You are on page 1of 1

Để đạt được một phục hồi chức năng, thẩm mỹ, nhất là đối với các phục hồi

đơn
lẻ (trám răng, mão, răng chốt...) hoặc từng phần (hàm giả từng phần tháo lắp hoặc cầu),
một trong những đòi hỏi quyết định nhất là khôi phục quan hệ răng-răng (khớp cắn)
đúng như người bệnh đang có. Điều này giúp tránh cho người bệnh những cản trở cắn
khớp do phục hồi tạo ra.
Như đã biết, cản trở cắn khớp gây đau hoặc lung lay răng; trong trường hợp người
bệnh "thích ứng" được, cản trở cắn khớp gây dịch chuyển răng ngoài ý muốn và có thể
đưa đến những rối loạn sau này. Cần chú ý là không phải phục hồi cao mới gây cản trở
cắn khớp, mà những phục hồi được làm theo kiểu "trừ hao" (không có tiếp xúc với răng
đối dện), ngoài "hiệu quả" không chức năng cũng gây xáo trộn do các răng có xu hướng
tìm đến tiếp xúc với nhau. Vì vậy, phục hồi cần đạt được tiếp xúc đúng.

Hỏi: Tiếp xúc răng - răng như thế nào là đúng?


Trả lời: Trên bộ răng, có các loại tiếp xúc giữa thành phần chịu với răng đối diện ở lồng
múi tối đa như sau:
● Liên hệ múi chịu – gờ bên: Gờ múi của múi chịu đặt vào khoang mặt bên của
hai gờ bên răng đối diện.
● Liên hệ múi chịu – trũng giữa: Múi chịu đặt vào trũng giữa răng đối diện, tạo
thành ba điểm:
Ở múi: trên gờ tam giác của múi, và trên các gờ múi gần và xa.
Ở trũng: trên ba sườn nghiêng tạo nên trũng.
- Liên hệ múi chịu - trũng tam giác: Múi chịu đặt và trũng tam giác, tạo
thành hai hoặc ba điểm.
● Liên hệ rìa cắn răng trước dưới - mặt trong răng trước trên.
Trong cả ba loại tiếp xúc trên, mỗi múi có từ hai đến ba điểm tiếp xúc với răng đối diện.
Riêng vùng răng trước, thường chỉ có tiếp xúc nhẹ ở lồng múi tối đa.

Hỏi: Sự tiếp xúc của một múi như vậy có tác dụng gì?
Trả lời: Tiếp xúc như vậy làm khớp cắn được ổn định (các múi không bị dịch chuyển),
và điều này cần được tái lập trên phục hồi.

Hỏi: Vậy phục hồi “dưới hai màu áo” là thế nào?
Trả lời: Rất đơn giản: đó là xác định tiếp xúc trước khi trám hoặc gắn (lắp) phục hình
bằng một màu giấy cắn, sau khi trám hoặc gắn (lắp) phục hình, thử lại bằng một màu giấy
cắn khác. Đối với phục hình, có thể lặp lại nhiều lần quá trình này trong khi thử trước khi
gắn (phục hình cố định) hoặc giao phục hình tháo lắp.

Hỏi: Cần xác định tiếp xúc ở những tư thế nào?


Trả lời: Trước hết và quan trọng nhất là ở lồng múi tối đa. Cũng cần kiểm tra sau cùng ở
các tư thế tiếp xúc khác: sang bên, ra trước, lui sau.

Xin đón xem album minh họa thực hành trong mục “kỹ năng và kỹ thuật”, tiểu mục “nha
khoa phục hồi”của website trong vài ngày tới.

You might also like