You are on page 1of 10

KHOA Y ĐẠI HỌC QUỐC GIA - HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN

BÀO CHẾ VÀ SDH 2

BÁO CÁO THỰC TẬP


LỚP : D2018

HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN MSSV

1.Nguyễn Thị Yến Nhi 1877202029

2.Nguyễn Thị Hồng Nhung 1877202030

3.Tô Thị Mỹ Nữ 1877202031

4.Ngô Đức Phúc 1877202032

BÀI 02: GEL LIDOCAIN 2%


I. CÔNG THỨC:
1. Khảo sát lần 01:

Thành phần Hàm lượng (g) Công dụng

Lidocain HCL 2% 0,4 API

Nước cất 11,6 Chất bảo quản

Propylen glycol 15% 2,8 Chất tạo gel

Lutrol F127 (poloxamer) 25% 5,2 Dung môi

Tổng 20

 Nhận xét: Thể chất hơi đặc, sản phẩm có màu trắng đục.
2. Khảo sát lần 02:

Thành phần Hàm lượng (g) Công dụng

Lidocain HCL 2% 0,4 API

Nước cất 13,8 Chất bảo quản

Propylen glycol 15% 2,8 Chất tạo gel

Lutrol F127 (poloxamer) 25% 3 Dung môi

Tổng 20
 Nhận xét: Thể chất lỏng hơn, trong hơn.
Lưu ý: trong quá trình tạo gel tránh khuấy mạnh vì có thể tạo bọt, dẫn đến yêu cầu về
cảm quan không đạt, hoạt chất không phân bố đều trong chế phẩm
→ không đảm bảo về độ đồng đều hàm lượng/khối lượng khi sản xuất số lượng lớn.
II. QUY TRÌNH:
- Cân nguyên liệu
- Hòa tan lidocain HCl, propylen glycol với nước cất
- Gia nhiệt đến 70 oC
- Thêm từ từ lutrol F127 vào, trộn đều nhẹ tay, tránh tạo bọt
III. BIỆN LUẬN – ĐỀ XUẤT:
1. Biện luận:
Sau khi khảo sát hai công thức lidocain với hàm lượng Lutrol F127 25% và 15% bằng
phương pháp hoà tan ở 70 oC thấy rằng độ trong và thể chất của gel chưa đạt, còn
nhiều bọt khí.
Giải thích:
- Do lutrol F127 (pluronic F127): chất rắn có khả năng tan trong nước và chúng hoà
tan trong nước lạnh nhiều hơn trong nước nóng, gia tăng sự solvat hoá và liên kết
hydro ở nhiệt độ thấp. Vì khi ở nhiệt độ thấp sẽ tồn tại một lớp hydrat hoá bao
quanh các phân tử lutrol F127 trong dung dịch nước và làm phân tán chúng  Các
lutrol được hoà tan vào trong nước. Còn khi ở nhiệt độ cao (70 oC) các chuỗi ưa
nước của lutrol không solvat hoá nữa do sự đứt gãy các liên kết hydro  Lutrol
không tan tốt trong nước ở nhiệt độ cao.
- Ngoài ra, Các Lutrol còn có một đặc tính rất đặc trưng là tính biến đổi thể chất bởi
nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ thấp (0 – 4 oC), dung dịch Lutrol với một nồng độ thích
hợp sẽ tồn tại ở trạng thái lỏng, nhưng khi tăng nhiệt độ lên nhiệt độ phòng (20 –
25 oC) thì lại chuyển sang trạng thái gel rắn. Tuy nhiên, dạng gel này sẽ bị thoái
biến và chuyển về dạng lỏng ban đầu nếu hạ nhiệt độ xuống.
2. Đề xuất công thức:
2.1. Công thức:

Thành phần Hàm lượng (g) Tỷ lệ

Lidocain HCl 0,4 2%

Propylen glycol 2,8 15%

Lutrol F127 (poloxamer) 4 20%

Nước cất vđ 12,8


Tổng 20

2.2. Quy trình:


- Cân các thành phần.
- Ngâm lutrol với nước cất lạnh ở nhiệt độ thấp (0 – 4 oC)  làm phân tán và hoà
tan các lutrol vào trong nước (cốc 01; lưu ý không khuấy vì dễ tạo bọt).
- Hoà tan lidocain HCl với nước cất trong cốc 02.
- Thêm từ từ lidocain trong nước cất vào cốc 01 khuấy đều nhẹ nhàng.
- Cuối cùng, thêm propylen glycol vào khuấy đều.
- Để ở nhiệt độ phòng (20 – 25 oC)  thu được lidocain dạng gel.
IV. CÔNG THỨC THUỐC MỠ KHÁC:
THUỐC MỠ BENZOSALI
I. TỔNG QUAN THUỐC MỠ:
1. Định nghĩa:
Thuốc mỡ là chế phẩm thuốc có thể chất mềm, có chứa một hay nhiều dược chất,
dùng để bôi lên da hoặc niêm mạc nhằm bảo vệ da, tác dụng tại chỗ hoặc hấp thu qua
da gây tác dụng toàn thân. Thuốc mỡ có thể thuộc hệ phân tán đồng thể dung dịch,
hoặc thuộc hệ phân tán dị hỗn dịch, nhũ tương, hỗn nhũ tương.
2. Các phương pháp bào chế thuốc mỡ và điều kiện áp dụng:
- Các phương pháp bào chế thuốc mỡ: phương pháp hòa tan, phương pháp trộn điều
đơn giản, phương pháp nhũ hóa.
- Điều kiện áp dụng:

Hoà tan Trộn đều đơn giản Nhũ hoá

- Dược chất: hòa tan - Dược chất: dược chất - Dược chất: Lỏng phân cực
trong tá dược hoặc trong
rắn, không tan hoặc ít tan hoặc bán phân cực, không
một dung môi trung trong tá dược. Có thể xảy đồng tan, khó trộn đều với tá
gian, có thể trộn đềura tương kị giữa các dược. Dược chất mềm hoặc
hoặc hòa tan với tá dược
dược chất nếu trong công rắn để hòa tan trong các dung
- Tá dược: thân dầu, thức có nhiều dược chất. môi trơ phân cực. Dược chất
thân nước, nhũ tương - Tá dược: có thể có 4 rắn chỉ phát huy tác dụng
khan nhóm (thân dầu, thân dược lý tốt nhât khi được
nước, tá dược khan và tá dùng dưới dạng dung dịch
dược nhũ tương). nước.
- Tá dược: nhũ tương khan,
nhũ tương hoàn chỉnh.

3. Ưu điểm, nhược điểm của thuốc mỡ


3.1. Ưu điểm
- Thể tích gọn nhẹ, dễ mang theo bên người, dễ sử dụng
- Thích hợp với các thuốc nhằm mục đích tác dụng tại chỗ.
- Hệ trị liệu qua da cho tác dụng toàn thân cho nhiều ưu điểm hơn so với chế phẩm
qua đường tiêu hóa như tránh được chuyển hóa lần đầu qua gan, dược chất tránh bị
ảnh hưởng bởi pH dạ dày, thích hợp với dược chất có thời gian bán thải ngắn.
- Hầu hết chế phẩm thuốc mỡ dịu với da, niêm mạc, tác dụng tại chỗ nên ít gây tác
dụng không mong muốn.
3.2. Nhược điểm
- Một số chế phẩm thuốc gây trơn nhờn, khó rửa sạch, gây bẩn
- Có thể gây cản trở hoạt động sinh lý bình thường của da (tá dược thân dầu)
II. ĐẶC ĐIẺM LÝ HOÁ, VAI TRÒ CÁC THÀNH PHẦN:
1. Acid benzoic:

- Tính chất hóa học: Axit Benzoic là một hợp chất dạng axit cacboxylic thơm đơn
giản nhất với công thức của axit benzoic là C 7H6O2 hoặc C6H5COOH. Acid benzoic
có tính acid do nhóm carboxyl tạo ra nên phản ứng được với kim loại, oxyd base,
base.
- Tính chất vật lý: Tồn tại ở dạng tinh thể rắn, không màu, không mùi, vị đắng nhẹ.
 Khối lượng mol 122,12 g/mol.
 Khối lượng riêng 1,32 g/ cm³
 Điểm nóng chảy 122,4 °
 Điểm sôi 249 °C
 Độ tan: Ít tan trong nước, có thể tan được trong nước nóng với độ tan là 3,4g/l,
tan trong cồn với tỷ lệ 1:3, tan được trong diethyl ether, tan vô hạn trong este.
- Công dụng: kháng nấm, kháng khuẩn, có thể dưỡng ẩm và các vi sinh vật gây hại
khác. Hợp chất này khử mùi hoặc làm chất bảo quản trong thực phẩm.
2. Acid salicylic
- Tính chất hóa học: là một axit monohydroxybenzoic béo, một loại axit phenolic,
và một axit beta hydroxy (BHA). Acid salicylic có tính chất của một acid hữu cơ
tương tự như acid benzoic và có thêm tính chất của nhóm hydroxyl nên tác dụng
acid của nó mạnh hơn acid benzoic nhiều.
- Tính chất vật lý: Axit salicylic là chất rắn màu trắng đến nhạt không mùi.
 Khối lượng mol là 138.12 g/mol.
 Khối lượng riêng là 1,443 g/cm³ (20 °C)
 Điểm nóng chảy là 158,6 °C
 Điểm sôi của là 200 °C (phân hủy), 211 °C at 20 mmHg
 Độ tan: Là acid béo nên kém tan trong nước, tan trong cồn với tỷ lệ 1:4, tan
được trong các dung môi hữu cơ.
- Công dụng: làm mềm da, có tính acid mạnh, giảm pH nên có thể làm tróc lớp sừng
trên da, làm tăng khả năng thấm của các thuốc dùng kèm. Vì thế, kết hợp acid
benzoic và acid salicylic làm tăng tác dụng của acid benzoic tăng phổ diệt nấm,
giảm đối kháng. Acid salicylic cũng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng
nấm nên tạo hiệp đồng tác dụng với các thuốc nhóm này.
3. Natri lauryl sulfat (Sodium Lauryl Ether Sulfate - SLES)
- Tính chất vật lý: là một chất lỏng đặc sánh, không mùi, màu trắng trong hoặc hơi
ngả sang màu vàng.
- Công dụng: Là một chất hoạt động bề mặt, mang điện tích âm, làm giảm sức căng
bề mặt, tăng phân tán. Là chất diện hoạt thân nước, giúp tăng thấm thuốc qua da,
đánh tan lớp nhầy trên da, giúp lưu giữ dược chất lâu hơn.
4. Ancol cetostearylic (Alcohol cetylicus et stearylicus)
- Tính chất: hạt, vảy, khối giống sáp, màu trắng hay hơi vàng.
- Độ tan: thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ether, tan trong ethanol 90% và
ether dầu hỏa. Khi đun chảy hỗn hợp hòa với dầu béo, parafin lỏng và mỡ cừu
nóng chảy.
- Công dụng: Là chất nhũ hóa tăng tính thấm của dược chất, điều chỉnh thể chất
dạng thuốc, có thể phối hợp với vaselin để hút nước của tá dược khác.
5. Dầu parafin
- Đặc điểm: có cấu tạo từ hỗn hợp các hidrocacbon no ở thể lỏng
- Độ tan: không tan trong nước, không tan trong cồn, tan trong ether và cloroform.
- Công dụng: Thường dùng kết hợp với một số tá dược khan nhằm điều chỉnh thể
chất thuốc mỡ hoặc dễ nghiền mịn các hợp chất rắn trước khi phối hợp với tá dược
trong phương pháp trộn đều đơn giản.
6. Vaselin
- Tính chất: Là hidrocacbon có thể chất mềm, độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ, có
nhiệt độ nóng chảy là 38 – 56 °C. Vaselin rất bền vững nên không bị vi khuẩn và
nấm mốc tấn công.
- Công dụng: tá dược cho thuốc mỡ nhờ có vai trò nhũ hóa. Vì có chỉ số phân bố
dầu nước thấp nên khó phối hợp với các dung dịch nước hoặc dược chất lỏng lớn
hơn 5%.
III. Công thức bào chế

Tên các chất Tỷ lệ (%) Vai trò

Acid benzoic (4,5-7,5 %) 6,00 Dược chất

Acid salicylic (2,5-6,0 %) 3,00 Dược chất

Là một chất hoạt động bề


mặt, chất diện hoạt thân
Natri lauryl sulfat 3,00
nước, giúp tăng thấm
thuốc qua da

Chất gây phân tán đều


Nước cất 3,00 natri lauryl sulfat vào
ancol cetostearylic

Ancol cetostearylic 2 Chất nhũ hóa

Dầu parafin 30,00 Chất nhũ hóa

Vaselin 30,00 Chất nhũ hóa

IV. BÀO CHẾ SÁP NHŨ HOÁ


- Cho lượng ancol cetostearylic vào cốc có mỏ, đun chảy ở nhiệt độ 95 – 100 °C.
- Khi ancol béo đã chảy lỏng hoàn toàn thì thêm natri lauryl sulfat vào khuấy đều.
- Đun nóng lên đến nhiệt độ 115 °C thì cho nước vào khuấy mạnh đến khi không
còn sủi bọt, lượng nước thêm vào rất nhỏ chỉ để tăng phân tán đều hai thành phần
trên.
- Sau khi nước đã bay hơi hết thì đưa ra làm lạnh nhanh trong nước đá sẽ tạo dạng
sáp, tương đối ổn định, dễ bảo quản.
Bào chế tá dược nhũ hóa
Sáp nhũ hóa đã chế ở trên đem đun chảy hoàn toàn rồi cho Vaseline và dầu Parafin
vào trộn đều để nguội tạo tá dược nhũ hóa.
Bào chế thuốc mỡ
- Đầu tiên, nghiền mịn từng thành phần dược chất là acid benzoic và acid salicylic
rồi trộn bột kép cho đồng nhất.
- Sau đó cho đồng lượng tá dược nhũ hóa vào nghiền trộn tạo hỗn dịch thuốc mỡ
đặc bước này cũng gọi là nghiền ướt trong quy trình tạo hỗn dịch. Cuối cùng là
phối hợp với lượng tá dược nhũ hóa còn lại theo nguyên tắc đồng lượng đến hết.
- Trộn đều đồng nhất thuốc mỡ rồi đóng tuýp, kiểm tra bán thành phẩm, dán nhãn
kiểm tra thành phẩm.
IV. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THUỐC MỠ
1. Tính chất
Thuốc mỡ màu trắng đục.
2. Độ đồng nhất
Cách thử: Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 g đến 0,03 g, trải đều chế
phẩm trên 4 phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh
cho tới khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng
mắt thường (cách mắt khoảng 30 cm), ở 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các
tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại
với 8 đơn vị đóng gói. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phần cho phép nhận thay
không được vượt quá 2 tiêu bản.
3. Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bàn mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Toluen – acid acetic băng (8:2)
Dung dịch thử: Đun nóng nhẹ 1,0 g chế phẩm với 10 ml cloroform (TT), để nguội,
lọc.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch có chứa acid benzoic 0,6 % và acid salicylic 0,3 %
trong cloroform (TT). Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl các dung
dịch trên.
Sau khi triển khai sắc ký, làm khô bản mỏng ở ngoài không khí và quan sát dưới ánh
sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung
dịch đối chiếu phải giống nhau về giá trị Rf và màu sắc. Phép thử chỉ có giá trị khi
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu có 2 vết tách ra rõ ràng.
Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch
thử và dung dịch đối chiếu đều cho một vết huỳnh quang xanh lơ có cùng giá trị Rf và
màu sắc.
Phun dung dịch sẳt (III) clorid 5,0 % (TT) lên bản mỏng. Trên sắc ký đồ của dung
dịch thử và dung dịch đối chiếu đều cho một vết màu tía, tương ứng với vị trí của vết
huỳnh quang xanh lơ đã quan sát thấy dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, có
cùng giá trị Rf và màu sắc.
4. Định lượng
Acid benzoic: Lấy 2 g chế phẩm cho vào bình nón dung tích 300 ml, thêm 150 ml
nước, đun nóng cho chảy rồi chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ),
dùng dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Giữ lại dung dịch này để định lượng
acid salicylic.
Sau khi trừ 1 ml đối với mỗi lượng 13,81 mg của C7H6O3 tìm thấy trong định lượng
acid salicylic, mỗi ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương ứng với 12,21 mg
C7H6O2.
Acid salicylic: Làm nguội dung dịch đã chuẩn độ xong ở phần định lượng acid
benzoic. Lọc qua giấy lọc đã thấm nước vào bình định mức 250 m, thêm khoảng 20
ml nước vào bình nón, tráng kỹ và lọc tiếp vào bình định mức trên, làm như vậy 2 lần
nữa, tập trung dịch lọc vào bình định mức, thêm nước vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lấy
chính xác 5 ml dung dịch thu được vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch sắt (III)
clorid 0,1 % trong dung dịch acid nitric 0,1 % vừa đủ đến vạch. Lọc (nếu cần) để loại
khỏi mù trong bình, rồi đo độ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng cực đại 530 nm
(Phụ lục 4.1), dùng dung dịch sắt (III) clorid 0,1 % trong dung dịch acid nitric 0,1 %
làm mẫu trắng. Song tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn được pha như sau:
Lấy chính xác 5 ml dung dịch acid salicylic 0,024 % cho vào bình định mức 50 ml,
thêm dung dịch sắt (III) clorid 0,1 % trong dung dịch acid nitric 0,1% vừa đủ đến
vạch, lắc đều. Lọc (nếu cần) để loại bỏ khói mù trong bình. Tính hàm lượng của acid
salicylic, C7H6O3, dựa theo độ hấp thụ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm
lượng C7H6O3 trong dung dịch chuẩn.
Chế phẩm đạt nếu hàm lượng từ 90,0-110,0 % so với hàm lượng nhãn tính theo khối
lượng trung bình.
5. Độ đồng đều khối lượng
Quy định độ đồng đều khối lượng cho thuốc dùng trên da và niêm mạc

Dạng bào chế Khối lượng trung bình % chênh lệch so với KLTB

⩽ 10,0 g 15
> 10,0 g và bằng 20,0 g 10
Thuốc mỡ
> 20,0 g và bằng 50,0 g 8
> 50,0 g 5

6. Độ nhiễm khuẩn
Tổng số vi khuẩn hiếu khí < 500 CFU/mg
Mẫu thử phải không có Enterobacteria, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus, nấm trong 1 g (ml) chế phẩm.
Tài liệu tham khảo:
1. Eneh O. Preparation of Antidermatitis Ointment with Wider-spectrum Activity.
PREFACE AND ACKNOWLEDGEMENTS. 2017;32(1):2.
2. Thuốc mỡ Benzosali: Công thức bào chế, các bước tiến hành, accessed, from
https://nhathuocngocanh.com/thuoc-mo-benzosali/.
3. Cable, Paul J Sheskey; Walter Cook G; Colin (2017),HandbookPharmaceutical
Excipients, Eighth ed.
4. Dược Điển Việt Nam V. Available from:
https://duocdienvietnam.com/cetostearyl-alcol/.
5. Thuốc mỡ Benzosali- Dược Điển Việt Nam V. Available from:
https://duocdienvietnam.com/thuoc-mo-benzosali/.
6. Xyloglucan Based In Situ Gel of Lidocaine HCl for the Treatment of Periodontosis,
2016.Ashlesha P. Pandit, Vaibhav V. Pol, and Vinit S. Kulkarni
7. Lutrol L and Lutrol F-Grades, 2010.

You might also like