You are on page 1of 37

DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)

DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V


Danh sách nhóm:

Họ và tên MSSV Email Số điện thoại

Huỳnh Thị Ngọc Duyên 43.01.102.013 huynhthingocduyen0101@gmail.com 0326358407

Huỳnh Thị Mỹ Hà 43.01.102.017 htmh.100.99@gmail.com 0336409508

Mai Thị Thúy Nguyên 43.01.102.040 maithithuynguyen240299@gmail.com 0969786034

Lê Thanh Thảo 43.01.102.058 thaothaole1911@gmail.com 0919172761

CHỦ ĐỀ: ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC VÀ THỦY ĐIỆN

I. Mục đích chủ đề

Ngày nay, các ngành công nghiệp mà đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Do đó, người ta không ngừng
cải tiến và chế tạo ra những máy móc có năng suất cao, hiệu quả sản xuất tối ưu nhằm
thay thế cho các loại máy móc năng suất còn thấp và còn thay thế sức người trong nhiều
hoạt động. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng góp phần thúc đẩy
cải tiến các ngành công nghiệp, đưa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất,
tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng, tiết kiệm chi phí
nguyên liệu cho sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu hơn và lượng phế phẩm cũng ít đi. Các
khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm đồng thời cũng giảm bớt lao
động thủ công làm cho chi phí nhân công giảm. Từ đó góp phần làm cho chi phí sản xuất
giảm xuống, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng hạ giá bán, mở rộng được thị
phần ra nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với
hạ giá bán sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, điều này càng có
ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những thay đổi theo chiều
hướng hội nhập.

1
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
II. Ý tưởng chủ đề

III. Mục tiêu chủ đề


1. Phẩm chất chủ yếu

[TT]: Lấy số liệu chính xác trong thí nghiệm về định luật bảo toàn động lượng trong hệ
kín, thí nghiệm sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản, xác
định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng
cụ thực hành.

[CC]: Nhiệt tình thảo luận, tham gia các hoạt động nhóm trong việc giải quyết các nhiệm
vụ do GV đề xuất như trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, xác định và thực hiện các
phương án thí nghiệm, chế tạo mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo toàn năng
lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.

[NA]: Giúp đỡ mọi người trong làm việc nhóm, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Chia
sẻ kinh nghiệm thực hiện chế tạo mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo toàn
năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.

[TN]: Bảo quản thiết bị hỗ trợ dạy học của nhà trường, thu dọn gọn gàng các thiết bị sau
buổi học.

2
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
[YN] Vận dụng kiến thức đã học vào việc sáng tạo và chế tạo các mô hình phù hợp với
đặc điểm tình hình xã hội, góp phần phát triển đất nước.

2. Năng lực chung

[TC-TH]: Độc lập suy nghĩ và trả lời các câu hỏi định hướng, chủ động tìm hiểu bài trước
ở nhà, tự đề xuất phương án thí nghiệm tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước
và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.

[GT-HT]: Phối hợp thảo luận các câu hỏi với nhóm, tạo không khí vui vẻ, đoàn kết trong
nhóm. Tích cực nhận xét, nêu câu hỏi cho nhóm thuyết trình về các thí nghiệm, cách chế
tạo mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số
dạng năng lượng khác nhau.

[GQ-ST]: Giải quyết những vấn đề thực tiễn hiện nay liên quan đến hiệu suất, vận dụng
được hiệu suất trong một số trường hợp thực tế, được định luật bảo toàn động lượng
trong một số trường hợp đơn giản; đề xuất những biện pháp cải thiện, thiết kế phương án
và thực hiện thí nghiệm.

3. Năng lực khoa học

[VD3] Chế tạo được mô hình đơn giản minh hoạ được định luật bảo toàn năng lượng,
liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.

[NT2] Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác
bằng cách thực hiện công.

[NT1] Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo
phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm).

[NT2] Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.

[NT3] Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không,
rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.

3
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
[NT1] Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều.

[NT2] Vận dụng được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều trong một số
trường hợp đơn giản.

[NT4] Phân tích được sự chuyển hoá động năng và thế năng của vật trong một số trường
hợp đơn giản.

[NT1] Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.

[VD1] Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản.

[TH2] Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa
công suất.

[VD1] Vận dụng được mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực
và vận tốc trong một số tình huống thực tế.

[TH2] Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa hiệu suất.

[VD2] Vận dụng được hiệu suất trong một số trường hợp thực tế.

[TH2] Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động
lượng.

[TH4] Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng
trong hệ kín.

[VD1] Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.

[TH2] Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của
động lượng (lực tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đổi của động lượng của vật).

[TH4] Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số
trường hợp va chạm đơn giản.

4
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
[NT6] Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan động lượng và
va chạm.

[TH3] Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án,
xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng
dụng cụ thực hành.

[NT7] Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.

4. Năng lực công nghệ

[b3.1] Vẽ được các bản vẽ kĩ thuật trong giao tiếp thiết kế mô hình tên lửa nước.

[e3.3] Vận dụng tư duy thiết kế mô hình tên lửa nước.

5. Năng lực định hướng nghề nghiệp

Giai đoạn 1: Nhận thức nghề nghiệp

+ HS giải thích được nguyên lí hoạt động của một số động cơ đơn giản dựa trên lí thuyết
về thế năng, động năng, cơ năng, công, công suất, động lượng.

+ HS vận dụng kiến thức về công, công suất, năng lượng để giải thích cách hoạt động của
máy nâng, hạ và bốc xếp.

+ HS vận dụng được kiến thức về chuyển hóa năng lượng, công, hiệu suất vào việc giải
thích định tính một chiếc xe khi lên dốc; tính toán được năng lượng cần cung cấp (ví dụ
nhiên liệu cần dùng là xăng) để một chiếc xe đó có thể thực hiện được một quãng đường
hay đoạn dốc nào đó.

+ HS vận dụng được kiến thức công và độ giảm thế năng để nâng hàng hóa, hay nâng tạ
mà không bị chấn thương và có lợi về công.

Giai đoạn 2: Trải nghiệm nghề nghiệp

+ HS vận dụng được kiến thức về hiệu suất để lựa chọn được các máy móc có hiệu suất
phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

5
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
+ HS trình bày được cách hoạt động của động cơ máy móc thông dụng trong đời sống,
đọc được các thông số kĩ thuật trên máy móc.

+ HS vận dụng được các kiến thức về công, công suất, năng lượng, động lượng vào thực
tiễn, chế tạo mô hình “tên lửa nước”.

+ HS trình bày được kiến thức về động năng, thế năng, cơ năng, nguyên lí chuyển hóa
năng lượng từ dạng này sang dạng khác vào nguyên lí hoạt động của đập thủy điện,
nguyên lí hoạt động và cách chế tạo tuabin.

+ HS nêu được một số công trình thủy điện ở nước ta.

Giai đoạn 3: Đánh giá nghề nghiệp

+ HS thực hiện phiếu khảo sát - đánh giá về những nghề nghiệp nêu ra trong chủ đề.

+ HS viết được cảm nhận về những nghề nghiệp được nêu ra trong chủ đề.

IV. Nội dung kiến thức khoa học trong chủ đề

Nội dung kiến thức Kiến thức trong chủ đề Môn học

Cấu tạo và nguyên lí Công và năng lượng Vật lý


hoạt động của máy
Động năng Vật lý
móc
Thế năng Vật lý

Động lượng Vật lý

Hiệu suất làm việc Chuyển hóa năng lượng Vật lý


của máy móc
Công suất và hiệu suất Vật lý

Chế tạo được tên lửa Hệ cô lập (hệ kín) Vật lý


nước
Động lượng Vật lý

6
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Định luật bảo toàn động lượng Vật lý

Chuyển động bằng phản lực Vật lý

Vẽ kĩ thuật Công nghệ

Thiết kế kĩ thuật Công nghệ

Thủy điện Công và năng lượng Vật lý

Động năng và thế năng Vật lý

Hệ thống điện Công nghệ

Nội dung kiến thức Vật lý:

 Công và năng lượng

 Định nghĩa công: Khi lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực

đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì công thực
hiện bởi lực đó được tính theo công thức:

 Đơn vị công: đơn vị công là Jun (kí hiệu là J). Jun là công do lực có độ lớn 1N
thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực.

A=1 N.m = 1J

 Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và
thế năng trọng trương của vật.

1
W = m v2 +mgz
2

7
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
 Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng
và thế năng đàn hồi của vật.

1 1
W = m v2 + K ( ∆ l )2
2 2

 Nếu không có tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) thì trong quá
trình chuyển động, cơ năng của vậy được bảo toàn:

W =W đ +W t =hằng số

 Động năng và thế năng

 Động năng

 Định nghĩa:

Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó chuyển động và được xác định
theo công thức:

1 2
W đ = mv
2

Trong đó: Wđ là động năng của vật (J).

m là khối lượng của vật (kg).

v là vận tốc của vật (m/s).

 Định lý động năng:

Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.

∆ W đ =W đ sau −W đ trước = Angoại lực

 Thế năng

 Thế năng trọng trường:

 Định nghĩa:

8
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó
phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

Trong trọng trường của Trái Đất, chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường
của vật được định nghĩa bằng công thức:

W t =mgz

Trong đó: Wt là thế năng trọng trường của vật (J).

m là khối lượng của vật (kg).

g là gia tốc trọng trường (m/s2)

z là độ cao của vật so với mặt đất.

 Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực:

Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng
lực của vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N.

A MN =W t ( M )−W t ( N )

Hệ quả: Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:

+ Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công
dương.

+ Khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công
âm.

 Thế năng đàn hồi:

Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng ∆ l là:
1 2
Wt= K (∆ l)
2

9
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Trong đó: Wt là thế năng đàn hồi của lò xo (J).

K là độ cứng của lò xo (N.m).

∆ l là độ biến dạng của lò xo (m).

 Công suất và hiệu suất

 Khái niệm công suất: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn
vị thời gian.

 Mối liên hệ công suất (hay tốc độ thực hiện công) với tích của lực và vận tốc:

 Định nghĩa hiệu suất: Trong thực tế, một máy cơ đơn giản lúc nào cũng có ma sát,

(hoặc các lực cản trở khác). Khi đó công ta phải tốn thực tế để thực hiện di

chuyển vật cũng lớn hơn công tính theo lý thuyết dùng để di chuyển vật. Hay

công là công toàn phần, công là công có ích.

Tỉ số được gọi là hiệu suất.

 Động lượng:

 Định nghĩa động lượng: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động

với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức:

 Định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín: Động lượng của hệ cô lập là đại lượng
bảo toàn

10
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

không đổi

 Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung
lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian nào đó.

 Năng lượng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:
 Năng lượng: Mọi vật xung quanh ta đều mang năng lượng. Khi một vật tương tác
với các vật khác thì giữa chúng có thể có trao đổi năng lượng. Qúa trình trao đổi
năng lượn này diễn ra dưới những dạng khác nhau: thực hiện công, truyền nhiệt,
phát ra các tia mang năng lượng,…
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng
không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này
sang vật khác.

Nội dung công nghệ:

 Các loại nét vẽ:

Tên gọi Hình dạng Ứng dụng (hình 1.3)

Nét liền đậm A1 – Đường bao thấy, cạnh


thấy.

Nét liền mảnh B1 – Đường kích thước.

B2 – Đường gióng.

B3 – Đường gạch gạch trên


mặt cắt.

11
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Nét lượn sóng C1 – Đường giới hạn một
phần hình cắt.

Nét đứt mảnh F1 – Đường bao khuất,


cạnh khuất.

Nét gạch chấm mảnh G1 – Đường tâm.

G2 – Đường trục đối xứng.

Chú thích: d là chiều rộng của nét vẽ.

Hình 1.3: Ứng dụng của các loại nét vẽ

 Sơ đồ quá trình thiết kế:

12
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

V. Định hướng nghề nghiệp


281: Sản xuất máy thông dụng
Nhóm này gồm: Sản xuất máy dùng cho mục đích chung, tức là máy được sử
dụng trong nhiều ngành của VSIC. Nó có thể bao gồm sản xuất các cấu kiện sử
dụng trong sản xuất nhiều máy khác hoặc sản xuất các máy móc hỗ trợ cho
hoạt động của các ngành khác.
35111: Thủy điện
Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ năng lượng nước.

Cấp Ngành Mô tả ngành nghề Nội dung kiến thức Yêu cầu
nghề

3 Sản xuất Nhóm ngành này bao gồm Các kiến thức khoa Phải có khả năng
máy nhiều ngành liên quan đến học Vật lý trong mục lắp ráp các mô
thông công nghệ chế tạo và sản xuất 4. hình, chi tiết máy
dụng máy móc sử dụng trong đời móc.
(281) sống hằng ngày. Việc sản xuất
Phải nắm vững các
máy móc thông dụng phải đáp

13
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
ứng được nhu cầu sử dụng kiến thức vật lý,
đồng thời nâng cao hiệu suất công nghệ trong
làm việc giúp đẩy mạnh nền chủ đề. Hiểu
kinh tế xã hội ngày càng phát nguyên lý làm
triển. việc, cách thức vận
hành của máy móc.
4 Sản xuất Nhóm ngành này liên quan Định luật bảo toàn và
động cơ, đến công nghệ chế tạo và sản chuyển hóa năng Đọc hiểu các thông
tua bin xuất các động cơ, tubin có cấu lượng. số kỹ thuật cơ bản
(trừ động tạo và hiệu suất hoạt động phù của máy móc thông
Nguyên lí hoạt động
cơ máy hợp với từng loại máy móc và dụng trong đời
của tuabin (phần kiến
bay, ô tô, nhu cầu sử dụng của doanh sống.
thức phụ).
mô tô và nghiệp, cá nhân.
Có niềm đam mê,
xe máy)
hứng thú với cách
(2811)
hoạt động , vận
4 Sản xuất Nhóm ngành này liên quan Công và công suất. hành của các loại
các thiết đến công nghệ chế tạo và sản máy móc và sửa
Hiệu suất.
bị nâng, xuất các thiết bị như cần trục, chữa, lắp ráp máy
hạ và bốc xe đẩy, băng chuyền…phù Động năng, thế năng. móc, thiết bị.
xếp hợp với sản phẩm cần vận
(2816) chuyển hay mục đích sử dụng,
yêu cầu của doanh nghiệp,
người sử dụng.

4 Sản xuất Trong nhóm ngành này, chủ Động cơ đốt trong.
phương yếu xét đến các động cơ đốt
Hiệu suất.
tiện và trong để tìm hiểu về và nâng
thiết bị cao hiệu suất hoạt động của
vận tải động cơ, tiết kiệm nhiên liệu

14
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
chưa được được cung cấp vào. Và đồng
phân vào thời cải tiến máy móc, thiết bị
đâu (309) của động cơ tối ưu nhất phù
hợp với nhu cầu sử dụng cho
từng đối tượng.

5 Thủy điện Ngành Thủy điện được thiết - Định nghĩa Động Có niềm đam mê
(35111) kế để đào tạo chuyên nghiệp năng. với khoa học, thích
về Công nghệ kỹ thuật điện thú khi tìm hiểu
- Định nghĩa Thế
(ngành Thủy điện). Người học cách hoạt động của
năng.
có kiến thức và kỹ năng, kỹ công nghệ kĩ thuật
thuật trong việc thiết kế, lắp - Định nghĩa Cơ năng điện.
đặt, vận hành, bảo trì và sửa và định luật bảo toàn
Nắm vững các kiến
chữa nhà máy thủy điện. Cơ năng.
thức trong chủ đề.
Những kiến thức cơ bản của - Kiến thức cơ bản về
ngành Thủy điện theo hướng sử dụng nguồn năng Có khả năng chế
chuyên sâu về quản lý vận lượng nước trong hệ tạo một vài mô
hành các thiết bị điện, thiết bị thống hình đơn giản minh
điện lực,
cơ khí thủy lực trong nhà máy phương pháp xác định họa được định luật
thủy điện, thi công công trình chúng để điều khiển bảo toàn năng
thủy điện và trạm vừa và nhỏ. chế độ làm việc của lượng, liên quan
Phân tích được các nguyên tắc hồ chứa nhà máy thủy đến một số dạng
thiết kế xây dựng và quy trình điện. năng lượng khác

vận hành nhà máy thủy điện. nhau.

Nguyên lý hoạt động của tuabin phản lực

Giới thiệu

15
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Động cơ turbin phản lực là kiểu đơn giản nhất và cổ nhất của động cơ phản lực nói
chung. Hai kỹ sư, Frank Whittle ở Anh Quốc và Hans von Ohain ở Đức, đã độc lập phát
triển khái niệm về loại động cơ này từ cuối thập kỷ 1930. Máy bay chiến đấu, được trang
bị động cơ phản lực, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1944, giai đoạn cuối Chiến
tranh thế giới thứ hai.

Nguyên lý hoạt động


Một động cơ turbin phản lực thường được dùng làm động cơ đẩy cho máy bay. Không
khí được đưa vào bên trong những máy nén quay thông qua cửa hút khí và được nén tới
áp suất cao trước khi đi vào buồng đốt. Ở đây không khí trộn với nhiên liệu và được đốt
cháy. Quá trình cháy này khiến nhiệt độ khí tăng lên rất nhiều. Các sản phẩm cháy nhiệt
độ cao thoát ra khỏi buồng đốt và chạy qua turbin để làm quay máy nén. Dù quá trình này
làm giảm nhiệt độ và áp suất khí thoát ra khỏi turbin, thì những tham số của chúng vẫn
vượt cao hơn so với điều kiện bên ngoài. Luồng khí bên trong turbin thoát ra ngoài thông
qua ống thoát khí, tạo ra một lực đẩy phản lực ngược chiều. Nếu tốc độ phản lực vượt
quá tốc độ bay, máy bay sẽ có được lực đẩy tiến về phía trước. Tốc độ luồng khí phụt nói
chung phụ thuộc vào tốc độ bay, đây cũng là lý do các máy bay muốn có tốc độ vượt âm,
hiện nay phải sử dụng loại động cơ này.
Cửa hút gió

Một hình ảnh động của một máy nén dọc trục. Những màu tối hơn lưỡi là stators.

16
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Phía trước máy nén là cửa hút gió (hay cửa vào), nó được thiết kế để hút được càng nhiều
không khí càng tốt. Sau khi qua cửa hút gió, không khí đi vào hệ thống nén.
Máy nén

Biểu đồ thể hiện hoạt động luồng li tâm của một động cơ turbin phản lực.
Máy nén quay ở tốc độ rất cao, làm tăng năng lượng cho dòng khí, cùng lúc nén khí lại
khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ.
Đối với hầu hết các máy bay dùng động cơ phản lực turbin, không khí nén được lấy từ
máy nén trong nhiều giai đoạn để phục vụ các mục đích khác như điều hòa không
khí/điều hòa áp suất, chống đóng băng cửa hút khí, và nhiều việc khác.
Có nhiều kiểu máy nén được dùng cho máy bay động cơ phản lực turbin và turbin khí nói
chung: trục, ly tâm, trục-ly tâm, ly tâm đôi, vân vân.
Các máy nén giai đoạn đầu có tỷ lệ nén tổng thể ở mức thấp 5:1 (tương tự mức của đa số
các động cơ phụ và máy bay động cơ turbin phản lực loại nhỏ ngày nay). Những cải tiến
khí độc lực sau này cho phép các máy bay dùng động cơ turbin phản lực ngày nay đạt tỷ
lệ nén tổng thể ở mức 15:1 hay cao hơn. So sánh với các động cơ phản lực cánh quạt
đẩy) dân dụng hiện nay có tỷ lệ nén tổng thể lên tới 44:1 hay cao hơn.
Sau khi đi ra khỏi bộ phận nén, không khí nén vào trong buồng đốt.
Buồng đốt
Quá trình đốt bên trong buồng đốt khác rất nhiều so với quá trình đốt trong động cơ
piston. Trong một động cơ piston khí cháy bị hạn chế ở khối lượng nhỏ, khi nhiên liệu
cháy, áp suất tăng lên đột ngột. Trong một động cơ turbin phản lực, hỗn hợp không khí

17
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
và nhiên liệu, không hạn chế, đi qua buồng đốt. Khi hỗn hợp cháy, nhiệt độ của nó tăng
đột ngột, áp lực trên thực tế giảm đi vài phần trăm.
Nói chi tiết, hỗn hợp không khí-nhiên liệu phải được ngăn lại ở mức hầu như dừng hẳn để
đảm bảo tồn tại một ngọn lửa cháy ổn định, quá trình này diễn ra ngay đầu buồng đốt. Và
chưa tới 25% không khí tham gia vào quá trình cháy, ở một số loại động cơ tỷ lệ này chỉ
đạt mức 12% phần còn lại đóng vai trò dự trữ để hấp thu nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt
nhiên liệu. Một khác biệt nữa giữa động cơ piston và động cơ phản lực là nhiệt độ đỉnh
điểm trong động cơ piston chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, trong một phần nhỏ của toàn bộ
quá trình. Buồng đốt trong một động cơ phản lực luôn đạt mức nhiệt độ đỉnh và có thể
làm chảy lớp vỏ ngoài. Vì thế chỉ một lõi ở giữa của dòng khí được trộn với đủ nhiên liệu
đảm bảo cháy thực sự. Vỏ ngoài được thiết kế với hình dạng sao cho luôn có một lớp
không khí sạch không cháy nằm giữa bề mặt kim loại và nhân giữa. Lớp không khí không
cháy này được trộn với các khí cháy làm nhiệt độ giảm xuống ở mức turbin có thể chịu
đựng được. Một điểm quan trọng khác là ở động cơ turbine, quá trình đánh lửa của bugi
chỉ xảy ra trong quá trình khởi động, và ngọn lửa được duy trì bởi chính nó trong suốt
quá trình hoạt động.

Biểu đồ thể hiện hoạt động của dòng khí quanh trục trong động cơ turbin phản lực.
Turbin

18
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

Cánh turbine trong một động cơ mở


Khí nóng ra khỏi buồng đốt được hướng chạy qua các lá turbine làm quay turbine. Về
mặt khí động các lá turbine có có cấu tạo gần giống như các lá máy nén nhưng chỉ có hai
hoặc ba tầng và bản chất hoàn toàn ngược với máy nén. Khí nóng qua turbine giản nở
sinh công làm quay các tầng turbine. Turbine quay sẽ kéo quay máy nén. Một phần năng
lượng quay của turbine được tách ra để cung cấp cho các phụ kiện như bơm nhiên liệu,
dầu, thủy lực...
Ống thoát khí
Sau turbin, khí cháy thoát ra ngoài qua ống thoát khí tạo ra một tốc độ phản lực lớn. Ở
ống thoát khí hội tụ, các ống dẫn hẹp dần dẫn tới miệng thoát. Tỷ lệ áp lực ống thoát khí
của một động cơ phản lực thường đủ lớn để khiến khí đạt tốc độ Mach 1.0.
Tuy nhiên, nếu có lắp một ống thoát khí kiểu hội tụ-phân rã "de Laval", vùng phân rã cho
phép khí nóng đạt tới tốc độ siêu thanh (vượt âm) ngay bên trong chính ống thoát khí.
Cách này có hiệu suất lực đẩy hơi lớn hơn sử dụng ống thoát khí hội tụ. Tuy nhiên, nó lại
làm tăng trọng lượng và độ phức tạp của động cơ.
Lực đẩy thực
Dưới đây là một phương trình gần đúng để tính toán lực đẩy thực của một động cơ phản
lực:
F n=m . ( V ife −V a )

19
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Trong đó: m là khối lượng dòng khí vào.
V ife là tốc độ phản lực phát triển hết cỡ.
V a là tốc độ bay của máy bay.

Với (m. V ife ) thể hiện tổng lực đẩy của ống thoát khí và (m.V a ) thể hiện the ram drag của
cửa hút gió.
Rõ ràng tốc độ phản lực phải vượt quá tốc độ bay nếu có một phản lực đẩy thực vào thân
máy bay.
Tỷ lệ lực đẩy trên năng lượng
Một động cơ turbin phản lực đơn giản tạo ra lực đẩy gần: 2.5 pounds lực trên sức ngựa
(15 mN/W). Trong khi thể hiện tổng lực đẩy của ống thoát khí, thể hiện the ram drag của
cửa hút gió. Rõ ràng tốc độ phản lực phải vượt quá tốc độ bay mới có một lực đẩy thực
vào thân máy bay
Những cải tiến chu trình hoạt động
Việc tăng tỉ số nén chung của hệ thống nén làm tăng nhiệt độ đầu vào buồng đốt. Vì vậy,
với một lưu lượng khí và nhiên liệu cố định, cũng làm tăng nhiệt độ đầu vào tua-bin. Tuy
nhiệt độ tăng lên cao hơn qua máy nén, nhưng dẫn đến việc rơi nhiệt độ lớn hơn trên hệ
thống tua-bin, nhiệt độ vòi phun không bị ảnh hưởng bởi vì lượng nhiệt như nhau được
thêm vào hệ thống. Tuy nhiên việc đó làm tăng áp suất vòi phun, bởi vì tỉ số áp suất
chung tăng nhanh hơn tỉ số giãn nở của tua-bin. Kết quả là tăng lực đẩy trong khi thiêu
hao nhiên liệu (nhiên liệu/lực đẩy) giảm.
Do động cơ phản lực tăng áp (turbojets) có thể chế tạo để sử dụng nhiên liệu hiệu quả
hơn bằng cách tăng tương ứng cả tỉ số áp suất chung và nhiệt độ đầu vào tua-bin. Tuy
vậy, vật liệu tua bin phải tốt hơn và/hoặc phải cải thiện làm mát cánh quạt/cánh lòng
máng tua bin để phù hợp với việc tăng cả nhiệt độ đầu vào tua bin và nhiệt độ khí nén
đầu ra của máy nén. Cuối cùng việc tăng áp đòi hỏi vật liệu chế tạo máy nén phải tốt hơn.
Các động cơ ban đầu của người Đức gặp các vấn đề nghiêm trọng về điều khiển nhiệt độ
đầu vào tua-bin. Các động cơ ban đầu của họ trung bình chỉ hoạt động khoảng 10 giờ là

20
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
hỏng; Thường là các cánh lòng máng bằng kim loại bay ra phía sau động cơ khi tua-bin
bị quá nhiệt. Các động cơ của Anh chịu đựng tốt hơn bởi vì vật liệu tốt hơn. Người Mỹ có
vật liệu tốt hơn bởi vì họ có độ tin cậy vào bộ tăng áp siêu nạp dùng cho động cơ máy
bay ném bom ở độ cao lớn trong Thế chiến hai. Thời gian đầu, một số động cơ phản lực
của Mỹ đã kết hợp khả năng phun nước vào động cơ để làm lạnh luồng khí nén trước khi
đốt, thường là khi cất cánh. Nước làm cho việc đốt cháy không được hoàn toàn và kết quả
là động cơ lại hoạt động làm mát lần nữa, nhưng máy bay cất cánh sẽ để lại một luồng
khói lớn.
Ngày nay, các vấn đề như vậy được kiểm soát tốt hơn, nhưng nhiệt độ vẫn giới hạn tốc
độ không khí trong các máy bay vượt tiếng động (máy bay có tốc độ vượt tiếng động
“Quán thanh” hoặc gọi sai lầm là “Máy bay siêu âm”). Tại tốc độ rất cao, việc nén không
khí đầu vào làm tăng nhiệt độ đến mức mà các cánh nén có thể bị nung chảy. Tại tốc độ
thấp hơn, vật liệu tốt nhất được tăng tới nhiệt độ tới hạn, và việc kiểm soát điều chỉnh
nhiên liệu tự động làm cho việc động cơ bị quá nhiệt gần như được loại trừ.
Nguyên lí hoạt động của đập thủy điện:

Vận dụng kiến thức của Động năng - Thế năng - Cơ năng, chúng ta có thể giải thích đơn
giản về nguyên lí hoạt động của một đập thủy điện.

Dưới tác dụng của trọng lực, các khối nước chảy từ cao xuống thấp, thế năng dự trữ trong
các khối nước chuyển hóa thành động năng. Việc làm chuyển hóa cơ năng của nước
thành điện năng thông qua việc làm quay lưỡi tuabin kết nối với một bộ máy phát điện.

Liên hệ với biểu thức của thế năng, ta thấy được nếu đặt đập thủy điện ở vị trí càng cao
càng cho năng lượng lớn. Đó là lý do tại sao các đập thủy điện được chọn đặt tại các
vùng núi cao. Dưới đây là công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta hiện nay và
tương lai.

Miền Nhà máy thủy Công suất một tổ


điện máy (MW) nhân

21
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
với số tổ máy

Hiện Thác Bà (sông 36.6 = 108MW


tại Chảy) 240,8 = 1 920 MW
Hòa Bình (sông
Đà)

Bắc Tương Sơn la (sông Đà) 2 400 MW


lai Lai Châu ( sông 1 200 MW
Đà) 600 MW
Huội Quảng
(sông Nậm Mu)

Hiện Vĩnh Sơn (sông 33,2 = 66 MW


tại Đa-khan) 33,2 = 66 MW

Trun Sông Hinh 180,4 = 720 MW

g Y-a-ly (sông Sê-san)

Tương Sê-san 3 200 MW


lai

Hiện Đa-nhim 40,4 = 160 MW


tại Trị An (sông 100,4 = 400 MW
Đồng Nai) 150 MW
Thác Mơ
Nam
Tương Hàm Thuận 400 MW
lai Đại Ninh 320 MW
Đồng Nai 400 MW

( 1 MW = 106W)

Hình ảnh về một số đập thủy điện nước ta:

22
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

Công trình thủy điện Hòa Bình là công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20, do
Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị, khởi công xây dựng 06.11.1979, khánh thành
20.12.1994.
VI. Tổ chức hoạt động dạy học dự án chủ đề tích hợp định hướng nghề nghiệp

Tổ chức hoạt động chế tạo tên lửa nước tại lớp cho HS. Giao nhiệm vụ về nhà cho cả lớp
thực hiện: Nghiên cứu về hoạt động của Thủy điện. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

1. Yêu cầu cần đạt


Học sinh xác định được vấn đề mà GV đưa ra.
2. Chi tiết hoạt động HS và GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Cho HS xem video về quy trình sản xuất Theo dõi video, tìm ra nội dung chính:
điện tại nhà máy thủy điện. Hoạt động của đập thủy điện.
Yêu cầu HS rút ra nội dung chính của
video.

23
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

Hình 1. Mô hình đập thủy điện


Giới thiệu về cách vận hành của một đập HS phát hiện vấn đề: cần tìm hiểu về
thủy điện. hoạt động của đập thủy điện, cụ thể là
nguyên lý hoạt động của turbin nước.
Cho HS xem video về phóng tên lửa. Theo dõi đoạn video, tìm ra nội dung
Yêu cầu HS rút ra nội dung chính của chính: Một tên lửa được phóng ra ngoài
video. không gian.

Hình 2. Cận cảnh phóng tên lửa


Làm thế nào để tên lửa được phóng lên? Luồng khí bên trong turbin thoát ra ngoài
thông qua ống thoát khí, tạo ra một lực
đẩy phản lực ngược chiều giúp tên lửa
bay.
Vận hành mô hình tên lửa nước. Chỉ ra nhiên liệu (hỗn hợp nước và
không khí) sử dụng để vận hành được
mô hình.

24
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

Hình 3. Mô hình tên lửa nước


Động cơ phản lực giúp vận hành tên lửa để HS lắng nghe.
đưa các phi hành gia lên khám phá các
hành tinh láng giềng của Trái đất, là động
cơ của tàu thuyền, hoặc ô tô giúp chúng có
thể ghi tên vào bản kỷ lục tốc độ của thế
giới. Nếu như các động cơ đốt trong trong ô
tô và xe tải chuyển đổi chuyển động lên
xuống của pit-tong thành chuyển động quay
tròn của trục khuỷu thì động cơ phản lực
hút không khí ở phía trước và thổi khí nóng
về phía sau.
HS phát hiện vấn đề: cần thiết kế, chế tạo mô hình tên lửa nước, tìm hiểu nguyên lý
hoạt động của tên lửa (máy bay phản lực).

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức khoa học

25
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
1. Yêu cầu cần đạt
HS phát hiện được các kiến thức khoa học để giải quyết chủ đề.
2. Chi tiết hoạt động HS và GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


GV gợi ra cho HS được các kiến thức cần HS nêu ra được những kiến thức đã biết
dùng để giải thích đơn giản về nguyên lí trước và những phán đoán một số kiến
hoạt động của một đập thủy điện. thức mới có thể sử dụng.
GV gọi tên các khái niệm Động năng - HS lắng nghe để thực hiện nhiệm vụ khi
Thế năng - Cơ năng và giới thiệu chúng. về nhà mà cuối giờ GV đưa ra.
GV gợi ra cho HS được các kiến thức nào HS nêu được kiến thức đã biết trước (phản
cần dùng để vận dụng vào mô hình tên lửa lực) và những phán đoán một số kiến thức
nước. mới có thể sử dụng.
Giới thiệu kiến thức về định luật bảo toàn HS lắng nghe và thực hiện chế tạo mô
động lượng. hình tên lửa nước.

Hoạt động 3: Đề xuất và lựa chọn giải pháp

1. Yêu cầu cần đạt


Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn và đề xuất cách chế tạo mô hình tên lửa nước.
2. Chi tiết hoạt động HS và GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


GV chia lớp thành các nhóm để thực hiện HS thực hiện xếp thành bàn lục giác lại để
chế tạo mô hình tên lửa nước tại lớp. ngồi theo nhóm.
GV yêu cầu HS dựa vào tài liệu hướng HS thống nhất với nhau đưa ra phương án
dẫn và đề xuất cách chế tạo mô hình tên phù hợp nhất để chế tạo tên lửa nước bằng
lửa nước. các dụng cụ đã được cung cấp sẵn.
GV điều động các nhóm trình bày phương Các nhóm trình bày phương án chế tạo

26
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
án chế tạo của mình. trước lớp và trao đổi để thống nhất lại
phương án cuối cùng của nhóm.

Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm

1. Yêu cầu cần đạt


Phát huy khả năng làm việc nhóm. Tạo ra thành phẩm mô hình tên lửa nước.
2. Chi tiết hoạt động HS và GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho các nhóm lắp ráp tên lửa nước
Giới thiệu các vật liệu, dụng cụ cho
các nhóm: hai chai nhựa loại 1,5 lít,
giấy bìa cứng, bao nilong, băng keo,
dây.

Bộ vật liệu, dụng cụ chế tạo tên lửa nước


Kiểm tra vật liệu, dụng cụ.

Lần lượt phát vật liệu, dụng cụ cho


các nhóm.

Chế tạo và lắp ráp tên lửa nước


Nhắc nhở: Khi ghép cánh trực tiếp Lắng nghe nhắc nhở của GV.
vào thân tên lửa, ta có thể dùng keo
dán. Phải đảm bảo cánh được dán
thật chắc để không bị rơi ra trong
qua trình bay. Nếu gắn trực tiếp vào

27
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
chai tránh làm chai nước ngọt bị
thủng vì như thế nước sẽ bị rò rỉ ra
ngoài, tên lửa nước sẽ không đạt
đươc hiệu suất như mong muốn.

Theo dõi, hỗ trợ các nhóm học sinh a. Phần cánh


hoàn thành lắp ráp tên lửa nước.
Cánh tên lửa nước ta sử dụng cánh tên lửa
Đảm bảo các nhóm tuân thủ các quy
nước. Các nhóm có thể tự do sáng tạo cắt hình
định an toàn.
dạng cánh của tên lửa nước theo ý thích.
Thông thường ta làm tên lửa nước có 3 cánh.

Sau đó ghép cánh vào đuôi tên lửa nước, là


phần đầu của chai nước ngọt, có thể ghép trực
tiếp vào chai hoặc ghép qua lớp vỏ bao phía
ngoài. Chú ý tránh làm chai nước ngọt bị
thủng vì như thế nước sẽ bị rò rỉ ra ngoài, tên
lửa nước sẽ không đạt đươc hiệu suất như
mong muốn.

28
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

Ghép cánh trực tiếp vào thân, ta có thể dùng


keo dán. Phải đảm bảo cánh được dán thật
chắc để không bị rơi ra trong qua trình bay. Có
thể dùng giấy bìa cứng cuộn lại thành một lớp
vỏ bọc để dán cánh vào. Đường kính của lớp
vỏ bọc đó bằng đường kính của thân tên lửa.

b. Phần chóp

Có 2 cách đơn giản để chế tạo phần chóp:

- Cách 1: Sử dụng đầu vỏ chai được cắt


ra, sau đó ghép vào thân tên lửa có sẵn
ta đã có được phần chóp.

29
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

- Cách 2: Sử dụng giấy bìa cứng cuộn lại


thành chóp tên lửa: Làm chóp theo cách
2 này có nhược điểm là nếu làm bằng
giấy bìa cứng sẽ dễ ướt dẫn đến hư
chóp.

c. Làm dù cho tên lửa nước

Dù là bộ phận dùng để giảm chấn động cho


tên lửa nước khi rơi, thường được đặt trong
chóp tên lửa nước. Vật liệu để làm dù thường

30
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
là bao nilong. Ta cắt ra thành hình tròn sau đó
cột các đoạn dây vào mép để làm dây dù. Sau
đó làm khoang chứa dù theo các bước sau:

Ta cột các đầu dây dù còn lại vào thành của


khoang dù, sau đó cuộn lại thật gọn và cho vào
khoang dù như hình dưới. Ta đã có một
khoang chứa dù hoàn chỉnh cho tên lửa nước.

GV quan sát, nhắc nhở HS phân công, điều phối công việc cho các thành viên trong
nhóm. HS các nhóm có thể linh hoạt trong phần phân công công việc cho các thành
viên trong nhóm, từng nhóm nhỏ hoàn thành từng bộ phận và cùng nhau lắp ghép
thành tên lửa nước hoàn chỉnh. Việc này đảm bảo cho các thành viên trong nhóm đều
tham gia hoạt động học tập, hạn chế việc một số HS ỷ lại, không gia gia vào hoạt
động chung của nhóm.

Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho các nhóm lắp ráp bệ phóng tên lửa nước

31
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Giới thiệu các vật liệu, dụng cụ cho
các nhóm: 1m25 ống nước PVC
đường kính 21mm: cắt thành 7 đoạn,
6 đoạn dài 15cm, 1 đoạn dài 35cm; 1
đoạn ống PVC 42mm dài 5cm; 4 đầu
bịt ống 21mm,; 3 nối ống 21mm chữ
Bộ vật liệu, dụng cụ chế tạo bệ phóng tên lửa
T; 10 sợi dây rút nhựa (lạt nhựa); 1
nước
van xe máy (hoặc van xe đạp); 1
Kiểm tra vật liệu, dụng cụ.
miếng săm xe, keo dán ống PVC; 1
cuộn keo lụa quấn ống nước, 1 đồng
hồ đo áp suất.

Lần lượt phát vật liệu, dụng cụ cho


các nhóm.

Chế tạo và lắp ráp bệ phóng tên lửa nước


Nhắc nhở: Dùng các miếng xăm Làm theo nhắc nhở của GV.
chèn vào chỗ tiếp giáp giữa van và
ống nước để tránh rò rỉ khí.
Yêu cầu các nhóm ghi chép nhật kí, a. Chế tạo dàn phóng
chụp hình, quay clip, livestream…về
tiến trình hoạt động nhóm. Nộp bảng
phân công nhiệm vụ nhóm cho GV.
Theo dõi, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
cho các nhóm học sinh hoàn thành
lắp ráp bệ phóng tên lửa nước. Đảm
bảo các nhóm tuân thủ các quy định
an toàn.
Phần van để bơm khí vào ta gắn vào một đầu

32
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
bịt ống. Đầu bịt ống này được làm bằng phẳng
(có thể dùng cưa để cưa đi phần thừa) sau đó
đục một lỗ và cho van xe đạp vào. Ta dùng các
miếng xăm chèn vào chỗ tiếp giáp giữa van và
ống nước để tránh rò rỉ khí.

b. Khóa tên lửa

- Dùng 6 sợi dây rút nhựa quấn quanh


đoạn ống 35cm.
- Cột cố định 6 sợi dây lại và dùng keo
nến để gia cố thêm.
- Luồn ống 40cm vào để các khóa ngàm
dây rút vào ngạnh ở cổ chai.

33
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V

Tiến hành hỗ trợ từ xa cho các nhóm kịp thời để các nhóm có thể hoàn thành bài một
cách tốt nhất. Nhắc nhở các nhóm chú ý an toàn để tránh những tai nạn không đáng
có.

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và đánh giá

1. Yêu cầu cần đạt


Trình bày kết quả trước lớp. Lắng nghe nhận xét và trao đổi, phản biện.
2. Chi tiết hoạt động HS và GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Vận hành thử nghiệm, kiểm tra hoạt động của tên lửa nước

34
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Xây dựng mô hình tên lửa nước hoạt Các nhóm lần lượt tiến hành phóng tên lửa
động dựa trên nguyên tắc phản lực. nước.
Tiến hành cho các nhóm thi đua xem
tên lửa nhóm nào trang trí đẹp/ ấn
tượng nhất, tên lửa nhóm nào bay
cao/ xa nhất.

Tổ chức cho HS thảo luận, phản


biện, tạo điều kiện cho các em HS
trao đổi, chỉ ra ưu nhược điểm của
tên lửa nước của từng nhóm.
Nhận xét, phân tích ưu nhược điểm Theo dõi quá trình phóng tên lửa của các
của tên lửa nước của từng nhóm, nhóm.
cách làm việc nhóm của từng nhóm. HS tiến hành thảo luận, phản biện, trao đổi, chỉ
Tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn ra ưu nhược điểm của tên lửa nước của từng
nhau kết hợp với đánh giá của GV nhóm.
theo bảng 1. Lắng nghe phân tích của GV. Rút kết kinh
nghiệm.
Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo bảng 1.

35
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
Thực tế giảng dạy cho thấy, cùng một nhiệm vụ, cùng một tài liệu hướng dẫn, trong cùng
một thời gian nhưng sản phẩm của các nhóm khác nhau về trang trí, hiệu suất của tên
lửa. Cần nhắc nhở các em lưu ý an toàn trong quá trình phóng tên lửa, tránh những tai
nạn không đáng có.

Bảng 1: Tiêu chí đánh giá hoạt động “Chế tạo tên lửa nước”

Điểm đánh giá


ST Tiêu chí đánh giá Điểm tối Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
T đa
1 Chế tạo thành công 10
tên lửa nước.
2 Tên lửa nước hoạt 40
động hiệu quả.
3 Hoàn thành đúng 10
thời gian quy định.
4 Chỉ ra nguyên lí 10
hoạt động của tên
lửa nước.
5 Phản biện, tìm được 20
câu trả lời cho các
câu hỏi.
6 Tích cực và nhiệt 10
tình trong hoạt động
nhóm.
Tổng điểm 100

Hoạt động 6: Lưu kết quả và chia sẻ cộng đồng

36
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG VẬT LÝ NHÓM 7 (DIMSUM)
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG V
1. Yêu cầu cần đạt
Chỉnh sửa lại kết quả (nếu có). Lưu trữ lại và chia sẻ với mọi người.
2. Chi tiết hoạt động HS và GV

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Cho các nhóm chia sẻ kinh nghiệm trong Các nhóm chia sẻ kinh nghiệm trong quá
quá trình làm tên lửa nước. trình làm tên lửa nước.

Nhiệm vụ về nhà: Tìm hiểu về Thủy điện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về Thủy Ghi nhận nhiệm vụ GV giao cho. Lập dàn
điện. Yêu cầu các nhóm lập dàn ý về ý ý về ý tưởng chủ đề nộp cho GV. Lắng
tưởng nộp cho GV để GV có thể kịp thời nghe, ghi nhận, chỉnh sửa dàn ý, phân công
hướng dẫn, định hướng bài tìm hiểu của nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
các em. Trao đổi với GV về những thắc mắc trong
Trao đổi, giúp đỡ các nhóm trong quá trình quá trình tìm hiểu chủ đề.
tìm hiểu về chủ đề.

37

You might also like