You are on page 1of 17

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

                        Học phần: Triết học Mác-Leenin (PLT07A)

ĐỀ TÀI: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và vận dụng phân tích các hiện tượng về tình yêu của giới trẻ
hiện nay.

                               Giảng viên hướng dẫn :  Đào Thị Hữu


                               Sinh viên thực hiện      :  Phạm Huyền My
                               Lớp                                :  F14C
                                 Mã sinh viên              : F14-160

Hà nội, ngày 24 tháng 04 năm 2020

1
Mục lục
Mở đầu.......................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.............................................................4
Nội dung....................................................................................................................5
Phần 1. Phần lý luận...............................................................................................5
1.1 Nội dung quy luật lượng – chất:....................................................................5
1.2 Phân tích nội dung quy luật lượng- chất.......................................................5
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.................................................7
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận............................................................................9
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân..................................................11
2.1. Liên hệ thực tiễn......................................................................................11
2.2. Liên hệ bản thân.......................................................................................14
Kết luận...................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo:..................................................................................................17

2
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ, cùng
với sự vận động và biến đổi không ngừng của thế giới khách quan, con người
dần nhận thức được trật tự và sự lặp đi lặp lại của sự vật, hiện tượng trong thế
giới ấy, từ đó hình thành khái niệm quy luật. Với tư cách là phạm trù của lý
luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh
sự liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thể của chúng. Các quy luật
của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan.
Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức
và vận dụng vào thực tế. Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép
biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển.
Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem
xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này dễ dẫn đến
hiện tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. “Tả khuynh” có thể hiểu là tư
tưởng chủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không
tính đến việc tích lũy về chất. “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không
dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích lũy đủ về
lượng.

Ở bài tiếu luận này tôi sẽ phân tích đề tài “Vận dụng nội dung quy luật chuyển
hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và vận dụng phân
tích các hiện tượng về tình yêu của giới trẻ hiện nay.” để có thể hiểu rõ hơn về
sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.

3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu một cách hệ thống quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và vận dụng phân tích các hiện tượng về
tình yêu của giới trẻ hiện nay. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu
luận có nhiệm vụ:

+ Phân tích về nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ý nghĩa của phương pháp luận đó

+ Đánh giá tình hình hiện tượng tình yêu của giới trẻ hiện nay và vận dụng quy
luật chuyển hóa từ lượng dẫn đến thay đổi về chất để phù hợp với hiện tượng đó
ngày nay

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với bài tiểu luận này, tôi mong muốn tiếp cận và làm sáng tỏ phần nào nội dung
và ý nghĩa của quy luật những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong đời sống hàng ngày hiện
nay. Bằng việc tiếp cận vấn đề thông qua việc làm sáng tỏ ví dụ về các hiện
tượng về tình yêu của giới trẻ hiện nay, tôi mong muốn có thể cung cấp cho
người đọc cách nhìn nhận dễ dàng và chân thực nhất về quy luật này

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

Thời gian: Giai đoạn hiện nay

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Leenin, Chính sách của Nhà
nước, của Đảng Cộng Sản Việt Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng
nghiên cứu. Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương

4
pháp cụ thể, chú trọng phương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân
tích, tổng hợp, thống kế, khảo sát và tổng kết thực tiễn,.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận trong đề tài nêu ra để hiểu rõ hơn về các nội dung về quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Từ
đó ta có thể hiểu sâu và làm rõ hơn về sự biến đổi và phát triển của mọi sự vật,
hiện tượng từ quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay
đổi về chất và ngược lại qua đó vận dụng và hoạt động thực tiễn.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Chuyện tình cảm đôi lứa trong giới trẻ ngày nay có
những xu hướng khác với ngày xưa và đặt ra vấn đề cho gia đình, nhà trường về
việc nên ủng hộ hay phản đối mối quan hệ ấy. Chính vì thế bài nghiên cứu này
sẽ tập trung vào phân tích xu hướng tình cảm giới trẻ, các vấn đề và đề xuất giải
pháp để giải quyết vấn đề tồn tại. 

5
Nội dung

Phần 1. Phần lý luận

1.1 Nội dung quy luật lượng – chất:

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại phát biểu rằng: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất
và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay
đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động
trở lại tới sự thay đổi của lượng.

1.2 Phân tích nội dung quy luật lượng- chất

A, Phạm trù “chất” và phạm trù “lượng”

Chất là khái niệm dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.

Tổng hợp các thuộc tính của sự vật làm nên chất của sự vật đó. Thuộc tính ở đây
có thể hiểu là “tính chất”, như tính dẫn điện, tính co giãn, tính chua, tính ngọt…

Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những
trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi
sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó.
Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông
qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật có rất nhiều
thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi
sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời

6
nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không
thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính
của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật.
Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những
thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy
định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi
hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc
lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Sự phân chia thuộc tính thành
thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối,
tùy theo từng mối quan hệ. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của
những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành,
nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các
yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì
sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô
vàn thuộc tính nên có vô vàn chất. Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất
của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó. Chất biểu hiện trạng
thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh,
bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật
khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật.

Lượng là phạm trù triết học dfung để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu cả sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật, biểu hiện bằng các con số thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.
Lượng là các khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của
sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị
ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao
hay thấp , tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt. “Những lượng

7
không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vô vàn lượng
mới tồn tại”. Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn
vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây hay một
phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tử oxy ,... bên
cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như
trình độ nhận thức tri của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công
dân,... trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự
vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá. Có những lượng biểu thị yếu tố
kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số
lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy
định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Bản thân
lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà
thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không
ổn định của sự vật.

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

    Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không
bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay
đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại,
sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.

       Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng:  sự tăng lên hoặc giảm đi
về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là cái
tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất
định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới
hạn đó được gọi là độ.

8
       Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ
giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của
sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.

      Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi
căn bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.

      Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm
nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống
nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra
liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại.

     Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.

     Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm
khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự gián đoạn trong quá trình vận
động và phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói trong quá trình phát triển của sự
vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt
sự gián đoạn. Các hình thức bước nhảy:

Bước nhảy đốt biến: là bước nhảy được thực hiện trong mét thời gian rất ngắn làm
thay đổi về chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.

+ Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích
luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất
đi.

9
+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu
tố cấu thành sự vật.

+ Bước nhảy cục bộ: là bươc nhảy lam thay đổi chất của những mặt, những yếu tố
riêng lẻ của sự vật

Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút.
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất
mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật.

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự
thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến
của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
và tư duy.

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận

Ý nghĩa trong nhận thức: không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ

Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện
tượng nào cũng đều vận động và phát triển. Những nhận thức ban đầu về chất của
các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và sâu sắc hơn khi đạt tới tri thức về sự thống nhất
giữa chất và lượng của sự vật đó. Để nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức
trong mối quan hệ tác động qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác, cũng như
giữa các mặt, thuộc tính của sự vật đó. Vì chỉ khi đó, mặt lượng và mặt chất của sự
vật mới bộc lộ ra.

10
Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận
thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong
phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.

Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới
hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

Ý nghĩa trong thực tiễn:

Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và
điểm nút). Khi lượng đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách
quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng

Cần tránh hai khuynh hướng sau:

Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ
lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;

Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng
không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.

Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong
giới hạn độ.

Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải
được thực hiện một cách cẩn thận.

Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện
bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để
tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất,
dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.

Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận động và phát
triển nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngoài, từ đó chúng ta biết cách để

11
bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã được bản thân
đặt mục tiêu.

Sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và
quyết tâm thực hiện bước nhảy

Quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng

Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân

2.1. Liên hệ thực tiễn

Tình yêu hay ái tình là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ khác
nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thường là
một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Tình
yêu cũng là một thứ gì đó thể hiện đức tính, đại diện cho tình cảm của con
người. Và nó cũng chính là một trong số những động lực để con người hoàn
thiện bản thân mình hơn. Thế nhưng bên cạnh những tình yêu đơn giản và đẹp
thì cũng có một số nhưng hệ lụy không đáng có như yêu chỉ để lợi dụng, đạt
được mục đích về kinh tế hay yêu để đạt được những tham vọng của bản thân
mà không suy nghĩ cho đối phương. Khi áp dụng quy luật chất và lượng vào
tình yêu ta thấy được rằng chất ở chính là yêu và thích còn lượng chính là sự
quan của mình dành cho đối phương. Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ
chỉ có một chút gì đó mến cảm với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã
yêu nhau được. Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói
chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi
chơi… qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người,
tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn. Dần dần trong họ
bắt đầu nảy nở tình yêu vì thấy rằng đối phương là một người rất đáng yêu

12
trong các hoàn cảnh của cuộc sống. Việc tích lũy về những hiểu biết, những
tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng. Khi những sự
hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình
yêu. Nhưng thường để chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua
một bước gọi là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu. Đây được xem là một “bước nhảy”
trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình
yêu).

Có một điều đáng lưu ý ở đây (cũng là một lưu ý hết sức quan trọng trong triết
học về quy luật lượng chất này là xác định xem lượng đã đủ chưa để thực hiện
bước nhảy vì nếu tích chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại,
nhưng nếu đã đủ lượng rồi mà không tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thì
sẽ không biến đổi được về chất). Đối với tình yêu cũng tương tự vậy, cần phải
xem là tình cảm của mình đã đủ lớn chưa để có thể chuyển sang tình yêu, và
nếu mà đã đủ rồi mà mình không dám tỏ bày thổ lộ với họ để có người khác đến
cướp mất thì sẽ là một điều đáng tiếc lớn.

Và đến khi họ quyết định sẽ cưới nhau, đó thực sự là một bước nhảy lớn trong
quan hệ của hai người, nó cũng được tuân thủ các quy luật của lượng chất, khi
sự hiểu biết về nhau, hiểu và thông cảm cho nhau, hiểu tính cách, hiểu cuộc
sống, thấy rằng hợp với mình và tình cảm của 2 người dành cho nhau đủ lớn để
đảm bảo sẽ chiến thắng được những sóng gió của cuộc đời thì họ sẽ tiến đến
hôn nhân

Thế nhưng bên cạnh những tình yêu trong sáng đẹp đẽ, nhiều cặp đôi khi chia
tay lại lựa chọn tự tử. Chỉ vì thiếu tỉnh táo, suy nghĩ nông cạn mà không ít các
bạn trẻ đã tự tìm đến cái chết, kết thúc một đời người, từ bỏ tương lai đang chờ
đợi phía trước chỉ để chứng tỏ một điều: tình yêu với họ là quan trọng nhất.
Đáng buồn hơn, những nạn nhân trong các vụ tự vẫn vì tình hầu hết lại là người

13
có học thức, có môi trường sống lành mạnh. Nên lâu lâu, trên các bản tin được
cập nhật theo từng phút, từng giây của những trang báo mạng, người ta lại
thảng thốt, xót xa khi có cậu sinh viên, cô bé học trò dại dột tự tìm đến cái
chết… chỉ vì lỡ vướng phải tình tuyệt vọng. Minh chứng thực tế được nhiều
người chứng kiến chính là khu vực Hồ Đá, làng đại học Thủ Đức, Tp HCM đã
từng là chốn hò hẹn lý tưởng của rất nhiều cặp đôi sinh viên vì cảnh quang thơ
mộng, thoáng mát. Nhưng giờ đây, khu vực này lại bị gọi là "Hồ ma ám", do
không ít sinh viên tìm đến đây rồi gieo mình xuống dòng nước sâu thẳm để tự
vẫn. Và đáng buồn nhất phải kể đến kết cục bi thảm của Lê Q.H. chàng sinh
viên năm cuối khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Nông lâm. Q.H. thầm
yêu cô gái học sau anh một khóa. Trong những lần cả hai cùng thả bộ quanh
khu vực Hồ Đá để dạo mát, H. đã tiếp cận và ngỏ lời yêu với người trong mộng.
Chuyện tình ngày càng nồng thắm và phát triển, thế nhưng những mâu thuẫn
giận hờn, ghen tuông khiến họ tạm thời xa nhau. Một khoảng thời gian sau
chàng thanh niên có ngỏ lời quay lại và đã ngỏ lời cầu hôn với bạn gái để tiếp
tục mối quan hệ nhưng bạn gái lại không đồng ý và khuyên chàng trai tiếp tục
cố gắng học hành. Nhưng nào ngờ, do quá thất vọng vì lời cầu hôn bị từ chối,
lại nghĩ người yêu không còn tình cảm với mình, và cũng hết cơ hội được ở bên
nhau, trong phút chốc bế tắc, tuyệt vọng, Lê Q.H. đã để lại tư trang cá nhân, bao
gồm cả những cuốn tập vở còn viết dở dang trên bờ rồi lao mình xuống dòng
nước sâu thẳm (Vietnamnet, 2012)

2.2. Liên hệ bản thân

Sau khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã nhận thức được một phần nào
đúng đắn hơn về quy luật lượng-chất, đặc biệt là sự chuyển hóa những sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Đặc biệt hơn nữa là tôi cần phải tìm

14
hiểu rõ ràng các mối quan hệ trước khi bước chân vào thế giới tình yêu và
không để cảm xúc chi phối bản thân quá nhiều và nhận thức được làm thế nào
để có tình yêu đẹp và lành mạnh. Trước hết, không nên mơ tưởng viển vông về
tình yêu. Đem lòng yêu rất dễ, còn duy trì mối quan hệ tình cảm tốt đẹp lại là
vấn đề hoàn toàn khác. Tình yêu càng dài lâu càng khó khăn, có rất nhiều trắc
trở, gập ghềnh trên đoạn đường đó. Bên cạnh đó không tự ái vì chuyện nhỏ nhặt
không đáng có. Trong cuộc sống đời thường, không ai hoàn hảo. Những cặp đôi
tốt sẽ hướng suy nghĩ theo cách tích cực nhất nếu đối phương mắc lỗi. Không
những thế còn sẵn sàng gánh trách nhiệm, không đổ lỗi. Khi gặp vấn đề, mỗi
người phải xác định phần lỗi của mình nằm ở đâu. Tất nhiên, lầm lỗi không
phải lúc nào cũng chỉ thuộc về một phía. Nhưng một đôi có mối quan hệ lành
mạnh sẽ xác định trách nhiệm của mình, trước khi hỏi xem đối phương sai ở
đâu. Ngược lại, những người có mối quan hệ bất ổn sẽ nhanh chóng chia tay chỉ
trích người khác, và tìm cách rũ sạch trách nhiệm.

Một mối quan hệ độc hại xảy ra khi một hoặc cả hai người quá đặt nặng tình
yêu, bỏ qua những yếu tố nền tảng của mối quan hệ: Tôn trọng, tin tưởng và
cảm xúc dành cho nhau. Tình yêu không nên là lý do để chúng ta quyết định
gắn bó với một mối quan hệ khi nó sẽ khiến lý trí của chúng ta lu mờ. Nếu bạn
đặt nặng tình yêu hơn sự tôn trọng, bạn có thể chấp nhận bị đối xử như một kẻ
bị cầm tù. Nếu bạn đặt nặng tình yêu hơn cảm xúc thật dành cho nhau, bạn sẽ
thấy mối quan hệ hờ hững, xa cách. Nếu bạn coi trọng tình yêu hơn sự tin
tưởng, bạn sẽ gặm nhấm sự dối trá và phản bội một cách vô điều kiện.

Con đường chuyển mối quan hệ độc hại thành mối quan hệ bền vững không dễ
dàng. Thế nhưng nếu cả hai cần sẵn sàng thay đổi, nếu sự nỗ lực chỉ đến từ một
phía, nó sẽ không cho ra được kết quả tốt đẹp. Cả hai người cần nhận ra việc
mối quan hệ đang thiếu đi cảm xúc/sự tin tưởng/sự tôn trọng và sẵn sàng tìm

15
cách tái thiết chúng. Cả hai người phải giao tiếp với nhau theo cách tích cực,
không phán xét hay không đổ lỗi. Chính vì thế để có một tình yêu lành mạnh
chúng ta cần phải cho nhau một chút thời gian để tìm hiểu lẫn nhau, nếu như
thấu hiểu được đối phương thì sẽ tìm được nhiều cách để giải quyết không gây
nhiêu mâu thuẫn dẫn đến những kết quả không đáng có.

Kết luận

Nhận thức là cả một quá trình, thông qua hoạt động thực tiễn, những yêu cầu và
đòi hỏi của cuộc sống nảy sinh và cùng với đó những phương thức giải quyết cũng
sẽ xuất hiện. Việc nhận thức và vận dụng nội dung quy luật từ những thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại cũng như vậy. Từ những nhận thức
về quy luật trên, chúng ta phải biết vận dụng nó một cách sáng tạo phù hợp với
những sự thay đổi trong tình yêu cũng như hiện tượng của giới trẻ ngày nay, hay là
sự chuyển hoá của một sự vật hay một hiện tượng trong sự phát triển của nó một
cách rõ ràng và triệt để hơn.

Tình yêu có thể giúp con người tốt lên nên nó đóng vai trò rất quan trọng trong
cuộc sống và xã hội. Vì vậy, giới trẻ cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về
vấn để này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước
nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Phải áp dụng đúng đắn quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại vào các hoạt động trong đời sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong
hoạt động tích lũy tình cảm để đi đến mối quan hệ lành mạnh, bền vững. 

16
Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tiếng Việt:

1. Giáo trình những chủ nghĩa cơ bản của triết học Mác Lênin (Học viện Ngân
hàng) 

2. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại và vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn (Luật Quang
Huy)

Tài liệu trực tuyến:

1. Minh Đức (2020). “Thế nào là một mối quan hệ lành mạnh: 3 yếu tố quan
trọng nhất quyết định sự bền vững và tích cực của một tình yêu”,
https://kenh14.vn/the-nao-la-mot-moi-quan-he-lanh-manh-3-yeu-to-quan-
trong-nhat-quyet-dinh-su-ben-vung-va-tich-cuc-cua-mot-tinh-yeu-
20200523130450698.chn, truy cập lúc 08:59 24/05/2020
2. Vietnamnet (2012). “Bến tình" sinh viên lộ thiên ở làng Đại học Thủ Đức”,
https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/ben-tinh-sinh-vien-lo-thien-o-lang-dai-hoc-
thu-duc-post66343.gd, truy cập lúc  07/06/2012 10:39

17

You might also like