You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG THẤT
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN
QUÝ I NĂM 2022

Môn học: Kinh tế vĩ mô


Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Hiền Hải
Lớp K60D – ML38

Lê Quỳnh Anh - 2111113014 Đặng Thị Hồng Mai - 2111113156


Lương Ngọc Ngân Anh - 2111113016 Lê Ngọc Quỳnh Như - 2111113197
Phạm Ngọc Minh Anh - 2111113021 Nguyễn Ngọc Nhã Quyên - 2111113226
Trần Nhật Linh - 2111113141 Hoàng Việt Quỳnh - 2111113233
Lê Thị Mỹ Lợi- 2111113148 Chu Thị Hoài Thanh - 2114113146
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Huỳnh Hiền Hải, giảng viên
bộ môn Kinh tế vĩ mô đã cung cấp kiến thức, nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ nhóm
chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này.
Nhóm xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại
thương cơ sở II đã hỗ trợ nhóm tác giả trong quá trình làm bài, đóng góp những
nhận xét, giúp nhóm hoàn thiện bài tiểu luận.
Vì hạn chế về mặt thời gian và chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài tiểu luận
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả kính mong nhận được sự góp
ý, bổ sung ý kiến từ thầy cô và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022


Nhóm tác giả.

2
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

Họ và tên MSSV Công việc Mức độ


hoàn
thành
Lê Quỳnh Anh 2111113014 - Viết nội dung mối quan hệ 100%
giữa thất nghiệp và các vấn
đề về kinh tế:
+ Quan hệ giữa thất nghiệp
và tăng trưởng kinh tế
+ Quan hệ giữa thất nghiệp
và lạm phát
- Làm slide

Lương Ngọc Ngân 2111113016 - Viết nội dung khái niệm, 100%
Anh phân loại thất nghiệp.
- Thuyết trình Nội dung phần
I Cơ sở lý luận

Phạm Ngọc Minh 2111113021 -Viết nội dung thực trạng 100%
Anh thất nghiệp tại Việt Nam giai
đoạn trước đại dịch Covid 19
- Làm slide

Trần Nhật Linh 2111113141 -Viết nội dung Các biện 100%
pháp giảm thiểu tình trạng
thất nghiệp và phần kết luận
- Làm slide

Lê Thị Mỹ Lợi 2111113148 -Viết nội dung thực trạng 100%


thất nghiệp tại Việt Nam giai
đoạn bị ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid 19

3
- Tổ chức họp nhóm, phân
chia nhiệm vụ và theo dõi
tiến độ công việc
-Thuyết trình Phần II Thực
trạng thất nghiệp tại Việt
Nam giai đoạn khi bị ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid 19

Đặng Thị Hồng 2111113156 -Viết nội dung Lời mở đầu 100%
Mai và Khái quát tình hình thất
nghiệp trên thế giới
- Làm slide

Lê Ngọc Quỳnh 2111113197 -Viết nội dung Nguyên 100%


Như nhân của tình trạng thất
nghiệp
-Thuyết trình nội dung Khái
quát tình hình thất nghiệp
trên thế giới và Việt Nam
giai đoạn trước đại dịch
Covid

Nguyễn Ngọc Nhã 2111113226 -Viết nội dung nguyên nhân 100%
Quyên và tác động của tình trạng
thất nghiệp tại Việt Nam
-Thuyết trình Phần III Giải
pháp của Chính phủ để giảm
thiểu tình trạng thất nghiệp

Hoàng Việt 2111113233 -Viết nội dung Tác động của 100%
Quỳnh tình trạng thất nghiệp tại
Việt Nam
-Làm slide

4
Chu Thị Hoài 2114113146 -Viết nội dung Các giải pháp 100%
Thanh của Chính phủ để giảm thiểu
tình trạng thất nghiệp tại
Việt Nam
- Làm slide

5
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 10

I. Khái niệm, phân loại thất nghiệp ............................................................... 10

1. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp ................................................................ 10

1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................... 10

1.2. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp ............................................. 10

2. Phân loại thất nghiệp.................................................................................. 10

II. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ......................................... 11

1. Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19........................................................... 11

2. Một số nguyên nhân chung khác ............................................................... 12

2.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 12

2.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 13

III. Các biện pháp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ................................. 14

IV. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và các vấn đề về kinh tế ........................ 15

1. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế................................ 15

2. Mối quan giữa thất nghiệp và lạm phát ..................................................... 16

2.1. Mối quan hệ trong ngắn hạn ................................................................... 16

2.2. Mối quan hệ trong dài hạn ...................................................................... 17

PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2018-2022 ............................................................................................................ 19

6
I. Khái quát về tình hình thất nghiệp trên thế giới ...................................... 19

1. Trước khi xảy ra đại dịch Covid 19 ........................................................... 19

2. Tình hình thất nghiệp trên thế giới khi chịu ảnh hưởng của đại dịch ........ 20

II. Khái quát tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây
(giai đoạn 2018-2022) ...................................................................................... 22

1. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn trước đại dịch:..................... 23

2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam khi đại dịch Covid 19 bùng nổ ........... 24

III. Tác động của tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.................................. 33

1. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và gây ra nguy cơ lạm phát .............. 33

2. Tác động đến trật tự xã hội ........................................................................ 33

3. Ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu và cuộc sống của người lao động........ 34

4. Tác động đến chính phủ ............................................................................. 34

PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG
THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .................................................................... 35

I. Chính sách của Chính phủ về kinh tế ........................................................ 35

1. Chính sách tài khóa .................................................................................... 35

2. Chính sách thu hút vốn đầu tư ................................................................... 36

3. Chính sách xuất khẩu lao động .................................................................. 36

II. Các chính sách về quản lý nhà nước (Bảo hiểm thất nghiệp) ............... 37

III. Chính sách giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao độnđộ..38

IV. Các chính sách khác ................................................................................. 39

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 41

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 42

8
LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp luôn là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội lớn nhất mà các
các quốc gia trên thế giới đề quan tâm, nó có tác động rất lớn trong việc phát triển
nền kinh tế cũng như vấn đề ổn định xã hội, đời sống dân cư trong cả nước. Nền
kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn và chịu tác
động của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày càng gia
tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề cho xã hội như: gia tăng tệ nạn xã hội, sự
phân biệt giàu nghèo, sụt giảm nền kinh tế,…
Tuy Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế
nhưng vấn đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao động vẫn đang còn là vấn
đề nan giải của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam bị thiệt hại
nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid trong hai năm liền khiến cho vấn đề việc làm
của nhiều người trở nên ngày càng khó khăn đi rất nhiều.
Bài tiểu luận với đề tài “Thực trạng và giải pháp cho tình trạng thất nghiệp
ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2018 đến Quý I năm 2022” sẽ giúp phân tích rõ
ràng về khái niệm, thực trạng và những số liệu thống kê qua các năm từ giai đoạn
2018 đến Quý I năm 2022. Đề tài này nhằm mục đích khái quát lại thực trạng tình
hình thất nghiệp ở Việt Nam ta ở giai đoạn trên để đưa ra một cái nhìn tổng thể về
sự phát triển về kinh tế gắn với vấn đề thất nghiệp, đồng thời tìm hiểu những giải
pháp mà chính phủ đã đề ra nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên vì
thời gian có hạn còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức, bài tiểu luận này
chỉ xin dừng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến về vấn
đề nói trên đã được một số nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu và được đăng tải
trên báo hoặc tạp chí, đặc biệt, các số liệu kèm theo được nhóm tổng hợp từ các
bài báo cáo về Điều tra Lao động và việc làm tại Việt Nam qua các năm của Tổng
Tổng cụ thống kê Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

9
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm, phân loại thất nghiệp
1. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Lao động là hoạt động có mục đich của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất, cải tạo thiên nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng, hữu ích cho con
người, phục vụ cho nhu cầu của xã hội bằng trí óc hoặc chân tay của người lao
động.
Người trong độ tuổi lao động là người đã đủ tuổi lao động dựa theo Hiến
pháp và luật hiện hành, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ lao động.
Lực lượng lao động gồm những người trong độ tuổi lao động đang tham gia
lao động hoặc thất nghiệp.

1.2. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

Thất nghiệp là thuật ngữ chỉ tình trạng người có đầy đủ khả năng và đủ tuổi
lao động, có nhu cầu lao động nhưng không tìm được việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với tổng số
người trong lực lượng lao động.
𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
Tỷ lệ thất nghiệp = 𝑥 100%
𝐿ự𝑐 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔

2. Phân loại thất nghiệp


Thất nghiệp do nhiều loại nguyên nhân gây ra nhưng dù là nguyên nhân nào
thì nó cũng gây thiệt hại cho người lao động và nền kinh tế giảm sút. Vì vậy, ta
cần phải phân loại thất nghiệp để biết được đặc điểm, đánh giá mức độ thiệt hại,
và thậm chí đưa ra biện pháp giải quyết. Hiện nay, có 5 loại thất nghiệp phổ
biến:
a. Thất nghiệp tự nhiên

10
Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải
trải qua, được duy trì cả trong dài hạn.
b. Thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự thay đổi trong cấu trúc của thị trường lao
động, thường do người lao động thiếu kỹ năng và phân bố lao động chưa hợp
lý.
c. Thất nghiệp tạm thời
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi người lao động đang trong thời gian tìm kiếm
việc làm hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm việc
làm.
d. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển xảy ra khi tiền lương thiếu linh hoạt, tiền
lương không được ấn định bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng
thực tế.
e. Thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi nền kinh tế suy thoái, cung vượt cầu dẫn đến sa
thải lao động.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất ngiệp
3.1. Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19
Với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền
kinh tế thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc,... Đây được xem là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay. Đại dịch khiến cho hầu hết các công ty,
doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa. Do đó, tình hình dịch bệnh kéo dài đã làm
cho tình trạng thất nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí nhiều công ty, doanh
nghiệp phải đứng bên bờ phá sản.
- Khó khăn trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa đến các nhà máy
sản xuất, do đó dẫn đến việc trì trệ và phải cắt giảm số lượng công nhân làm việc.
11
- Xuất phát từ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm đáng dẫn đến
hiện tượng dư thừa hàng hóa ngày một tăng cao.
- Do sự phân bố không đồng đều lực lượng lao động. Người lao động hầu
hết tập trung ở các vùng đồng bằng và nơi có nhiều khu công nghiệp
- Tình trạng thất nghiệp gia tăng do sự suy giảm của nền kinh tế toàn : Nhiều
doanh nghiệp, công ty buộc phải thu hẹp sản xuất do không tiêu thụ được hàng
hóa làm ra. Vì thế doanh nghiệp giảm bớt số lượng nhân công dẫn đến tỉ lệ thất
nghiệp càng gia tăng.

3.2. Một số nguyên nhân chung khác

3.2.1 Nguyên nhân chủ quan

a. Thiếu kỹ năng mềm


Các kỹ năng như thuyết trình giữa đám đông, làm việc nhóm, kỹ năng giao
tiếp với đồng nghiệp, khách hàng, kỹ năng quản lí thời gian…
Do tác động của môi trường làm việc hoặc tác động chủ quan dẫn đến việc
thiếu sót các kỹ năng này
b. Năng suất lao động còn kém
Trong thời kỳ phát triển như hiện nay, các công ty và doanh nghiệp nước
ngoài luôn muốn tìm kiếm những công nhân có kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ
cao. Người lao động thì lại chưa chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng của mình
hay tay nghề, bằng cấp, trình độ,... dẫn đến việc thất nghiệp ngày càng nhiều. Nếu
tay nghề còn kém, sản phẩm do lao động tạo ra chưa đạt được chất lượng như
doanh nghiệp mong muốn thì lao động ấy sẽ không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu
lao động cho doanh nghiệp.
c. Sự hạn chế về khả năng ngoại ngữ

12
Nền giáo dục Việt Nam chưa thật sự tập trung vào việc đào tạo khả năng
ngoại ngữ thông qua giao tiếp từ bậc tiểu học đến đại học. Trường lớp chủ yếu dạy
ngữ pháp, mà việc làm thì chú trọng nhiều hơn đến giao tiếp (khi làm việc cho
doanh nghiệp nước ngoài). Dẫn đến người lao động bị rào cản ngôn ngữ.
Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều (Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc…) nên ngoại ngữ là điều kiện thiết yếu để người lao động
tìm được việc làm ổn định.
d. Người lao động yêu cầu quyền lợi cao hơn so với năng lực
Rất nhiều sinh viên khi ra trường lại đòi hỏi mức lương và đãi ngộ cao ở nơi
làm việc. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đồng ý đào tạo tay nghề cho sinh viên
mới ra trường, nhưng không phải ai cũng chấp nhận giai đoạn đào tạo ấy. Đa số
sinh viên cầm tấm bằng trên tay với mong muốn được làm việc ngay mà không
nghĩ đến chuyện mình có đáp ứng đủ và chuyên môn nghiệp vụ hay không.

3.2.2. Nguyên nhân khách quan:

a. Thị trường làm việc thay đổi liên tục và đa dạng


Truyền thông ngày càng phát triển kéo theo việc quảng cáo sản phẩm, dịch
vụ ngày càng được chú trọng. Cơ hội việc làm cho những người làm marketing
ngày càng nhiều, trong khi đó lực lượng lao động Việt Nam tập trung vào nhóm
ngành này chưa cao dẫn đến thiếu hụt, còn một số nhóm ngành khác thì thừa lao
động.
Người lao động muốn không thất nghiệp thì phải thích nghi với thị trường, và
tính chất thay đổi của môi trường làm việc.
b. Không có nhiều công việc cho người lao động lớn tuổi
Các doanh nghiệp ngày nay chú trọng tuyển dụng người trẻ tuổi, có ngoại
hình. Còn những người lớn tuổi (ngoài 40) thì dần dần bị mất cơ hội việc làm nếu

13
không nói đến kinh nghiệm và chuyên môn. Một số ngành như marketing, ngân
hàng,... cũng chỉ tuyển những người trẻ tuổi làm việc.
III. Các biện pháp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp
a. Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc trong tình hình đại dịch
- Nâng cao các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động như áp dụng cách
ly xã hội, cung cấp thiết bị bảo vệ, mở rộng các quy trình vệ sinh và hình thức tổ
chức công việc đảm bảo an toàn cho công nhân.
- Khuyến khích trong việc lựa chọn các hình thức làm việc phù hợp, thay vì
phải đến công ty làm việc thì có thể làm việc tại nhà nhằm giảm thiểu tình trạng lây
lan của dịch bệnh
- Đảm bảo tất cả những người lao động không tham gia bảo hiểm y tế và gia
đình của họ, đều được tiếp cận các dịch vụ y tế chi trả bởi nguồn tài chính tập thể
- Tiếp tục cải thiện chính sách trợ cấp khi ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ chăm
sóc con nhỏ hoặc người bệnh do nguồn tài chính tập thể chi trả để đảm bảo thu nhập
cho những người bị bệnh, bị cách ly hoặc chăm sóc trẻ em, người già hoặc các thành
viên khác trong gia đình.
b. Kích thích nền kinh tế và cầu lao động thông qua chính sách kinh tế và việc
làm để ổn định hoạt động của kinh tế
- Áp dụng các chính sách tiền tệ thích nghi như giảm lãi suất, giảm lãi suất
dự trữ, dự phòng thanh khoản,...
- Đầu tư mạnh vào các hệ thống y tế bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng khả năng phục hồi chống lại COVID-19 nhưng cũng mang đến cơ hội tạo
việc làm thỏa đáng cho người lao động
c. Bảo vệ việc làm và thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi các tác động gián tiếp (đóng cửa nhà máy, gián đoạn chuỗi
cung ứng, cấm đi lại hủy bỏ các sự kiện công cộng,...

14
Áp dụng chính sách an sinh xã hội thông qua các chế độ hiện có hoặc khoản
thanh toán đặc biệt cho người lao động như lao động phi chính thức, lao động thời
vụ, lao động nhập cư và lao động tự làm
d. Thi hành những chế độ bảo đảm việc làm và những cách thức giữ chân lao
động như cắt giảm giờ làm việc cũng như trợ cấp thất nghiệp một phần và các hình
thức hỗ trợ có thời hạn khác cho các doanh nghiệp, ví dụ như trợ cấp lương và
giảm thuế/miễn trừ đóng góp an sinh xã hội, nghỉ phép có lương, gia hạn quyền lợi
cho công nhân,...

IV. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và các vấn đề về kinh tế

1. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế

Từ lâu, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề nóng đáng quan
tâm của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tốc
độ tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà
các quốc gia phải đối mặt. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết
lẫn thực nghiệm đánh giá về mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
ở các quốc gia. Trong đó, nổi tiếng là Định luật Okun (1962) cho biết mối quan
hệ giữa các biến thể trong tỷ lệ thất nghiệp và các biến thể trong tăng trưởng kinh
tế (GDP) để xác định mức sản lượng tiềm năng. Định luật Okun cho rằng GDP
tăng cao hơn 3% trên mức trung là cần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất
nghiệp ấy không cố định mà phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng sức lao động và
việc của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, Định luật Okun cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất
nghiệp giảm 1% thì GDP tăng 3%. Ngoài ra, định luật Okun cũng chỉ ra hai mối
quan hệ thực nghiệm giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế đó là: sự thay đổi
hàng quý trong tỷ lệ thất nghiệp có liên quan đến tăng trưởng kinh tế hàng quý và

15
sự sai lệch của tỷ lệ thất nghiệp từ mức lạm phát không tăng tốc liên quan đến sự
sai lệch của GDP từ mức cao nhất.

2. Mối quan giữa thất nghiệp và lạm phát

Có thể nói, thất nghiệp và lạm phát cũng là một trong những vấn đề vĩ mô
nhức nhối được các quốc gia quan tâm hàng đầu. Cho đến nay, nhiều nhà kinh tế
học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa thất
nghiệp và lạm phát để đưa ra những chính sách điều tiết hợp lý.
Alban William Housego, ông là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên
tìm ra cách chứng minh mối tương quan nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát, được
thể hiện thông qua đồ thị Đường cong Phillips nổi tiếng. Đường cong Phillips cho
thấy sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Theo đó, giữ yếu tố này thì phải hi
sinh yếu tố kia và ngược lại. Mối quan hệ này không phải dạng tuyến tính.

Hình 1: Đường cong Phillips


Nguồn: https://giaodichtaichinh.com/blog/lam-phat.html

2.1. Mối quan hệ trong ngắn hạn

16
- Đường Phillips ngắn hạn (SRPC) dịch chuyển khi đường tổng cung ngắn
hạn (SRAS) dịch chuyển:
+ SRAS dịch chuyển sang trái thì SRPC sẽ dịch chuyển sang phải: sự đánh
đổi ít thuận lợi hơn.
+ SRAS dịch chuyển sang phải thì SRPC sẽ dịch chuyển sang trái: sự đánh
đổi thuận lợi hơn.

Hình 2: Sự dịch chuyển của đường Phillips trong ngắn hạn

2.2. Mối quan hệ trong dài hạn

- Đường Phillips dài hạn (LRPC) dịch chuyển khi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
thay đổi:
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm thì LRPC dịch chuyển sang trái.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng thì LRPC dịch chuyển sang phải.

17
Hình 3: Đường Phillips trong dài hạn và mô hình AD-AS
Trong đó:

 Y*: mức sản lượng tiềm năng


 U*: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

→ Kết luận: Trong ngắn hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC. Có sự
đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế tự điều
chỉnh bởi các cơn sốt cầu, không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát bởi
các cơn sốt cung. Trong dài hạn, không tồn tại mối quan hệ giữa thất nghiệp và
lạm phát.

18
PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018-2022
I. Khái quát về tình hình thất nghiệp trên thế giới
1.Trước khi xảy ra đại dịch Covid 19
Theo báo cáo của trang World employment and Social Outlook (Tổ chức
Lao động Quốc tế-ILO), trong giai đoạn 2018-2019 (trước khi xảy ra đại dịch
Covid 19), tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu ở mức cao hơn con số 190 triệu, những diễn
biến mới nhất về tình trạng thất nghiệp toàn cầu cũng hết sức phức tạp và khó có
thể dự đoán trước. Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu trong năm 2018 có sự giảm nhẹ so
với năm 2017, tức từ 5,6% giảm xuống 5,5%. Đây được xem là chiều hướng tích
cực đánh dấu sự thay đổi sau ba năm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, với việc
ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường lao động để tìm kiếm việc làm,
tổng số người thất nghiệp sẽ vẫn ổn định trong giai đoạn 2018-2019, ở mức trên
192 triệu người, sự gia tăng 1,3 triệu người ở năm 2019 là không đáng kể. Thế
giới tiếp tục trải qua những xu hướng đa dạng về tình hình lao động và việc làm.
Các nước phát triển đã bước vào năm thứ sáu liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
còn 5,5 triệu người vào năm 2018, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2007. Tuy
nhiên, nhiều quốc gia tiếp tục báo cáo tỷ lệ lao động cao nhưng lại được sử dụng
ít, với tỷ lệ lớn người lao động không được khuyến khích và tỷ lệ làm bán thời
gian không tự nguyện ngày càng gia tăng. Ngược lại, ở các nước mới đang trên đà
phát triển lại có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp, kể từ năm 2014 đến năm
2018, nguyên nhân do sự thúc đẩy bởi các cuộc suy thoái kinh tế lớn. Tỷ lệ thất
nghiệp ở các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng nửa triệu người mỗi năm 2018
và 2019, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 5,3%. Trong đó, tỷ lệ tham gia thị
trường lao động của phụ nữ thấp hơn nhiều ở mức 48% so với nam ở mức 75%,

19
vào năm 2019, có nghĩa là ¾ lực lượng lao động trong số 3,5 tỷ người trên toàn
cầu là nam giới.
Hình 4: Thị trường lao động toàn cầu năm 2018

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế

2. Tình hình thất nghiệp trên thế giới khi chịu ảnh hưởng của đại dịch

Đại dịch Covid 19 xuất hiện, hơn 70% dân số trên toàn cầu bị nhiễm bệnh,
hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Cuộc
khủng hoảng do đại dịch gây ra đã biến thành một cú sốc lớn đối với tình hình
kinh tế và thị trường lao động trên toàn cầu. Một kết quả tất yếu đã diễn ra từ tác
động tiêu cực của Covid 19, đó là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng
20
một cách đáng kể. Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), kể từ năm
2020, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu theo ước tính tăng từ 5,3 triệu (kịch bản thấp) và
24,7 triệu (kịch bản cao) so với con số 188 triệu vào năm 2019.
Vào năm 2022, theo dự đoán của Tổ chức Lao động Quốc tế, khả năng phục
hồi của thị trường lao động diễn ra chậm và không chắc chắn do tiếp tục chịu ảnh
hưởng của đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn
trước đại dịch Covid-19 ít nhất cho đến năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự
kiến sẽ lên đến 207 triệu người vào năm 2022, vượt mức của năm 2019 là khoảng
21 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ
vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019. Tổng số giờ làm việc trên toàn
cầu vào năm 2022 được dự báo sẽ thấp hơn 2% so với trước đại dịch và tương
đương với việc mất đi 52 triệu việc làm toàn thời gian. Vào năm 2022, khoảng 40
triệu người sẽ không còn tham gia vào lực lượng lao động toàn cầu, tỷ lệ được dự
đoán đến cuối năm sẽ thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019. Tổ chức Lao
động Quốc tế cũng tuyên bố rằng, không thể có sự phục hồi thực sự sau đại dịch
nếu không có sự phục hồi của thị trường lao động trên diện rộng.
Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với các nước đang
phát triển trên thế giới. Theo đánh giá của Bộ LĐ TB&XH vào ngày 11/1 năm
2021, Việt Nam là 1/10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới với tỷ
lệ thất nghiệp chung là 2,48%, ỏ khu vực thành thị xuống dưới 4%.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề của đại dịch Covid 19. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không ngừng gia
tăng trong giai đoạn từ 2018 tính đến Quý I năm 2022, điều này đã đặt ra nhiều
vấn đề cho chính phủ trong việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong tiến trình
phục hồi kinh tế sau đại dịch.

21
II. Khái quát tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần
đây (giai đoạn 2018-2022)
Thị trường lao động Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong vài
thập kỷ qua.Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển về kinh tế, sự mở rộng không
ngừng của thị trường lao động thì vấn đề thất nghiệp vẫn luôn tồn đọng và khó
giải quyết, tạo ra một áp lực lớn cho chính phủ trong vấn đề điều tiết việc làm cho
người lao động. Mục tiêu luôn được chính phủ nước ta quan tâm đó chính là giảm
thiểu thất nghiệp, duy trì ổn định và phát triển kinh tế trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đi kèm với sự phát triển toàn diện về mặt xxa hội. Trong những
năm gần đây, Việt Nam có số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức
thấp (vào năm 2019). Tổng cục thống kê Việt Nam về điều tra lao động việc làm
năm 2019 đã chỉ ra được cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động chung trên cả nước giai đoạn này là 2,17%.
Đại dịch covid xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh thành
phố. Trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là vào quý II năm 2020, khi tình trạng covid
diễn ra phức tạp, nhiều ca nhiễm trong cộng đồng và đặc biệt là việc áp dụng quy
định giãn cách xã hội đã làm cho nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng và tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao, nhiều công ty doanh nghiệp đã phá sản vì không thể cầm cự.
Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người
phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập, gây
ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế…Có thể thấy, thất nghiệp chính là một trong
những vấn đề cấp bách mà chính phủ cần phải giải quyết, sự gia tăng tỷ lệ thất
nghiệp trong những năm gần đây đặc biệt là sau khi đại dịch Covid 19 bùng nổ đã
đặt ra nhiều thách thức cho nước ta, tạo ra sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.

22
1.Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn trước đại dịch

 Năm 2018:
Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018 của Tổng cục thống kê
Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị là 2,95%, nông thôn là 1,55%. Cụ thể hơn về các số liệu thống kê
trong năm 2018:
Cả nước có hơn 72,5 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 55,41 triệu
người thuộc lực lượng lao động. Tỷ lệ người lao động giữa hai khu vực thành thị
và nông thôn vẫn có chênh lệch rất lớn, mặc dù tiến trình đô thị hóa ở nước ta đang
diễn ra nhưng tỷ lệ người lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với
thành thị, cụ thể là chiếm gần 67,91% lực lượng lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 76,9%, khác biệt về mức độ tham gia
hoạt động kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn còn đáng kể, khoảng 13,55
điểm phần trăm (68,3% và 81,8%). Tỷ số việc làm trên dân số 15 tuổi trở lên là
74,9%, chênh lệch về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn vào
quý III vẫn tồn tại và tăng nhẹ so với các quý trước đó. Trong quý III năm 2018,
tỷ số việc làm trên dân số thành thị là 66% trong khi tỷ số này ở nông thôn là
khoảng 79,9%, thấp hơn 13,9 điểm phần trăm.
Căn cứ vào số giờ làm việc, cả nước có khoảng 745,9 nghìn lao động thiếu
việc làm, trong đó, 80,1% lao động thiếu việc làm hiện sinh sống ở khu vực nông
thôn.
Trong quý III đến quý IV 2018, tỷ lệ thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên là 2%, so
với Quý trước đó thì tỷ lệ thất nghiệp đều xoay quanh 2%. Tỷ lệ thất nghiệp giữa
thành thị và nông thôn vẫn có sự chênh lệch khá lớn (2,95% với 1,55%). Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi cũng có sự gia tăng qua các Quý năm 2018,
số lao động thất nghiệp thanh niên trong năm này đã chiếm 47,7% tổng số lao

23
động thất nghiệp cả nước. Trong đó, tỷ trọng khu vực thành thị thấp hơn khu vực
nông thôn (40,7% và 54,1%).
 Năm 2019:
Tổng cục thống kê Việt Nam về điều tra lao động việc làm năm 2019 đã chỉ
ra được cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
lao động chung trên cả nước giai đoạn này là 2,17%, trong đó ở khu vực thành thị
là 3,11%, khu vực nông thôn là 1,69%. Cụ thể hơn về số liệu thống kê tình trạng
việc làm và thất nghiệp giữa thành thị và nông thôn năm 2019:
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54
tuổi) của Việt Nam năm 2019 là 2,17%, trong đó khu vực thành thị chiếm 47,3%,
và số lao động nam chiếm 52,2% tổng số người thất nghiệp.
Số lao động thiếu việc làm ở thành thị là 114 nghìn người, còn ở khu vực
nông thôn lại ở mức cao hơn là 534 nghìn người. Con số này đã có sự giảm nhẹ
so với năm 2018 (117 và 612 nghìn người). Về số lượng người thất nghiệp ở 2 khu
vực này cũng có sự chênh lệch nhỏ khi khu vực thành thị có 530 nghìn người thất
nghiệp còn nông thôn là 578 nghìn người.
2. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam khi đại dịch Covid 19 bùng nổ:
Đại dịch Covid 19 bùng phát đã có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao
động và việc làm của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, từ nông thôn đến thành
thị. Đặc biệt, vào giữa năm 2020, đại dịch Covid 19 diễn biến vô cùng phức tạp ở
nước ta, hàng nghìn ca nhiễm lây lan trong cộng đồng buộc chính phủ phải áp
dụng lệnh giãn cách trên toàn xã hội, điều đó càng làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở nước
ta ngày một tăng cao. Đại dịch đã tác động mạnh đến nền kinh tế, khiến cho nền
kinh tế nước ta bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản
xuất phải tạm hoãn lại khiến cho rất nhiều người bị mất việc, không có việc làm
trong thời gian dài giãn cách. Chính điều này đã dẫn đến số lao động thất nghiệp

24
trong độ tuổi lao động tăng lên mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với
đó là nhiều lao động buộc phải rời bỏ thị trường lao động. Cụ thể:
 Năm 2020:
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam về điều tra lao động và việc
làm năm 2020, cả nước có hơn 1,2 triệu lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên,
tăng hơn 0,1 triệu người so với năm 2019 (1,1 triệu người), trong đó có 652,8
nghìn lao động thất nghiệp cư trú tại khu vực thành thị, chiếm 52,9%. Xu hướng
này khác biệt với xu hướng thường thấy được qua các năm trước với tình trạng
thất nghiệp ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với khu vực thành thị. Điều
này đã cho thấy, khi nền kinh tế có sự biến chuyển nghiêm trọng do tác động của
đại dịch, thì lao động ở khu vực thành thị sẽ chịu nhiều sức ép về việc làm hơn so
với lao động ở khu vực nông thôn.
Bảng 1: Cơ cấu lao động thất nghiệp theo nhóm tuổi, thành thị/nông
thôn và giới tính năm 2020

25
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Cụ thể vào Quý I năm 2020, đây là thời điểm đại dịch Covid 19 bắt đầu xuất
hiện và bùng phát tại Việt Nam, điều đó đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
tham gia lực lượng lao động trên thị trường, tình hình thất nghiệp bắt đầu có sự
gia tăng, khiến cho tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động chạm mức cao nhất
trong vòng 5 năm gần đây. Số lao động thất nghiệp cán mốc 1,1 triệu người, tăng
26,1 nghìn người so với Quý IV 2019. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Quý I năm 2020 là 2,22%, tăng 0,07 điểm phần trăm so với quý trước. Tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị trong quý này là 3,18%, so với quý trước có sự gia
tăng 0,08 điểm phần trăm. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 1,73%, tăng 0,06 điểm
phần trăm so với quý trước.
Hình 5: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động Quý II giai đoạn 2011-2020

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


Vào Quý II năm 2020, đây là giai đoạn chịu tác động nặng nề nhất của đại
dịch, lúc này số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao, nhà nước buộc phải áp dụng
chính sách giãn cách khiến cho hàng loạt doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động,
kết quả là, cả nước có khoảng 51,8 triệu lao động có việc làm trong khi đó có

26
khoảng 1,3 triệu lao động thất nghiệp, đây là con số cao nhất trong vòng 10 năm
qua. Dựa trên số giờ làm việc, cả nước có hơn 1.045 nghìn lao động thiếu việc
làm, trong đó 78,2% lao động thiếu việc làm hiện đang sinh sống ở khu vực nông
thôn. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong Quý II 2020, tỷ lệ thất
nghiệp từ 15 tuổi trở lên là 2,51% và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là
2,73%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong độ tuổi lao động là
4,46%, cao hơn 2,66 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (1,8%). Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi là 7% tương đương so với quý I. Số lao động
thất nghiệp thanh niên trong Quý này đã chiếm tới 30,7% tổng số lao động thất
nghiệp trên cả nước. Trong đó, tỷ trọng khu vực nông thôn chiếm 51,6% cao hơn
so với khu vực thành thị chiếm 48,4%.
Tính đến Quý III năm 2020, sau khi nền kinh tế Việt Nam cũng như nền
kinh tế toàn cầu có sự tụt dốc nghiêm trọng thì thì đến giai đoạn này đã có dấu
hiệu tích cực hơn, số lao động thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp có sự giảm nhẹ
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với cùng kỳ các năm trước khi chưa xảy ra
đại dịch. Cả nước có hơn 53,3 triệu lao động có việc làm và khoảng 1,3 triệu lao
động thất nghiệp. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị đạt 64,7%, còn ở khu vực
nông thôn là 76,7%. Tính theo số giờ làm việc, cả nước có khoảng 1,4 triệu lao
động thiếu việc làm, trong đó có 76,3% lao động thiếu việc làm hiện đang sinh
sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ người lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên là
2,29% và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,5%, trong đó thành thị cán
mức 4% cao hơn 2,27 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn là 1,73%. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 tuổi ở khu vực thành thị là
11,29%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,65 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước.
Vào Quý IV năm 2020, có gần 54 triệu lao động trên cả nước có việc làm
trong khi đó có 1,2 triệu lao động thất nghiệp. Số người thất nghiệp trong độ tuổi
27
lao động trong quý này là gần 1,2 triệu người, giảm 60,1 nghìn người so với quý
trước và tăng 136,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất
nghiệp từ 15 tuổi trở lên là 2,16%, tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động
là 2,37%. Số lao động từ 15-24 tuổi thất nghiệp là 410,9 nghìn người, chiếm 34,4%
tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành
thị là 3,68%, cao hơn 1,99 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (1,69%). Có
thể thấy, tình hình lao động, việc làm Quý IV năm 2020 đã có dấu hiệu tích cực,
tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị Quý IV mặc dù giảm
so với Quý III nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2011-
2020.
 Năm 2021:
Vào năm 2021, tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp
hơn, với 2 đợt bùng phát dịch Covid 19 lần thứ 3 và lần thứ 4 kèm với mức độ lây
lan trong cộng đồng nhanh chưa từng có, khiến cho hàng triệu người bị mất việc,
lao động trong các ngành tiếp tục suy giảm, số lao động thiếu việc làm trong độ
tuổi lao động năm 2021 được Tổng cục thống kê ghi nhận hơn 1,4 triệu người tăng
370,800 người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là
3,1%, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Tổng cục thống
kê Việt Nam về điều tra lao động và việc làm năm 2021, diễn biến phức tạp của
đợt dịch Covid 19 lần thứ 4 đã đẩy tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực thành thị cao
hơn khu vực nông thôn. Số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021
là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,700 người so với năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54% so với năm trước. Cụ thể:
Vào Quý I năm 2021, trên cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên
chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động của đại dịch Covid 19. Tỷ lệ thiếu việc làm
trong độ tuổi lao động là 2,2%, tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng
0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp
28
trong độ tuổi lao động giai đoạn này là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với
quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu
vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Hình 6: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông
thôn giai đoạn từ 2019 đến Quý I năm 2021

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


Tính đến Quý II năm 2021, do làn sóng dịch Covid 19 thứ tư bùng phát đã
tác động mạnh đến quá trình khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người
lao động trong Quý II. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, cả nước
có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Như vậy,
so với Quý I, đại dịch Covid 19 đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình

29
trạng bị ảnh hưởng tiêu cực. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động Quý II
năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước và giảm
82,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động Quý II là 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,23
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
của khu vực thành thị là 3,36%, tăng 0,17 điểm phần trăm so với quý trước và
giảm 0,95 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số thanh niên từ
15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn người, chiếm 31,8%
tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là
9,57%, cao hơn 3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Vào Quý III năm 2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn
1,7 triệu người, tăng 532,2 nghìn người so với quý trước và tăng 449,6 nghìn người
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,98%, tăng
1,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Chịu tác động mạnh của làn sóng dịch Covid 19 lần thứ tư, tỷ lệ thất
nghiệp Quý III năm 2021 đã vượt xa con số 2%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 5,54%, tăng 2,18 điểm phần trăm so với
quý trước và tăng 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên từ 15-24 tuổi là 8,89%, trong đó, khu vực thành thị chiếm 12,71%,
cao hơn 5,56 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

30
Hình7: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý
năm 2020 và năm 2021

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


Quý IV năm 2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,6
triệu người, có dấu hiệu giảm so với quý trước (giảm 113,1 nghìn người). Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý
trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực
thành thị chiếm tỷ lệ là 5,09%, giảm 0,45 điểm phần trăm so với quý trước và tăng
1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, thị trường lao động
khi bước sang Quý IV đã có dấu hiệu phục hồi, mặc dù không đáng kể. Nhìn chung
tỷ lệ thất nghiệp và số lao động không có việc làm trong năm 2021 vẫn cao hơn so
với các năm trước vì chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19.

31
 Quý I năm 2022:
Vào năm 2022, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn còn bùng phát tại các tỉnh
thành trên cả nước, tuy nhiên, nhờ có chính sách tiêm phòng vaccine đã làm giảm
thiểu một cách hiệu quả số lượng người nhiễm bệnh. Nhờ đó mà thị trường lao
động Quý I năm 2022 đã dần khôi phục trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm
trong độ tuổi lao động đều có dấu hiệu giảm so với các quý trước trong năm 2021.
Cụ thể:

Hình 8: Số người và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2020 đến


Quý I năm 2022

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động Quý I năm 2022 là khoảng 1,1
triệu người, giảm 489,5 nghìn người so với quý trước và có sự gia tăng không đáng
kể so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động dừng lại ở
mức 2,46%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,04 điểm phần

32
trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực thành thị chiếm 2,88%, giảm
2,21 điểm phần trăm so với các quý trước và giảm 0,31 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy, sự quyết tâm của chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình
phục hồi và phát triển nền kinh tế xã hội đã giúp một bộ phận người lao động có
cơ hội quay trở lại thị trường lao động. Chính vì vậy, tình hình thất nghiệp ở Quý
I năm 2022 đã có dấu hiệu tích cực hơn, tỷ lệ thất nghiệp tuy vẫn ở mức cao nhưng
dấu hiệu suy giảm so với các quý trước đã tạo nên nguồn động lực cho quá trình
phục hồi nền kinh tế xã hội của chính phủ trong giai đoạn tiếp theo.
III. Tác động của tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
1. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và gây ra nguy cơ lạm phát
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc lực lượng lao động xã hội không
được tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Đây chính
là sự hao phí lao động xã hội, hao phí một trong những nhân tố thiết yếu nhất giúp
tăng trưởng nền kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng phản ánh dấu
hiệu suy thoái của nền kinh tế. Cụ thể, thất nghiệp khiến cho tổng thu nhập quốc
gia (GNI) thực tế không đạt được như kỳ vọng, vốn ngân sách cũng bị thu hẹp do
thất thu thuế (bởi khi không có thu nhập, con người sẽ chi tiêu ít đi và khiến cho
nguồn thu từ thuế cũng sẽ giảm) và ngoài ra chính phủ phải trợ cấp cho người lao
động mất việc làm dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Đồng thời tình trạng thất nghiệp
không ngừng gia tăng cũng chính là một trong những nguyên do đẩy nền kinh tế
lâm vào tình trạng lạm phát.
2. Tác động đến trật tự xã hội
Thất nghiệp còn ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự xã hội. Thất nghiệp gia tăng
làm rối loạn trật tự xã hội do xảy ra hiện tượng bãi công, biểu tình đòi quyền làm
việc, quyền sống,... Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động bị giảm sút dẫn đến
những vấn đề bất ổn trong xã hội, đặc biệt là những vấn đề tiêu cực như cờ bạc,
33
rượu bia, trộm cắp, nghiện ngập,...bởi sự đói nghèo, túng thiếu sẽ khiến con người
trở nên chán nản và dễ dàng rơi vào cuộc sống sa đọa. Ngoài ra niềm tin của người
dân vào nhà nước, chính phủ và những nhà cầm quyền cũng dần mất đi, nghiêm
trọng hơn chính là sẽ gây ra những biến động to lớn về mặt chính trị.
3. Ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu và cuộc sống của người lao động
Có thể thấy, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, người lao động chính là những
người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi rơi vào tình trạng thất nghiệp, thu nhập cá
nhân của người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, mất đi kế sinh nhai, tiêu thụ
của người lao động cũng sẽ giảm. Ví dụ như khi trong một gia đình mà một trong
nhưng lao động chính bị thất nghiệp thì sẽ tạo ra áp lực to lớn, là gánh nặng cho
những người còn lại. Khi đó những vấn đề chi tiêu cơ bản như ăn uống, quần áo,
sức khỏe hay vấn đề học hành của trẻ em sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc. Do đó có rất
nhiều gia đình bắt buộc phải cho con nghỉ học vì không thể trang trải được tiền
học phí, điều này lại phần nào ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Thậm chí một số
người vì không chịu được những áp lực do thất nghiệp gây nên đã có hành động
dại dột dẫn đến những kết cục thương tâm.

4. Tác động đến chính phủ

Tỷ lệ thất nghiệp càng cao không những gây ra việc giảm doanh thu từ thuế
mà còn gây áp lực nặng nề lên chi tiêu công của chính phủ bởi họ phải trợ cấp một
số tiền nhất định cho người lao động thất nghiệp. Thậm chí, nếu người thất nghiệp
có vấn đề về tình trạng sức khỏe, chính phủ có thể phải chi nhiều hơn cho việc
chăm sóc y tế,...

34
PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG
THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I. Chính sách của Chính phủ về kinh tế
1. Chính sách tài khóa
Đại dịch Covid 19 đã làm cho thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề,
số lao động mất việc làm gia tăng, trong khi khả năng tạo việc làm trong nước và
ngoài nước đều gặp khó khăn. Chính sách tài khóa chính là một trong những chính
sách quan trọng được đề ra không những giúp cải thiện được tình trạng thất nghiệp
mà còn nhằm mục đích ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung của chính phủ.
Chính sách tài khóa hướng đến 2 đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch Covid 19 đó chính là doanh nghiệp và người dân. Đối với doanh nghiệp, Nhà
nước đã thực hiện chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất. Đối với người lao động
thiếu việc làm, chính phủ đã đề ra các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân gặp khó
khăn. Có thể thấy, ngoài các chính sách thông qua hỗ trợ gián tiếp thông qua việc
miễn giảm và gia hạn thời hạn đóng thuế, tiền thuê đất thì chính phủ còn tập trung
hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho những người lao động bị tác động của dịch bệnh,
không có việc làm, không tạo được nguồn thu nhập cá nhân.
Gói kích cầu của chính phủ:
- Kích thích sản xuất và tạo ra việc làm cho người lao động thông qua việc
bơm vốn đầu tư và áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Tập trung vào việc đầu tư, phát triển các cơ sở hạ tầng thông qua việc đẩy
nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình đang thi công, giải quyết các vấn đề còn
tồn đọng như bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng bằng cách cải tạo và nâng cấp các
công trình kém chất lượng, xuống cấp. Thông qua đó tạo được việc làm cho người

35
lao động, giải quyết vấn đề dư thừa lao động do mất việc làm chịu ảnh hưởng của
suy thoái.

2. Chính sách thu hút vốn đầu tư

Thu hút vốn đầu tư FDI chính là một biện pháp giúp nền kinh tế quốc gia
tăng trưởng đồng thời tạo nhiều cơ hội cho việc phát triển việc làm cho người lao
động. Mục tiêu hướng đến của chính sách này là phải thu hút được vốn từ các
doanh nghiệp nước ngoài, phát triển thêm công nghệ, kỹ thuật, khai thác một cách
hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng
xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài.
Chính sách thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn gần đây chủ yếu tập
trung vào các chính sách như chính sách về đất đai, chính sách lao động, chính
sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm, chính sách công nghệ. Trong đó, chính sách
lao động được nhà nước chú trọng nhằm mục tiêu giải quyết được vấn đề về việc
làm, giúp người lao động nâng cao tay nghề, kỹ năng, nâng cao trình độ quản lý
và cải thiện thu nhập cho người lao động.

2. Chính sách xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động được xem là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết được đáng kể vấn đề về việc làm, tăng thêm
nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế trong nước và giúp mở rộng được mối quan hệ hợp
tác giữa các quốc gia. Đây là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề về việc
làm lâu dài cho người lao động thất nghiệp. Để thực hiện chính sách trên,
Nhà nước đã đề ra các biện pháp như hỗ trợ vốn cho người lao động sang nước
ngoài làm việc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động có đủ khả năng chi
trả cho các chi phí khi làm việc và sinh sống tại nước ngoài. Chính phủ đã thành
lập nên quỹ hỗ trợ cho người xuất khẩu lao động, quỹ này ra đời đã góp phần giúp

36
phát triển thêm thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh
của người lao động Việt Nam với các nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế
giới. Đồng thời, Nhà nước còn giúp người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức
giải quyết các vấn đề rủi ro xảy ra trong quá trình đào tạo và xuất khẩu lao động
sang nước ngoài, các biện pháp như hỗ trợ vay vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động có điều kiện và cơ hội tìm kiếm việc làm và nguồn thu nhập thông
qua việc xuất khẩu lao động.
II.Các chính sách về quản lý nhà nước (Bảo hiểm thất nghiệp)
Bảo hiểm thất nghiệp được xem là một giải pháp hiệu quả được Chính phủ
đề ra nhằm khắc phục hậu quả của vấn đề thất nghiệp đang ngày một gia tăng như
hiện nay. Tạo điều kiện cho người thất nghiệp tạm thời đáp ứng được các nhu cầu
về cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung.
Quỹ này được hình thành từ người lao động, người sử dụng lao động và trợ cấp
của Nhà nước.
Nắm bắt được tình hình lao động việc làm của người lao động trong giai
đoạn hiện tại và trong những năm tới, Nhà nước đã đề ra các phương hướng, mục
tiêu và các giải pháp về việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để
giải quyết vấn đề về thất nghiệp. Dự báo đến năm 2025, xu hướng thất nghiệp vẫn
sẽ tiếp tục gia tăng, thất nghiệp không chỉ diễn ra đối với những người lao động
không có trình độ chuyên môn mà còn diễn ra đối với cả những lực lượng lao động
có tay nghề đã được thông qua đào tạo. Cùng với đó, mất cân đối cung cầu lao
động vẫn tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu suy giảm. Chính những điều này đã
đặt ra một thách thức lớn đối với Nhà nước trong việc áp dụng các chính sách về
bảo hiểm thất nghiệp để cải thiện tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay và trong
giai đoạn sắp tới.
Các biện pháp đã được chính phủ đề ra đó là thực hiện có hiệu quả các chính
sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng
37
tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu
bảo hiểm y tế toàn dân. Cụ thể hơn, nhà nước ta đã đề ra các mục tiêu phấn đấu
giải quyết tình trạng thất nghiệp thông qua việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp như:
 Bảo đảm cho mọi đối tượng lao động được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong mọi khâu,
mọi cấp.
 Xây dựng quy trình thực hiện, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chi
trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề một cách khoa học, hợp lý.
 Đẩy mạnh công tác thủ tục, hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho các đơn vị sử dụng lao động, người lao động, giảm phiền hà, nâng cao
chất lượng phục vụ.
Có thể thấy, nhà nước ta hết sức chú trọng trong việc áp dụng các biện pháp
để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, dùng bảo hiểm thất nghiệp để giúp người lao
động có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng mức thu nhập, giúp người sử dụng lao
động tận dụng được nguồn nhân lực một cách hiệu quả và giảm thiểu các vấn đề
khó khăn gặp phải trong quá trình đào tạo và thuê người lao động.
III.Chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động
Chất lượng lao động là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến việc
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, nước ta có khá
nhiều ngành nghề thiếu nhân lực nhưng không tuyển được lao động do người lao
động không đáp ứng được yêu cầu của công việc, điển hình là các công việc liên
quan đến công nghệ, kỹ thuật cao. Nhà nước cũng đã đưa ra một số chính sách
về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động.
Theo nghị định 81/2021, sẽ có thêm nhiều học sinh được xét vào diện miễn
học phí, tạo điều kiện cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được đến trường,
các chính sách về miễn giảm học phí, chính sách quan tâm đến các học sinh, sinh

38
viên khó khăn cũng được các bộ ngành đề xuất lên chính phủ. Các chính sách miễn
giảm này sẽ giúp tăng số trẻ em được giáo dục. Đồng thời, tỷ lệ lao động qua đào
tạo trong hiện tại và tương lai cũng sẽ được tăng lên như là một trong những tác
động của các chính sách này.
Nghị quyết số 29-NQ/TW đã chỉ ra rằng chương trình giáo dục của nước ta
cần không ngừng cập nhật và đổi mới nhằm bắt kịp sự phát triển, thay đổi trong
hệ thống kiến thức thế giới. Các học sinh, sinh viên luôn được khuyến khích tìm
hiểu và cập nhật những biến động, thông tin ở các lĩnh vực. Việc này giúp nguồn
lao động tương lai của nước ta không bị tụt lại và đảm bảo bắt kịp xu hướng phát
triển chung của thế giới.
Thông tư số 07 năm 2022 của bộ giáo dục và đào tạo chú trọng vào giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên các cấp nhằm định hình sớm cho các
em về ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân và nhu cầu của thị
trường lao động. Thông tư còn đề cập đến việc chú trọng giáo dục các kỹ năng,
kiến thức cần thiết trong công việc cho học sinh các cấp, đặc biệt là bậc giáo dục
đại học. Bên cạnh đó, việc yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngày hội
việc làm cũng giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận sớm với môi trường làm việc
chuyên nghiệp và hiếu được nhu cầu, yêu cầu nhân sự của ngành mà mình hướng
tới.
Cũng trong thông tư này, bộ giáo dục yêu cầu các trường đại học thống kê,
thông báo số liệu về tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Số liệu này
chính là cơ sở để các học sinh, sinh viên nắm bắt được căn bản tình trạng nhu cầu
nhân lực của các ngành nghề, từ đó lựa chọn việc làm phù hợp cho bản thân và
nâng cao năng lực của mình nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các ngành.
IV. Các chính sách khác
- Nâng cao về chất lượng hệ thống dịch vụ việc làm.

39
- Điều chỉnh về mặt tiền lương giữa các ngành nghề, giữa các công việc trong
nước và các công ty đa quốc gia, công ty tư nhân, công ty quốc tế,...
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, thay đổi cơ cấu hạ tầng kinh tế,
chuyển dịch dần dần các nền kinh tế đến các vùng trung du, miền núi, hải đảo và
nông thôn nghèo để thu hút sức lao động.
- Tăng cường các chính sách hỗ trợ lao động: giảm tuổi về hưu, giảm giờ
làm,…
- Thực hiện các quy định và biện pháp kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm thiểu
gia tăng dân số.
- Đưa ra các giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất và tạo
thêm việc làm cho người lao động

40
KẾT LUẬN
Có thể thấy, tình trạng thất nghiệp là một vấn đề nóng không chỉ ở nước ta
mà còn là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Nó ảnh
hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội, gây tác động nặng nề đến
tiến trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch
Covid 19 bùng phát, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu đều có dấu hiệu gia tăng đáng
kể, nền kinh tế suy thoái nặng nề khiến cho hàng triệu người mất việc, hàng nghìn
doanh nghiệp phải đóng cửa. Chính vì thế, chính phủ cần phải có những giải pháp
kịp thời để khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch, tạo điều kiện cho
người lao động quay trở lại thị trường lao động, tăng nguồn thu nhập và giải quyết
các vấn đề về đời sống, xã hội.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2018, Tổng cục Thống kê.
4. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2019, Tổng cục Thống kê.
5. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2020, Tổng cục Thống kê.
6. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2021, Tổng cục Thống kê.
7. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm Quý I năm 2022, Tổng cục Thống kê.
8. Nguyễn Minh Thu, Hoàng Thị Bích Thủy, Trịnh Minh Thúy, Nguyễn Phúc
Thư, Nguyễn Thị Phương, Thất nghiệp tăng mạnh do tác động của Covid 19,
2022, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thu Hà, Ứng dụng mô hình ARDL đánh giá mối quan hệ giữa
thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HCMCOUJS-Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, 16(3), 68-80.
10.COVID 19 và Việc làm: Tác động và Ứng phó, 2020, Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO).
11.Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV 2021 và chỉ số phát
triển con người Việt Nam 2016-2020, 2022, Tổng cục Thống kê.
12. Th.s Lê Thị Xoan, 2018, Mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp và thực
tế nghiên cứu tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Đại học Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Giới và thị trường Lao động ở Việt Nam, 2021, Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO).

14. https://hanoi.edu.vn/danh-muc/nghi-dinh-so-812021nd-cp-quy-dinh-ve-co-che-thu-
quan-ly-hoc-phi-doi-voi-co-so-g-c521-12384.aspx
15. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam-
2013-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te-212441.aspx

42
16. https://luatduonggia.vn/that-nghiep-la-gi-phan-loai-va-tac-dong-cua-that-
nghiep-den-kinh-te/amp/?fbclid=IwAR3Y3ZxC61tl_n1mVhCj-
dzlg9kZ0Q_u0vO0WW5N6KdJKBCiDysIQN5t51M

43

You might also like