You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC CẤP

Đề tài: Thiết kế bể keo tụ, tạo bông và bể lắng ngang


cho hệ thống xử lý nước từ nguồn sông sài gòn thành
nước cấp ăn uống, công suất 25 000 m3/ngày đêm

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Viết Hùng


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh MSSV: 1712909
Huỳnh Ngọc Châu Anh MSSV: 1710461

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

MỤC LỤC
Trang
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRONG ĐỒ ÁN 1
NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỒ ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC VÀ QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ
1.1 Tổng quan về nguồn nước 2
1.1.1 Tổng quan về nguồn nước mặt 2

1.1.2 Tổng quan và đặc điểm nguồn nước sông Sài Gòn 2

1.1.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống 4


1.2 Công nghệ xử lý nước cấp ăn uống 5
1.2.1 Tổng quan các quy trình công nghệ xử lý nước cấp 5
1.2.2 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nguồn nước mặt 6
sông Sài Gòn
1.2.3 Thuyết minh công nghệ 8
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC
CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
2.1 Bể trộn cơ khí
10
2.1.1 Lý thuyết 10
2.1.2 Sơ đồ tính toán 11
2.2 Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí 12
2.2.1 Lý thuyết 12
2.2.2 Sơ đồ tính toán 13
2.3 Bể lắng ngang 13
2.3.1 Lý thuyết 13
2.3.2 Sơ đồ tính toán 15
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
3.1 Bể trộn cơ khí 16
3.1.1 Lựa chọn và tính toán định lượng hóa chất 16
3.1.2 Kích thước bể trộn cơ khí 16
3.1.3 Kích thước cánh khuấy bể trộn 17
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

3.1.4 Thông số kỹ thuật để chọn động cơ 18


3.2 Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí 19
3.2.1 Kích thước bể phản ứng tạo bông cơ khí 19
3.2.2 Kích thước cánh khuấy bể phản ứng 20
3.2.3 Kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản của bể phản ứng 21
3.3 Bể lắng ngang 23
3.3.1 Vùng lắng 23
3.3.2 Ngăn phân phối nước vào 25
3.3.3 Hệ thống máng thu nước 26
3.3.4 Vùng thu và xả cặn 28
3.3.5 Kích thước xây dựng 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRONG

STT Họ và tên SV ĐỒMSSV


ÁN MÔN HỌC
Nhiệm vụ Ghi chú
1 Nguyễn Ngọc Như 1712909 Chương 1:
Quỳnh 1.1.1 Tổng quan về nguồn
nước mặt.
1.1.3 Tiêu chuẩn chất lượng
nước cấp cho ăn uống.
1.2.2 Đề xuất quy trình công
nghệ xử lý nguồn nước mặt
sông Sài Gòn
1.2.3 Thuyết minh công nghệ.
Chương 2:
2.1.1 Lý thuyết bể trộn.
2.2.1 Lý thuyết bể tạo bông.
2.3 Lý thuyết và sơ đồ tính
toán bể lắng ngang.
Chương 3:
3.3 Tính toán thiết kế Bể lắng
ngang.
2 Huỳnh Ngọc Châu Anh 1710461 Chương 1:
1.1.2 Tổng quan về nguồn
nước và chất lượng nước sông
Sài Gòn.
1.2.1 Tổng quan các quy trình
công nghệ xử lý nước cấp.
1.2.2 Đề xuất quy trình công
nghệ xử lý nguồn nước mặt
sông Sài Gòn
1.2.3 Thuyết minh công nghệ
Chương 2:
2.1.2 Sơ đồ tính toán bể keo
tụ.
2.2.2 Sơ đồ tính toán bể tạo
bông.
Chương 3:
3.1 Tính toán bể trộn cơ khí.
3.2 Tính toán bể phản ứng
tạo bông cơ khí.

1
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC VÀ QUY TRÌNH


CÔNG NGHỆ
1.1 Tổng quan về nguồn nước

1.1.1 Tổng quan về nguồn nước mặt

Nước mặt bao gồm các nguồn nước đầm, ao, hồ, sông, suối. Đặc trưng của nguồn
nước mặt:

- Hàm lượng chất hữu cơ cao, độ đục cao.

- Nhiều chất lơ lửng, chất hòa tan dạng ion và phân tử, có nguồn gốc hữu cơ
hoặc vô cơ.

- Trong nước chứa nhiều vi sinh, virus, vi trùng như E.Coli, Coloform,.. Đôi
khi có thể có sự hiện diện của nhiều loại tảo.

- Nhiệt độ và thành phần nước không ổn định, thay đổi theo mùa.

Trong các chỉ tiêu về chất lượng nước cần quan tâm, bên cạnh các chỉ tiêu cảm
quan như nhiệt độ, mùi, vị, còn có một vài chỉ tiêu cơ bản như: độ pH, độ đục, độ màu,
tổng chất rắn hòa tan trong nước (TDS); một số chỉ tiêu nâng cao: độ acid, độ kiềm, độ
cứng (bao gổm độ cứng tổng, độ cứng calci), clo; các chỉ tiêu dinh dưỡng: hàm lượng
amoni (NH4+), sulfate (SO42-), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-); các chỉ tiêu kim loại: hàm
lượng nhôm (Al), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn); các chỉ tiêu vi sinh:
E.Coli, Coliform chịu nhiệt, Coliform tổng.

1.1.2 Tổng quan và đặc điểm nguồn nước sông Sài Gòn

Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai, diện tích lưu vực 4934.46km 2,
chạy dọc 80 km trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) với lưu lượng nước
trung bình khoảng 54 m3/s. Sông Sài Gòn được đánh giá là một nguồn cấp nước có
tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh thành nằm trên lưu vực sông đi qua. Nước
được cung cấp chủ yếu cho các việc ăn uống sinh hoạt, tưới tiêu công trình công cộng,
phục vụ cho hoạt động công nghiệp. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn có tiềm năng phát
triển về các ngành dịch vụ du lịch và đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

2
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Vì chảy qua nhiều vị trí dân cư đông đúc, nơi các hoạt động công nghiệp, dịch vụ
diễn ra sôi nổi, dày đặc nên mỗi ngày, lưu vực sông Sài Gòn phải tiếp nhận lượng lớn
nước thải do nhiều nguồn và nhiều nơi cùng đổ về. Song, trong nhiều năm gần đây,
chất lượng nước mặt sông Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế - xã
hội, dẫn đến khó kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, hậu quả tác động của biến đổi khí
hậu toàn cầu đến việc suy giảm chất lượng nguồn nước thô cung cấp cho thành phố.
Điều này đe dọa đến khả năng cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân thành
phố và các tỉnh lân cận.

Chọn điểm cầu Tống Lê Chân để theo dõi, nhận được kết quả WQI khoảng 77,
thuộc nhóm chất lượng tốt, phù hợp sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt xem
như chất lượng tương đương với QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia về Chất lượng nước mặt cột A2. Nhưng để nước được sử dụng cho mục đích
ăn uống vẫn cần có biện pháp xử lý phù hợp với quy chuẩn áp dụng cho nước ăn uống.
Ta có bảng số liệu quan trắc tại vị trí này như sau

Bảng 1.1 Bảng số liệu quan trắc tại điểm cầu Tống Lê Chân

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giá trị


1 pH - 6-8.5
2 Độ màu TCU 40
3 BOD5 (20oC) mg/l 6
4 COD mg/l 15
5 DO (oxi hòa tan) mg/l ≥5
6 TSS (tổng chất rắn lơ lửng) mg/l 30
7 Amoni mg/l 0.3
8 Nitrit mg/l 0.05
9 Nitrat mg/l 5
10 Cd mg/l 0.005
11 Fe mg/l 1
12 Pb mg/l 0.02
13 CN- mg/l 0.05
14 As mg/l 0.02
15 Hg mg/l 0.001
16 Clorua mg/l 350
Để đưa ra phương án xử lý nước cấp phù hợp với mục đích sử dụng, ta đối chiếu
kết quả quan trắc trên với bảng giới hạn các chỉ tiêu nước trong các tiêu chuẩn chất
lượng nước ăn uống, từ đó lựa chọn các chỉ tiêu cần xử lý và đề xuất quy trình xử lý và
sơ đồ công nghệ phù hợp.
3
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

1.1.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống

Sau xử lý, nước cấp cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước sử dụng cho ăn uống
do Bộ Y Tế ban hành QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Chất
Lượng Nước Ăn Uống (hiệu lực đến hết 15/06/2021), quy chuẩn này áp dụng cho các
cơ sở cung cấp nước cho mục đích sinh hoạt ăn uống, quy định mức giới hạn các chỉ
tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống.

Dưới đây là bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng quan trọng cho nước ăn uống
(trích từ bảng trong QCVN 01:2009/BYT).

Bảng 1.2 Bảng giới hạn các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ cho nước ăn
uống [7].

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép
1 Màu sắc(*) TCU 15
Mùi vị (*)
2 - Không có mùi, vị lạ
3 Độ đục(*) NTU 2
4 pH(*) - 6,5-8,5
5 Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg/l 300
6 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) mg/l 1000
7 Nhôm(*) mg/l 0.2
8 Amoni(*) mg/l 3
9 Arsen tổng số mg/l 0.01
10 Cadimi mg/l 0.003
11 Clorua(*) mg/l 250
12 Crom tổng số mg/l 0.05
13 Đồng tổng số (*) mg/l 1
14 Xianua mg/l 0.07
15 Hydro Sulfur(*) mg/l 0.05
16 Sắt tổng(*) mg/l 0.3
17 Chì mg/l 0.01
18 Mangan tổng số mg/l 0.3
19 Thủy ngân tổng số mg/l 0.001
20 Niken mg/l 0.02
21 Nitrat mg/l 50
22 Nitrit mg/l 3
23 Sulfat(*) mg/l 250
24 Kẽm(*) mg/l 3
25 Chỉ số Pecmanganat mg/l 2
(*)
Là chỉ tiêu cảm quan.

4
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Đối với chỉ tiêu vi sinh trong nước ăn uống, theo quy định của QCVN
01:2009/BYT, hàm lượng E.coli và Coliform tổng số bằng 0 vi khuẩn/100ml.

Ngoài ra, nếu cơ sở cấp nước dưới dạng nước uống đóng chai thì bên cạnh việc
nước nguồn phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước
ăn uống thì nước uống cũng cần đạt tiêu chuẩn theo quy định của QCVN
6-1:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với Nước Khoáng Thiên Nhiên Và
Nước Uống Đóng Chai. Trong phạm vi Đồ án môn học này, tiêu chuẩn đầu ra của
nước cấp ăn uống được áp dụng là QCVN 01:2009/BYT.

Khi so sánh giá trị hàm lượng các chỉ tiêu trong nước nguồn với Bảng 1.2, ta
đánh giá: nguồn nước tại điểm cầu Tống Lê Chân có nhiều chỉ tiêu đạt chuẩn nước,
nhưng để có thể sử dụng cho mục đích ăn uống thì cần phải tiến hành xử lý các chỉ tiêu
dưới đây:

Bảng 1.3 Danh sách chỉ tiêu cần lưu ý xử lý trong nguồn nước tại điểm lấy mẫu

Mức Giới hạn tối


độ Đơ đa cho phép
STT Tên chỉ tiêu Giá trị Ghi chú
giám n vị
sát
A TC 15
1 Độ màu 40
U
2 Cd C mg/l 0.003 0.005
3 Fe A mg/l 0.3 1
4 Pb B mg/l 0.01 0.02
5 Arsen B mg/l 0.01 0.02
6 Hg B mg/l 0.001 0.001 Cảnh báo
7 Clorua A mg/l 250 350
Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước nguồn tại điểm lấy mẫu, phân loại theo mức
độ:

- Loại A: Màu sắc, Sắt tổng, Clorua.

- Loại B: Chì, Arsen tổng, Thủy ngân tổng (chỉ tiêu này cần chú ý giám sát vì
đạt đến giới hạn tối đa về hàm lượng).

- Loại C: Cadimi.

1.2 Quy trình công nghệ xử lý nước cấp ăn uống

1.2.1 Tổng quan quy trình xử lý nước ăn uống


5
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Để xử lý nguồn nước mặt thành nước sử dụng cho ăn uống, ta tham khảo các quy
trình xử lý áp dụng tại các cơ sở xử lý nước cấp:

Sơ đồ 1:

Áp dụng cho nguồn có chỉ tiêu chất lượng nước loại B và tốt hơn.

Phèn Clo

Bể Bể keo tụ Bể lắng Bể tiếp xúc Cung


Bể lọc
trộn tạo bông ngang khử trùng cấp
n
Xả cặn hố
thu cặn
Lắng nước
rửa lọc

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước truyền thống.

Sơ đồ 2:

Áp dụng khi nước nguồn đạt tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt. Sau khi
khử trùng có thể cấp cho người tiêu thụ.
Chlorine

Nước Bể chứa tiếp xúc Nước sạch cấp cho người tiêu thụ.
nguồn để khử trùng
Hình 1.2 Sơ đồ cấp nước trực tiếp sau khử trùng.

Sơ đồ 3:

Áp dụng khi nước nguồn đạt loại A, độ đục  30mg/l tương đương 15 NTU.

Chlorine
Nước Bể tiếp Nước sạch cấp cho người tiêu thụ.
Bể lọc
nguồn chậm xúc khử
trùng

Hình 1.3 Sơ đồ xử lý nước bằng bể lọc chậm.

1.2.2 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nguồn nước mặt sông Sài Gòn

Nguyên tắc đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước cấp

Khi thiết kế quy trình công nghệ xử lý nước cấp cần dựa vào các yếu tố:

6
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

-
Thành phần và chất lượng nguồn nước đầu vào.
-
Công suất và lưu lượng trạm xử lý.
-
Các yếu tố thủy văn và điều kiện địa hình địa phương. Ngoài ra còn có điều
kiện kỹ thuật.
-
Tính kinh tế: Xác định giá thành đầu tư xây dựng, trang thiết bị; Chi phí quản
lý hàng năm; Chi phí điện năng cho 1m3 nước; Chi phí xử lý và xác định giá
thành sản phẩm của 1m 3 nước. Cần thiết kế sao cho đạt hiệu quả làm việc và
xử lý tốt nhưng các chi phí ở mức phù hợp với nguồn vốn.

Cần xác định chuẩn yêu cầu đầu ra của nước cấp: Nước từ nguồn sông Sài Gòn
sau khi xử lý sử dụng cho mục đích ăn uống sinh hoạt, vì thế các chỉ tiêu cần đáp ứng
tiêu chuẩn theo quy định của QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia
về Chất Lượng Nước Ăn Uống.

Phương án thiết kế tối ưu là phương án đáp ứng đầy đủ cả ba yếu tố kỹ thuật,


kinh tế và môi trường. Tính toán thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý
nước cấp dựa trên TCXD 33 - 2006, Cấp nước - Mạng lưới đường ống và các công
trình tiêu chuẩn thiết kế.

Đặc tính của chất lượng nước từ nguồn sông Sài Gòn

- Chất lượng nước mặt thuộc loại A2.

- Nước có độ màu cao, M = 40 º(Pt-Co)

- Các chỉ tiêu có hàm lượng vượt mức cho phép, cần xử lý: Clorua, Thủy Ngân,
Asen, Chì, Cd.

PAC Polymer

Nước nguồn Bể trộn Bể tạo Bể lắng Bể lọc


cơ khí bông ngang nhanh

Lắng nước Chlorine


rửa lọc khử trùng

7
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

`
Bể chứa
nước sạch
Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ được đề xuất để xử lý nước cấp ăn uống từ nguồn
nước mặt sông Sài Gòn.

1.2.3 Thuyết minh công nghệ

Nước mặt từ nguồn (sông Sài Gòn) qua các công trình thu nước được dẫn vào hệ
thống xử lý. Đầu tiên, nước được đưa vào bể trộn cơ khí có cánh khuấy. Tại đây, nhằm
tạo môt trường tốt nhất cho quá trình keo tụ, nước được bổ sung thêm hóa chất keo tụ
PAC, đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh độ pH trong bể cho phù hợp, khoảng
6÷8.5. Tiếp tục, qua đường ống dẫn, nước được đưa sang bể tạo bông (bể phản ứng).

Tại bể tạo bông, khi đủ thời gian để hóa chất tiếp xúc vào keo tụ hoàn toàn các
hạt cặn có trong nước, các bông cặn lớn dễ lắng hơn được hình thành, một lượng vi
sinh trong nước giảm. Nước theo đường ống dẫn sang bể lắng ngang để tiếp tục quy
trình xử lý.

Nước từ bể tạo bông được dẫn qua bể lắng ngang hình chữ nhật. Bể được thiết kế
nhằm mục đích làm giảm nồng độ của các hạt lơ lửng có khả năng lắng xuống đáy bể
bằng trọng lực. Nhiệm vụ của bể là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích thước lớn
(0.2mm) tránh hiện tượng gây bào mòn các chi tiết trong công trình đơn vị xử lý,
đồng thời giúp giảm tải xử lý cho quá trình lọc tiếp sau. Các cặn lắng sẽ được thu gom
lại tại hố thu cặn và cũng được xả ra ngoài theo ống xả cặn. Nước sau khi lắng theo
đường ống dẫn được đưa sang bể lọc nhanh.

Nước ra khỏi bể lắng được phân phối vào bể lọc nhanh (bể lọc áp lực). Bể có
nhiệm vụ giữ lại các hạt vật chất nhỏ và vi khuẩn mà bể lắng chưa xử lý được. Nước
qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp vật liệu lọc, sỏi đỡ, giữ lại các hạt cặn có kích
thước lớn hơn kích thước lỗ rỗng giữa vật liệu lọc, không những thế còn có thể giữ lại
keo sắt, keo hữu cơ tăng độ đục, độ màu. Vì cơ chế lọc nhanh dễ gây tích tụ cặn trên
bề mặt vật liệu lọc, tạo ra trở lực giảm hiệu quả lọc của bể, do đó cần phải tiến hành
rửa lọc theo chu kì. Nước sau khi rửa lọc được đưa về bể tạo bông, vì nước này có khả
năng keo tụ tốt do còn các hạt keo, hạt bông cặn nhỏ. Nó giúp tăng hiệu quả và tốc độ

8
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

hình thành bông cặn khi đưa vào bể tạo bông. Còn phần nước sau khi thấm qua lớp vật
liệu sẽ đưa vào hệ thống thu nước trong, qua đường ống dẫn đi ra khỏi bể lọc.

Nước sau khi ra khỏi bể lọc nhanh được châm hóa chất khử trùng (Chlorine)
bằng máy bơm định lượng nhằm mục đích khử trùng, loại bỏ hoàn toàn các vi sinh, vi
khuẩn có trong nước. Sau đó, nước sạch đã khử trùng được đến bể chứa nước sạch và
phân phối điến các điểm tiêu thụ.

9
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH


TOÁN
2.1 Bể trộn cơ khí

2.1.1 Lý thuyết

Bể trộn cơ khí là bể trộn sử dụng năng lượng của cánh khuấy để tạo ra dòng chảy
rối. Cánh khuấy được cấu tạo theo nhiều dạng khác nhau. Thiết bị này áp dụng cho các
nhà máy nước có mức độ cơ giới hóa cao, thường là nhà máy có công suất làm việc
vừa và lớn.

Hình 2.1 a) Bể trộn cơ khí b) Các loại cánh khuấy

Chú thích:

1. Nước nguồn vào; 2. Cấp dung dịch phèn; 3. Nước ra sau khi trộn;

Nguyên lý hoạt động: Nước và hóa chất đi vào phía đáy bể, sau khi hòa trộn đều
sẽ thu dung dịch trên mặt bể để đưa sang bể phản ứng. Cánh khuấy có thể là cánh tuốc
bin hoặc cách phẳng gắn trên trục quay.

Năng lượng cần thiết để cánh khuấy chuyển động được tính theo công thức:
10
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

P = Kρ n3D5

Trong đó: P - năng lượng cần thiết, W.

 - khối lượng riêng chất lỏng, kg/m3.

D - đường kính cánh khuấy, m.

n - số vòng quay trong 1s, vg/s.

K - hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy.

Năng lượng để quay cánh khuấy chuyển động phụ thuộc vào đường kính bản
cánh và tốc độ chuyển động của cánh khuấy. Đối với khuấy trộn cơ khí, do cường độ
khuấy trộn cao, giá trị Gradien thường từ 800-1000s -1, nên thời gian khuấy trộn ngắn
hơn, chỉ từ 1-3s.

Việc khuấy trộn được tiến hành trong bể trộn hình vuông hoặc hình tròn, tỷ lệ
giữa chiều cao và chiều rộng là 2:1. Cánh khuấy có thể là cánh tuabin hoặc cánh thẳng
gắn trên trục quay.làm bằng hợp kim, thép không rỉ, hoặc bằng gỗ. bộ phận truyền
động đặt trên mặt bể và trục quay đặt theo phương thẳng đứng.

2.1.2 Sơ đồ tính toán

11
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Hình 2.2 Sơ đồ tính toán bể trộn cơ khí.

2.2 Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí

2.2.1 Lý thuyết

Bể tạo bông có chức năng hoàn thành quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước, tạo thành
những bông cặn đủ lớn để được giữ lại trong bể lắng.

Bể phản ứng cơ khí dùng năng lượng của cánh khuấy chuyển động trong nước
tạo ra sự xáo trộn dòng chảy. Cánh khuấy thường có dạng bản phẳng đối xứng qua trục
quay và toàn bộ được đặt theo phương ngang hay thẳng đứng. Kích thước cánh khuấy
được chọn phụ thuộc vào kích thước và cấu tạo bể phản ứng.

Hình 2.3 Bể phản ứng cơ khí.

Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí có ưu điểm là có khả năng điều chỉnh cường độ
khuất trộn theo ý muốn. Nhược điểm chính là cần có máy móc, thiết bị cơ khí chính xác
và điều kiện quản lý, vận hành phức tạp.

Vì vậy nó thường được áp dụng cho các nhà máy nước công suất lớn, có mức độ
cơ giới hóa cao trong sản xuất [3].

2.2.2 Sơ đồ tính toán

12
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Bể phản ứng tạo


bông cặn cơ khí

Tính kích Kích Tính toán Kiểm tra các chỉ tiêu Động cơ quay
thước một thước ván cơ bản của từng
buồng cánh buồng
khuấy
Tính năng
Chiều dài Chọn lượng tiêu
Dung hao tổng
tích Chiều dài cường độ
khuấy, tốc cộng
độ
Chiều
Chiều sâu mực Chiều rộng
nước, chiều cao, rộng Chọn động
đường kính bánh cơ phù hợp
khuấy
Điều
Vị trí đặt chỉnh tốc
trên cánh độ phù
Chiều dài khuấy hợp với
cường độ

Chiều rộng

Hình 2.4 Sơ đồ tính toán bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí.

2.3 Bể lắng ngang

2.3.1 Lý thuyết

Trong xử lý nước cấp, chức năng của bể lắng ngang được dùng để chứa nước cấp
trong giai đoạn lắng, giúp độ trong nguồn nước được ổn định, loại bỏ các cặn bùn
nhanh chóng, hiệu quả.

Bể lắng ngang được xây dựng theo dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn, tùy vào
quy mô hệ thống bể sẽ có hai hay nhiều ngăn. Cấu tạo bể lắng ngang có 4 bộ phận
chính:

13
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

- Vùng phân phối nước vào: Phân bố đều dòng nước vào và cặn lơ lửng trong
tiết diện ngang của vùng lắng.

- Vùng lắng: Nơi xảy ra quá trình lắng cặn.

- Vùng thu nước sau lắng: Thiết kế máng răng cưa thu nước và mương chứa
nước từ máng thu răng cưa, theo ống dẫn đưa sang bể lọc.

- Vùng thu và xả cặn: Hình dạng và độ sâu phụ thuộc vào phương pháp làm
sạch bùn và lượng bùn. Trong Đồ án môn học này sử dụng thiết bị thu gom
cặn cơ khí bằng xích-thanh cào, cần thiết kế độ dốc bể = 1:600.

Hình 2.5 Cấu tạo bể lắng ngang.

Bể hoạt động theo nguyên lý: Nước trong bể sẽ chuyển động từ đầu bể tới cuối
bể, dưới tác dụng của trọng lực, các hạt cặn, chất huyền phù chuyển động xuôi theo
Bểmặt
dòng, phân bố đều trên diện tích lắng
cắtngang
ngang của bể với vận tốc khoảng 0.2m -
0.5m/s, tích tụ xuống vùng đáy và được thải ra ngoài qua hệ thống xả cặn.
Vùng lắng Hệ thống phân phối Mương thu Vùng thu và xả
2.3.2nước
Sơ đồ tính toán. Máng răng cưa cặn
nước tập trung

Diện tích Chọn vận tốc Chọn thời gian


Kích thước vách giữa 2 lần xả
bề mặt As ngăn phân phối: Chọn vận tốc nước nước trong
mương vmương cặn T
trong máng răng
Bpp  Hpp=Fpp
cưa vm
Chiều rộng
mỗi bể B Tiết diện Thể tích vùng
Lưu lượng nước Chiều dài máng mương nén cặn Wc
Chiều dài vào vách ngăn răng cưa Lm
mỗi bể L qpp.
Chọn Bmương Chiều cao vùng
Kiểm tra tải chứa cặn Hc
Chiều cao Chọn vận tốc trọng trên 1m Tính chiều sâu
công tác Hct nước qua lỗ vách dài máng thu. mực nước Hmương
phân phối vpp 14gian
Chọn thời
Kiểm tra tỷ xả cặn t phút
lệ L:B, Tính số lỗ trên Lưu lượng nước
L:H vách ngăn phân vào máng qm
vùng chứa
cặn
Kiểm tra trạng
thái và điều Kích thước máng
kiện Đồ
ổn án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp
định thu: BmHm=Fm GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng
của dòng chảy.
Khe chữ V:
Thời gian lưu Số lượng chữ V (n)
nước T qV
Kiểm tra chiều cao
mực nước h trong
khe V.

Hình 2.6 Sơ đồ tính toán bể lắng ngang.

15
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH


ĐƠN VỊ
3.1 Bể trộn cơ khí

3.1.1 Lựa chọn và tính toán định lượng hóa chất

Lựa chọn hóa chất cho quá trình keo tụ

Theo kết quả chất lượng nước nguồn, độ pH của nước dao động trong khoảng 7.3 -
7.6, PAC là hóa chất được lựa chọn cho quá trình keo tụ với phạm vi hoạt động tối ưu
(trong khoảng pH 6.5 - 8.5) với ưu điểm giúp giảm thiểu việc ăn mòn thiết bị.

Tính toán định lượng hóa chất

Lưu lượng PAC cần dùng:

a ×Q ×100 250× 1041.67 ×100


Qa = b ×1000 = 10× 1000
= 2604,175 L/h

Trong đó: a = 250 mg/L - liều lượng phèn cho 1m3 nước

Q =1041.67 m3/h - lưu lượng nước thô trung bình giờ

b = 10% - nồng độ % dung dịch phèn

Chọn 1 bơm định lượng (hiệu Mitron) lưu lượng dưới 3000 L/h; ống dẫn SS304,
đường kính ngoài 0.1m.

3.1.2 Tính toán kích thước bể trộn cơ khí.

Đối với việc khuấy trộn cơ khí, do cường độ khuấy trộn cao, giá trị gradient vận
tốc thường từ 500 - 1500s-1, nên thời gian lưu nước chỉ từ 45 - 90s.

Chọn hình dạng bể trộn là hình lăng trụ có đáy là hình vuông, tỉ lệ chiều sâu mực
nước và chiều rộng bể là 2:1. Nhiệt độ làm việc của nước 28ºC.

Tra trong Sách Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất (Tập 1) được các
thông số sau:

Độ nhớt của nước : μ = 0.836×10−3 kg/m.s

Khối lượng riêng của nước: ρ = 995.6 kg/m3

16
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Chọn: Cường độ khuấy trộn: G = 1000s-1

Thời gian khuấy trộn: t = 23s

Lưu lượng nước thô:

25000
Q= =0.29 m3/s
24 ×3600

Thể tích cần thiết của bể trộn:

W = Q × t = 0.29 × 23 = 6.67 m3

Đường kính của bể trộn:

W = L2 × H  L = 1.5 m

Chiều sâu mực nước là 3 m

Bảng 3.1 Bảng thông số kích thước bể trộn tính toán

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu


Bể trộn Bê tông cốt thép
Chiều cao bể 3.6* m
Cạnh đáy bể 1.5 m
Thép không gỉ
Vách ngăn**
SS304
Chiều cao vách ngăn 2.4 m
Chiều rộng vách ngăn 0.15 m
(*) cộng thêm 0.6m cho phần khô của bể.

(**) Trong bể đặt bốn tấm chắn để ngăn chuyển động xoay của nước, chiều cao của
vách bằng chiều cao bể, chiều rộng bằng 1/10 đường kính bể.

3.1.3 Tính toán kích thước cánh khuấy

Đường kính bể tương đương:

T=

3 4 ×W

=
√3 4 ×6.67

= 1.62m

Chiều cao mực nước dưới cánh khuấy:

17
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

1 1
B= H= 3=1m
3 3

Đường kính cánh khuấy: Chọn D = 0.65m, B/D = 1.54 (quy phạm 0.7÷1.6)

Trong đó:

D - đường kính cánh khuấy

T - đường kính bể tương đương

H - chiều sâu mực nước

B - chiều sâu mực nước dưới cánh khuấy

Bảng 3.2 Bảng thông số kích thước cánh khuấy của bể trộn cơ khí

Thông số Công thức Giá trị (m)


Cánh khuấy
Đường kính ngoài D 0.65
Đường kính trong 0.75D 0.5
Chiều dày 0.03D 0.0067
Bản cánh khuấy
Chiều dài 0.25D 0.1625
Chiều rộng 0.2D 0.13
Chiều dày 0.03D 0.0067
Trục khuấy
Đường kính 0.12D 0.08
3.3.4 Tính toán các thông số kĩ thuật để chọn động cơ.

Năng lượng cần truyền cho nước:

P = G2×W × µ = (1000)2×6.67 × 0.863 ×10−3 = 5756/s = 5.756 kW

Hiệu suất động cơ là 0.8.

Công suất động cơ bằng P/0.8 = 5.756/0.8 = 7.195 Kw.

Số vòng quay của máy khuấy:

(
P 13
) ( ) = 2 vòng/s = 120 vòng/phút.
1
5756 3
n= 5 =
Kρ d 6.3 ×995.6 × 0.655

18
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Kiểm tra hệ số Reynolds:


2
D 2 ×G × ρ 0.65 × 1000× 995.6
Re = = −3 = 0.5×10 9 > 104 .
μ 0.863 ×10

Vậy động cơ đáp ứng được yêu cầu tạo dòng chảy rối.

Chọn động cơ điện 3 pha Teco AESV2S-10 IE2 công suất 7.5 Kw.

3.3.5 Tính toán đường ống dẫn nước qua bể tạo bông.

Chọn kích thước phần mương dẫn nước qua bể tạo bông là 0.6m  0.6m.

Q 0.29
Kiểm tra vận tốc nước trong ống nước: v = = ¿ 0.85 m/s.
L× H 0.6 × 0.6

Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006, vận tốc nước trong ống dẫn đạt yêu cầu (quy
phạm: 0.8÷1m/s).

3.2 Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí

Nhiệt độ nước là 28oC, lấy thời gian lưu nước là 22 phút.

Thông số thiết kế tham khảo cho bể: Chọn thiết kế 1 bể tạo bông có 2 tường ngăn, có
lỗ D100mm phân bố đều trên bề mặt. Chia bể ra làm 3 ngăn tạo bông, mỗi ngăn có 2
bánh khuấy.

3.2.1 Tính toán kích thước bể phản ứng

Dung tích của một buồng phản ứng:

Q 0.29
V = 3 ×t = 3 × 22× 60 = 127.6 m3

Chọn đường kính bánh khuấy Dbánh = 3m.Vậy, chiều sâu mực nước trong buồng
H = 4m. Diện tích bề mặt của buồng phản ứng:

19
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

V 127.6
A= H = 4
= 31.9 m2

Ta thấy khoảng cách giữa các bánh khuấy trên 2 trục liền kề là 1m. Vậy chiều dài tối
thiểu của buồng: Lmin.buồng = Dbánh + 1 = 3 + 1 = 4m.

Chiều rộng của buồng:

A 31.9
Bbuồng = L = = 7.975m
min. buồng 4

Bảng 3.3 Bảng thông số kích thước của bể phản ứng.

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu


Bể tạo bông có bánh khuấy trục nằm ngang Bê tông cốt thép
Chiều cao* 4.6 m
Rộng 8 m
Dài 12 m
3.2.2 Tính toán kích thước cánh khuấy.

Trên một trục có 2 bánh khuấy cách nhau 1m, cách tường 0.3m. Mỗi bánh khuấy
có 4 cánh chèo đối xứng nhau.

Theo bề rộng, khoảng trống cần có là: 2× 0.3+ 1 = 1.6m.

Chiều dài tối thiểu của mỗi cánh khuấy:

Lmin−1.6 7.975−1.6
Lcánh khuấy = = = 3.1875m.
2 2

Chọn chiều rộng cánh khuấy Bcánh khuấy = 15 cm.

Bảng 3.4 Bảng thông số kích thước của bánh khuấy bể phản ứng

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu


Bánh khuấy SS304
Đường kính 3 m
Cánh khuấy SS304
Dài 3.19 m
Rộng 1.5 m
Ván SS304
20
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Dài 3.19 m
Rộng 0.15 m

3.2.3 Kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản của bể phản ứng

Mỗi cánh khuấy có 3 ván:

0.15
- Ván đầu gắn sát mép ngoài cánh khuấy: r1 = 1.5 - = 1.425m
2

0.15
- Ván 2 đặt tại vị trí 2/3 chiều rộng cánh tính từ tâm quay: r2 = 1 - = 0.925m
2

0.15
- Ván 3 đặt tại vị trí 1/3 chiều rộng cánh tính từ tâm quay: r 3 = 0.5 - =
2
0.425m

Tổng tiết diện ván:

f = 12 ×3.19 ×0.15=¿ 5.742 m2

Tiết diện ngang của bể:

F = B × H = 4× 8 = 32 m2.

Tỉ lệ diện tích cánh khuấy:

f 5.742
= ×100 = 18% (15%<x<20%) (đạt).
F 32

3.19
Tỉ lệ kích thước cánh khuấy L/W = 0.15 = 21.27. Vậy CD = 1.5.

Tốc độ chuyển động tương đối của các cánh khuấy so với nước:

v1 = n×2 π × r1 × 0.75

v2 = n×2 π × r1 × 0.75

v3 = n×2 π × r1 × 0.75

Tiết diện dự kiến của ván: Fc = 3.19 ×0.15 = 0.4785 m2.

Chọn cường độ quay của guồng ở từng buồng lần lượt là 66, 51, 36 s-1.

21
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Năng lượng cần để quay cánh khuấy:

C D × A × ρ × ( v 13+ v 23+ v 3 3 ) 1.5× 0.4785 × ρ × ( v 13 + v 23 + v 33 )


N= =
2 2

Buồng 1:

Công suất tiêu thụ cần thiết của máy khuấy bậc 1:

Pct1 = G2 μ V =662 0.836 10−3 12 8 = 466 W

Hiệu suất động cơ 0.8. Công suất động cơ là 466/0.8 = 582.5 W.

Chọn động cơ 600W AC Servo, 1.91Nm. Tần suất quay của guồng khuấy Buồng 1:

( )
1/3
2N
n1 =
C D × A × ρ [ 2 π × 0.75 ] [ r 1 +r 2 + r 3 ]
3 3 3 3

( )
1 /3
2× 466
¿
1.5 ×0.4785 × 995.6 × [ 2 π ×0.75 ] [ 1.4253 +0.9253 +0.4253 ]
3

= 0.15 vòng/s = 9 vòng/phút.

Buồng 2:

Công suất tiêu thụ cần thiết của máy khuấy bậc 2:

Pct2 = G2 × μ ×V =512 × 0.836 ×10−3 ×128 = 278 W

Hiệu suất động cơ 0.8. Công suất động cơ 278/0.8 =347.5 W.

Chọn động cơ 500W AC Servo, 1.91Nm. Tần suất quay của guồng khuấy Buồng 2 :

( )
1/3
2N
n2 =
C D × A × ρ [ 2 π × 0.75 ] [ r 13 +r 23+ r 3 3 ]
3

( )
1
2 ×347.5
¿ 3

1.5 ×0.4785 × 995.6 × [ 2 π ×0.75 ] [ 1.425 +0.925 +0.425 ]


3 3 3 3

¿ 0.14 vòng/s = 8 vòng/phút

Buồng cuối:

Công suất tiêu thụ cần thiết của máy khuấy bậc 3:

Pct3 = G2 × μ ×V =362 ×0.836 × 10−3 ×128 = 139 W.


22
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Hiệu suất động cơ 0.8. Công suất động cơ 139/0.8 =173.75W.

Chọn động cơ 200W AC Servo, 0.64Nm. Tần suất quay của guồng khuấy Buồng 3:

( )
1/3
2N
n3 =
C D × A × ρ [ 2 π × 0.75 ] [ r 13 +r 23+ r 3 3 ]
3

( )
1
2 ×173.75
¿ 3

1.5 ×0.4785 × 995.6 × [ 2 π ×0.75 ] [ 1.425 +0.925 +0.425 ]


3 3 3 3

¿ 0.11 vòng/s = 6 vòng/phút.

3.3 Bể lắng ngang

L
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài ( )  6
B
(được đánh giá là tối ưu) [1], kết cấu từ vật liệu bê tông cốt thép. Mương thu nước tập
trung đặt ở cuối bể. Máng thu nước sau lắng là máng răng cưa.

Xả cặn bằng biện pháp cơ giới: sử dụng thiết bị cào cặn cơ khí dầm cầu chạy.
Lưu lượng nước qua ống dẫn nước vào, ống phân phối và ống dẫn nước từ bể
lắng sang bể lọc thiết kế lớn hơn lưu lượng dòng chảy tính toán 20÷30% [6]

Thông số nước nguồn cần thiết:

- SS = 30 mg/l

- Độ màu M = 40º PtCo

- Lưu lượng dòng chảy tính toán:

1ngày
Q = 25000 m3/d = 25000 m3/ngày  24 h = 1041.67 m3/h

1h
= 1041.67 m3/h  3600 s = 0.289 m3/s.

- Chọn tải trọng bề mặt: v 0 = 45 m3/m2.ngày (chọn trong khoảng 40-70 m3/m2.d) [1].

Chọn số lượng bể thiết kế: N = 3 bể (tối thiểu 2 bể).

Chọn nhiệt độ nước: t = 20ºC.

3.3.1 Vùng lắng

23
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Diện tí bề mặt của vùng lắng:


3
Q 25 000 m /d 2
As = = 3 2
=555.56 m
v 0 45 m /d . m

Số bể lắng ngang thiết kế: N = 3 bể lắng.

A s 555.56 m2
Vậy diện tí bề mặt của 1 bể lắng là: = =185.19 m2 /¿bể.
3 3 bể

Chọn chiều rộng của 1 bể: B = 3.6 m.

As 555.56
Chiều dài bể: L= = = 51m.
N × B 3 × 3.6

L 51
Kiểm tra tỷ số chiều dài và chiều rộng: = 14  6 (đạt yêu cầu thiết kế)
B 3.6

Chọn chiều cao công tác: Hct ¿2.5 m.

Kiểm tra tỷ số chiều dài và chiều cao trung bình:

L 51
= 20 > 15 (đạt yêu cầu thiết kế).
H 0 2.5

Kiểm tra chế độ và trạng thái của dòng chảy trong bể

Bán kính thủy lực của bể:

B × H ct 3.6× 2.5
R= = =1.05 m.
B+2 H ct 3.6+2.5 × 2

Vận tốc chảy ngang trung bình của nước trong bể:
3
Q 0.289 m / s
vf = = =0.010703 m/s
N × B × H 3× 3.6 ×2.5

= 10.703mm/s < 16.3 mm/s (vận tốc xói cặn) [3]

Ở t = 20ºC, độ nhớt động học của nước v = 1.1 ×10−6 m2 / s

Giá trị hệ số Reynold:

v f × R 0.010703 m/s ×1.05 m


Re ¿ = −6 2
=10217< 20 000 (đạt yêu cầu thiết kế).
v 1.1×10 m / s

Vậy nước trong vùng lắng của bể chuyển động theo chế độ chảy tầng.

24
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Tính chuẩn số Froude để đảm bảo điều kiện ổn định dòng, giảm tác dụng ngắn dòng
[5]:
2
(vf ) ( 0.010703 m/s )2
Fr ¿ = =1.112 ×10 > ¿ 10 (đạt yêu cầu thiết kế).
−5 −5
gR 2
9.81m/ s × 1.05 m

Chuẩn số Fr > 10-5 đảm bảo điều kiện ổn định dòng trong bể.

Như vậy, xây 3 bể lắng, mỗi bể kích thước rộng B = 3.6m. Chiều dài bể lắng L = 51m.
Thời gian lưu nước:

∀ L × B × H ct × N 51 ×3.6 × 2.5× 3
T= = = = 1.32 giờ  1 giờ 20 phút.
Q Q 1041.67

Diện tích cửa vào bể lắng

Q 25000
Fcửa vào = N × v = −2
=9.012m2 = 3.6m  2.5m
h 86400 ×3 ×1.0703 ×10

3.3.2 Hệ thống phân phối nước vào bể

Việc phân phối nước vào trên toàn bộ mặt cắt ngang của bể là điều kiện cực kỳ
quan trọng, bởi vì nếu nước vào không được phân phối đều sẽ gây ra hiện tượng ngắn
dòng, tạo các xoáy nước nhỏ làm cho dòng chảy vùng lắng không ổn định, gây vỡ các
bông cặn. Biện pháp hiệu quả nhất là đặt tấm phân phối có khoan lỗ, kích thước bằng
mặt cắt ngang của bể.

Ta đặt vách ngăn phân phối đặt cách tường 1.5m (quy phạm: 1÷2m). Tốc độ
nước phân phối qua các lỗ theo quy phạm 0.2 ÷ 0.3 m/s [3-6]. Chọn v pp = 0.3 m/s.

Chiều rộng vách ngăn phân phối: Bpp = B = 3.6 m.

Chiều cao tấm phân phối: Hpp = Hct - htrung hòa = 2.5- 0.3 = 2.2 m.

Diện tích công tác của vách ngăn phân phối nước vào bể:

Fpp = Bpp  Hpp = 3.6  2.2 = 7.92 m2

Lưu lượng nước qua tấm ngăn phân phối vào bể:
3
25 000 m /d
Qpp = 24 h = 347.22 m3/h = 0.0965 m3/s
3 bể

25
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Diện tích cần thiết của các lỗ trên vách ngăn phân phối nước vào :

q 3
∑ f pp= v tt = 0.0965 m /s
0.3 m/s
=0.3217 m2.
pp

Chọn đường kính lỗ tròn khoan trên tấm ngăn phân phối: dpp = 90mm = 0.09 m.

() ( )
2 2
d 0. 09 −3 2
Diện tích 1 lỗ: f pp=π × =π × =6.316 ×10 m .
2 2

Số lượng lỗ trên vách ngăn phân phối nước vào:

n pp =
∑ f pp = 0.3217 m
2
=41. Chọn npp = 45 lỗ
f pp −3 2
6.316 × 10 m

Bố trí lỗ trên vách ngăn phân phối nước theo bố cục: 9 hàng dọc và 5 hàng ngang, tổng
số lỗ đục: 9  5 = 45 lỗ. Các lỗ bố trí cách nhau 0.36 m theo chiều ngang và 0.44 m theo
chiều dọc.

0.0965
v= =0. 37
Vận tốc nước qua lỗ thực tế: π × 0.09
2
m/s.
45 ×
4
2 2
v 0.37
Tổn thất áp lực qua lỗ: h =  =1 × =0.00 5 8m = 5.8 mm.
2g 2× 9.81

3.3.3 Hệ thống máng thu nước

Máng thu răng cưa

Máng thu chất nổi được sử dụng là máng inox răng cưa, ñaët doïc theo chieàu
daøi cuûa beå. Vận tốc nước trong máng: v m = 0.6 m/s.

Vận tốc trong vùng lắng:

Q 25000
3 3 −3
vlắng = = =0.525× 10 m/s
L× B 86400 ×51 ×3.6

Tổng chiều dài máng thu nước:

Q 25000
Lm > 5× H × v = =44.1 m. Chọn Lm = 60m
ct lắng 86400 ×5 ×2.5 × 0.525× 10−3

Chọn số máng cần là 2 máng/1 bể.

26
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

B 3.6
Khoảng cách giữa các tim máng a = = =1.8 < 1.5Hct = 3.75 (thỏa)
2 2

L 60
Chiều dài 1 máng : l= = =30 m.
2 2

Tổng chiều dài máng thu nước: L = 60m. Máng thu nước từ hai phía, chiều dài mép
máng thu là 2  60 = 120 m.

Tải trọng trên 1m chiều dài máng thu:

q 25000 m3 /d
q m= = =208.33m3 /d . m (quy phạm:  250m3 /d .m ) (thỏa)
2L 120 m

Vận tốc nước trong máng: v m = 0.6 m/s.

Lưu lượng nước vào mỗi máng:

25000
qm = 86400 ×3 = 0.0965 m3/s

Tiết diện máng mỗi bể:

qm 0.0965 2
Am = = =0.161 m .
vm 0.6

Chọn bề rộng máng: Bm = 0.5m

A m 0.161
Chiều sâu máng thu: Hm = = =0.16 m.
Bm 0.5

Chọn tấm xẻ khe chữ V, góc đáy 90º để điều chỉnh cao độ mép máng. Chiều cao chữ
V là 5cm, đáy là 10cm. Mỗi mét dài có 5 khe chữ V, khoảng cách giữa các đỉnh
10cm.. Số lượng chữ V xẻ trên 1 máng:

n = (Lm + Bm)  2  5 = (30 + 0.5)  10 = 304.5. Chọn n = 306 chữ V.

Lưu lượng nước qua mỗi khe chữ V:

q m 0.0965
qV= = = 0.0003154 m3/s.
n 306

Mặt khác, ta còn có 1 công thức để tính toán lưu lượng nước qua mỗi khe chữ V:
5
q V =1.4 × h [3]
2

27
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Với h - chiều cao mực nước trong khe V, cm. Vậy chiều cao h:

( ) =0.0 27m = 2.7cm < 5cm (thỏa).


−4 2
3.154 ×10 5
→ h=
1.4

Mương tập trung thu nước đã lắng

Chọn vận tốc nước trong mương: v mương = 0.6 m/s (quy phạm: 0.6÷0.8 m/s) .

Tiết diện mương:

Q 0.289 2
Amương = = =0.4817 m .
vm 0.6

Chọn chiều rộng mương: Bmương = 1m.

Chiều dài mương bằng chiều rộng bể: Lmương = B = 3.6 m

Chiều sâu mực nước trong mương thu nước tập trung cuối bể:

A mương 0.4817 m 2
Hmương = = =0.4 8 m
Bmương 1.1

3.3.4 Vùng thu và xả cặn

Thể tích vùng chứa cặn của bể lắng ngang:

25000
T ×q × ( C−m ) 24 × × ( 65.3−10 )
Wc =  =  24 = 30.722 m3 [6]

3 ×15000

Trong đó:

Wc - Thể tích vùng chứa cặn của bể lắng, m3.

T - thời gian giữa hai lần xả cặn, chọn T = 24h.

q - Lưu lượng tính toán tính theo m3/h.

N - Số lượng bể lắng. N = 3 bể.

m - Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi lắng [7]. Chọn m =10 g/m3.

 - nồng độ trung bình của cặn đã nén sau thời gian T, g/m 3 . Ta có:  = 15000 g/m3
[6].

C - Hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng, xác định bằng công thức:

28
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

C = Cn + KP + 0.25M + V = 30 + 1  25.3 + 0.25  40 + 0 = 65.3 g/m3

Trong đó: Cn - hàm lượng cặn nước nguồn, Cn = 30g/m3.

M - độ màu của nước nguồn, tính bằng độ. M = 40º (Pt/Co)

P - hàm lượng phèn cho vào nước, g/m3, tính theo công thức:

P = 4√ M =4 × √ 40=25.3 g/m3 (CT 6-1, TCXDVN 33:2006).

K - hệ số phụ thuộc độ tinh khiết của phèn sử dụng.

Chọn K = 1 (phèn nhôm không sạch).

V - hàm lượng vôi (nếu có) cho vào nước, g/m3. V = 0.

Chiều cao trung bình của vùng chứa nén cặn:


3
Wc 30.722 m
Hc =
As
= 833.33 m 2 = 0.11 m. Chọn Hc = 0.15 m.
3 bể

Tốc độ nước chảy ở cuối máng không nhỏ hơn 1m/s. Chọn vc = 1.25 m/s.

Chọn thời gian xả cặn: t =10 phút (quy định: t = 10÷20 phút) [6]

Lưu lượng cặn khi xả 1 bể:

W C 30.722
qc-n = = =0.0512 m3/s.
t 10 × 60

Tiết diện máng thu cặn:

qc−n 0.0512 2
Fc= = =0.041 m .
vc 1.25

Đường kính ống xả cặn:

Dc=
√ 4 × qc−n
π × vc √=
4 × 0.0512×120 %
π × 1.5
= 0.23m.

Chọn đường kính ống thu cặn đặt trong máng thu cặn Dc = 0.25m = 250mm

Máy cào bùn (thiết bị thu cặn)

Thiết bị cào cặn dầm cầu chạy. Với tốc độ thu cặn 10mm/s.

3.3.5 Kích thước xây dựng


29
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Chiều cao trung bình của bể lắng:

Chọn chiều cao bảo vệ (khoảng cách từ mực nước tới thành bể): Hbv = 0.6 m.

Chiều cao xây dựng của bể lắng:

HXD = Hct + Hc + Hbv = 2.5 m + 0.8 + 0.6 = 3.9m.

Bể sử dụng thiết bị cào cặn cơ khí thiết kế đánh cặn theo độ dốc i = 0.01từ cuối bể về
đầu bể [8].

Xây dựng bể bằng bê tông, tường dày 200mm.

Vậy, tổng chiều dài xây dựng bể lắng (kể cả ngăn thu nước):

LXD = 51m + 1.1m + 20.2= 52.4m

Chiều rộng xây dựng bể lắng:

BXD = 3.6m +20.2= 4m

Thể tích một bể lắng:

V = LBH = 51m3.62.95m = 541.62m3

Lượng nước mất đi dùng cho việc xả cặn (tính bằng % lưu lượng nước xử lý):

K p × W c 1.2 ×30.722 ×3
P= = ×100 %=0.435 %
QT 1041.67 ×24

Trong đó: KP - hệ số pha loãng cặn. KP = 1.2 với xả cặn bằng cơ giới [6].

30
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

Thông số Bảng 3.5 ThôngGiá


số trị Ghi chú
thiết kế của bể lắng ngang
Q : Lưu lượng tính toán 25 000 m3/d = 1041.67 m3/h
= 0.289 m3/s
N : Số bể lắng thiết kế 3 bể lắng
Tải trọng bề mặt 45 m3/d.m2
As : Diện tích bề mặt vùng lắng 555.56 m2 = 185.186 m2/1 bể
B : Chiều rộng bể 3.6m/1 bể
L : Chiều dài bể 51m/1 bề
Hct: Chiều cao công tác 2.5m
R : Bán kính thủy lực 1.05m
vf :Vận tốc chảy ngang TB 0.010703 m/ s
Hệ số Re 10217
Chuẩn số Fr 1.11210-5
T : Thời gian lưu nước 1 giờ 20 phút
vpp: vận tốc nước vào lỗ phân 0.3 m/s
phối
Vách ngăn phân phối: BppHpp 3.6m  2.1m
Số lỗ đục trên vách phân phối 45 dlỗ=0.09m
vmáng 0.6m/s
Tải trọng trên 1m máng thu 208.33 m3/d.m
Kích thước máng răng cưa: 30m0.5m0.16m
LmBmHm
Kích thước máng thu nước tập 3.6m1m0.48m
trung: Lm Bmương  Hmương
Dmtt: đường ống dẫn nước từ Dmương = 0.45 m
máng thu sang mương thu.
vc 1.25m/s
Wc : thể tích vùng chứa nén cặn 30.722 m3
Dc: đường ống xả cặn 0.25m
Hc: Chiều cao vùng chứa cặn 0.15m
HBV: Chiều cao bảo vệ 0.6m
HXD: Chiều cao xây dựng 3.55m
Độ dốc 0.01

31
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

32
Đồ án môn học Kỹ thuật Xử Lý Nước Cấp GVHD: PGS.TS Đặng Viết Hùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] M. L. Davis, Water and Wastewater Engineering Design Principles and
Practice, Second edition. The McGraw-Hill Companies, US, 1976.

[2] Đ. V. Hùng, Subject for Undergraduate Degree Water Treatment Engineering,


PowerPoint slides, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, 2019.

[3] T. X. Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà
Nội, 2004.

[4] T. X. Lai, Tính toán các công trình xử lý và phân phối nước cấp, NXB Xây
dựng, Hà Nội, 2007.

[5] N. N. Dung, Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2005.

[6] Bộ Xây Dựng, Tiêu chuẩn Xây dựng Quốc gia (TCXDVN 33:2006) Cấp nước -
Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội, 3/2006.

[7] Bộ Y Tế, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01:2009) Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về Chất lượng nước ăn uống, Hà Nội, 2009.

[8] L. M. Triết, N. T. Hùng, N. P. Dân, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, NXB
Đại học Quốc gia TPHCM, 2008.

33

You might also like