You are on page 1of 130

Kết quả phân tích chuỗi cung

ứng các ngành trong bối cảnh


COVID-19
Tác động của COVID-19 tới các ngành Việt Nam: Lộ trình phục
hồi và thúc đẩy các chuỗi cung ứng tiềm năng trong bối cảnh mới

BÁO CÁO

Tháng 8, 2021

Báo cáo tóm tắt | 1


Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc (UNDP) ủy thác cho EY Việt Nam thực hiện. TS. Nguyễn Việt Long (EY Việt Nam) là trưởng
nhóm nghiên cứu và TS. Abhishek Gupta (EY Ấn Độ) hỗ trợ phụ trách về mặt kỹ thuật. Chuyên
gia ngành bao gồm ông Kanv Garg (EY India) cho ngành ô tô - xe điện, TS. Vijay Sardana (Ủy
ban Nông nghiệp & Doanh nghiệp Nông nghiệp của Liên đoàn các ngành công nghiệp Ấn Độ)
cho ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Thành viên hỗ trợ thực hiện dự án bao gồm Th.S
Nguyễn Thu Hằng (EY Việt Nam), TS. Prerna Kaushal (EY Ấn Độ), bà Lưu Ngọc Trâm (EY Việt
Nam), bà Yassna Gautam (EY Ấn Độ) và ông Shravanth Galipelli (EY Ấn Độ).
Báo cáo này sử dụng ý kiến đầu vào cho phần phân tích chuỗi cung ứng chuyên sâu từ 50 đại
diện của các doanh nghiệp, hợp tác xã, viện nghiên cứu, hiệp hội trong 3 ngành nông nghiệp,
chế biến thực phẩm và ô tô – xe điện, và đại diện Bộ Công Thương, bộ Nông Nghiệp, và bộ Giao
thông và Vận tải.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã nhận được những ý kiến đóng góp có giá trị từ ông Lê Mạnh Hùng
(Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bà Nguyễn Thị Lệ Quyên
(Chuyên viên Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), TS. Trần Mạnh Thắng (Viện
Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn), TS. Nguyễn Hữu Tiến (Vụ môi trường, Bộ Giao thông và Vận Tải), bà Nguyễn Thị
Kim Thúy (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương), bà Caitlin Wiesen (Trưởng đại diện thường trú
UNDP tại Việt Nam), ông Đào Xuân Lai (UNDP), ông David Payne (UNDP), bà Sojin Jung
(UNDP).

Báo cáo tóm tắt | 1


Miễn trừ trách nghiệm
Báo cáo kết quả phân tích chuỗi cung ứng các ngành trong bối cảnh COVID-19 (sau đây gọi là
“Báo cáo”) được chuẩn bị và xây dựng bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (sau đây gọi
là “Chúng tôi” hoặc “EY”) với sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (sau đây gọi là “Khách hàng” hoặc “UNDP”) trong khuôn khổ dự án “Tác động
của COVID-19 tới các ngành Việt Nam: Lộ trình phục hồi và thúc đẩy các chuỗi cung ứng tiềm
năng trong bối cảnh mới”.
Những phát hiện phân tích trong báo cáo được dựa trên các thông tin thu thập thông qua kết quả
khảo sát phỏng vấn doanh nghiệp và nghiên cứu thứ cấp. EY đã chú trọng xác minh tính xác
thực và tính chính xác của các Nguồn được sử dụng. Tuy nhiên, EY hay bất cứ cá nhân, tổ chức
nào khác liên quan tới EY đều không đưa ra tuyên bố hoặc bảo đảm, dù được thể hiện bằng văn
bản hay bằng lời nói, về tính xác thực, tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin, dữ liệu
hoặc quan điểm mà bên thứ ba hoặc nguồn thứ cấp cung cấp cho chúng tôi.
Quan điểm được trình bày trong báo cáo này là quan điểm của (các) tác giả và không đại diện
cho quan điểm của Liên Hợp Quốc, bao gồm UNDP hoặc các Quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc.
@ Ernst & Young Vietnam Ltd., 2021

Báo cáo tóm tắt | 2


Mục lục
Lời cảm ơn ............................................................................................................................... 1
Miễn trừ trách nghiệm ............................................................................................................. 2
Mục lục ..................................................................................................................................... 3
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................ 4
Danh mục bảng biểu ................................................................................................................ 7
Tóm tắt báo cáo ....................................................................................................................... 9
Lời mở đầu ..............................................................................................................................15
I. Phương pháp tiếp cận........................................................................................................17
II. Tổng quan về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam .....20
III. Phân tích chiến lược và tổng quan chuỗi cung ứng 10 ngành nhằm đánh giá và lựa
chọn 03 ngành ưu tiên............................................................................................................24
IV.Lựa chọn ba ngành nghiên cứu chuyên sâu ....................................................................29
V. Phân tích chuyên sâu chuỗi cung ứng ngành ..................................................................34
1. Nông nghiệp ...............................................................................................................34
2. Chế biến thực phẩm ...................................................................................................40
3. Ô tô và xe điện............................................................................................................44
VI.Khuyến nghị các giải pháp dựa trên phân tích chuỗi cung ứng chuyên sâu.................49
1. Nông nghiệp ...............................................................................................................49
2. Chế biến thực phẩm ...................................................................................................72
3. Ô tô và xe điện............................................................................................................86
VII. Phụ lục ..........................................................................................................................94
1. Phụ lục 1: Kết quả phỏng vấn ...........................................................................................94
2. Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn ......................................................................................96
3. Phụ lục 3: Tổng quan thị trường thế giới ..........................................................................99
4. Phụ lục 4: Các khu vực sản xuất tại Việt Nam ................................................................110
5. Phụ lục 5: Các bên tham gia trọng yếu theo các ngành tại Việt Nam ..............................113
6. Phụ lục 6: Công cuộc chuyển đổi xe điện tại các quốc gia..............................................116

Báo cáo tóm tắt | 3


Danh mục từ viết tắt
AFF Agriculture – Forestry – Fishery
(Nông – Lâm – Ngư nghiệp)

APHIS Animal and Plant Health Inspection Service


(Dịch vụ kiểm tra sức khỏe động thực vật)

B2B Business to Business


(Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp)

B2C Business to Customer


(Doanh nghiệp tới Khách hàng)

CFC Common Facility Centers


(Trung tâm dịch vụ chia sẻ)

COVID-19 COVID-19 pandemic


(Đại dịch COVID-19)

GAP Good Agricultural Practices


(Chứng chỉ Thực hành nông nghiệp tốt)

GDP Gross Domestic Product


(Tổng sản phẩm quốc nội)

GSO General Statistics Office of Viet Nam


(Tổng cục Thống kê)

eNAM Electric National Agriculture Market


(Thị trường Nông nghiệp Quốc gia)

EV Electric vehicle
(Xe điện)

EY Ernst & Young


(Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam)

F&B Food and Beverage

Báo cáo tóm tắt | 4


(Thực phẩm và Đồ uống)

FDI Foreign Direct Investment


(Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)

HS code Harmonised System code


(Hệ thống mã HS code)

IP Intellectual Property
(Sở hữu trí tuệ)

M&A Mergers and Acquisitions


(Mua bán và sáp nhập)

MARD Ministry of Agriculture and Rural Development


(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

MOF Ministry of Finance


(Bộ Tài chính)

MOIT Ministry of Industry and Trade


(Bộ Công Thương)

MOST Ministry of Science and Technology


(Bộ Khoa học và Công nghệ)

MOT Ministry of Transport


(Bộ Giao thông Vận tải)

MNC Multinational company


(Công ty đa quốc gia)

NAFOSTED National Foundation for Science and Technology Development


(Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia)

OEM Original Equipment Manufacturing


(Sản xuất thiết bị gốc)

R&D Research and Development


(Nghiên cứu và Phát triển)

Báo cáo tóm tắt | 5


SMEs Small and Medium Enterprises
(Doanh nghiệp vừa và nhỏ)

SOEs State Owned Enterprises


(Doanh nghiệp Nhà nước)

UIL University Industry Link


(Liên kết Đại học – Ngành)

UK United Kingdom
(Vương quốc Anh)

UNDP United Nations Development Programme


(Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc)

US United States
(Hợp chủng quốc Hoa Kì)

USDA United States Department of Agriculture


(Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

VIRAC Vietnam Industry Research and Consultancy


(Công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam)

Báo cáo tóm tắt | 6


Danh mục bảng biểu
Danh mục Hình
Hình 1: Khung phân tích các yếu tố cạnh tranh bền vững của các ngành kinh tế Việt Nam ......17
Hình 2. Cơ cấu sử dụng tài nguyên của Việt Nam ....................................................................20
Hình 3. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có văn bằng, chứng chỉ .......................................21
Hình 4. Số lượng hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ ở Châu Á .........................................................22
Hình 5. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ (2020) ......22
Hình 6. Top các thương hiệu F&B được bình chọn bởi người tiêu dùng (2020) ........................42
Hình 7. So sánh giá ô tô giữa các quốc gia ...............................................................................45
Hình 8. Hệ sinh thái EV .............................................................................................................47
Hình 9. Các yếu tố chính quyết định tăng trưởng doanh số bán xe điện ...................................48
Hình 10. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính .................................................................100
Hình 11. Các quốc gia dẫn đầu và các quốc gia đang phát triển trong ngành nông nghiệp toàn
cầu ..........................................................................................................................................102
Hình 12. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp toàn cầu ........102
Hình 13. Quy mô thị trường toàn cầu doanh thu theo thời gian (nghìn tỷ USD) ......................104
Hình 14. Các quốc gia dẫn đầu và đang phát triển trong ngành chế biến thực phẩm..............104
Hình 15. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành chế biến thực phẩm toàn cầu
...............................................................................................................................................105
Hình 16. Doanh số bán xe trên toàn thế giới theo thời gian (triệu chiếc) .................................107
Hình 17. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính .................................................................107
Hình 18. Mạng lưới thương mại toàn cầu của thị trường ô tô .................................................109
Hình 19. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành ô tô và xe điện toàn cầu .....109
Hình 20. Các vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam ......................................................110
Hình 21. Phân bố vùng nguyên liệu và vùng sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm tại Việt Nam ..................................................................................................................111
Hình 22. Các cụm công nghiệp ô tô tại Việt Nam ....................................................................112
Hình 23. Thống kê thị trường xe điện tại khu vực APAC .........................................................116
Hình 24. Trữ lượng khoáng sản sản xuất pin EV toàn cầu ......................................................123

Danh mục Bảng


Bảng 1. Các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu ..............................................................101
Bảng 2. Các quốc gia nhập khẩu nông sản hàng đầu .............................................................101

Báo cáo tóm tắt | 7


Bảng 3. Các quốc gia xuất khẩu linh kiện ô tô hàng đầu .........................................................108
Bảng 4. Các quốc gia nhập khẩu linh kiện ô tô hàng đầu ........................................................108
Bảng 5. Các bên tham gia trọng yếu trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ............................113
Bảng 6. Các bên tham gia trọng yếu trong chuỗi giá trị ngành chế biến thực phẩm ................114
Bảng 7. Các bên tham gia trọng yếu trong chuỗi giá trị ngành ô tô .........................................115
Bảng 8. Các ưu đãi từ Chính phủ và mục tiêu quốc gia về EV ................................................120
Bảng 9. Phân loại xe điện .......................................................................................................120
Bảng 10. Các nhà sản xuất xe điện dẫn đầu ...........................................................................122
Bảng 11. Nhà sản xuất pin EV hàng đầu.................................................................................125
Bảng 12. Doanh nghiệp tái chế pin .........................................................................................127
Bảng 13. So sánh giữa các công nghệ EVSE .........................................................................128

Báo cáo tóm tắt | 8


Tóm tắt báo cáo
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức và thiệt hại trên toàn thế giới. Tại Việt
Nam, COVID-19 đã gây ra không ít khó khăn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia cũng
như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Trong khi Việt Nam đã chứng minh được khả năng kiểm soát và xử lý dịch bệnh khá tốt, Chính
phủ nhận thấy cần kịp thời đánh giá chính xác và có biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của
đại dịch lên chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển bền vững của khu vực
tư nhân hậu COVID-19. Cùng nhìn tới một mục tiêu chung như vậy, Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) đã mời Ernst & Young (EY) thực hiện nghiên cứu và phân tích về tác động của
COVID-19 tại Việt Nam nói chung và ảnh hưởng của đại dịch lên chuỗi cung ứng trên 10 lĩnh vực
kinh tế quan trọng của quốc gia, từ đó đề xuất các khuyến nghị cho ba lĩnh vực ưu tiên đã chọn.

Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của dự án


Phạm vi nghiên cứu của dự án bao gồm việc nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng của một số
ngành chiến lược và quan trọng của quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Từ cơ sở đó,
nhóm nghiên cứu tìm kiếm các cơ hội mới và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị và tính bền vững của chuỗi cung ứng trong ba lĩnh vực
được lựa chọn và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tham gia vào chuỗi cung ứng
trong nước và toàn cầu.

Phương pháp luận


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp. Nghiên cứu sơ cấp bao gồm gần 50 cuộc phỏng vấn với các
doanh nghiệp và tổ chức để tìm hiểu tác động của đại dịch đối với các doanh nghiệp và xác định
những khó khăn và thách thức, cũng như ứng phó của doanh nghiệp đối với những trở ngại này.
Quá trình nghiên cứu thứ cấp được thực hiện dựa trên cơ sở tài liệu có sẵn nhằm tìm hiểu tác
động của COVID-19 đối với chuỗi cung ứng ở cả Việt Nam và trên thế giới, từ đó, xác định các
xu hướng và chuyển dịch quốc tế hậu COVID-19 và so sánh các chính sách.
Khung phân tích sử dụng trong quá trình nghiên cứu được hiệu chỉnh từ mô hình Double Diamond
của Porter. Dựa trên mô hình này, EY tiến hành phân tích để tìm hiểu hiện trạng và khả năng
cạnh tranh của 10 lĩnh vực được chọn nghiên cứu. Mười lĩnh vực này bao gồm: (i) ô tô và xe
điện, (ii) nông nghiệp, (iii) lâm nghiệp, (iv) thủy sản, (v) chế biến thực phẩm, (vi) điện tử, (vii) năng
lượng, (viii ) dệt may, (ix) da giày, và (x) du lịch.

Lựa chọn các ngành ưu tiên


Nhằm xác định các ngành có tiềm năng lớn trong việc gia tăng giá trị trong nước, tạo việc làm,
góp phần củng cố khả năng phục hồi và ứng phó kinh tế với dịch COVID-19 của Việt Nam, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kết hợp phân tích định lượng và phân tích định tính.
Ba lĩnh vực được đề xuất để phân tích chuyên sâu bao gồm nông nghiệp, chế biến thực phẩm
và ô tô - xe điện, vì những lý do sau:
Thứ nhất, từ kết quả phân tích định lượng của nhóm nghiên cứu, ngành nông nghiệp được xác
định là ngành có nhiều tiềm năng đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế nhất, tiếp đến là
ngành dệt may và lâm nghiệp. Tuy nhiên, phân tích định tính về triển vọng thị trường toàn cầu
cho thấy ngành dệt may sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhu cầu sụt giảm trên toàn thế giới. Trong
khi đó, ngành lâm nghiệp của Việt Nam lại đang vướng phải một số cuộc điều tra của Hoa Kỳ, và

Báo cáo tóm tắt | 9


có rủi ro ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu của ngành. Do đó, trong ba lĩnh vực này, ngành
nông nghiệp là lựa chọn tốt nhất để phân tích sâu hơn.
Thứ hai, qua phân tích định tính cho thấy các lĩnh vực có điều kiện thuận lợi để phát triển nhờ
định hướng chiến lược của Chính phủ và triển vọng từ thị trường toàn cầu. Các lĩnh vực này bao
gồm: ô tô - xe điện, điện tử và chế biến thực phẩm. Trong ba lĩnh vực này, lĩnh vực chế biến thực
phẩm có lợi thế vì có mối liên kết chặt chẽ và trực tiếp với ngành nông nghiệp, tạo ra giá trị gia
tăng cho nông sản. Trong khi đó, sự phát triển của ngành xe điện sẽ mở ra cơ hội mới cho đất
nước trong việc phát triển một hệ sinh thái mới, dựa vào lợi thế của ngành để trở thành một phần
của tăng trưởng EV toàn cầu, thích ứng với xu hướng hướng đến các sản phẩm thân thiện với
môi trường và đạt được các mục tiêu bền vững, như mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK)
của Chính phủ.

Phân tích chuỗi cung ứng ngành


Nhằm phân tích sâu hơn về chuỗi cung ứng của ba lĩnh vực ưu tiên đã chọn, nhóm nghiên cứu
sử dụng phương pháp tiếp cận 5 bước:
► Bước 1: Xác định các khâu trong chuỗi cung ứng
► Bước 2: Phân tích các khâu đã xác định
► Bước 3: Đánh giá hệ sinh thái kinh doanh
► Bước 4: Xác định các vấn đề và thách thức trọng yếu
► Bước 5: Khuyến nghị các giải pháp phù hợp
Một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng của ba ngành được xác
định là:
1. Ngành Nông nghiệp:
► Tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và ứng dụng truy xuất nguồn gốc: Những điểm yếu này
hiện diện trong phần lớn các khâu của chuỗi cung ứng nông nghiệp, bao gồm nguyên liệu
đầu vào, sản xuất và phân phối. Vấn đề này được xem là thách thức đối với ngành nông
nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao giá trị, thông qua việc phân phối đến các kênh thương
mại hiện đại và xuất khẩu, trong khi các thị trường có yêu cầu chất lượng nhập khẩu ngày
càng khắt khe, đặc biệt là dưới tác động của dịch COVID-19.
► Hệ thống mạng lưới logistics kém phát triển dẫn đến tình trạng giảm giá bán và tăng chi phí
phân phối cho sản phẩm nông sản: Cơ sở vật chất hạn chế, ví dụ trong công nghệ bảo quản
như kho lạnh và trung tâm chiếu xạ là nguyên nhân làm tăng chi phí logistics và thời gian vận
chuyển, đồng thời giảm chất lượng và giá bán.
► Các kênh phân phối không chính thức: Các kênh phân phối không chính thức dễ bị gián đoạn
và dẫn đến sự không ổn định trong kinh doanh. Trong thời kỳ đại dịch, thương mại biên giới
bị gián đoạn gây khó khăn lớn cho các nhà xuất khẩu trên thị trường không chính thức.
► Việc thiếu các hoạt động giá trị gia tăng dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp:
■ Thương hiệu: Nông sản Việt Nam còn hạn chế về thương hiệu trên thị trường trong nước
và quốc tế do nhận thức của người nông dân và DNVVN về lợi ích thương mại từ việc
xây dựng thương hiệu và marketing còn hạn chế.

Báo cáo tóm tắt | 10


■ R&D và ứng dụng công nghệ: Việc thiếu các hoạt động ứng dụng công nghệ (sản xuất,
chế biến và bảo quản), máy móc tiên tiến và đầu tư cho R&D cũng là những vấn đề then
chốt trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
2. Ngành chế biến thực phẩm:
► Thiếu nguyên liệu thô cả về số lượng và chất lượng: Nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu
nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn bao gồm thất thoát sau thu hoạch trong sản xuất nông
nghiệp, do hệ thống và công nghệ bảo quản sau thu hoạch và hệ thống logistics kém phát
triển.
► Truy xuất nguồn gốc: Những thách thức đối với việc truy xuất nguồn gốc bao gồm tài liệu
theo dõi viết tay đối với thông tin sản phẩm và chứng nhận dễ bị làm giả, các đại lý không
được cấp phép và thiếu các phương pháp và công nghệ truy xuất nguồn gốc cho ngành thực
phẩm.
► Xây dựng thương hiệu và marketing: Trở ngại chính nằm ở năng lực hạn chế của các doanh
nghiệp trong các hoạt động xây dựng thương hiệu và marketing. Thương hiệu Việt Nam chưa
được công nhận trên thị trường quốc tế và tại thị trường trong nước, các thương hiệu nước
ngoài vẫn đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
3. Ngành ô tô và xe điện:
► Hai thách thức chính của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là tính kinh tế về quy mô thấp và
chi phí sản xuất kém cạnh tranh trong phân khúc xe CKD. Việt Nam có thị trường tiêu thụ và
sản lượng ô tô nhỏ. Tỷ lệ sở hữu ô tô được ước tính là tương đối thấp so với các nước khác.
Phương tiện hai bánh vẫn chiếm ưu thế trên thị trường giao thông của Việt Nam do chi phí
phù hợp và dễ thích ứng với cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế.
► Xe CKD sản xuất tại Việt Nam đắt hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia.
Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn phụ tùng xe vẫn phải nhập khẩu với mức thuế cao, chi
phí cao trong đóng gói và kiểm tra chất lượng. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam còn yếu, tỷ lệ nội địa hóa hạn chế và mạng lưới nhà cung cấp chủ yếu là sản
phẩm công nghệ thấp như săm lốp, ghế ngồi, gương, kính, dây nịt cáp, pin và các sản phẩm
nhựa.
► Các vấn đề chính mà Việt Nam phải đối mặt trong ngành xe điện là thiếu chính sách và
khuyến khích từ chính phủ để tạo động lực phát triển ban đầu cho ngành này, đặc biệt là đối
với hoạt động sản xuất xe điện và phát triển cơ sở hạ tầng sạc.

Các giải pháp được khuyến nghị


Sau đây là các giải pháp được khuyến nghị dựa trên phân tích chuỗi cung ứng của 3 ngành được
lựa chọn:
1. Ngành nông nghiệp:
► Giai đoạn 1: Hỗ trợ thanh khoản cho nông dân và an ninh lương thực cho người tiêu
dùng (Ngắn hạn)
■ Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ (Common Facility Center – CFC) cho nông
nghiệp
o Xác định vùng sản xuất nông nghiệp và các vị trí tiềm năng:

Báo cáo tóm tắt | 11


Xác định vùng sản xuất nông nghiệp là bước đầu tiên cần được thực hiện khi xem xét thành lập
Trung tâm dịch vụ chia sẻ. Việc xác định này là quan trọng và cần thiết bao gồm các thông tin về
nguồn cung cấp, các cơ sở chế biến nông sản hiện tại, cũng như khoanh vùng được các vị trí
thuận lợi (gần khu vực sản xuất). Bên cạnh đó, việc rà soát các khu chế biến nông sản hiện có
cũng nên được tiến hành.
o Thành lập Trung tâm dịch vụ chia sẻ thí điểm:
Việc phát triển mạng lưới các Trung tâm dịch vụ chia sẻ của quốc gia có thể là một dự án dài
hạn, nhưng mô hình Trung tâm dịch vụ chia sẻ tạm thời và thí điểm nên được phát triển cho toàn
bộ các mặt hàng dễ hư hỏng, dễ gặp rủi ro gián đoạn thị trường do dịch bệnh như dịch COVID-
19.
o Mô hình đầu tư:
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và phân tích các thông lệ tốt nhất ở các nước đã phát triển CFC
thành công, dòng vốn đầu tư ban đầu có thể đến từ Nhà nước, trước khi có những chương
trình khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân, đặc biệt là FDI, các tổ chức phát triển và các nhà
tài trợ.
■ Tạo nền tảng kết nối người bán - người mua B2B
Trước hết, phòng tổng đài điều phối từ xa giúp kết nối người mua và nhà cung cấp cần được
thành lập ngay trong giai đoạn ngắn hạn. Việc thiết kế phòng tổng đài điều phối từ xa này có thể
giúp làm giảm tác động của việc gián đoạn thị trường khi các giao dịch trực tiếp bị hạn chế trong
thời gian bùng phát dịch COVID-19. Các tổng đài hỗ trợ nên trang bị bàn thông tin giúp nông dân
địa phương nắm bắt được các xu hướng nhu cầu trên thế giới/ theo mùa và nâng cao nhận thức
của nông dân về các tiêu chuẩn toàn cầu như GAP. Ngoài ra, các thiết bị hỗ trợ việc trao đổi qua
video có thể được trang bị tại các tổng đài này để hỗ trợ giao dịch và đàm phán giữa người mua
và người bán.

► Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn)


■ Đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông
nghiệp:
Để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp, điều quan trọng là phải xác định
các tiêu chuẩn toàn cầu hiện có. Đồng thời, phải đưa ra các cơ chế để đảm bảo các sản phẩm
trong nước đáp ứng với các tiêu chuẩn này. Việc xây dựng các trung tâm kiểm định chất lượng
đạt chuẩn sẽ là yếu tố then chốt giúp đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp. Bên
cạnh đó, cần phát hành các bản dịch chất lượng của các tài liệu hướng dẫn đáp ứng tiêu chuẩn
GAP/ GlobalGAP để từ đó, có thể nhanh chóng phổ biến đến nông dân và DNVVN và đưa các
tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu vào VietGAP.

Liên quan đến truy xuất nguồn gốc, phải xác định các tiêu chuẩn toàn cầu về truy xuất nguồn gốc
cùng với việc xác định công nghệ phù hợp với khả năng tài chính để hỗ trợ công tác truy xuất
nguồn gốc ở Việt Nam. Cần ưu tiên sử dụng các công nghệ được phát triển trên nền tảng ứng
dụng, đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm chủ lực như gạo, thanh long, cà phê và hạt điều.

■ Tăng cường nghiên cứu và phát triển, ưu tiên nghiên cứu giống
Cần rà soát và cập nhật các công cụ tài trợ gián tiếp hướng đến việc khuyến khích hoạt động
R&D của khu vực tư nhân. Đồng thời, cần rà soát các chính sách và khuôn khổ thể chế hiện có
để có cơ sở phát triển các hình thức hỗ trợ tài chính như bảo lãnh khoản vay. Việc thúc đẩy hợp
tác giữa các trường Đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu
và ứng dụng cũng rất quan trọng.

Báo cáo tóm tắt | 12


■ Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản
Nâng cao nhận thức về xây dựng thương hiệu, giá trị và lợi ích của thương hiệu đối với người
nông dân và nhà sản xuất thông qua đào tạo và truyền thông. Việc xây dựng thương hiệu phải
được gắn liền với các tiêu chuẩn về chất lượng và truy xuất nguồn gốc phù hợp.

► Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn)
■ Xây dựng kho hàng không chuyên dụng:
Rà soát khối lượng nông sản cần quản lý tại các kho cảng hàng không, công suất của các hàng
hàng không hiện tại để xác định nhu cầu cho kho cảng hàng không chuyên dụng và các vị trí tiềm
năng. Do các kho cảng hàng không chuyên dụng phục vụ cho việc giao thương hàng hóa dễ
hỏng, như hoa, trái cây và rau quả, nên những kho cảng này đòi hỏi một lượng đầu tư lớn vào
các cơ sở thiết bị bảo quản lạnh đặc biệt.

■ Tạo nền tảng thương mại điện tử B2B:


Từ kinh nghiệm khởi tạo và vận hành nền tảng kết nối giữa người bán và người mua, lập kế
hoạch xây dựng nền tảng thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp B2B. Thiết lập nền
tảng thương mại trực tuyến với cơ chế thanh toán trực tuyến và đấu giá điện tử giúp kết nối nông
dân, nhà sản xuất với ngành công nghiệp thực phẩm và người mua ở thị trường quốc tế.

2. Ngành chế biến thực phẩm:

► Giai đoạn 1: Ứng phó với những thách thức do tác động của COVID-19 (Ngắn hạn)
■ Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ (Common Facility Center – CFC):

Do mối liên kết chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và ngành chế biến thực phẩm, các Trung tâm
dịch vụ chia sẻ có thể là điểm trung gian nơi các sản phẩm nông nghiệp được chuẩn bị trước
khâu chế biến. Trung tâm dịch vụ chia sẻ cho ngành chế biến thực phẩm có thể ở gần nguồn
nguyên liệu thô, hoặc tại các địa điểm tập trung hoạt động sản xuất thực phẩm (như khu công
nghiệp), phụ thuộc vào đặc điểm các dịch vụ được cung cấp.

► Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn)


■ Tăng cường tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm chế biến:
Cần xác định các yêu cầu về tiêu chuẩn tại các thị trường có giá trị cao, từ đó hỗ trợ các DNVVN
sản xuất thực phẩm vượt qua những khó khăn trong quá trình đáp ứng với các tiêu chuẩn này.
Xem xét khả năng tiếp cận của các nhà sản xuất, các đối tác xuất khẩu thực phẩm đối với các
cơ sở kiểm định chất lượng. Về lâu dài, các cơ sở kiểm định này nên được xây dựng như một
phần của CFC.

■ Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa và quốc tế:
Rà soát hiện trạng cơ sở vật chất và hoạt động R&D tại các cụm sản xuất tập trung nhiều doanh
nghiệp chế biến thực phẩm như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ. Trong các cụm
sản xuất này, cần xem xét cung cấp ưu đãi để thiết lập các trung tâm R&D và phát triển CFC với
cơ sở vật chất phù hợp phục vụ cho việc phát triển sản phẩm.

► Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn)
■ Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thực phẩm chế biến
Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu phải nâng cao được nhận thức của DNVVN về
thương hiệu, giá trị và lợi ích của thương hiệu thông qua đào tạo và truyền thông. Các chính sách
khuyến khích cụ thể phải được đưa ra để thu hút FDI vào công tác xây dựng thương hiệu và tiếp

Báo cáo tóm tắt | 13


thị cùng với việc xem xét các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xây dựng
thương hiệu và tiếp thị.
3. Ngành ô tô và xe điện

► Xây dựng lộ trình điện hóa phương tiện giao thông toàn diện để thu hút các dự án EV,
nguồn vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng cần thiết:
Cần tạo ra một chính sách cân bằng giữa yếu tố cung và cầu, khuyến khích sự tham gia của
doanh nghiệp trong nước vào các cấu phần của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu cần được xác
định trong lộ trình. Hơn nữa, cần thành lập một cơ quan trung ương để phối hợp các bộ liên quan
xây dựng và thực hiện đánh giá chiến lược/lộ trình, và điều chỉnh các chính sách liên quan, chẳng
hạn như về thuế, môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông và sạc điện, tiêu chuẩn, R&D.

► Phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện:


Tính khả dụng và khả năng tiếp cận của các cơ sở hạ tầng sạc điện được coi là một rào cản lớn
trong việc đẩy nhanh quá trình đưa hệ thống xe điện vào sử dụng ở tất cả các quốc gia. Hiện tại,
hầu hết các quốc gia đều đang trong giai đoạn đầu mở rộng cơ sở hạ tầng sạc điện, ngoại trừ
Trung Quốc và Na Uy. Việc tăng số lượng cơ sở hạ tầng sạc điện công cộng bao gồm các điểm
sạc nằm ở ven đường, trạm xăng, một số vị trí sạc trong thành phố và trên đường cao tốc sẽ
giúp loại bỏ quan ngại của người tiêu dùng về tiếp cận hạ tầng sạc điện.
► Xây dựng hệ sinh thái EV:
Ngoài việc xây dựng các chính sách tiến bộ và môi trường pháp lý phù hợp, hệ sinh thái hỗ trợ
với sự tham gia của ngành liên quan cũng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi EV. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và Hoa Kỳ, một số cơ quan chính phủ, OEM ô tô, nhà
sản xuất thiết bị điện tử, các công ty công nghệ và tiện ích về điện, các công ty bất động sản đã
đi đầu trong việc xây dựng hệ sinh thái này. Việt Nam được khuyến nghị xây dựng các chính
sách và chương trình để thu hút sự quan tâm của các bên liên quan về hệ sinh thái EV.

Báo cáo tóm tắt | 14


Lời mở đầu
Năm 2020 là một năm với nhiều thách thức, nổi bật trong số đó là đại dịch trên phạm vi toàn cầu
gây ra bởi virus SARS-CoV-2 (còn được gọi là đại dịch COVID-19). Kể từ khi virus SARS-CoV-2
được xác định lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, đại dịch do virus này gây ra đã tạo áp lực lên
không chỉ hệ thống y tế mà còn lên nền kinh tế toàn cầu và xã hội nói chung.
Bất chấp những thách thức đáng kể này, Việt Nam, nhờ những biện pháp phản ứng kịp thời từ
Chính phủ, đến thời điểm hiện tại đã đạt được thành công nhất định trong việc thực hiện mục
tiêu kép là vừa phòng chống đại dịch và vừa phát triển kinh tế xã hội. Năm 2020, Tổng cục Thống
kê (GSO) ước tính GDP Việt Nam tăng 2,91%. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đây là một
trong những tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Ngoài ra, tính đến 24 tháng 6 năm
2021, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 13,989 trường hợp mắc COVID-19 - đây là một con số
nhỏ so với 180 triệu trường hợp được thống kê trên toàn cầu[1]. Mặc dù đã đạt được những thành
tựu này, nền kinh tế Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do COVID-
19. Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đánh giá tác động của dịch COVID-19 lên chuỗi cung ứng
các ngành tại Việt Nam, cũng như xác định các cơ hội và hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch
hỗ trợ ứng phó và phục hồi bền vững cho khối doanh nghiệp tư nhân, UNDP đã lựa chọn EY với
vai trò là công ty tư vấn, chịu trách nghiệm thực hiện phân tích chuỗi cung ứng trên 10 lĩnh vực
chính tại Việt Nam, đồng thời thực hiện phân tích sâu và đề xuất các khuyến nghị cho ba lĩnh vực
ưu tiên đã chọn.
Phạm vi công việc của dự án bao gồm:
► Đánh giá mang tính chiến lược, tổng quan chuỗi cung ứng các ngành tại Việt Nam trong bối
cảnh đại dịch COVID-19;
► Khuyến nghị xây dựng các chính sách hỗ trợ và giải pháp của chính phủ cho ba ngành ưu
tiên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị nội địa và nâng
cao tính bền vững của chuỗi cung ứng, bao gồm phân tích chuyên sâu nhằm xác định các
cơ hội mới cho doanh nghiệp và khả năng hỗ trợ từ Chính phủ.
Để tiến hành phân tích, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận hỗn hợp, kết hợp
giữa nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp. Nghiên cứu sơ cấp bao gồm kết quả của gần 50 cuộc phỏng
vấn với các bên liên quan để tìm hiểu tác động của đại dịch lên các doanh nghiệp và xác định
những thách thức, cũng như các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp đối với những thách thức
này. Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn trên các khâu khác nhau của chuỗi cung ứng, bao gồm
các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp hội, viện nghiên
cứu và cơ quan chính phủ. Nghiên cứu thứ cấp bao gồm quá trình tổng hợp, phân tích các báo
cáo, thống kê, nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác động của COVID-19 lên chuỗi cung ứng ở cả Việt
Nam và trên thế giới, để xác định các xu hướng và chuyển động quốc tế dưới tác động của
COVID-19.
Bản báo cáo tóm tắt này tập trung vào các kết quả chính của nghiên cứu. Phần đầu của báo cáo
phân tích tổng quan về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, trong
khi phần thứ hai và thứ ba sẽ trình bày đánh giá ở cấp vĩ mô về hiện trạng và khả năng cạnh

thông tin điện tử Bộ Y tế 2021, Bản tin dịch sáng 24/6: Thêm 42 ca mắc COVID-19, Việt Nam có tổng số
[1] Cổng

13.989 bệnh nhân, <https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/ban-tin-dich-sang-24-


6-them-42-ca-mac-covid-19-viet-nam-co-tong-so-13-989-benh-nhan>

Báo cáo tóm tắt | 15


tranh của 10 ngành kinh tế Việt Nam, cùng với cơ sở lý luận đằng sau việc lựa chọn ba ngành
ưu tiên cho các bước sau của nghiên cứu. Phần thứ tư trình bày phân tích cụ thể về ảnh hưởng
của COVID-19 đến doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm và ô tô.
Trong phần này, các thách thức, rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp liên quan đến ảnh hưởng của
COVID-19 và các vấn đề nội tại của chuỗi giá trị ngành sẽ được phân tích. Phần cuối cùng của
báo cáo đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia và tăng giá trị của doanh nghiệp Việt
Nam, cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, giảm thiểu sự gián đoạn và đáp ứng các
tiêu chí mang tính bền vững.

Báo cáo tóm tắt | 16


I. Phương pháp tiếp cận
Phân tích chiến lược và tổng quan chuỗi cung ứng 10 ngành
Mười ngành được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng bao gồm: (i) ô tô, (ii) nông
nghiệp, (iii) lâm nghiệp, (iv) thủy sản, (v) chế biến thực phẩm, (vi) điện tử, (vii) năng lượng (năng
lượng tái tạo), (viii) dệt may, (ix) da giầy, và (x) du lịch.
Thông qua việc sử dụng khung phân tích được hiệu chỉnh từ mô hình Double Diamond của
Porter, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích ở cấp độ vĩ mô, dựa trên các thông tin cơ bản
và hệ sinh thái dữ liệu quốc gia, để nắm bắt hiện trạng và khả năng cạnh tranh của 10 ngành nói
trên (xem Hình 1). Khung phân tích bao gồm các yếu tố sau của năng lực cạnh tranh: (i) Nguồn
lực vật lý, (ii) Nhu cầu thị trường, (iii) Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ và (iv) Nguồn
nhân lực.

Hình 1: Khung phân tích các yếu tố cạnh tranh bền vững của các ngành kinh tế Việt Nam
Những phân tích này sẽ được sử dụng làm cơ sở để đánh giá theo điểm và xây dựng ma trận
nhằm lựa chọn các ngành ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo.
Nhằm xác định các ngành có tiềm năng gia tăng giá trị trong nước, đóng góp tạo việc làm, góp
phần củng cố khả năng phục hồi và ứng phó kinh tế với dịch COVID-19 của Việt Nam, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kết hợp giữa các tiêu chí định tính và định lượng.
9 tiêu chí định lượng bao gồm:
► Đóng góp vào GDP: tiêu chí thể hiện mức độ đóng góp vào GDP của từng ngành.
► Khả năng thay thế nhập khẩu: tiềm năng của mỗi ngành trong việc thay thế nguyên liệu
nhập khẩu, đối với ngành du lịch là khả năng đẩy mạnh du lịch nội địa thay thế du lịch nước
ngoài trong điều kiện bất ổn.

Báo cáo tóm tắt | 17


► Tiềm năng xuất khẩu: thể hiện tiềm năng xuất khẩu của từng ngành, dựa trên số liệu xuất
khẩu trong quá khứ, xu hướng xuất khẩu và tiềm năng hưởng lợi từ các Hiệp định thương
mại.
► Đóng góp vào tổng số lao động: thể hiện mức độ đóng góp tạo việc làm, dựa trên tỷ lệ lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong từng ngành.
► Tác động của COVID-19: thể hiện tác động của COVID-19 lên từng ngành, dựa trên giá trị
xuất khẩu tăng lên/giảm xuống của từng ngành trong năm 2020.
► Khoảng cách giữa yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và mức độ sẵn có/có thể có: thể
hiện khoảng cách giữa những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và mức độ sẵn có/có thể có
của Việt Nam.
► Khoảng cách giữa yêu cầu về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có/có thể có: thể hiện
khoảng cách giữa những yêu cầu về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có/có thể có của Việt
Nam.
► Khoảng cách giữa yêu cầu về vốn và mức độ sẵn có/có thể có: thể hiện khoảng cách
giữa những yêu cầu về vốn và mức độ sẵn có/có thể có của Việt Nam.
► Khoảng cách giữa yêu cầu về công nghệ và mức độ sẵn có/có thể có: thể hiện khoảng
cách giữa những yêu cầu về công nghệ và mức độ sẵn có/có thể có của Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng và vốn là 02 yêu cầu đầu tiên trong việc thành lập doanh nghiệp. Trọng đó, “Yêu
cầu về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có/có thể có” và “Yêu cầu về vốn và mức độ sẵn có/có thể
có” được đánh trọng số ở mức 15%. Mỗi tiêu chí còn lại chiếm 10% tổng số điểm. Các ngành sẽ
được đánh giá dựa trên ba cấp độ tác động (thấp, trung bình và cao) và được thể hiện tại ma
trận đánh giá theo điểm của các ngành dựa trên 9 tiêu chí.
Việc đánh giá 9 tiêu chí nêu trên được thực hiện dựa trên dữ liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế xã
hội cả nước phát hành bởi Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng năm phát
hành bởi Tổng cục Hải quan và các nguồn thông tin từ quốc tế như từ EMIS, Oxford Economics.
Phân tích định tính về định hướng chiến lược của Chính phủ và nhu cầu của thị trường toàn cầu
trong trung và dài hạn nhằm đề xuất 03 ngành ưu tiên cho nghiên cứu chuyên sâu.

Phân tích chuyên sâu


Để tiến hành phân tích chuyên sâu chuỗi cung ứng 03 ngành ưu tiên, nhóm nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp tiếp cận gồm 5 bước:
► Bước 1 – Xác định các cấu phần trong chuỗi cung ứng: Nhóm nghiên cứu đã xác định
và liên kết các thành phần và các bên liên quan thuộc chuỗi cung ứng trên cơ sở cân nhắc
một số yếu tố như quá trình cung ứng nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối, và các hoạt
động gia tăng giá trị.
► Bước 2: Phân tích các cấu phần đã xác định: Nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá tác
động của dịch COVID-19 lên chuỗi cung ứng ngành theo nhiều khía cạnh (vd. tài chính, hoạt
động kinh doanh, logistics, v.v.). Từ việc đánh giá, nhóm nghiên cứu xác định mức độ dễ chịu
tổn thương và tác động của dịch COVID-19 tới từng cấu phần.
► Bước 3: Đánh giá hệ sinh thái chuỗi cung ứng: Sau khi đánh giá hệ sinh thái chuỗi cung
ứng của ngành, bao gồm: phạm vi địa lý của chuỗi cung ứng và mức độ sử dụng tài nguyên

Báo cáo tóm tắt | 18


thiên nhiên (đất, nước, năng lượng), nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích khoảng cách trong
hệ sinh thái kinh doanh. Các khoảng cách xác định được có liên quan đến một số khía cạnh
bao gồm: khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận tài chính, tiếp cận công nghệ, cơ sở hạ tầng,
kỹ năng, giáo dục, tiêu chuẩn, chính sách và môi trường pháp lý, liên kết quốc tế và địa
phương, nhu cầu đào tạo và những yếu tố khác. Song song, nhóm nghiên cứu cũng thực
hiện so sánh chính sách của Việt Nam với các quốc gia khác ở Châu Á và/hoặc các quốc gia
dẫn đầu trong lĩnh vực.
► Bước 4: Xác định các vấn đề và thách thức trọng yếu: Dựa trên kết quả phân tích ở các
bước trước, nhóm nghiên cứu tiếp tục xác định các rủi ro, vấn đề và thách thức khiến chuỗi
cung ứng dễ bị tác động bởi dịch COVID-19. Từ đó, thực hiện phân tích nguyên nhân, hệ quả
và cơ hội nâng cao hiệu suất/ khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng và tính bền vững trong
chuỗi cung ứng.
► Bước 5: Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ và giải pháp phù hợp: Nhóm nghiên cứu
thực hiện khuyến nghị các chính sách hỗ trợ và giải pháp phù hợp với ngành sau giai đoạn
nghiên cứu thứ cấp, tham vấn với các bên liên quan và thực hiện so sánh, đối chiếu với chính
sách hiện có. Các khuyến nghị bao gồm:
■ Để nâng cao hiệu suất/ khả năng cạnh tranh, củng cố vị thế của Việt Nam, gia tăng giá trị
nội địa và tận dụng tối đa vốn FDI và các quan hệ hợp tác.
■ Để thúc đẩy sự hội nhập của các DNVVN vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nước.
Các chính sách hỗ trợ và giải pháp đề xuất sẽ được hoàn thiện trong quá trình tham vấn với
UNDP, các bộ ban ngành và các bên liên quan để đảm bảo tính khả thi, phù hợp và tránh dư
thừa.
Để thực hiện dự án này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận kết hợp giữa nghiên
cứu thứ cấp và nghiên cứu sơ cấp. Nghiên cứu sơ cấp bao gồm kết quả từ gần 50 cuộc phỏng
vấn thực hiện với các bên liên quan nhằm nắm bắt tác động của đại dịch lên hoạt động kinh
doanh cũng như nhằm xác định các thách thức và động thái từ phía doanh nghiệp nhằm ứng phó
với những thách thức này. Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn để bao gồm đa dạng các bên
liên quan của các chuỗi cung ứng, bao gồm doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tư nhân, hiệp hội, viện nghiên cứu và cơ quan chính phủ. Nghiên
cứu thứ cấp bao gồm việc tổng hợp và rà soát những nghiên cứu trước đó nhằm nắm bắt các
tác động của dịch COVID-19 lên chuỗi cung ứng ở Việt Nam và thị trường toàn cầu, xác định các
xu hướng và sự chuyển dịch trên thế giới sau COVID-19, thực hiện so sánh và đối chiếu các
chính sách.

Báo cáo tóm tắt | 19


II. Tổng quan về các yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam

Cơ cấu mục đích sử dụng đất Lượng điện tiêu thụ năm Cơ cấu mục đích sử dụng
tại Việt Nam (GWh), 2018 nước tại Việt Nam, 2019
Ngư 3%
nghiệp 5%
2%
Lâm
nghiệp Hộ gia 11%
45% đình
Phi nông 33%
nghiệp
Khác 1%
17% Công 81%
Nông nghiệp Thương
nghiệp 59% mại và
35% dịch vụ
công
5%
Nông lâm nghiệp
3% Nông nghiệp Ngư nghiệp
Công nghiệp Dân dụng

Hình 2. Cơ cấu sử dụng tài nguyên của Việt Nam


Đất đai: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2018, tổng diện tích đất của Việt
Nam là 33,1 triệu ha, trong đó 35% được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, 45% cho lâm nghiệp
(23% là đất rừng sản xuất), 2% cho đất mặt nước (để khai thác thủy sản), 1% cho đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất) [2].
Tuy nhiên, với việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do trong những năm gần
đây, các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu tập trung vào các cơ hội công nghiệp trong nước,
khiến cho nhu cầu sử dụng đất sản xuất phi nông nghiệp cao hơn. Trước sự phát triển này, Quy
hoạch sử dụng đất quốc gia toàn diện và các cơ chế định giá hiệu quả cho việc sử dụng đất phi
nông nghiệp sẽ là những yếu tố then chốt để tiếp tục phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế.
Năng lượng: Việt Nam có trữ lượng tài nguyên nguyên sinh lớn và tiềm năng cho năng lượng
tái tạo cao. Năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55/NQ-TW về định hướng Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, đã đạt được thành công trong
việc khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng
vẫn chưa được thay đổi, dẫn đến tình trạng quá tải đường dây và giảm tải điện năng vào năm
2021 [3]. Để hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ cần nỗ lực tăng cường cung cấp
năng lượng và nâng cao hiệu suất trong tiêu thụ năng lượng thông qua việc tập trung phát triển
cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng.
Nguồn nước: Tài nguyên nước ở Việt Nam rất phong phú và dồi dào với 16 lưu vực sông chính,
gần 3.500 con sông trong hệ thống sông dày đặc và phức tạp, với lượng mưa trung bình gần
2.000 mm (mm) một năm [4]. Tuy nhiên, phần lớn nguồn nước của Việt Nam nằm ngoài sự quản

[2] Tổng cục thống kê 2018, Thống kê sử dụng đất.


[3] Nguyen Manh 2021, Cắt giảm năng lượng tái tạo là bắt buộc, <https://vneconomy.vn/cat-giam-nang-luong-tai-tao-
la-bat-buoc.htm>
[4] World Bank Group 2019, Vietnam: Toward a safe, clean, and resilient water system.

Báo cáo tóm tắt | 20


lý trực tiếp của quốc gia, vì hơn 60% tài nguyên nước ở Việt Nam là từ các nguồn xuyên biên
giới ở thượng nguồn [5]. Ngoài ra, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, áp lực từ tốc độ tăng trưởng
dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng khiến tài nguyên nước có nguy cơ cạn
kiệt và ô nhiễm [6].
Nguồn nhân lực: Hiện nay, một trong những lợi thế cạnh tranh chủ chốt của Việt Nam là nguồn
lao động giá rẻ và có tay nghề thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang hướng đến thực hiện nâng cao
khả năng nghiên cứu và phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước khác cũng như nhằm
chuẩn bị cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để đạt được những mục tiêu trên, Việt
Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn lao động có tay nghề cao và
giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài.

1.78
Trình độ sơ cấp
2.5

2.64
Trình độ trung cấp
2.33

2.19
Trình độ cao đẳng
2

Trình độ đại học và 5.92


cao hơn 5.92

12.53
Tổng
12.74

0 2 4 6 8 10 12 14
Triệu người
Q2 2019 Q2 2020

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2020


Hình 3. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có văn bằng, chứng chỉ
Nguồn lực đổi mới sáng tạo: Việt Nam đang thể hiện nỗ lực cải thiện năng lực nghiên cứu và
phát triển của mình. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2011 đến năm 2017,
mức chi tiêu cho công tác nghiên cứu và phát triển quốc gia đã tăng từ 0,19% lên 0,52% GDP
(tăng 270%). Tuy nhiên, mức độ chi tiêu cho công tác này của Việt Nam vẫn còn thấp so với các
nước khác, như Malaysia (1,3% GDP) và Singapore (2,2% GDP) [7]. Do đó, cần chú trọng đầu tư
phát triển phân khúc này nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển trong tương lai.

[5] OpenDevelopment Vietnam 2018, Water Resources,


<https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/topics/water/#ref-2059931-4>
[6] World Bank 2019, Better water resources management can address water security challenges in Vietnam,

<https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2019/05/30/better-water-resources-management-can-address-
water-security-challenges-in-vietnam>
[7] Bộ Khoa học và Công nghệ 2018, Báo cáo Khoa học và Công nghệ.

Báo cáo tóm tắt | 21


80,000
71,997
67,975
70,000

60,000

50,000

40,000
30,932
30,000

20,000

10,000 7,415 6,454


749 2,060 2,316 971
0
Thương hiệu Sáng chế Thiết kế công nghiệp

Việt Nam Singapore Malaysia

Nguồn: WIPO, 2018. Hồ sơ thống kê quốc gia


Hình 4. Số lượng hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ ở Châu Á
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 28,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 13,6
tỷ USD (47,7%) được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với tổng
vốn gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai và Trung Quốc đứng
thứ ba[8].

Các quốc
gia khác,… Singapore,
31.52%

Hồng Kông,
7.00%

Đài Loan, 7.21%


Hàn Quốc, 13.84%
Nhật Bản, 8.29% Trung Quốc,
8.62%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH & ĐT


Hình 5. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ (2020)
Cơ sở hạ tầng giao thông: Dự kiến ngành cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam sẽ tăng trưởng
với tốc độ trung bình là 5,5%/năm từ năm 2020 đến năm 2029. Mức độ tăng trưởng này chủ yếu

[8] Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020.

Báo cáo tóm tắt | 22


được thúc đẩy bởi đầu tư vào hệ thống đường cao tốc, đường bộ, cảng hàng không và giao
thông đô thị [9].

Cơ hội giao thương


Tính đến tháng 9 năm 2020, Việt Nam đã tham gia 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang
trong quá trình đàm phán 3 hiệp định FTA khác. Trong các FTA Việt Nam đã tham gia, có hai
hiệp định thương mại thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Các
FTA này có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu và
nâng cao khả năng thu hút đầu tư.

Mối liên kết với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Những trở ngại trong việc thiết lập mối liên kết giữa DNVVN và các doanh nghiệp FDI bao
gồm: thiếu lao động lành nghề, không đủ tiêu chuẩn chất lượng, năng lực quản lý và đổi
mới yếu kém. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam chủ yếu tập
trung vào các hoạt động cấp 3 trong chuỗi cung ứng và công nghiệp phụ trợ. Với vị trí là nhà
cung cấp gián tiếp, các DNVVN của Việt Nam không nhận được nhiều hỗ trợ và chuyển giao kiến
thức hoặc công nghệ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do đó, các
mối liên kết vẫn còn yếu và các tiến bộ trong hoạt động chuyển giao năng suất vẫn bị hạn chế.

[9] Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020.

Báo cáo tóm tắt | 23


III. Phân tích chiến lược và tổng quan chuỗi
cung ứng 10 ngành nhằm đánh giá và lựa
chọn 03 ngành ưu tiên
Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê từ Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2020, ngành nông nghiệp đóng góp 10,82% vào GDP
của Việt Nam[10]. Trên một phần ba (34,5%) lực lượng lao động của Việt Nam đang tham gia trong
lĩnh vực này[11]. Năm 2020, tổng sản lượng của ngành đạt 29,6 tỷ USD [12].
Dù là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản nhưng nhìn chung, Việt Nam
chỉ tham gia vào giai đoạn giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, như xuất khẩu nguyên
liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế. Trong làn sóng COVID-19 đầu tiên, giá một số mặt hàng nông
sản đã giảm trên 10% do đơn đặt hàng giảm. Ví dụ, đầu tháng 4/2020, giá cà phê nhân xô tại
Tây Nguyên xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, với mức giảm 3,6% so với nửa cuối tháng
trước, cho thấy tính biến động vốn có trong ngành này [13].
Các nhà nghiên cứu thị trường dự báo ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình
10% mỗi năm cho đến năm 2022 [14].

Lâm nghiệp
Đóng góp vào GDP của ngành lâm nghiệp tăng từ 0,34% năm 2017 lên 0,4% GDP năm 2020. Tính
đến năm 2020, tổng sản lượng ngành lâm nghiệp đạt 1,9 tỷ USD.

Tại Việt Nam, dưới tác động của đại dịch COVID-19, trong nửa đầu năm 2020, 80% người mua đã
ngừng hoặc hủy đơn đặt hàng và chỉ có 7% các doanh nghiệp là hoạt động bình thường. Điều này
khiến giá gỗ nguyên liệu giảm, gây thua lỗ cho các nhà sản xuất trong nước. Xuất khẩu gỗ và lâm
sản cũng giảm [15].

Vào cuối năm 2020, ngành lâm nghiệp vẫn ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc về giá trị xuất khẩu,
ở mức 15,7% [16]. Ngành lâm nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 10%/năm
cho đến năm 2022 [17].

Thủy sản

[10] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2020.


[11] Tổng cục thống kê 2019.
[12] EMIS, Oxford Economic
[13] ARIT, 2020. Agriculture market news.
[14] EMIS, Oxford Economic 2020 và tính toán của EY
[15] Bộ NN & PTNT, 2020. Báo cáo tình hình triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn 6 tháng đầu năm

và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.


[16] TCTK 2020, Báo cáo kinh tế - xã hội Qúy 4 và năm 2020.
[17] EMIS, Oxford Economic và tính toán của EY

Báo cáo tóm tắt | 24


Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam. Năm 2020, ngành thủy sản đóng góp
4-5% vào GDP cả nước, 9-10% vào kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho khoảng 4 triệu người
[18]
, và tổng sản lượng của ngành đạt 9,1 tỷ USD [19].
Trong làn sóng COVID-19 đầu tiên vào tháng 3 năm 2020, khảo sát bởi Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam với các đơn vị xuất khẩu trong nước cho thấy mức giảm 30-50% số lượng
đơn đặt hàng do nhu cầu trên toàn thế giới giảm mạnh. Tình trạng xuất khẩu giảm dẫn đến tăng
mức tồn kho ở Việt Nam [20].
Đến cuối năm 2020, ngành thủy sản chỉ ghi nhận mức giảm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu [21].
Tương tự như các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, ngành thủy sản dự kiến tăng trưởng với tốc
độ 10%/ năm cho đến năm 2022 [22].

Chế biến thực phẩm


Chế biến thực phẩm là một trong những ngành đang phát triển tại Việt Nam. Tính đến năm 2020,
tổng sản lượng của ngành đạt 23,8 tỷ USD [23].
Không giống với các ngành khác, ngành chế biến thực phẩm không bị tác động nhiều bởi đại
dịch COVID-19, do sự thuận tiện của thực phẩm chế biến trong thời gian đóng cửa [24]. Trong quý
đầu tiên của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của thực phẩm chế biến cao hơn 33% so với quý
đầu tiên của năm 2019. Tuy nhiên, những gián đoạn trong hoạt động logistics đã tác động đáng
kể đến ngành chế biến thực phẩm, do thiếu container và gián đoạn hoạt động logistic dẫn đến
sự chậm trễ trong khâu nhập nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu đầu ra[25].
Nhờ các biện pháp kiểm soát đại dịch của Việt Nam, cũng như các cơ hội từ EVFTA và CPTPP,
dự báo nhu cầu tiêu dùng cho thực phẩm chế biến là 12,6%, so với dự báo trước COVID-19 là
10,4%. Dự báo tăng trưởng trung hạn (2020-2024) của ngành cũng tăng lên mức bình quân
10,1%/năm [26].

Ô tô và xe điện (EV)
Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, nhờ
sự cải thiện của tầng lớp trung lưu và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Năm 2018, ngành công
nghiệp này đóng góp 3% vào GDP quốc gia của Việt Nam với doanh thu 10,3 tỷ USD [27].
Do đại dịch COVID-19, năm 2020, toàn ngành ghi nhận tổng doanh số là 296.634 chiếc, giảm 8% so
với năm 2019 [28]. Xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu (CKD) và xe lắp ráp
trong nước có một số linh kiện đã được nội địa hoá (SKD) vẫn chiếm lĩnh thị trường trong nước, với

[18] Tổng cục Thống kê n.d, Thống kê về sản lượng thủy sản.
[19] EMIS, Oxford Economic.
[20] Đào Tuấn 2020, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của virus corona,

<https://www.seafoodsource.com/news/supply-trade/vietnams-seafood-exports-hit-hard-by-coronavirus-outbreak>
[21]TCTK 2020, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Qúy 4 và năm 2020.
[22] EMIS, Oxford Economic và tính toán của EY .
[23] EMIS, Oxford Economic.
[24] Fitch Solutions 2020.
[25] ICO 2020, International Coffee Organization Coffee Break Series N° 2
[26] EMIS, Oxford Economic và tính toán của EY
[27] VietinBank Securities 2019, Báo cáo ngành Ô tô
[28] Báo cáo bán hàng VAMA, 2020.

Báo cáo tóm tắt | 25


doanh số 187.104 chiếc vào năm 2020, chiếm 63% tổng doanh số. Tính đến năm 2020, tổng sản
lượng của ngành đạt 2,5 tỷ USD [29].
Các chuyên gia kinh tế toàn cầu dự báo ngành này sẽ tăng trưởng bình quân 21,7%/năm cho đến
năm 2022 [30]. Việt Nam ghi nhận tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng và linh kiện ô tô vào năm 2020
ở mức là 5,6 tỷ USD [31].
Tuy nhiên, ngành ô tô tại Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm công nghệ giá trị thấp trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, sản xuất các phụ tùng như lốp xe, ghế ngồi, gương, kính, dây cáp, ắc quy và các
sản phẩm nhựa[32]. Tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 20-40% [33]. Hai trở ngại lớn mà ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam đang phải đối mặt bao gồm tính kinh tế về quy mô thấp và lợi thế cạnh tranh
thấp của các nhà sản xuất trong nước trong phân khúc ô tô CKD.

Điện tử
Điện tử là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam [34]. Theo báo cáo của Tractus,
năm 2017, ngành điện tử đã đóng góp vào 14% GDP của Việt Nam, so với mức 5,2% GDP vào năm
2010 [35]. Năm 2020, tổng sản lượng của ngành đạt 23,4 tỷ USD [36].
Việt Nam hiện đang tham gia vào cấu phần cuối cùng trong chuỗi giá trị điện tử toàn cầu. Các hoạt
động xuôi dòng (downstream) thường được thực hiện bởi các công ty nước ngoài bên ngoài Việt
Nam. Các công ty trong nước có khả năng quảng bá và tiếp thị quốc tế hạn chế do thiếu kinh
nghiệm và nguồn vốn.
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu đối với các thiết bị thông
minh trên toàn cầu khi các hoạt động trong nhà trở thành một biện pháp phòng ngừa dịch nổi bật.
Xu hướng số hóa được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các doanh nghiệp công nghệ giáo dục, tạo
điều kiện cho việc chuyển đổi sang hình thức giáo dục trực tuyến; doanh nghiệp công nghệ tài
chính đang đạt được sức hút khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp ngày càng thoải mái hơn
với các giao dịch trực tuyến; và sự phát triển của các công cụ hỗ trợ làm việc từ xa nhằm tạo điều
kiện làm việc từ nhà [37]. Hòa cùng xu hướng toàn cầu, Việt Nam - quốc gia xuất khẩu điện thoại di
động lớn thứ hai thế giới - cũng ghi nhận mức tăng đáng kể trong xuất khẩu thiết bị điện tử [38]. Năm
2020, kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng 24,4% [39]. Ngành điện tử được dự
báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 10% mỗi năm cho đến năm 2022 [40].

Năng lượng

[29]
EMIS, Oxford Economic
[30] EMIS, Oxford Economic và tính toán của EY.
[31] Tổng cục Hải quan và tính toán của EY.
[32] Anh Minh 2020, Tỷ lệ nội địa hóa của ngành ôtô còn thấp, < https://vnexpress.net/ty-le-noi-dia-hoa-cua-nganh-

oto-con-thap-4096019.html>
[33] Fitch Solution Q4 2020, Báo cáo ngành ô tô Việt Nam
[34] Báo cáo tóm tắt về Việt Nam 2020, Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam: Hướng dẫn về các cơ hội mới nổi.
[35] Tractus 2019, Điện tử Việt Nam 2019.
[36] EMIS, Oxford Economics.
[37] EY 2020, Ứng phó COVID-19-Hiện tại, tiếp theo và hơn thế nữa.
[38]Workman 2020, Xuất khẩu điện thoại di động theo quốc gia, Xuất khẩu hàng đầu thế giới,

<https://www.worldstopexports.com/cellphone-exports-by-country/>.
[39]TCTK 2020, Báo cáo kinh tế - xã hội Qúy 4 và năm 2020.
[40] EMIS, Oxford Economics và tính toán của EY.

Báo cáo tóm tắt | 26


Năm 2020, tổng sản xuất năng lượng của Việt Nam là 214,2 TWh, trong đó than đá chiếm 39,2%
và năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) chiếm 0,5%. Trong cùng năm, ngành năng
lượng ghi nhận tổng sản lượng đạt 16,9 tỷ USD [41].
Năm 2020, nhiều dự án năng lượng tái tạo đã bị trì hoãn do gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động và
việc thi công xây dựng tạm thời bị trì hoãn trong bối cảnh bùng phát COVID-19, cũng như sự chậm trễ
trong quá trình phê duyệt đối với một số dự án [42] gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Theo Fitch Solutions, các chủ đầu tư dự án năng lượng gió, hiệp hội ngành năng lượng và chính quyền
địa phương của 9 tỉnh đã đề xuất với chính phủ gia hạn biểu giá Feed (Feed in Tariff) cho các dự án điện
gió thêm hai năm, từ tháng 11 năm 2021 đến hết năm 2023, trước khi chuyển sang cơ chế đấu giá [43].
Ngành năng lượng được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,8%/năm cho đến năm 2022,
tương ứng với nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng khoảng 8,5%/năm trong trung hạn (2021-2025)
[44]
.

Dệt may
Dệt may là một ngành tăng trưởng mũi nhọn khác của Việt Nam. Ngành dệt may đã có sự phát
triển vượt bậc trong thập kỷ qua, ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình 17% mỗi năm, từ năm
2014 đến năm 2019. Việt Nam nằm trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may
hàng đầu thế giới. Năm 2019, tổng doanh thu xuất khẩu quốc gia là 39 tỷ USD, chiếm 16% GDP
[45]
. Năm 2020, tổng sản lượng của ngành đạt 15 tỷ USD [46].
Các doanh nghiệp Việt Nam thường tham gia vào các khâu cuối trong chuỗi giá trị (downstream),
trong đó tập trung chính vào hình thức Cut-Make-Trim (CMT), chiếm khoảng 70% tổng doanh số
của ngành dệt may. Năm 2019, các hoạt động CMT chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong
khi các mô hình kinh doanh tiên tiến hơn như Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và Nhà sản xuất
thiết kế gốc (ODM) chỉ chiếm 35% [47].
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ một số lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của ngành. Do
60% nguyên liệu nhập khẩu là từ Trung Quốc, khi nguồn cung nguyên liệu bị gián đoạn trong quý
đầu tiên của năm 2020 do sự lây lan của virus corona, các hoạt động sản xuất ở Việt Nam cũng
tạm dừng. Ngoài ra, ngành phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu từ các thị
trường lớn như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản (chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu ngành). Các
đơn đặt hàng cũng bị hủy, việc giao hàng và thanh toán bị trì hoãn [48]. Kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành trong năm 2020 giảm mạnh 10,2% so với cùng kỳ năm trước [49].
Tuy nhiên, theo dự báo, ngành dệt may sẽ phục hồi với mức tăng trưởng bình quân 10,6%/năm
cho đến năm 2022 [50].

[41] EMIS, Oxford Economics.


[42] FitchSolutions 2020, Báo cáo điện lực Việt Nam: Bao gồm các dự báo giai đoạn 10 năm đến 2029.
[43] Lyan, V. 2020, Vịnh Thái Lan mua hai trang trại điện gió của Việt Nam, <https://vietnamtimes.org.vn/thailands-

gulf-to-acquire-two-vietnamese-wind-farms-21979.html>.
[44] EMIS, Oxford Economics và tính toán của EY.
[45] Báo cáo tóm tắt về Việt Nam, Nắm bắt cơ hội đầu tư: Ngành dệt may Việt Nam.
[46] EMIS, Oxford Economics.
[47] Sách trắng Ngành Việt Nam 2019.
[48] Công văn của Hiệp hội Dệt may ngày 20.04.2020
[49] EMIS, Oxford Economics.
[50] EMIS, Oxford Economics và tính toán của EY

Báo cáo tóm tắt | 27


Da giày
Da giày là một ngành tăng trưởng mũi nhọn của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng ổn định khoảng
7% từ năm 2006 đến năm 2016 [51]. Năm 2020, tổng sản lượng của ngành đạt 7,2 tỷ USD [52].
Các doanh nghiệp trong nước ở ngành này hầu hết tham gia vào các hoạt động có giá trị gia tăng
thấp của chuỗi cung ứng, như hoạt động gia công cuối cùng của quy trình sản xuất [53].
Tương tự như ngành dệt may, ngành da giày cũng bị gián đoạn thị trường do đại dịch COVID-
19. Việc suy giảm số lượng đơn đặt hàng dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu. Vào năm 2020,
kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái [54]. Tuy nhiên, theo dự báo,
ngành da giày vẫn sẽ tăng trưởng với tốc độ 13,6%/năm cho đến năm 2022, cho thấy sự tự tin
của các chuyên gia trong thị trường về khả năng phục hồi của ngày da giày trong giai đoạn hậu
COVID-19 [55].

Du lịch
Từ năm 2010 đến năm 2019, doanh thu ngành du lịch quốc tế của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ
4,45 tỷ USD lên hơn 10,8 tỷ USD [56]. Năm 2019, 32,8 tỷ USD (tương đương 9,2%) vào GDP của
Việt Nam [57].
Trước đại dịch, những thách thức chính của ngành du lịch nằm ở việc thiếu lao động lành nghề,
cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa sản phẩm để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng. Các vấn đề về
tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của
ngành.
Ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh đóng cửa và đóng cửa biên giới trên khắp
thế giới. Năm 2020, doanh thu ngành du lịch Việt Nam ước tính chỉ đạt 13.8 tỷ USD, giảm 58,7%
so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ du lịch nước ngoài cũng giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái
[58]
. Khả năng phục hồi của lĩnh vực này phụ thuộc vào sự sẵn sàng và tính bền vững của các
biện pháp ứng phó đại dịch của các quốc gia khác, cũng như khả năng cung cấp vắc xin. Trong
giai đoạn trung hạn (2021-2024), số lượt khách được dự báo sẽ tăng trở lại, nhưng thị trường dự
kiến sẽ không trở lại mức đạt được trong năm 2019 sớm nhất cho đến năm 2024 [59].

[51] Sách trắng Ngành Việt Nam 2019.


[52] EMIS, Oxford Economics và tính toán của EY.
[53] Sách trắng Ngành Việt Nam 2019.
[54] GSO 2020, Báo cáo kinh tế - xã hội Qúy 4 và năm 2020.
[55] EMIS, Oxford Economics và tính toán của EY.
[56] FitchSolutions 2020, Báo cáo Du lịch Việt Nam Qúy 4 năm 2020, Tổng quan thị trường.
[57] Tourist Information Center, 2020: Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã

hội < https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/32527>


[58] Phi Nhat 2021, Vietnam tourism industry to reach US$16.4 billion in 2021, < http://hanoitimes.vn/vietnam-tourism-

industry-to-reach-us164-billion-in-revenue-in-2021-316267.html>
[59] FitchSolutions 2020, Báo cáo Du lịch Việt Nam Qúy 4 năm 2020

Báo cáo tóm tắt | 28


IV. Lựa chọn ba ngành nghiên cứu chuyên sâu
Ba ngành được đề xuất phân tích chuyên sâu bao gồm nông nghiệp, chế biến thực phẩm và ô tô
- xe điện, dựa trên các lý do sau:

► Theo đánh giá định lượng, nông nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng đóng góp vào sự phục
hồi của nền kinh tế nhất, tiếp theo là các ngành dệt may và lâm nghiệp. Tuy nhiên, phân tích
định tính về triển vọng thị trường toàn cầu cho thấy ngành dệt may sẽ tiếp tục phải đương
đầu với tình trạng nhu cầu thấp trên toàn cầu, trong khi ngành lâm nghiệp của Việt Nam đang
phải đối mặt với rủi ro về uy tín do cuộc điều tra của Hoa Kỳ về hoạt động kinh doanh thương
mại gỗ của Việt Nam, có thể ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu của ngành. Do đó, trong
ba ngành này, ngành nông nghiệp là lựa chọn tốt nhất để tiến hành phân tích chuyên sâu.

► Phân tích định tính cũng xác định được một số ngành có điều kiện thuận lợi từ định hướng
chiến lược của chính phủ và triển vọng thị trường toàn cầu. Các ngành này bao gồm ô tô -
xe điện, điện tử và chế biến thực phẩm. Trong đó, ngành chế biến thực phẩm và ô tô - xe
điện được đề xuất lựa chọn vì:

■ Ngành chế biến thực phẩm có lợi thế là giải pháp nâng cao giá trị nông sản, do mối liên kết chặt
chẽ giữa hai ngành.

■ Xe điện mang lại cơ hội cho Việt Nam trong việc phát triển một hệ sinh thái mới, xây dựng dựa
trên những thế mạnh của mình, để tham gia vào xu hướng tăng trưởng của xe điện toàn cầu,
thích ứng với sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi
trường, và đạt được các mục tiêu bền vững, như các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của
chính phủ.

Phân tích chi tiết được trình bày dưới đây.

Báo cáo tóm tắt | 29


1. Phân tích định lượng
10 ngành được đánh giá dựa trên 9 tiêu chí định lượng: (1) Đóng góp vào GDP và tiềm năng phát triển, (2) Khả năng thay thế nhập
khẩu, (3) Tiềm năng xuất khẩu, (4) Đóng góp vào tổng số lao động, (5) Tác động của COVID-19, (6) Khoảng cách giữa yêu cầu về kỹ
năng chuyên môn và mức độ sẵn có/có thể có, (7) Khoảng cách giữa yêu cầu về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có/có thể có, (8)
Khoảng cách giữa yêu cầu về vốn và mức độ sẵn có/có thể có, (9) Khoảng cách giữa yêu cầu về công nghệ và mức độ sẵn có/có thể
có.
Khoảng
Khoảng Khoảng
cách giữa Khoảng
cách giữa cách giữa
Đóng góp yêu cầu về cách giữa
Khả năng Đóng góp Tác động yêu cầu về yêu cầu về
vào GDP và Tiềm năng kỹ năng yêu cầu về
STT Ngành thay thế vào tổng số của COVID- cơ sở hạ công nghệ
tiềm năng xuất khẩu chuyên môn vốn và mức
nhập khẩu lao động 19 tầng và mức và mức độ
phát triển và mức độ độ sẵn
độ sẵn sẵn có/có
sẵn có/có có/có thể có
có/có thể có thể có
thể có
Trọng số 10% 10% 10% 10% 10% 10% 15% 15% 10%

1 Nông nghiệp Trung bình 2 Thấp 1 Trung bình 2 Cao 3 Trung bình 2 Trung bình 2 Thấp 3 Thấp 3 Thấp 3

2 Dệt may Cao 3 Trung bình 2 Trung bình 2 Trung bình 2 Cao 1 Thấp 3 Trung bình 2 Thấp 3 Thấp 3

3 Lâm nghiệp Thấp 1 Thấp 1 Cao 3 Cao 3 Trung bình 2 Trung bình 2 Thấp 3 Trung bình 2 Trung bình 2

4 Da giầy Trung bình 2 Trung bình 2 Trung bình 2 Trung bình 2 Cao 1 Thấp 3 Trung bình 2 Trung bình 2 Trung bình 2

5 Ngư nghiệp Thấp 1 Thấp 1 Trung bình 2 Cao 3 Trung bình 2 Trung bình 2 Thấp 3 Trung bình 2 Trung bình 2

6 Du lịch Trung bình 2 Cao 3 Cao 3 Thấp 1 Cao 1 Thấp 3 Cao 1 Trung bình 2 Thấp 3

Chế biến
7 Cao 3 Trung bình 2 Thấp 1 Trung bình 2 Thấp 3 Trung bình 2 Cao 1 Trung bình 2 Trung bình 2
thực phẩm
Thiết bị điện
8 Cao 3 Trung bình 2 Cao 3 Trung bình 2 Thấp 3 Cao 1 Trung bình 2 Cao 1 Cao 1
tử
Ô tô và xe
9 Trung bình 2 Cao 3 Thấp 1 Trung bình 2 Trung bình 2 Cao 1 Cao 1 Cao 1 Cao 1
điện
Năng lượng –
10 Năng lượng Thấp 1 Cao 3 Thấp 1 Thấp 1 Thấp 3 Cao 1 Trung bình 2 Cao 1 Cao 1
tái tạo

Báo cáo tóm tắt | 30


2. Phân tích định tính
Nhằm xác định những ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, phân tích định tính được thực
hiện theo các tiêu chí gồm định hướng chiến lược của Chính phủ và nhu cầu toàn cầu trong trung
và dài hạn.

Định hướng chiến lược của chính phủ


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp chiến lược phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tầm nhìn
đến năm 2030, trong đó:
► Đối với ngành nông nghiệp: đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, khai thác và tận
dụng lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy
mô lớn theo hướng hiện đại, các vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển
mạnh nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái,
đáp ứng các tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm.
► Đối với ngành sản xuất: phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp năng
lượng, cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu. Ưu tiên phát triển một số ngành công
nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ như công
nghệ thông tin viễn thông, điện tử, trí tuệ nhân tạo, chế tạo rô bốt, ô tô, công nghệ sinh học,
điện tử y sinh, sản xuất phần mềm, sản phẩm số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
► Đối với ngành dịch vụ: Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ
hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ
trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, viễn thông
và công nghệ thông tin, logistics, giao thông vận tải , phân phối, v.v. Đẩy mạnh tái cơ cấu
ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và hội
nhập quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành và lĩnh vực khác theo chuỗi
giá trị hình thành sản phẩm du lịch để du lịch trở thành ngành mũi nhọn.

Nhu cầu bền vững toàn cầu giai đoạn trung hạn
Các ngành có triển vọng toàn cầu tích cực nhất bao gồm [60]:
► Xe điện (EV): Năm 2021 được dự báo sẽ ghi nhận sự phát triển nhanh chóng của các loại
xe hybrid và xe điện, các phương tiện này sẽ dần trở nên phổ biến trong tương lai. Dự kiến,
tỷ trọng doanh số bán xe hybrid và xe điện toàn cầu trong tổng doanh số bán xe hạng nhẹ
mới, sẽ đạt 16% vào năm 2021, tăng từ 11% vào năm 2020 - mức tăng thị phần hàng năm
lớn nhất của xe hybrid và xe điện. Đến năm 2030, tỷ lệ này dự kiến đạt 44%.
► Thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng: Sản lượng thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng
trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng 6,9% vào năm 2021, mức tăng kỷ lục của ngành. Trên
toàn cầu, sản lượng sẽ phục hồi về mức trước đại dịch trong quý đầu tiên của năm 2021.
► Điện tử: Sau năm 2020 với mức tăng trưởng tương đối cao, ngành điện tử toàn cầu dự kiến
sẽ phát triển hơn nữa vào năm 2021, nhờ vào sự phát triển của lĩnh vực linh kiện điện tử.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung bán dẫn được ghi nhận do nhu cầu từ hoạt động nâng cấp
cơ sở hạ tầng CNTT văn phòng, chu kỳ mới của điện thoại thông minh, nhu cầu từ các doanh
nghiệp sản xuất ô tô và xu hướng tự động hóa.
Trong khi đó, một số ngành vẫn sẽ gặp khó khăn:
► Ngành dệt may: Việc cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và
thu nhập khả dụng bị thu hẹp, đã dẫn đến sự sụt giảm của nhu cầu về trang phục và nội thất

[60] Oxford Economics Global Industry Chartbook, Q1 2021.

Báo cáo tóm tắt | 31


gia đình trên toàn thế giới, khiến doanh số ngành dệt may giảm. Nhu cầu thấp, đơn hàng bị
hủy, gián đoạn lao động/ nguyên liệu thô và thất thoát doanh thu có thể gây ra những tác
động đáng kể đến chuỗi giá trị của ngành dệt may cũng như chuỗi giá trị của các ngành liên
quan [61].
► Ngành du lịch: Năm 2021 vẫn là một năm đầy thách thức đối với ngành du lịch, với lượng
khách quốc tế dự báo ở mức 55-67% thấp hơn mức đã ghi nhận vào năm 2019 [62].

Cơ hội phát triển EV tại Việt Nam


Trong tương lai gần, Việt Nam nên tập trung vào ngành xe điện, do một số lý do chính như sau:
► Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK) của Việt Nam: tháng 9 năm 2020,
Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào Thỏa thuận Paris về
biến đổi khí hậu nhằm giảm tổng lượng phát thải KNK xuống 9% vào năm 2030 [63];
Để tăng cường khả năng tự chủ về năng lượng của Việt Nam và giảm nhập khẩu dầu: Một
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) dự báo khả năng tự cung
cấp năng lượng của Việt Nam sẽ giảm xuống 41%, làm tăng giá trị nhập khẩu dầu lên gấp 5
lần, xấp xỉ 35 tỷ USD vào năm 2040. Điện khí hóa giao thông có thể là một yếu tố quan trọng
thúc đẩy sự tự chủ về năng lượng [64];
► Để đẩy mạnh ngành ô tô của đất nước và hưởng lợi từ cơ hội phát triển xe điện: Theo Cơ
quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), 20% tổng số phương tiện lưu thông ở Đông Nam
Á sẽ là phương tiện chạy điện vào năm 2025 [65]. Các quốc gia láng giềng của Việt Nam đang
nhanh chóng xây dựng và nâng cao năng lực xe điện của họ. Một số mục tiêu phát triển xe
điện ở các quốc gia châu Á láng giềng bao gồm:
■ Malaysia đặt mục tiêu 100.000 xe điện chở khách hạng nhẹ (PLDV) vào năm 2030;
■ Thái Lan đặt mục tiêu 1,2 triệu xe điện vào năm 2036 và tăng tỷ trọng sản xuất xe điện
trong nước lên 30% vào năm 2030.
► Xác định và tận dụng thế mạnh hiện có để tham gia vào xu hướng tăng trưởng EV toàn cầu:
Việt Nam có cơ hội trở thành một trung tâm xuất khẩu, với dự báo ngành công nghiệp ô tô
trong nước sẽ tăng lên 11 tỷ USD vào năm 2024 (tăng trưởng 25% so với năm 2019)[66].
VinFast, doanh nghiệp sản xuất xe điện lớn nhất trong nước, cũng đã hướng đến thị trường
xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam có vị thế thuận lợi để trở thành quốc gia sản xuất niken sunphat

[61] Nghiên cứu và Thị trường, 2021. Báo cáo Thị trường Máy móc Dệt may Toàn cầu năm 2021: Thị trường dự kiến
sẽ sụt giảm -30% vào năm 2020 và Phục hồi để đạt 10,9 triệu đơn vị vào năm 2027, theo dõi CAGR sau COVID-19
là 9,1% cho giai đoạn 2020-2027. https://www.globenewswire.com/news-release/2021/05/13/2228942/0/en/Global-
Textile-Machinery-Market-Report-2021-Market-is-Expected-to-Slump-by-30-in-2020-and-Recover-to-Reach-10-9-
Million-Units-by-Year-2027-Trailing-a-Post-COVID-19-CAGR-of-9-1-for-.html
[62] UNWTO, 2021. Lượng khách du lịch giảm 87% vào tháng 1 năm 2021 khi UNWTO kêu gọi phối hợp mạnh mẽ

hơn để khởi động lại ngành du lịch


[63] Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2020, Đóng góp quốc gia tự quyết định được cập nhật (NDC)
[64] Cổng nghiên cứu 2019, Nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập xe điện đối với 3E ở ASEAN,
[65] Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế 2018, Năng lượng Tái tạo

Phân tích thị trường - Đông Nam Á, <https://www.irena.org/-


/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2018/Jan/IRENA_Market_Southeast_Asia_2018.pdf>
[66] Fitch Solution Q4 2020, Báo cáo ngành ô tô Việt Nam

Báo cáo tóm tắt | 32


chi phí thấp cho thị trường pin lithium-ion EV, nhờ có kế hoạch tăng sản lượng khai thác
niken[67] của chính phủ và trữ lượng dồi dào niken, coban và các loại quặng khoáng khác.
► Thay đổi sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường: Khảo
sát của Nissan cho thấy 37% khách hàng ở các nước Đông Nam Á và 33% khách hàng ở
Việt Nam sẽ cân nhắc việc mua xe điện cho lần mua sắm tiếp theo. Cũng theo khảo sát này,
86% khách hàng tại Việt Nam cho biết lựa chọn xe điện của họ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi
nguồn năng lượng sử dụng cho phương tiện, cho thấy xu hướng quan tâm về vấn đề môi
trường của người tiêu dùng.

định số 910/QĐ-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
[67] Quyết

chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025, có xét đến năm 2035

Báo cáo tóm tắt | 33


V. Phân tích chuyên sâu chuỗi cung ứng ngành
1. Nông nghiệp
1.1. Phân tích chuỗi cung ứng
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải một số rào cản trong việc xây dựng chuỗi cung ứng
bền vững và có khả năng chống chịu. Các rào cản bao gồm:
► Khả năng đáp ứng về tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc: Nghiên cứu chỉ ra những điểm
yếu của nông nghiệp Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn, và áp dụng truy xuất nguồn
gốc. Nếu không cải thiện, Việt Nam sẽ thực sự gặp thách thức trong việc gia tăng giá trị nông
sản bằng cách tham gia vào các kênh thương mại hiện đại và xuất khẩu. Đây là những kênh
yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng và chứng minh nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là dưới
tác động của COVID-19. Những điểm yếu này vốn đã xuất hiện dọc theo chuỗi cung ứng
nông nghiệp, từ khâu đầu vào, khâu sản xuất và phân phối.
■ Yếu tố về nguồn nguyên liệu đầu vào:
o Việt Nam nhập khẩu một tỷ trọng lớn các nguyên liệu đầu vào, cụ thể 80% - 95% giống
[68]
, 80% lượng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi [69] được
nhập khẩu. Thêm nữa, hầu hết các nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ một số
quốc gia nhất định (bao gồm Trung Quốc, Argentina) [70]. Theo các doanh nghiệp tham
gia khảo sát, tình trạng này kết hợp với sự yếu kém trong việc thực thi pháp luật, đặc
biệt là điểm yếu trong giám sát thị trường và nhập khẩu theo đường tiểu ngạch khiến
việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu gặp nhiều
thách thức.
o Việt Nam chưa có quy định về kiểm tra chất lượng hạt giống như ở các nước khác
như Thái Lan, Ấn Độ [71]. Việt Nam cũng không yêu cầu hạt giống phải được chứng
nhận kiểm dịch thực vật.
o Người nông dân chưa có đủ kiến thức và nhận thức về các quy định về giống và phân
bón. Theo ý kiến của các doanh nghiệp tham gia sản xuất, cộng đồng ít chú ý đến
việc vi phạm quy định về thông tin sản phẩm.
o Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học có thể gây ảnh hưởng đến
chất lượng đất và nước cho canh tác, dẫn đến rủi ro nông sản Việt Nam đáp ứng các
tiêu chuẩn GlobalGAP. Mức tiêu thụ phân bón của Việt Nam cao hơn nhiều so với
mức trung bình của thế giới [72]. Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở Việt Nam được ước tính
đã tăng khoảng 3-5 lần trong 25 năm [73].

[68] Thu Hai 2017, Nông nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào hạt giống nhập khẩu.
[69] Chu Khoi 2021, Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: Khi nào tái chiếm thị trường.
[70] MARD 2019, Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 10

và 10 tháng đầu năm 2019.


[71] AgConAsia Agriculture Consulting 2017, Tóm tắt các luật liên quan đến Hạt giống ở Thái Lan, Trung Quốc và Ấn

Độ.
[72] Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới:

https://data.worldbank.org/indicator/AG.LND.ARBL.HA.PC?locations=US&view=chart
[73] Ngân hàng Thế giới, 2017, Tổng quan về ô nhiễm nông nghiệp ở Việt Nam: Ngành trồng trọt

Báo cáo tóm tắt | 34


■ Sản xuất:
o Diện tích đất bình quân hộ nông nghiệp ở Việt Nam nhỏ (với 78 triệu mảnh ruộng,
70% có diện tích dưới 0,5 ha[74]) dẫn đến thách thức cho việc áp dụng tiêu chuẩn
GlobalGAP hoặc USDA. Hơn thế, các quy định về sử dụng đất nông nghiệp cũng hạn
chế cơ hội mở rộng diện tích sản xuất. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
phải thuê đất. Để thiết lập diện tích sản xuất quy mô vừa đến lớn, cần làm việc với số
lượng nông dân khá lớn. Ví dụ, Tập đoàn Lộc Trời phải ký hợp đồng với 30.000 hộ
nông dân để thuê 93.000 ha ruộng canh tác. Đây là những thách thức ngành nông
nghiệp gặp phải trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
o Các tiêu chuẩn quốc tế vẫn vượt quá khả năng của các hộ nông dân và các DNVVN.
Một sản phẩm nông nghiệp cần đạt 70 tiêu chí để nhận được chứng nhận VietGAP,
trong khi cần đáp ứng 252 tiêu chí để nhận được chứng nhận GlobalGAP.
o Quá trình xem xét và chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế kéo dài cũng đòi hỏi sự cam
kết và nguồn lực của các bên đăng ký. Rào cản ngôn ngữ khiến nông dân không thể
áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu [75] vì hiện tại không có hướng dẫn chính thức bằng
tiếng Việt đối với chứng nhận GlobalGAP.
o Phần lớn các hộ nông dân vẫn thực hiện canh tác theo kinh nghiệm, không theo tiêu
chuẩn. Điều này dẫn đến việc sử dụng đầu vào khác nhau, áp dụng các phương pháp
canh tác dựa trên kinh nghiệm khác nhau của 14 triệu hộ nông dân. Ngoài ra, việc
nông dân không tuân thủ yêu cầu ghi chép quy trình canh tác và tiêu chuẩn sản xuất
cũng dẫn đến khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp áp dụng sản xuất hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
► Những điểm yếu về logistics làm giảm giá bán và tăng chi phí logistics cho nông sản
■ Thất thoát sau thu hoạch (40-45% hàng năm, VCCI Cần Thơ [76]) tại ở khâu sơ chế và
vận chuyển sản phẩm dẫn đến giá thành cao và làm giảm chất lượng nông sản. Điều này
ảnh hưởng đến giá trị nông sản xuất khẩu và phân phối qua các kênh thương mại hiện
đại đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng cao. Theo các doanh nghiệp tham gia khảo sát [77],
sự yếu kém của công nghệ sơ chế và bảo quản sơ cấp (như dây chuyền lạnh, kho lạnh,
v.v.) dẫn đến tình trạng hư hỏng nhanh trong quá trình phân phối. Ngoài ra, nếu không có
đủ kho lạnh, tình trạng cung vượt cầu là điều thường xuyên xảy ra trong mùa thu hoạch
cao điểm. Những vấn đề này ảnh hưởng đến giá bán và giá thành sản phẩm. Nguyên
nhân chính của tình trạng này là do thiếu đầu tư cần thiết cho các công nghệ sơ chế. Cơ
sở vật chất cũ (trên 15 năm) vẫn đang được sử dụng, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên
liệu đầu vào [78]. 70% máy móc và phương tiện hỗ trợ được nhập khẩu từ Trung Quốc và
không được hỗ trợ nâng cấp [79]. Ngoài ra, các cơ sở thiết bị sơ chế để đáp ứng yêu cầu

[74] Công nghiệp môi trường, 2019, Gỡ vướng về đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
[75] GlobalGAP website: https://www.globalgap.org/uk_en/index.html
[76] Tapchitaichinh.vn 2018, Thất thoát nông sản sau thu hoạch: Điểm nghẽn lớn của nông nghiệp,

<https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/that-thoat-nong-san-sau-thu-hoach-diem-nghen-lon-cua-nong-nghiep-
144670.html>
[77] Tham khảo Phụ lục: Tiếng nói của các bên liên quan
[78] BT, 2020. Tháo gỡ khó khăn cho ngành chế biến nông sản
[79] Lam Nguyen, 2020. Khó khăn cho doanh nghiệp chế biến nông sản

Báo cáo tóm tắt | 35


xuất khẩu còn hạn chế. Ví dụ, việc chỉ có một trung tâm chiếu xạ ở Việt Nam (đặt tại Hồ
Chí Minh) được chứng nhận cung cấp dịch vụ chiếu xạ cho trái cây xuất khẩu sang Mỹ.
■ Hệ thống logistics kém phát triển làm tăng chi phí logistics đối với các sản phẩm nông
nghiệp. Chi phí logistics chiếm 25% GDP của Việt Nam, cao hơn nhiều so với các nước
trong khu vực như Thái Lan (19%), Trung Quốc (18%), Malaysia (13%), Ấn Độ (13%), và
Singapore (8%) [80]. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
o Việt Nam thiếu mạng lưới logistics được kết nối phù hợp. Ví dụ, các cảng ở Đồng
bằng sông Cửu Long đều chưa được kết nối với tuyến đường sắt, cửa sông không
thể tiếp nhận các tàu lớn có tải trọng từ 10.000 đến 20.000 DWT. Cảng Cát Lái và các
tuyến đường xung quanh hiện đã quá tải trong khi cảng này chiếm hơn 92% khối
lượng container xuất khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [81].
o Quy mô của các trung tâm logistics rất nhỏ, hầu hết dưới 10 ha. Các trung tâm ở cấp
vùng chưa được phát triển [82].
o Với cơ sở vật chất hạn chế, ví dụ như việc thiếu các trung tâm chiếu xạ, nông sản
phải chịu thêm chi phí logistics và thời gian vận chuyển để đáp ứng các yêu cầu xuất
khẩu.
o Để đẩy nhanh việc nâng cấp mạng lưới logistics, cần có sự đầu tư của nhà nước và
tư nhân vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, 70% các nhà sản xuất nông nghiệp và các nhà
cung cấp dịch vụ logistics là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nguồn vốn cần
thiết để đầu tư cho hệ thống kho bãi hoặc phương tiện vận tải, điều này góp phần làm
tăng chi phí logistics.
► Các kênh phân phối không chính thức dễ bị gián đoạn, đặc biệt là dưới tác động như
tác động của COVID-19
■ Chợ truyền thống là kênh chủ đạo để phân phối nông sản trong nước. Nguyên nhân là
do:
o Các siêu thị và các nhà bán lẻ với quy mô lớn chỉ có mặt ở các thành phố.
o Các chợ truyền thống yêu cầu thấp hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và công
bố thông tin.
o Nông dân và hợp tác xã ưu tiên hình thức thanh toan tiền mặt khi giao hàng.
■ Các kênh không chính thức được sử dụng nhiều trong xuất khẩu, ví dụ như xuất khẩu
tiểu ngạch (với Trung Quốc). Theo AGRITERRA, năm 2019, hơn 80% sản lượng thanh
long của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, và khoảng 70% đến 80% sản lượng
xuất khẩu này được giao dịch tại biên giới [83]. Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng sang
Trung Quốc, chủ yếu là rau quả, cao su, thủy sản và gạo [84].

[80] Nguyen Hoang Phuong, 2019. Thực trạng và giải pháp giảm chi phí logistics ở Việt Nam
[81] Bộ Công Thương, 2019. Báo cáo Logistics Việt Nam
[82] Linh Dan, 2019. Logistics kết nối chuỗi giá trị nông nghiệp
[83] AGRITERRA, 2019. Phóng sự: Sản xuất và thị trường chuỗi giá trị thanh long của HTX Thanh Bình.
[84] Bộ Công Thương, 2019. Báo cáo Logistics Việt Nam.

Báo cáo tóm tắt | 36


o Việc phân phối qua kênh không chính thức có thể dẫn đến rủi ro trong kinh doanh. Có
rất ít hợp đồng dài hạn được lập dưới dạng văn bản, cung cấp cho người bán Việt
Nam ít cơ sở pháp lý nếu xảy ra tranh chấp.
o Các kênh không chính thức dễ bị gián đoạn. Trong khi đại dịch COVID-19 bùng phát
vào năm 2020, thương mại biên giới đã bị gián đoạn. Điều này gây khó khăn cho các
doanh nghiệp xuất khẩu. Riêng tháng 2 năm 2020, thanh long giảm giá hơn 80% do
cửa xuất sang Trung Quốc đóng cửa vào ngày 30 tháng 01 [85].
o Theo các chuyên gia nông nghiệp và các bên liên quan, có một số lý do dẫn đến việc
xuất khẩu nhiều qua kênh tiểu ngạch, bao gồm:
– Các tiêu chuẩn và quy trình xuất khẩu qua đường chính ngạch còn khó tiếp cận
và phức tạp đối với các DNVVN, nông dân và hợp tác xã. Do đó, nông dân và
hợp tác xã lựa chọn bán cho thương lái và các doanh nghiệp thu gom. Các kênh
không chính thức có hàng rào kỹ thuật thấp hơn. Tuy nhiên, các nước nhập khẩu
như Trung Quốc đang dần có kế hoạch mở rộng kiểm soát chặt chẽ hơn đối với
kênh này. Từ năm 2017, Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định nhằm áp đặt
các quy tắc nghiêm ngặt hơn đối với các hoạt động thương mại biên giới, trong đó
có danh sách thực phẩm được phép nhập khẩu vào Trung Quốc và danh sách các
nhà xuất khẩu đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc thông qua giấy chứng nhận
xuất khẩu [86].
– Cam kết chất lượng ổn định với số lượng lớn cũng là một lý do khác khiến các
kênh chính thức ít được ưu tiên hơn. Với quy mô sản xuất nhỏ, tiêu chuẩn thấp,
các nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiếm khi đáp ứng được yêu cầu của các
thị trường nhập khẩu khó tính qua đường chính ngạch như Mỹ, Nhật Bản hay
Trung Quốc [87].
■ Mặc dù nông sản được phân phối thông qua các nền tảng thương mại trực tuyến để bán
lẻ trong nước, chưa có nền tảng trực tuyến nào dành cho doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B) và xuất khẩu, như một kênh thay thế cho giao dịch trực tiếp. Những nền tảng này,
nếu được vận hành đúng cách, sẽ giúp kết nối nông dân với thương nhân, doanh nghiệp
chế biến và người mua quốc tế hiệu quả hơn.
► Việc thiếu hụt các hoạt động giá trị gia tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thấp, đây là
vấn đề đã tồn tại lâu của ngành nông nghiệp Việt Nam
■ Xây dựng thương hiệu: Nông sản Việt Nam còn hạn chế về thương hiệu trên thị trường
trong nước và quốc tế do nhận thức còn hạn chế của nông dân và DNVVN về lợi ích
thương mại của việc xây dựng thương hiệu (chỉ 20% doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào
xây dựng thương hiệu) [88]. Mặc dù các cơ quan chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực

[85] Son Lam, Thanh Tu, 2020. Virus corona khiến thanh long miền Tây từ 37.000/kg rớt giá còn 5.000 đồng,
https://tuoitre.vn/virus-corona-khien-thanh-long-mien-tay-tu-37-000-kg-rot-gia-con-5-000-dong-
20200130110644668.htm
[86] Bộ Công Thương, 2019. Báo cáo Logistics Việt Nam
[87] Tri Dung, 2015. Xuất khẩu tiểu ngạch: Lợi thì có lợi, nhưng..., http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-3721-xuat-khau-

tieu-gach--loi-thi-co-loi-nhung---.html
[88] Brandsvietnam, 2018. Khoản đầu tư sinh lợi nhất của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu

Báo cáo tóm tắt | 37


liên tục trong việc thúc đẩy chỉ dẫn địa lý (GI) cho sản phẩm nông nghiệp, nhưng kết quả
vẫn ở mức hạn chế.
■ R&D và ứng dụng công nghệ: Việc ứng dụng công nghệ, máy móc, đầu tư cho R&D
cũng là những vấn đề đặt ra đối với nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
o Tỷ lệ cơ giới hóa của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia khác. Canh tác quy mô
nhỏ khiến việc đầu tư vào công nghệ trở nên khó khăn hơn và hạn chế hiệu quả đầu
tư.
o Các chính sách ưu đãi của chính phủ nhằm khuyến khích R&D còn hạn chế và chủ
yếu bao gồm các biện pháp tài trợ gián tiếp như khấu trừ thuế hoặc miễn thuế.
1.2. Tác động của COVID-19
► Thị trường xáo trộn dẫn đến biến động giá: Giá cà phê nhân xô nửa đầu tháng 4 năm 2020
giảm 3,6% so với nửa cuối tháng 3 năm 2020 [89]. Việc biên giới với Trung Quốc bị đóng cửa
tạm thời khiến rau quả giảm giá nặng. Mặt khác, các sản phẩm ngũ cốc, đặc biệt là gạo, tăng
giá do nhu cầu tăng. Kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng đầu năm 2020 tăng 9,5% so
với cùng kỳ năm 2019 [90].
► Thị trường gián đoạn ảnh hưởng đến kế hoạch canh tác và mối liên kết kinh doanh giữa nhà
sản xuất và nông dân. Nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng mới, hoặc bị hoãn
đơn hang, buộc phải hủy bỏ hợp đồng với nông dân.
► Việc phân phối bị gián đoạn, đặc biệt là qua các kênh không chính thức. Các mặt hàng bị
ảnh hưởng nhiều nhất là rau quả như thanh long ruột đỏ, dưa hấu. Do thiếu công nghệ chế
biến, bảo quản, khả năng bảo quản hạn chế, việc gián đoạn do COVID-19 khiến tình hình
trở nên nghiêm trọng hơn.
■ Ngày 03 tháng 02, bốn ngày sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, có 190 container
thanh long (hơn 5.300 tấn) đang chờ thông quan, với tiếp tục tăng thêm 20-30 container
mỗi ngày. Hàng trăm container thanh long không xuất được sang Trung Quốc buộc phải
quay lại.
■ Tháng 3 năm 2020, do các chuyến bay đến và rời Hoa Kỳ bị hủy bỏ, các chuyên gia của
Cục Kiểm dịch Thực Động vật Hoa Kỳ (APHIS) đã không thể đến Việt Nam để giám sát
chiếu xạ các sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, dẫn đến sự chậm trễ trong việc
kinh doanh xuất khẩu. Các giải pháp tạm thời đã được áp dụng, tuy nhiên việc hoạt động
bình thường chỉ trở lại vào tháng 9 năm 2020.
■ Tại thị trường nội địa, theo ý kiến doanh nghiệp tham gia khảo sát, trong thời gian đóng
cửa, việc phân phối qua các chợ bán đồ tươi sống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong
khi đó, nông dân và nhà phân phối vẫn có thể thực hiện hợp đồng với siêu thị và duy trì
sự ổn định.
■ Trong thời gian đại dịch bùng phát, các công ty phải đối mặt với nhiều trở ngại về logistics,
bao gồm tình trạng thiếu hụt container và chỗ trên tàu biển, dẫn đến sự chậm trễ và cước
vận chuyển cao.

[89] ARIT, 2020. Tin tức thị trường nông nghiệp.


[90] VITIC, 2020. Thị trường xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2020

Báo cáo tóm tắt | 38


► Các quốc gia nâng cao yêu cầu chất lượng đối với các sản phẩm nhập khẩu, dẫn đến những
thách thức trong xuất khẩu. Do Trung Quốc siết chặt công tác kiểm soát chất lượng và truy
xuất nguồn gốc sản phẩm, nên việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này
gặp rất nhiều khó khăn.
► COVID-19 mang lại lợi ích tiềm năng cho các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức
kinh doanh, đặc biệt là phương thức sản xuất và kinh doanh nông sản và thực hiện tham
vọng mở rộng sang các thị trường mới.
■ Các công ty chuyển sang kênh thương mại hiện đại, và đặc biệt là giao dịch trực tuyến
có thể giảm tác động của sự gián đoạn trong giao dịch trực tiếp.
■ Các doanh nghiệp chịu áp lực tìm kiếm các thị trường mới để thay thế các thị trường đã
bị gián đoạn. Giai đoạn hiện tại được coi là quý giá đối với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào
đang tìm kiếm cơ hội mở rộng sang các thị trường mới.
Tóm lại, chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khâu phân phối, với
các vấn đề tồn tại nhiều năm của ngành là logistic và kênh phân phối. Ngoài ra, điểm yếu
trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và truy xuất nguồn gốc cũng tạo rào cản trong việc
xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Tuy gặp phải nhữn thách thức nêu trên, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ giảm
1,9%. Tổng sản lượng toàn ngành đạt 680,8 nghìn tỷ VNĐ vào năm 2020 và dự báo tăng
trưởng bình quân 10% vào năm 2021 [91].

[91] Fitch Solutions, 2020.

Báo cáo tóm tắt | 39


2. Chế biến thực phẩm
1.1. Phân tích chuỗi cung ứng
Tính đến năm 2017, có hơn 10.034 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm và đồ uống của Việt Nam, với hơn 597.000 lao động [92]. Tính đến năm 2020, 84% doanh
nghiệp thuộc ngành là doanh nghiệp nhỏ với quy mô ít hơn 50 nhân viên [93].
Để tận dụng các cơ hội do nhu cầu thực phẩm toàn cầu ngày càng tăng, đặc biệt là do tác động
của COVID-19, ngành chế biến thực phẩm cần khắc phục một số vấn đề, thách thức trong chuỗi
cung ứng của ngành như sau:
► Một trong những thách thức chính đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm là
thiếu nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn. Nguyên nhân gồm có:
■ Thứ nhất, nguồn nguyên liệu cho chế biến thực phẩm bị ảnh hưởng do tỷ lệ thất thoát sau
thu hoạch sản phẩm nông nghiệp là đáng kể. Quy mô sản xuất nông nghiệp và dịch vụ
logistics nhỏ lẻ dẫn đến thách thức trong nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư cho cơ sở
vật chất và công nghệ hiện đại.
■ Thứ hai, nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn còn hạn chế do việc áp dụng các tiêu chuẩn
toàn cầu trong nông nghiệp còn ở mức thấp. Các phương thức canh tác khác nhau gây
khó khăn cho việc thu mua khối lượng lớn nguyên liệu với chất lượng đồng đều. Đây là
thách thức cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn
khắt khe của các thị trường phát triển. Ví dụ, chỉ có 5 trong số 133 công ty cà phê (4%) ở
Việt Nam được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hữu cơ USDA[94].
► Đáp ứng truy xuất nguồn gốc cũng là một thách thức đối với ngành chế biến thực
phẩm.
Mặc dù đã có các quy định về truy xuất nguồn gốc, như Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư 25/2019/TT-BYT của Bộ Y tế, việc
triển khai truy xuất nguồn gốc gặp một số trở ngại:
■ Thông tin rất khó xác minh vì chỉ yêu cầu các tài liệu truy xuất viết tay, tuy nhiên các tài
liệu này có thể dễ dàng bị làm giả.
■ Tồn tại các đơn vị kinh doanh không được cấp phép, thiếu các phương pháp truy xuất
nguồn gốc đặc biệt trong ngành thực phẩm: Điều này đòi hỏi một hệ thống xác định đơn
vị kinh doanh khác với hệ thống đăng ký kinh doanh.
■ Áp dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Nhiều công ty đã triển khai hệ
thống truy xuất nguồn gốc sử dụng các ứng dụng di động, tuy nhiên nông dân vẫn chưa
sử dụng để ghi lại thông tin thường xuyên [95].
■ Các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, chịu chi phí logistics cao trong phân phối, làm
giảm lợi thế cạnh tranh của thực phẩm Việt Nam. Chi phí logistics cao là do:

[92] USDA 2020, Nguyên liệu chế biến thực phẩm, Việt Nam
[93] Food Ingredient Global 2020, Điểm dừng chân tiếp theo, Việt Nam - Khám phá cơ hội trong ngành F&B
[94] USDA n.d, Organic Integrity Database, <https://organic.ams.usda.gov/integrity/> và tính toán của EY.
[95] Ngân hàng Thế giới 2021, Công nghệ số Việt Nam về truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Báo cáo tóm tắt | 40


o Hệ thống phân phối tập trung vào khu vực thành thị và chưa chú trọng khu vực nông
thôn. Hơn thế, mạng lưới bán lẻ tương đối dày đặc ở các trung tâm đô thị, trong khi
kho bãi quy mô lớn lại ở xa, dẫn đến phát sinh chi phí trung chuyển cao.
o Hầu hết các công ty trong cả lĩnh vực chế biến thực phẩm và dịch vụ logistics là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ và việc đầu tư vào kho bãi hoặc phương tiện không mang
lại hiệu quả về mặt tài chính và lợi thế quy mô.
o Cơ sở hạ tầng logistics còn yếu kém. Ví dụ, chỉ có 20 trong số 266 cảng biển có thể
tham gia xuất khẩu hàng hóa nước ngoài. Cảng Cát Lái là lựa chọn khả thi duy nhất
để xuất khẩu cho các cụm chế biến thực phẩm lớn ở phía Nam. Kết nối mạng lưới
giao thông đến cảng còn thiếu, dẫn đến tình trạng quá tải [96].
► Khó khăn trong việc đầu tư cho công nghệ sản xuất thực phẩm tiên tiến. Việc thiếu
khả năng tiếp cận với nguồn lực tài chính cũng là một trong những thách thức.
■ Để khắc phục điều này, một số DNVVN tìm kiếm sự hợp tác với các viện nghiên cứu và
trường đại học để tiếp cận công nghệ.
■ Đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, quyết định không đầu tư vào công nghệ
tiên tiến hoặc không tự động hóa hoàn toàn là nhằm tận dụng lợi thế lao động giá rẻ ở
Việt Nam.
► Các thương hiệu Việt Nam chưa được công nhận trên thị trường quốc tế. Tại thị
trường nội địa, các thương hiệu nước ngoài cũng đang được người tiêu dùng ưa
chuộng.
■ Dựa theo báo cáo hàng năm của Vietnam Report, 4 trên 6 hãng được bình chọn bởi người
tiêu dùng (năm 2020) là thương hiệu nước ngoài. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra rằng,
trong 5 yếu tố quyết định việc lựa chọn sử dụng sản phẩm (bao gồm: thương hiệu, giá
thành, chất lượng, sự đa dạng, và mạng lưới phân phối), thương hiệu được đánh giá là
yếu tố quan trọng nhất (bình chọn bởi 64% người tiêu dùng), tiếp đến là chất lượng (bình
chọn bởi 58,2% người tiêu dùng).

[96] Nguyen Hoang Phuong 2019, Hiện trạng và giải pháp giảm chi phí logistics ở Việt Nam.

Báo cáo tóm tắt | 41


100.0% 94.3%
90.0%
80.0% 81.4%
80.0% 76.4%
73.6%
70.0%
70.0%

60.0% 56.4% 55.0%

50.0% 43.6% 45.7%

40.0%
31.7%
30.0%

20.0%

10.0%

0.0%
Dầu ăn Đường Gia vị Thực Thực Sữa và Trà Đồ uống Cà phê Nước Nước
và bánh phẩm phẩm ăn sản có cồn tinh giải khát
kẹo tươi liền phẩm từ khiết
sữa

Nguồn: Khảo sát thực hiện bởi Vietnam Report (2020) [97]
Hình 6. Top các thương hiệu F&B được bình chọn bởi người tiêu dùng (2020)

■ Dựa trên kết quả phỏng vấn, các doanh nghiệp bao gồm các MSME trong ngành chế biến
thực phẩm cho thấy nhận thức rõ ràng hơn về lợi ích của việc xây dựng thương hiệu so
với các doanh nghiệp nông nghiệp trong phân tích ở trên. Tuy nhiên, trở ngại chính nằm
ở năng lực hạn chế về xây dựng thương hiệu và tiếp thị.
■ Ở cấp quốc gia, chính phủ đã đưa ra các sáng kiến khác nhau để xây dựng và quảng bá
các thương hiệu quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của họ ra thị
trường quốc tế. Những sáng kiến này là cần thiết để thúc đẩy và tạo ra nhiều giá trị hơn
cho các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam.
1.2. Tác động của COVID-19
So với các ngành khác, đại dịch COVID-19 có tác động tương đối lớn đến lĩnh vực chế biến thực
phẩm. Trong làn sóng đầu tiên, ngành này ghi nhận sự sụt giảm đáng kể do gián đoạn sản xuất.
Tuy nhiên, ngành chế biến thực phẩm đã bước vào giai đoạn phục hồi nhanh chóng. Sản xuất
trong quý 4 năm 2020 đã tăng giá trị gia tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm
2020, giá trị gia tăng của ngành tăng 3,36% so với năm 2019. Dự báo tăng trưởng trung hạn của
ngành (2020-2024) được cải thiện ở mức bình quân 10,1% [98].
Tác động đáng kể nhất của COVID-19 đối với ngành chế biến thực phẩm là về logistics quốc tế.
Thiếu hụt container và gián đoạn logistics dẫn đến sự chậm trễ trong nhập khẩu nguyên vật liệu
đầu vào và xuất khẩu đầu ra. Theo các doanh nghiệp tham gia khảo sát, trong thời gian đại dịch

[97] Vietnam.net 2020, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, <https://vietnamnet.vn/vn/kinh-
doanh/vef/top-10-cong-ty-uy-tin-nganh-thuc-pham-do-uong-nam-2020-675891.html>.
[98] Fitch solution 2020, Báo cáo Thực phẩm và Đồ uống Việt Nam Qúy 1 năm 2021

Báo cáo tóm tắt | 42


bùng phát, các công ty phải đối mặt với nhiều trở ngại khác nhau, bao gồm tình trạng thiếu hụt
container, thiếu chỗ trên tàu và chi phí vận chuyển hàng hóa cao bất thường.
Cả chi phí logistics và thời gian vận chuyển đều tăng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng lượng dự
trữ đầu vào để tránh gián đoạn hoạt động. Mặt khác, công tác xuất khẩu mất nhiều thời gian hơn
và chi phí cao hơn. Những vấn đề này ảnh hưởng đến cả dòng tiền và chi phí cho các nhà sản
xuất thực phẩm.

Báo cáo tóm tắt | 43


3. Ô tô và xe điện
3.1. Ô tô
3.1.1. Phân tích chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng ô tô của Việt Nam bị chi phối bởi các doanh nghiệp FDI. Các nhà sản xuất trong
nước chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi cung ứng này như lắp ráp và hoàn thiện xe, chỉ
chiếm 15% giá trị một sản phẩm [99]. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến năm 2019, Việt
Nam có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng
xe; và 214 nhà sản xuất phụ tùng ô tô [100].
Hai trở ngại lớn mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang phải đối mặt là (i) tính kinh tế về quy mô
thấp và (ii) lợi thế cạnh tranh thấp của các nhà sản xuất trong nước trong phân khúc ô tô CKD.
► Dung lượng thị trường và sản lượng sản xuất ô tô của Việt Nam còn thấp.
Năm 2019, sản lượng xe tăng lên 185.000 chiếc, tương đương 9% của Thái Lan và 15% của
Indonesia. Nguyên nhân chính bao gồm:
■ Tỷ lệ sở hữu ô tô ước tính ở mức 28 chiếc trên 1000 người dân vào năm 2020, tương đối
thấp so với 36 chiếc ở Philippines và 62 chiếc ở Indonesia.
■ Xe mô tô hai bánh vẫn thống trị với hơn 50 triệu chiếc [101]. Người tiêu dùng Việt Nam ưa
chuộng xe mô tô hai bánh vì giá cả phải chăng và dễ thích nghi với cơ sở hạ tầng giao
thông còn yếu kém.
► Xe CKD sản xuất tại Việt Nam đắt hơn xe CBU của Thái Lan và Indonesia từ 10 - 20%.
Điều này chủ yếu là do:
■ Phần lớn linh kiện phụ tùng xe (khoảng 85%) được nhập khẩu và phải chịu thuế nhập khẩu.
Các sản phẩm này chịu chi phí đóng gói và kiểm tra chất lượng cao hơn so với những sản
phẩm tiêu thụ tại các quốc gia xuất khẩu như Thái Lan và Indonesia. Ngoài ra, chi phí
logistics cao, ước tính chiếm 20 - 30% tổng chi phí linh kiện phụ tùng nhập khẩu [102].
■ Từ năm 2018, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) được miễn thuế nhờ Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN. Chi phí logistics chỉ chiếm khoảng 5% giá thành CBU nhập khẩu
[103]
.
■ Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn yếu với các sản phẩm nội
địa hóa và mạng lưới nhà cung cấp còn hạn chế. Tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 20-40%
[104]
, và các phụ tùng nội địa hóa chủ yếu là các sản phẩm công nghệ giá trị thấp như lốp
xe, ghế ngồi, gương, kính, dây cáp, ắc quy và các sản phẩm nhựa. Ngành này chỉ tham gia
vào phân khúc thủ công, sử dụng lao động tay nghề thấp trong chuỗi cung ứng như lắp ráp
ô tô, không tạo ra lợi thế cạnh tranh.

[99] VietinBank Securities 2019, Báo cáo ngành công nghiệp ô tô


[100] Bộ Giao thông Vận tải, https://www.moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=2193.
[101] EIUL 2020.
[102] Van Phong 2020, Những rào cản khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ‘chậm lớn’, <

https://www.thesaigontimes.vn/310241/nhung-rao-can-khien-nganh-cong-nghiep-o-to-viet-nam-cham-lon.html>
[103] Van Phong 2020, Những rào cản khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ‘chậm lớn’, <

https://www.thesaigontimes.vn/310241/nhung-rao-can-khien-nganh-cong-nghiep-o-to-viet-nam-cham-lon.html>
[104] Fitch Solution Q4 2020, Báo cáo ngành ô tô Việt Nam

Báo cáo tóm tắt | 44


Nguồn: Toyota Vietnam
Hình 7. So sánh giá ô tô giữa các quốc gia
3.1.2. Tác động của COVID-19
Theo nghiên cứu thứ cấp và sơ cấp, năm 2020, đại dịch không có tác động trực tiếp đáng kể đến
ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, ngoại trừ sự gián đoạn logistics ở đỉnh điểm của làn sóng
COVID -19 đầu tiên tại Việt Nam (tháng 3 - tháng 4 năm 2020). Tại thời điểm cuối năm 2020,
toàn ngành ghi nhận tổng doanh số là 296.634 chiếc, giảm 8% so với năm 2019 [105].
3.2. Xe điện
► Quá trình chuyển đổi EV toàn cầu
Ở cấp độ toàn cầu, COVID-19 gián tiếp góp phần thúc đẩy xu hướng mới nổi lên của các phương
tiện không phát thải.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nguồn cung EV (không bao gồm xe hai bánh) toàn cầu
được dự báo sẽ tăng trưởng ~ 30% mỗi năm lên ~ 145 triệu chiếc, chiếm 7% số lượng xe đường
bộ vào năm 2030. Xe điện hai bánh dự kiến sẽ tiếp tục là xe điện có số lượng lớn nhất, với nguồn
cung toàn cầu tăng lên 385 triệu chiếc vào năm 2030 [106].
Các chính sách và ưu đãi của chính phủ, cơ sở hạ tầng sạc được cải thiện, chi phí ắc quy giảm
và khoảng cách di chuyển/lần sạc của EV được cải thiện là những động lực chính cho sự tăng
trưởng này. Trong số đó, các chính sách và chiến lược của chính phủ là yếu tố then chốt. Các

[105] Báo
cáo doanh số bán hàng VAMA
[106]
IEA 2020, Global EV Outlook, https://iea.blob.core.windows.net/assets/ed5f4484-f556-4110-8c5c-
4ede8bcba637/GlobalEVOutlook2021.pdf

Báo cáo tóm tắt | 45


chính sách này chủ yếu tập trung vào: mục tiêu giảm khí nhà kính quốc gia đối với giao thông,
mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu và tiêu chuẩn phát thải CO2, nguồn cung EV và mục tiêu doanh số,
hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng và nhà sản xuất, quy định về cơ sở hạ tầng sạc và hỗ trợ
triển khai.
► Quá trình chuyển đổi EV ở Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đã đăng ký Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều
kiện quốc gia về Xe buýt carbon thấp của Hiệp định Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp
quốc, bao gồm xe buýt điện (e-bus), chính phủ chưa có chính sách hay ưu đãi và mục tiêu đặc
biệt về EV. Bên cạnh đó, nhiều xe máy điện đang lưu thông trên thị trường Việt Nam mà không
cần chính phủ tích cực thúc đẩy.
Mức độ thâm nhập của EV trong nước vẫn còn rất thấp, tuy nhiên, có sự gia tăng của các loại xe
máy điện cơ bản.
Đầu năm 2021, thị trường ô tô điện đánh dấu sự xuất hiện của hai mẫu xe hybrid mới - Toyota
Corolla Cross HV và Vinfast VF e34. Hai mẫu xe này đã nhận được phản hồi tích cực từ khách
hàng với doanh số 910 chiếc cho dòng xe Corolla Cross HV[107] và 3.692 đơn đặt hàng cho dòng
xe VF e34[108].
Các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài cũng bắt đầu thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng sạc điện tại Việt Nam. Năm 2020, PVOIL là doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đầu tiên tại Việt
Nam xây dựng trạm sạc cho ô tô điện[109]. Vinfast có kế hoạch xây dựng hơn 2.000 trạm sạc với
tổng công suất 40.000 cổng sạc trên cả nước vào năm 2021 nhằm mở rộng hệ sinh thái xe điện
của tập đoàn [110]. Porsche và Mitsubishi đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống sạc ô tô điện tại Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng [111,112].
Doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất là VinFast với xe điện hai bánh, bốn bánh và xe buýt
chở khách. Doanh nghiệp này có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất và nghiên cứu xe điện,
đồng thời thành lập khu công nghiệp phụ trợ, khu phức hợp phát triển và nhà máy sản xuất bình
ắc quy. Một số doanh nghiệp nội địa khác cũng đã chuẩn bị tiến hành nghiên cứu lắp ráp xe điện
tại Việt Nam, nhưng kế hoạch còn phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia (như Hyundai, Kia,
Toyota, Honda, v.v.).
► EV và ứng dụng pin nhiên liệu/ nhiên liệu hydro
Sự phát triển của công nghệ Hydrogen làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải và
các công nghệ liên quan vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm ban đầu. Hydro
được coi là nguồn nhiên liệu của tương lai, đặc biệt là ứng dụng cho các giải pháp sử dụng nhiều
năng lượng như giao thông vận tải và vận hành các loại xe lớn. Bên cạnh đó, Hydro có tiềm năng

[107]
Mai Ngoc 2021, Ưu điểm của xe ô tô sử dụng công nghệ hybrid tại Việt Nam, <http://baochinhphu.vn/Doanh-
nghiep/Uu-diem-cua-xe-o-to-su-dung-cong-nghe-hybrid-tai-Viet-Nam/427200.vgp>
[108] Anh Bac 2021, Lập kỷ lục nhận gần 3.700 đơn đặt hàng sau 12 giờ VinFast e34 mở bán,

<https://www.qdnd.vn/xe-cong-nghe/thi-truong/lap-ky-luc-nhan-gan-3-700-don-dat-hang-sau-12-gio-vinfast-e34-mo-
ban-655062>
[109] PV Oil 2020, PVOIL opens Vietnam’s first electric car charging stations at petroleum stations,

<https://www.pvoil.com.vn/en-US/media/related-news/pvoil-opens-vietnams-first-electric-car-charging-stations-at-
petroleum-stations>
[110] Dat Nguyen 2021, VinFast eyes 2,000 electric charging stations,

<https://e.vnexpress.net/news/business/companies/vinfast-eyes-2-000-electric-charging-stations-4238290.html>
[111] Hoang Nam 2021, Porsche lạc quan về triển vọng xe điện ở Việt Nam, <http://www.vr.org.vn/vn/tin-tuc-su-

kien/tin-quoc-te/porsche-lac-quan-ve-trien-vong-xe-dien-o-viet-nam-8449.html>
[112] Hoang Linh 2020, Các hãng ô tô "rục rịch" triển khai trạm sạc xe điện tại Việt Nam, <http://hanoimoi.com.vn/tin-

tuc/Oto-xemay/982336/cac-hang-o-to-ruc-rich-trien-khai-tram-sac-xe-dien-tai-viet-nam>

Báo cáo tóm tắt | 46


đóng góp đáng kể vào các mục tiêu khử cacbon, cũng như giải quyết nhiều thách thức trong việc
kết nối các ngành khác với năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nên coi việc phát triển Hydrogen xanh
là trọng tâm và việc sản xuất nguồn nhiên liệu trên phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sản xuất
năng lượng tái tạo tại từng quốc gia. Hiện tại, chi phí sản xuất Hydrogen xanh thông qua quá
trình điện phân đang rất cao, trong khi hiệu suất của các chất điện phân và pin nhiên liệu cần
thiết cho các giải pháp ứng dụng giao thông vận tải còn khá thấp. Do những khoảng cách về khả
năng thương mại và kỹ thuật trên, việc sử dụng Hydrogen trên quy mô lớn để phát triển giao
thông vận tải vẫn cần tới khoảng một thập kỷ để phát triển. Mặc dù vậy, vẫn cần phải thực hiện
việc chuẩn bị cho sự phát triển của Hydrogen, do việc xác định công suất, cơ sở hạ tầng và các
tiêu chuẩn cần thiết để phát triển hệ sinh thái hydro sẽ mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư. Một
số quốc gia trên thế giới đã xây dựng kế hoạch đưa hydrogen thành một trong những nguồn
năng lượng của họ vào cuối thập kỷ này và theo đó là các kế hoạch hành động chi tiết. Pin, nhiên
liệu hydrogen và nhiên liệu hóa thạch sẽ cùng tồn tại trong tương lai, đòi hỏi các nhà hoạch định
chính sách cần xây dựng và chi tiết hóa kế hoạch chung hòa các nguồn năng lượng, cũng như
sử dụng phù hợp từng nguồn năng lượng cho các ngành kinh tế.
► Hệ sinh thái EV
Hệ sinh thái EV thể hiện sự tương tác giữa các chuỗi giá trị chính và các doanh nghiệp/các tổ
chức tham gia chuỗi giá trị, bao gồm sản xuất ắc quy và xe điện, cơ sở hạ tầng sạc, định chế đầu
tư tài chính, người tiêu dùng và các dịch vụ liên quan khác.
So với ngành ô tô, hệ sinh thái EV đang chứng kiến sự xuất hiện chuỗi giá trị và sự tham gia của
các doanh nghiệp mới, ngoài những đối thủ hiện tại đang chuyển đổi từ chuỗi giá trị ô tô, bao
gồm các nhà sản xuất ắc quy, nhà sản xuất xe điện và nhà sản xuất thiết bị cấp liệu cho xe điện
(EVSE).

Nguồn: Soman et al. (2020)


Hình 8. Hệ sinh thái EV
► Hệ sinh thái sạc EV
Các nhà sản xuất EVSE cung cấp điện cho EV thông qua các trạm sạc, các doanh nghiệp này
phụ trách từ việc thiết lập các trạm đến cung cấp dịch vụ sạc. Tuy nhiên, các nhà sản xuất EVSE
độc lập không đủ để xây dựng toàn bộ hệ sinh thái cơ sở hạ tầng sạc EV. Sự tham gia của các

Báo cáo tóm tắt | 47


doanh nghiệp trong ngành điện, các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, và các nhà cung
cấp dịch vụ sẽ làm tăng giá trị của chuỗi cung ứng sạc EV trong hệ sinh thái EV. Các doanh
nghiệptham gia chính trong chuỗi giá trị này bao gồm các doanh nghiệp năng lượng, doanh
nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất ô tô, nhà sản xuất EVSE và các doanh nghiệp dầu
khí [113].
► Động lực chuyển đổi từ xe thông thường sang xe điện
Xu hướng gia tăng toàn cầu của EV được củng cố bởi các yếu tố sau: các tiêu chuẩn môi trường
liên quan đến an ninh năng lượng và phát thải CO2, chi phí của bộ ắc quy và phạm vi của các
loại xe EV.

Nguồn: Phân tích của EY


Hình 9. Các yếu tố chính quyết định tăng trưởng doanh số bán xe điện

► Vai trò của chính phủ trong hệ sinh thái xe điện


Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái xe điện khi thắt chặt mối quan hệ giữa các bên
liên quan, tạo thuận lợi cho thị trường và khuyến khích sự phát triển hệ sinh thái này. Chính phủ
nhiều quốc gia có vai trò nổi bật trong việc khuyến khích sự phổ biến và phát triển EV thông qua các
sáng kiến pháp lý bao gồm các chính sách ưu đãi, luật và quy định. Trợ cấp và tài trợ từ chính phủ
cũng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ xe điện.
Ngoài ra, các chính phủ công bố các quy định liên quan đến tiêu chuẩn khí thải, điều này sẽ thúc đẩy
các nhà sản xuất ô tô lớn sản xuất các phương tiện sạch hơn. Ngoài ra, các chính phủ đang xem xét
lợi ích về môi trường và xã hội của xe điện để đưa ra các ưu đãi tài chính và phi tài chính trực tiếp và
gián tiếp cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường xe điện, đồng thời thúc đẩy điện
sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Deloitte, 2019. Cơ hội xung quanh các điểm sạc xe điện ở Vương quốc Anh.
[113]

<https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/energy-resources/deloitte-uk-electric-vechicles-
WEB.pdf>

Báo cáo tóm tắt | 48


VI. Khuyến nghị các giải pháp dựa trên phân
tích chuỗi cung ứng chuyên sâu
Các giải pháp được khuyến nghị thực hiện trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là giải quyết những
thách thức trước mắt đến từ dịch COVID-19 và sẽ được khởi động trong thời gian ngắn hạn (6
tháng). Giai đoạn 2 - đặt mục tiêu gia tăng giá trị và tạo lợi ích sẽ bắt đầu trong trung hạn (1 năm).
Cuối cùng, giai đoạn 3 (3 năm) bao gồm các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của doanh
nghiệp và lợi nhuận dài hạn. Phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có, các giải pháp có thể được
thực hiện song song.

1. Nông nghiệp
1.1. Giai đoạn 1: Hỗ trợ thanh khoản cho nông dân và an ninh lương thực cho
người tiêu dùng (Ngắn hạn - 6 tháng)
1.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ cho nông nghiệp (Common Facility
Center – CFC)
Trung tâm dịch vụ chia sẻ cung cấp cho nông dân, hợp tác xã và DNVVN các loại dịch vụ hỗ trợ
thông dụng và cần thiết nhất. Trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các khía cạnh sản xuất,
kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và sản phẩm, sơ chế, logistics, chia sẻ thông tin, kết nối người mua
– người bán, marketing và đào tạo.
Thông qua các dịch vụ phù hợp, CFC sẽ giúp cải thiện vấn đề thất thoát sau thu hoạch, kiểm
soát chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn. CFC sẽ hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và DNVVN không
cần phải tự đầu tư nhưng vẫn có thể tiếp cận được các cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại,
đắt tiền đối với quy mô sản xuất nhỏ.
Trong thời gian bùng phát COVID-19, CFC là một giải pháp để các mặt hàng nông sản dễ hư
hỏng có thể được bảo quản hoặc chế biến để bán ra thị trường ở các dạng thành phẩm khác
(bột, đóng hộp). Việc phát triển mạng lưới CFC trên toàn quốc có thể là một dự án dài hạn, nhưng
trong ngắn hạn mô hình CFC tạm thời và CFC thí điểm cần được xây dựng cho các mặt hàng dễ
hư hỏng, dễ bị gián đoạn thị trường do COVID-19.

Thực trạng tại Việt Nam:


► Hiện tại, thông qua các nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp, chưa có mô hình hoặc tổ chức nào
cung cấp dịch vụ đầy đủ theo khái niệm của mô hình CFC cho nông dân, hợp tác xã và
DNVVN trong ngành nông nghiệp. Hiện tại có một số mô hình cung cấp dịch vụ cho nông
dân, tập trung vào cung cấp vật tư đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất, bao gồm:
■ Hợp tác xã: Hợp tác xã cung cấp các nguyên liệu đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu), công
cụ và hướng dẫn; nâng cao năng lực, chuyển giao kiến thức về giống mới, kỹ thuật canh
tác mới; và cung cấp các dịch vụ như làm đất và tưới tiêu. Tuy nhiên, theo phỏng vấn các
bên liên quan, dịch vụ lưu trữ, bảo quản, chế biến và phân phối đang nằm ngoài khả năng
của các hợp tác xã, do đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi hầu hết các hợp tác xã đang ở

Báo cáo tóm tắt | 49


quy mô nhỏ (đến năm 2018, 62% hợp tác xã có dưới 10 lao đông và 36% có 10-49 lao
động)[114].
■ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp địa phương: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương. Các trung tâm này cung cấp nguyên
liệu đầu vào, các dịch vụ công như hỗ trợ kỹ thuật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động
vật, công bố dịch bệnh, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm định vệ sinh thú y. Các dịch vụ
này được cung cấp nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
► Hiện nay, đã có một số hoạt động hỗ trợ đến từ cả chính phủ và doanh nghiệp tư nhân để
phát triển các trung tâm dịch vụ logistic và phân phối. Tuy nhiên, các dự án này không cung
cấp các dịch vụ đầy đủ và đa dạng như CFC. Ví dụ:
■ Bộ NN & PTNT đã tiến hành “Nghiên cứu xây dựng định hướng, cơ chế, chính sách phát
triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2018-2020 và
định hướng đến năm 2030” [115].
■ Dự án kết nối nguồn lực hỗ trợ nông dân khởi nghiệp định hướng xuất khẩu thị trường
Châu Âu, Trung Đông và mô hình trình diễn Kho lạnh Thông minh tại Trà Vinh do Quỹ
Khởi nghiệp Xanh tài trợ [116]: Dự án được khởi động vào tháng 7 năm 2020, đánh dấu
bước đầu tiên trong việc thực hiện kế hoạch của ICE LOFT (một DNVVN của Bỉ) trong
việc xây dựng chuỗi kho lạnh thông minh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án
này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trái cây và rau quả thông
suốt từ điểm sản xuất đến điểm trung chuyển ở cảng Cái Mép Hạ, sử dụng mạng lưới
đường thủy nội địa phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long.
■ Hanh Nguyen Logistics đầu tư vào Trung tâm Logistics Xuất khẩu Nông sản Hậu Giang,
một trung tâm logistics khép kín về thủ tục xuất khẩu nông sản. Giai đoạn đầu của dự án
đã đi vào hoạt động tại tỉnh Hậu Giang [117].

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► Ấn Độ: Mô hình CFC theo cụm đã rất thành công ở một số vùng phía Nam và Tây Ấn Độ
đối với các loại cây trồng trọng điểm như Nho, Lựu, Chuối, Xoài Kesar và chế biến bột xoài
Totapuri.
Chính phủ Ấn Độ có một số chương trình ưu đãi khuyến khích CFC hoặc phát triển cụm
ngành cụ thể như dệt may, nông nghiệp, dược phẩm, v.v. như Chương trình phát triển cụm
Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (MSE-CDP), Đề án cụm chế biến nông sản. 126 CFC đã
được thành lập và hoạt động theo chương trình MSE-CDP.
► Bangladesh: Có tối đa 38 cụm Thủ công và hỗn hợp, tiếp theo là 34 cụm Chế biến Nông
sản/Kinh doanh nông sản/Đồn điền và 22 cụm Hàng dệt kim & Hàng may mặc, 16 cụm Hàng

[114] Bộ kế hoạch và đầu tư 2020, Sách trắng hợp tác xã Việt Nam, < https://www.gso.gov.vn/wp-
content/uploads/2020/04/Sach-Trang-HTX-2020.pdf>
[115] MARD 2019, Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại,

<https://www.mard.gov.vn/Pages/phat-trien-he-thong-trung-tam-cung-ung-nong-san-viet-nam-hien-
dai.aspx?item=10>
[116] ice-loft 2020, Lễ khởi công dự án Cabin lạnh thông minh 12/10/2020, < https://www.ice-loft.com/news-events>
[117] Vietnam Invesment Review 2021, Leverage for Vietnam's agricultural products to take off,

<https://vir.com.vn/leverage-for-vietnams-agricultural-products-to-take-off-83077.html>

Báo cáo tóm tắt | 50


thời trang phong phú, Hàng may mặc & tiêu dùng, 13 cụm sản xuất Đồ da & Đồ da ở
Bangladesh. Các cụm này nằm ở 51 quận khác nhau của Bangladesh.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Xác định vùng sản xuất nông nghiệp và các vị trí tiềm năng:
■ Xác định vùng sản xuất nông nghiệp là bước đầu tiên cần được thực hiện khi xem xét
thành lập Trung tâm dịch vụ chia sẻ. Việc xác định này là quan trọng và cần thiết bao gồm
các thông tin về nguồn cung cấp, các cơ sở chế biến nông sản hiện tại, cũng như khoanh
vùng được các vị trí thuận lợi (gần khu vực sản xuất). Các cụm sản xuất trái cây ở Đồng
bằng sông Cửu Long hay sản xuất hồ tiêu ở Tây Nguyên đều có thể là ví dụ về vị trí tiềm
năng để thành lập Trung tâm dịch vụ chia sẻ. Trong bối cảnh COVID-19 hiện nay, các sản
phẩm dễ bị gián đoạn có thể được ưu tiên áp dụng thí điểm mô hình Trung tâm dịch vụ
chia sẻ tạm thời hoặc cố định.
■ Cơ quan quản lý cấp địa phương, sở nông nghiệp/ chế biến thực phẩm hay Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có thể là đầu mối chịu trách nghiệm thực hiện công tác
xác định vùng sản xuất và xây dựng một kho dữ liệu cần thiết cùng với sự hỗ trợ từ phía
nông dân và các tổ chức phi chính phủ.
■ Vị trí của Trung tâm dịch vụ chia sẻ thí điểm và mạng lưới các Trung tâm dịch vụ chia sẻ
trong tương lai cần được hoạch định cẩn thận dựa trên đánh giá các thách thức về hệ
thống logistics bao gồm các tuyến đường ô tô trong khu vực, nguồn cung cấp nước, điện,
v.v. Lưu ý rằng, một Trung tâm dịch vụ chia sẻ cần phải gần trung tâm sản xuất, không
phải trung tâm tiêu thụ.
► Thành lập Trung tâm dịch vụ chia sẻ thí điểm:
■ Việc phát triển mạng lưới các Trung tâm dịch vụ chia sẻ của quốc gia có thể là một dự án
dài hạn, nhưng mô hình Trung tâm dịch vụ chia sẻ tạm thời và thí điểm nên được phát
triển cho toàn bộ các mặt hàng dễ hư hỏng, dễ gặp rủi ro gián đoạn thị trường do dịch
bệnh như dịch COVID-19.
■ Một Trung tâm dịch vụ chia sẻ có thể được thiết kế dưới dạng một cơ sở tạm thời (ví dụ:
Trung tâm dịch vụ chia sẻ có thể được bố trí tạm thời để thu hoạch trái cây theo mùa)
hoặc cũng có thể được xây dựng kiên cố phục vụ mục đích lâu dài.
■ Mô hình Trung tâm dịch vụ chia sẻ là mô hình đa dạng, có thể thay đổi từ quy trình thuần
thủ công đến quy trình tự động hóa chuyên sâu. Việc lựa chọn cơ sở hạ tầng phù hợp để
xây dựng Trung tâm dịch vụ chia sẻ sẽ phụ thuộc vào tính chất sản phẩm (dễ hư hỏng/
không dễ hỏng) và khối lượng sẵn có của sản phẩm đó.
■ Một số đặc điểm khi thành lập Trung tâm dịch vụ chia sẻ cần lưu ý:
o Trung tâm dịch vụ chia sẻ cần cung cấp các cơ sở hạ tầng bảo quản tích hợp và hoàn
chỉnh, bao quát quá trình nông sản được vận chuyển từ cổng trang trại đến tay người
tiêu dùng.
o Trung tâm dịch vụ chia sẻ cần tạo ra các liên kết xuôi và ngược hiệu quả bằng cách
kết nối các cá nhân và nhóm sản xuất với các đối tác chế biến và phân phối thông qua
chuỗi cung ứng được trang bị đầy đủ.
o Trung tâm dịch vụ chia sẻ cần có cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn
về chất lượng sản phẩm bao gồm yêu cầu về bảo quản và chế biến theo các tiêu
chuẩn nội địa/ quốc tế. Các phòng thí nghiệm giúp kiểm tra chất lượng của nguyên
liệu và sản phẩm phù hợp với điều kiện xuất khẩu cũng cần được cân nhắc phát triển.

Báo cáo tóm tắt | 51


► Mô hình đầu tư: từ kinh nghiệm quốc tế, một số mô hình đầu tư điển hình cho CFC bao gồm:
o Đầu tư công: Nhà nước đầu tư giai đoạn đầu và giao cho HTX vận hành.
o Đầu tư tư nhân và do doanh nghiệp FDI: các doanh nghiệp tư nhân và FDI đầu tư vào
CFC với các ưu đãi từ chính phủ như phí thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
nhập khẩu máy móc và các khoản vay lãi suất thấp.
o Hợp tác công tư (PPP): chính phủ và các đối tác tư nhân hợp tác đầu tư vào CFC.
Trong mô hình đầu tư này, các đối tác tư nhân được khuyến nghị chịu trách nghiệm
vận hành CFC để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả.
o Hỗ trợ từ các cơ quan phát triển/ nhà tài trợ: Mô hình đầu tư này thường được sử
dụng trong CFC với các mục tiêu phát triển xã hội (như cải thiện thu nhập cho cộng
đồng dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo).

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Cơ sở hạ tầng cơ bản như nước, điện, giao thông vận tải ở một số khu vực còn chưa phát
triển có thể tạo ra những thách thức trong việc lựa chọn địa điểm Trung tâm dịch vụ chia sẻ,
đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí thành lập và vận hành Trung tâm.
► Nhận thức của nông dân về công nghệ và và lợi ích của Trung tâm dịch vụ chia sẻ còn hạn
chế, có thể dẫn đến việc ít sử dụng các trung tâm này. Cần thực hiện các chương trình nâng
cao năng lực và nhận thức, cùng với các cơ chế khuyến khích sử dụng các trung tâm trong
thời gian đầu.
► Một lý do khác cho việc không sử dụng tối ưu cơ sở vật chất của Trung tâm dịch vụ chia sẻ
là số lượng nông dân,DNVVN cũng như hoạt động sản xuất tại địa điểm xây dựng trung tâm
còn hạn chế. Để giảm thiểu rủi ro này, cần thực hiện nghiên cứu khả thi với sự hỗ trợ của
chuyên gia, và các tiêu chí quan trọng nhất để quyết định vị trí xây dựng trung tâm là tỷ lệ sử
dụng dụng và tính bền vững.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới CFC:
■ Đề xuất đưa mô hình CFC vào quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thí điểm mô hinhg CFC cho nông nghiệp trong
vùng.
■ Xem xét các mô hình đầu tư thí điểm. Khuyến nghị đầu tư theo hình thức PPP và đầu tư
tư nhân để đảm bảo hiệu quả.
■ Dựa trên bản đồ vùng sản xuất và cơ sở hạ tầng, xác định các vị trí để thí điểm CFC.
(Cần Thơ, với vai trò là một trung tâm nông nghiệp, có thể là một địa điểm tiềm năng cho
CFC ở Đồng bằng sông Cửu Long.)
■ Kết nối và thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn dắt quan tâm đầu tư vào CFC
thí điểm cho nông nghiệp tại các địa điểm đã xác định.
■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để đưa ra ưu đãi cho CFC thí điểm.
■ Đánh giá danh mục dự án đầu tư.
■Phối hợp với Bộ NN & PTNT và Bộ Công thương để đánh giá tiến độ, kết quả thí điểm
mô hình CFC cho nông nghiệp và hiệu quả của các mô hình đầu tư.
► Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn dắt đầu tư vào
CFC.
■ Xác định các mô hình đầu tư được khuyến khích.

Báo cáo tóm tắt | 52


■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để cung cấp các ưu đãi (như thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, tiền thuê đất) cho đầu tư vào CFC.
■ Thông qua các chương trình phát triển doanh nghiệp khác nhau: khuyến khích các doanh
nghiệp lớn, hàng đầu (bao gồm cả tư nhân và DNNN) đầu tư vào CFC cho nông nghiệp;
kết nối các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển các mô hình tương tự (như trung tâm
logistic) để đầu tư vào CFC; khuyến khích các DNVVN sử dụng các dịch vụ của CFC.
■ Xây dựng chính sách thu hút FDI và các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào CFC.

1.1.2. Tạo nền tảng kết nối người bán - người mua B2B
Nền tảng thương mại sẽ giúp thúc đẩy tính đồng nhất trong tiếp thị sản phẩm nông nghiệp thông
qua việc loại bỏ sự bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán và giúp xác định giá cả
dựa trên cung và cầu thực tế. Nền tảng này cũng giúp kết nối nông dân trực tiếp với cả khách
hàng bán lẻ và người mua là tổ chức, đảm bảo dòng tiền cho nông dân và giảm thiểu tổn thất
sau thu hoạch. Nền tảng thương mại trực tuyến hoặc phòng điều khiển từ xa kết nối người mua
và nhà cung cấp có thể được thiết lập như một phương án tức thời, giúp giảm tác động của sự
gián đoạn thị trường trong thời gian bùng phát COVID-19, khi thương mại trực tiếp bị hạn chế.
Vì nền tảng giao dịch trực tuyến đòi hỏi tiêu chuẩn hóa và tốn kém để thiết lập và duy trì, nên giai
đoạn đầu tiên là tạo ra một nền tảng kết nối người bán - người mua. Do mối liên kết chặt chẽ
giữa nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nền tảng này được khuyến nghị cho cả hai ngành.

Thực trạng tại Việt Nam:


Mặc dù đã có các nền tảng thương mại dành riêng cho nông sản và thực phẩm tại Việt Nam như
Voso.vn, Postmart, CAPA - AtaLink, VIDAS, www.dacsanlucngan.vn và
www.vaithieubacgiang.vn, các nền tảng này tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ tại thị trường nội
địa tập trung vào cơ chế B2C. Chưa có nền tảng thương mại chuyên dụng nào kết nối nông dân
/ hợp tác xã với các nhà bán buôn và nhà chế biến thực phẩm (B2B) trong nước và quốc tế cũng
như chưa có nền tảng thương mại có cơ chế đấu giá tại Việt Nam.
Sau COVID-19, ngày càng nhiều nông dân và nhà sản xuất cân nhắc các nền tảng thương mại
trực tuyến như một kênh phân phối thay thế. Lần đầu tiên, vải thiều của tỉnh Bắc Giang có mặt
trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Alibaba và Amazon. Cục Xúc tiến Thương mại
Việt Nam đang làm việc để mở một cửa hàng trực tuyến quốc gia trên Alibaba để quảng bá nông
sản của Việt Nam [118].

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► Ấn Độ: Thị trường Nông nghiệp Quốc gia (National Agriculture Market) hay còn gọi là eNAM
là một cổng thương mại điện tử trên toàn Ấn Độ, kết nối ủy ban Thị trường Sản phẩm Nông
nghiệp (Agricultural Produce Market Committee) để tạo ra một thị trường thống nhất cho các
mặt hàng nông sản toàn quốc. Thị trường đang hỗ trợ tìm ra giá tốt và cung cấp các phương
tiện để thúc đẩy hoạt động tiếp thị sản phẩm của các bên tham gia. eNAM sử dụng cơ chế
đấu giá điện tử trong đó phiên đấu giá được mở bởi các nhà quản lý thị trường và các thương
nhân đã đăng ký đấu giá. Khi đạt được giá cao nhất trên một lô sản phẩm, giao dịch sẽ được

Vietrade, 2021. Đưa nông sản lên chợ online. http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/7696/dua-nong-san-len-cho-


[118]

online.html

Báo cáo tóm tắt | 53


đóng và thỏa thuận mua bán sẽ được tạo. Nhiều bang (tỉnh) đang phát triển các nền tảng
tương tự cho nông dân, các công ty sản xuất của nông dân và các nhóm tự lực.
► Dubai: Trung tâm Đa hàng hóa Dubai (DMCC) đã ra mắt Thị trường điện tử Agriota để kết
nối hàng triệu nông dân với ngành công nghiệp thực phẩm của UAE, đồng thời loại bỏ những
bên trung gian. Nền tảng sử dụng công nghệ blockchain để kết nối nông dân với các tổ chức
khác nhau ở UAE bao gồm các công ty chế biến thực phẩm, thương nhân và người bán
buôn.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Trước hết, phòng tổng đài điều phối từ xa giúp kết nối người mua và nhà cung cấp cần được
thành lập ngay trong giai đoạn này. Việc thiết kế phòng tổng đài điều phối từ xa này có thể
giúp làm giảm tác động của việc gián đoạn thị trường khi các giao dịch trực tiếp bị hạn chế
trong thời gian bùng phát dịch COVID-19. Với sự trợ giúp của các cơ quan quản lý cấp địa
phương trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, công tác này có thể triển khai ngay lập tức.
Ví dụ: Một tổng đài nơi các công ty xuất khẩu/ thương nhân có thể đặt hàng nông sản. Điều
phối viên tại tổng đài sẽ hỗ trợ kết nối người mua với các nhà sản xuất/ nông dân nhằm có
thể đáp ứng yêu cầu của họ. Sau khi nhận được yêu cầu từ bên mua, nông dân/ nhà sản
xuất có thể cung cấp các thông tin về sản phẩm như chất lượng, số lượng và giá cả cho phía
tổng đài. Tổng đài này sẽ có một phiên dịch phụ trách dịch các đơn đặt hàng tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt, hỗ trợ nông dân địa phương.
► Các tổng đài hỗ trợ sẽ có bàn thông tin giúp nông dân địa phương nắm bắt được các xu
hướng nhu cầu trên thế giới/ theo mùa và nâng cao nhận thức của nông dân về các tiêu
chuẩn toàn cầu như GAP. Tổng đài có thể cung cấp một đội ngũ chuyên môn phụ trách tư
vấn cho nông dân về những loại nông sản nên sản xuất/ canh tác dựa trên nhu cầu của họ.
► Các thiết bị hỗ trợ việc trao đổi qua video có thể được trang bị tại các tổng đài này để hỗ trợ
giao dịch và đàm phán giữa người mua và người bán.
► Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng giúp phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp
quá trình kinh doanh sản phẩm thuận lợi hơn.
► Tiếp theo, xem xét xây dựng một nền tảng với giao diện thân thiện kết nối người bán và người
mua, cho phép việc gọi điện trực tiếp, cung cấp thông tin cung - cầu và kết nối người bán và
người mua.
► Nâng cao năng lực của nông dân địa phương:
■ Xây dựng các hướng dẫn về chất lượng và bộ tiêu chuẩn dễ hiểu bằng ngôn ngữ địa
phương (tiếng Việt) với các hình ảnh minh họa phù hợp.
■ Tổ chức đào tạo cho nông dân về tổng đài hỗ trợ, về nền tảng hỗ trợ, về các tiêu chuẩn
áp dụng và về cách thức đàm phán kinh doanh.
► Trong dài hạn (Giai đoạn 3 - 3 năm), phát triển một nền tảng giao dịch trực tuyến vì công tác
này yêu cầu nhiều thời gian, cơ sở hạ tầng và chi phí.
► Mô hình đầu tư có thể hoàn toàn từ đầu tư công hoặc PPP, trong đó đối tác tư nhân có thể
tạo ra doanh thu từ phí người dùng hoặc quảng cáo trên nền tảng.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Thiếu sự tin tưởng giữa người mua và người bán như lo sợ bên mua không thanh toán và
sợ sản phẩm đến tay kém chất lượng/ gian dối và chênh lệch về số lượng phía bên bán. Để
giải quyết vấn đề này, cần:

Báo cáo tóm tắt | 54


■ Xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng giúp phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế để
giảm thiểu rủi ro và tạo dựng lòng tin giữa người mua và người bán.
■ Thiết lập hệ thống giải quyết khiếu nại để xử lý bất đồng và tạo dựng lòng tin.
■ Đảm bảo uy tín bằng các chứng nhận về tiêu chuẩn và chất lượng cung cấp bởi bên thứ
ba.
■ Dần dần, sử dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain để kiểm tra mức độ tín nhiệm
của các bên tham gia.
► Hạn chế trong năng lực về công nghệ của nông dân và các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu
nhỏ có thể dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng các nền tảng thương mại.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Xác định mô hình đầu tư cho các nền tảng giao dịch. Sự tham gia của chính phủ là điều cần
thiết để đảm bảo uy tín, do đó PPP là mô hình tiềm năng.
► Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại, thương mại điện tử tham gia
PPP để xây dựng tổng đài hỗ trợ và nền tảng kết nối người bán - người mua.
► Kết nối các doanh nghiệp thương mại, chế biến thực phẩm với các tổng đài hỗ trợ và nền
tảng kết nối người bán - người mua để tạo dựng mạng lưới người mua, người bán. Khuyến
khích các doanh nghiệp lớn tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô thông qua các tổng đài hỗ
trợ và nền tảng kết nối. Liên kết với CFC để giới thiệu và kết nối nông dân, DNVVN với các
tổng đài hỗ trợ và nền tảng kết nối người bán - người mua.
► Xem xét đưa nội dung về nền tảng thương mại vào trong chương trình hỗ trợ chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT nhằm chuẩn bị cho Giai đoạn 3 - phát triển nền tảng giao
dịch trực tuyến B2B.
► Xem xét việc phối hợp, liên kết với chương trình của Bộ KH&ĐT về phát triển nền tảng B2B
trên Cổng thông tin quốc gia, để tận dụng mạng lưới doanh nghiệp trong chương trình này
và kết nối các DNVVN trong nông nghiệp và doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp chế
biến thực phẩm.
► Phối hợp với các bộ ngành liên quan (Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương) để nâng cao nhận
thức về tổng đài hỗ trợ, nền tảng kết nối người bán – người mua, lợi ích của nền tảng này
cho tất cả các bên liên quan thông qua hội thảo, hội thảo trực tuyến và truyền thông.

1.2. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn – 1 năm)

1.2.1. Đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm
nông nghiệp
Trong bối cảnh gia tăng lo ngại về an toàn thực phẩm sau COVID-19, việc đáp ứng tiêu chuẩn
và khả năng truy xuất nguồn gốc là các vấn đề rất quan trọng để duy trì khả năng xuất khẩu.
Trong quá trình chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, các
tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cũng đóng một vai trò quan trọng để tạo dựng niềm tin từ
người mua và người tiêu dùng.

Thực trạng tại Việt Nam:


► Tiêu chuẩn: VietGAP là tiêu chuẩn nổi bật trong ngành nông nghiệp, hướng dẫn áp dụng các
phương pháp sản xuất để tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là rau quả tươi.
► Truy xuất nguồn gốc:

Báo cáo tóm tắt | 55


■ Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc nông sản hiện được quy định trong ba hệ thống luật
chính: (i) Luật An toàn thực phẩm, (ii) Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; (iii) Các
luật chuyên ngành khác như Luật Trồng trọt, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp.
■ Quy định bắt buộc về truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản, bao gồm thực phẩm
tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến: Thông tư số 74/2011/ TT-BNNPTNT ngày 31
tháng 10 năm 2011 của Bộ NN & PTNT quy định các yêu cầu về dữ liệu truy xuất và hệ
thống truy xuất nguồn gốc, thủ tục thu hồi nông sản không an toàn.
■ Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tự nguyện: TCVN 12850: 2019 về truy xuất nguồn gốc -
yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc và TCVN 12827: 2019 về truy xuất
nguồn gốc - yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi.
■ Tất cả các đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp [119] được yêu cầu
ghi chép thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Thông tin tối thiểu cần được lưu
giữ phải bao gồm mô tả sản phẩm, ngày/ nơi đóng gói, địa điểm, chứng nhận đạt được,
địa chỉ liên hệ của nhà phân phối. Tại mỗi bước truy xuất nguồn gốc, thông tin được cung
cấp theo nguyên tắc “một bước trước – một bước sau”, tức là ở bất kỳ bước nào của
chuỗi giá trị cũng chỉ cung cấp thông tin về người sản xuất trực tiếp hoặc nhà phân phối
trực tiếp. Nguyên tắc “một bước trước – một bước sau” phổ biến trong truy xuất nguồn
gốc ở nhiều quốc gia bao gồm EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
■ Tuy nhiên, có những khoảng cách nhất định giữa quy định và việc thực hiện.
o Các hộ kinh doanh quy mô nhỏ đã đăng ký chỉ phải ký biên bản cam kết thực hiện các
quy định an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước mà không bị kiểm tra
thường xuyên như các cơ sở kinh doanh quy mô lớn khác[120]. Việc tuân thủ các yêu
cầu về truy xuất nguồn gốc chỉ được kiểm tra khi xảy ra sự vụ về an toàn thực phẩm.
Điều này khiến các hộ kinh doanh quy mô nhỏ chưa có đủ động lực để thực hiện việc
theo dõi trong hoạt động hàng ngày của họ.
o Thiếu nhân lực cho công tác thanh tra tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và
đặc biệt là truy xuất nguồn gốc thực phẩm[121].
o Luật An toàn thực phẩm không quy định việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguy
cơ về an toàn thực phẩm hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu chung về truy xuất nguồn gốc,
điều này cũng ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng về độ tin cậy của dữ liệu
truy xuất nguồn gốc.

[119] Circular 74/2011/TT-BNNPTNT dated dated 31 October 2011 by MARD


[120] Circular No. 38/2019/TT-BNNPTNT and Circular No. 17/2018/TT-BNNPTNT regulate the management scheme
for food manufacturing and trading business including the small-scale businesses
[121] Hai 2020, The Vietnam's food control system: Achievements and remaining issues, <The Vietnam's food control

system: Achievements and remaining issues>

Báo cáo tóm tắt | 56


Thực tiễn từ các quốc gia khác:
► Định chuẩn các tiêu chuẩn
Việt Nam Các nước khác

► VietGAP được ban hành đối với nhóm sản phẩm (thủy sản, ► ThaiGAP từng là yêu cầu của GAP phương Tây và được
cây trồng, vật nuôi) và hướng dẫn cho các sản phẩm cụ thể; biên soạn theo tiêu chuẩn GlobalGAP. JGAP được bắt đầu
► VietGAP không có “tất cả các mô-đun cơ sở của trang trại”; vào năm 2004 bằng cách dịch các tài liệu GlobalGAP sang
► VietGAP cung cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn tối thiểu cho tiếng Nhật;
người sản xuất và bán lẻ; ► GlobalGAP dựa trên mô-đun bao gồm: Tất cả mô-đun cơ sở
► VietGAP được trình bày trong nhiều tài liệu khác nhau của nông trại, mô-đun phạm vi (Cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng
các cơ quan khác nhau; thủy sản), mô-đun phạm vi phụ (sản phẩm cụ thể). IndGAP
GAP
► VietGAP không được trình bày dưới dạng các điểm kiểm có các mô-đun cơ bản (tất cả các mô-đun cơ sở nông trại và
soát và tiêu chí tuân thủ như các GAP khác; cây trồng) và các mô-đun dựa trên cây trồng cho các sản
► Yêu cầu của VietGAP về đánh giá nội bộ đang ở mức chung phẩm cụ thể;
chưa cụ thể. ► GlobalGAP, JGAP, ThaiGAP, IndGAP có các điểm kiểm
soát và tiêu chí tuân thủ cho từng mô-đun;
► GlobalGAP và JGAP có các yêu cầu cụ thể đối với đánh giá
nội bộ

► 8/756 tài liệu của GlobalGAP được dịch từ tiếng Anh sang ► Thái Lan đã tổ chức đào tạo cố vấn nông trại, CD-ROM tài
tiếng Việt; liệu liên quan, áp phích, đào tạo kỹ thuật cho nông dân và
► Bộ NN & PTNT đưa ra hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ đội ngũ Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) (đào tạo đánh
bản của VietGAP giá viên nội bộ);
► Các hướng dẫn được thiết lập bởi các cơ quan và tổ chức ► Có Ban ThaiGAP với sự tham gia của các ngành công và
khác nhau tư: Ban Thương mại Thái Lan, Đại học Kasetsart, PTB và
Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Đức (GIZ), v.v.
Phổ biến GAP &
► JGAP được dịch từ GlobalGAP, để làm cho GlobalGAP dễ
tiêu chuẩn
tiếp cận hơn với nông dân Nhật Bản và giải thích một số yêu
cầu để phù hợp với điều kiện của Nhật Bản
► Nhật Bản thành lập Viện Nghiên cứu GAP Châu Á (AGRI)
với tư cách là một công ty phi lợi nhuận cụ thể. Mục đích
chính của AGRI là đào tạo và phổ biến các GAP (JGAP và
các loại khác) cho nông dân và hỗ trợ nông dân xuất khẩu
sang Đông Á và vận hành các trang trại ở nước ngoài.

Nguồn: VietGAP, GlobalGAP, ThaiGAP, IndGAP, JGAP

Báo cáo tóm tắt | 57


Khuyến nghị cho Việt Nam:
► Về tiêu chuẩn:
■ Xác định các yêu cầu về tiêu chuẩn ở các thị trường có giá trị cao.
■ Ban hành lệnh cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng ở
các nước nhập khẩu. Đưa ra các quy định, nghiêm ngặt giám sát việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật. Chỉ cho phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với những đối tượng đã có đầy
đủ hồ sơ đăng ký.
■ Đảm bảo có sự tham chiếu với Tiêu chuẩn Codex và các hệ thống chứng nhận khác theo
yêu cầu của các đối tác thương mại lớn.
■ Ghi nhận và cân nhắc tất cả các thách thức liên quan đến việc đảm bảo chất lượng đối
với các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến.
■ Xem xét khả năng tiếp cận của nông dân, các đối tác xuất khẩu đối với các cơ sở kiểm
tra chất lượng.
■ Chuẩn bị bộ Tiêu chuẩn GAP quốc tế/ hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn GAP bằng tiếng
Việt.
■ Tích hợp các tiêu chuẩn được áp dụng toàn cầu vào VietGAP. Thường xuyên rà soát và
cập nhật các tiêu chuẩn nội bộ để VietGAP tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn được chấp
nhận trên toàn thế giới.
■ Xây dựng Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (Standard operating procedure - SOP) phù hợp
với người mua/ thị trường để giải quyết các vấn đề thường gặp trong quá trình xuất khẩu.
Tiêu chuẩn GAP nên được phát triển như một phần tất yếu của SOP.
■Trong khả năng có thể, nên sử dụng phương pháp kiểm tra chất lượng nhanh và tất cả
các phòng thí nghiệm phải được liên kết với một hệ thống tập trung với hiển thị trạng thái
chất lượng cho các nhà hoạch định chính sách.
► Truy xuất nguồn gốc:
■ Xác định các yêu cầu về tiêu chuẩn và khả năng truy xuất nguồn gốc tại các thị trường có
giá trị cao.
■ Nghiên cứu công nghệ truy xuất nguồn gốc phù hợp với Việt Nam.
■ Xây dựng chương trình hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực như gạo, thanh long, cà phê, hạt điều.
■ Xem xét các hình thức giao tiếp hiện đại qua nền tảng ứng dụng điện thoại.
► Phát triển năng lực:
Cần thành lập một cơ quan/ hội đồng phụ trách việc đào tạo và phổ biến Tiêu chuẩn GAP cũng
như các tiêu chuẩn quốc tế khác cùng với các cơ quan Chính phủ (Bộ NN & PTNT, Bộ Công
Thương), các tổ chức (trường đại học, học viện) và khu vực tư nhân. Cơ quan này cũng có thể
hướng dẫn và tư vấn cho nông dân và các doanh nghiệp về các công cụ truy xuất nguồn gốc và
các ứng dụng phù hợp với các Tiêu chuẩn GAP quốc tế.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Một số yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn quốc tế quá phức tạp để áp dụng và cần
được thay thế bằng các yêu cầu tương đương.
► Các thị trường không chính thức thường không đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn và truy
xuất nguồn gốc.

Báo cáo tóm tắt | 58


► Nông dân/ người sản xuất còn thiếu nhận thức về các yêu cầu về tiêu chuẩn và truy xuất
nguồn gốc.
► Thiếu cơ chế thúc đẩy việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc đối với các khu vực sản xuất quy
mô nhỏ và các kênh phân phối không chính thức.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Số hóa phiên bản tiếng Việt của các tiêu chuẩn quốc tế để quảng bá tới các DNVVN, thông
qua chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.
► Kết nối doanh nghiệp với các cơ quan cung cấp hướng dẫn và tư vấn về GAP và tiêu chuẩn
quốc tế.
► Xem xét đưa nội dung truy xuất nguồn gốc vào các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho
doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.

1.2.2. Tăng cường nghiên cứu và phát triển, ưu tiên nghiên cứu giống
R&D giúp sản xuất các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn thông qua các ứng dụng công
nghệ cao và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. R&D, đặc biệt là R&D ứng dụng
sẽ giúp nông dân và nhà xuất khẩu nâng cao tiềm năng xuất khẩu và tạo giá trị sản phẩm cho thị
trường trong nước và quốc tế.
Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, R&D liên quan đến việc thay thế hạt giống nhập khẩu và cải
thiện giống địa phương sẽ tăng hàm lượng nội địa, thu hút các doanh nghiệp địa phương tham
gia vào các hoạt động giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng, nâng cao tiềm năng xuất khẩu và an
ninh lương thực.
Ngoài ra, sau COVID-19, các sáng kiến R&D nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động và tình trạng thiếu
lương thực tiềm ẩn gia tăng trên toàn cầu. Một số đổi mới nghiên cứu và phát triển lớn nhất trong
ngành nông nghiệp bao gồm máy bay không người lái, vệ tinh, cảm biến, thu hoạch tự động [122].
Mối quan ngại ngày càng tăng về khí hậu và môi trường cũng dẫn đến nhu cầu nghiên cứu về
các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp bền vững hơn như giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu
và phân bón có hại [123].Nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, đây
là những lĩnh vực Việt Nam nên xem xét tập trung.

Thực trạng tại Việt Nam:


► R&D
Tổng chi tiêu quốc gia cho công tác nghiên cứu và phát triển của Việt Nam thấp so với các nước
trong khu vực (Phần 1 - Tổng quan về hệ sinh thái kinh doanh Việt Nam).
Nguồn tài trợ trực tiếp cho R&D chủ yếu từ ngân sách nhà nước, thông qua các cơ quan tài trợ
nghiên cứu chính: Quỹ Quốc gia về Phát triển KH&CN, Chương trình Quốc gia về Phát triển KH&CN,
Cơ quan Nhà nước về Đổi mới Công nghệ, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) (cấp vốn cho nghiên cứu cơ bản) và Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Tuy nhiên, hầu hết nguồn tài trợ trực tiếp của chính phủ là tài trợ cho các trường đại học và viện

[122] Acena Consulting 2020, COVID-19 tác động như thế nào đến Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp,
<https://www.acenaconsulting.com/blog/how-covid-19-is-impacting-agricultural-research-and-development>
[123] Trung tâm Lugar 2020, Trong thế giới hậu COVID-19, u.s mạnh mẽ đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp sẽ quan

trọng hơn bao giờ hết, <https://www.thelugarcenter.org/media/news/24_Post-Covid-


19%20U.S.%20Commitment%20to%20Ag%20R_D_R.pdf>

Báo cáo tóm tắt | 59


nghiên cứu. Ví dụ: 100% dự án NAFOSTED được tài trợ vào năm 2020 là dành cho các trường đại
học [124].
Để khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào công tác nghiên cứu & phát triển, chính
phủ đã đưa ra một số ưu đãi thuế:
■ Chi phí lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Khoản chi được khấu trừ tối đa 10%
thu nhập chịu thuế hàng năm.
o Thu nhập từ việc bán sản phẩm là thành quả của công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng
tại Việt Nam: Miễn thuế TNDN 05 năm kể từ ngày có doanh thu.
o Thu nhập từ các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
– 10% Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm (có thể kéo dài đến 30 năm
nếu có điều kiện); miễn thuế bốn năm, giảm 50% cơ sở tính thuế thu nhập doanh
nghiệp trong thời gian chín năm
– Miễn thuế nhập khẩu tối đa 5 năm đối với tài sản cố định nhập khẩu cũng như vật tư
trong nước chưa sản xuất được và nhập khẩu để sản xuất
■ Miễn tiền thuê đất (có điều kiện)
o Đầu tư vào các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D có tổng vốn từ 3 nghìn tỷ
đồng (khoảng 130 triệu USD) trở lên và giải ngân ít nhất 1 nghìn tỷ đồng (khoảng 43
triệu USD) trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp phép:
o Thuế suất thuế TNDN ưu đãi: tiếp tục giảm thuế suất thuế TNDN tối đa 50% và tăng
thời hạn ưu đãi lên đến 15 năm;
o Miễn thuế tối đa sáu năm;
o Giảm 50% cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 13 năm.

► R&D trong nghiên cứu hạt giống:


■ Đã có sự hợp tác giữa các viện nghiên cứu nhà nước và các công ty tư nhân trong R&D,
nhưng mô hình tài trợ chính là tài trợ của nhà nước, với vốn đối ứng từ các công ty tư
nhân hoặc tài trợ từ các cơ quan phát triển. Ví dụ:
o Năm 2017, Viện Nghiên cứu Cây trồng và ThaiBinh Seed đã ký kết hợp đồng khung
hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và xây dựng dự án, phát triển sản phẩm.
Đồng thời, hai bên cũng đã ký hợp đồng hợp tác khảo nghiệm và phát triển 6 giống
lúa, trong đó có 5 giống lúa thuần và 1 giống lúa lai [125].
o Dự án “Phát triển hệ thống hạt giống rau trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại miền núi
phía bắc Việt Nam nhằm nâng cao dinh dưỡng và thu nhập ” do Alliance chủ trì, phối
hợp với Đại học Wageningen & Research, Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI), Công
ty TNHH hạt giống Tân Lộc Phát và một số tổ chức địa phương, được thực hiện với
sự tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu Hà Lan, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu
Hà Lan - CGIAR từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 6 năm 2022. Mục đích dự án nhằm

[124] NAFOSTED, 2020. Phân bổ kinh phí, <https://nafosted.gov.vn/en/funding-programs/enhancing-national-scientific-


technological-capability/>.
[125] Minh Phuc 2017, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm và ThaiBinh Seed hợp tác phát triển 6 giống lúa,

<https://nongnghiep.vn/vien-cay-luong-thuc--cay-thuc-pham-va-thaibinh-seed-hop-tac-phat-trien-6-giong-lua-
d205877.html>

Báo cáo tóm tắt | 60


tìm hiểu giải pháp để việc gieo trồng hạt giống chất lượng cao có thể nâng cao dinh
dưỡng và đảm bảo thu nhập cho các cộng đồng dân tộc thiểu số [126].

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► R&D
■ Thái Lan: Các cơ quan chính phủ Thái Lan và các trung tâm nghiên cứu cung cấp một
số chương trình để tạo nguồn vốn trực tiếp cho các nỗ lực R&D ở Thái Lan. Cơ quan Đổi
mới Quốc gia (NIA): NIA, được thành lập vào năm 2003, được xây dựng để phục vụ như
một trung tâm hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và tư nhân để thúc đẩy đổi mới trong
nền kinh tế Thái Lan và thúc đẩy đổi mới giữa các ngành công nghiệp khác nhau của nền
kinh tế Thái Lan. NIA hiện đang cung cấp các chương trình tài trợ cho các công ty có
nguyên mẫu sản phẩm công nghệ đầy hứa hẹn: chương trình công nghệ đến vốn; chương
trình quan tâm đổi mới sáng tạo; phiếu đổi mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ
quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NSTDA) - cơ quan chính phủ phụ trách
hỗ trợ nền kinh tế dựa trên tri thức Thái Lan và phát triển R&D địa phương, với chương
trình phát triển công nghệ được chỉ đạo bởi công ty và Chương trình Hỗ trợ Công nghệ
Công nghiệp (iTAP).
■ Malaysia: Chính phủ Malaysia đã thành lập Quỹ Nghiên cứu & Phát triển MESTECC
(MESTECC R&D Fund) để tài trợ đổi mới sáng tạo, quỹ hỗ trợ (số lượng và thời gian tài
trợ tối đa tương ứng là US$120,264 và 18 tháng) và quỹ hợp tác quốc tế (thời gian dự án
tối đa 24 tháng và số tiền tài trợ tối đa là US$120,264 RM).
■ Trung Quốc: Việc liên kết các trường đại học và khối doanh nghiệp (UIL) ở Trung Quốc
được thúc đẩy bởi chính sách ‘Liên minh Công nghiệp Đại học về Kỹ thuật Phát triển Hợp
tác 'được đưa ra vào năm 1992 bởi chính phủ. Có ba cách mà các trường đại học ở Trung
Quốc hợp tác với các tổ chức công nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ và công nghiệp
điển hình: 1) chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp
2) hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp
trong các lĩnh vực thực tế 3) cuối cùng là các công ty công nghệ cao do trường đại học
điều hành.

► R&D trong nghiên cứu hạt giống:


■ Ấn Độ:
o Chương trình “Ngô chịu hạn với các tiêu chí giá cả phải chăng (Affordable), dễ tiếp
cận (Accessible), tại châu Á (Asian) (AAA)” là một chương trình hợp tác giữa Trung
tâm Cải tiến ngô và lúa mì Quốc tế (CIMMYT) và Syngenta, được hỗ trợ và điều phối
bởi Quỹ Syngenta về Nông nghiệp bền vững. Mục tiêu của hợp tác công tư này (PPP)
là nhằm cho các nông hộ nhỏ ở Châu Á có thể tiếp cận các giống ngô nhiệt đới với
giá cả phải chăng. Các giống lai dự kiến của chương trình đều có khả năng chịu hạn.
18 tấn ngô AAA đã được bán vào năm 2018, 50 tấn vào năm 2019 và 120 tấn vào
năm 2020 [127].

[126] alliancebioversityciat.org, 2021, Bringing better seeds to indigenous farmers in Vietnam’s Northern highlands,
<https://alliancebioversityciat.org/news_and_blogs/bringing-better-seeds-to-indigenous-farmers-in-vietnams-northern-
highlands/>
[127] syngentafoundation.org 2021, AAA Maize, <https://www.syngentafoundation.org/aaa-maize>

Báo cáo tóm tắt | 61


o Chương trình Cải thiện Ngô lai, theo hình thức PPP bắt đầu vào năm 2011, giữa chính
phủ Uttar Pradesh và Monsanto Ấn Độ, giúp tăng năng suất và thu nhập của nông
dân thông qua việc áp dụng hạt giống ngô năng suất cao và đào tạo nông dân. Theo
chương trình này, Monsanto đã cung cấp ba giống ngô lai năng suất cao cho nông
dân sản xuất ở quy mô nhỏ, tiến hành trình diễn trồng trực tiếp, triển lãm thông tin
chia sẻ và hội chợ để phát triển các kỹ năng cần thiết cho nông dân trong quản lý cây
trồng. Dự án đã mang lại lợi ích cho hàng trăm nghìn nông dân với thông lệ tiên tiến
trong nông nghiệp, kiến thức về đầu vào và thực hành trồng trọt [128].
■ Thái Lan:
o Năm 2017, East-West Seed đã hỗ trợ chính phủ Thái Lan trong việc cải thiện xếp
hạng toàn cầu ngành hạt giống của nước này. Trụ sở R&D của công ty, Trung tâm
Nghiên cứu Simon Groot, được thành lập vào năm 2000 tại Chiang Mai. East-West
Seed đã tham gia hợp tác R&D với nhiều trường đại học khác nhau như Đại học
Kasetsart, Đại học Chiang Mai, Đại học Maejo, Đại học Khon Kaen và Đại học
Naresuan để phát triển nhân tài cho Thái Lan trong lĩnh vực giống cây trồng [129].
o Dự án Thử nghiệm Yeld là hình thức hợp tác công tư giữa Trung tâm Nghiên cứu Ngô
và Cao lương Quốc gia của Thái Lan (NCSRC) và 8 công ty hạt giống tư nhân. Đây
là một dự án thường niên được bắt đầu từ năm 2010, nhằm thực hiện chương trình
lai tạo và thử nghiệm giống, nâng cao năng suất và chất lượng ngô. Dự án đã đưa
vào thị trường các giống ngô lai mới, tăng năng suất và thu nhập cho nông dân [130].
■ Trung Quốc:
o Dự án tại cơ sở Nanfan tỉnh Hải Nam là dự án PPP giữa Bộ Nông nghiệp Trung Quốc,
Công ty TNHH Khoa học & Công nghệ Hạt giống Nông nghiệp Beiking Gold và Học
viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Với vốn đầu tư hơn 23 triệu đô la Mỹ (nhà
nước: 67%, tư nhân: 33%), mục tiêu của dự án là nghiên cứu các giống lúa và ngô
lai, tăng năng suất ngũ cốc và năng lực sản xuất toàn diện [131].

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► R&D
■ Rà soát và sửa đổi các công cụ tài trợ gián tiếp (như ưu đãi thuế) để khuyến khích các
hoạt động R&D của khu vực tư nhân và FDI.
■ Rà soát các chính sách và khung thể chế áp dụng cho hoạt động R&D để xem xét phát
triển các công cụ khác như: cơ chế đảm bảo cho vay và chia sẻ rủi ro, quỹ đầu tư mạo
hiểm, quỹ của quỹ, đầu tư từ doanh nghiệp, mua sắm công cho R&D và đổi mới.
■ Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các trường đại học/ học viện với doanh nghiệp trong các
nghiên cứu ứng dụng và dự án: Rà soát, đề xuất cơ chế/ chính sách mới và khuyến khích

[128] agribusinessglobal.com 2015, How Monsanto India’s Public-Private Partnership Is Improving Corn Farmers’
Lives, <https://www.agribusinessglobal.com/agrochemicals/how-monsanto-indias-public-private-partnership-is-
improving-corn-farmers-lives/>
[129] seedquest 2017, Public-private partnership seen to boost Thailand's global seed sector ranking - East-West Seed

supports Thai government in boosting the country’s global seed sector ranking,
<https://www.seedquest.com/news.php?type=news&id_article=88964>
[130] Country case studies Asia, Annexes, n.d, Agribusiness public-private partnerships,

<http://www.fao.org/3/ar849e/ar849e.pdf>
[131] Country case studies Asia, Annexes, n.d, Agribusiness public-private partnerships,

<http://www.fao.org/3/ar849e/ar849e.pdf>

Báo cáo tóm tắt | 62


hợp tác để thúc đẩy hiệu quả hoạt động R&D, hướng tới các đối tượng khác nhau
(DNVVN, FDI, nhóm tư nhân). Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức và quảng bá
cơ chế liên kết giữa các trường đại học & thực tế ngành công nghiệp.
► R&D trong nghiên cứu hạt giống
■ Thúc đẩy các hoạt động R&D về hạt giống tại địa phương: Rà soát và xác định các hạt
giống mà Việt Nam có thể có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là đối với các loại giống có tiềm
năng xuất khẩu. Xây dựng các chương trình sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc PPP để
thúc đẩy R&D cho các hạt giống đã được xác định.
■ Khuyến khích nghiên cứu và phát triển các giống mới có thể thích ứng với biến đổi khí
hậu như nhiễm mặn, hạn hán, hay các giống trái vụ (rau trái vụ) thông qua việc cung cấp
các khoản hỗ trợ, cho vay lãi suất thấp hoặc ưu đãi thuế.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP) gây áp lực lớn lên hoạt động R&D. Điều này đòi hỏi
phải nâng cao nhận thức và nghiêm khắc xử phạt những đối tượng vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Phối hợp với Bộ Tài chính và các đối tác phát triển quốc tế đánh giá và nâng cao hiệu quả
của các công cụ tài trợ gián tiếp hiện hành (ưu đãi thuế).
► Đưa nội dung nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ vào các chương trình của Bộ KH&ĐT về
nâng cao năng lực cho doanh nghiệp .
► Ưu tiên các dự án có đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực R&D.

1.2.3. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản

Thực trạng tại Việt Nam:


Các hộ nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có nhận thức cao và hiểu biết về lợi
ích thương mại của các hoạt động xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu. Việc thiếu khả năng tiếp
thị và xây dựng thương hiệu càng cản trở quá trình đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường nước
ngoài.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Nâng cao nhận thức về xây dựng thương hiệu, giá trị và lợi ích của thương hiệu đối với người
nông dân và nhà sản xuất thông qua đào tạo và truyền thông.
► Nâng cao năng lực địa phương trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị: Xem xét các
chương trình đào tạo liên quan đến xây dựng thương hiệu và tiếp thị trong các trường đại
học. Khuyến khích sự tham giá của FDI vào các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu
tại Việt Nam.
► Nâng cao uy tín thương hiệu:

Báo cáo tóm tắt | 63


■ Việc xây dựng thương hiệu phải được gắn liền với các tiêu chuẩn về chất lượng và truy
xuất nguồn gốc phù hợp. Cơ sở hạ tầng và quy trình kiểm tra chất lượng cũng cần có sẵn
và có thể được cân nhắc qua CFC.
■ Chỉ dẫn địa lý cần được liên kết với truy xuất nguồn gốc và kế hoạch hành động VietGAP.
Trong giai đoạn lập bản đồ tài nguyên, cần có nội dung cho GI.
► Thí điểm thương hiệu cho các công thức nấu ăn truyền thống độc đáo, ví dụ - trà thảo mộc
hay cách kết hợp gia vị cho một số món ăn cụ thể, v.v.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Vi phạm bản quyền thương hiệu có thể là vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phải nâng cao nhận
thức và tăng cường thực thi pháp luật.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Phối hợp với Bộ Công Thương và các đối tác phát triển quốc tế khác cung cấp các chương
trình chia sẻ kiến thức về giá trị và lợi ích của thương hiệu. Cung cấp khóa đào tạo xây dựng
thương hiệu cho các doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ/ phát triển khác nhau
của Bộ KH&ĐT.
► Liên kết các yếu tố kỹ thuật số với các hoạt động tiếp thị và thương hiệu trong khuôn khổ
chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.

1.3. Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn – 3 năm)
1.3.1. Xây dựng kho hàng không chuyên dụng
Kho vận tải hàng không chuyên dụng sẽ giúp việc vận chuyển nông sản diễn ra suôn sẻ. Ưu điểm
chính của kho hàng không chuyên dụng là có thể được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu vận chuyển
hàng không, cung cấp phương thức xếp dỡ, sàn, cấu hình thân máy bay và điều áp được tối ưu
hóa cho nhiệm vụ của nó. Ví dụ:
► Các loại hàng hóa được thiết kế có nhiệt độ khác nhau cho các sản phẩm khác nhau: sản
phẩm đông lạnh, trái cây và ngũ cốc và gạo.
► Quy trình xử lý khác với các loại hàng hóa thông thường khác phụ thuộc vào tuổi thọ, nhiệt
độ và độ tươi của sản phẩm.
Do mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và ngành chế biến thực phẩm, nên vận chuyển
hàng không chuyên dụng được kiến nghị cho cả hai ngành này.

Thực trạng tại Việt Nam:


Mặc dù đã có kho lạnh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhưng không có kho hàng không
chuyên dụng cho nông sản được thế giới biết đến rộng rãi.
► Nhà ga hàng hóa của Sân bay Nội Bài do CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT), CTCP
Logistic Hàng không (ALS) và CTCP Dịch vụ Hàng hóa Hàng không Việt Nam (ACSV) khai
thác. Trong đó, ALS có công suất phục vụ lớn nhất với 15.000 m2 mặt bằng và 30.000 m2

Báo cáo tóm tắt | 64


khu điều hành [132]. Nhà ga được trang bị các tiện nghi như phòng lạnh, container lạnh, xe
nâng, hệ thống camera [133].
► Nhà ga hàng hóa sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn
Nhất và CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn khai thác với tổng diện tích 200.000 m2, tổng công
suất 700.000 tấn hàng hóa / năm. Hai công ty này cung cấp các dịch vụ logistics hàng không
cơ bản như: dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu, phí xếp dỡ, ... Tình trạng ùn tắc giao thông
tại cửa khẩu trong giờ cao điểm là một trong những hạn chế của nhà ga hàng hóa sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất [134].
► Một sáng kiến liên quan là việc thành lập một hãng hàng không vận chuyển hàng hóa với đội
bay chuyên dụng cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Vào tháng 9 năm 2020, sau khi đề
xuất được phản ánh trong diễn đàn doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ
GTVT nghiên cứu đề xuất về hãng hàng không vận chuyển hàng hóa có đội bay chuyên chở
hàng nông sản riêng với các đường bay riêng. Tháng 10 năm 2020, ASEAN Cargo Gateway
(ACG) được thành lập [135].

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► Ấn Độ: Cục Hàng không Ấn Độ thiết lập cơ sở kho lạnh tại khu phức hợp Air Cargo ở Bajpe
để thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản từ khu phúc hợp vận chuyển hàng hóa hàng không
trong khuôn viên Sân bay Quốc tế Mangalore.
► Hong Kong: Nhà ga Vận tải Hàng không châu Á (AAT), nhà ga vận tải hàng không có trụ sở
tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông, có các Cơ sở Bốc xếp Hàng hóa Đặc biệt, trong đó có Trung
tâm Xử lý Hàng dễ hỏng được trang bị các phương tiện trung chuyển kết nối liền mạch với
các phòng lạnh để nhanh chóng nhận, bảo quản và giao hàng hóa dễ hỏng.
► Singapore: Changi SATS Coolport là cơ sở xếp dỡ hàng hóa dễ hư hỏng tại sân bay đầu
tiên của Châu Á dành riêng cho việc đảm bảo tính toàn vẹn của dây chuyền lạnh cho nhiều
loại hàng hóa.
Changi dnata Coolchain được thiết kế để xử lý các mặt hàng và dược phẩm dễ hỏng có giá
trị cao, năng suất cao trong một cơ sở xử lý hàng hóa chuyên dụng, hiện đại. Bao gồm các
công nghệ và thiết kế kho lạnh mới nhất, cung cấp các giải pháp và sản phẩm dây chuyền
lạnh cho nhiều loại hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Rà soát khối lượng nông sản cần quản lý tại các kho cảng hàng không, công suất của các
hàng hàng không hiện tại để xác định nhu cầu cho kho cảng hàng không chuyên dụng và các
vị trí tiềm năng.

[132] als n.d, <https://www.als.com.vn/san-pham-dich-vu/dich-vu-hang-hoa-hang-khong.html/>


[133] Noibaicargo n.d, <http://www.noibaicargo.com.vn/gioi-thieu/trang-thiet-bi-ki-thuat>
[134] Quang Nguyen 2016, Nghiên Cứu: Phát Triển Ga Hàng Hóa Hàng Không Kéo Dài: Trường Hợp Cảng Hàng

Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất, <https://logistics4vn.com/nghien-cuu-phat-trien-ga-hang-hoa-hang-khong-keo-dai-


truong-hop-cang-hang-khong-quoc-te-tan-son-nhat>.
[135] Logistics Vietnam 2020, Dịch vụ đột phá trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam,

<http://logistics.gov.vn/dich-vu-logistics/van-tai/dich-vu-dot-pha-trong-chuyen-cho-hang-hoa-bang-duong-hang-
khong-cua-viet-nam>

Báo cáo tóm tắt | 65


► Do các kho cảng hàng không chuyên dụng phục vụ cho việc giao thương hàng hóa dễ hỏng,
như hoa, trái cây và rau quả, nên những kho cảng này đòi hỏi một lượng đầu tư lớn vào các
cơ sở thiết bị bảo quản lạnh đặc biệt.
► Đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 1, có thể cần do chính phủ thực hiện. Dần
dần, có thể thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.
► Chi phí và lợi ích kinh tế không phải là thách thức vì việc thiết kế kho vận tải hàng không
chuyên dụng dựa trên khối lượng nông sản cần quản lý. Chi phí đầu tư thường vào khoảng
gấp đôi số chi phí đầu tư kho lạnh.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Khai thác kém kho vận tải hàng không do quy hoạch sai có thể gây tiêu hao tài chính của đối
tác công hoặc tư. Do đó, dự báo nhu cầu chi tiết đóng một vai trò quan trọng để đánh giá lợi
nhuận đầu tư và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Phối hợp với các Bộ ban ngành (Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT) và chính quyền địa phương để
thống nhất và gắn các sáng kiến phát triển kho hàng không chuyên dụng với quy hoạch phát
triển kho hàng không chuyên dụng và trung tâm logistics nông nghiệp.
► Xem xét mô hình đầu tư: vì các kho cảng hàng không hiện tại thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở
hữu nhà nước dưới 50%, nên có thể tiếp tục theo mô hình PPP hoặc đầu tư tư nhân.
► Kết nối FDI với các doanh nghiệp trong nước để đầu tư vào các kho cảng hàng không chuyên
dụng sử dụng công nghệ hiện đại và áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia khác.

1.3.2. Tạo nền tảng thương mại điện tử B2B


Sau giai đoạn đầu tiên của việc thiết lập nền tảng kết nối người bán và người mua, các nền tảng
giao dịch trực tuyến có thể được phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch và xuất khẩu
B2B. Do mối liên kết chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nền tảng thương
mại điện tử B2B được khuyến nghị cho cả hai ngành.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Từ kinh nghiệm khởi tạo và vận hành nền tảng kết nối giữa người bán và người mua, lập kế
hoạch xây dựng nền tảng thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp B2B.
► Thiết lập nền tảng thương mại trực tuyến với cơ chế thanh toán trực tuyến và đấu giá điện tử
giúp kết nối nông dân, nhà sản xuất với ngành công nghiệp thực phẩm và người mua ở thị
trường quốc tế.
► Đầu tư: đầu tư công, PPP.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Hầu hết các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu tương tự như đã khuyến nghị tại mục 1.1.2.
► Các nguy cơ tấn công mạng đòi hỏi cần có các biện pháp đảm bảo an ninh mạng, đảm bảo
việc thanh toán trực tuyến và xác thực giao dịch.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Ngoài các vai trò theo khuyến nghị 1.1.2, Bộ KH&ĐT có vai trò kết nối và khuyến khích sự
tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech, ngân hàng và tài chính để xây dựng
cơ chế thanh toán trực tuyến và đấu giá trên các nền tảng giao dịch B2B trực tuyến.

Báo cáo tóm tắt | 66


1.4. Khuyến nghị vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.4.1. Giai đoạn 1: Hỗ trợ thanh khoản cho nông dân và an ninh lương thực cho người tiêu dùng (Ngắn hạn – 6
tháng)

1.1. Giai đoạn 1: Hỗ trợ thanh khoản cho nông dân và an ninh lương thực cho người tiêu dùng
(Ngắn hạn - 6 tháng)
1.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ cho nông
1.1.2. Tạo nền tảng kết nối người bán - người mua B2B
nghiệp (Common Facility Center – CFC)
► Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới CFC: ► Xác định mô hình đầu tư cho các nền tảng giao dịch. Sự tham
■ Đề xuất đưa mô hình CFC vào quy hoạch vùng Đồng bằng gia của chính phủ là điều cần thiết để đảm bảo uy tín, do đó
sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 PPP là mô hình tiềm năng.
và thí điểm mô hình CFC cho nông nghiệp trong vùng. ► Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại,
■ Xem xét các mô hình đầu tư thí điểm. Khuyến nghị đầu tư thương mại điện tử tham gia PPP để xây dựng tổng đài hỗ trợ
theo hình thức PPP và đầu tư tư nhân để đảm bảo hiệu quả. và nền tảng kết nối người bán - người mua.
■ Dựa trên bản đồ vùng sản xuất và cơ sở hạ tầng, xác định ► Kết nối các doanh nghiệp thương mại, chế biến thực phẩm với
các vị trí để thí điểm CFC. (Cần Thơ, với vai trò là một trung các tổng đài hỗ trợ và nền tảng kết nối người bán - người mua
tâm nông nghiệp, có thể là một địa điểm tiềm năng cho CFC để tạo dựng mạng lưới người mua, người bán. Khuyến khích
ở Đồng bằng sông Cửu Long.) các doanh nghiệp lớn tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô
Vai trò của thông qua các tổng đài hỗ trợ và nền tảng kết nối. Liên kết với
Bộ Kế ■ Kết nối và thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn CFC để giới thiệu và kết nối nông dân, DNVVN với các tổng
hoạch và dắt quan tâm đầu tư vào CFC thí điểm cho nông nghiệp tại đài hỗ trợ và nền tảng kết nối người bán - người mua.
Đầu tư các địa điểm đã xác định.
► Xem xét đưa nội dung về nền tảng thương mại vào trong
■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ
đưa ra ưu đãi cho CFC thí điểm. KH&ĐT nhằm chuẩn bị cho Giai đoạn 3 - phát triển nền tảng
■ Đánh giá danh mục dự án đầu tư. giao dịch trực tuyến B2B.
■ Phối hợp với Bộ NN & PTNT và Bộ Công Thương để đánh ► Xem xét việc phối hợp, liên kết với chương trình của Bộ
giá tiến độ, kết quả thí điểm mô hình CFC cho nông nghiệp KH&ĐT về phát triển nền tảng B2B trên Cổng thông tin quốc
và hiệu quả của các mô hình đầu tư. gia, để tận dụng mạng lưới doanh nghiệp trong chương trình
► Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn, này và kết nối các DNVVN trong nông nghiệp và doanh nghiệp
doanh nghiệp dẫn dắt đầu tư vào CFC thương mại, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
► Phối hợp với các bộ ngành liên quan (Bộ NN&PTNT, Bộ Công
■ Xác định các mô hình đầu tư được khuyến khích.
Thương) để nâng cao nhận thức về tổng đài hỗ trợ, nền tảng
kết nối người bán – người mua, lợi ích của nền tảng này cho

Báo cáo tóm tắt | 67


1.1. Giai đoạn 1: Hỗ trợ thanh khoản cho nông dân và an ninh lương thực cho người tiêu dùng
(Ngắn hạn - 6 tháng)
1.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ cho nông
1.1.2. Tạo nền tảng kết nối người bán - người mua B2B
nghiệp (Common Facility Center – CFC)
■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để tất cả các bên liên quan thông qua hội thảo, hội thảo trực tuyến
cung cấp các ưu đãi (như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế và truyền thông.
nhập khẩu máy móc, tiền thuê đất) cho đầu tư vào CFC.
■ Thông qua các chương trình phát triển doanh nghiệp khác
nhau: khuyến khích các doanh nghiệp lớn, hàng đầu (bao
gồm cả tư nhân và DNNN) đầu tư vào CFC cho nông nghiệp;
kết nối các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển các mô hình
tương tự (như trung tâm logistic) để đầu tư vào CFC; khuyến
khích các DNVVN sử dụng các dịch vụ của CFC.
■ Xây dựng chính sách thu hút FDI và các doanh nghiệp công
nghệ cao đầu tư vào CFC
Các ► Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-
chương 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ► Các chương trình số hóa doanh nghiệp.
trình của
MPI có thể ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và ► Dự án Kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME).
liên kết doanh nghiệp dẫn dắt.

► Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn[136])


Các cơ ► Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế[137], Cục Quản lý công ► Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn)
quan nhà sản[138])
nước liên ► Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số[141],
quan ► Bộ Công Thương[139] (Cục Công Thương địa phương[140]) Vụ Thị trường trong nước[142])
► Chính quyền địa phương

[136] Điều 5, Khoản 2 Quyết định số 669/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
[137] Điều 2, Khoản 3 Quyết định 2526/QĐ-BTC ngày 08/12/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách thuế
[138] Điều 9, Khoản 2 Quyết định số 2389/QĐ-BTC ngày 20/11/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản
[139] Điều 2 Khoản 10.c Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/08/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
[140] Điều 2 Khoản 6 Quyết định số 3768/QĐ-BCT ngày 02/10/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa

phương
[141] Điều 2 Khoản 17 Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/08/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
[142] Điều 2 Khoản 9 Quyết định số 977/QĐ-BCT ngày 08/2/2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Thị trường trong

nước

Báo cáo tóm tắt | 68


1.4.2. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn – 1 năm)

1.2. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị


(Trung hạn – 1 năm)
1.2.1. Đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn
1.2.2. Tăng cường nghiên cứu và phát 1.2.3. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu
và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm
triển, ưu tiên nghiên cứu giống nông sản
nông nghiệp

► Số hóa phiên bản tiếng Việt của các tiêu ► Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ
chuẩn quốc tế để quảng bá tới các ► Phối hợp với Bộ Tài chính và các đối tác NN&PTNT và các đối tác phát triển quốc
DNVVN, thông qua chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế đánh giá và nâng cao tế khác cung cấp các chương trình chia
chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ hiệu quả của các công cụ tài trợ gián sẻ kiến thức về giá trị và lợi ích của
Vai trò của KH&ĐT. tiếp hiện hành (ưu đãi thuế). thương hiệu. Cung cấp khóa đào tạo
Bộ Kế xây dựng thương hiệu cho các doanh
hoạch và ► Kết nối doanh nghiệp với các cơ quan ► Đưa nội dung nâng cao nhận thức về sở nghiệp tham gia các chương trình hỗ
Đầu tư cung cấp hướng dẫn và tư vấn về GAP hữu trí tuệ vào các chương trình của Bộ trợ/ phát triển khác nhau của Bộ
và tiêu chuẩn quốc tế. KH&ĐT về nâng cao năng lực cho KH&ĐT.
► Xem xét đưa nội dung truy xuất nguồn doanh nghiệp .
► Liên kết các yếu tố kỹ thuật số với các
gốc vào các chương trình hỗ trợ chuyển ► Ưu tiên các dự án có đầu tư và hoạt hoạt động tiếp thị và thương hiệu trong
đổi số cho doanh nghiệp của Bộ động trong lĩnh vực R&D. khuôn khổ chương trình chuyển đổi số
KH&ĐT. cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.

Các ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy
chương các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp
trình của Bộ dẫn dắt. các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp dẫn dắt.
KH&ĐT có ► Dự án Kết nối các doanh nghiệp nhỏ và dẫn dắt. ► Dự án Kết nối các doanh nghiệp nhỏ và
thể liên kết vừa (LinkSME). vừa (LinkSME).

Các cơ ► Bộ NN&PTNT (Cục Trồng trọt)


quan nhà ► Bộ NN&PTNT (Cục Quản lý chất lượng ► Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế) ► Bộ NN&PTNT (Cục Chế biến và phát
nước liên nông, lâm sản và thủy sản[143], Cục ► Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Sở triển thị trường nông sản[146])
quan hữu trí tuệ)

[143] Điều 11 Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an
toàn
[146] Điều 2 Khoản 6, 7 của Quyết định số 1348/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến và

Phát triển thị trường Nông sản

Báo cáo tóm tắt | 69


1.2. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị
(Trung hạn – 1 năm)
1.2.1. Đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn
1.2.2. Tăng cường nghiên cứu và phát 1.2.3. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu
và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm
triển, ưu tiên nghiên cứu giống nông sản
nông nghiệp
Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Tổng cục ► Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương
Thủy sản[144]) mại[147])
► Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục ► Chính quyền địa phương
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng[145])

[144] Điều 4 Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ NN&PTNT quy định chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất,
sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
[145] Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý

hệ thống truy xuất nguồn gốc”


[147] Điều 2, Khoản 4 Quyết định số 963/QĐ-BCT ngày 08/02/2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục

Xúc tiến thương mại

Báo cáo tóm tắt | 70


1.4.3. Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn – 3 năm)

1.3. Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn – 3 năm)

1.3.1. Xây dựng kho hàng không chuyên dụng 1.3.2. Tạo nền tảng thương mại điện tử B2B

► Phối hợp với các Bộ ban ngành (Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT) và


chính quyền địa phương để thống nhất và gắn các sáng kiến
phát triển kho hàng không chuyên dụng với quy hoạch phát
triển kho hàng không chuyên dụng và trung tâm logistics nông
Vai trò của nghiệp. ► Ngoài các vai trò theo khuyến nghị 1.1.2, Bộ KH&ĐT có vai trò
Bộ Kế kết nối và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp
► Xem xét mô hình đầu tư: vì các kho cảng hàng không hiện tại
hoạch và trong lĩnh vực Fintech, ngân hàng và tài chính để xây dựng cơ
Đầu tư thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu nhà nước dưới 50%, nên
chế thanh toán trực tuyến và đấu giá trên các nền tảng giao
có thể tiếp tục theo mô hình PPP hoặc đầu tư tư nhân.
dịch B2B trực tuyến.
► Kết nối FDI với các doanh nghiệp trong nước để đầu tư vào
các kho cảng hàng không chuyên dụng sử dụng công nghệ
hiện đại và áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia
khác.
Các
chương ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và
doanh nghiệp dẫn dắt. ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và
trình của
doanh nghiệp dẫn dắt.
MPI có thể ► Dự án Kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME).
liên kết

► Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) ► Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn)
Các cơ
quan nhà ► Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch, Vụ Thị trường trong nước) ► Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số)
nước liên ► Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) ► Bộ Tài chính
quan
► Chính quyền địa phương ► Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán)

Báo cáo tóm tắt | 71


2. Chế biến thực phẩm
2.1. Giai đoạn 1: Ứng phó với những thách thức do tác động của COVID-19 (Ngắn
hạn - 6 tháng)
2.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ (Common Facility Center – CFC) để
tăng khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại và kho dự trữ bổ sung trong giai
đoạn COVID-19 để ứng phó với gián đoạn logistics

Do công nghệ sản xuất thực phẩm ở Việt Nam chưa sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến do hiệu
quả kinh tế, CFC có thể cung cấp cho các MSME khả năng tiếp cận các giải pháp chế biến, thử
nghiệm, bảo quản và logistics hiện đại mà không phải đầu tư vào cơ sở vật chất và công nghệ.

Trong bối cảnh COVID-19, việc chậm trễ về logistics kéo dài quá trình nhập khẩu các yếu tố đầu
vào và xuất đầu ra, doanh nghiệp phải tăng lượng hàng dự trữ để giảm thiểu nguy cơ gián đoạn
hoạt động. CFC có thể là một giải pháp cho các kho dự trữ bổ sung trong giai đoạn này.

Thực trạng tại Việt Nam:


Chưa có Trung tâm dịch vụ chia sẻ cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN trong ngành chế biến
thực phẩm. Mặc dù Việt Nam có các vườn ươm kinh doanh đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông
nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
nhưng các cơ sở ươm tạo này chỉ cung cấp cơ sở vật chất và hỗ trợ (đào tạo, dịch vụ tư vấn,
v.v.) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các dịch vụ được cung cấp không quá 5 năm cho mỗi
doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► Ấn Độ: Nhiều CFC chế biến thực phẩm đã được phát triển theo chương trình MSE-CDP [148].
■ Cụm chế biến thực phẩm, Gulbarga
o Gulbarga có phần đông dân số là các dân tộc thiểu số. Trên địa bàn tỉnh không có
doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. CFC chế biến
thực phẩm được thành lập nhằm thúc đẩy một bộ phận lớn các nữ doanh nhân tham
gia vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và giúp họ thực hiện khát vọng cải
thiện tương lai.
o CFC bắt đầu hoạt động từ năm 2011, có cơ sở vật chất như đóng gói, trung tâm đào
tạo kỹ thuật và các kỹ năng liên quan khác, trung tâm R&D để phát triển sản phẩm/
hệ thống và phòng thí nghiệm. CFC cung cấp các phương tiện tiên tiến cho các hoạt
động chế biến thực phẩm, đóng gói và tiếp thị thông qua thương hiệu chung. Bên
cạnh đó, các thành viên trong CFC cũng nỗ lực tập trung trao quyền cho phụ nữ thông
qua khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, v.v. nhằm động viên phụ nữ tham gia
vào các hoạt động tạo ra thu nhập. CFC cũng hoạt động như một vườn ươm cho các
doanh nhân đầy tham vọng.
o CFC đã được Bộ trưởng Bộ DNVVN Ấn Độ trao tặng giải thưởng vì đã thúc đẩy Tinh
thần Doanh nhân của phụ nữ thông qua phương pháp tiếp cận cụm sản xuất.

[148]
Parcham 2016, Prospects & activities reflecting cluster's highlights and archievements of MSE-cluster
development programme, <https://msme.gov.in/sites/default/files/PARCHAM.pdf>

Báo cáo tóm tắt | 72


■ Cụm nhà máy xay lúa, Kalady, Ernakulam
o Kalady Rice Mills là cụm sản xuất gạo lớn nhất ở Kerala. CFC được thành lập (và bắt
đầu hoạt động từ năm 2012) để thực hiện chiết xuất dầu cám nhằm tăng giá trị cho
cám gạo. Trước khi có CFC, không có đối tác mua cám trong địa bàn tỉnh, các cơ sở
xay xát phải bán cám với giá thấp chạm đáy, do tại thời điểm cám được vận chuyển
từ cụm sản xuất đến đơn vị chiết xuất dầu cám gạo ở Sidha Ganga, tỷ lệ phần trăm
dầu trong cám đã thất thoát đáng kể. Nhà máy chiết xuất dung môi là giai đoạn đầu
của CFC, tiếp theo là nhà máy lọc RBO, được xây dựng trong giai đoạn 2 của chương
trình MSME-CDP.
o CFC với nhà máy lọc dầu để lọc dầu thô từ cám gạo và phòng thử nghiệm nghiên cứu
& phát triển được thành lập với tổng vốn đầu tư là US$962,129, trong đó trợ cấp của
Chính phủ Ấn Độ là US$637,736.
► Thái Lan: Với mục tiêu đưa Thái Lan trở thành một trong 5 nhà sản xuất thực phẩm hàng
đầu thế giới, vào năm 2016, các đối tác công và tư của Thái Lan đã cùng hợp tác để khởi
động giai đoạn đầu tiên của dự án “World Food Valley” ở tỉnh Ang Thong. Dự án quan trọng
này cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phát triển ngành như nguyên liệu thô, dịch vụ
kiểm soát chất lượng, thử nghiệm, phê duyệt và tư vấn, tạo một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho
ngành công nghiệp thực phẩm và tập hợp tất cả các cấu phần của chuỗi giá trị tại một khu
vực [149].

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Xác định các vị trí tiềm năng:
■ Do mối liên kết chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và ngành chế biến thực phẩm, các
Trung tâm dịch vụ chia sẻ có thể là điểm trung gian nơi các sản phẩm nông nghiệp được
chuẩn bị trước khâu chế biến. Do đó, các vị trí tiềm năng có thể được xác định bằng cách
sử dụng bản đồ vùng sản xuất của ngành nông nghiệp. Trung tâm dịch vụ chia sẻ có thể
ở gần nguồn nguyên liệu thô, phụ thuộc vào đặc điểm các dịch vụ được cung cấp.
■ Do việc chế biến thực phẩm phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực
phẩm và xử lý chất thải, các Trung tâm dịch vụ chia sẻ cũng có thể được thành lập ở các
khu công nghiệp như Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai với cơ sở hạ tầng phù hợp. Các
cụm sản xuất lương thực tập trung nhiều các DNVVN nên được ưu tiên.
► Đối với việc phát triển Trung tâm dịch vụ chia sẻ thí điểm:
■ Rà soát các cơ sở hiện tại ở các trung tâm sản xuất thực phẩm để xác định khoảng cách
và nhu cầu về công nghệ, cơ sở vật chất, dịch vụ cũng như xác định các dịch vụ tiềm
năng cho CFC tại các trung tâm này.
■ CFC nên được phát triển để tạo điều kiện cho các hoạt động giá trị gia tăng hiện đang
thiếu trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như R&D trong phát triển sản phẩm. Các phòng
thử nghiệm vật liệu và sản phẩm cũng cần được xem xét.
► Mô hình đầu tư:
■ Đầu tư tư nhân và FDI: các công ty tư nhân và FDI đầu tư vào CFC với các ưu đãi từ
chính phủ như phí thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc và
các khoản vay lãi suất thấp.

[149]
Giving a Boost to Thai Food Industry and Thai Cuisine Overseas 2016,
<https://thailand.prd.go.th/sub_convert.php?nid=4554>

Báo cáo tóm tắt | 73


■ PPP: chính phủ và các đối tác tư nhân hợp tác đầu tư vào CFC. Trong mô hình đầu tư
này, đối tác tư nhân được khuyến nghị đảm nhiệm vận hành CFC để đảm bảo hiệu suất
và hiệu quả.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Cơ sở hạ tầng cơ bản như nước, điện, giao thông vận tải ở một số khu vực còn chưa phát
triển có thể tạo ra những thách thức trong việc lựa chọn địa điểm Trung tâm dịch vụ chia sẻ,
đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí thành lập và vận hành Trung tâm.
► Nhận thức của DNVVN về công nghệ và và lợi ích thực tế do Trung tâm dịch vụ chia sẻ cung
cấp còn hạn chế. Cần thực hiện các chương trình nâng cao năng lực và nhận thức, cùng với
các khuyến khích để sử dụng các trung tâm.
► Một lý do khác cho việc không sử dụng tối ưu cơ sở vật chất của CFC là do số lượng DNVVN
không đủ. Để giảm thiểu rủi ro này, cần thực hiện nghiên cứu khả thi với sự hỗ trợ của chuyên
gia, và tiêu chí quan trọng nhất để quyết định vị trí xây dựng là tỷ lệ sử dụng và tính bền vững.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Xây dựng kế hoạch phát triển CFC và thí điểm CFC:
■ Như đã đề xuất tại điểm 1.1.1, đề xuất đưa mô hình CFC vào quy hoạch vùng Đồng bằng
sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thí điểm CFC cho ngành
chế biến thực phẩm tại đây hoặc/và tại các cụm sản xuất chế biến thực phẩm.
■ Xem xét các mô hình đầu tư thí điểm. Khuyến nghị đầu tư theo hình thức PPP và đầu tư
tư nhân để đảm bảo hiệu quả.
■ Dựa trên bản đồ vùng sản xuất của ngành nông nghiệp và kết quả rà soát các cụm sản
xuất chế biến thực phẩm, xác định các vị trí thí điểm CFC. Các địa điểm tiềm năng cho
CFC ngành chế biến thực phẩm bao gồm Cần Thơ, Đồng Nai và Bình Dương.
■ Kết nối và thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn dắt quan tâm đầu tư vào CFC
thí điểm cho chế biến thực phẩm tại các địa điểm đã xác định.
■Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để đưa ra ưu đãi cho CFC thí điểm.
■ Đánh giá danh mục dự án đầu tư.
■ Phối hợp với Bộ Công Thương để đánh giá tiến độ, kết quả thí điểm CFC cho ngành chế
biến thực phẩm và hiệu quả của các mô hình đầu tư.
► Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn dắt đầu tư vào
CFC.
■ Xác định các mô hình đầu tư cần khuyến khích.
■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để đưa ra các ưu đãi (như thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, tiền thuê đất) cho đầu tư vào CFC.
■ Thông qua các chương trình phát triển doanh nghiệp khác nhau: khuyến khích các doanh
nghiệp lớn, dẫn dắt (bao gồm cả tư nhân và DNNN) đầu tư vào CFC cho chế biến thực
phẩm; kết nối các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển các mô hình tương tự (như trung
tâm logistic) để đầu tư vào CFC; khuyến khích các DNVVN sử dụng dịch vụ của CFC.
■ Xây dựng chính sách thu hút FDI và các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào CFC.

2.2. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn – 1 năm)

2.2.1. Tăng cường tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm chế biến

Báo cáo tóm tắt | 74


Trong bối cảnh gia tăng lo ngại về an toàn thực phẩm sau COVID-19, các tiêu chuẩn và khả năng
truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng để duy trì khả năng xuất khẩu.

Thực trạng tại Việt Nam:


► Quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm
■ Tại Việt Nam, các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm hiện được quy định trong
02 hệ thống luật chính:
o Luật An toàn thực phẩm: Truy xuất nguồn gốc là một trong những biện pháp đảm bảo
an toàn thực phẩm. Luật quy định khái niệm và các biện pháp bảo đảm truy xuất nguồn
gốc sản phẩm thực phẩm;
o Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc.
■ Quy định bắt buộc:
o Đối với truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông sản, bao gồm cả thực phẩm tươi sống
và thực phẩm đã qua chế biến: Thông tư số 74/2011/ TT-BNNPTNT ngày 31 tháng
10 năm 2011 của Bộ NN & PTNT quy định các yêu cầu về dữ liệu truy xuất và hệ
thống truy xuất nguồn gốc, thủ tục thu hồi nông sản thực phẩm không an toàn;
o Đối với truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm do BYT quản lý: Thông tư
25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các sản
phẩm như nước đá đóng chai, thực phẩm chức năng, vi chất dinh dưỡng, phụ gia
thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm bao
bì và vật chứa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
o Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương được giao ban hành quy định
chi tiết về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Công Thương. Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn chưa ban hành quy định này.
■ Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tự nguyện: TCVN 12850: 2019 về truy xuất nguồn gốc - yêu
cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc.
► Tiêu chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế:
■ Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành TCVN ISO 22000: 2018 (ISO 22000: 2018) Hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực
phẩm, tương đương với ISO 22000: 2018.

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc:
■ Liên minh Châu Âu: Cơ sở pháp lý để kiểm soát thực phẩm của Liên minh Châu Âu là
Quy định (EC) số 178/2002 ngày 28 tháng 1 năm 2002, còn được gọi là Đạo luật Thực
phẩm Chung của EU. Luật này gồm 3 phần. Phần một trình bày các nguyên tắc và yêu
cầu chung của luật thực phẩm, Cục An toàn Thực phẩm Châu Âu được xác định trong
phần hai và phần ba thiết lập các thủ tục về an toàn thực phẩm. Các yêu cầu về truy xuất
nguồn gốc thực phẩm được quy định tại Điều 18 của Luật Thực phẩm chung của EU.
■ Trung Quốc: Khung pháp lý nội địa của Trung Quốc bao gồm ba cấp luật quốc gia. Bậc
1 bao gồm các luật cơ bản (Luật An toàn thực phẩm - 2015, Luật Chất lượng và An toàn
thực phẩm nông sản - 2006, Luật Chất lượng sản phẩm - 1993, sửa đổi mới nhất năm
2009, Luật Nông nghiệp - 1993, sửa đổi mới nhất năm 2012; Luật Tiêu chuẩn hóa - 1989.
Khung pháp lý bậc 2 bao gồm các luật trực thuộc, bao gồm các quy định hành chính của

Báo cáo tóm tắt | 75


Hội đồng Nhà nước, các quy định cấp bộ và các ủy ban và các tiêu chuẩn thực phẩm. Và
Bậc 3 bao gồm các luật và quy định của địa phương.
■ Thái Lan: Luật Thực phẩm B.E.2522 (1979) là đạo luật chính nhằm bảo vệ và ngăn người
tiêu dùng khỏi các mối nguy hiểm về sức khỏe xảy ra từ hoạt động tiêu thụ thực phẩm.
Cơ quan nhà nước phụ trách: Bộ Y tế. Ủy ban Thực phẩm có chức năng cố vấn cho Bộ
trưởng hoặc các quan chức có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến quản lý kiểm soát
thực phẩm. Có 23 thành viên trong ủy ban: 12 người trong số họ là thành viên chính thức
được bổ nhiệm từ các cơ quan chính phủ có liên quan, 9 người còn lại là chuyên gia thực
phẩm (không quá 4 người trong số họ là đại diện của ngành công nghiệp thực phẩm) và
được bổ nhiệm hai năm một lần. Đạo luật bao gồm các yêu cầu về kiểm soát thực phẩm,
ghi nhãn, thực hành sản xuất tốt (GMP) - cơ sở tự nguyện, v.v. [150].
■ Ấn Độ: Luật tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm được ban hành vào năm 2006. Cơ quan
Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ được thành lập để thực hiện luật này. Luật
này bao gồm các yêu cầu trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế
biến, đóng gói và ghi nhãn thực phẩm, và trách nhiệm trong an toàn thực phẩm.
► Các chính sách hỗ trợ công tác áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế:
■ Thái Lan: Năm 2021, Bộ Đầu tư Thái Lan (Thailand Board of Investment) đã ban hành
Thông báo số 1/2564, về việc xúc tiến đầu tư để đạt được chứng nhận bền vững quốc tế,
chẳng hạn như Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (ISO 22000). Các ưu đãi được
cung cấp bao gồm miễn thuế nhập khẩu máy móc và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
[151]
.
■ Ấn Độ: Bộ Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ cung cấp Chương trình bồi hoàn cho
chứng nhận ISO 900/ ISO 14001. Để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các DNVVN,
chương trình cung cấp các ưu đãi tài chính cho các DNVVN/ các công ty phụ trợ đã đạt
được chứng chỉ ISO 9000/ ISO 14001/ HACCP thông qua việc hoàn trả chi phí phát sinh
[152]
.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Về tiêu chuẩn:
■ Xác định các yêu cầu về tiêu chuẩn tại các thị trường có giá trị cao (chẳng hạn như ISO
22000:2018 – Quản lý an toàn thực phẩm).
■ Ghi nhận và cân nhắc xử lý tất cả các thách thức liên quan đến việc đảm bảo chất lượng
đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến.
■ Thiết kế chương trình hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính (như cho vay lãi suất thấp) và các
ưu đãi dành cho DNVVN để thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trọng yếu, đặc
biệt là đối với các sản phẩm xuất khẩu.
■ Xem xét khả năng tiếp cận của các nhà sản xuất, các đối tác xuất khẩu thực phẩm đối
với các cơ sở kiểm tra chất lượng. Xem xét cung cấp dịch vụ kiểm định tại các Trung tâm
dịch vụ chia sẻ.
► Về truy xuất nguồn gốc:

[150] Ministry of Public Health, Food division, Laws and Regulations,


<fda.moph.go.th/sites/fda_en/SitePages/Food.aspx?IDitem=LawsAndRegulations>
[151] Thailand Board of Investment, Measure for Improvement of Production Efficiency,

<https://www.boi.go.th/un/production_effiiciency>
[152] Government of India, Reimbursement of certification fees for acquiring ISO standards,

<https://www.startupindia.gov.in/content/sih/en/government-schemes/reimbursement_iso_standards.html>

Báo cáo tóm tắt | 76


■ Tăng cường các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc
sự quản lý của Bộ Công Thương như nước giải khát và bánh kẹo.
■ Xác định các yêu cầu truy xuất nguồn gốc tại các thị trường cao cấp.
■ Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức và hỗ trợ các DNVVN trong việc đáp ứng các
yêu cầu truy xuất nguồn gốc này đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
■ Nghiên cứu về công nghệ truy xuất nguồn gốc với chi phí phù hợp cho Việt Nam và xây
dựng chương trình thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong các DNVVN.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Một số yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn quốc tế quá phức tạp để áp dụng và cần
được thay thế bằng các yêu cầu tương đương.
► Chi phí để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tương đối cao, có thể làm nản lòng các nhà sản
xuất.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Phối hợp với MOIT và các đối tác phát triển quốc tế để chuẩn bị và phát hành các bản dịch
chất lượng cao của tiêu chuẩn quốc tế sang tiếng Việt.
► Số hóa phiên bản tiếng Việt của các tiêu chuẩn quốc tế để quảng bá tới các DNVVN, thông
qua chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.
► Phối hợp với Bộ Công Thương để tăng cường các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với
các sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương như nước giải khát và
bánh kẹo.
► Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình hỗ trợ/ phát triển khác nhau
của Bộ KH&ĐT để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
► Kết nối doanh nghiệp với các cơ quan cung cấp hướng dẫn và tư vấn về các tiêu chuẩn quốc
tế.
► Xem xét đưa nội dung truy xuất nguồn gốc vào chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh
nghiệp của Bộ KH&ĐT.

2.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa và quốc
tế

Nhu cầu toàn cầu về thực phẩm chế biến gia tăng trong bối cảnh COVID-19 đã mang lại cơ hội
tiềm năng cho xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng này đòi hỏi các công ty trong nước phải nâng cao
năng lực phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các thị trường khác nhau.
Ngành chế biến thực phẩm cần chú trọng R&D ứng dụng, đặc biệt trong việc phát triển sản phẩm
và ứng dụng công nghệ.

Thực trạng Việt Nam:


Hiện tại, không có ưu đãi cụ thể nào cho R&D trong chế biến thực phẩm. Ở cấp tỉnh, có các chính
sách để thúc đẩy ngành, bao gồm các hoạt động R&D:
Tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến thực phẩm giai đoạn 2020 - 2030. Thành phố

Báo cáo tóm tắt | 77


đặt mục tiêu hỗ trợ đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực và mở
rộng thị trường.

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► Thái Lan:
■ Thailand Science Park (TSP) – Công viên khoa học Thái Lan, là công viên khoa học và
công nghệ đầu tiên của Thái Lan, được thành lập giai đoạn đầu vào năm 2002 với sứ
mệnh thúc đẩy phát triển các hoạt động đổi mới và R&D trong khu vực tư nhân. Cụm phát
triển đổi mới thực phẩm (the Food Innovation Cluster) là khu vực dành riêng cho các viện
R&D công và tư, nơi tập trung các liên minh về dịch vụ đổi mới sản phẩm thực phẩm.
■ Food Innopolis được thành lập tại Công viên Khoa học Thái Lan (TSP) vào năm 2016.
Với tổng diện tích 124.000 mét vuông, đây là một cơ sở được trang bị đầy đủ phòng thí
nghiệm ướt và khô cùng với nguồn lực sẵn có bao gồm hơn 3.000 nhà nghiên cứu thực
phẩm có năng lực cao, 10.000 sinh viên khoa học thực phẩm, 150 phòng thí nghiệm
nghiên cứu thực phẩm, 20 nhà máy thí điểm, 11 nhà máy liên quan đến thực phẩm và
nông nghiệp tại các cơ sở lớn. Food Innopolis được thành lập để nâng cao ngành công
nghiệp thực phẩm của Thái Lan bằng cách tăng cường chuỗi giá trị từ các công ty khởi
nghiệp, DNVVN đến các công ty quy mô lớn, phát triển các hoạt động gia tăng giá trị và
xây dựng một hệ sinh thái đổi mới mang đẳng cấp thế giới, đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Các nhà đầu tư tại Food Innopolis nhận được các ưu đãi đặc biệt từ chính phủ bao gồm
miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc và thiết bị sử dụng trong R&D, miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp, giấy phép lao động và tạo điều kiện thị thực cho các chuyên gia và nhà
nghiên cứu nước ngoài, cho phép khấu hao nhanh máy móc sử dụng trong nghiên cứu
và phát triển và khấu trừ 300% thuế TNDN đối với chi phí nghiên cứu phát triển công nghệ
và đổi mới. Các nhà đầu tư cũng có thể nhận thêm tài trợ từ các cơ quan chính phủ khác
nhau như Quỹ Nghiên cứu Thái Lan (The Thailand Research Fun - TRF), Cơ quan Phát
triển Nghiên cứu Nông nghiệp (Agricultural Research Development Agency - ARDA), Cơ
quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (National Science and Technology
Development Agency - NSTDA) và Cơ quan Đổi mới Quốc gia (National Innovation
Agency - NIA).
► Ấn Độ: Năm 2021, Chính phủ Ấn Độ giới thiệu một đề án mới về phát triển ngành của quốc
gia - “Đề án khuyến khích liên kết sản xuất cho công nghiệp chế biến thực phẩm (PLISFPI)”
được thực hiện trong giai đoạn 2021-22 đến 2026-27. Kế hoạch này bao gồm ba hợp phần,
trong đó hợp phần thứ hai nhằm khuyến khích các sản phẩm sáng tạo và sản phẩm hữu cơ
của các DNVVN trên bốn phân khúc sản phẩm thực phẩm chính [153].

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Xem xét cung cấp các công cụ tài chính gián tiếp cụ thể (như ưu đãi thuế) để khuyến khích
các hoạt động R&D trong ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm xuất
khẩu sử dụng nguyên liệu thô trong nước.
► Rà soát hiện trạng cơ sở vật chất và hoạt động R&D tại các cụm sản xuất tập trung nhiều
doanh nghiệp chế biến thực phẩm như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ. Trong
các cụm sản xuất này:

[153]
Ministry of Food processing industries, Production Linked Incentive Scheme for Food Processing Industry
(PLISFPI), <https://mofpi.nic.in/PLISFPI/central-sector-scheme-production-linked-incentive-scheme-food-processing-
industry-plisfpi>

Báo cáo tóm tắt | 78


o Xem xét cung cấp ưu đãi để thiết lập các trung tâm R&D và thực hiện các hoạt động
R&D.
o Xem xét phát triển CFC với cơ sở vật chất phục vụ R&D cho DNVVN, đặc biệt là để
phát triển sản phẩm.
► Thông qua các chương trình nâng cao năng lực doanh nghiệp và các chương trình liên kết
giữa ngành và trường đại học:
o Kết nối các DNVVN với các trường đại học và viện nghiên cứu để hợp tác R&D và
ứng dụng công nghệ hiện đại trong chế biến thực phẩm, chẳng hạn như công nghệ
làm lạnh và sấy khô hiện đại.
o Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong phát triển sản phẩm, đa
dạng hóa danh mục sản phẩm và tận dụng các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn


► Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP) gây áp lực lớn lên hoạt động R&D và dẫn đến rủi ro
về danh tiếng trên trị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi phải nâng cao nhận thức và nghiêm
khắc xử phạt những đối tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
► R&D trong phát triển sản phẩm cũng phụ thuộc vào chất lượng của nghiên cứu thị trường,
do đó, chính phủ nên khuyến khích thực hiện các nghiên cứu trên và phổ biến các kết quả từ
nghiên cứu.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Khuyến khích Bộ Tài chính và các đối tác phát triển quốc tế đánh giá và nâng cao hiệu quả
của các công cụ tài trợ trực tiếp hiện hành (ưu đãi thuế).
► Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ thông qua các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực
của Bộ KH&ĐT cho các doanh nghiệp.
► Ưu tiên các dự án đầu tư có đầu tư xây dựng trung tâm R&D và thực hiện các hoạt động
R&D.

2.3. Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn – 3 năm)

2.3.1. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thực phẩm chế biến
Thương hiệu mạnh sẽ tạo nhiều giá trị hơn cho các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam, trên cả
thị trường trong nước và quốc tế. Tại thị trường nội địa, với thương hiệu là yếu tố hàng đầu để
người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm (theo khảo sát của Vietnam Report 2020) [154], việc nâng cao
năng lực xây dựng thương hiệu và marketing cũng sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước.

Thực trạng tại Việt Nam:

Bộ Công Thương đang triển khai “Chương trình Quảng bá Thương hiệu Quốc gia”, “Chương
trình Thương hiệu Công nghiệp Thực phẩm - Nâng tầm thương hiệu nông sản và thực phẩm Việt
Nam” bao gồm các hợp phần nâng cao năng lực xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Những

Vietnam report 2020, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020,
[154]

<https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/vef/top-10-cong-ty-uy-tin-nganh-thuc-pham-do-uong-nam-2020-675891.html>

Báo cáo tóm tắt | 79


chương trình này rất cần thiết trong việc thúc đẩy và tạo ra nhiều giá trị hơn cho các sản phẩm
thực phẩm của Việt Nam.

Thực tiễn từ các quốc gia khác:


► Ấn Độ:
■ Trong đề án mới về phát triển ngành của quốc gia (Central Sector Scheme) – Bộ Công
nghệp Chế biến thực phẩm Ấn Độ đã ban hành “Đề án khuyến khích liên kết sản xuất cho
công nghiệp chế biến thực phẩm (PLISFPI)” , được thực hiện trong giai đoạn 2021-22
đến 2026-27. Một trong ba hợp phần của đề án là hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiếp thị
sản phẩm tại thị trường nước ngoài để khuyến khích sự xuất hiện của các thương hiệu
mạnh của Ấn Độ. Theo chương trình này, các chính sách ưu đãi chỉ áp dụng cho hoạt
động quảng bá của các thương hiệu Ấn Độ ở nước ngoài. Hoạt động hỗ trợ xây dựng
thương hiệu này nhằm mục đích phát triển thị trường cho tất cả các sản phẩm thực phẩm
của Ấn Độ [155].
■ Các chính sách khuyến khích của Chính phủ Ấn Độ với ngành chế biến thực phẩm bao
gồm việc áp dụng cơ chế cho các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, quảng bá, nghiên
cứu và khảo sát. Doanh nghiệp nhận viện trợ không hoàn lại đối với các hoạt động quảng
bá như hội thảo, workshop, hội chợ và cho các dự án nghiên cứu/ khảo sát. Đối với hoạt
động quảng cáo và ra mắt sản phẩm, hỗ trợ tài chính được cung cấp dựa trên cơ sở chi
phí thực tế.

Khuyến nghị cho Việt Nam:


► Nâng cao nhận thức của DNVVN về thương hiệu, giá trị và lợi ích của thương hiệu thông qua
đào tạo và truyền thông.
► Nâng cao năng lực nội địa trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị:
■ Xem xét các chương trình đào tạo liên quan đến xây dựng thương hiệu và tiếp thị trong
các trường đại học. Cân nhắc cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc các chương trình
được cấp chứng chỉ cho DNVVN.
■ Thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học và DNVVN trong các hoạt động tiếp thị và xây
dựng thương hiệu.
■ Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào hoạt động xây dựng thương hiệu và
tiếp thị tại Việt Nam.
► Xem xét các ưu đãi về thuế hoặc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xây dựng thương hiệu
và tiếp thị các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tiềm năng.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn


► Thách thức từ vi phạm bản quyền nhãn hiệu đòi hỏi phải nâng cao nhận thức và tăng cường
thực thi pháp luật.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Đưa nội dung xây dựng thương hiệu và maketing số vào chương trình hỗ trợ chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.

[155]
Ministry of Food processing industries, Production Linked Incentive Scheme for Food Processing Industry
(PLISFPI), <https://mofpi.nic.in/PLISFPI/central-sector-scheme-production-linked-incentive-scheme-food-processing-
industry-plisfpi>

Báo cáo tóm tắt | 80


► Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu và đưa ra các chính sách khuyến khích xây dựng
thương hiệu và hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Báo cáo tóm tắt | 81


2.4. Khuyến nghị vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.4.1. Giai đoạn 1: Ứng phó với những thách thức do tác động của COVID-19 (Ngắn hạn – 6 tháng)
2.1. Giai đoạn 1: Ứng phó với những thách thức do tác động của COVID-19
(Ngắn hạn – 6 tháng)
2.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ
(Common Facility Center – CFC)
► Xây dựng kế hoạch phát triển CFC và thí điểm CFC:
■ Đề xuất đưa mô hình CFC vào quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thí
điểm CFC cho ngành chế biến thực phẩm tại đây hoặc/và tại các cụm sản xuất chế biến thực phẩm.
■ Xem xét các mô hình đầu tư thí điểm. Khuyến nghị đầu tư theo hình thức PPP và đầu tư tư nhân để đảm bảo hiệu quả.
■ Dựa trên bản đồ vùng sản xuất của ngành nông nghiệp và kết quả rà soát các cụm sản xuất chế biến thực phẩm, xác định các vị
trí thí điểm CFC. Các địa điểm tiềm năng cho CFC ngành chế biến thực phẩm bao gồm Cần Thơ, Đồng Nai và Bình Dương.
■ Kết nối và thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn dắt quan tâm đầu tư vào CFC thí điểm cho chế biến thực phẩm tại
các địa điểm đã xác định.
Vai trò của ■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để đưa ra ưu đãi cho CFC thí điểm.
Bộ Kế
hoạch và ■ Đánh giá danh mục dự án đầu tư.
Đầu tư ■ Phối hợp với Bộ Công Thương để đánh giá tiến độ, kết quả thí điểm CFC cho ngành chế biến thực phẩm và hiệu quả của các mô
hình đầu tư.
► Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn dắt đầu tư vào CFC
■ Xác định các mô hình đầu tư cần khuyến khích.
■ Phối hợp với Bộ Tài chính và chính quyền địa phương để đưa ra các ưu đãi (như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu
máy móc, tiền thuê đất) cho đầu tư vào CFC.
■ Thông qua các chương trình phát triển doanh nghiệp khác nhau: khuyến khích các doanh nghiệp lớn, dẫn dắt (bao gồm cả tư
nhân và DNNN) đầu tư vào CFC cho chế biến thực phẩm; kết nối các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển các mô hình tương tự
(như trung tâm logistic) để đầu tư vào CFC; khuyến khích các DNVVN sử dụng dịch vụ của CFC.
■ Xây dựng chính sách thu hút FDI và các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào CFC.

Các
chương ► Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
trình của
MPI có thể ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp dẫn dắt.
liên kết

Báo cáo tóm tắt | 82


2.1. Giai đoạn 1: Ứng phó với những thách thức do tác động của COVID-19
(Ngắn hạn – 6 tháng)
2.1.1. Thành lập các Trung tâm dịch vụ chia sẻ
(Common Facility Center – CFC)
► Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn)
Các cơ
quan nhà ► Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý công sản)
nước liên ► Bộ Công Thương (Cục Công thương địa phương)
quan
► Chính quyền địa phương

Báo cáo tóm tắt | 83


2.4.2. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị (Trung hạn – 1 năm)
2.1. Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị
(Trung hạn – 1 năm)
2.2.1. Tăng cường tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc cho 2.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho thị
thực phẩm chế biến trường nội địa và quốc tế
► Phối hợp với MOIT và các đối tác phát triển quốc tế để chuẩn ► Khuyến khích Bộ Tài chính và các đối tác phát triển quốc tế
bị và phát hành các bản dịch chất lượng cao của tiêu chuẩn đánh giá và nâng cao hiệu quả của các công cụ tài trợ gián tiếp
quốc tế sang tiếng Việt. hiện hành (ưu đãi thuế).
► Số hóa phiên bản tiếng Việt của các tiêu chuẩn quốc tế để ► Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ thông qua các chương
quảng bá tới các DNVVN, thông qua chương trình hỗ trợ trình hỗ trợ nâng cao năng lực của Bộ KH&ĐT cho các doanh
chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT. nghiệp.
► Phối hợp với Bộ Công Thương để tăng cường các quy định về ► Ưu tiên các dự án đầu tư có đầu tư xây dựng trung tâm R&D
Vai trò của truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc và thực hiện các hoạt động R&D.
Bộ Kế quyền quản lý của Bộ Công Thương như nước giải khát và
hoạch và bánh kẹo.
Đầu tư
► Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình
hỗ trợ/ phát triển khác nhau của Bộ KH&ĐT để áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế.
► Kết nối doanh nghiệp với các cơ quan cung cấp hướng dẫn và
tư vấn về các tiêu chuẩn quốc tế.
► Xem xét đưa nội dung truy xuất nguồn gốc vào chương trình
hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.
Các
chương ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và
doanh nghiệp dẫn dắt ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và
trình của
doanh nghiệp dẫn dắt.
MPI có thể ► Dự án Kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME).
liên kết

Các cơ ► Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước, Vụ Khoa học và
quan nhà Công nghệ) ► Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ)
nước liên ► Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường ► Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế)
quan Chất lượng)

Báo cáo tóm tắt | 84


2.4.3. Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn (Dài hạn – 3 năm)

2.3. Giai đoạn 3: Phát triển bền vững và lợi ích dài hạn
(Dài hạn – 3 năm)

2.3.1. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thực phẩm chế biến

Vai trò của ► Đưa nội dung xây dựng thương hiệu và maketing số vào chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT.
Bộ Kế
► Phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính nghiên cứu và đưa ra các chính sách ưu đãi cho hoạt động xây dựng thương hiệu và
hoạch và
Đầu tư hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực (ví dụ: hỗ trợ bồi hoàn chi phí tiếp thị cho các sản phẩm xuất khẩu).

Các
chương
trình của Bộ
► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp dẫn dắt
Kế hoạch và
Đầu tư có
thể liên kết

Các cơ
quan nhà ► Bộ NN&PTNT (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản)
nước liên ► Bộ Tài chính
quan

Báo cáo tóm tắt | 85


3. Ô tô và xe điện
Trên toàn cầu, tất cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn đều đã công bố lộ trình
chính sách, ưu đãi, quan hệ đối tác và tầm nhìn dài hạn về việc chuyển đổi toàn bộ ngành ô tô
với trọng tâm là điện hóa. Các quốc gia đang trong giai đoạn trưởng thành khác nhau của việc
sử dụng xe điện, với Mỹ đặt mục tiêu tăng sản lượng xe điện từ 2 triệu vào năm 2020 lên hơn 82
triệu vào năm 2040, Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
sạc với các mục tiêu và chính sách triển khai phương tiện sạc. Các quốc gia châu Á có kế hoạch
đầy tham vọng và có khả năng tăng quy mô trong thập kỷ tới.
Mặc dù có các dự án của chính phủ liên quan đến EV như phát triển giao thông các-bon thấp (Bộ
Giao thông Vận tải), nhưng hiện tại, Việt Nam chưa có chính sách chuyên biệt về EV, cũng như
các chính sách ưu đãi và mục tiêu.
Dưới đây là một số khuyến nghị giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với mô hình giao thông
điện.
Mặc dù quá trình chuyển đổi EV không nằm trong kế hoạch ứng phó với những gián đoạn do
COVID-19 gây ra, đại dịch đã tạo cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô và xe điện cân nhắc chuyển
đổi hoặc đa dạng hóa kinh doanh, và thúc đẩy người tiêu dùng trở nên thân thiện với môi trường
hơn. Hầu hết các giải pháp được đề xuất thực hiện trong thời gian trung và dài hạn (1 đến 3
năm).

3.1. Xây dựng lộ trình điện hóa phương tiện giao thông toàn diện để thu hút các
dự án EV, nguồn vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng cần thiết.
Ban hành các chính sách và quy định là việc cần thiết để đưa hệ thống xe điện và cơ sở hạ tầng
sạc liên quan đi vào hoạt động.
Đa phần các quốc gia áp dụng điện hóa phương tiện giao thông trên diện rộng đều có khả năng
thu hút đầu tư và xây dựng tâm lý tích cực cho người tiêu dùng đối với xe điện nhờ cách tiếp cận
có sự cân bằng giữa hai yếu tố cung và cầu.
Việt Nam cần xây dựng một lộ trình cấp quốc gia về triển khai và áp dụng xe điện với sự cân
bằng giữa hai yếu tố cung và cầu. Lộ trình nên nêu rõ các kế hoạch của chính phủ trong công
tác thúc đẩy sản xuất và sử dụng xe điện. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích sự tham
gia của doanh nghiệp trong nước vào các cấu phần của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu mà
Việt Nam có tiềm năng cũng cần được xác định trong lộ trình. Mục tiêu chính của lộ trình là giảm
thiểu sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu hoặc thậm chí, tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Khuyến nghị thành lập một cơ quan trung ương nhằm điều phối các bộ ngành liên quan trong
việc xây dựng và triển khai chiến lược/ lộ trình cụ thể, bao gồm Bộ KH&CN (về tiêu chuẩn), Bộ
Công Thương (về EV OEM, hạ tầng sạc, sản xuất pin), Bộ TTTT (về công nghệ kỹ thuật số), Bộ
KH&ĐT (về thu hút FDI, điều phối chính sách), Bộ GTVT (về cơ sở hạ tầng giao thông, tiêu chuẩn
cho xe điện và ắc quy xe điện) và các doanh nghiệp thuộc các ngành trọng yếu khác như điện
lực (EVN), dầu khí (Petrolimex, Tổng công ty xăng dầu Quân đội) và OEM (THACO, TCM, Vinfast,
Toyota, Honda, v.v.)

Khuyến nghị đối với yếu tố về cung:


► Xác định những cấu phần trong chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu mà doanh nghiệp trong
nước có thể tham gia, hoặc có thể thu hút FDI để thúc đẩy sự tham gia của các DNVVN trong

Báo cáo tóm tắt | 86


nước, tham khảo kinh nghiệm từ những thách thức khi tham gia vào chuỗi cung ứng ICEV.
Ví dụ:
■ Sản xuất pin là một cấu phần đáng được quan tâm tại Việt Nam và cấu phần này đòi hỏi
một quá trình nghiên cứu thích hợp về nguồn lực sẵn có của đất nước, cũng như tiềm
năng trong việc phát triển các nhà máy hóa chất. Một trong số các nước láng giềng trong
khu vực cũng đang đầu tư mạnh vào hoạt động nghiên cứu này là Indonesia. Tuy nhiên,
trước mắt:
o Việt Nam có thể xem xét phát triển các gói pin phù hợp với nhu cầu tại thị trường nội
địa, việc này sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước và đồng thời chuẩn bị
cho các khoản đầu tư trong tương lai vào chuỗi giá trị pin.
o Chính phủ có thể kết nối các công ty trong nước (như THACO, TCM, Pinaco) với các
đối tác FDI và xác định các biện pháp khuyến khích cho các công ty trong nước (như
Vinfast) tham gia sản xuất pin. Hiện đã có các động thái từ các tập đoàn đa quốc gia
để đầu tư vào sản xuất pin tại Việt Nam (Samsung SDI).
■ Hạ tầng sạc: EVN, Petrolimex và Tập đoàn Xăng dầu Quân đội (MIPECORP) là những
công ty chủ chốt có thể phát triển hạ tầng sạc, với lợi thế về mạng lưới phân phối điện và
xăng dầu.
■ Công nghệ số: với tham vọng và các chính sách mạnh mẽ của chính phủ đối với chuyển
đổi số, các công ty trong nước có thể cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số cho xe điện tại Việt
Nam.
► Tập trung vào việc tận dụng năng lực nội địa, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất xe 2 bánh
có rào cản công nghệ thấp trong ba năm tới.
► Xác định các khu vực địa lý ưu tiên và các chính sách trọng yếu để phổ biến xe điện cùng với
các mốc thời gian dự kiến. Ví dụ:
■ Ấn Độ đã khởi động Sứ mệnh Quốc gia về Chuyển đổi Phương tiện và Dự trữ pin nhằm
thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện EV và cụ thể, đạt được 30% doanh
số bán hàng từ EV là mục tiêu quốc gia vào năm 2030 của nước này.
■ Philippines đã công bố lộ trình sản xuất EV và ban hành các biện pháp khuyến khích đầu
tư vào EV trong nước.
■ Thái Lan có kế hoạch trở thành trung tâm EV cho ASEAN vào năm 2025, do đó chính phủ
nước này đã quyết liệt đặt mục tiêu sản xuất 250.000 xe điện, 3.000 xe buýt công cộng
chạy điện và 53.000 xe máy điện.
► Thiết kế và triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức cấp quốc gia về các loại xe điện và
các biện pháp khuyến khích áp dụng.
► Tiến hành đánh giá các yêu cầu về kỹ năng trong ngành xe điện và xây dựng chương trình
đào tạo cụ thể ở cấp quốc gia.
► Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho cả sạc điện áp thấp và điện áp cao và yêu cầu các OEM tuân
thủ một tiêu chuẩn chung. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đẩy mạnh sản xuất
trong nước.

Khuyến nghị đối với yếu tố về cầu:


► Xây dựng tiêu chuẩn khí thải cho các loại xe lưu hành trên thị trường, có lộ trình rõ ràng cho
việc áp dụng phương tiện không phát thải và khuyến khích áp dụng EV.

Báo cáo tóm tắt | 87


► Đưa ra các yêu cầu về sản xuất/ bán hàng (tương tự như chương trình ZEV và chương trình
NEV tương ứng ở California và Trung Quốc) cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) dựa
trên các tiêu chí về chất lượng sản phẩm (phạm vi, tốc độ tối đa, v.v.).
► Đặt ra tiêu chuẩn xếp hạng về hiệu suất năng lượng cho các phương tiện để giúp quá trình
mua bán dễ dàng và đồng thời, giúp thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.
► Giới thiệu các gói ưu đãi phi tài chính cho xe điện như đậu xe miễn phí, v.v.

■ Singapore không sửa đổi thuế Phí đăng ký bổ sung (ARF) đối với xe điện, sửa đổi cấu
trúc thuế đường bộ và đặt mục tiêu 60.000 trạm sạc vào năm 2030.
► Ban hành biểu giá ưu đãi đối với dịch vụ sạc xe để khuyến khích người tiêu dùng cũng như
khuyến khích các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng phát triển mạng lưới sạc.
■ Một số bang ở Ấn Độ đã ban hành các loại biểu thuế ưu đãi đối với việc sạc xe điện để
kích cầu cũng như khuyến khích các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mở rộng mạng lưới sạc.
► Thúc đẩy các chương trình mua lại xe điện để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Các chương
trình mua lại được khuyến nghị đưa vào lộ trình quốc gia.
► Giảm trợ cấp hoặc giảm ưu đãi thuế cho các phương tiện động cơ đốt trong để đạt được tổng
chi phí sở hữu (TCO) tương đương càng sớm càng tốt.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Rủi ro đến từ phản ứng tiêu cực từ ngành ô tô truyền thống và các ngành liên quan có thể
gây cản trở tới các chính sách và khuôn khổ đang tạo cơ hội cho xe điện phát triển. Hơn nữa,
một yếu tố khác cũng cần được xem xét là tác động lên nền kinh tế vĩ mô khi đối phó với
động lực cung và cầu của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
► Từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch và tạo ra sự chuyển dịch từ mô
hình sản xuất ô tô truyền thống sang hệ sinh thái EV chính là một phần của chính sách EV.

Vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:


► Đóng vai trò là cơ quan trung ương điều phối các bộ, ban, ngành khác xây dựng và triển khai
chiến lược/ lộ trình và điều chỉnh các chính sách giúp hướng tới các mục tiêu đã đề ra.
► Tham gia cùng với các doanh nghiệp hàng đầu trong quá trình phát triển lộ trình xe điện, để
cân bằng giữa mục tiêu quốc gia và mục tiêu của doanh nghiệp, giảm thiểu sự gián đoạn và
chi phí phát sinh cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi

3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện


Tính khả dụng và khả năng tiếp cận của các cơ sở hạ tầng sạc điện được coi là một rào cản lớn
trong việc đẩy nhanh quá trình đưa hệ thống xe điện vào sử dụng ở tất cả các quốc gia. Hiện tại,
hầu hết các quốc gia đều đang trong giai đoạn đầu mở rộng cơ sở hạ tầng sạc cho phép việc
tiếp cận phổ biến hơn, ngoại trừ Trung Quốc, Na Uy, v.v. Việc tăng số lượng cơ sở hạ tầng sạc
công cộng bao gồm các điểm sạc nằm ở ven đường, trạm xăng, một số vị trí sạc trong thành phố
và trên đường cao tốc sẽ giúp loại bỏ quan ngại của người tiêu dùng về tiếp cận hạ tầng sạc
điện.
Tại Ấn Độ, mức độ sẵn có và đầy đủ của các cơ sở hạ tầng sạc đã được ghi nhận là một yếu tố
quan trọng giúp thúc đẩy việc kích cầu xe điện ở nước này. Theo đó, yêu cầu về việc cấp phép
thiết lập các Trạm sạc công cộng (PCS) đã được hủy và bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào cũng có thể
tự do thiết lập các trạm sạc công cộng. Tương tự, tại Trung Quốc, để đáp ứng nhu cầu 5 triệu

Báo cáo tóm tắt | 88


EV, Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia vào tháng 4/2016 đã công bố khoản đầu tư 30 tỷ
nhân dân tệ, nhằm xây dựng hơn 2 nghìn trạm sạc, 100 nghìn bộ sạc công cộng và 860 nghìn
bộ sạc tư nhân.
Để thực hiện được việc này, Việt Nam được khuyến nghị:
► Thực hiện phân tích toàn diện về mức độ sử dụng, mật độ phương tiện, mô hình giao thông
và tình trạng tắc nghẽn.
► Xây dựng chiến lược về địa điểm để đảm bảo các trạm sạc được đặt tại các địa điểm thuận
tiện
■ Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần đặc biệt chú trọng đến cơ sở hạ tầng điện và
mạng lưới điện vì mạng lưới điện mạnh sẽ là yếu tố quan trọng phát triển tính năng sạc
nhanh.
■ Bộ Công Thương, Bộ GTVT và các DNNN dẫn dắt như EVN (với hạ tầng lưới điện) và
Petrolimex (với mạng lưới trạm xăng) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng
sạc tại Việt Nam.
■ Việc thiết lập và mở rộng mạng lưới sạc phải dựa trên sự đa dạng phương tiện và xu
hướng tiêu dùng trong từng khu vực. Vị trí và công nghệ áp dụng tại mỗi trạm sạc cần
phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu đã
xác định. Một cách khác để thúc đẩy việc sử dụng EV là xây dựng các trạm trao đổi pin.
Các trạm trao đổi này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đáng kể và phù hợp với nhu cầu thương
mại như của đội xe và người dùng xe 2 bánh, vốn đã là một phân khúc chính của thị
trường xe Việt Nam.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Để đáp ứng yêu cầu của số lượng phương tiện giao thông điện ngày càng tăng, cần phải có
thêm nguồn điện tương ứng, đòi hỏi chi phí đầu tư cao vào cơ sở hạ tầng này. Việc nguồn
điện không mang tính bền vững trong dài hạn cũng phải được xem xét. Khi đó, khoản đầu tư
ban đầu vào cơ sở hạ tầng sạc sẽ không mang lại lợi ích bền vững trong dài hạn và có thể
cần phải phát triển các nguồn điện mới.
► Các hoạch định về chiến lược cần được tùy chỉnh để phù hợp với điều kiện và yêu cầu của
từng địa phương. Chính phủ cũng cần lưu tâm đến nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng
sạch và bền vững của nguồn.
► Các chính sách khác bao gồm chứng nhận lắp đặt bộ sạc, ưu đãi khi lắp đặt bộ sạc và xây
dựng bộ mã cho các công trình mới đáp ứng EV và các quy định đối với các cơ sở hạ tầng
liên quan.

Vai trò của Bộ KHĐT:


► Đóng vai trò là cơ quan trung ương điều phối các bộ, ban, ngành xây dựng chính sách phát
triển hạ tầng sạc điện.
► Xem xét các mô hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng sạc: chính phủ, PPP, đầu tư tư nhân.
► Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện sạc.

3.3. Xây dựng hệ sinh thái EV


Ngoài việc xây dựng các chính sách tiến bộ và môi trường pháp lý phù hợp cho hệ sinh thái hỗ
trợ với sự tham gia của ngành liên quan cũng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi này. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và Hoa Kỳ, một số cơ quan chính phủ, OEM ô tô, nhà

Báo cáo tóm tắt | 89


sản xuất thiết bị điện tử, các công ty công nghệ và tiện ích về điện, các công ty bất động sản đã
đi đầu trong việc xây dựng hệ sinh thái này. Việt Nam được khuyến nghị xây dựng các chính
sách và chương trình để thu hút sự quan tâm của các bên liên quan về hệ sinh thái EV.
► OEM: Lượng xe điện tăng lên đáng kể chắc chắn sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng của ngành công
nghiệp ô tô hiện tại. Quá trình chuyển đổi từ ICE sang động cơ điện dự kiến sẽ mở ra cơ hội
mới cho các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp. Nhưng ngược lại, để giữ được vị
trí của mình, nhiều doanh nghiệp sẽ cần phải đổi mới để thích ứng với việc chuyển đổi EV.
Đối với Việt Nam, cần khuyến khích sự tham gia của các OEM trong nước như THACO, TCM,
v.v bên cạnh Vinfast.
► Cơ sở hạ tầng tiện ích: Cơ sở hạ tầng tiện ích là yếu tố đi đầu trong sự phát triển của hệ
sinh thái xe điện. Dựa trên các mô hình kinh doanh, các tiện ích có thể đóng vai trò như nhà
điều hành hệ thống, cung cấp dịch vụ cài đặt và bảo trì cho máy chủ, đồng thời cũng là nhà
cung cấp dịch vụ mạng. Vì vậy, sự tham gia của EVN và các đơn vị thành viên, đặc biệt là
các công ty khu vực như Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực Hà Nội
là rất quan trọng.
► Các công ty dầu khí: Trên thế giới, một số công ty dầu khí lớn như BP, Shell, Total, Indian
Oil đã và dự kiến sẽ có thêm những khoản đầu tư mạo hiểm vào EV. Với mạng lưới phân
phối rộng khắp trên toàn quốc, Petrolimex, MIPECORP và PV Gas có lợi thế lớn trong việc
tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có của mình để phát triển các trạm sạc xe điện.
► Các cơ quan chính phủ: Ngoài việc điều hành và đảm bảo việc thực thi chính sách, các cơ
quan có thể chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập các liên minh và quan hệ đối tác để
đẩy nhanh tiến độ triển khai. Tại Việt Nam, ngoài chính phủ và các bộ ngành, cần khuyến
khích sự tham gia của chính quyền địa phương, đặc biệt là tại các khu du lịch và trong lĩnh
vực giao thông công cộng xanh.
■ Ở Thái Lan, chính phủ đã hợp tác với ngành công nghiệp ô tô để điện hóa chiếc xe ba
bánh mang tính biểu tượng.
■ Gần đây, chính phủ Philippines đã hợp tác với một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản để lái chiếc
Nissan LEAF trên đường Metro Manila.

Rủi ro/ thách thức tiềm ẩn:


► Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất thiết bị điện tử có thể bị cản
trở bởi những biến động chung của ngành, điều này có thể dẫn đến việc toàn bộ việc các kế
hoạch về EV bị đình trệ hoặc chậm lại.
► Tạo ra khung chính sách hỗ trợ bên cạnh chính sách về EV để đảm bảo quá trình xây dựng
và triển khai EV không bị ảnh hưởng bởi các lĩnh vực liên quan khác.

Vai trò của Bộ KHĐT:


► Đóng vai trò là cơ quan trung ương, điều phối các bộ, ban, ngành trong công tác hoạch định
và triển khai các chính sách phát triển hệ sinh thái EV.
► Xây dựng các chính sách và chương trình khuyến khích các bên liên quan tham gia vào hệ
thống sinh thái EV.
■ Liên kết các doanh nghiệp OEM hàng đầu (THACO, TCM, Vinfast), tiện ích (EVN) và dầu
khí (PVN) trong việc phát triển hệ sinh thái xe điện.

Báo cáo tóm tắt | 90


■ Kết nối các nhà đầu tư và MNC trong EV với các công ty địa phương. Ví dụ, chính phủ có
thể liên kết với các công ty địa phương (như THACO, TCM, Pinaco) với các đối tác FDI
và xác định các biện pháp khuyến khích cho các công ty địa phương (như Vinfast) tham
gia sản xuất pin.

Báo cáo tóm tắt | 91


3.4. Khuyến nghị vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3.1. Các giải pháp được khuyến nghị thực hiện trong thời gian trung và dài hạn (1 đến 3 năm)

3.1.1. Xây dựng lộ trình điện hóa phương


tiện giao thông toàn diện để thu hút các
3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện 3.1.3. Xây dựng hệ sinh thái EV
dự án EV, nguồn vốn đầu tư và cơ sở hạ
tầng cần thiết
► Đóng vai trò là cơ quan trung ương điều ► Đóng vai trò là cơ quan trung ương điều ► Đóng vai trò là cơ quan trung ương, điều
phối các bộ, ban, ngành khác xây dựng phối các bộ, ban, ngành xây dựng chính phối các bộ, ban, ngành trong công tác
và triển khai chiến lược/ lộ trình và điều sách phát triển hạ tầng sạc điện. hoạch định và triển khai các chính sách
chỉnh các chính sách giúp hướng tới các ► Xem xét các mô hình đầu tư cho cơ sở phát triển hệ sinh thái EV.
mục tiêu đã đề ra. hạ tầng sạc: chính phủ, PPP, đầu tư tư ► Xây dựng các chính sách và chương
► Tham gia cùng với các doanh nghiệp nhân. trình khuyến khích các bên liên quan
hàng đầu trong quá trình phát triển lộ ► Xây dựng chính sách thu hút các nhà tham gia vào hệ thống sinh thái EV.
trình xe điện, để cân bằng giữa mục tiêu đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện sạc. Thu ■ Liên kết các doanh nghiệp OEM hàng
Vai trò của Bộ quốc gia và mục tiêu của doanh nghiệp, hút sự tham gia của các DNNN dẫn dắt đầu (THACO, TCM, Vinfast), tiện ích
Kế hoạch và giảm thiểu sự gián đoạn và chi phí phát như EVN và PVN trong việc phát triển (EVN) và dầu khí (PVN) trong việc phát
Đầu tư sinh cho các doanh nghiệp trong quá cơ sở hạ tầng sạc. triển hệ sinh thái xe điện.
trình chuyển đổi.
■ Kết nối các nhà đầu tư và MNC trong
EV với các công ty địa phương. Ví dụ,
chính phủ có thể liên kết với các công
ty địa phương (như THACO, TCM,
Pinaco) với các đối tác FDI và xác định
các biện pháp khuyến khích cho các
công ty địa phương (như Vinfast) tham
gia sản xuất pin.
Các chương
trình của Bộ ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy ► Đề án xây dựng Chính sách thúc đẩy
Kế hoạch và các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp
Đầu tư có thể dẫn dắt. dẫn dắt. dẫn dắt.
liên kết

Báo cáo tóm tắt | 92


3.1. Các giải pháp được khuyến nghị thực hiện trong thời gian trung và dài hạn (1 đến 3 năm)

3.1.1. Xây dựng lộ trình điện hóa phương


tiện giao thông toàn diện để thu hút các
3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện 3.1.3. Xây dựng hệ sinh thái EV
dự án EV, nguồn vốn đầu tư và cơ sở hạ
tầng cần thiết
► Bộ Giao thông vận tải[156] (Cục Đăng
kiểm Việt Nam[157], Vụ Khoa học và Công
nghệ) ► Bộ Công Thương
Các cơ quan ► Bộ Công Thương[158] ► Bộ Giao thông vận tải ► Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin
nhà nước liên
► Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục ► Bộ Công Thương học hóa)
quan
Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) ► Chính quyền địa phương
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tin học
hóa)

[156] Điều 23, Khoản 1.d Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
[157] Điều 2 Khoản 3 Quyết định số 862/QĐ-BGTVT ngày 05/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Đăng kiểm Việt Nam
[158] Điều 23, Khoản 1.e Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Báo cáo tóm tắt | 93


VII. Phụ lục
1. Phụ lục 1: Kết quả phỏng vấn
1.1. Ngành Nông nghiệp và Chế biến thực phẩm

Báo cáo tóm tắt | 94


1.2. Ngành Ô tô và xe điện

Báo cáo tóm tắt | 95


2. Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn
Loại hình doanh
STT Ngành Đối tác tham gia phỏng vấn Chức vụ Ngày phỏng vấn
nghiệp
Doanh nghiệp
1 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp rau hữu cơ Giám đốc 30/11/2020
trong nước
Doanh nghiệp
2 Công ty TNHH về hạt giống & nông sản Tổng giám đốc 1/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
3 Hợp tác xã thanh long ở Bình Thuận Tổng giám đốc 7/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
4 Hợp tác xã thanh long ở Bình Thuận Giám đốc 7/12/2020
trong nước
Hiệp hội/ Doanh
5 Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (Đà Lạt) Giám đốc 30/11/2020
nghiệp trong nước
Doanh nghiệp
6 Hợp tác xã thanh long ở Lập Thạch Giám đốc 16/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
7 Hợp tác xã thanh long Giám đốc 16/12/2020
trong nước
Công ty TNHH thương mại & dịch vụ chuyên các sản phẩm Doanh nghiệp
8 Giám đốc 9/12/2020
về nho trong nước
9 Nông nghiệp Công ty TNHH thương mại chuyên kinh doanh phân bón, Doanh nghiệp
Giám đốc 14/12/2020
thuốc bảo vệ thực vật trong nước
Doanh nghiệp
10 Công ty Cổ phần chuyên sản xuất lúa và giống lúa Chủ tịch 10/12/2020
trong nước
Công ty Cổ phần nông nghiệp chuyên sản xuất nông sản hữu Doanh nghiệp
11 Giám đốc 23/12/2020
cơ trong nước
Doanh nghiệp Giám đốc 21/12/2020
12 Một công ty sản xuất và phân phối phân bón hữu cơ
trong nước
Doanh nghiệp
13 Hợp tác xã chăn nuôi Giám đốc 14/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
14 Công ty kinh doanh và dịch vụ nông sản Phó Giám đốc 31/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
15 Hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông nghiệp Giám đốc 17/12/2020
trong nước
16 Một nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận Cá nhân Nông dân 16/12/2020

17 Nhóm nông dân trồng thanh long ở Lập Thạch Cá nhân Nông dân 16/12/2020

Báo cáo tóm tắt | 96


Loại hình doanh
STT Ngành Đối tác tham gia phỏng vấn Chức vụ Ngày phỏng vấn
nghiệp
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông Cơ quan Chính
18 Giám đốc 24/11/2020
thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phủ
Cơ quan Chính
19 UBND xã Hợp Lý Bí thư xã hợp lý 16/12/2020
phủ
Cơ quan Chính
20 Viện chiến lược nông nghiệp Viện trưởng n/a
phủ
Cơ quan Chính Giám đốc trung
21 Viện chiến lược và phát triển nông thôn n/a
phủ tâm thông tin
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp,
22 Hiệp hội Phó giám đốc 4/11/2020
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
23 Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) Hiệp hội Giám đốc 25/11/2020
Doanh nghiệp
1 Công ty xuất nhập khẩu trái cây Giám đốc 1/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
2 Công ty sản xuất và trồng trọt cà phê General Director 8/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
3 Công ty nội địa chuyên chế biến và phân phối cà phê Người sáng lập 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
4 Hợp tác xã sản xuất nấm Giám đốc 17/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
5 Công ty thương mại và dịch vụ nông nghiệp Giám đốc 9/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
6 Công ty chuyên chế biến và phân phối các sản phẩm từ nghệ Giám đốc 21/12/2020
Chế biến trong nước
thực phẩm Doanh nghiệp
7 Công ty chuyên sản xuất thạch đen Cao Bằng Giám đốc 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
8 Một công ty chế biến thực phẩm trong nước Giám đốc 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
9 Công ty xuất nhập khẩu nông sản và dược phẩm Giám đốc 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp
10 Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hữu cơ Người sáng lập 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp Giám đốc bán
11 Doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm đông trùng hạ thảo 21/12/2020
trong nước hàng
Doanh nghiệp
12 Doanh nghiệp đầu tư và phát triển nông nghiệp sinh thái Giám đốc 21/12/2020
trong nước

Báo cáo tóm tắt | 97


Loại hình doanh
STT Ngành Đối tác tham gia phỏng vấn Chức vụ Ngày phỏng vấn
nghiệp
Doanh nghiệp
13 Doanh nghiệp chế biến, sản xuất và kinh doanh nông sản Giám đốc 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp Người sáng lập -
14 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm nội địa 21/12/2020
trong nước Giám đốc
Doanh nghiệp
15 Doanh nghiệp cổ phần đầu tư và thương mại nông nghiệp Giám đốc 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và phân phối nông Doanh nghiệp
16 Giám đốc 21/12/2020
sản trong nước
Doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và phân phối các Doanh nghiệp Phụ trách bán
17 21/12/2020
sản phẩm về cam trong nước hàng
Doanh nghiệp
18 Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng Giám đốc 21/12/2020
trong nước
Doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm Doanh nghiệp
19 Giám đốc 5/1/2021
về đường trong nước
Doanh nghiệp Trưởng ban kiểm
20 Doanh nghiệp vận tải hàng không 24/05/2021
trong nước soát
21 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm Doanh nghiệp FDI Bảo mật 22/12/2020

22 Công ty kinh doanh cà phê Doanh nghiệp FDI Giám đốc 14/12/2020

23 Công ty chuyên sản xuất và phân phối nước ép trái cây Doanh nghiệp FDI Giám đốc 12/12/2020

24 Công ty lớn chuyên về sản xuất và phân phối cà phê hòa tan Doanh nghiệp FDI Giám đốc 22/12/2020

25 Hiệp hội thực phẩm minh bạch Hiệp hội Bảo mật 15/12/2020
Doanh nghiệp Trưởng phòng Kế
1 Doanh nghiệp OEM cho thương hiệu ô tô Hàn Quốc 11/12/2020
trong nước hoạch Chiến lược
2 Doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất và phân phối nước ngoài Doanh nghiệp FDI Chủ tịch 26/1/2021

3 Ô tô Doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất và phân phối ô tô Doanh nghiệp FDI Bảo mật 11/10/2020
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp IDC – Cục Công Cơ quan Chính
4 Phó Chủ tịch 14/12/2020
nghiệp - Bộ Công Thương phủ
Cơ quan Chỉnh
5 Đại diện Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải Bảo mật 08/03/2021
phủ

Báo cáo tóm tắt | 98


3. Phụ lục 3: Tổng quan thị trường thế giới
3.1. Ngành Nông nghiệp
3.1.1. Tổng quan

Tiêu chí Mô tả

► Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6%, ngành nông nghiệp
toàn thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 9.602,79 tỷ USD vào năm 2020
Thị trường Nông lên 10.181,92 tỷ USD vào năm 2021[159];
nghiệp thế giới ► Sau COVID-19, quy mô thị trường nông nghiệp kỹ thuật số toàn cầu ước
tính sẽ tăng từ 5,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 6,2 tỷ USD vào
năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng CAGR là 9,9% [160].

► Ngành nông nghiệp cung cấp sinh kế cho hơn một tỷ người trên thế giới,
chiếm 60,4% tổng số việc làm;

Lao động [161] ► Tại Châu Phi và Châu Á, tỷ trọng việc làm của ngành lần lượt chiếm 49%
và 30,5%;
► Tại các nước đang phát triển, 41,9% lực lượng lao động ngành nông
nghiệp là phụ nữ.

► Các hoạt động nông nghiệp của Hoa Kỳ đóng góp 100 tỷ USD cho nền
kinh tế toàn cầu;
Các thị trường ► Trung Quốc cung cấp 500 triệu tấn sản lượng rau trên toàn thế giới;
trọng yếu [162]
► Bên cạnh đó, Brazil, Argentina và Ấn Độ cũng là các quốc gia sản xuất
nông nghiệp chủ chốt.

► Thị trường trồng trọt dự kiến sẽ tăng từ 310,2 tỷ USD vào năm 2020 lên
422,1 tỷ USD vào năm 2023 [163];
Các phân ngành ► Khai thác thủy sản: 82,1 triệu tấn động vật thủy sinh, 32,4 triệu tấn tảo
chính và tăng thủy sinh và 26.000 tấn vỏ sò cảnh và ngọc trai được sản xuất vào năm
2020 [164];
trưởng
► Quy mô thị trường máy móc nông nghiệp và lâm nghiệp toàn cầu đạt
124.88 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trường với tốc độ
CAGR là 10,44% trong giai đoạn 2020 - 2027 [165].

[159]
The Business Research Company 2021, Agriculture Global Market Report 2021: COVID-19 Impact And
Recovery To 2030, <https://www.thebusinessresearchcompany.com/report/agriculture-global-market-report-2020-30-
covid-19-impact-and-recovery>.
[160] Researchandmarkets, 2020. Global Digital Agriculture Market Expected to Grow from US$5.6 bn in 2020 to

US$6.2 bn by 2021, Recording a CAGR of 9.9% - Revised to Reflect the Implications of the COVID-19 Pandemic.
[161] ILO, 2020. COVID-19 and the impact on agriculture and food security.
[162] Soma, D., 2020. Top 20 Agricultural Producing Countries in the World.
[163] The business company, 2020. General Crop Farming Global Market Report 2020-30: Covid 19 Impact and

Recovery.
[164] FAO, 2020. The State of World Fisheries and Aquaculture 2020.
[165] Market Reports world, 2021. 2021-2027 Global And Regional Agricultural And Forestry Machinery Industry Status

And Prospects Professional Market Research Report Standard Version. <https://www.marketreportsworld.com/2021-


2027-global-and-regional-agricultural-and-forestry-machinery-industry-status-and-prospects-professional-market-
18125937>

Báo cáo tóm tắt | 99


► Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tỷ trọng diện tích nông
Vị thế của Việt nghiệp hữu cơ lớn nhất, khoảng 58 nghìn ha [166];
Nam trên thị ► Việt Nam ghi nhận 41,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản
trường toàn cầu vào năm 2020 [167]. Rau quả, hạt điều, cà phê, chè và hạt tiêu là những
mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao [168].

3.1.2. Phạm vi địa lý

► Mạng lưới sản xuất và tiêu thụ

Nguồn: theo phân tích của EY


Hình 10. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính
► Các quốc gia xuất khẩu

% tỷ trọng trong xuất khẩu


Quốc gia xuất khẩu Giá trị xuất khẩu (tỷ US$)
toàn cầu

Mỹ 103 8.8

Hà Lan 90.4 7.7

[166] The World of Organic Agriculture - Statistics and Emerging Trends 2019, The World of Organic Agriculture -
Statistics and Emerging Trends 2019, <https://ciaorganico.net/documypublic/486_2020-organic-world-2019.pdf>
[167] Commission For The Management Of State Capital At Enterprises 2020, Nông nghiệp vượt “khó khăn kép”, tăng

trưởng 2,5% xuất khẩu, <http://cmsc.gov.vn/xem-chi-tiet/-/asset_publisher/WqvULR6gmpvh/Content/nong-nghiep-


vuot-kho-khan-kep-tang-truong-2-5-xuat-khau?1361827>
[168] General Department of Customs 2020, Commodities export value report by period.

Báo cáo tóm tắt | 100


Đức 65.4 5.6

Trung Quốc 63.6 5.4

Nguồn: theo phân tích của EY


Bảng 1. Các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu

► Các quốc gia nhập khẩu

% tỷ trọng trong nhập khẩu


Quốc gia nhập khẩu Giá trị nhập khẩu (tỷ US$ bn)
toàn cầu

Mỹ 111.6 9.7

Đức 74 6.4

Nhật Bản 55 4.8

Trung Quốc 54.4 4.7

Nguồn: theo phân tích của EY


Bảng 2. Các quốc gia nhập khẩu nông sản hàng đầu

► Các quốc gia dẫn đầu và đang phát triển trong ngành nông nghiệp toàn cầu

Nguồn: theo phân tích của EY

Báo cáo tóm tắt | 101


Hình 11. Các quốc gia dẫn đầu và các quốc gia đang phát triển trong ngành nông nghiệp
toàn cầu

► Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thiết bị Nông Hóa chất & Phân Chế biến Thực Công nghệ nông
Hạt giống
nghiệp bón phẩm sản

Nguồn: theo phân tích của EY


Hình 12. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp toàn cầu

Báo cáo tóm tắt | 102


3.2. Ngành Chế biến thực phẩm
3.2.1. Tổng quan

Tiêu chí ► Mô tả

► Thị trường ngành chế biến thực phẩm trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt trị
giá 7 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ
Thị trường Chế CAGR 3-4% trong giai đoạn 2020-2025 [169];
biến thực phẩm ► Sự gia tăng dân số thế giới và xu hướng di cư đến các thành phố sẽ dẫn
thế giới đến nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm chế biến;
► Trung Quốc có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất, đóng
góp 17% sản lượng thế giới [170].

► Lao động của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đạt hơn 25 triệu
► Lao động người trên toàn thế giới [171];
► 400.000 doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường này [172].

► Năm 2019, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia sản xuất lớn nhất trong
ngành thực phẩm, đồ uống & hàng tiêu dùng khác với lần lượt 30,4% và
Các thị trường
17,4% tổng sản lượng toàn cầu năm 2019;
trọng yếu[173]
► Khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh lần lượt nắm giữ 12,6% và 2,4%
thị phần thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng khác.

► Khoản chi R&D cho ngành chế biến thực phẩm thấp đáng kể, dưới 1% so
với các ngành khác;
R&D[174] ► Nâng cao các sản phẩm hiện có và loại bỏ các thành phần ghi nhãn
không minh bạch là trọng tâm nghiên cứu và phát triển của các doanh
nghiệp trong ngành này.

► Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng thấp, 0,41% tổng sản lượng công nghiệp
chế biến thực phẩm trên thế giới với doanh thu ước tính đạt 63 tỷ USD
vào năm 2020 [175];
Vị thế của Việt
Nam trên thị ► Việt Nam có 10.034 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống, sử
dụng khoảng 597.000 lao động vào năm 2017 [176];
trường toàn cầu
► Chỉ số sản xuất công nghiệp của quốc gia tăng 6,5% đối với ngành chế
biến thực phẩm và 9,7% đối với ngành đồ uống từ năm 2013 đến năm
2017 [177].

[169] Statista 2020, Statista Food Report 2020.


[170] USDA 2020, China: Evolving Demand in the World’s Largest Agricultural Import Market,
<https://www.fas.usda.gov/data/china-evolving-demand-world-s-largest-agricultural-import-market>
[171] Jean-Louis Rastoin 2012, The agri-food industry at the heart of the global food system,

<http://regardssurlaterre.com/en/agri-food-industry-heart-global-food-system>
[172] Rentokil PCI 2020, Global trends in food processing.
[173] Oxford Economics Q3 2020, Food, beverages & other consumer goods.
[174] Brad Nielsen 2020, R&D Trends in the Food and Beverage Industry, <https://www.grandecig.com/blog/rd-

innovations-in-food-and-beverage-manufacturing>
[175] Oxford Economics Q3 2020, Food, beverages & other consumer goods.
[176] USDA 2020, Food processing ingredients, Vietnam
[177] Food Navigator Asia, 2019: Prosperity project Vietnam’s rapidly growing food processing industry eyes foreign

investment.

Báo cáo tóm tắt | 103


2020 7.49

2019 6.95

2018 6.73

2017 6.46

2016 6.25

Nguồn: Statista Food Report 2020


Hình 13. Quy mô thị trường toàn cầu doanh thu theo thời gian (nghìn tỷ USD)

3.2.2. Phạm vi địa lý


► Các quốc gia dẫn đầu và đang phát triển trong ngành chế biến thực phẩm

Nguồn: theo phân tích của EY


Hình 14. Các quốc gia dẫn đầu và đang phát triển trong ngành chế biến thực phẩm

Báo cáo tóm tắt | 104


► Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguồn: theo phân tích của EY


Hình 15. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành chế biến thực phẩm toàn
cầu

Báo cáo tóm tắt | 105


3.3. Ngành Ô tô và xe điện
3.3.1. Tổng quan

Tiêu chí ► Mô tả

Thị trường Ô tô ► Quy mô thị trường ô tô toàn cầu ghi nhận giảm từ 2,9 nghìn tỷ USD năm
và xe điện thế 2019 xuống 2,4 nghìn tỷ USD năm 2020 [178];
► Thị trường xe điện toàn cầu đạt tổng giá trị 162,34 tỷ USD vào năm 2019 và
giới
dự báo sẽ đạt 802,81 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 22,6% [179].

► 8.397.451 lao động trên toàn thế giới đang làm việc trong ngành công
nghiệp ô tô;
Lao động[180]
► Trung Quốc dẫn đầu với lực lượng lao động cao nhất, với 1.605.000 lao
động vào năm 2017, tiếp theo là Hoa Kỳ với 954.210 lao động.

Các thị trường ► Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường ô tô lớn nhất trên toàn thế giới, cả về
doanh số và sản lượng, với doanh số lần lượt là 28,8 triệu chiếc và 17,24
trọng yếu
triệu chiếc trong năm 2017 [181].

► Chi tiêu cho R&D toàn cầu trong lĩnh vực ô tô dự kiến sẽ tăng lên 103,1 tỷ
USD vào năm 2019;
R&D[182]
► Phần lớn khoản đầu tư này là từ Châu Âu và Nhật Bản, lần lượt chiếm 24%
và 27% (năm 2018) tổng vốn đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực này.

► Các nhà sản xuất trong nước chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi
cung ứng như lắp ráp và hoàn thiện xe, chỉ chiếm 15% giá trị của một chiếc
ô tô [184]. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến năm 2019, Việt Nam
Vị thế của Việt có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp; sản xuất khung gầm,
Nam trên thị thùng xe và thùng xe; và 214 nhà sản xuất phụ tùng ô tô [185];
trường toàn cầu ► Với hiệp định EVFTA, thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho
[183] các trung tâm sản xuất ô tô lớn của EU vào năm 2030 [186];
► Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp của Việt Nam dự đoán
750.000 đến 800.000 xe sẽ được bán hàng năm tại thị trường vào năm
2025 [187].

[178] IBIS World 2021, Global Car & Automobile Manufacturing - Market Size 2005–2027,
<https://www.ibisworld.com/global/market-size/global-car-automobile-manufacturing/>.
[179] Allied Market Research 2020, Electric Vehicle Market by Type, <https://www.alliedmarketresearch.com/electric-

vehicle-market>.
[180] Alison, A., 2016. The Automotive industry employs more people than you think.
[181] Chinadaily, 2018. Top 10 largest car markets in the world.
[182] Statista, 2020. Total R&D spending on automotive worldwide 2017-2019.
[183] Ha, D., 2020. Vietnam’s Automotive industry and Opportunities for EU Investors.
[184] VietinBank Securities 2019, Automotive industry report
[185] Ministry of Transportation, <https://www.mot.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=21931
[186] Ha, D. 2020, Vietnam’s Automotive industry and Opportunities for EU Investors.
[187] Ha, D. 2020, Vietnam’s Automotive industry and Opportunities for EU Investors.

Báo cáo tóm tắt | 106


100
90
80 23 23
21
22
70 22
23
24 4 4 4
24 3
60 21 23 3
2 16 17 17
2 17
50 3 4 14 15
4 13
40 15 13 17 17
15 18 17
17 17
30 16 4 4
14 3 4
12 13 3 3
20 3 3
2 2
23 26 27 27 25
10 18 20 22
16 17
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Trung Quốc Ấn Độ Hoa Kì Liên minh Châu Âu Nhật Bản Các quốc gia còn lại

Nguồn: Phân tích từ IEA dựa trên IEA data, Marklines (2020) và một số nguồn dữ liệu khác
Hình 16. Doanh số bán xe trên toàn thế giới theo thời gian (triệu chiếc)
3.3.2. Phạm vi địa lý
► Mạng lưới sản xuất và tiêu thụ

Nguồn: theo phân tích của EY


Hình 17. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính

Báo cáo tóm tắt | 107


► Các quốc gia xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ % tỷ trọng trong xuất khẩu


Quốc gia xuất khẩu
USD) toàn cầu

Đức 61.8 15.7%

Mỹ 43 11%

Trung Quốc 33.6 8.6%

Nhật Bản 32.7 8.3%

Mexico 30.7 7.8%

Nguồn: theo phân tích của EY


Bảng 3. Các quốc gia xuất khẩu linh kiện ô tô hàng đầu

► Các quốc gia nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu (tỷ % tỷ trọng trong xuất khẩu


Quốc gia nhập khẩu
USD) toàn cầu

Mỹ 69.6 17.4%

Đức 39.5 9.9%

Mexico 27.2 6.8%

Trung Quốc 25.2 6.3%

Canada 19.8 5%

Nguồn: theo phân tích của EY


Bảng 4. Các quốc gia nhập khẩu linh kiện ô tô hàng đầu

Báo cáo tóm tắt | 108


Nguồn: SIAM, Invest India, www.statista.com, www.ibisworld.com, Invest India
Hình 18. Mạng lưới thương mại toàn cầu của thị trường ô tô

► Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Bộ phận truyền Động cơ & bộ Hệ thống treo và Nhà sản xuất


Sản xuất xe
động và lái phận động cơ phanh thiết bị gốc

Nguồn: theo phân tích của EY


Hình 19. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng ngành ô tô và xe điện toàn cầu

Báo cáo tóm tắt | 109


4. Phụ lục 4: Các khu vực sản xuất tại Việt Nam
4.1. Ngành Nông nghiệp
Việt Nam cũng có nhiều loại nông sản đa dạng được trồng trên khắp cả nước theo các vùng khí
hậu khác nhau. Trong khi hạt điều và cà phê, chiếm 33% tỷ trọng xuất khẩu năm 2019, chủ yếu
được trồng ở Tây Nguyên, thì gạo chiếm 15% tỷ trọng xuất khẩu, chủ yếu được trồng quanh khu
vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trái cây và
rau quả được thu hoạch ở các khu vực khác nhau của đất nước. Vì vậy, trong những năm tới,
Việt Nam có thể ưu tiên và tập trung phát triển các vùng trồng trên, nơi chiếm phần lớn tỷ trọng
xuất khẩu.

Nguồn: Phân tích của EY


Hình 20. Các vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam

Báo cáo tóm tắt | 110


4.2. Ngành Chế biến thực phẩm
Vùng chế biến thực phẩm lớn hầu hết tập trung ở các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình
Dương (với Nuti Food; Vinamilk; Krin Acecook; Masan; Trung Nguyen; Kinh Do, Tribeco), Đồng
Nai (với Vinacafe Bien Hoa, Nestlé Vietnam) và Long An (với Masan, nafoods, Lavifood).

Nguồn: baodongnai.com.vn, baolongan.vn, blog.homenext.vn, EY’s summarization


Hình 21. Phân bố vùng nguyên liệu và vùng sản xuất của ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm tại Việt Nam
4.3. Ngành Ô tô và xe điện
Khu vực sản xuất lớn nhất của ngành đặt tại miền Bắc, với Honda và Toyota ở Vĩnh Phúc, Ford
và Vinfast ở Hải Phòng, TC Motor ở Ninh Bình. Các khu vực khác bao gồm Suzuki và Mitsubishi
ở miền Nam và THACO ở miền Trung.

Báo cáo tóm tắt | 111


Nguồn: Phân tích của EY
Hình 22. Các cụm công nghiệp ô tô tại Việt Nam

Báo cáo tóm tắt | 112


5. Phụ lục 5: Các bên tham gia trọng yếu theo các ngành tại Việt Nam
5.1. Ngành Nông nghiệp
Đơn vị: nghìn VND

Tên Công ty Tổng doanh thu hoạt động

Tổng công ty Lương thực Miền Nam 16,811,229,184

Tập đoàn Dabaco 7,186,757,120

Công ty Cổ phần C.P Việt Nam 2,595,478,528

Tập đoàn giống cây trồng quốc gia Việt Nam 1,518,451,968

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực


936,988,544
phẩm Hà Nội

Hiệp hội

Hiệp hội Lương thực Việt Nam Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam

Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp


Hiệp hội nông nghiệp kỹ thuật số
Việt Nam

Hiệp hội Nông dân Việt Nam Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam

Cơ quan Chính phủ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Công Thương

Nguồn: EMIS, Company Analysis


Bảng 5. Các bên tham gia trọng yếu trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

5.2. Ngành Chế biến thực phẩm


Đơn vị: nghìn VND

Tên Công ty Tổng doanh thu hoạt động

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam 56,318,124,032

Tập đoàn Masan 37,354,086,400

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan 18,487,541,760

Báo cáo tóm tắt | 113


Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 16,998,044,672

Tổng công ty Lương thực Miền Nam 16,811,229,184

Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà


9,438,561,280
Nội

Công ty Cổ phần Nước giải khát Sanest Khánh


1,945,097,088
Hòa

Công ty cổ phần thực phẩm quốc tế 1,634,738,176

Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung 1,504,194,944

Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội


1,167,063,040
- Thanh Hóa

Hiệp hội

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt


Hiệp hội lương thực Việt Nam
Nam

Cơ quan Chính phủ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Công Thương

Bộ Y tế

Nguồn: EMIS, Company Analysis


Bảng 6. Các bên tham gia trọng yếu trong chuỗi giá trị ngành chế biến thực phẩm

Báo cáo tóm tắt | 114


5.3. Ngành Ô tô và xe điện
Đơn vị: nghìn VND

Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Tổng doanh thu hoạt động (tỷ đồng)

Công ty TNHH Sản xuất ô tô Vina - Mazda 15,895

Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam 12,835

Công ty TNHH Denso Manufacturing Việt Nam 11,164

Công ty TNHH Sailun (Việt Nam) 10,234

Công ty TNHH Yazaki Haiphong Vietnam 9,414

Sản xuất và lắp ráp ô tô

Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải 45,197

Ford Việt Nam Limited 14,917

Công Ty TNHH Sản Xuất & Lắp Ráp Xe Tải Chu


9,142
Lai - Trường Hải

Công ty TNHH Honda Việt Nam 7,246

Tập đoàn sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt


5,239
Nam

Hiệp hội

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam.

Cơ quan chính phủ

Bộ Công Thương

Cục Công nghiệp Việt Nam

Nguồn: EMIS, Company Analysis


Bảng 7. Các bên tham gia trọng yếu trong chuỗi giá trị ngành ô tô

Báo cáo tóm tắt | 115


6. Phụ lục 6: Công cuộc chuyển đổi xe điện tại các quốc gia
6.1. Thị trường xe điện mới nổi trong ngành công nghiệp ô tô Châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn: IEA (2020)Error! Bookmark not defined., Inkwood Research (2020)Error! Bookmark not
defined., Fortune Business Insights (2020)Error! Bookmark not defined., The Insight
Partners(2020)Error! Bookmark not defined.
Hình 23. Thống kê thị trường xe điện tại khu vực APAC

Doanh số bán xe điện tại Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã tăng lên đáng kể trong
mười năm qua, được củng cố bởi các chính sách khuyến khích và công nghệ phát triển.
Năm 2015, chỉ có 238.000 ô tô điện được bán tại các thị trường hàng đầu của APAC và thị trường
xe điện châu Á - Thái Bình Dương, nhưng con số này đã tăng vọt, đạt 1,6 triệu chiếc chỉ sau bốn
năm. Năm 2019, doanh số bán xe du lịch điện của APAC là gần 1,16 triệu chiếc, tương đương
84,84 tỷ USD. Thị trường xe điện của APAC dự kiến trị giá 367. 24 tỷ USD vào năm 2027, với
tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,1% trong giai đoạn 7 năm từ 2019 đến 2027[188].

Sản lượng xe du lịch chạy điện của APAC liên tục mở rộng với tốc độ nhanh kể từ năm
2015. Nguồn cung xe điện của APAC năm 2019 đạt 3,8 triệu chiếc, tương đương 1,4 lần lượng

[188] Abhay Singh, 2020. Electric Vehicle Market Report. https://www.alliedmarketresearch.com/electric-vehicle-market

Báo cáo tóm tắt | 116


EV trong năm trước và 8,8 lần lượng xe điện trong năm 2015. Các cổ phiếu xe hơi của APAC
được dự báo sẽ tăng theo nhu cầu ngày càng tăng đối với xe điện trong những năm tới[189].

Nói chung, nhiều BEV được sản xuất và bán hơn PHEV trong những năm qua bởi vì nhiều
quốc gia theo sau sự thâm nhập của BEV vì BEV là lựa chọn tối ưu cho quá trình chuyển đổi di
động điện tử. Xu hướng này được phản ánh qua tỷ trọng của BEV trong giai đoạn 5 năm 2015 -
2019, tăng từ 69,94% năm 2015 lên 77,53% năm 2019. Tỷ trọng giữa cổ phiếu xe chạy bằng
pin và xe hybrid sạc điện là như nhau. giống như doanh số bán hàng của họ vì có hai BEV cho
mỗi PHEV vào năm 2015 và con số đã tăng lên ba BEV cho mỗi PHEV vào năm 2019.

Sự tăng trưởng của thị trường xe điện dẫn đến việc mở rộng thị trường pin EV và thị
trường hệ thống truyền động EV. Hai thị trường này có mối tương quan trực tiếp với đội xe
điện; do đó, chúng được dự kiến sẽ mở rộng với tỷ lệ vừa phải trong tương lai. Thị trường pin
EV tại APAC được định giá lần lượt là 35,39 và 27,1 tỷ USD vào năm 2019 và 2020, đạt khoảng
42 tỷ USD trong bảy năm sau đó. Thị trường hệ thống truyền động EV của APAC sẽ có sự trưởng
thành ổn định trong vài năm tới, với tốc độ tăng trưởng không ngừng tăng từ 11,4% lên 14,6%,
quy mô thị trường được dự đoán sẽ đạt 59,1 tỷ USD vào năm 2027[190] [191].

6.2. Mục tiêu quốc gia về EV và ưu đãi từ Chính phủ các nước

Quốc gia Ưu đãi từ Chính phủ National EV target

■ Hạn mức thuế thu nhập liên bang lên tới 7.500 USD 100% xe mới bán ra là xe
Mỹ cho mỗi chiếc xe dành cho những người mua xe điện điện bắt đầu từ năm
(PHEVs, BEVs)[192] 2035[193]

■ Trợ cấp 2.500 USD to 5,000 USD dành cho người 10% xe hạng nhẹ mới
mua xe điện[194] bán ra là xe điện vào năm
Canada 2025, 30% vào năm
■ Miễn 100% thuế cho các doanh nghiệp sản xuất xe 2030, 100% vào năm
không gây ô nhiễm môi trường[195] 2040[196]

Cấm xe chạy nhiên liệu


Anh ■ Trợ cấp 35% giá xe điện, lên đến £3,000 hoá thạch từ năm
2030[198]

[189] Inkwood Research, 2020. Asia Pacific Electric Vehicle Market Forecast 2020-2028.
https://www.inkwoodresearch.com/reports/asia-pacific-electric-vehicle-market/
[190]
Fortune Business Insights, 2020. Fortune Business Insights. https://www.fortunebusinessinsights.com/industry-
reports/electric-vehicle-battery-market-101700
[191] The Insight Partner, 2020. EV Powertrain Market to 2027. https://www.theinsightpartners.com/reports/ev-

powertrain-market
[192] CRS, 2020. Electric Vehicles: A Primer on Technology and Selected Policy Issues.
https://crsreports.congress.gov/product/pdf/R/R46231
[193] Scientific America, 2020. Ninety Percent of U.S. Cars Must Be Electric by 2050 to Meet Climate Goals.
https://www.scientificamerican.com/article/ninety-percent-of-u-s-cars-must-be-electric-by-2050-to-meet-climate-goals/
[194] CAA, 2020. Government Incentives. https://www.caa.ca/electric-vehicles/government-
incentives/#:~:text=Transport%20Canada%20announced%20a%20national,%2Dof%2Dsale%20by%20dealerships.
[195] Government of Canada, 2020. Zero-emission vehicles help fight climate change. https://tc.canada.ca/en/road-
transportation/innovative-technologies/zero-emission-vehicles
[196] The Canadian Press, 2020. Canada not on track to hit 1st electric vehicle target by 2025.
https://globalnews.ca/news/7448683/canada-electric-car-target/
[198] The Guardian, 2020. UK plans to bring forward ban on fossil fuel vehicles to 2030.
https://www.theguardian.com/environment/2020/sep/21/uk-plans-to-bring-forward-ban-on-fossil-fuel-vehicles-to-2030

Báo cáo tóm tắt | 117


Quốc gia Ưu đãi từ Chính phủ National EV target

■ Giảm 350 £ giá cài đặt hệ thống sạc xe điện cá


nhân[197]

■ Trợ cấp 4.000 € cho xe điện[199] Chỉ cho phép đăng ký xe


Hà Lan ■ Miễn hoàn toàn thuế mua hàng khi mua hàng cho xe không thải khí thải từ năm
điện BEV đến năm 2024[200] 2030

■ Miễn thuế cầu đường hàng năm


■ Đỗ xe miễn phí tại một số khu vực, tối đa 50% giá 100% phương tiện bán ra
Na-uy thông thường không thải khí thải vào
■ Miễn thuế mua bán/nhập khẩu năm 2025[202]

■ Miễn 25% thuế VAT khi mua xe điện[201]

■ Trợ cấp khoảng 2.230 USD mỗi xe điện[203]


■ Miễn thuế tiêu thụ và thuế mua bán
20% xe mới bán ra là xe
■ Giảm 50% phí đăng ký phương tiện cho EV điện ( trong đó 95% là
Trung Quốc ■ Cấp vốn cho các dự án xây dựng hệ thống hạ tầng BEV, 5% là xe HEV) vào
sạc xe điện năm 2025, 50% vào năm
2035[205]
■ Cung cấp biển số xe nhanh hơn và với phí thấp hơn
■ Đỗ xe miễn phí hoặc đỗ xe ưu tiên[204]

Cấm bán xe chạy xăng


Nhật Bản ■ Trợ cấp khoảng 7.621 USD mỗi EV[206] mới vào khoảng giữa
những năm 2030 [207]

[197] Gov.UK, 2020. Low-emission vehicles eligible for a plug-in grant. https://www.gov.uk/plug-in-car-van-
grants#:~:text=To%20be%20eligible%20for%20the,a%20maximum%20of%20%C2%A33%2C000.
[199] Mina Solanki, 2020. Subsidies of up to 4.000 euros for buying an electric car. https://www.iamexpat.nl/expat-
info/dutch-expat-news/subsidies-4000-euros-buying-electric-
car#:~:text=Up%20until%202021%2C%20it%20will,buying%20or%20leasing%20electric%20cars.
[200] Wallbox, 2020. Everything You Need to Know About EV Incentives In The Netherlands.
https://wallbox.com/en_us/netherlands-ev-incentives#NationalEVIncentives
[201] CleanTechnica, 2020. The Incentives Stimulating Norway’s Electric Vehicle Success.
https://cleantechnica.com/2020/01/28/the-incentives-stimulating-norways-electric-vehicle-success/
[202] MSX, 2020. Norway – Leading the way with zero-emission transportation. https://www.msxi.com/fr/norway-
leading-the-way-with-zeroemission-transportation/
[203] Fortune, 2021. China is rolling back the subsidies that fueled its electric-vehicle boom.
https://fortune.com/2021/01/05/china-electric-vehicle-subsidies-sales-tesla/
[204] SIPA, 2019. Electric Vehicles. https://chineseclimatepolicy.energypolicy.columbia.edu/en/electric-vehicles
[205] Reuters, 2020. China's NEV sales to account for 20% of new car sales by 2025, 50% by 2035.
https://www.reuters.com/article/us-china-autos-electric-idUSKBN27C08C
[206] The Japan Times, 2020. Japan to offer up to ¥800,000 in subsidies for electric vehicles.
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/11/25/business/subsidies-electric-
vehicles/#:~:text=The%20maximum%20amount%20of%20subsidies,400%2C000%2C%20according%20to%20infor
med%20sources.&text=The%20subsidies%20will%20not%20only,also%20those%20bought%20by%20companies.
[207] The Japan Times, 2020. Japan plans to ban sales of new gasoline cars in mid-2030s.
https://www.japantimes.co.jp/news/2020/12/03/business/economy-business/japan-gasoline-cars-ban/

Báo cáo tóm tắt | 118


Quốc gia Ưu đãi từ Chính phủ National EV target

33% xe mới là xe điện


Hàn Quốc ■ Trợ cấp khoảng 7.168 USD mỗi BEV [208] hoặc xe chạy bằng
hydrogen vào 2030[209]

■ Trợ cấp khoảng 2,054 USD mỗi EV


30% xe cá nhân mới bán
Ấn Độ ■ Miễn thuế cầu tường và phí đăng ký[210]
ra là xe điện vào 2030[212]
■ Giảm 5% thuế hàng hoá và dịch vụ[211]

■ Miễn thuế trong 3 năm cho các đầu tư vào PHEV &
BEV
■ Miễn thuế thu nhậpd oanh nghiệp trong 8 năm cho
doanh nghiệp sản xuất BEVs
Năng suất sản xuất EV
Thái lan ■ Giảm 90% thuế nhập khẩu trong 2 năm cho các doanh năm 2036 là 1.2 triệu xe
nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thô sản xuất pin EV[213] [216]

■ Giảm 3.000 USD thuế thu nhập[214]


■ Đánh thuế cao hơn với các dòng xe chạy xăng dầu
[215]

■ Hoàn lại 45%, giới hạn ở mức 20.000 USD, trừ Phí Xe ô tô chạy bằng nhiên
Singapore đăng ký bổ sung cho việc mua một chiếc ô tô chạy liệu hóa thạch loại bỏ dần
điện hoàn toàn mới [217] vào năm 2040.

[208] Electrive, 2020. Korea to extend subsidies for electric cars to 2025. https://www.electrive.com/2020/07/19/korea-
to-extend-subsidies-for-electric-cars-to-
2025/#:~:text=South%20Korea%20has%20extended%20the,as%20they%20increased%20the%20budget.&text=Acc
ording%20to%20the%20subsidy%20rates,Won%20(around%2016%2C000%20euros).
[209] Electric, 2019. Korea aims for 33% of new vehicles electrified by 2030.
https://www.electrive.com/2019/10/15/south-korea-aims-for-33-of-vehicles-electrified-by-2030/
[210] Financial Express, 2020. Decoding EV roadmap in India: Benefits of EV policy, electrification of logistics and
more. https://www.financialexpress.com/auto/electric-vehicles/decoding-ev-roadmap-in-india-benefits-of-ev-policy-
electrification-of-logistics-and-more/2082933/
[211] G Krishna Kumar, 2020. India’s EV conundrum: Incentives in place, but no infrastructure.
https://www.deccanherald.com/opinion/panorama/india-s-ev-conundrum-incentives-in-place-but-no-infrastructure-
933477.html
[212] Business Standard, 2020. Rs 12.5 tn investment needed to realise India's 2030 EV targets: Study.
https://www.business-standard.com/article/pti-stories/rs-12-5-lakh-cr-investment-needed-to-realise-india-s-2030-ev-
targets-study-120120800710_1.html
[213] Global Data, 2020. Thailand ready for second wave of EV investments with new set of manufacturing incentives.
https://www.globaldata.com/thailand-ready-second-wave-ev-investments-new-set-manufacturing-incentives-says-
globaldata/
[214] The Nation Thailand, 2020. Huge tax breaks to push switch from old cars to new and EV.
https://www.nationthailand.com/business/30393629
[215] Bangkok Post, 2020. New tax to promote EVs on the cards.
https://www.bangkokpost.com/auto/news/2037179/new-tax-to-promote-evs-on-the-cards
[216] CGTN, 2021. Electric Vehicles: Thailand unveils incentives for manufacturers.
https://news.cgtn.com/news/77597a4e35514464776c6d636a4e6e62684a4856/index.html#:~:text=MARTIN%20LOW
E%20Thailand%20Motor%20Expo,attractive%20to%20the%20private%20sector.%22
[217] NEA, 2020. Increased Rebates For Cleaner Vehicles Under Enhanced Vehicular Emissions Scheme.
https://www.nea.gov.sg/media/news/news/index/increased-rebates-for-cleaner-vehicles-under-enhanced-vehicular-
emissions-scheme#:~:text=%5B2%5D%20Announced%20by%20LTA%20on,2021%20to%2031%20Dec%202023.

Báo cáo tóm tắt | 119


Quốc gia Ưu đãi từ Chính phủ National EV target

■ Miễn 9 năm thuế giá trị gia tăng, thuế hải quan và
giảm giá phí sử dụng phương tiện cơ giới
Philippines ■ Thủ tục đăng ký nhanh chóng cho người dùng xe điện n/a
■ Gói khuyến khích trị giá 1.6 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất
xe điện tại địa phương [218]

■ Giảm thuế mua hàng xa xỉ, thuế xe hàng năm giảm,


phí trợ giá tại các trạm thu phí 20% sản lượng ô tô là
Indonesia
■ Khu vực đỗ xe đặc biệt và làn đường đặc biệt dành điện [220]
cho xe điện [219]

Bảng 8. Các ưu đãi từ Chính phủ và mục tiêu quốc gia về EV


6.3. Thông tin khác
6.3.1. Phân loại
Dựa trên nguồn cung cấp năng lượng, xe điện được phân loại thành bốn loại chính với sự khác
biệt chính của chúng[221]:
Xe điện hybrid
Xe điện chạy pin Xe điện hybrid Xe chạy xăng
không plug-in
(BEVs) plug-in (PHEVs) (FCEVs)
(HEVs)

Nguồn điện Động cơ đốt trong Hydrogen lỏng


Pin Pin
chính (Nhiên liệu) nén

Động cơ đốt trong


Nguồn điện phụ Không có Pin Không có
(Nhiên liệu)

■ Điện lưới
■ Điện lưới
■ Hệ thống
Nguồn điện của ■ Hệ thống ■ Hệ thống
phanh ■ Không có
pin phanh phanh
■ Động cơ đốt
trong

Sạc ngoài Có Có Không Không

Bảng 9. Phân loại xe điện


6.3.2. Nhà sản xuất EV

[218] Samaya Dharmaraj, 2020. Philippine policies, infrastructure must be ready for e-vehicles.
https://opengovasia.com/the-philippines-policies-infrastructure-must-be-ready-for-e-vehicles/
[219] Reuters, 2019. Indonesia plans incentives to boost electric vehicle industry. https://www.reuters.com/article/us-
indonesia-electric/indonesia-plans-incentives-to-boost-electric-vehicle-industry-idINKCN1UR4FE
[220] Just-auto, 2020. Indonesia struggles to keep EV strategy on track. https://www.just-auto.com/analysis/indonesia-
struggles-to-keep-ev-strategy-on-track_id197944.aspx
[221] JTT Electronics, What are PHEV, HEV and EV?. http://www.jttelectronics.com/pages/phev-hev-ev-

differences.php#:~:text=EVs%20(Electric%20Vehicles)%20are%20full,that%20are%20completely%20battery%20po
wered.&text=PHEVs%20(Plug%2Din%20Hybrid%20Electric,if%20the%20batteries%20get%20low

Báo cáo tóm tắt | 120


Doanh số Thị phần toàn
Nhà sản xuất Địa điểm sản Loại Phương
Quốc gia năm 2019 cầu năm 2019
EV xuất tiện
(chiếc) (%)[222]

Mỹ, Trung
Quốc, Anh, Hà
Tesla Mỹ Lan, Đức BEV 367.820 16,2
(trong tương
lai)[223]

Trung Quốc,
BYD Trung Quốc BEV, PHEV 229.506[224] 10
Mỹ[224]

BAIC (Công ty
160.251Error!
Cổ phần Công Trung Quốc,
Trung Quốc BEV Bookmark 7,1
nghiệp Ô tô Mexico
not defined.
Bắc Kinh)

Đức, Trung
Quốc,
BMW Germany Hungary BEV, PHEV 145.815 5,9
(trong tương
lai)[225]

Đức, Trung
Quốc, Mỹ,
Volkswagen Germany Cộng hoà Séc BEV 80.000[227] 3,7
(trong tương
lai)[226]

Nhật Bản,
Nissan Nhật Bản BEV 100.000 3,9
Anh[228]

SAIC (Tổng Trung Quốc


Trung Quốc BEV n/a 3,4
công ty công

[222] McKinsey, 2020. McKinsey Electric Vehicle Index: Europe cushions a global plunge in EV sales.
https://www.mckinsey.com/industries/automotive-and-assembly/our-insights/mckinsey-electric-vehicle-index-europe-
cushions-a-global-plunge-in-ev-sales
[223] NS Energy, 2020. Where are Tesla’s factories based? Including Elon Musk’s gigafactories in Shanghai and

Berlin. https://www.nsenergybusiness.com/features/tesla-factories-elon-musk-gigafactory/
[224] BYD. BYD electric vehicles. https://theicct.org/sites/default/files/BYD%20EV%20SEDEMA.pdf
[225] Assembly, 2020. BMW Ramps Up EV Production. https://www.assemblymag.com/articles/96006-bmw-ramps-up-

ev-
production#:~:text=Among%20the%20changes%2C%20BMW%20is,internal%20combustion%20engines%20(ICEs).
[226] Volkswagen, 2019. Volkswagen to manufacture electric cars on three continents.

https://www.volkswagenag.com/en/news/stories/2019/01/volkswagen-to-manufacture-electric-cars-on-three-
continents.html#
[227] InsideEVs, 2020. In 2019, Volkswagen Brand Sold Over 80,000 Plug-In Electric Cars.

https://insideevs.com/news/392748/2019-volkswagen-sold-over-80000-plugin-cars/
[228] Assembly, 2020. Nissan LEAF Sets Production Milestone. https://www.assemblymag.com/articles/95954-nissan-

leaf-sets-production-milestone

Báo cáo tóm tắt | 121


Doanh số Thị phần toàn
Nhà sản xuất Địa điểm sản Loại Phương
Quốc gia năm 2019 cầu năm 2019
EV xuất tiện
(chiếc) (%)[222]

nghiệp ô tô
Thượng Hải)

Trung Quốc BEV, PHEV,


Geely Trung Quốc 103.167[229] 3,4
HEV

Hàn Quốc,
Singapore BEV, PHEV,
Hyundai Hàn Quốc 93.000[230] 3,2
(trong tương HEV
lai)

Renault Pháp Pháp BEV 62.000[231] 2,7

Bảng 10. Các nhà sản xuất xe điện dẫn đầu

6.3.3. Sản xuất pin

6.3.3.1. Nguyên liệu thô cần thiết

[229] [229]
InsideEVs, 2019. Geely's Plug-In EV Car Sales Exceed 100,000 So Far This Year.
https://insideevs.com/news/386624/geely-plugin-car-sales-exceed-100000/
[230] Businesskorea, 2020. Hyundai Motor Group Places 4th in Global Electric Vehicle Sales.

http://www.businesskorea.co.kr/news/articleView.html?idxno=55646
[231] Groupe Renault, 2020. 2019 SALES: Renault’s Continued Success with Electric Vehicles.

https://easyelectriclife.groupe.renault.com/en/outlook/markets/2019-sales-renaults-continued-success-with-electric-
vehicles/

Báo cáo tóm tắt | 122


Hình 24. Trữ lượng khoáng sản sản xuất pin EV toàn cầu

► Lithium: Trong số các quốc gia có nguồn lithium dồi dào, Úc và Chile là hai quốc gia cung
cấp lớn nhất trong chuỗi giá trị lithium toàn cầu. Theo USITC, nguyên liệu lithium chưa qua
xử lý được chiết xuất và 80% được xuất khẩu từ Australia sang Trung Quốc, nơi quặng khai
thác được xử lý, tinh chế, sau đó được tiêu thụ. Các hợp chất lithium đã qua xử lý chủ yếu
được vận chuyển từ Chile đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các nhà cung cấp lithium
tiềm năng khác như Argentina và Bolivia bắt đầu phát triển năng lực sản xuất lithium để khai
thác nguồn dự trữ đáng kể của họ

► Cobalt: Sản lượng khai thác coban thô tập trung nhiều ở Cộng hòa Dân chủ Công (DRC) với
64% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Cuba, Nga và Australia với 11% tổng sản lượng.
Thị trường coban tinh chế hàng đầu là Trung Quốc và Phần Lan, trong khi phần lớn khoáng
sản thô từ DRC được xuất khẩu sang Trung Quốc, Phần Lan nhập khẩu từ cả Nga và DRC
(USITC[232]).

► Nickel: Các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Nga, Canada và Nhật Bản dẫn đầu thị
trường sản xuất niken toàn cầu, trong đó quặng được nhập khẩu quá mức từ Philippines và
Indonesia. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ sản xuất được tiếp tục tinh chế và nâng cấp thành
niken sunfat mà sau này được Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất thành pin li-ion
(USITC[232]).

► Graphite: Do USITC[232], Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ cấp với tổng sản lượng khai thác
tương đương 82% công suất thế giới. Phần lớn than chì tự nhiên được sử dụng cho pin li-

[232]
United States International Trade Commission (USITC), 2020. Lithium-Ion Battery Materials for Electric Vehicles
and their Global Value Chains.
https://www.usitc.gov/publications/332/working_papers/gvc_overview_scott_ireland_508_final_061120.pdf

Báo cáo tóm tắt | 123


ion được sản xuất ở Trung Quốc, một phần được chế biến bên trong Trung Quốc và phần
khác được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc để tinh chế.

6.3.3.2. Các nhà sản xuất pin hàng đầu

Doanh Thị phần trên


Khách hàng Khu vực lắp Khu vực sản
nghiệp sản Quốc gia thế giới
chính[234] ráp pin khối xuất pin viên
xuất pin 2020[233]

Bỉ, Ba Lan,
Tesla, Honda,
Bỉ, Ba Lan[235], Trung Quốc,
Panasonic Nhật Bản 34,1% Ford Motor
Mỹ Mỹ[236], Na-uy
Company
(dự kiến)[237]

General
Motors, Ford
Motor
Company, Mỹ, Trung
Mỹ[238], Hàn
LG Chem Hàn Quốc 29,6% Renault, Quốc, Ba Lan,
Quốc[239]
Hyundai Hàn Quốc[240]
Motor, Tesla,
Volkswagen,
Volvo

BMW,
Trung Quốc's Volkswagen, Trung Quốc,
Trung Quốc,
Contemporary Daimler, Germany[242],
Trung Quốc 9,4% Indonesia (dự
Amperex Volvo, Toyota Indonesia (dự
kiến)[241]
Technology Motor kiến)
Corporation,

[233] Kim Byung-wook, 2020. [Monitor] Korean EV batteries capture 40% global market share.
http://m.koreaherald.com/view.php?ud=20200401000377
[234] Heekyong Yang, Hyunjoo Jin, 2019. Factbox: The world's biggest electric vehicle battery makers

https://www.reuters.com/article/us-autos-batteries-factbox/factbox-the-worlds-biggest-electric-vehicle-battery-makers-
idUSKBN1Y02JG
[235] Panasonic. https://www.panasonic-batteries.com/en/about-

panasonic#:~:text=Local%20manufacturing,products%2C%20packing%20and%20automatic%20palletization.
[236] Transport Intelligence. Leading battery manufacturers – Panasonic. https://www.ti-insight.com/ereports/electric-

vehicle-supply-chain-architecture/leading-battery-manufacturers/leading-battery-manufacturers-panasonic/
[237] Electrive.com, 2020. Panasonic looks to Norway for European battery production.

https://www.electrive.com/2020/11/18/panasonic-looks-at-europe-for-battery-production/
[238] David Coffin, 2018. The Supply Chain for Electric Vehicle Batteries.

https://www.usitc.gov/publications/332/journals/the_supply_chain_for_electric_vehicle_batteries.pdf
[239] Argus, 2020. South Korea's LG Chem to spin off battery business.

https://www.argusmedia.com/en/news/2142066-south-koreas-lg-chem-to-spin-off-battery-business
[240] LG Chem, 2017. LG Chem Starts Construction of an Electric Vehicle Battery Plant in Poland.

https://www.lgcorp.com/media/release/8357#:~:text=The%20production%20system%20will%20be,for%20pure%20hi
gh%2Dperformance%20EVs.
[241] Bernadette Christina, 2020. Indonesia says $9.8 billion EV battery MOU agreed with LG Energy Solution.

https://www.reuters.com/article/us-indonesia-electric-vehicles-idUSKBN2940AW
[242] Megan Geuss, 2018. Chinese firm will build battery factory in Germany to supply BMW, Volkswagen.

https://arstechnica.com/cars/2018/07/chinese-firm-will-build-battery-factory-in-germany-to-supply-bmw-volkswagen/

Báo cáo tóm tắt | 124


Doanh Thị phần trên
Khách hàng Khu vực lắp Khu vực sản
nghiệp sản Quốc gia thế giới
chính[234] ráp pin khối xuất pin viên
xuất pin 2020[233]

Honda Motor
Corporation

Automotive
United United
Energy Supply Nissan,
Japan 7,7% Kingdom, Kingdom, Nhật
Corporation Renault
Japan, Mỹ238 Bản[243], Mỹ
(AESC)

Hàn Quốc,
Trung Quốc,
Hungary,
BMW, Volvo, Mỹ[244],
Samsung SDI Hàn Quốc 6,5% Áo[245],
Volkswagen Hungary238
Malaysia[246],
Việt Nam (dự
kiến)[247]

Volkswagen, Hàn Quốc,


Daimler, Kia Mỹ, Trung
SK Innovation Hàn Quốc 5,9% Hàn Quốc238
Motors, Quốc,
Jaguar, Ferrari Hungary

Bảng 11. Nhà sản xuất pin EV hàng đầu

6.3.3.3. Tái chế pin

Hiện tại, LIB đã qua sử dụng được xử lý theo 3 phương pháp: luyện kim, luyện kim thủy lực và
tái chế trực tiếp theo MDPI. Phương pháp đầu tiên là pin được nấu chảy và đốt cháy ở 1500 ° C,
để lại coban, niken và hợp kim giàu mangan ở cuối, tuy nhiên, phương pháp này không giữ lại
chất điện phân, than chì, nhôm, lithium và thép. Trong khi đó, quy trình luyện kim thủy lực bắt
đầu với việc pin được nghiền nhỏ trước khi các thành phần của chúng được phân loại để thu hồi
thép, lá đồng và lá nhôm. Ưu điểm đáng kể của phương pháp này so với phương pháp trước là
có thể thu hồi được lithium. Phương pháp thứ ba, tái chế trực tiếp, đòi hỏi các kỹ thuật xử lý trước
và phân tách phức tạp để khôi phục các thành phần pin có thể được tái sử dụng trực tiếp trong

[243] Transport Intelligence. Leading battery manufacturers – Automotive Energy Supply Corporation (AESC).
https://www.ti-insight.com/ereports/electric-vehicle-supply-chain-architecture/leading-battery-manufacturers/leading-
battery-manufacturers-automotive-energy-supply-corporation-aesc/
[244] Garrett Hering, 2018. South Korean battery makers bet billions on surging US electric car sales.

https://www.spglobal.com/marketintelligence/en/news-insights/trending/kljehno_vraujgbdeo1fnq2
[245] Samsung SDI Battery Systems. https://samsungsdibs.at/#:~:text=Battery%20Systems,-

Samsung%20SDI%20Battery&text=The%20headquarters%20of%20Samsung%20SDI,all%20types%20of%20hybrid
%20vehicles.
[246] Anthony Lim, 2019. Malaysia set to manufacture 18650 cells, aiming to become regional hub for lithium-ion

battery production. https://paultan.org/2019/01/18/malaysia-to-build-lithium-ion-batteries-aiming-to-become-regional-


hub-for-18650-cell-production/
[247] Jung Min-hee, 2020. Samsung May Build Battery Manufacturing Plant in Vietnam.

http://www.businesskorea.co.kr/news/articleView.html?idxno=53587

Báo cáo tóm tắt | 125


pin mới. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được phát triển đầy đủ và vẫn còn là những vấn
đề cực kỳ phức tạp và không chắc chắn về tính hiệu quả235. Gần đây, chỉ có một số công ty phụ
trách hầu hết các hoạt động tái chế pin Li-ion trên thế giới, bao gồm các công ty chủ chốt trên
khắp các khu vực như được mô tả trong bảng sau.

Công ty tái Phương pháp sử Nguồn pin cần tái


Quốc gia Vị trí nhà máy
chế pin dụng chế

Retriev Canada Canada, Mỹ Hydrometallurgy Bắc Mỹ

Kết hợp
Glencore Canada Canada, Na-uy pyrometallurgy và Châu Âu, Bắc Mỹ
hydrometallurgy

Kết hợp
Umicore Bỉ Bỉ, Đức, Mỹ pyrometallurgy và Châu Âu, Bắc Mỹ
hydrometallurgy

Battery
Mỹ Mỹ Hydrometallurgy Bắc Mỹ
Solutions

EV Battery
Recycling by Mỹ Mỹ Tái chế trực tiếp Chỉ Tesla
Tesla

Accurec
Recycling Đan Mạch Đan Mạch Pyrometallurgy Châu Âu
GmbH

American
Tái chế trực tiếp và
Manganese Canada Mỹ Bắc Mỹ
Hydrometallurgy
Inc.

Li-Cycle Corp. Canada Canada, Mỹ Hydrometallurgy Bắc Mỹ

Kết hợp
G & P Service Anh United Kingdom pyrometallurgy và Anh
hydrometallurgy

Recupyl Pháp Pháp Hydrometallurgy Châu Âu

SNAM Pháp Pháp Pyrometallurgy Châu Âu

Dowa Eco-
System Co Nhật Bản Nhật Bản Pyrometallurgy Châu Á
Ltd

Nippon
Recycle Nhật Bản Nhật Bản Pyrometallurgy Châu Á
Center Corp.

Báo cáo tóm tắt | 126


Công ty tái Phương pháp sử Nguồn pin cần tái
Quốc gia Vị trí nhà máy
chế pin dụng chế

Sony
Electronics Kết hợp
Inc. Sumitomo Nhật Bản Nhật Bản pyrometallurgy và Châu Á
Metals and hydrometallurgy
Mining Co.

Kết hợp
Hunan Brunp Trung Quốc Trung Quốc pyrometallurgy và Châu Á
hydrometallurgy

Shenzhen
Green Eco
Trung Quốc Trung Quốc Hydrometallurgy Châu Á
manufacturer
Hi-Tech Co.

Bảng 12. Doanh nghiệp tái chế pin[248] [249] [250]

[248] Kelleher Environmental, 2019. Research Study on Reuse and Recycling of Batteries Employed in Electric
Vehicles. https://www.api.org/~/media/Files/Oil-and-Natural-
Gas/Fuels/Kelleher%20Final%20EV%20Battery%20Reuse%20and%20Recycling%20Report%20to%20API%2018Se
pt2019%20edits%2018Dec2019.pdf
[249] MDPI, 2020. Progress and Status of Hydrometallurgical and Direct Recycling of Li-Ion Batteries and Beyond.

https://www.mdpi.com/1996-1944/13/3/801/pdf
[250] Ahmad Mayyas et al., 2018. The Case for Recycling: Overview and Challenges in the Material Supply Chain for

Automotive Li-ion Batteries. https://www.osti.gov/servlets/purl/1490997

Báo cáo tóm tắt | 127


6.3.4. Cơ sở hạ tầng sạc điện

Thời gian
Công nghệ EVSE Mô tả chung Nguồn điện để sạc Địa điểm
đầy

Ổ cắm trong nước và dây nối 1.9 kW (sử


dụng nguồn
AC Mode 10-15
điện 1 pha
1 (chậm) tiếng
250V, 3 pha
dài 480V)
Nhà riêng, nơi
làm việc, các địa
Sạc chậm từ ổ cắm đa năng điểm công cộng
có bảo vệ chống sốc điện 7.2 kW-19.2 như cột đèn
AC Mode
kW (sử dụng
2 (chậm Thiết bị (RCD) trên cáp nguồn điện 1 6-8 tiếng
đến trung
pha 250V, 3
bình)
pha 480V)
Hệ
thống
sạc có
dây
Sạc bán nhanh từ một ổ cắm Lên đến 130
kW Các địa điểm
AC Mode
20 phút to công cộng như
3 (trung (sử dụng 5.5 tiếng bãi đậu xe và lề
bình) nguồn điện 3 đường
đặc biệt pha 400V)

Sạc siêu nhanh từ bộ sạc bên Lên đến 350


Các địa điểm
DC Mode ngoài cung cấp nguồn DC kW (sử dụng
công cộng như
4 (nhanh nguồn điện 3
< 1 tiếng lối ra đường
đến siêu pha 240,
cao tốc và trạm
nhanh) 400, 480 or
tiếp nhiên liệu
575V)

Tính phí cá
Sử dụng trường điện từ thay
Hệ thống sạc không Lên đến 22 nhân (ga ra) và
vì cáp để truyền năng lượng 5-6 tiếng
dây kW sạc công cộng
giữa nguồn và phương tiện
(bãi đỗ xe)

Lấy điện từ lưới điện hoặc từ


Công nghệ V2G các tấm quang điện để nạp Trạm sạc công
n/a n/a
(vehicle-to-grid) điện cho các EV kết nối với hệ cộng
thống

Bảng 13. So sánh giữa các công nghệ EVSE

Báo cáo tóm tắt | 128


► Hệ thống sạc có dây. Chế độ AC 2 và sạc nhanh DC là những chế độ sạc phổ biến nhất
trên thế giới. Do lo ngại về an toàn, chế độ AC 1 bị cấm ở một số quốc gia bao gồm cả Hoa
Kỳ trong khi chế độ AC 3 mới được phát triển để giải quyết các hạn chế của chế độ AC 1
bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành đề cập đến thiết lập điện. Không giống như ba
chế độ AC, chế độ DC 4 có chức năng điều khiển và bảo vệ và cáp để sạc được lắp đặt trong
các trạm sạc cố định, tuy nhiên nó đi kèm với chi phí lắp đặt cao hơn[251].

► Hệ thống sạc không dây. Khi công nghệ sạc liên tục phát triển, chế độ sạc cảm ứng loại bỏ
nhu cầu sử dụng cáp, sử dụng trường điện từ để truyền điện từ bộ sạc sang xe. Ngày nay, ô
tô có thể được sạc không dây bằng cách đứng yên trên vùng từ tính hoặc thậm chí bằng cách
lái xe trên đường. Loại cơ sở hạ tầng sạc này có những ưu điểm bao gồm các kết nối được
bảo vệ, nguy cơ lây nhiễm thấp, độ bền cao, tăng tính tiện lợi và chất lượng thẩm mỹ và loại
bỏ cáp. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn tồn tại một số nhược điểm là sạc chậm hơn và chi phí
lắp đặt cao.

► Công nghệ V2G. Công nghệ này cho phép năng lượng được sạc vào xe điện và cũng được
khử tích điện từ xe hơi và chuyển trở lại nguồn điện lưới. Công nghệ V2G hỗ trợ quản lý năng
lượng quốc gia bằng cách cho phép hệ thống năng lượng cân bằng hơn. Theo MDPI, hầu
hết các phương tiện đều đỗ 90% thời gian, tuy nhiên, việc sạc pin có xu hướng xảy ra vào
giờ cao điểm, tạo ra nhu cầu tiêu thụ điện bất lợi vào một số thời điểm trong ngày như buổi
tối và buổi sáng. Bằng cách sử dụng V2G, lưới điện có thể giảm thiểu nhược điểm là không
có khả năng lưu trữ điện vì EV được cắm vào có thể lưu trữ năng lượng nhận từ lưới điện.
Nhờ đó, khi thiếu điện, điện có thể được cấp trở lại lưới điện, từ đó ổn định hệ thống điện
quốc gia. Hiện tại, có 50 dự án V2G trên toàn thế giới, 25 ở Châu Âu, 18 ở Bắc Mỹ và 7 ở
Châu Á[252].

[251] Ali Bahrami, 2020. EV Charging Definitions, Modes, Levels, Communication Protocols and Applied Standards
Technical Report. https://www.researchgate.net/publication/338586995
[252] CHAdeMO, 2020. V2G report published identifying 50 projects around the world. https://www.chademo.com/v2g-

report-published-identifying-50-projects-around-the-world/

Báo cáo tóm tắt | 129

You might also like