You are on page 1of 4

BÀI TẬP LỚN MÔN ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

SỐ 2

Họ và tên ....................................................MSSV ......................Lớp .........................


Câu 1. Cho ánh xạ tuyến tính f (x, y) = (x + 2y; 2x + 4y).
a. Chứng minh rằng f là phép biến đổi tuyến tính
b. Viết ma trận của f trong cặp cơ sở chính tắc của R2 .
c. Xác định không gian nhân kerf và không gian ảnh Imf . Ánh xạ f là đơn ánh? Toàn
ánh? Song ánh?
d. Tìm ảnh của vector (1; 3) qua ánh xạ f .
e. Xác định tạo ảnh của vector (5; 10).
f. Viết ma trận của f trong cơ sở A = {a1 = (1; 1); a2 = (1; 0)}.
Câu 2. Cho ánh xạ tuyến tính f (x, y, z) = (x − y − z; x + y − z; x − z).
a. Viết ma trận của f trong cặp cơ sở chính tắc của R3 .
b. Xác định không gian nhân kerf và không gian ảnh Imf . Ánh xạ f là đơn ánh? Toàn
ánh? Song ánh?
c. Tìm ảnh của vector (1; 3; 2) qua ánh xạ f .
d. Xác định tạo ảnh của vector (−2; 0; −1).
e. Viết ma trận của f trong cơ sở A = {a1 = (1; 1; 0); a2 = (1; 0; 0); a3 = (1; 0; 1)}.
Câu 3. Trên R2 cho phép biến đổi tuyến tính f (x, y) = (2x + y; 4x + 5y).
a. Viết ma trận biểu diễn của f trong cơ sở chính tắc của R2 .
b. Tìm giá trị riêng, vector riêng của f .
c. Tồn tại hay không một cơ sở của R2 gồm các vector riêng của f . Nếu có, hãy viết ma trận
của f trong cơ sở này.
Câu 4. Trên R3 cho phép biến đổi tuyến tính f (x, y) = (y + z; x + z; x + y).
a. Viết ma trận biểu diễn của f trong cơ sở chính tắc của R3 .
b. Tìm giá trị riêng, vector riêng của f .
c. Vector w = (10; 10; 10) có là vector riêng của f ?
d. Tồn tại hay không một cơ sở của R3 gồm các vector riêng của f . Nếu có, hãy viết ma trận
của f trong cơ sở này.
Câu 5. Chéo hóa! ma trận
3 −1
a.
−1 3
 
2 −2 0
b −2 1 −2
 
0 −2 0
!
2 0
Câu 6. Cho ma trận của phép biến đổi tuyến tính f trong cơ sở A = {(2; 1); (1; 1)} là .
−1 3
a. Tìm giá trị riêng, vector riêng của f .
b. Viết ma trận của f trong cơ sở chính tắc của R2 .
Câu 7. Trên R2 cho phép biến đổi tuyến tính f (1; 2) = (7; 10); f (−2; 1) = (1; 10).
a. Viết ma trận của f trong cơ sở chính tắc của R2 .
b. Xác định ảnh của vector X = (−4; 7).
c. Xác định giá trị riêng và vector riêng của f .
Trần Thị Liễu-Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
1
d. Viết ma trận của f trong cơ sở gồm các vector riêng.
e. Xác định ma trận của f 10 .
Câu 8. Trên R3 cho phép biến đổi tuyến tính f (1; 0; 0) = (3; 1; 3); f (1; 1; 0) = (1; 1; −2); f (1; 1; 1) =
(1; 1; 2).
a. Viết ma trận A của f trong cơ sở chính tắc của R3 .
b. Xác định giá trị riêng và vector riêng của f .
c. Viết ma trận của f trong cơ sở gồm các vector riêng.
−1
d. Xác định ma trận T  sao cho A = T LT trong đó L là ma trận đường chéo.
2 1 0
Câu 9. Cho ma trận A = 1 2 0.
 
0 0 4
a. Xác định giá trị riêng, vector riêng của ma trận A.
b. Xác định giá trị riêng, vector riêng của ma trận A2 và 3A.
c. Xác định giá trị riêng, vector riêng của ma trận B = A2 − 3A.
Câu 10.Cho biết u = (1; 1; 0) và w = (2; 1; 1) là hai vector riêng của f tương ứng với giá trị
riêng λ = 3. Vector nào sau đây chắc chắn là vector riêng của f ?
a. a = (4; 1; 3) b. b = (3; 0; 1) c. c = (1; 0; −1)
d. d = (1; −2; 1)

Câu 11. Trên R2 cho phép biến đổi tuyến tính f (x; y) = (x − y; x + 8y) và không gian A =
{(x; y) ∈ R2 : x + y = 0} và B = {(x; y) ∈ R2 : x − y = 0} .
a. Hãy xác định không gian f (A).
b. Hãy xác định không gian f −1 (B).
Câu 12. Trên R2 cho quy tắc < (x1 ; x2 ); (y1 ; y2 ) >= 2x1 y1 + x1 y2 + x2 y1 + 2x2 y2 và các vector
X = (1; 2); Y = (−5; 4).
a. CMR quy tắc đã cho là một tích vô hướng trên R2 .
b. Tính độ dài vector X và Y và góc giữa chúng theo tích vô hướng thông thường trên R2 .
c. Tính độ dài vector X và Y và góc giữa chúng theo tích vô hướng đã cho trên R2 .
Câu 13. Trên R3 cho quy tắc < (x1 ; x2 ; x3 ); (y1 ; y2 ; y3 ) >= x1 y1 + +2x2 y2 + x3 y3 − x1 y2 − x2 y1 và

các vector X = (1; 1; 3); Y = (0; 0; 1).
a. CMR quy tắc đã cho là một tích vô hướng trên R3 .
b. Tính độ dài vector X và Y và góc giữa chúng theo tích vô hướng thông thường trên R3 .
c. Tính độ dài vector X và Y và góc giữa chúng theo tích vô hướng đã cho trên R3 .
Câu 14. Trên R3 cho quy tắc < (x1 ; x2 ; x3 ); (y1 ; y2 ; y3 ) >= x1 y1 + +2x2 y2 + x3 y3 − x2 y3 − x3 y2 và
vector X = (1; 1; 3).
a. CMR quy tắc đã cho là một tích vô hướng trên R3 .
b. Tìm tất cả các vector vuông góc với vector X theo tích vô hướng đã cho.
Câu 15. Trên R3 cho tích vô hướng < (x1 ; x2 ; x3 ); (y1 ; y2 ; y3 ) >= x1 y1 + 2x2 y2 + x3 y3 và hệ vector
{a = (1; 2; 0); b = (1; 0; 2); c = (0; 1; 2)}.
a. Hãy trực chuẩn hệ vector {a; b; c} theo tích vô hướng đã cho.
b. Cho tập P = {(x, y, z) ∈ R3 : x + 3y − 2z = 0}. Hãy tìm các vector X vuông góc với tất cả
các vector của tập P theo tích vô hướng đã cho.
Câu 16. Trong không gian R3 cho hệ vector {a = (1; −1; 0); b = (1; 0; 2); c = (0; 1; 1)} và phép
biến đổi tuyến tính f thỏa mãn: f (a) = a; f (b) = −b; f (c) = −c.

Trần Thị Liễu-Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội


2
a. Hãy trực chuẩn hệ vec tơ {a; b; c} theo tích vô hướng thông thường trên R3 .
b. f có là phép biến đổi trực giao với tích vô hướng thông thường?
c. Viết ma trận của f trong cặp cơ sở chính tắc của R3 .
d. Tính f (1; 2; 1) =?.
Câu 17. Phép biến đổi nào sau đây là phép biến đổi trực giao với tích vô hướng thông thường?
x y −x y
a. f (x; y) = ( √ − √ ; √ + √ ).
2 2 2 2
x 2y −2x y
b. f (x; y) = ( √ + √ ; √ + √ ).
5 5 5 5
c. f (x; y) = (x + 3y; 3x − y).
x y x y
d. f (x; y; z) = ( √ − √ ; √ + √ ; z).
2 2 2 2
x y z x 2y z 2x y 4z
e. f (x; y; z) = ( √ − √ + √ ; √ + √ + √ ; √ + √ − √ ).
3 3 3 6 6 6 21 21 21
x z x 2y z x y z
f. f (x; y; z) = (− √ + √ ; √ − √ + √ ; √ + √ + √ ).
2 2 6 6 6 3 3 3
0
Câu 18. Phép quay góc α = 30 là phép biến đổi gì với tích vô hướng thông thường?
Câu 19 Cho f : R2 → R2 thỏa mãn f (1; 2) = (−2; 1) và f (2; 1) = (2; 1). Hỏi f có là phép đổi
biến trực giao với tích vô hướng thông thường trên R2 ?
HD: 1. Viết ma trận biểu diễn
< e1 ; e1 >=< f (e1 ); f (e1 ) >


2. Để f (x, y) trực giao ⇔ < e2 ; e2 >=< f (e2 ); f (e2 ) >


< e1 ; e2 >=< f (e1 ); f (e2 ) >

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Phép biến đổi trực giao bảo toàn tích vô hướng.
b. Phép biến đổi trực giao bảo toàn độ dài.
c. Phép biến đổi trực giao bảo toàn góc giữa hai vector.
d. Ma trận biểu diễn của phép biến đổi trực giao là ma trận trực giao.
Câu 21 a. Định nghĩa phép biến đổi đối xứng.
b. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, gọi f là phép quay gốc tọa độ góc α = 300 . Hỏi f có phải là
phép biến đổi đối xứng không? Vì sao?
c. Tìm một cơ sở trực chuẩn gồm các vector riêng của phép biến đổi đối xứng g(x; y) =
(x − 2y; −2x + 4y) trong không gian R2 với tích vô hướng thông thường.
Câu 22. Định nghĩa dạng toàn phương xác định âm? Dạng toàn phương xác định dương?
Dạng toàn phương không xác định dấu?
Câu 23. Đưa dạng toàn phương về chính tắc bằng phép đổi biến trực giao và phân loại.
a. ω(x; y; z) = 2x2 + 2y 2 − 9z 2 + 8xy.
b. ω(x; y; z) = x2 + y 2 + 4z 2 − 2xy.
c. ω(x, y, z) = x2 + 3z 3 + 4xy − 2xz + 4yz.
Câu 24. Định nghĩa tích vô hướng của hai vector. Trên R3 cho ánh xạ φ : R3 × R3 → R với quy
tắc φ(X, Y ) = x1 y1 + 4x2 y2 + m(x3 y3 − x1 y2 − x2 y1 ). Tìm m để ánh xạ φ là một tích vô hướng.
Câu 25. Cho dạng toàn phương trên R2 là ω(x, y) = 4x2 + 4xy + 7y 2 .
a. Đưa ω về dạng chính tắc bằng phép đổi biến trực giao và phân loại.
b. Trong cơ sở nào ω nhận dạng chính tắc?
c. Chỉ rõ phép đổi biến trực giao đã sử dụng.
Câu 26. Cho dạng toàn phương trên R3 là ω(x, y, z) = 6x2 − 2xy + 6y 2 + 3z 2 .
Trần Thị Liễu-Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
3
a. Đưa ω về dạng chính tắc bằng phép đổi biến trực giao và phân loại.
b. Trong cơ sở nào ω nhận dạng chính tắc?
c. Chỉ rõ phép đổi biến trực giao đã sử dụng.
Câu 27. Đưa đường bậc hai về chính tắc và nhận dạng

a. 5x2 + 5y 2 − 2xy + 8 2x − 2 = 0.

b x2 + 7y 2 − 8xy + 2 5y − 1 = 0.
c. 2x2 + 2y 2 + 6xy + 1 = 0.
Câu 28. Xác định giá trị của m để
a. Dạng toàn phương ω(x, y) = −3x2 + mxy − y 2 là xác định âm.
b. Dạng toàn phương ω(x, y) = x2 + 2y 2 + mxy xác định dương.
b. Dạng toàn phương ω(x, y, z) = −x2 − 3y 2 − 2z 2 − 2xy + 2xz + myz xác định âm.
c. Dạng toàn phương ω(x, y, z) = 3x2 + 3y 2 + z 2 + 2mxy + 4mxz + 4yz xác định dương.
d. Dạng toàn phương ω(x, y, z) = x2 + 2y 2 + 3z 2 + 2xy − 2xz + myz xác định dương.
Câu 29. Đưa mặt bậc hai x2 − y 2 + 2z 2 + 2xz = 0 về chính tắc và nhận dạng.
√ √
Câu 30.Đưa mặt bậc hai 8x2 + 5y 2 + 5z 2 + 4xy + −8yz + 4zx + 2 5x + 5y = 0 về chính tắc và
nhận dạng.
Câu 31. Đưa mặt bậc hai x2 + 2xy + y 2 + 4z = 0 là mặt bậc hai nào?

————————————-Hết————————————-

Chúc các em sinh viên ôn tập tốt, thi đạt kết quả cao!

Trần Thị Liễu-Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội


4

You might also like