You are on page 1of 5

A 20 tuổi nhận thức bình thường, có mâu thuẫn với B, A biết B không

biết bơi, lợi dụng lúc B sơ hở đẩy B ra giữa sông sâu, B chấp chới giữa sông, sau
thấy B chết A bỏ mặc B ra về. Anh (chị) hãy xác định lỗi của anh A và giải
thích vì sao?
Lỗi cố ý trực tiếp:
Giải thích:
+ Về lý trí:
. Hành vi: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, trái quy định
pháp luật
. Hậu quả: thấy trước hậu qủa của hành vi đó có thể xảy ra là B sẽ chết
+ Về ý chí: anh A mong muốn hậu quả xảy ra xuất phát từ mâu thuẫn với anh B
nên có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra và anh A hoàn toàn chấp nhận.

Anh A mâu thuẫn với anh B. Anh A đã dùng dao chém vào đùi anh B với
mục đích cảnh cáo nhưng sau đó anh A bỏ về nhà. Do không được cấp cứu kịp
thời, máu ra nhiều nên anh B đã chết. Anh (chị) hãy xác định lỗi của anh A và giải
thích tại sao?

lỗi cố ý gián tiếp


Lỗi cố ý giản tiếp là lỗi thấy trước hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã
hội, dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra.
Hành vi của anh A là thấy được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (chém vào
đùi anh A), tuy nhiên cái chết của anh B là hậu quả không mong muốn vì mục đích
của anh A chỉ là cảnh cáo anh B nhưng anh A có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn thân của nhau. Trong một lần cùng
nhau uống rượu say đã tranh cãi dẫn đến đánh nhau, sẵn có chai rượu trong tay A
đã dùng chai rượu đập mạnh liên tiếp vào đầu của B. Máu chảy rất nhiều và A đã đi
về bỏ mặc B ở lại đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu (xác định nguyên nhân
cái chết B chết do chấn thương sọ não và mất máu quá nhiều). Xác định lỗi của A
và giải thích vì sao

Lỗi cố ý trực tiếp


Anh A phải nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật do dùng chai rượu đập
mạnh liên tiếp vào đầu của anh B (hành động đập liên tiếp và vào vùng nguy hiểm
trên vị trí cơ thể người) anh A tất yếu phải biết được hậu quả của hành vi nguy hiểm
này. Anh A có dùng rượu nhưng hành vi đó vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý do
việc anh ta say là do chính bản thân anh A tự tước đi năng lực hành vi của mình.

Chủ thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
(0,5 điểm).
+ Chủ thể tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì cũng có
thể ngăn ngừa được
Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên AD vay vốn ngân hàng Bắc Á
10 tỷ để đầu tư kinh doanh với lãi suất 1,5 %. Hạn trả là 12 tháng kể từ ngày vay.
Hợp đồng được ký kết dựa theo mẫu tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Hãy
phân tích thành phần của quan hệ pháp luật trên

Chủ thể: (0.5 điểm)


+ Bên đi vay (Công ty TNHH 1 thành viên AD)
+ Bên cho vay (Ngân hàng Bắc Á)
Nội dung quan hệ pháp luật: Cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ:
+ Bên đi vay: (1 điểm)
. Có quyền: Được vay tiền để đầu tư kinh doanh khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn và tiến
hành thủ tục vay theo đúng quy định của pháp luật (0.5 điểm)
. Có nghĩa vụ: Thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, trả lãi và gốc đúng thời
hạn . Sử dụng tiền vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng (0.5 điểm)
+ Bên cho vay: (1 điểm)
. Có quyền: Có quyền cho công ty TNHH AD vay tiền theo đúng quy định của
pháp luật; Có quyền khởi tố hoặc thu hồi vốn khi công ty TNHH AD không trả lãi
và vốn đúng thời hạn vay; Yêu cầu công ty AD không dùng vốn vay đề hoạt động
trái pháp luật. (0.5 điểm)
. Có nghĩa vụ : Có nghĩa vụ giao tiền đúng thời hạn trong hợp đồng, tuân thủ các
điều khoản trong hợp đồng (0.5 điểm)
Khách thể: là lợi ích các bên hướng tới trong quan hệ pháp
luật (0.5 điểm)
+ Đối với ngân hàng. Cho vay sẽ thu được lãi suất
+ Đối với công ty TNHH AD: được vay tiền để có nguồn vốn đầu tư kinh doanh

Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật sau và giải thích vì sao:
Khoản 2 Điều 65 Luật phòng chống tham nhũng 2005: “Người đứng đầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem
xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin
khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để
bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi
người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có
yêu cầu”
+ Giả định:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi
tham nhũng (0,5 điểm)
+ Quy định: (1 điểm)
- phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền (0,25 điểm)
- giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người
tố cáo (0,25 điểm)
- áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện
đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu (0,25 điểm)
- thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu(0,25 điểm)
+ Chế tài: không có (0,25 điểm)
2) Nội dung đáp án 2: Giải thích: (1.25 điểm)
- Giả định: (0.5 điểm)
- Quy định: (0.5 điểm)
- Chế tài: (0.25 điểm

Hai vợ chồng A và B có tổng tài sản là 600 triệu đồng, B có tài sản riêng là
900 triệu đồng. Vợ chồng A, B có 2 người con: C: 20 tuổi và D: 27 tuổi. Khi B
chết B có lập di chúc hợp pháp để lại cho M 5 triệu đồng, tặng cho hội từ thiện 5
triệu đồng, cho A 300 triệu, C 300 triệu, D 300 triệu. Vậy phần di sản còn lại của B
không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia như thế nào theo quy định của
pháp luật ?

Tài sản của B được sẽ được hưởng trong khối tài sản chung
nêu trên là (600 :2 =300 triệu đồng) cộng với tài sản riêng của B là 900 triệu.=> B
sẽ có tổng tài sản được toàn quyền định đoạt là 300 triệu đồng + 900 triệu đồng =
1 tỷ 200 triệu đồng. (1 điểm)
2) Nội dung đáp án 2: Di chúc của chúc của B hợp pháp, nên tài sản còn lại của B
chưa định đoạt là : 1 tỷ 200 triệu - (5 triệu +5 triệu +300 triệu +300 triệu +300
triệu ) = 290 triệu. (1 điểm)
3) Nội dung đáp án 3: 290 triệu được chia theo pháp luật. Những người sẽ được
hưởng số tài sản còn lại của B là: A, C,D, thuộc hàng thừa kế thứ nhất; mỗi người
sẽ được các phần bằng nhau (290 : 3 = 96,7 triệu đồng).

Câu 11:
Vợ chồng ông A và bà B hôn nhân hợp pháp có nhận người con nuôi là N 18
tuổi bị bại liệt, có con đẻ M 23 tuổi nhưng bị mất. M có con nhỏ 1 tuổi là C. Ông
A đột ngột qua đời để lại di chúc miệng với sự làm chứng của một người chú. Định
đoạt tài sản của mình như sau: để lại 200 triệu cho chị gái của mình, còn lại toàn
bộ cho vợ và đứa con nuôi. Biết tài sản chung của hai vợ chồng là 2 tỷ, phí mai
táng của ông A hết 100 triệu. Hỏi:
a) Di chúc ông A có hiệu lực không? Giải thích?
b) Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của ông A được
giải quyết như thế nào?

Di chúc của ông A không hợp pháp do: di chúc miệng chỉ 1
người làm chứng (0,5 điểm)
2) Nội dung đáp án 2: Di sản chia theo pháp luật như sau:
+ Xác định di sản ông A để lại: 2:2 = 1 tỷ (tài sản chung vợ chồng chia đôi); 1 tỷ -
100 triệu (mai táng) = 900 triệu (1 điểm)
=> Di sản ông A còn 900 triệu
+ Xác định đối tượng hưởng thừa kế theo pháp luật theo hàng gồm: vợ ( bà B), con
nuôi (N), cháu C (áp dụng thừa kế thế vị anh M) (0.75 điểm)
+ Tài sản thừa kế mỗi người : 900: 3 = 300 triệu (0.75 điểm)
Như vậy bà B, con N và cháu C mỗi người nhận 300 triệu đồng

Câu 12:
A và B kết hôn năm 1955, có 4 con chung: C, D, E,và F, con trai út là F
thường xuyên đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm của A. Tháng 4/2007 A chết
để lại di chúc bằng văn bản hợp pháp, trong đó ông A truất quyền thừa kế của F và
cho B hưởng 1/2 di sản thừa kế và phần còn lại chia đều cho C, D, E, sau đó F kiện
lên tòa án yêu cầu chia lại thừa kế, biết tài sản chung hợp nhất của A, B là 1tỷ 200
triệu. Hỏi :
a) Anh F kiện yêu cầu chia thừa kế có đúng không? Giải thích?
b) Hãy chia thừa kế của A theo đúng luật thừa kế?
Anh F kiện đòi chia lại thừa kế không đúng (1 điểm)

+ Di chúc của ông A hợp pháp (0.5 điểm)


+ Anh F bị truất quyền hưởng di sản là hoàn toàn phù hợp do vi phạm việc do có
hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm
trọng, hành hạ người để lại di sản nên ông A có quyền truất. (0.5 điểm)
2) Nội dung đáp án 2:
+ Ta có di sản của ông A để lại là: 1 tỷ 2:2= 600 triệu (0.5 điểm)
Theo đó di sản của A sẻ được chia như sau:
+ Bà B sẽ nhận được 1/2 phần di sản : 600 : 2 = 300 (0.75 điểm)
+ Di sản còn lại là 300 triệu, và sẻ chia theo đều cho C, D, E: 300: 3 = 100 triệu
A 30 tuổi nhận thức bình thường, B là hàng xóm của A nhà liền kề nhau và
đã nhiều lần phát sinh mâu thuẫn tranh chấp về đất đai. Vào lúc 22h00’ ngày
07/04/2010 trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp đất đai, A cho rằng B xây lấn
sang đất nhà mình, hai bên đã xảy ra xô xát, B đã bị A dùng gậy đánh gây thương
tích với tỉ lệ thương tật là 25%. Anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật. Hãy
phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trên.

- Khách thể: Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của
người khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con
người. Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ.
- Mặt khách quan
+ Hành vi: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho
sức khoẻ của người đó. (0.5 điểm)
+ Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 25%.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi dùng gậy đánh là nguyên
nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ của người khác.
. Công cụ ( ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN) phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội.
- Mặt chủ quan
+ Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là
nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn
gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
+Mục đích: A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
+Động cơ: mâu thuẫn tranh chấp đất
- Chủ thể
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về
hành vi cố ý gây thương tích của mình

You might also like