You are on page 1of 4

ÔN TẬP LUẬT CẠNH TRANH

I. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI


Câu 1: Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền giải quyết khiếu nại đối với
tất cả các quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 100 Luật Cạnh tranh 2018 quy
định về việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban
cạnh tranh quốc gia không có quyền giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban cạnh
tranh quốc gia ra quyết định thành lập 01 Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh (Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia là Chủ tịch Hội đồng) để giải
quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 100 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 2: Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tập trung
kinh tế là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh
tế.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về
các Tiêu chí xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì Thị phần kết hợp trên thị
trường liên quan của doanh nghiệp tập trung kinh tế chỉ là một trong các căn cứ để xác
định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế chứ không xác định tiêu chí Thị phần kết hợp
trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là căn cứ quan
trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 3: Thỏa thuận hạn chế đầu tư không thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Thỏa thuận hạn chế đầu tư được xem là 01 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
(khoản 7, Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018). Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 14
Luật Cạnh tranh 2018 quy định về việc Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
bị cấm thì Thỏa thuận hạn chế đầu tư nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng được
một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c hoặc d, khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh
tranh 2018 thì có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ có thời hạn.
Căn cứ pháp lý: khoản 7, Điều 11 và khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 4: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, không phụ thuộc vào thị phần riêng rẽ
của từng doanh nghiệp.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy
định về Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì Hai doanh nghiệp có tổng
thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh nếu thỏa mãn 02 điều kiện: Một là, cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh (thực
hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh); Hai là, tổng thị phần của hai doanh nghiệp
từ 50% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3,
Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 thì cả 02 doanh nghiệp trên đều phải có thị phần riêng rẽ
cao hơn 10% trên thị trường liên quan. Nếu doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên
thị trường liên quan thì không được tính vào Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường.
Do đó, Kể cả 02 doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên
quan nhưng 01 doanh nghiệp trong đó có thị phần riêng rẽ ít hơn 10% thì không được
xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 2 và khoản 3, Điều 24 và khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh
tranh 2018.
Câu 5: Bán hàng dưới giá thành toàn bộ dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh là
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.
Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy
định về Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
thì hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh là
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 6: Hành vi đe dọa khách hàng để buộc họ giao dịch với mình là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm thì Hành vi đe dọa khách hàng để buộc
họ giao dịch với mình không nằm trong danh mục các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Do đó, hành vi đe dọa khách hàng để buộc họ giao dịch với mình là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.
Căn cứ pháp lý: Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 7: Luật Cạnh tranh 2018 cấm mọi hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
SAI vì điều 14 LCT 2018 có quy định các trường hợp miễn trừ đối với các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Vì vậy nói LCT cấm mọi hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
là không chính xác, nếu DN nộp các hồ sơ xin miễn trừ các trường hợp thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh như luật định thì vẫn có thể xem như không bị cấm.
Câu 8: Thỏa thuận ấn định giá trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa và đại lý bán lẻ hàng hóa là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo
LCT2018.
SAI vì theo khoản 1 điều 12 LCT 2018 thỏa thuận ấn định giá trực tiếp hoặc gián tiếp
giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan (tức thỏa thuận theo chiều
ngang) mới bị cấm tuyệt đối còn theo khoản 4 điều 12 thì thỏa thuận ấn định giá giữa
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với đại lý bán lẻ là thỏa thuận theo chiều dọc nên đây
là hành vi bị cấm có điều kiện.
Câu 9: Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận giữa
các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan là thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh bị cấm.
SAI vì theo Khoản 3 điều 12 LCT 2018, thì thỏa thuận không giao dịch với các bên
không tham gia thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có thị trường liên quan chỉ bị cấm khi
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên
thị trường.
Câu 10: Theo LCT 2018, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường
khi có thị phần 30% trở lên trên thị trường liên quan.
ĐÚNG theo Khoản 1 Điều 24 LCT 2018 thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống
lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
Câu 11: Tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo LCT 2018.
SAI. Theo điều 30 LCT 2018, chỉ các hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam
mới bị cấm.
Câu 12: Chủ thể của hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định LCT 2018 là
các doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
SAI. Bên cạnh tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh có tác động
tiêu cực cho môi trường cạnh tranh, TTKT dưới những điều kiện nhất định cũng mang
lại những giá trị tích cực được quy định tại điều 32 Luật Cạnh tranh 2018.
Nhìn từ góc độ kinh tế học, các giá trị này có thể xem xét từ khía cạnh tính kinh tế của
quy mô khi chi phí sản xuất trung bình trong dài hạn của doanh nghiệp sẽ giảm khi quy
mô sản xuất gia tăng, hoàn thiện một chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất, đóng gói đến
phân phối sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được nhịp nhàng và tiết kiệm chi
phí. Gia tăng hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành sản xuất trong nước
Câu 13: Trước khi tiến hành tập trung kinh tế, doanh nghiệp phải thông báo cho
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia biết về sự kiện đó.
SAI. Vì DN chỉ phải thông báo nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế quy định
ở Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP và Điều 33 LCT 2018 quy định.
Câu 14: Hành vi công bố thông tin gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh theo LCT 2018.
SAI. Vì theo Khoản 3 Điều 45 LCT 2018 thì cung cấp thông tin không trung thực về
doanh nghiệp khác gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động
của doanh nghiệp đó sẽ bị cấm. Nhưng hành vi được nêu ra ở đây là cung cấp thông
tin gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, nếu thông tin đó là trung thực, chính xác thì
không thể coi là vi phạm Luật cạnh tranh.
Câu 15: Theo LCT 2018, hành vi của doanh nghiệp so sánh hàng hóa, dịch vụ của
mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh bị cấm.
SAI vì theo điểm b Khoản 5 Điều 45 LCT 2018 thì so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình
với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của DN khác nếu chứng minh được nội dung thì không
bị cấm.
Câu 16: Bất kỳ doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào chủ
động đi khai báo trước khi có quyết định điều tra, nếu cung cấp được những
bằng chứng có giá trị và hợp tác với cơ quan điều tra suốt quá trình điều tra thì
đều được xét để hưởng chính sách khoan hồng.
SAI. Vì theo khoản 4 Điều 112 LCT2018 thì doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ
chức cho cho các DN khác tham gia thỏa thuận thì dù chủ động đi khai báo vẫn không
được xét để hưởng chính sách khoan hồng.
Câu 17: Chỉ có các doanh nghiệp là chủ thể của những hành vi vi phạm pháp luật
theo LCT 2018.
SAI. Vì theo Điều 2 LCT 2018 thì ngoài doanh nghiệp còn có hiệp hội ngành, nghề
hoạt động tại VN và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan
cũng có thể là chủ thể của những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 18: Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản
lý cạnh tranh.
Nhận định này SAI. Theo khoản 1 điều 77 Luật Cạnh tranh thì chỉ những tổ chức, cá
nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy
định của pháp luật về cạnh tranh mới có quyền thực hiện khiếu nại đến cơ quan quản lý
cạnh tranh.
Câu 19: Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị
trường liên quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương
hiệu chung và ấn định giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.
Không vi phạm. Sáu công ty có thị phần 30% không thuộc các trường hợp nhóm
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 điều 11 Luật Cạnh
tranh, do đó việc thỏa thuận chung ấn định giá bán dưới 4tr không thuộc các hành vi bị
cấm tại điều 13 Luật Cạnh tranh vì các hành vi này chỉ cấm đối với các doanh nghiệp,
nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Câu 20: Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.
Nhận định này SAI. Trường hợp thỏa thuận không cạnh tranh trong nhượng quyền
thương mại, đại diện cho thương nhân,... không bị xem là bất hợp pháp. Hoặc có
trường hợp thỏa thuận mang tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng nó cũng có tác động
tích cực đến thị trường chẳng hạn: thỏa thuận phụ là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
nhưng thỏa thuận này nhăm mục đích bổ trợ cho thỏa thuận chính, và thỏa thuận chính
này lại có ích cho kinh tế, xã hội,... thì lúc này không xem thỏa thuận có tính chất cạnh
tranh là bất hợp pháp.
II. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG: Công ty CP X bị Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh ra quyết định áp dụng chế tài phạt tiền với mức tiền cụ thể là 3 tỷ
đồng cho hành vi tập trung kinh tế bị cấm (tương đương với 3% doanh
thu của Công ty X trong năm tài chính liền trước năm thực hiện hành vi
vi phạm). Công ty CP X khiếu nại quyết định trên với lý do công ty này
đã tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định điều tra nên cần được áp dụng chính sách khoan
hồng để miễn giảm mức phạt (2 điểm).
Thứ nhất, đánh giá về mức phạt.
Việc áp dụng chế tài phạt tiền với mức tiền cụ thể là 3 tỷ đồng cho hành vi tập trung
kinh tế bị cấm (tương đương với 3% doanh thu của Công ty X trong năm tài chính liền
trước năm thực hiện hành vi vi phạm).
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 thì mức phạt tiền
này không vi phạm pháp luật cạnh tranh (Mức phạt tối đa cho phép là 5% doanh thu
trong năm tài chính liền trước năm thực hiện hành vi vi phạm).
Do đó, hành vi này không vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, đánh giá về việc áp dụng chế định miễn giảm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Chính sách
khoan hồng thì Công ty X phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b,
c và d khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 mới được miễn hoặc giảm mức xử phạt
theo chính sách khoan hồng.
Trường hợp Công ty X đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định mà Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh không áp dụng miễn hoặc giảm mức xử phạt cho Công ty X là vi phạm
pháp luật Cạnh tranh. Trường hợp này Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết
định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Trường hợp Công ty X chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì việc Hội đồng
xử lý vụ việc cạnh tranh không áp dụng miễn hoặc giảm mức xử phạt cho Công ty X là
phù hợp quy định pháp luật Cạnh tranh.

You might also like