You are on page 1of 26

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHÓM


Môn học: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

TỔNG QUAN VỀ CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ -


CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ VÀ DIỄN BIẾN TỶ GIÁ TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 ĐẾN NAY.

Giảng viên: VÕ LÊ LINH ĐAN


Nhóm thực hiện: NHÓM 4
Lớp học phần: INE307_232_D01

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN
HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
THÀNH
1. Đảm nhiệm nội dung
chương 1: chế độ tỷ giá hối
đoái thả nổi có điều tiết và
Nguyễn Anh Thư chương 3: đánh giá chung
1 030138220389 100%
(Nhóm Trưởng) 2. Chia bố cục nội dung toàn
bài và phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên.
3. Người thuyết trình.
1. Viết lời mở đầu.
2. Hoàn thành nội dung
Nguyễn Hồng
2 030138220133 chương 1: Tác động của tỷ giá 100%
Hoa
đến nền kinh tế Việt Nam.
3. Chỉnh sửa Word.
1. Đảm nhiệm nội dung
chương 2: giai đoạn 1999-
Phạm Phương
3 030138220341 2007 100%
Quỳnh
2. Phụ trách làm PPT nội dung
chương 2
1. Hoàn thành nội dung
Lương Trần Bảo chương 2: Giai đoạn 2016 đến
4 030138220403 100%
Tiên nay
2. Viết kết luận
1. Hoàn thành nội dung
chương 3: giải pháp
Lê Thị Minh
5 030138220268 2. Làm PPT nội dung chương 100%
Nguyệt
3.
3. Người thuyết trình
1. Hoàn thành nội dung
chương 1: Khái niệm, chế độ
Phan Thị Diễm tỷ giá hối đoái cố định và chế
6 030138220348 100%
Quỳnh độ tỷ giá hối đoái thả nổi
2. Phụ trách làm PPT nội dung
chương 1.
7 Trần Thị Kiều 030138220057 1. Đảm nhiệm nội dung 100%
Diễm chương 2: giai đoạn 2008-
2015
2. Phụ trách chỉnh sửa Word
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ. ...................................................... 2

1.1. KHÁI NIỆM. ........................................................................................................ 2

1.1.1. Tỷ giá hối đoái. ................................................................................................ 2

1.1.2. Chế độ tỷ giá. ...................................................................................................2

1.2. CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ. ...................................................................................... 2

1.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rate). .............................. 2

1.2.1.1. Đặc trưng. .............................................................................................. 2

1.2.1.2. Ưu điểm. .................................................................................................3

1.2.1.3. Nhược điểm. ...........................................................................................3

1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (Floating Exchage Rate). .............................3

1.2.2.1. Đặc trưng. .............................................................................................. 4

1.2.2.2. Ưu điểm. .................................................................................................4

1.2.2.3. Nhược điểm. ...........................................................................................4

1.2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết (Managed Floating Exchange
Rate) ..........................................................................................................................5

1.2.3.1. Đặc trưng. .............................................................................................. 5

1.2.3.2. Ưu điểm. .................................................................................................5

1.2.3.3. Nhược điểm. ........................................................................................... 6

1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. ..................6

1.3.1. Tác động của tỷ giá tới lạm phát, lãi suất ................................................6

1.3.2. Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại .......................................... 6

1.3.3. Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư .............................................. 6

Chương 2: CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ VÀ DIỄN BIẾN TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1999 ĐẾN NAY. ................................................................................................. 8

2.1. GIAI ĐOẠN 1999 - 2007 .........................................................................................8


2.1.1. Giai đoạn 1999 - 2003 ..............................................................................8

2.1.2. Giai đoạn 2004 - 2007 ..............................................................................9

2.2. GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 ................................................................................10

2.2.1 Giai đoạn 2008 - 2011 .............................................................................10

2.2.2. Giai đoạn 2012 - 2014. ...........................................................................11

2.3. GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY. .......................................................................13

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP. .................................................. 15

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG. .....................................................................................15

3.2. GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 16

3.2.1 Nhà nước phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh ............................................ 16

3.2.2 Không lạm dụng phá giá đồng nội tệ ...................................................... 16

3.2.3 Đa dạng hóa rổ ngoại tệ ..........................................................................16

3.2.4 Sử dụng hệ thống lãi suất ........................................................................ 17

KẾT LUẬN ....................................................................................................................18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................19


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.2: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2012 - 2014................................................... 12
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ giá chính thức của Việt Nam từ năm 1999 đến 2015 ......................9
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá giữa VND và các loại ngoại tệ mạnh năm 2005............. 10
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh
mẽ trong phạm vi toàn thế giới. Việt Nam là một nước đang từng bước tham gia vào
quá trình hội nhập quốc tế và hệ thống phân công lao động quốc tế. Các chính sách tỷ
giá đã được áp dụng xem như là công cụ quản lý vĩ mô và nó có sức ảnh hưởng lớn
đến tình hình ngoại hối của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, được xem là
những vấn đề hết sức phức tạp. Bởi sự cần thiết của việc áp dụng các chính sách tỷ giá
đảm bảo cho nền kinh tế của một quốc gia được ổn định về mặt giá cả tạo ra môi
trường hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn và đặc biệt trong hoạt động ngoại
thương là điều kiện tiên quyết góp phần tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá hối đoái là một
phạm trù kinh tế tổng hợp, gắn liền với các phạm trù kinh tế khác, có chức năng là
công cụ tác động tích cực, hiệu quả đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia và
là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia. Từ lâu nhân loại đã
và đang phải đối mặt với vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng giải quyết
nó, mong tìm được một nhận thức đúng đắn để xác định và thực hiện một loại hình
thay đổi phù hợp để trở thành công cụ tích cực trong quản lý kinh tế của mỗi quốc gia.
Tỷ giá hối đoái không chỉ là thứ để xem, mà là thứ mà mọi người cần tham khảo hàng
ngày, hàng giờ, sử dụng trong mọi giao dịch quốc tế khi gặp sự cố. Vì vậy, nhận thức
đúng và quản lý tỷ giá hối đoái là cả một nghệ thuật.
Và nhóm chúng em xin được phép làm rõ đề tài : ‘Tổng quan về các Chế độ tỷ giá -
Chế độ tỷ giá và diễn biến tỷ giá tại Việt Nam giai đoạn 1999 đến nay.

1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ.
1.1. KHÁI NIỆM.
1.1.1. Tỷ giá hối đoái.
Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, các quốc gia trên thế giới hầu hết thường tạo
dựng cho mình đồng tiền riêng. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại,
đầu tư,... các quốc gia phải thanh toán với nhau thông qua đồng tiền các bên đã chuyển
đổi theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này được xem là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái: là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau. Nói
cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng
số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
Ví dụ: 1 USD = 24,640 VND có nghĩa là 1 đồng đô la Mỹ có thể đổi được 24,640 Việt
Nam Đồng.
1 EUR = 1,20 USD có nghĩa là 1 EUR có thể đổi được 1,20 đồng đô la Mỹ.
Trên thế giới hiện nay, các đồng tiền ngoại tệ mạnh được sử dụng khá rộng rãi và phổ
biến điển hình như: USD (Mỹ), JPY (Nhật), …
1.1.2. Chế độ tỷ giá.
Chế độ tỷ giá là hệ thống các quy định, biện pháp mà một quốc gia sử dụng nhằm quản
lý đồng tiền của quốc gia mình, bao gồm các quy tắc và phương thức xác định tỷ giá
hối đoái giữa đồng nội tệ và các đồng tiền nước ngoài. Ở mỗi thời kỳ và mỗi quốc gia
sẽ có sự khác nhau về chế độ tỷ giá nhưng cơ bản vẫn phụ thuộc vào mức độ can thiệp
của chính phủ. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp có thể giúp quốc gia đạt được mục
đích.
1.2. CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ.
1.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rate).
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là chế độ tỷ giá hối đoái được chính phủ hoặc ngân
hàng trung ương thiết lập và duy trì ở một mức nhất định. Chế độ này có nghĩa là giá
trị của một đồng tiền được neo vào một đồng tiền khác hoặc một rổ tiền tệ khác với tỷ
lệ cố định.
1.2.1.1. Đặc trưng.
- Tỷ giá cố định được áp đặt một cách cứng nhắc, mọi biến động của tỷ giá cố định sẽ
phải xoay quanh mức tỷ giá với biên độ rất nhỏ do nhà nước cho phép và được duy trì
ổn định trong một khoảng thời gian dài.
- Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương có quyền can thiệp để duy trì tỷ giá ổn định
bằng cách mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường theo tỷ giá đã quy định khi có nhu cầu.
- Cung cấp sự ổn định và dự báo cho các giao dịch quốc tế, đồng thời khuyến khích
mối quan hệ thương mại và tài chính giữa các quốc gia.

2
1.2.1.2. Ưu điểm.
- Hạn chế sự biến động của tỷ giá và ngăn ngừa bong bóng tỷ giá do đầu cơ. Qua đó
giúp hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của bong bóng tỷ giá do đầu cơ đến nền
kinh tế, cũng như không cần phải dự phòng cho rủi ro về tỷ giá. Bảo vệ khỏi rủi ro
đồng tiền ngoại tệ tăng hoặc giảm giá theo thời gian -> rủi ro thấp, tạo môi trường kinh
tế nhất quán, tính an toàn cao. Từ đó khả năng lưu chuyển vốn, hàng hóa, lao động
thuận lợi
- Chính phủ có thể đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế thông qua việc sử dụng các công cụ tỷ giá như chính sách tiền tệ, chính sách tài
khóa,…
- Tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia, đầu tư quốc tế, thu hút
được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua việc làm giảm tính bất định của
tỷ giá hối đoái.
- Đặt ra kỷ luật cho các cơ quan hữu trách về tiền tệ, qua đó hạn chế khả năng gia tăng
quá mức của cung tiền, giúp kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định trong hệ thống
tài chính quốc gia.
- Tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, giúp họ
tránh được rủi ro hối đoái, không phải lo lắng về biến động tỷ giá của đồng tiền mà
đồng nội tệ neo giữ (tức giữ ổn định được tỷ giá).
1.2.1.3. Nhược điểm.
- Tỷ giá không thể tự do biến động theo cung cầu thị trường, gây ra sự thiếu linh hoạt
trong việc điều chỉnh tỷ giá để phản ánh sự biến động của nền kinh tế.
- Gây áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế khi tỷ giá không thể điều chỉnh để thúc đẩy
xuất khẩu và giảm nhập khẩu, gây ra tình trạng nhập siêu. Điều này có thể dẫn đến
thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của quốc gia.
- Hạn chế khả năng của Chính phủ trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm
soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể gây ra sự không ổn định và rủi ro
cho nền kinh tế, khi Chính phủ chỉ có thể thực hiện mục tiêu duy trì tỷ giá hối đoái mà
không thể dùng chính sách tiền tệ để theo đuổi các mục tiêu của chính sách khác.
- Thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ
thường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm với việc
ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối giữ tỷ giá
ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoại hối dự trữ.
1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (Floating Exchage Rate).
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là chế độ mà tỷ giá hối đoái được tự do điều chỉnh về
trạng thái cân bằng mà không cần tới bất kì sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương

3
vào thị trường ngoại hối. Hay là một hệ thống tỷ giá mà giá trị đồng tiền của quốc gia
được xác định bởi cung và cầu trên thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Mỹ quyết định mua 1000 tấn cá của Việt Nam. Mỹ phải đổi một số lượng lớn
USD thành VND để trả tiền cho ngư dân Việt Nam. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu
VND trên thị trường. Từ đó thúc đẩy VND tăng giá và trở nên mạnh hơn.
1.2.2.1. Đặc trưng.
- Tỷ giá hối đoái có thể tự do biến đổi hàng ngày tùy thuộc vào sự biến động của thị
trường và các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, giúp phản ánh chính xác tình hình kinh
tế, thị trường của một quốc gia.
- Không có sự can thiệp của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương vào việc xác định
giá trị của đồng tiền.
- Là chế độ tỷ giá được ưa chuộng ở các nước công nghiệp lớn phương Tây, sau sự sụp
đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1973.
1.2.2.2. Ưu điểm.
- Bảo vệ quốc gia tốt hơn trước việc lạm phát và thất nghiệp của các nước khác, giúp
cho nền kinh tế được ổn định, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài.
- Xây dựng chính sách tiền tệ độc lập. Các quốc gia thực hiện tỷ giá thả nổi có thể tự
chủ hoàn toàn về chính sách tiền tệ, và có cơ chế tự điều tiết để cán cân thương mại
được cân bằng.
- Chế độ tỷ giá thả nổi giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân sách nhà nước do NHTW
không cần phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá.
- Tạo sự ổn định trong cán cân thanh toán. Nếu một quốc gia bị thâm hụt cán cân thanh
toán, thì tỷ giá hối đoái thả nổi có thể giúp tăng cạnh tranh cho xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán được cân bằng.
- Giữ lại quyền lợi in tiền. Do các ngân hàng trung ương không phải cam kết về một tỷ
giá hối đoái cụ thể nên họ có toàn quyền mở rộng hoặc thu hẹp nguồn cung tiền để
điều chỉnh các mục tiêu quan trọng như sản lượng, việc làm hoặc lạm phát,...
- Tỷ giá thả nổi giúp thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả hơn, khuyến khích đầu tư,
phân bổ nguồn lực hợp lý, từ đó giúp nâng cao hiệu quả của thị trường.
- Chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường
ngoại hối. Giúp chống lại các cú sốc kinh tế giá cả xuất phát từ bên ngoài một cách dễ
hơn, khó bị lây khủng hoảng tiền tệ, không cần nhiều dự trữ quốc tế.
1.2.2.3. Nhược điểm.
- Tạo ra tính bất định cao của tỷ giá hối đoái và điều này có thể gây khó khăn cho việc
hoạch định chính sách kinh tế của quốc gia và vấn đề tính toán của nhà đầu tư, tạo khó
khăn cho thương mại thế giới.

4
- Biến động mạnh của tỷ giá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tăng nguy
cơ lạm phát và bất ổn cho nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin của các
nhà đầu tư và người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Khi một quốc gia đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, việc sử
dụng tỷ giá thả nổi có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề hiện tại.
- Tỷ giá thả nổi tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ tiền tệ khi muốn thu được lợi cao. Mặc
dù đầu cơ mang tính đầu cơ có thể thu lợi nhuận cao và nhanh chóng nhưng nó có thể
dễ dàng gây thiệt hại cho các lĩnh vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế.
1.2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết (Managed Floating Exchange Rate)
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá kết hợp giữa chế độ tỷ giá cố
định và chế độ tỷ giá thả nổi. Tỷ giá này vừa biến động theo quan hệ cung cầu trên thị
trường, vừa có sự can thiệp của ngân hàng trung ương.
1.2.3.1. Đặc trưng.
- Biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷ giá của nhà nước nên được
đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng.
- Tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với các điều kiện thị trường. Vì dù có sự
can thiệp của ngân hàng trung ương nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá
cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm.
- Chính phủ có thể can thiệp vào để ngăn ngừa không cho tỷ giá vận động ra ngoài các
giới hạn quy định.
1.2.3.2. Ưu điểm.
- Cung cấp cho các quốc gia nhiều cách kiểm soát và điều chỉnh lỗi sai của thị trường
khi cần thiết.
- Chế độ này duy trì được sự ổn định của tỷ giá, giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh
nghiệp và nhà đầu tư. Qua đó, cũng góp phần ổn định nền kinh tế, thúc đẩy thương
mại và đầu tư quốc tế.
- Hạn chế được những ảnh hưởng do các cú sốc kinh tế từ thị trường tiền tệ và ngăn
chặn tốt các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.
- Chế độ tỷ giá thả nổi cho phép tỷ giá hối đoái điều chỉnh theo cung cầu trên thị
trường, giúp phản ánh đúng giá trị thực của đồng nội tệ và tạo điều kiện cho sự linh
hoạt trong hoạt động kinh doanh, đầu tư.
- Chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết giúp thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc
tăng cường xuất khẩu, tạo ra cơ hội cho việc mở rộng thị trường và thu hút đầu tư
nước ngoài.

5
1.2.3.3. Nhược điểm.
- Có thể khiến ngân hàng trung ương gặp khó khăn trong việc điều hành chính sách
tiền tệ để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng.
- Hiệu quả của chế độ này phụ thuộc vào năng lực và uy tín của ngân hàng trung ương
trong việc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Nếu NHTW không có đủ năng lực hoặc
uy tín, việc can thiệp có thể phản tác dụng và thậm chí có thể gây ra rủi ro cho nền
kinh tế.
- Sự biến động của tỷ giá có thể tạo ra sự không chắc chắn cho doanh nghiệp trong
việc lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư và sản xuất, gây khó khăn trong việc quản lý rủi
ro và dự báo tương lai.
- Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối một
cách không công khai để kiểm soát giá trị đồng tiền. Điều này làm cho cơ chế can
thiệp thị trường trở nên không minh bạch, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và tính công
bằng của thị trường.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
1.3.1. Tác động của tỷ giá tới lạm phát, lãi suất
Đơn vị tiền tệ bị mất giá dẫn đến lạm phát, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến quyết định
của các chính sách tiền tệ. Khi nội tệ trong nước tăng có thể sẽ phải thắt chặt các chính
sách tiền tệ từ đó vô tình làm cho nền kinh tế thu hút thêm dòng tiền ngoại tệ đổ vào
Việt Nam và tồn đọng nghiêm trọng tại các NHTM trong quá trình tìm kiếm khoản
đầu tư với lãi suất cao hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.2. Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại
Giá trị của đồng nội tệ giảm làm gia tăng hiện tình trạng xuất khẩu để cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. Đối lập với việc một đồng tiền có giá trị cao hơn có thể làm giảm
khả năng cạnh tranh trong xuất – nhập khẩu hàng kém giá hơn. Các cân thương mại
thể hiện rõ đến hoạt động xuất – nhập khẩu của một quốc gia, tình trạng này diễn ra có
thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng – thâm hụt các cân thương mại và hoạt động xuất
khẩu chịu nhiều rủi ro trước khi dòng tiền trở nên mất giá.
1.3.3. Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư
Một quốc gia có nền kinh tế - chính trị ít biến động sẽ thu hút nhiều dòng vốn nước
ngoài, ngoài ra đồng nội tệ ổn định sẽ có lợi trong việc thu hút dòng vốn từ các nhà
đầu tư nước ngoài vì các lỗ hỏng do tỷ giá biến động có thể ngăn cản các nhà đầu tư
nước ngoài. Vốn đầu tư có 2 hình thái:
* Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Nguồn vốn được góp trực tiếp vào các doanh
nghiệp, thị trường mới mở trong nước
* Đầu tư theo danh mục nước ngoài: Mua và bán giao dịch trên thị trường chứng
khoán của quốc gia

6
=> Dưới góc nhìn của các nhà kinh tế học, chính phủ các nước thường lựa chọn FDI
bởi tính thích nghi của nó trong các trường hợp xảy ra rủi ro hoặc khó khăn trong nền
tài chính.

7
Chương 2: CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ VÀ DIỄN BIẾN TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1999 ĐẾN NAY.
2.1. GIAI ĐOẠN 1999 - 2007
2.1.1. Giai đoạn 1999 - 2003
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á 1997 ảnh hưởng sâu sắc đến nền tài
chính toàn thế giới, nước ta gặp những bất lợi như bị ảnh hưởng bởi làn sóng phá giá
mạnh đồng nội tệ các nước trong khu vực, kinh tế phát triển chậm lại, thâm hụt thương
mại nên vì vậy những năm sau đó là những năm mà Việt Nam thực thi các quyết định
nhằm mục đích khắc phục hậu quả, khôi phục kinh tế.
Từ những năm 1999 đến 2003, xảy ra nhiều biến động trên thế giới. Cuộc khủng bố
ngày 11/9/2001 tại Mỹ đã đi vào lịch sử với những tổn thất to lớn cả về người và kinh
tế, nền kinh tế Mỹ suy giảm gây nên sự mất giá của đồng USD, việc Châu Âu thiết lập
đồng tiền nội tệ chung EURO hay sự tăng giá quá mức của giá dầu gây nên làn sóng
lạm phát ở các nước tác động đến việc nước ta xác định lựa chọn chính sách liên quan
tới chế độ tỷ giá.
Việc nhận thấy rằng chế độ tỷ giá neo cố định trước năm 1999 là không còn phù hợp
với tính chất thị trường ở giai đoạn này nên đã chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt với
thị trường là chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Ở chế độ này thì tỷ giá được định bởi thị
trường cung cầu ngoại tệ thay cho cách quản lý trước ngày NHNN tham gia vào bằng
cách điều chỉnh cung cầu thông qua mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. NHNN
thông báo tỷ giá giao dịch giữa đồng nội tệ VND với đồng ngoại tệ USD. Còn đồng
ngoại tệ khác do tổ chức kinh doanh ngoại tệ hợp pháp xác định.
Có thể thấy giai đoạn này thì chế độ nước ta gần như cố định không có sự can thiệp
đột xuất từ NHNN, tỷ giá được giữ ở mức khoảng 14.000 VND/USD tới 15.500
VND/USD (Biểu đồ 2.1), thị trường chứng khoán ở trong nước bắt đầu hoạt động tích
cực thu hút lượng lớn vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.

8
Biểu đồ 2.1. Tỷ giá chính thức của Việt Nam từ năm 1999 đến 2015
Đơn vị: VND/USD

(Nguồn: Các chỉ số tỷ giá trên Tradingview và báo cáo thường niên của NHNN
các năm 1999-2015)
2.1.2. Giai đoạn 2004 - 2007
Những dấu hiệu tích cực từ thị trường chứng khoán ở những năm 2004-2006 nên chế
độ tỷ giá ở nước ta là cơ chế cố định neo với biên độ hẹp. Nhưng đến cuối năm 2006,
thị trường kinh tế trên thế giới biến động kèm theo đó là những diễn biến tiêu cực
trong việc điều hành chế độ tỷ giá khiến cho thị trường ngoại hối và tiền tệ bị ảnh
hưởng. Việc thay đổi chế độ tỷ giá được đánh giá là một bước ngoặt lớn để phù hợp
với thị trường đang có nhiều diễn biến khó lường bằng cách nới lỏng quy định kiểm
soát.
*Năm 2004: Đây là năm lạm phát có sự chuyển biến tăng lên 9,5%, trước diễn biến
khó lường như vậy NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho lãi suất tăng
lên, đồng thời duy trì sự ổn định tỷ giá. Việc duy trì ổn định tỷ giá có lợi cho cả việc
xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và trên hết là kiềm chế lạm phát. Đối với
Việt Nam giai đoạn này có nhiều mặt hàng xuất khẩu nhưng lại dựa chủ yếu vào
nguyên liệu nhập khẩu, việc thực hiện chính sách thay đổi để khuyến khích xuất khẩu
thôi thì ko có lợi cho nhập khẩu và ngược lại, do vậy nên chính sách tỷ giá ổn định sẽ
phù hợp vào lúc này.
*Năm 2005: Tỷ giá giữa VND tăng so với USD và giảm so với các loại ngoại tệ mạnh
khác. Năm này còn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực ngoại hối thị

9
trường Việt Nam là sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11
nhằm phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bảng 2.1. Diễn biến tỷ giá giữa VND và các loại ngoại tệ mạnh năm 2005
Đơn vị: VND/Ngoại tệ
Tên ngoại tệ Ngày 5/1/2005 Ngày 21/12/2005 Mức độ thay đổi %

EUR 21107,14 18988 89,96%


GBP 30076,65 28101 93,43
JPY 152,47 136,42 89,47
USD 15793 15909 100,73
(Nguồn: Báo cáo của Vietcombank năm 2005)
*Năm 2006 – 2007: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới WTO thực hiện việc mở cửa nền kinh tế trong tiến trình hội nhập và phát triển
kinh tế nước ta từ đó bùng nổ luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ
vào Việt Nam tăng mạnh, nợ nước ngoài tăng… để giữ ổn định tỷ giá, NHNN đã tăng
lượng cung tiền vào thị trường ngoại hối tuy nhiên tình trạng lạm phát và nhập siêu trở
nên trầm trọng.
Còn có sự kiện khủng hoảng bùng nổ ở Mỹ lây lan ra các nước phát triển, khủng
hoảng nợ công liên tiếp ở Châu Âu những cú sốc liên tục xảy đến làm cho nền kinh tế
tài chính chuyển biến rõ rệt. Kinh tế toàn cầu có dấu hiệu suy giảm.
Trong bối cảnh ở giai đoạn này gây sức ép không nhỏ đối với điều hành tỷ giá. NHNN
đã thực hiện những chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt đảm bảo ổn định tiền tệ
nhằm kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nước ta liên tiếp phải nhờ công cụ đó
là điều chỉnh biên độ với tần suất cao nhằm để giữ ổn định mức tỷ giá nhằm mục tiêu
lớn nhất là kiểm soát lạm phát. Tỷ giá được điều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD
vào năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007.
2.2. GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
2.2.1 Giai đoạn 2008 – 2011
* Năm 2008: Tỷ giá Việt Nam dưới tác động của cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho tỷ giá Việt Nam lên xuống một
cách bất thường, 2008 - được xem là năm có tỷ giá khó đoán nhất trong lịch sử. Cụ thể
như sau, 1 năm qua NHNN đã phải nới rộng biên độ tỷ giá 3 lần từ +-1% lên đến 2 rồi
+-3%. Lý giải hành động đấy là do nhu cầu USD tăng mạnh, người dân ồ ạt đổi từ
VND sang USD vì lo sợ đồng nội tệ sẽ mất giá khiến cho cung cầu trên thị trường đều
vượt qua mức “Giá trần”, từ đó NHNN phải nới rộng biên độ để đáp ứng tín hiệu này.
Bởi thế, chỉ 6 tháng đầu năm, tỷ giá VND/USD có sự lên xuống một cách đột ngột, có
lúc giảm 5% (từ 16.000 VND/USD xuống 15,400 VND/USD) sau đó tăng vọt đến
10
28,57% (19,000 VND/USD -19,800 VND/USD ). Việc nới rộng biên độ tỷ giá đã
mang lại những kết quả đáng mừng cho thị trường Việt Nam, nổi bật trong ngành xuất
khẩu vào giai đoạn cuối năm đã đạt mức tăng trưởng cao (tăng 29,5 % so với 2007),
cải thiện cán cân thương mại về mức ổn định. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đem lại
những bất lợi cho NHNN, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá liên tục, dẫn đến người dân
mất niềm tin vào chính sách tỷ giá : Thay vì kéo cung cầu USD lại thì NHNN lại nới
biên độ theo tín hiệu thị trường, điều này đã làm lu mờ đi vai trò “Điều tiết thị trường”
của NHNN.
* Năm 2009: Tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những tháng cuối 2008, trong những tháng
đầu 2009 tỷ giá lại được NHNN nới rộng lên +- 5% với mục đích để kích thích tình
trạng xuất khẩu. Tuy nhiên lại đưa tỷ giá vượt ngưỡng 18,000 VND/USD. Cuối năm,
tình hình tỷ giá lại tiếp tục bất ổn khi đẩy lên 20,000 VND/USD do thâm hụt cán cân
thương mại ngày càng tăng và dự trữ ngoại hối suy giảm, mà đặc biệt là dưới tác động
của cơn sốt giá vàng. Để khắc phục tình trạng này, NHNN đã đề ra một loạt các biện
pháp nhằm thực hiện việc bình ổn tỷ giá như nâng lãi suất VND, thu hẹp biên độ tỷ giá
về mức +-3% yêu cầu các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
* Năm 2010-2011: Diễn biến tiếp tục phức tạp trong thời điểm cuối năm 2010, mặc dù
tỷ giá vẫn tăng ở mức cao vào tháng 8 (20,693 VND/USD ), NHNN đã đề xuất hàng
loạt biện pháp như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay
ngoại tệ vì các lý do như sau: Nhập siêu vẫn ở mức cao (do giá nhập khẩu tăng, DN
đẩy mạnh nhập máy móc, nguyên liệu để đẩy mạnh sản xuất), tín dụng ngoại tệ tăng
mạnh vì tâm lý lo ngại lãi suất tiền đồng tăng khiến cầu ngoại tệ cũng tăng,.. Để đảm
bảo cung cấp nguồn ngoại tệ cho vay và bình ổn lại tỷ giá. Nhờ hàng loạt nỗ lực của
NHNN 2011 được đánh giá là năm có mức tỷ giá ổn định, đưa biên độ tỷ giá về mức
+-1%, dập tắt suy nghĩ tỷ giá tăng khi Thống đốc NHNN đề ra quyết định, chỉ điều
chỉnh VND/USD ở mức biên độ không quá 1%. NHNN đã mua lại được lượng ngoại
tệ lớn và gia tăng dự trữ ngoại hối (từ tháng 4 đến 7 đã mua lại gần 7 tỷ USD).
Có thể nói, khép lại chính sách tỷ giá 2011 cũng cho chúng ta thấy được, ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang dần được
ổn định và hướng đến những chính sách mới, phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Giai đoạn 2012 - 2014.
Đây là giai đoạn tỷ giá Việt Nam được duy trì ở mức ổn định.

11
Hình 2.2 Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: VND/USD

(Nguồn: Internet)
*Năm 2012 – 2013: Với cùng mục tiêu ổn định tỷ giá biên độ tăng không quá 2-
3%/năm. Để làm được điều đó trong 2012 NHNN đã thu hẹp nguồn cung ngoại tệ
bằng cách: hạn chế các đối tượng cho vay ngoại tệ. Đến cuối năm, thì giá mua vào
USD tại NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011, chênh lệch tỷ giá chính
thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp. Các tổ chức kinh tế và cá nhân đẩy
mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM, tạo điều kiện để NHNN mua một lượng lớn ngoại
tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và mức tỷ giá tiếp tục được duy trì ở mức 20,828
VND/USD. Tiếp đó, trong thời điểm đầu năm 2013, áp lực tỷ giá tăng nhẹ dẫn đến cầu
ngoại tệ tăng, NHNN đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức
21.036 VND/USD. Sau đó nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt và được kiểm
soát. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức
21.140 VND/USD.
*Năm 2014: Khi mà cầu tín dụng ngoại tệ tăng, giá mua bán USD ở mức cao dẫn đến
chi phí vay, sử dụng ngoại tệ tăng cao. Để hỗ trợ DN, NHNN đã tăng tỷ giá lên 1%
vào tháng 6 lên 21.246 VND/USD. Nhờ đó thị trường được ổn định và tháo gỡ khó
khăn cho xuất khẩu. NHNN đã tạo ra được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bằng
chứng là chỉ số lạm phát trong năm 2014 rất thấp (khoảng 3,95%) mức thấp nhất trong
15 năm trở lại đây.
*Năm 2015: Sóng gió lại xuất hiện khi bước sang năm 2015, ảnh hưởng từ các nước
xung quanh. Trước hết phải kể đến chính sách nới lỏng tiền tệ của khu vực Eurozone
đã làm EUR giảm giá liên tục so với USD, khiến đồng VND cao giá hơn các nước
khác ảnh hưởng đến sức cạnh tranh thương mại của hàng hóa xuất khẩu. Tiếp theo là
việc Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung quốc đột ngột phá giá Nhân dân tệ (NDT)
12
kéo theo hàng loạt tiền tệ của các quốc gia trong khu vực giảm giá để tránh bị thiệt hại
trong thương mại quốc tế. Cuối cùng là việc FED của Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi
suất. Trước những tác động từ CSTT của các nước trên TG, NHNN đã phải 1 lần nữa
nới rộng biên độ tỷ giá từ +-1% lên đến +-3%. Điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng 3 lần trong 1 năm (Trong vòng 7 tháng hơn - 07/01 đến 19/08, Tỷ giá
VND/USD tăng từ 21,458 lên 21,890 VND/USD, sau 3 lần điều chỉnh). Mục đích để
NHNN có thể nắm thế chủ động, dẫn dắt thị trường bảo vệ nền kinh tế trước các cú
sốc bên ngoài đẩy lùi tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ.
2.3. GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY.
Trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá dao động điều chỉnh
cùng với đó NHNN vẫn tiếp tục can thiệp, thực hiện các biện pháp như mua bán ngoại
hối, điều chỉnh lãi suất và các biện pháp khác nhằm ổn định tỷ giá và hạn chế các tác
động đột ngột của thị trường ngoại hối.
* Năm 2016: Diễn biến chính trị và kinh tế toàn cầu ngày càng căng thẳng bởi Anh bất
ngờ bỏ phiếu rời EU, ông Matteo Renzi tuyên bố từ chức Thủ tướng Ý sau cuộc trưng
cầu dân ý thất bại và ông Donald Trump thành công tranh cử lên chức Tổng thống Mỹ
cũng như kỳ vọng phần lớn về việc Fed Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất đã làm cho USD tăng
giá trị. Trước nhiều biến động của tỷ giá thế giới, thị trường ngoại tệ tại Việt Nam lại
“ổn định” bởi chính sách đồng bộ hoá tỷ giá và điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà
nước. Tổng thể đến cuối năm, tỷ giá chỉ tăng trên 1%, thấp hơn mức mất giá của nhiều
đồng tiền trong khu vực.
*Năm 2017: Tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định; tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm tại Việt Nam
ước tính tăng từ 1,5-1,7%; mặc dù đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế, Fed tăng
lãi suất nhiều lần do chính sách chống thâm hụt thương mại của Tổng thống Donald
Trump kèm theo đó Mỹ và Trung Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp bảo vệ thương
mại gây ra căng thẳng trong thị trường toàn cầu cũng như tăng nguy cơ về chiến tranh
thương mại.
* Năm 2018: Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tại Trung Đông làm giá dầu thô tăng
mạnh vào đầu năm 2018 và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tạo áp lực mất giá lớn.
Ở những tháng đầu năm, tỷ giá ổn định do việc mua lượng lớn ngoại tệ từ NHTM của
NHNN. Trong những tháng biến động mạnh nhất trong năm (6-8/2018), bên cạnh áp
lực từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Fed tiếp tục tăng lãi suất 4 lần trong năm
làm cho thị trường chứng khoán của Trung Quốc cũng như toàn cầu suy giảm mạnh,
nhà đầu tư bán tháo NDT. Hệ quả đến những tháng cuối năm, NDT giảm giá mạnh
nhất so với USD, trong khi đó cầu USD tăng dẫn đến cầu ngoại tệ Việt Nam tăng đột
biến.

13
*Năm 2019: Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc giúp một số loại hàng
hóa Việt Nam trở thành các sản phẩm thay thế nhập khẩu vào Mỹ làm tăng trưởng
xuất khẩu duy trì ổn định cho nguồn cung ngoại tệ trong bối cảnh phức tạp. NHNN
mua vào 8,35 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong vòng 4 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối
tính đến cuối tháng 5 ước tính đạt khoảng 63.5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay
làm tăng khả năng can thiệp của NHNN khi cần thiết. Nhìn chung diễn biến tỷ giá
tương đối ổn định.
* Năm 2020 - nay: Trong bối cảnh nền kinh tế có nguy cơ suy giảm tăng trưởng do
ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 đang diễn ra trên toàn cầu, NHNN Việt Nam đã
có động thái giảm mạnh các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế. Diễn biến
lạm phát của Việt Nam tiếp tục tăng cao vào năm 2020, tạo áp lực giảm giá VNĐ,
cung cầu USD không còn được thuận lợi do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu.
Năm 2021, dù dịch bệnh khó khăn, hầu hết các đồng tiền trên thế giới và khu vực đều
mất giá thì VNĐ vẫn là một trong số ít đồng tiền lên giá so với đồng tiền có giá trị
tham chiếu là USD và Giá USD mua vào và bán ra giảm mạnh. Năm 2022-2023, để bù
đắp thâm hụt ngân sách Mỹ, FED tiếp tục tăng lãi suất nhiều lần và đồng USD tăng giá
mạnh. Để duy trì sự ổn định trước sức ép liên tục gia tăng, NHNN đã bán ra lượng lớn
ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối.

14
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP.
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Các chế độ tỷ giá được đặt dưới sự quản lý điều tiết của Nhà nước cùng với cơ chế
điều hành tỷ giá ngày càng phát huy hiệu quả. Khi NHNN công bố các quyết định về
tỷ giá, ta dễ dàng nhận thấy cơ chế tỷ giá có những ưu điểm như: Hằng ngày NHNN
đều công bố mỗi mức tỷ giá khác nhau, nhằm phản ánh tỷ giá một cách khách quan
phản ánh đúng về cung cầu ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Những tỷ giá mà NHNN
công bố luôn có sự chênh lệch nhỏ so với giá của thị trường tự do. Bên cạnh đó, bản
chất của tỷ giá nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu ngoại tệ tránh những cơn sốt ngoại
tệ có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp.
Cho thấy, NHNN đã đưa ra nhiều đổi mới trong quyết định điều chỉnh tỷ giá linh hoạt,
có thể hạn chế được sự biến động bất ngờ và khó lường của thị trường tiền tệ, dòng
tiền vào – ra và kìm hãm được tốc độ lạm phát diễn ra ở Việt Nam. Điều đó,Phù hợp
với tình hình thị trường quốc tế cũng như các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực tỷ giá
hối đoái trong quá trình hội nhập.
* Đánh giá về mặt tính hiệu quả như sau:
 1999 - 2011
- NHNN đã đưa ra nhiều đổi mới trong quyết định điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, có thể
hạn chế được sự biến động bất ngờ và khó lường của thị trường tiền tệ, dòng tiền vào –
ra và kìm hãm được tốc độ lạm phát diễn ra ở Việt Nam.
- Phù hợp với tình hình thị trường quốc tế cũng như các khía cạnh liên quan đến lĩnh
vực tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập.
- Hoạt động xuất – nhập khẩu, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng phát
triển và có nhiều bước tiến.
- Tỷ lệ nợ ngoài nước có khả năng hoàn trả được.
 2011 - 2021
- Các chính sách điều chỉnh tỷ giá có chuyển biến tích cực, thiên về quản lý tỷ giá hối
đoái danh nghĩa, chưa chi tiết cụ thể về tỷ giá hối đoái thực và đào sâu về mức độ tác
động đến lạm phát trong nước.
- Chính sách nới lỏng biên độ hiện nay đang phù hợp với nền kinh tế nước này tuy
nhiên mức độ nới lỏng còn chật hẹp và diễn ra tương đối chậm
- Để kiểm soát hạn chế từ lạm phát và rủi ro về tỷ giá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Nhà nước cần cân nhắc và cân đối hài hòa giữa các yếu tố khách quan và chủ quan có
mức độ ảnh hưởng đến tỷ giá.

15
3.2. GIẢI PHÁP
3.2.1 Nhà nước phải có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh
Đây là một trong những giải pháp quan trọng và rất cần được quan tâm. Trước đây, ở
chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái là do NHNN quy định. Chính vì vậy mà
nó tác động đến cung cầu nội tệ hơn là cung cầu ngoại tệ. Tỷ giá này không phản ánh
được cung cầu ngoại tệ thực tế trên thị trường. Có những lúc ngoại tệ của ta rất mỏng
nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, theo cơ chế điều
hành tỷ giá mới thì tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi khi có bất kỳ sự thay đổi nào của cung
và cầu ngoại tệ. Để ổn định tỷ giá thì ngân hàng nhà nước phải can thiệp bằng các
công cụ của mình. Nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, ngân hàng nhà nước phải
dùng VND để mua lượng ngoại tệ dư đó nhằm cân bằng cung cầu ngoại tệ. Trong
trường hợp ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ. Lúc này, ngân hàng nhà
nước cần tung ngoại tệ ra để bán. Dự trữ ngoại tệ đủ mạnh còn để sẵn sàng đối phó với
hiện tượng đầu cơ trên thị trường. Nếu dự trữ ngoại tệ của ngân hàng nhà nước không
đủ mạnh để can thiệp, thì có thể dẫn đến việc thả nổi đồng tiền nước mình.
3.2.2 Không lạm dụng phá giá đồng nội tệ
Phá giá mạnh sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của sản xuất trong nước, nhất là
đối với những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phá giá mạnh sẽ khiến
chi phí sản xuất tăng. Phá giá mạnh cũng gây ra rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các
doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần nước ngoài của chính phủ cũng
tăng lên.
Đa số hàng nhập khẩu đều là các nguyên vật liệu mà trong nước khó có thể thay thế,
nên kỳ vọng nhập khẩu giảm do “giá nhập khẩu tăng” sẽ không xảy ra được như mong
đợi. Bên cạnh đó, tỷ giá sẽ tăng làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ
xảy ra tình trạng chuyển đổi VND sang USD, vàng và các ngoại tệ mạnh khác, làm
trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng.
Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để ủng hộ quan điểm không phá giá
mạnh đồng nội tệ.
3.2.3 Đa dạng hóa rổ ngoại tệ
NHNN nên bổ sung tỷ giá giữa VND với các đồng ngoại tệ mạnh ( như JPY, GBP,
EUR..) dưới dạng tỷ giá tham khảo. Việc này sẽ giúp VND giảm bớt sự phụ vào USD
để tránh khủng hoảng kinh tế tương tự như 2007- 2008.
Mặt khác, NHNN nên tiếp tục thả nổi hoàn toàn tỷ giá của đồng nội tệ so với các ngoại
tệ khác, chỉ quản lý tỷ giá USD/VND. Cơ chế này cũng khuyến khích việc sử dụng các
ngoại tệ mạnh khác trong thanh toán quốc tế và cất trữ, giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn
vào đồng USD. Đồng thời, NHNN nên khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu chọn
đồng ngoại tệ thanh toán nào có tỷ giá VND so với đồng ngoại tệ đó giảm và ngược lại

16
đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể nói, biện pháp này giúp đánh giá sự biến động
của giá trị đồng VND một cách khách quan và chính xác hơn, góp phần hạn chế tâm lý
sùng bái đồng USD trong nền kinh tế, làm đa dạng hóa quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia và
hạ thấp rủi ro tỷ giá cũng như chi phí quản trị rủi ro do việc phân tán rủi ro trong kinh
doanh tiền tệ của doanh nghiệp và các NHTM.
3.2.4 Sử dụng hệ thống lãi suất
Chú trọng sử dụng hệ thống lãi suất của ngân hàng trung ương như một công cụ điều
chỉnh tỷ giá bên cạnh việc mua bán thông qua dự trữ ngoại hối của ngân hàng nhà
nước. Để làm được điều này, lãi suất của ngân hàng trung ương phải phản ánh đầy đủ
sự lên xuống của cung tiền trong nước. Ngược lại, việc tăng hay giảm cung tiền phụ
thuộc vào dự báo lạm phát. Ngân hàng Nhà nước chỉ mua và bán tiền tệ khi cung và
cầu không cân bằng ở tỷ giá cân bằng trung tâm.

17
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên ta có thể thấy tỷ giá hối đoái là một vấn đề rất lớn và rất nhạy
cảm. Hiện nay, chính sách tỷ giá hối đoái như một công cụ sinh lời để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn là sự phù hợp lâu dài cho kinh tế của
các nước khác. Tỷ giá hối đoái có vai trò hết sức quan trọng trong giao dịch thanh toán
quốc tế. Nó tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái và cán bộ nên việc lựa chọn và thực
hiện chính sách tỷ giá hối đoái phải đảm bảo tính khách quan và khoa học. Chính sách
hối đoái góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam đã có
những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái trong thời
gian qua và đã có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh
tế. Chúng ta đã có thành công bước đầu trong việc xây dựng tỷ giá hối đoái linh hoạt,
hợp lý. Tuy nhiên, trong cơ chế hối đoái hiện nay của nước ta vẫn còn những bất cập
cần khắc phục. Điều này đã hạn chế vai trò của thị trường trong việc thiết lập tỷ giá
hối đoái. Điều này cũng đề cập đến các giải pháp để Việt Nam hiện nay thực hiện
thành công tự do hóa tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, để thành công, Việt Nam vẫn cần phải
làm nhiều hơn nữa để thiết lập thị trường ngoại hối và xây dựng các công cụ quản lý
gián tiếp.

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An ninh tiền tệ (Năm 2015), Nhìn lại chặng đường tỷ giá VND/USD từ năm 2008
đến nay, <mailto:http://antt.vn/nhin-lai-buc-tranh-ty-gia-vndusd-tu-nam-2008-den-
nay-9102.htm> , [ Ngày 27/02/2024].
2. Báo Dân Trí (Năm 2016), Diễn biến tỷ giá 2016 dưới góc nhìn của Vụ trưởng
Chính sách tiền tệ , <mailto:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dien-bien-ty-gia-2016-
duoi-goc-nhin-cua-vu-truong-chinh-sach-tien-te-20160222153309723.htm>, [Ngày
27/02/2024].
3. Báo cáo Chuyên đề: Bức tranh tỷ giá hối đoái trong năm 2019,
<mailto:https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_BC_Chuyende_Buctranhtygi
a_062019_VN%20(2).pdf>, [Ngày 27/02/2024]
4. Báo cáo phân tích xu hướng biến động của tỷ giá VND/USD đến hết năm 2020,
<mailto:https://mbs.com.vn/media/3g2jkut4/b-c3-a1o-c-c3-a1o-chuy-c3-aan-c4-91-
e1-bb-81-t-e1-bb-b7-gi-c3-a1-vnd-usd-2020-final.pdf>, [Ngày 27/02/2024]
5. Dũng Phạm (Năm 2022), Thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam trong những năm
gần đây, <mailto:https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-
dan/li-thuyet-tai-chinh-tien-te/thuc-trang-ty-gia-2020-2021/35504819>, [Ngày
26/02/2024]
6. Hòa Ninh (09/06/2021), Tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?
<mailto:https://vnrebates.info/ty-gia-tha-noi-floating-exchange-rate-la-gi-so-sanh-ty-
gia-tha-noi-voi-ty-gia-co-dinh.html>, [ Ngày 25/02/2024]
7. Hưng Thái (2012), Tác động của chính sách lạm phát đến tỷ giá Việt Nam,
<mailto:https://www.academia.edu/3451893/T%C3%81C_%C4%90%E1%BB%98
NG_C%E1%BB%A6A_CH%C3%8DNH_S%C3%81CH_T%E1%BB%B6_GI%C3
%81_%C4%90%E1%BA%BEN_L%E1%BA%A0M_PH%C3%81T_%E1%BB%9
E_VI%E1%BB%86T_NAM> , [ Ngày 26/02/2024]
8. Lê Thị Kim Anh, Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế,
<mailto:https://www.academia.edu/5295623/TAC_DONG_CUA_TY_GIA_DEN_N
EN_KINH_TE_VIET_NAM>. [ Ngày 26/02/2024]
9. Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh (Năm 2022), Phân loại tỷ giá hối đoái? Vai trò
của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?, <mailto:https://luatminhkhue.vn/phan-loai-
ty-gia-hoi-doai-vai-tro-cua-ty-gia-hoi-doai-doi-voi-nen-kinh-te.aspx#3-cac-loai-che-
do-t-gia-hoi-doai>, [ Ngày 25/02/2024]
10. Lựa chọn một chế độ tỷ giá, <mailto:https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP8-
512-L16V-Lua%20chon%20mot%20che%20do%20ty%20gia--James%20Riedel-
2015-11-14-14441567.pdf>, [ Ngày 25/02/2024].
11. Tạp chí điện tử (Năm 2024), Tỷ giá VND/USD cao nhất lịch sử,
<mailto:https://vneconomy.vn/ty-gia-usdvnd-cao-nhat-trong-lich-su.htm> , [ Ngày
28/02/2024].
12. Tạp chí Ngân hàng (Năm 2019), Thị trường tiền tệ, tín dụng Việt Nam năm 2018
- triển vọng và thách thức năm 2019, <mailto:https://tapchinganhang.gov.vn/thi-
truong-tien-te-tin-dung-viet-nam-nam-2018-trien-vong-va-thach-thuc-nam-
2019.htm>, [Ngày 28/02/2024].
13. Tạp chí Tài Chính (Năm 2018), Thị trường ngoại hối Việt Nam năm 2017: Lặng
sóng, <mailto:https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-ngoai-hoi-viet-nam-nam-2017-
lang-song.html>, [Ngày 28/02/2024]
14. Thanh Hoa (29/09/2019), Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là gì?,
<mailto:https://vietnambiz.vn/che-do-ti-gia-tha-noi-co-quan-li-a-managed-floating-
exchange-rate-la-gi-20190929165905727.htm>, [ Ngày 26/02/2024].
15. Ths. Vũ Xuân Thanh (Năm 2017), Những kết quả về điều hành tỷ giá giai đoạn
2011 - 2015 , <mailto:https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-ket-qua-ve-dieu-hanh-
ty-gia-giai-doan-2011-2015.htm>, [ Ngày 27/02/2024]
16. Trương Thị Minh Ngọc và Linh Dang ( 18/11/2023), Tỷ giá hối đoái thả nổi và
ưu điểm khi thực hiện cơ chế này, <mailto:https://thebank.vn/blog/14559-ty-gia-hoi-
doai-tha-noi-va-uu-diem-khi-thuc-hien-co-che-nay.html>, [ Ngày 26/02/2024].
17. Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội (Năm 2014), Báo cáo kinh tế vi mô 2014,
<mailto:https://static1.vietstock.vn/vietstock/2014/Bao%20cao%20Kinh%20te%20v
i%20mo%202014.pdf>, [ Ngày 27/02/2024]
18. Viện chiến lược và chính sách (Năm 2016), Thị trường tài chính - tiền tệ Việt
Nam năm 2015, dự báo năm 2016,
<mailto:https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOF155958> , [ Ngày 28/02/2024]

You might also like