiếu < LS thỏa thuận
 Luồng tiền thanh toán được thực hiện vào ngày đáo hạn FRA
(hay là ngày bắt đầu khoản vay)
 Không có khoản vay thực tế, mà chỉ có giá trị danh nghĩa của
khoản vay để tính luồng tiền thanh toán giữa bên mua và bên bán
FRA
 LS tham chiếu của FRA là LIBOR hoặc Euribor tính theo $ (đây
là hai mức LS tham chiếu phổ biến nhất) 8
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)

 Thanh toán FRA: Nguyên tắc


- Thanh toán ròng (chênh lệch giữa lãi suất thỏa thuận theo FRA và lãi suất
tham chiếu thực tế)
- Thông thường, lãi vay/tiền gửi được trả vào cuối kỳ hạn khoản vay (ngày
đáo hạn). Đối với FRA, việc thanh toán diễn ra vào thời điểm trước đó
(ngày thanh toán).
- Khoản chênh lệch phát sinh giữa lãi suất tham chiếu và lãi thỏa thuận theo
FRA sẽ được chiết khấu về ngày thanh toán theo lãi suất LIBOR tại thời
điểm thanh toán. Nói cách khác, giá trị hiện tại của nó phản ánh khoản
thanh toán giữa các bên.

9
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Công thức xác định giá trị FRA tại thời điểm đáo hạn (từ
góc độ người mua FRA)

- F là số tiền thanh toán giữa các bên (là khoản tiền bên mua nhận được từ
bên bán hợp đồng kỳ hạn lãi suất nếu mang dấu dương)
- rtc là lãi suất tham chiếu xác định vào ngày định lãi
- rFRA là lãi suất kỳ hạn thỏa thuận theo hợp đồng
- M là giá trị vốn danh nghĩa của hợp đồng
- T là số ngày trong kỳ hạn khoản vay/tiền gửi cơ sở
- B là số ngày trong năm theo quy ước (thường là 360 hoặc 365).

10
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Ví dụ 2 : FRA 3 x 9
- FRA 90 ngày (3 tháng)
- LS thỏa thuận theo FRA: 5,5%
- LS LIBOR tham chiếu 180 ngày (6 tháng). Tại ngày định lãi,
LS tham chiếu xác định là 6,6%
- Giá trị danh nghĩa: 10 triệu USD
 Cách thức thanh toán:
- Theo lý thuyết: vào ngày đáo hạn khoản vay bên mua thanh
toán tiền = 5,5% x 10 triệu USD và nhận khoản tiền = LS
tham chiếu vào ngày định lãi x 10 triệu USD
- Thực tế: vào ngày thanh toán bên mua nhận khoản chênh
lệch giữa LS thỏa thuận (5,5%) và LS tham chiếu (6,6%)
tính cho 10 triệu USD, chiết khấu từ thời điểm đáo hạn về 11
ngày thanh toán
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)

Số tiền thanh toán là:

12
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
Một số loại FRA thông thường
Quy ước yết Thời gian đáo hạn của hợp đồng Lãi suất tham chiếu gốc
(thời điểm thanh toán FRA)

1×3 1 tháng LIBOR 60 ngày (2 tháng)

1×4 1 tháng LIBOR 90 ngày (3 tháng)

1×7 1 tháng LIBOR 180 ngày (6 tháng)

3×6 3 tháng LIBOR 90 ngày (3 tháng)

3x9 3 tháng LIBOR 180 ngày (6 tháng)

6×12 6 tháng LIBOR 180 ngày (6 tháng)

12×18 12 tháng LIBOR 180 ngày (6 tháng)

13
Yết giá của FRA

Mức yết giá FRA sẽ giống như sau:


2,10% - 2,13%

Đây là mức yết với bên bán FRA (bid) Đây là mức yết với bên mua FRA (ask)

+ Nếu LIBOR thấp hơn mức LS này vào + Nếu LIBOR cao hơn mức LS này vào
ngày thanh toán FRA, bên bán sẽ được lợi ngày thanh toán FRA, bên mua sẽ được lợi
(khoản chênh lệch = LIBOR – 2,10%) (khoản chênh lệch = LIBOR – 2,13%)
+ Nếu LIBOR cao hơn mức LS này vào + Nếu LIBOR thấp hơn mức LS này vào
ngày thanh toán FRA, bên bán sẽ phải trả ngày thanh toán FRA, bên mua sẽ phải trả
tiền cho đối tác tiền cho đối tác
Các ngân hàng thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa
giá đặt bán (bid) và giá đặt mua (ask) FRA
Thông thường FRA trên thị trường liên ngân hàng thường
được yết theo kỳ hạn 3 tháng hoặc 6 tháng
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 FRA được các công ty/định chế tài chính sử dụng để quản lý rủi ro
LS (tương tự như ứng dụng của hợp đồng tương lai tài chính)

 Khác với HĐTL tài chính, FRA là hợp đồng thiết kế đáp ứng nhu
cầu theo thỏa thuận giữa hai bên, giao dịch phi tập trung, và có rủi
ro tín dụng

 Do đặc tính thiết kế theo thỏa thuận giữa các bên có nhu cầu, FRA
không có tính thanh khoản cao bằng các HĐTL được chuẩn hóa và
giao dịch qua sàn

 Các ngân hàng bán FRA thường nắm giữ vị thế ngược chiều tại thị
trường HĐTL để phòng ngừa cho vị thế mua/bán đối với các công
cụ thị trường tiền tệ giao ngay, gắn với mức LS kỳ hạn

 Kết quả là, khi bán FRAs (nhận LS cố định), mức LS Rk thường
được đặt ngang bằng với LS ngầm định cho HĐTL

15
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)

 Ví dụ 3:
- Giả sử công ty Kendall dự kiến sẽ có luồng tiền trị giá 10
triệu USD trong 2 tháng tới, và muốn đầu tư vào chứng
chỉ tiền gửi 2 tháng của ngân hàng Sun National

- Chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Sun National trả lãi
suất tương đương với LIBOR.

- Hiện lãi suất đang ở mức 5.5%.

- Kendall lo ngại rằng các mức LS ngắn hạn sẽ có thể


giảm trong 2 tháng tới, và muốn cố định mức LS họ dự
kiến đầu tư ngay bây giờ.
16
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Ví dụ 3 (tiếp)

Thay vì lựa chọn HĐTL eurodollar để rào chắn rủi ro, Kendall lựa
chọn ký FRA với ngân hàng Sun National với các điều khoản sau

- FRA sẽ đáo hạn sau 2 tháng (T) và căn cứ theo LS LIBOR 3 tháng (90 ngày.
Như vậy, FRA sẽ có dạng (T x (T+M) = 2 x 5
- Giá trị danh nghĩa là 10 triệu USD
- LS cố định của FRA Rk = 5.5%
- Quy ước tính ngày: 90/365
- Kendall muốn cố định LS đầu tư (phòng ngừa LS giảm) nên ở vị thế bán FRA
(nhận LS cố định, trả LS thả nổi)
- Kendall sẽ nhận được khoản chênh lệch từ Sun National nếu LIBOR thấp hơn
Rk = 5.5%
- Sun National ở vị thế mua FRA (trả LS cố định, nhận LS thả nổi).
- Sun National sẽ nhận được khoản chênh lệch từ Kendall nếu LIBOR cao hơn
Rk = 5.5%
17
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
 Bảng dưới cho thấy các luồng tiền mà Kendall nhận được
hoặc phải thanh toán, và các luồng tiền từ việc đầu tư 10
triệu USD (cộng vào hoặc trừ đi các luồng tiền nhận
được/thanh toán từ FRA tại các mức LIBOR = 5%; 5,25%,
5,75% và 6%.
 Kết quả: Sử dụng FRA kết hợp với khoản đầu tư vào
chứng chỉ tiền gửi của Sun National trị giá 10 triệu USD
trong tương lai, Kendall đã đạt được mức LS đã rào chắn
rủi ro ở mức 5,5% investment.
LIBOR Sun National Kendall Cagle CD Investment CF at CD Maturity Hedged Rate
Payoff Payoff $10m + FRA Payoff
0.0500 -$12,178.62 $12,178.62 $10,012,178.62 $10,135,616 0.0550
0.0525 -$6,085.60 $6,085.60 $10,006,085.60 $10,135,616 0.0550
0.0550 $0.00 $0.00 $10,000,000.00 $10,135,616 0.0550
0.0575 $6,078.21 -$6,078.21 $9,993,921.79 $10,135,616 0.0550
0.0600 $12,149.03 -$12,149.03 $9,987,850.97 $10,135,616 0.0550

18
Hợp đồng hoán đổi

19
 Báo cáo thường niên của BIS (12/2008): Tính đến cuối 2006, thị
trường CKPS OTC đạt mức 415,2 ngàn tỷ USD, trong đó hợp
đồng hoán đổi lãi suất chiếm 292 ngàn tỷ USD

20
Thị trường CKPS OTC toàn cầu
(2008)

21
Thị trường CKPS OTC toàn cầu
(2015)

22
Hợp đồng hoán đổi (swap)
Định nghĩa:
- Là hợp đồng giữa hai đối tác nhằm trao đổi các luồng tiền
trong tương lai theo một cách thức được thỏa thuận trước và
trong một khoảng thời gian xác định trước
- Hợp đồng hoán đổi có hiệu lực từ ngày khởi đầu (ngày định
giá) và chấm dứt vào ngày kết thúc (ngày đáo hạn) hợp đồng
- Hợp đồng hoán đổi là dạng CKPS phi tập trung ra đời sau,
nhưng được coi là công cụ quan trọng nhất xét theo quy mô
thị trường.
- Các điều khoản được thiết kế linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu
cụ thể của các bên

23
Hợp đồng hoán đổi (swap)
Sơ đồ mô tả hợp đồng hoán đổi:
- 1. Hợp đồng hoán đổi trực tiếp

Dòng tiền 2
Đối tác 1 Đối tác 2

Dòng tiền 1

- 2. Hợp đồng hoán đổi qua tổ chức trung gian

Dòng tiền 2 Nhà giao dịch Dòng tiền 2


hợp đồng
Đối tác 1 Đối tác 2
hoán đổi

Dòng tiền 1 Dòng tiền 1

24
Hợp đồng hoán đổi (swap)
 Nguyên tắc thanh toán:
- Thời điểm các bên tham gia hợp đồng tiến hành thanh toán luồng tiền
gọi là ngày thanh toán
- Bù trừ ròng: hai bên chỉ trao đổi luồng tiền ròng mà một bên nợ bên
kia, áp dụng cho các luồng tiền cùng chung một loại tiền tệ
- HĐ hoán đổi chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, ít khi chuyển giao tài
sản vật chất
- Lợi thế lớn nhất của các HĐ hoán đổi là việc giảm thiểu rủi ro tín
dụng. Do các luồng tiền trao đổi giữa các bên là dựa vào một giá trị
danh nghĩa, và được tiến hành bù trừ ròng, nên giảm được đáng kể rủi ro
tín dụng liên quan tới thanh toán các luồng tiền.
- Đối với HĐ hoán đổi tiền tệ và một số dạng đặc biệt (không áp dụng
cùng một loại tiền tệ), không tiến hành bù trừ ròng, mà các bên chuyển
giao các luồng tiền độc lập (bao gồm cả vốn gốc và lãi).
25
Hợp đồng hoán đổi (swap)
 Các dạng hoán đổi chính:
- Hoán đổi LS: hai bên cam kết trả LS thả nổi và LS cố định,
áp dụng cho cùng 1 loại tiền tệ
- Hoán đổi tiền tệ: hai bên cam kết trả cả vốn gốc và LS cho
nhau, theo các mức LS thả nổi và cố định, áp dụng cho 2
loại tiền tệ khác nhau hoặc nhiều hơn
- Hoán đổi cổ phiếu: hai bên cam kết trả các dòng tiền, trong
đó ít nhất một bên dòng tiền gắn với mức sinh lời của một
cổ phiếu/chỉ số cổ phiếu, bên còn lại dòng tiền trả theo lãi
suất cố định, thả nổi hoặc cũng gắn với mức sinh lời của cổ
phiếu/chỉ số cổ phiếu

26
Hợp đồng hoán đổi (swap)
- Hoán đổi hàng hóa: một bên cam kết trả dòng tiền gắn với giá
thị trường thả nổi của một hàng hóa cơ sở (dầu mỏ, kim loại,
nông sản …), còn bên kia trả dòng tiền theo giá cố định thỏa
thuận trước.
- Hoán đổi rủi ro tín dụng: giống như một cam kết bảo hiểm,
bên mua bảo hiểm trả phí theo quý, còn bên bán bảo hiểm cam
kết cam kết trả khoản bù đắp trong trường hợp xảy ra sự cố tín
dụng đối với khoản nợ/tổ chức tham chiếu thứ ba

27
Hợp đồng hoán đổi (swap)

 Các đối tượng tham gia hợp đồng hoán đổi


- Người sử dụng cuối cùng (end-user): nhằm mục đích phòng
ngừa rủi ro lãi suất hoặc ngoại hối đối với các khoản vay,
giảm chi phí vốn vay
- Định chế trung gian: nhằm mục tiêu thu phí. Bên trung gian
cung cấp dịch vụ đánh giá, chất lượng tín dụng của các hợp
đồng hoán đổi, kết nối các bên có nhu cầu
- Nhà giao dịch tự doanh: nhằm mục tiêu thu lợi tự doanh.
Hợp đồng hoán đổi là một dạng CKPS có tính thanh khoản
cao, giúp xác lập giá

28
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi LS:
- Là thỏa thuận giữa hai bên đồng ý thanh toán cho nhau các
luồng tiền theo định kỳ, căn cứ trên một mức LS nhất định và
khoản tiền danh nghĩa xác định
- Điều khoản của hợp đồng hoán đổi LS:
- Ngày khởi đầu hợp đồng
- Thời hạn hợp đồng
- Các mức LS làm cơ sở thanh toán (LS cố định và thả nổi)
- Tần suất thanh toán
- Giá trị danh nghĩa của hợp đồng và đồng tiền định danh
 Quy ước tính ngày:
- LS thả nổi: LIBOR thường tính theo thông lệ ngày thực/360
- LS cố định: thường tính theo thông lệ ngày thực/365 hoặc 30/360
29
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Bên mua hoán đổi (swap buyer/fixed payer):
 Là bên trả lãi suất cố định, nhận lãi suất thả nổi, vì vậy bên mua HĐ
sẽ thu lãi nếu LS thả nổi > LS cố định
 Bên mua hoán đổi ở vị thế giống như đi vay với LS cố định và cho
vay với LS thả nổi, vì vậy sẽ rào chắn được rủi ro LS tăng của khoản
nợ theo LS thả nổi bằng cách đầu tư vào các tài sản có LS thả nổi.
 Bên bán hoán đổi (swap seller/float payer):
 Là bên trả lãi suất thả nổi, nhận lãi suất cố định.Vì vậy bên bán HĐ
sẽ thu lãi nếu LS thả nổi < LS cố định
 Bên bán hoán đổi ở vị thế giống như cho vay với LS cố định và đi
vay với LS thả nổi, vì thế sẽ rào chắn được rủi ro LS giảm của khoản
đầu tư theo LS thả nổi
 Phòng ngừa rủi ro lãi suất vay/đi vay theo swap hiệu quả hơn
(giảm chi phí giao dịch) so với việc thay đổi các khoản vay
theo các mức lãi suất khác nhau khi lãi suất biến động 30
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Dạng hoán đổi LS phổ biến nhất là giữa LS cố định và
LIBOR, tuy nhiên cũng có nhiều mức LS thả nổi khác thay
thế như EURIBOR, TIBOR hoặc các mức LS ngắn hạn.
 Nguyên tắc thanh toán
- Nguyên tắc xác định: “xác định trước, trả lãi sau”.
- Dòng tiền thanh toán(chênh lệch giữa LS cố định và LS thả
nổi) được trả tại thời điểm t sẽ được căn cứ vào mức LS thả
nổi xác định tại thời điểm t-1
- Ngày định lãi (reset date): là ngày xác định LS thả nổi
(LIBOR) cho kỳ thanh toán tiếp theo. Ngày định lãi thường
là 2 ngày làm việc trước ngày thanh toán của kỳ thanh toán
hiện thời 31
Hợp đồng hoán đổi lãi suất

- Thời hạn các hợp đồng hoán đổi đa dạng, từ 2 năm tới 12 năm.
- Mục đích sử dụng của hoán đổi lãi suất:
- Đạt lợi ích từ việc sử dụng hoán đổi để hoán chuyển các
khoản nợ (tận dụng lợi thế cạnh tranh)
- Có các công ty có lợi thế cạnh trên trên thị trường cho vay
LS cố định, trong khi công ty khác có lợi thế ở thị trường
cho vay LS thả nổi
- Hợp đồng hoán đổi cho phép các công ty chuyển từ nợ với
LS cố định thành nợ với LS thả nổi hoặc ngược lại

32
Hợp đồng hoán đổi lãi suất

 Ngân hàng hoán đổi (swap bank/swapper): định chế tài


chính hỗ trợ các giao dịch hoán đổi giữa các bên
 Ngân hàng hoán đổi có thể thực hiện cả hai chức năng: môi
giới và tự doanh hoán đổi
 Với tư cách là nhà môi giới/trung gian, ngân hàng hoán đổi giúp các
bên tham gia vào giao dịch hoán đổi, thu phí chênh lệch giữa mức
bid-ask và không chịu rủi ro gì từ hợp đồng hoán đổi
 Với tư cách tự doanh, ngân hàng hoán đổi sẵn sàng chấp nhận làm
đối tác cho bất kỳ bên nào của giao dịch hoán đổi (là bên bán đối với
bên mua hoán đổi và là bên mua của bên bán hoán đổi), sau đó tự
rào chắn rủi ro hoặc đi tìm đối tác giao dịch hoán đổi cho mình

33
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Cách thức yết giá hoán đổi lãi suất
 Cách 1:
 Để chuẩn hóa và đơn giản hóa cơ chế yết giá, thông lệ yết giá
hoán đổi là ngân hàng hoán đổi đặt các mức LS thả nổi ngang
bằng với LS tham chiếu cơ sở (LIBOR flat) và chỉ yết các
mức LS cố định
 Ví dụ: Bid-Ask: 8,75% - 8,85%
+ Mức LS chào mua (bid) là LS cố định mà bên bán hoán đổi đồng ý
nhận 8,75% và trả LIBOR flat
+ Mức LS chào bán (ask) là LS cố định mà bên mua hoán đổi đồng ý
trả 8,85% và nhận LIBOR flat
+ Ngân hàng trung gian (swapper) kết nối hai phía mua và bán, ăn
chênh lệch giữa mức chênh giữa giá chào mua và chào bán là 10 bps 34
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Ví dụ yết giá: 8,75%-8,85%

Định chế trung gian


(swapper)

8,85% LIBOR 8,75% LIBOR

Bên mua Bên bán


swap swap

35
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Cách 2:
 Yết mức LS cố định của swap là một mức chênh so với LS của tín
phiếu/trái phiếu kho bạc cùng kỳ hạn gần nhất
 Đây là cơ chế tạo ra mức “swap spread” so với mức LS của đường
cong lợi suất trái phiếu kho bạc các kỳ hạn khác nhau
 Các mức lợi suất chính trên đường cong lợi suất bao gồm 1 tháng,
3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và
20 năm.

36
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
- Ví dụ: LS TP kho bạc Mỹ 10 năm hiện là 8,35%. Mức yết
của hoán đổi 10 năm 40-50 có nghĩa là:
- Mức chào mua (Bid price) Ngân hàng hoán đổi sẽ yết giá cho bên trả
LS thả nổi (seller) LIBOR, đổi lấy LS cố định = LS TP kho bạc Mỹ +
40 bps (8,75%)
- Mức chào bán (Ask price): Ngân hàng hoán đổi sẽ yết giá cho bên trả
LS cố định mức (buyer) LS = LS TP kho bạc Mỹ + 50 bps, đổi lấy
LIBOR (8,85%)
- Ngân hàng sẽ yết hoán đổi này ở mức 40-50, nghĩa là ngân hàng sẵn
sàng tham gia hoán đổi để nhận LIBOR và trả LS TP kho bạc Mỹ + 40
bps, và sẵn sàng tham gia hoán đổi để trả LIBOR và nhận LS TP kho
bạc Mỹ + 50 bps (ăn chênh lệch 10 bps)

37
Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Các dạng hợp đồng hoán đổi LS


 Hoán đổi LS giản đơn (plain vanilla): một bên trả LS cố
định và một bên trả LS thả nổi
 Hoán đổi cơ sở (basis swap): cả hai bên trả LS thả nổi
(nhằm phòng ngừa rủi ro LS cho các tài sản và nợ được định
giá theo các mức LS thả nổi)
 Hoán đổi đường cong lợi suất (yield curve swap): hai bên
trao đổi các khoản thanh toán dựa trên chênh lệch lợi suất
tại 2 điểm trên đường cong lợi suất
 Hoán đổi trả dần (amortising swap): vốn gốc danh nghĩa
giảm đi vào thời điểm trước đáo hạn hợp đồng
 Hoán đổi tăng dần:
38
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
Ứng dụng của hoán đổi LS:
 Phòng ngừa rủi ro lãi suất
 Sử dụng hoán đổi để hoán chuyển nợ với LS thả nổi thành nợ
với LS cố định
 Ví dụ 5: GE vay thời hạn 1 năm từ ngân hàng BAC.
- Giá trị khoản vay: 25 triệu USD
- Lãi vay: LIBOR + 25 bps (thanh toán theo quý15/3;15/6;15/9;15/12)
- LIBOR thực tế được xác định tại các thời điểm trên
- Để phòng ngừa rủi ro LS tăng (làm tăng chi phí nợ), GE muốn cố định
chi phí vay của mình
- GE tham gia vào 1 hợp đồng hoán đổi LS, theo đó GE trả LS cố định,
nhận LS thả nổi (LIBOR)
39
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Ví dụ 5 (tiếp): GE cố định chi phí vay nợ thông qua hợp
đồng hoán đổi LS như sau:

40
Hợp đồng hoán đổi lãi suất

 Sử dụng hoán đổi để hoán chuyển bản chất thu nhập của tài
sản (lợi suất cố định thành lợi suất thả nổi và ngược lại)
 Ví dụ 6:
- Công ty A: đang sở hữu trái phiếu 100 triệu USD, trả lãi 4,7%
- Công ty B: đang có khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD trả lãi
LIBOR – 25 bps.
- Hai công ty tham gia vào 1 hợp đồng hoán đổi với nhau, giá trị
danh nghĩa 100 triệu USD, theo đó công ty A trả lãi cố định 5%
cho công ty B và nhận từ B lãi thả nổi theo LIBOR

41
Hợp đồng hoán đổi lãi suất
 Ví dụ 6 (tiếp)
 Vị thế của công ty A: Công ty A có các luồng tiền như sau:
- Nhận lãi 4,7% từ trái phiếu
- Nhận lãi LIBOR từ hợp đồng hoán đổi
- Trả lãi 5% từ hợp đồng hoán đổi
 Thông qua hợp đồng hoán đổi, công ty A chuyển từ nắm giữ
TS có lợi suất cố định 4,7% thành TS có lợi suất = LIBOR –
30 bps

42
Hợp đồng hoán đổi lãi suất

 Vị thế của công ty B: Công ty B có các luồng tiền như sau:


- Nhận lãi LIBOR – 25 bps từ khoản đầu tư
- Nhận lãi 5% từ hợp đồng hoán đổi
- Trả lãi LIBOR từ hợp đồng hoán đổi
=> Thông qua hợp đồng hoán đổi, công ty B chuyển từ việc
nắm giữ TS có lợi suất thả nổi = LIBOR -25 bps sang thành
TS có lợi suất cố định 4,75%

43
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ: là hợp đồng, theo đó mỗi bên
đồng ý trả cho bên kia các khoản thanh toán theo định kỳ trên
cơ sở mức lãi suất đã xác định và căn cứ vào giá trị vốn gốc
được ghi nhận bằng hai loại tiền tệ khác nhau
 Các đặc điểm của hợp đồng hoán đổi tiền tệ: về cơ bản
giống với hợp đồng hoán đổi LS, ngoại trừ các điểm sau:
- Giá trị vốn gốc và dòng tiền trao đổi của mỗi bên ghi nhận
theo hai (hoặc nhiều) loại tiền tệ khác nhau
- Các luồng thanh toán dựa trên các lãi suất khác nhau, ví dụ LS
cố định đổi lấy LS cố định, LS thả nổi đổi lấy LS thả nổi, LS
cố định đổi lấy LS thả nổi
- Giá trị gốc được trao đổi giữa các bên tại 2 thời điểm: khởi
đầu và kết thúc
44
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
 Các luồng tiền trao đổi giữa các bên tham gia hợp đồng
1. Trao đổi các khoản vốn gốc: vào ngày bắt đầu giao dịch
hoán đổi (theo hai tiền tệ khác nhau)

Vốn gốc tính theo Vốc gốc tính theo loại


loại tiền tệ thứ nhất tiền tệ thứ nhất
Nhà
giao
dịch
Đối tác thứ nhất hoán Đối tác thứ hai
Vốn gốc tính theo đổi Vốn gốc tính theo
loại tiền tệ thứ hai loại tiền tệ thứ hai

45
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ

2. Trao đổi các khoản thanh toán lãi định kỳ

Lãi cố định hoặc


Lãi cố định hoặc thả
thả nổi theo loại
nổi tính theo loại
tiền tệ thứ hai
tiền tệ thứ hai
Nhà
giao
dịch
Đối tác thứ nhất hoán Đối tác thứ hai
đổi
Lãi cố định hoặc Lãi cố định hoặc
thả nổi tính theo thả nổi tính theo
loại tiền tệ thứ loại tiền tệ thứ nhất
nhất

46
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
3. Trao đổi lại các khoản vốn gốc khi kết thúc giao dịch
hoán đổi

Vốn gốc tính theo Vốn gốc tính theo


loại tiền tệ thứ hai loại tiền tệ thứ hai
Nhà
giao
dịch
hoán
Đối tác thứ nhất đổi Đối tác thứ hai

Vốn gốc tính Vốn gốc tính


theo loại tiền tệ theo loại tiền tệ
thứ nhất thứ nhất

47
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ

Ứng dụng:
- Phòng ngừa rủi ro hối đoái
- Hoán chuyển một khoản nợ trả bằng một loại
tiền tệ sang thành trả bằng một loại ngoại tệ
khác (nhằm đi vay với chi phí vốn rẻ nhất,
bất kể theo loại tiền nào).

48
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Ví dụ:

Chi nhánh Chi nhánh
€ abc tại Đức xyz tại Mỹ $
$
$ €

Công ty mẹ Công ty mẹ
ABC tại Mỹ XYZ tại
Đức
49
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Ví dụ: Giả sử abc muốn tham gia hoán đổi
tiền tệ, trị giá 1 triệu € , trả luồng tiền bằng €
với lãi cố định 6%/năm trong vòng 5 năm,
và đồng ý nhận luồng tiền tương ứng bằng $,
với lãi suất cố định là 4,5%.
Giả sử tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng là
1,4$/€

50
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
 Cấu trúc luồng tiền đi như sau:
 Bước 1: Chuyển vốn gốc cho nhau
€ 1m
abc in EU xyz in US
$ 1,4m
 Bước 2: Chuyển các khoản lãi
abc in EU 63.000 $ (5 năm) xyz in US
60.000 € (5 năm)
 Bước 3: Chuyển trả vốn gốc
1,4 m $
abc in EU xyz in US
1m €
51
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
 Ví dụ (tiếp): Hoán đổi tiền tệ sẽ có cấu trúc như một khoản
vay, theo đó
 Luồng tiền bằng € như sau:
 Mức lãi thanh toán bằng € sẽ là: 1.000.000 € x 6% =
60.000 €
 Tổng tiền lãi bằng € là: 60.000 € x 5 = 300.000 €
 Luồng tiền bằng $ như sau:
 Khoản vốn gốc tính ra $: 1.000.000 € x 1.4 € = 1.400.000
$
 Mức lãi thanh toán bằng $ sẽ là: 1.400.000 $ x 4,5% =
63.000$
 Tổng tiền lãi bằng $ là: 63.000 $ x 5 = 315.000 $
52
Vai trò của định chế
tài chính trung gian (swapper)
Định chế tài chính trung gian
(swapper)

 € $ € $
LS: 6% 4,5% 5,94% 4,54%

Công ty abc Công ty xyz

 Định chế tài chính lãi 0,06% đối với luồng tiền bằng €
 Định chế tài chính lãi 0,04% đối với luồng tiền bằng $ 53
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Mức yết giá do định chế tài chính đưa ra:

Bid Ask
Lãi suất theo $ kỳ hạn 4,50% 4,54%
5 năm
Lãi suất theo € kỳ hạn 5,94% 6,00%
5 năm

54
Một số loại quyền chọn lãi suất
OTC

55
Quyền chọn lãi suất trần

 Định nghĩa: Một quyền chọn LS trần dạng đơn giản (


plain-vanilla cap) là quyền chọn gồm một chuỗi các quyền
chọn mua LS nối tiếp đáo hạn kiểu Châu Âu (caplets),
giao dịch tại thị trường OCT
 Mục đích sử dụng:
- Ấn định chi phí vay nợ tối đa cho khoản vay với LS thả nổi,
nói cách khác là phòng ngừa rủi ro LS đi vay
- Thường được sử dùng kèm với một khoản vay với LS thả
nổi.
 Người mua quyền được phép thực hiện quyền tại mỗi thời
điểm điều chỉnh LS thả nổi, hay còn gọi là ngày gia hạn
khoản vay (rollover)
56
Quyền chọn lãi suất trần
 Thuật ngữ :
- Mức LS tham khảo
- Mức LS thực hiện quyền (LS trần)
- Thời hạn quyền
- Tần suất thanh toán (ngày đáo hạn các quyền chọn thành phần trùng với
ngày điều chỉnh LS khoản vay)
- Giá trị danh nghĩa của hợp đồng quyền chọn
 Ví dụ: Giả sử công ty C mua quyền chọn LS trần từ ngân hàng D với
các điều khoản sau:
- LS tham khảo là LIBOR 3 tháng
- LS thực hiện quyền là 6%
- Thời hạn HĐ là 4 năm
- Việc thanh toán lãi định kỳ 3 tháng/1 lần
- Giá trị danh nghĩa của HĐ là 20 triệu USD
57
Quyền chọn lãi suất trần
 Một công ty có khoản vay theo LS thả nổi (LIBOR) có thể
ấn định LS vay tối đa bằng cách mua 1 quyền chọn LS trần
tương ứng với khoản vay
 Tại mỗi thời điểm điều chỉnh, nếu LIBOR> LS thực hiện
quyền, công ty nhận được khoản lãi từ quyền chọn để bù
đắp cho LS đi vay thả nổi tăng lên đối với khoản vay.
 Ngược lại, nếu LS thả nổi giảm, công ty mất phí quyền
(không thực hiện quyền) nhưng được lợi từ chi phí vay vốn
theo LS thả nổi giảm
 Sử dụng quyền chọn LS trần, công ty có thể ấn định LS đi
vay tối đa hàng quý, đồng thời vẫn được hưởng lợi nếu LS
thị trường giảm (mất phí quyền)

58
Quyền chọn lãi suất trần
 Thanh toán quyền chọn LS trần:
- Người mua quyền được hưởng lợi khi LS tham chiếu > LS
thực hiện quyền
- Quyền chọn được tự động thực hiện (thanh toán bằng tiền)
mỗi khi LS tham chiếu > LS thực hiện quyền tại mỗi thời
điểm điều chỉnh LS
- Người mua quyền chọn nhận khoản chênh lệch (giữa LS
tham chiếu và lãi suất thực hiện quyền) khi LS thị trường >
LS thực hiện quyền
- Lưu ý: Khoản chênh lệch mà bên bán quyền phải trả bên
mua quyền (nếu có) thường được trả sau. Ví dụ, HĐ quyền
chọn đáo hạn hàng quý (các quyền chọn thành phần trong
chuỗi), bên bán sẽ trả khoản chênh lệch 3 tháng sau ngày
đáo hạn 59
Quyền chọn lãi suất trần
 Công thức tính khoản chênh lệch bên mua nhận được từ
quyền chọn

Trong đó:
- L: Giá thị trường của công cụ cơ sở (LIBOR 3 tháng, 6 tháng)
- R: Giá thực hiện quyền chọn (LS thực hiện quyền)
- D: số ngày trong kỳ trả lãi tính đến ngày đáo hạn (điều chỉnh LS tiếp
theo)
- P: Giá trị vốn gốc danh nghĩa
- Y: số ngày giả định trong năm để tính lãi. Thông lệ 365 ngày áp dụng cho
bảng Anh, 360 ngày áp dụng cho USD, EUR

60
Quyền chọn lãi suất trần
 Ví dụ: Công ty A mua quyền chọn LS trần với các điều khoản
- LS cơ sở là LIBOR 3 tháng
- LS thực hiện quyền là 6%
- Thời hạn HĐ là 4 năm
- Việc thanh toán lãi định kỳ 3 tháng/1 lần
- Giá trị danh nghĩa của HĐ là 30 triệu USD
 Theo HĐ trên:
- Giả sử thời điểm điều chỉnh LS: 31/5/N1 LIBOR 3 tháng = 7%
- Kỳ tính lãi tiếp theo dài 92 ngày
- Tại ngày 31/5/N1, công ty A thực hiện quyền (vì LS LIBOR > LS thực
hiện quyền), và bên bán quyền trả khoản chênh lệch là:

- Số tiền này sẽ được trả vào ngày điều chỉnh LS tiếp theo (31/8/N1)
61
Quyền chọn lãi suất trần
 Ưu điểm của quyền chọn LS trần:
- Giúp người mua quyền ấn định mức LS cố định tối đa cho
các khoản vay với LS thả nổi => cố định chi phí vốn tối đa
- Khi LS tăng: hưởng lợi từ quyền (LS thực hiện quyền < LS
tham chiếu)
- Khi LS giảm: mất phí quyền, nhưng được hưởng lợi từ chi
phí vay vốn giảm .
- Đây là công cụ giúp phòng ngừa rủi ro LS cho các khoản
vay với LS thả nổi trong trung hạn
 Nhược điểm của quyền chọn LS trần:
- Chi phí quyền cao

62
Quyền chọn lãi suất sàn
 Định nghĩa: Quyền chọn LS sàn là một chuỗi các quyền
chọn bán LS kiểu châu Âu nối tiếp nhau đáo hạn, giao
dịch trên thị trường OTC
 Mục đích sử dụng:
- Quyền chọn LS sàn thường được các nhà đầu tư sử dụng để
phòng ngừa LS giảm đối với các khoản đầu tư/khoản cho
vay theo LS thả nổi
- Với quyền chọn LS sàn, một nhà đầu tư vào một chứng
khoán có thu nhập theo LS thả nổi, sẽ có thể ấn định một
mức LS nhận được tối thiểu, đồng thời vẫn có khả năng thu
lời cao hơn nếu LS tăng

63
Quyền chọn lãi suất sàn
 Các điều khoản quan trọng:
- LS tham chiếu, LS thực hiện quyền
- Giá trị danh nghĩa của hợp đồng quyền
- Thời gian đáo hạn
- Ngày đáo hạn quyền chọn thành phần

64
Quyền chọn lãi suất sàn
 Thanh toán quyền chọn LS sàn
- Quyền sẽ được thực hiện nếu LS thực hiện quyền cao hơn
LS tham chiếu
- Khi đó bên bán quyền chọn sẽ trả cho bên mua một khoản
chênh lệch = LS thực hiện quyền – LS tham chiếu.
- Khoản thanh toán được xác định tại mỗi thời điểm điều
chỉnh LS, nhưng sẽ được thực hiện vào thời điểm điều chỉnh
LS tiếp theo
- Nếu LS thực hiện quyền thấp hơn LS tham chiếu, bên mua
quyền sẽ không thực hiện quyền. Khi đó họ có thể đầu tư
hoặc cho vay theo LS thị trường đang tăng lên.

65
Quyền chọn lãi suất sàn
 Thanh toán quyền chọn LS sàn
- Công thức tính khoản thanh toán:

Trong đó:
- L: Giá thị trường của công cụ cơ sở (LIBOR 3 tháng, 6 tháng)
- R: Giá thực hiện quyền chọn (LS thực hiện quyền)
- D: số ngày trong kỳ trả lãi tính đến ngày đáo hạn (điều chỉnh LS tiếp theo)
- P: Giá trị vốn gốc danh nghĩa
- Y: số ngày giả định trong năm để tính lãi. Thông lệ 365 ngày áp dụng cho
bảng Anh, 360 ngày áp dụng cho USD, EUR
66
Quyền chọn lãi suất sàn
 Ưu điểm của quyền chọn LS sàn:
- Giúp cho các định chế đầu tư, ngân hàng có danh mục đầu
tư LS biến đổi hoặc khoản cho vay theo LS thả nổi giá trị
lớn
- Người sử dụng chủ yếu là công ty bảo hiểm, công ty đầu
tư, quỹ hữu trí, ngân hàng
- Quyền chọn LS sàn không phổ biến bằng quyền chọn LS
trần.
 Nhược điểm:
- Phí quyền chọn lớn

67
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần và LS sàn

68
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần và LS sàn
 Các định chế tài chính thường cung cấp các
quyền chọn LS trần và sàn như sau:
 Thời hạn thường từ 1 tới 5 năm
 Thời điểm điều chỉnh LS theo tháng, quý, hoặc
nửa năm
 LS tham chiếu là LIBOR
 Giá trị danh nghĩa và thời điểm điều chỉnh LS
thường khớp với một khoản đầu tư/khoản vay cụ
thể
 Ngày thanh toán luồng tiền thực tế thường xảy ra
sau ngày điều chỉnh LS

69
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần và LS sàn

 Trong trường hợp khoản vay theo LS thả nổi (hoặc khoản
đầu tư) và quyền chọn LS trần (hoặc LS sàn) đều do một định
chế tài chính phát hành, thì cả khoản vay và quyền chọn đều
được gộp lại coi như một khoản đầu tư hợp nhất. Trong
trường hợp quyền chọn được thực hiện và đem lại khoản tiền
dương cho bên sở hữu quyền, nó sẽ được ghi nhận như một
khoản thanh toán (hoặc chi phí) lãi, và làm giảm (hoặc làm
tăng) chi phí khoản vay.
 LS thực hiện quyền thường được đặt ở mức khiến cho quyền
chọn LS trần hoặc sàn lúc ban đầu ở vị thế lỗ (out-of-the
money).
 Phí quyền thường được trả trước

70
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần
Ví dụ:
 Giả sử công ty Diamond vay 50 triệu $ từ NHTM để tài
trợ dự án xây dựng 2 năm
 Các thông số về khoản vay như sau:
 Thời hạn khoản vay là 2 năm
 Khoản vay bắt đầu vào 1/3/N1, LIBOR = 8%
 LS vay là LIBOR + 150 bps
 Thời điểm điều chỉnh LS là 3 tháng/lần: 1/6/N1; 1/9/N1;
1/12/N1; 1/3/N2
 Khi vay, công ty giả định lo ngại về biến động bất lợi
của LS trong tương lai và muốn cố định LS vay tối đa,
nhưng vẫn có khả năng hưởng lợi nếu LIBOR giảm

71
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần
 Để đạt mục tiêu này, công ty mua quyền chọn LS trần
tương ứng với khoản vay, từ NHTM với giá quyền là
150.000$, với các điều khoản sau:
1. Quyền chọn LS trần gồm 7 quyền chọn LS kiểu Châu Âu, với
ngày hết hạn quyền đầu tiên là 6/1/Y1; các mốc đáo hạn
quyền khác trùng với các ngày điều chỉnh LS của khoản vay
2. LS thực hiện quyền đối với mỗi quyền chọn là 8%
3. Giá trị danh nghĩa của mỗi quyền là 50 triệu $
4. LS tham chiếu là LIBOR
5. Quy ước về thời hạn áp dụng để tính khoản thanh toán đối với
mỗi quyền chọn là 90/360. (Thông thường, số ngày tính giữa
các thời điểm điều chỉnh LS thường theo quy ước ngày thật)
6. Chi phí của quyền chọn LS trần là 150.000$, trả vào lúc bắt
đầu khoản vay (1/3/Y1)

72
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần
 Tại mỗi thời điểm điều chỉnh LS, chi phí đối với quyền chọn LS
trần tương ứng là
Payoff = ($50,000,000) (Max[LIBOR − .08, 0])(90/360)

 Với LS thực hiện quyền là 8% (cap rate) công ty Diamond có thể


ấn định chi phí vay tối đa của mình hàng quý = cap rate + 150 bps
= 9,5%, trong khi vẫn có thể hưởng lợi nếu LIBOR giảm xuống

 Điều này thể hiện ở bảng slide dưới đây, với các mức LS quý đối
với khoản vay, khoản thanh toán từ quyền chọn, các mức LS có
rào chắn và không rào chắn rủi ro đối với các mức LIBOR giả
định khác nhau tại mỗi thời điểm xác định LS khoản vay (reset
date)

73
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần
Loan: Floating Rate Loan; Term = 2 years; Reset dates: 3/1, 6/1, 9/1, 12/1; Time frequency = .25; Rate = LIBOR + 150bp; Payment Date = 90 days after reset date
Cap: Cost of cap =$150,000; Cap Rate = 8%; Reference Rate = LIBOR; Time frequency = .25; Caplets' Expiration: On loan reset dates, starting at 6/1/Y1; Payoff made 90 days after reset date.
1 2 3 4 5 6 7
Reset Date Assumed LIBOR Loan Interest on Payment Date Cap Payoff on Payment Date Hedged Interest Payment Hedged Rate Unhedged Rate
(LIBOR + 150bp)(.25)($50m) (Max[LIBOR−.08,0])(.25)($50m) Col. (3) − Col. (4) 4[Col (5)/$50m] LIBOR + 150bp
n
3/1/Y1 0.065
6/1/Y1 0.070 $1,000,000 $0 $1,000,000 0.080 0.080
9/1/Y1 0.075 $1,062,500 $0 $1,062,500 0.085 0.085
12/1/Y1 0.080 $1,125,000 $0 $1,125,000 0.090 0.090
3/1/Y2 0.085 $1,187,500 $0 $1,187,500 0.095 0.095
6/1/Y2 0.090 $1,250,000 $62,500 $1,187,500 0.095 0.100
9/1/Y2 0.095 $1,312,500 $125,000 $1,187,500 0.095 0.105
12/1/Y2 0.100 $1,375,000 $187,500 $1,187,500 0.095 0.110
3/1/Y3 $1,437,500 $250,000 $1,187,500 0.095 0.115
n
There is no caplet for this date

74
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS trần
 Đối với 5 ngày điều chỉnh LS từ 12/1/Y1 cho tới cuối
thời hạn khoản vay, LIBOR là 8% hoặc cao hơn.

 Trong mỗi trường hợp, LS khoản vay tăng cao hơn được
bù đắp từ chênh lệch có được từ quyền chọn, tạo ra mức
LS cố định đối với khoản vay là 9,5% (9,5% chưa tính
phí quyền là 150.000$, nếu có tính cả phí quyền LS trả
cho khoản vay sẽ là 9,53%)

 Đối với 2 ngày điều chỉnh LS đầu tiên (6/1/Y1 và


9/1/Y1), LIBOR < LS thực hiện quyền, vì vậy không có
khoản chênh từ quyền chọn. Nhưng công ty lại được lợi
từ LS khoản vay thấp hơn.
75
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS sàn

Ví du:
 Quyền chọn LS sàn được sử dụng để tạo ra mức LS
tối thiểu nhận được từ một tài sản có LS thả nổi

 Giả sử NHTM trong ví dụ quyền chọn LS trần


muốn tạo ra một mức LS sàn đối với khoản vay 2
năm ngân hàng cho công ty Diamond vay

76
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS sàn
 Giả sử ngân hàng mua một quyền chọn bán LS từ một định
chế tài chính khác với phí quyền là 100.000$, với các điều
khoản khớp với tài sản theo LS thả nổi của ngân hàng như
sau:
1. Quyền chọn LS sàn gồm 7 quyền chọn thành phần, với quyền chọn
đầu tiên đáo hạn vào 1/6/Y1 và các quyền chọn khác đáo hạn vào
đúng các ngày điều chỉnh LS khoản vay thả nổi cho công ty
Diamond vay
2. LS thực hiện quyền đối với mỗi quyền chọn thành phần là 8%
3. Giá trị danh nghĩa của mỗi quyền chọn là 50 triệu $
4. LS tham chiếu là LIBOR
5. Quy ước tính ngày đối với khoản thanh toán (nếu có) từ quyền chọn
là 90/360. Ngày thực hiện khoản thanh toán từ quyền chọn sẽ trùng
với ngày thanh toán lãi của khoản vay, tức 90 ngày sau ngày điều
chỉnh lãi suất vay
6. Phí mua quyền là 100.000$, trả ngay đầu khoản vay (1/3/Y1)
77
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS sàn

 Tại mỗi thời điểm điều chỉnh LS khoản vay, khoản thanh
toán từ quyền chọn LS sàn sẽ là:
Payoff = ($50,000,000) (Max[.08 − LIBOR, 0])(90/360)

 Với LS thực hiện quyền là 8%, NHTM sẽ có thể ấn định LS


nhận được tối thiểu hàng quý tương ứng với LS sàn (floor
rate) + 150 bps = 9,5%, đồng thời vẫn có thể hưởng lợi nhuận
cao hơn, nếu LS tăng

78
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS sàn
 Trong bảng slide dưới thể hiện LS quý từ khoản
vay cho công ty Diamond vay, khoản thanh toán từ
quyền chọn, và các mức LS có rào chắn và không
có rào chắn rủi ro đối với khoản vay, áp dụng các
mức LS LIBOR khác nhau giả định tại mỗi thời
điểm điều chỉnh LS

79
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS sàn
Asset: Floating-rate loan made by bank; Term = 2 years; Reset dates: 3/1, 6/1, 9/1, 12/1; Time frequency = .25; Rate = LIBOR + 150bp; Payment Date = 90 days after reset date
Floor: Cost of floor =$100,000; Floor Rate = 8%; Reference Rate = LIBOR; Time frequency = .25; Floorlets' expirations: On loan reset dates, starting at 6/1/Y1; Payoff made 90 days after reset date.
1 2 3 4 5 6 7
Reset Date Assumed LIBOR Interest Received on Payment Date
Floor Payoff on Payment Date Hedged Interest Income Hedged Rate Unhedged Rate
(LIBOR + 150bp)(.25)($50m) (Max[.08−LIBOR,0})(.25)($50m) Col. (3) + Col. (4) 4[Col (5)/$50m] LIBOR + 150BP
3/1/Y1n 0.065
6/1/Y1 0.070 $1,000,000 $0 $1,000,000 0.080 0.080
9/1/Y1 0.075 $1,062,500 $125,000 $1,187,500 0.095 0.085
12/1/Y1 0.080 $1,125,000 $62,500 $1,187,500 0.095 0.090
3/1/Y2 0.085 $1,187,500 $0 $1,187,500 0.095 0.095
6/1/Y2 0.090 $1,250,000 $0 $1,250,000 0.100 0.100
9/1/Y2 0.095 $1,312,500 $0 $1,312,500 0.105 0.105
12/1/Y2 0.100 $1,375,000 $0 $1,375,000 0.110 0.110
3/1/Y3 $1,437,500 $0 $1,437,500 0.115 0.115
n
There is no floorlet for this date

80
Phòng ngừa rủi ro sử dụng
quyền chọn LS sàn

 Đối với 2 ngày điều chỉnh LS khoản vay đầu tiên (1/6/Y1 và
1/9/Y1), LIBOR thấp hơn LS sàn = 8%, vì vậy quyền chọn
LS sàn được thực hiện và tạo ra một khoản tiền bù đắp cho
NHTM (LS khoản vay thả nổi bị thấp); điều này tạo ra MSL
được rào chắn rủi ro đối với tài sản thả nổi LS của ngân hàng,
cố định ở mức 9,5% (9,2% nếu tính cả phí quyền là
100.000$)
 Đối với 5 ngày điều chỉnh LS khoản vay tính từ 1/12/Y1 cho
tới thời điểm đáo hạn khoản vay, LIBOR bằng hoặc cao hơn
LS sàn. Khi đó không có luồng tiền thanh toán nào từ quyền
chọn, tuy nhiên, ngân hàng được lợi từ LS thả nổi tăng cao
đối với TS đầu tư
81
Chiến lược vành đai
 Chiến lược vành đai bao gồm vị thế nắm giữ quyền chọn LS
trần và vị thế bán quyền chọn LS sàn, với các mức LS thực
hiện quyền khác nhau
 Việc bán quyền chọn LS sàn là nhằm giảm chi phí mua quyền
chọn LS trần
 Ví dụ, Công ty Diamond trong ví dụ trước có thể giảm chi phí
mua quyền chọn LS trần để phòng ngừa rủi ro LS cho khoản
vay của mình bằng cách bán một quyền chọn LS sàn
 Bằng cách lập chiến lược vành đai để phòng ngừa rủi ro LS
cho khoản vay LS thả nổi, công ty Diamond, với mức chi phí
phòng vệ ròng thấp hơn, vẫn có thể có được sự phòng vệ đối
với mức biến động LS tăng so với LS cap, tuy nhiên công ty sẽ
không có được lợi thế tiết kiệm chi phí nếu LS giảm xuống
dưới mức LS thực hiện quyền chọn LS sàn

82
Chiến lược vành đai
Ví dụ:
 Giả sử công ty Diamond quyêt định giảm bớt chi phí mua
quyền chọn LS trần (150.000$), LS thực hiện quyền là 8% bằng
cách bán một quyền chọn LS sàn với giá 70.000$, mức LS thực
hiện quyền là 7%. Cả hai quyền này có các điều khoản tương tự
như nhau, gồm:
1. Ngày có hiệu lực của quyền chọn LS sàn = ngày điều chỉnh
LS khoản vay
2. LS tham chiếu là LIBOR
3. Giá trị danh nghĩa của hợp đồng quyền chọn LS sàn = 50
triệu $
4. Thời hạn điều chỉnh LS vay là 3 tháng/1 lần

83
Chiến lược vành đai
 Bằng việc sử dụng collar thay cho cap, công ty đã giảm chi phí
phòng vệ từ 150.000$ xuống còn 80.000$, và vẫn cố định LS tối
đa đối với khoản vay là 9,5%.

 Tuy nhiên, khi LIBOR giảm xuống thấp hơn 7%, công ty sẽ phải
trả mức LS sàn 7%, bù trừ với chi phí LS thấp hơn mà công ty
trả cho khoản vay. Ví dụ như:
 Khi LIBOR = 6% vào ngày 1/6/Y1, Diamond phải trả 125.000$ sau 90
ngày cho vị thế bán floor
 Khi LIBOR = 6,5% vào ngày 1/9/Y1, công ty phải trả 62.500$

 Như vậy, nếu LIBOR thấp hơn 7%, Diamond sẽ có mức LS sàn
phải trả là 8,5% (mất lợi thế hưởng lợi từ LS đi vay thấp hơn) và
đối với các mức LS cao hơn 8%, công ty sẽ có mức LS trần cố
định đối với khoản vay phải trả là 9,5%

84
Chiến lược vành đai
Loan: Floating Rate Loan; Term = 2 years; Reset dates: 3/1, 6/1, 9/1, 12/1; Time frequency = .25; Rate = LIBOR + 150BP; Payment Date = 90 days after reset date
Cap Purchase: Cost of cap =$150,000; Cap Rate = 8%; Reference Rate = LIBOR; Time frequency = .25;
Caplets' Expiration: On loan reset dates, starting at 6/1/Y1; Payoff made 90 days after reset date.
Floor Sale: Sale of floor = $70,000; Floor rate = 7%; Reference rate = LIBOR; Time frequency = .25;
Floorlets' expiration: On loan reset dates, starting at 61/Y1; Payoff date = 90 days after reset date.
1 2 3 4 5 6 7 8
Reset Date Assumed LIBOR Loan Interest Cap Payoff Floor Payment Hedged Interest Payment Hedged Rate Unhedged Rate
(LIBOR + 150bp)(.25)($50m) Max[LIBOR-.08,0](.25)($50m) Max[.07-LIBOR,0](.25)($50m) Col. (3) - Col. (4) + Col (5) 4[Col (6)/$50m] LIBOR + 150BP
3/1/Y1 0.050
6/1/Y1 0.060 $812,500 $0 $0 $812,500 0.065 0.065
9/1/Y1 0.065 $937,500 $0 $125,000 $1,062,500 0.085 0.075
12/1/Y1 0.070 $1,000,000 $0 $62,500 $1,062,500 0.085 0.080
3/1/Y2 0.075 $1,062,500 $0 $0 $1,062,500 0.085 0.085
6/1/Y2 0.080 $1,125,000 $0 $0 $1,125,000 0.090 0.090
9/1/Y2 0.085 $1,187,500 $0 $0 $1,187,500 0.095 0.095
12/1/Y2 0.090 $1,250,000 $62,500 $0 $1,187,500 0.095 0.100
3/1/Y3 $1,312,500 $125,000 $0 $1,187,500 0.095 0.105

Loan interest, cap payoff, and floor payment made on payment date

85
Phụ lục 1: Định giá FRA

86
 Công thức tính giá FRA(*)
 hm 
1  L ( h  m )( )
360  1 360 
0
FRA(0, h, m)   
 m 
h
 1  L0 (h)( )
 360 

 Giá trị của FRA tại ngày g


m
1  FRA(0, h, m)( )
1 360
Vg (0, h, m)  
hg hm g
1  Lg (h  g )( ) 1  Lg (h  m  g )( )
360 360
* Áp dụng công thức tính forward rate trên thị trường tiền tệ

87
Phụ lục 2: Định giá hoán đổi
 Đối với người mua hoán đổi
 Giá trị của hoán đổi (value of swap) = Giá trị ròng của vị thế phát
hành trái phiếu trả lãi suất cố định và đầu tư vào một trái phiếu trả
lãi suất thả nổi
 Đối với người bán hoán đổi
 Giá trị của hoán đổi (value of swap) = Giá trị ròng của vị thế sở
hữu trái phiếu trả lãi suất cố định và phát hành trái phiếu theo lãi
suất thả nổi
 Định giá hoán đổi (price of swap)

88
Phụ lục 2: Định giá hoán đổi
 Các bước định giá:
 B1: Xét từ góc độ người mua hoán đổi:
Vị thế mua hoán đổi = bán TP trả lãi cố định + mua trái phiếu trả lãi thả
nổi
 B2: Giá trị của TP thả nổi luôn bằng mệnh giá tại ngày định lãi (bao
gồm t=0) và giả định MG = 1$
 B3: Để các bên tham gia vào hoán đổi, giá trị của hoán đổi tại t0 là
bằng 0  giá trị của TP trả lãi cố định = giá trị của trái phiểu trả lãi thả
nổi
 B4: Tại t=0, (PV) của TP trả lãi cố định tính theo công thức thông
thường và bằng mệnh giá của trái phiếu thả nổi LS

89
Phụ lục 2: Định giá hoán đổi
 B4 (tiếp)
n
PV (TPfixed )   C  Z i  Z n  1
i 1

1 Zn
 C  n

Z
i 1
i

 Trong đó: Z(i): hệ số chiết khấu tại thời điểm i

90

You might also like