You are on page 1of 19

BÀI TẬP NHÓM

KỊCH HÁT DÂN CA VÍ – GIẶM NGHỆ TĨNH

Danh sách thành viên tổ 4:

STT Họ tên Ghi chú Khóa

1 Lê Thị Thùy An Nhóm trưởng K58


2 Hoàng Thị Oanh K58
3 Nguyễn Thị Kim Anh K58
4 Văn Ngọc Anh K58
5 Lê Hà My K58
6 Phạm Thị Hồng K58
7 Nguyễn Thị Tâm K58
8 Đặng Thu Thủy K58
9 Nguyễn Thị Thu K58
10 Phạm Thị Liễu K58
11 Trần Thị Khuyên K58
12 Hà Thị Bình K58
13 Phạm Thị Phượng K58
14 Trần Thị Xuân K58
15 Bùi Thị Ngà K58
16 Trần Thị Thủy K58
17 Lê Thị Thủy K58

1 – Tổ 4
I. Lí do chọn đề tài

1.1. Lí do lựa chọn

Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do
cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao
động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư
xứ Nghệ.

Dân ca Ví – Giặm chia làm hai thể loại Ví, Giặm.

Từ năm 1970, ngành văn hóa Nghệ Tĩnh đã tập trung xây dựng nên hình
thức Ví - Giặm khác không thuộc cái tầng của nghệ thuật Ví - Giặm dân gian. Vì
thế có thể nói dân ca Ví – Giặm có hai tầng, đó là tầng sân khấu hiện đại và tầng
văn hóa dân gian. Hai tầng này đang song song tồn tại, đang đắp đầy đời sống
văn hóa của nhân dân. Nếu trước kia người ta hát ví riêng, hát giặm riêng thì nay
cứ sau câu hát ví là hát giặm. Sự chuyển đổi ấy rất hợp lý, hòa hợp giữa ví và
giặm trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian vô cùng độc đáo, sáng tạo. Ví -
Giặm trở thành hình thức tổ chức âm nhạc rất đặc biệt có sức hấp dẫn với cộng
đồng.

Kịch hát dân ca Ví – Giặm ra đời chắc chắn không làm ảnh hưởng xấu tới
di sản dân gian, ngược lại nó làm đầy hơn đời sống văn hóa của cộng đồng. Ví –
Giặm lên được sân khấu là nhờ dân gian bởi cộng đồng đã chuyển lối sống sinh
hoạt thuở xưa ở đồng ruộng, sông nước, các làng dệt vải, trở thành nghệ thuật
giải trí với hình thức đối ca, tam ca. Người Nghệ Tĩnh đã giữ được nguyên dân
ca Ví - Giặm ở hai khía cạnh. Thứ nhất, họ giữ nguyên được linh hồn âm nhạc
của Ví và Giặm, thứ hai là họ giữ nguyên được lối ca hát Ví - Giặm.

Hiện nay, Ví – Giặm đang vươn mình phát triển, hoàn thiện trở thành một
loại hình kịch hát dân ca. Chính vì những lí do trên cũng như trong khuôn khổ

2 – Tổ 4
và nhiệm vụ môn học thì chúng tôi xin được trình bày về thể loại kịch hát dân ca
Ví Giặm Nghệ Tĩnh.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu văn
bản học để tra cứu và làm rõ các khái niệm liên quan cùng với đó là phương
pháp phỏng vấn trực tiếp từ các nghệ nhân để tìm hiểu “đời sống thực” của các
khái niệm, phương ngữ ở đây. Nhóm còn tiến hành nghiên cứu thông qua các tư
liệu video, hình ảnh phát trên sóng truyền hình hoặc qua mạng. Ngoài ra, chúng
tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như sử học, triết học, văn hóa học,
nghệ thuật học để làm rõ đối tượng nghiên cứu với tư cách là một bộ phận nằm
trong tổng thể nguyên hợp của các yếu tố cấu thành nền kịch hát dân ca Ví –
Giặm ở Nghệ Tĩnh.

Đứng từ góc độ nghiên cứu của ngành Việt Nam học, thì bài tiểu luận
bổ sung vốn kiến thức về một loại hình kịch hát dân ca đặc sắc của Nghệ Tĩnh
nói riêng và của Việt Nam nói chung; Mang đến cái nhìn toàn diện cho người
đọc khái niệm, đặc điểm, hiện trạng… cũng như phương hướng phát triển của
kịch hát Ví Giặm Nghệ tĩnh trong tương lai.

II. Vị trí, loại hình, đặc điểm của kịch hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh.

2.1. Vị trí

Từ những năm 1972, ngành văn hóa Nghệ Tĩnh đã tập trung dàn dựng, thể
nghiệm các vở diễn sử dụng chất liệu dân ca Ví – Giặm để phát triển tình huống,
xung đột kịch, diện tả nội tâm nhân vật để hình thành và phát triển nên loại hình
kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh. Qúa trình ấy gọi là “sân khấu hóa dân ca Nghệ
Tĩnh”. Trong quá trình ấy, kịch hát dân Ví – Giặm nói riêng và kịch hát dân ca
Nghệ Tĩnh nói chung đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách để có được vị
trí như hiện nay.

3 – Tổ 4
Trong những năm gần đây, kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh đang
ngày vươn mình phát triển, hòa nhập vào nền sân khấu chung của cả nước, được
công chúng trong và ngoài nước nhiệt tình đón nhận. Sự kiện dân ca Ví – Giặm
Nghệ Tĩnh được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một bước
tiến tạo đà cho kịch hát dân ca Ví – Giặm đạt được nhiều thành công hơn nữa,
sánh bước với chèo ở miền Bắc và cải lương ở miền Nam.

Một số tác phẩm kịch hát dân ca Ví – Giặm: Đốm lửa núi Hồng, Cô gái
sông Lam, Mai Thúc Loan, Ông vua hoá hổ, Hoa đất, Báo táp cửa kì hoa, Linh
hồn của đá, Nàng Mai tế chồng, Hoa khôi dạy chồng, Người trong kì vọng, Biển
cồn cào …

2.2. Loại hình

Kịch hát dân ca Ví - Giặm là một bộ môn sân khấu kịch hát dân tộc, thuộc
loại hình nghệ thuật hiện đại, chuyên nghiệp. Trong kịch hát dân ca, dân ca chỉ
là một yếu tố bên cạnh các yếu tố khác như âm thanh, ánh sáng, phục trang,
hành động, vũ đạo… nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật.

Theo nhạc sỹ Hoàng Thọ, “Kịch hát dân ca là kịch hát các điệu hát dân
gian, trong đó có vốn dân ca của cha ông để lại, các điệu hát dân ca mới sản sinh
trong phong trào ca hát quần chúng, các điệu dân ca lai từ ngoài vào”.

Trong khi đó, dân ca là loại hình nghệ thuật nguyên hợp, gắn liền với đời
sống lao động và môi trường sinh hoạt đời thường, nhân dân lao động vừa là chủ
thể sáng tạo, vừa là công chúng thưởng thức, quá trình nhập vai trong diễn
xướng diễn ra tự nhiên, hồn nhiên. Các làn điệu dân ca được thể hiện thống nhất
trong một môi trường, hoàn cảnh diễn xướng.

Và dù là kịch hát hay dân ca thì chúng đều có những đặc điểm chung của thể
loại Ví và Giặm. Cụ thể như sau:

4 – Tổ 4
2.2.1 Thể loại Ví

Ví là hệ thống các làn điệu phổ biến khắp hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, là nét
đặc trưng của mảnh đất và con người nơi đây, nói không quá nó là một “Thổ
sản” chỉ duy nhất ở Nghệ - Tĩnh mới có, bởi phương ngữ nơi đây (giọng nói và
từ địa phương). Hát Ví tham gia vào mọi hoạt động sống của con người, dù làm
việc hay vui chơi đều được người dân vô cùng yêu thích là món ăn tinh thần
không thể thiếu.

Bàn về tên gọi của Ví có nhiều cách giải thích khác nhau, theo PGS. Ninh
Viết Giao thì “ví” là “với”; hát ví là hát với và “ví” là “vói”. Bên nam đứng
ngoài ngõ, ngoài đường “hát vói” vào trong sân, vào nhà với bên nữ; hoặc đám
con gái đang cấy lúa ở ruộng này “hát vói” sang khu ruộng bên cạnh có đám con
trai đang nhổ mạ. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian cho rằng nó
từ “Ví” mà ra: Ví là ví von, so sánh.

Cổ tay em trắng như ngà

Mắt em sắc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Gọi hát Ví là cách gọi chung của các làn điệu Ví trong đấy. Ví chia làm nhiều
loại khác nhau, theo như thống kê của PGS. Ninh Viết Giao có khoảng hai mươi
loại Ví khác nhau. Chúng tôi xin kể một số loại như:

Ví phường cấy; Ví phường gặt

Ví phường vải (nghề kéo sợi dệt vải)

Ví phường đan (đan mây, đan tre)

Ví phường chiếu (chằm chiếu)


5 – Tổ 4
Ví phương vàng (nghề làm giấy, vàng giả, nghề thợ mã)

Ví phường đường (chế đường mía)

Ví phường củi (nghề chặt củi để bán hay để dùng trong nhà)

Ví đò đưa

Ví chăn trâu

Ví phường buôn

Ví phường lái (vá lưới)

Những tên gọi này gắn liền với nghề nghiệp, môi trường lao động và không
gian sinh hoạt từ đó dẫn đến sự khác nhau trong âm điệu của các bài hát.

1.1.2. Thể loại “Giặm”

Hát Giặm cũng là một “Thổ sản” của Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, do một vài
nguyên nhân khác nhau mà hát Giặm không phổ biến rộng rãi bằng hát Ví mà
chỉ phổ biến nhất ở một số nơi như: huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An),
Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh)…

Giặm là “đem một vật gì nhét vào, chắp vào đệm vào hay phổ vào một cái gì
còn khiếm khuyết; một cái gì còn có thể chứa được. Nó có bà con với những
tiếng dắm, dấm dúi. Dắm là tiếng Nghệ Tĩnh nghĩa là cấy lúa điền vào những
ruộng đã cấy rồi mà còn thiếu hay bị chết lổ đổ, còn dắm dúi thì không ai lạ gì cí
nghĩa nhét vào tay, cho dấu, đút lót của nó” (Nguyễn Đổng Chi). Có người lại
cho rằng Giặm còn xuất phát từ tính phân đoạn trong bài hát.

Hát Giặm tuy không đa dạng về thể loại như hát Ví nhưng cũng được chia
thành một số loại khác nhau, theo nghệ nhân Nguyễn Mạnh Cường có một số
loại giặm sau

6 – Tổ 4
- Giặm vè (một số nơi gọi là Giặm dồn): Vè được sáng tác theo thể hát Giặm
nhằm kể lại đầu đuôi một câu chuyện nào đó.

- Giặm nối: có sự ngắt quãng trong câu, thường là nửa câu

- Giặm xẩm: thường xuất phát từ những người nghèo, lang thang cơ nhỡ, ăn xin

- Giặm ru: xuất phát từ lời mẹ ru con, động tác đưa nôi

- Giặm Đức Sơn: tên của xã Đức Sơn

- Giặm cửa quyền

Kịch hát dân ca Ví Giặm đước hình thành từ một nền dân ca phong phú như
vậy nên có nhiều điều kiện để phát triển trên sân khấu hơn.

2.3. Một số đặc điểm của kịch hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

Trước hết ta nói về những ưu, nhược điểm trong quá trình hình thành kịch hát
dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh:

Cho đến nay kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh đã có rất nhiều vở diễn,
trong đó có những vở gây dấu ấn rõ rệt như Đốm lửa núi Hồng, Cô gái sông
Lam, Mai Thúc Loan, Ông vua hoá hổ, Hoa đất, Báo táp cửa kì hoa, Linh hồn
của đá, Nàng Mai tế chồng, Hoa khôi dạy chồng, Người trong kì vọng, Biển cồn
cào v.v… thành công người làm sân khấu ở Nghệ Tĩnh là do tố chất làn điệu của
dân ca Nghệ Tĩnh có đất để cải biên, để phóng tác, để phát triển, để gia giảm, để
tạo nên được tâm trạng, tính cách nhân vật, để tạo nên những điệu hát mới, bài
hát mới có kịch tính, gây xung đột, mâu thuẫn, đẩy được cao trào. Đó là những
đặc tính quý báu của dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh, làm tiền đề cho sân khấu hoá
mà dân ca nhiều nơi khác không có được. Tuy nhiên, khi đưa nó lên sân khấu,
thành kịch hát, dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh cũng có những bất lợi.

7 – Tổ 4
Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh được hình thành và sử dụng trong sinh hoạt
lao động như chèo chống đò (ví đò đưa, ví đò đưa nước ngược), leo núi, bứt cỏ,
bứt củi (ví trèo non, hò leo núi) đi cấy, đi cày, gặt hái (ví phường cây, ví đồng
ruộng), quay xa kéo sợi, dệt vải (ví phường vải), đi đường, đắp đê (hò khoan đi
đường, hò đầm đất, hồ tiếp vân), hoặc ru con, kể lể (các điệu giặm kể, giặm ru)
v.v… Tính chất sâu lắng, mênh mang, trì tục, lặp đi lặp lại chỉ có thể diễn tả tâm
trạng buồn rầu, nhớ nhung, giãi bày, trách móc, nói chung là tương đối bình ổn,
khó thể hiện những xung đột kịch liệt, mâu thuẫn gay gắt, tâm trạng phức tạp,
tính cách đa dạng… là những tâm trạng, tình huống thường xảy ra trên sân khấu
“kịch”.

Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh chỉ dùng trong đối đáp, giao duyên, giãi
bày, tỏ tình kín đáo, nhớ nhung hờn giận cũng nhẹ nhàng, không nhanh, mạnh,
tiết tấu không dữ dội, dồn dập, gay cấn cũng không quyết liệt, chỉ đọ tài, đọ trí
chứ không bạo liệt, một mất một còn như ở sân khấu (kịch).

Dân ca Ví – Giặm mang tính kể lể đơn phương, ít có đối đáp mãnh liệt,
đấu tranh kịch liệt như sân khấu kịch đòi hỏi.

Nói tóm lại, dân ca Ví – Giặm nặng về trữ tình sâu lắng, thầm kín, khoan
thai, thuận cho giao duyên đối đáp khi đi vào sân khấu, gặp những tình huống
gay cấn, những mâu thuẫn gay gắt, những xung đột mãnh liệt thì không chuyển
tải nổi, đòi hỏi phải có những làn điệu mới thì mới có thể thể hiện tâm trạng,
tính cách của nhân vật kịch đòi hỏi. Từ thực tế đó, qua quá trình thể nghiệm dàn
dựng từ vở ngắn như “Không phải tôi” của nguyễn Trung Giáp, “Khi ban đội đi
vắng” của Nguyễn Trung Phong đến các vở dài hơn như “Đầu bến sông” của
Trần Hữu Thung, “Cô gái sông Lam” của Nguyễn Trung Phong, “Đốm lửa núi
Hồng” của Thế Kỷ, “Cô Tám”, “Mai Thúc Loan” của Phan Lương Hảo, “Ông
vua hoá hổ”, “Linh hồn của đá”, “Quyền được hạnh phúc” của Lưu Quang Vũ
v.v… Qua gần trăm vở ngắn dài, mỗi vở sáng tác thêm một vài làn điệu mới,

8 – Tổ 4
đến nay đã có trên 150 bài bản làn điệu phát triển dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh để
cung cấp cho sân khấu Nghệ Tĩnh.

Về điệu thức: Có thể nói kịch hát dân ca Nghệ tĩnh là loại hình dân ca có
điệu thức đơn giản nhất.

Điệu thức 3 âm là khá phổ biến.

- Ví sông Phố: là điệu thức có 3 âm: Mi – La – Do

- Ví mục đồng: cũng là điệu thức 3 âm: Mi – La – Do

- Giặm ru: Mi – La – Do

- Ví trèo non: Sol – Do – Ré

Điệu thức 4 âm là chủ yếu.

- Ví đò đưa sông La: Độ - Rê – Sol – Sib

- Ví đò đưa chuyển phường vải: La – Do – Ré – Mí

- Ví phường vải Thạch Hà: Mi – La – Do – Ré

- Giặm kể: Độ - Rề - Sol – Si

- Giặm nối – dặm xẩm: La – Do – Ré – Mí

- Giặm Đức Sơn: Mi – La – Si – Do# v.v…

Điệu thức 5 âm ít hơn, thường ở những điệu lai hoặc ở điệu chính thống bị thêm
nốt phụ vào

- Ví đò đưa sông Lam: Sol – La – Do – Ré – Mí

- Ví đò đưa nước ngược: Sol - La – Do – Ré – Mí

- Giặm của quyền: Sol - La – Do – Ré – Mí

9 – Tổ 4
- Giặm Nghệ: Rề - Mi – Sol – La – Si

Về tính chất của các vở kịch hát Ví Giặm

- Loại trữ tình thể hiện tâm trạng: Giận mà Thương, Hát khuyên, Một nắng hai
sương, Đại thạch, Xẩm thương, Con chim lạc bầy, Nghĩa nặng tình sâu, Em
ươm dâu xanh, Có một gánh trầu, Cây có một cành, Chí vững gan bền, Tứ hoa,
Ai có thương ai v.v….

- Loại hài hước: Con cóc, Xoay xở, Lập lờ, Ngang ngược, Nóng, Con ốc v.v…

- Loại ghen tuông, uất ức: Lòng vả, lòng sung, Chồng chềnh, Ba mụ ghen chồng
v.v…

- Loại lơi lả, đĩ thoả: Đèo bòng, Bướm say hoa, Thượng đồng lên tiên, Say đi
chàng ơi v.v…

- Loại đau xót: Tiếng vọng của cha, Nàng Mai tế chồng v.v…

- Loại gây không khí: Thanh niên xích vệ, Bài ca công, nông, binh; Không gì
quý hơn độc lập tự do v.v…

Chính vì tính chất thể hiện của các làn điệuVí Giặm đa dạng và phong phú,
thể hiện nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội nên khi được đưa lên sân khấu
nó được đông đảo người xem đón nhận.

Về Âm nhạc:

Sử dụng nền nhạc dựa trên các làn điệu dân ca cổ và kết hợp với các nhạc cụ
(đàn, sáo, nhị…)

Về trang phục:

Với bản chất, tính cách của con người cùng với môi trường khí hậu khắc
nghiệt nơi đây, đã tạo cho trang phục của người Nghệ nói chung, của nghệ nhân
hát Dân ca nói riêng có những đặc tính dễ nhận thấy:
10 – Tổ 4
- Kiểu cách thường đơn giản, thực dụng, đa dùng;

- Màu sắc thường nghiêng về trầm ấm hoặc trung tính;

    Đây là những đặc điểm cơ bản có tính chất đặc trưng về trang phục của
dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh, nó có nhiều điểm khác biệt so với các loại khác
như trang phục Quan họ, trang phục vùng đồng bằng bắc bộ, trang phục của
Chèo Tuồng, hay trang phục của cung đình Huế… (trang phục Quan họ rất cầu
kỳ và kiểu cách - liền anh, liền chị mặc từ 3 đến 7 áo dài rồi mới mặc áo the bên
ngoài; trang phục của Chèo, Tuồng màu sắc rực rỡ bắt mắt với áo tứ thân được
can chắp nhiều màu; còn trang phục nhã nhạc cung đình Huế thì lộng lẫy, sang
trọng ...).

Ngày nay trang phục trên sân khấu của kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ
Tĩnh cũng được trau chuốt hơn về chất liệu, màu sắc; phù hợp với nội dung mỗi
vở kịch, tính cách đặc điểm của mỗi nhân vật và ngày càng mang hơi hướng
đương đại.             

Về trang trí sân khấu:

Người Nghệ Tĩnh hát và sáng tác dân ca trong quá trình lao động cực
nhọc hay lễ hội vui chơi để động viên nhau trong mọi nỗi niềm buồn, vui,
sướng, khổ. Họ hát dân ca trong mọi môi trường không kể sáng, trưa, chiều, tối.
Hơn thế nữa mảnh đất Nghệ Tĩnh với “gió lào cát trắng” luôn gồng mình ta gánh
chịu những thiên tai có thể ập đến lúc nào vì vây họ luôn ước mong, cầu nguyện
cho mưa thuận, gióa hòa, mùa màng, cây côi tốt tươi...Vì vậy, đây cũng chính là
lí do sân khấu kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh sử dụng những gam màu
như nâu, xanh da trời... gần gũi với thiên nhiên, giản gị như chính con người nơi
đây.

11 – Tổ 4
Cùng với đó là không gian của bối cảnh hiện đại ngày nay mang đậm hình
ảnh của chủ trương, đường lối của Đảng. Không gian đô thị, nông thôn mới
cũng được đưa vào sân khấu kịch hát Nghệ Tĩnh một cách uyển chuyển.

Những màu sắc trên sân khấu ấy là tiếng nói riêng, góp phần làm tăng
chất dân ca trên sân khấu, tạo điều kiện cho những câu hát Ví - Giặm trở về với
môi trường, với không gian vốn có của nó. Tuy nhiên tùy vào tính chất của vở
kịch hát mà màu sắc có sự thay đổi đậm hơn, nhạt đi hay kết hợp với các màu
khác nhưng vẫn phải giữ lại màu sắc riêng cuả nó.

III. Cấu trúc

Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp với một tập thể sáng tạo :
tác giả kịch bản, đạo diễn dàn dựng, diễn viên biểu diễn, thành phần phụ trợ( âm
nhạc, hóa trang, bài trí, âm thanh, ánh sáng)… và khán giả.Trong tổng thể đó
kịch bản cũng là một khâu dù là khâu đầu tiên và quan trọng nhất.

Về kịch bản:

Kịch bản Ví Giặm đa dạng phong phú nhiều loại hình nhưng đều thể hiện
bộ mặt con người mới, xã hội mới( có sự định hướng về tư tưởng của Đảng) hay
thể hiện hình tượng người anh hùng, làm sống dậy hình ảnh những anh hùng
trong lịch sử và mang đậm tính nhân văn.

Dấu mốc đáng ghi nhớ của kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh là vở “Mai Thúc
Loan” (kịch bản Phan Lương Hảo, đạo diễn Xuân Huyền, âm nhạc Hồ Hữu
Thới) được công chúng hưởng ứng nhiệt liệt, giành được tặng Huy chương
Vàng tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc khu vực 4 năm 1985.

Từ đó đến nay, sân khấu kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh đã có sự phát triển
hàng chục vở, được công chúng ghi nhận ( “Không phải tôi” (1970) của Nguyễn
Trung Giáp, “Mai Thúc Loan” (1985) của Phan Lương Hảo, “Chuyện tình ông
vua trẻ” (1995) của Phùng Dũng; “Vết chấn tròn trong bão tố” (1996), “Danh
12 – Tổ 4
nhân lớn lên từ câu hò ví giặm” (1997) của Vũ Hải; “Lời Người lời của nước
non” (2007) của Vũ Hải - Nguyễn An Ninh… Đó là một thành công lớn của xây
dựng kịch bản Ví Giặm đánh dấu tên tuổi của các tác giả.

Về đạo diễn:

Đạo diễn là người xác định hướng đi của mỗi vở diễn. Phần lớn những
đạo diễn trong kịch hát Ví Giặm đều là đạo diễn không chuyên như đạo diễn
Xuân Huyền… Nhưng họ lại có một khoảng thời gian gắn bó và hòa nhập với
con người nơi đây để tìm về những nét đặc sắc nhất của Ví Giặm đưa lên sân
khấu.

Về diễn viên

Diễn viên là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện ở
trong kịch, khi lên sân khấu yêu cầu người diễn viên phải hiểu được nhiệm vụ,
tính cách của nhân vật mình đảm nhận; Phải phân biệt được đâu là tôi diễn viên,
đâu là tôi nhân vật và phải nắm và hiểu được các kỷ thuật cơ bản của nghệ thuật
diễn viên: cảm thụ, phán đoán, Hành động sân khấu, giao lưu sân khâu, thích
ứng sân khấu, liên hồi tưởng, tiếng nói sân khấu…

Diễn viên của kịch hát Ví Giặm phần lớn là diễn viên được ra lò từ
Trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Nghệ An. Nhưng những gì lớp trẻ có được
sau 3 năm đào tạo tại trường chưa thể đáp ứng đòi hỏi của một người diễn viên
xuất hiện trên sân khấu mà phải cần đến lớp đàn anh, chị tại đoàn phải dạy từ
những việc nhỏ, cơ bản nhất như: hát thế nào cho đúng các làn điệu dân ca Nghệ
Tĩnh, điệu bộ, giọng nói, cách diễn xuất, đi đứng trên sân khấu... Họ phải qua
giai đoạn diễn viên hậu trường chí ít cũng dăm bảy năm mới có thể xuất hiện
trên sân khấu. Còn chiếm được cảm tình của công chúng và trở thành ngôi sao
hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và sự đam mê của mỗi người.
Một trong số những tên tuổi đã toả sáng và thành danh là NSUT Hồng Lựu.

13 – Tổ 4
Tuy nhiên, để có được sự trưởng thành vững vàng như nghệ sĩ đàn chị Hồng
Lựu, đối với họ đang còn phải học hỏi, phải lao động cật lực, cần xây dựng được
cho mình một đội ngũ diễn viên có khả năng đảm nhận được những vai diễn có
tính cách phức tạp. Sự nỗ lực của họ trong tương lai sẽ góp phần khẳng định
kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh là một thể loại sân khấu kịch có bản sắc, có đủ khả
năng chuyển tải tốt những vấn đề nóng hổi của cuộc sống đương đại.

Các thành phần phụ trợ (âm nhạc, hóa trang, bài trí, âm thanh, ánh sáng)…
ngày càng chiếm vai trò quan trọng trên sân khấu kịch hát và luôn cần được đổi
mới để đáp ứng nhu cầu thời đại cũng như lột tả được hết tư tưởng, chủ đề của
mỗi vở kịch hát. Chính vì vậy tùy theo mục đích và nội dung thể hiện mà sân
khấu kịch hát dân caVí - Giặm có những cách trình bày, trang trí và đạo cụ khác
nhau.

Khán giả là nhân tố quan trọng quyết định đến số phận của một vở kịch. Đối
với kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh không chỉ có sự hưởng ứng nhiệt tình
của người dân địa phương mà còn có cả trong nước cũng như quốc tế. Đồng
nghĩa với sự quan tâm ấy, họ còn càng kì vọng hơn về chất lượng của vở kịch.
Để đáp ứng được những đòi hỏi ấy đội ngũ của các đoàn dân ca kịch hát dân ca
Nghệ Tĩnh cần phải cố gắng mới đổi và phát triển để theo kịp bước tiến của xã
hội đáp ứng kì vọng của người xem.

IV. Hình thức thể hiện

Cũng như các loại hình kịch hát khác thì kịch hát dân ca VÍ Giặm Nghệ Tĩnh
được hình thành bởi:

Hệ thống diễn viên xây dựng và biểu diễn nhân vật:…

Tập thể sáng tạo xây dựng tác phẩm

Biểu diễn trực tiếp trên sân khấu

14 – Tổ 4
Ba yếu tố này góp phần hình thành diện mạo của kịch hát Ví Giặm Nghệ
Tĩnh. Nó tạo nên sự khác biệt căn bản của loại hình dân ca so với Kịch hát.

V. Kĩ năng thể hiện

Hát

Về làn điệu:Ví – Giặm có hai làn điệu chính là ví và giặm thường sử dụng nhiều
từ ngữ địa phương với lối hát gần gũi, mộc mạc. Khi hát phải đảm bảo khi hát
phải đúng tiết tấu, cao độ, trường độ, luyến láy, thể hiện được giọng hát ngữ
điệu của phương ngữ Nghệ Tĩnh.

Âm chủ yếu là âm “ơ”.

Về âm nhạc: trên nền nhạc dân gian với các nhạc cụ như: trống, sáo ,nhị, đàn
bầu..

Diễn( vũ đạo hình thể)

Nếu như một vở kịch hát muốn thành công chỉ có âm nhạc, lời ca, trang
phục…thì chưa đủ mà người diễn viên mới chính là linh hồn đóng góp nên sự
thành công chính của vở kịch. Khi diễn viên lên sân khấu bên cạnh tính biểu
cảm trên khuôn mặt còn kết hợp các hành động: đi lại, chỉ trỏ…thể hiện được
nỗi bi ai, vui mừng… Nên một vở kịch hát dân ca Ví – Giặm thường có hát
trong diễn, diễn trong hát…

Vì là một loại hình kịch hát hiện đại nên diễn trong kịch hát Nghệ Tĩnh cũng
mang những đặc điểm của kịch hát, khác biệt lớn nhất đó là nó được thể hiện
bằng phương ngữ Nghệ Tĩnh.

Kĩ thuật xây dựng và thể hiện nhân vật

Trên sân khấu kịch mỗi nhân vật được xây dựng mang một phong cách
riêng, hệ thống nhân vật đa dạng thể hiện bản chất của nhân vật từ nhân vật

15 – Tổ 4
chính diện cho đến nhân vật phản diện…. Nhân vật là những hình tượng nghệ
thuật, xây dựng con người với những hành động tâm trạng, tính cách riêng thể
hiện những mảng màu cuộc sống.

Nhân vật trong kịch hát Ví Giặm Nghệ Tĩnh thường không có một mô típ
chung nào cả mà rất phong phú từ hình tượng người nông dân cho đến những
nhà trí thức, từ anh hùng dân tộc cho đến những kẻ tham ô. Vì vậy để xây dựng
được một nhân vật trong kịch hát Ví – Giặm yêu cầu người diễn viễn phải lột tả
được hết cái thần của nhân vật qua cách thể hiện giọng điệu, lối hát, hành đồng,
biểu cảm khuôn mặt…

VI. Kết luận

6.1. Hiện trạng

Hiên nay, kịch hát dân ca Ví – Giặm đã và đang có nhiều bước phát triển
vượt bậc cả về nội dung lẫn hình thức ngày một hòa mình vào nền kịch chung
của dân tộc được công chúng trong và ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên, sự phát
triển và hòa nhập ấy đã đặt kịch hát dân ca Ví – Giặm trước những lựa chọn và
phương pháp để bộ môn kịch hát này tiếp tục phát triển, góp phần bảo tồn, phát
huy dân ca Ví – Giặm truyền thống. Vấn đề này cần nhận được sự quan tâm hơn
khi mà quá trình sân khấu hóa dân ca đang cần sự ủng hộ hơn bao giờ hết. Dưới
đây là một số vấn đề hiện nay của kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh:

Bên cạnh các làn điệu dân ca cổ, thì kịch hát dân ca Ví – Giặm cần có
nhiều làn điệu cải biên mới mang tính thời đại và tạo tính xung đột kịch cao hơn.
Nhiều làn điệu đã được kiểm nghiệm qua các nhân vật với nhiều vở diễn đã
chứng tỏ sức sống lâu bền trên sân khấu kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh như: “giận
mà thương”, “hát khuyên”, “tứ hoa”...Tuy nhiên, nhiều sáng tác mới hiện nay đã
lạm dụng từ địa phương quá nhiều, hoặc đánh mất đi giá trị của phương ngữ mà
nó vốn có…

16 – Tổ 4
Kịch hát dân ca Ví - Giặm đang cần nhiều diễn viên trẻ có chuyên môn
tâm huyết với nghề để tiếp bước thế hệ đàn anh đàn chị đi trước, đưa kịch hát
dân ca Ví Giặm ngày một phát triển hơn nữa.

Sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành liên quan còn chưa chặt chẽ
nhất là trong vấn đề bảo tồn, phát triển.

6.2. Phướng hướng phát triển

Đối với kịch bản: cần tổ chức các cuộc thi viết kịch bản sân khấu kịch hát
dân ca có quy mô lớn để làm phong phú thêm các làn điệu dân ca Ví – giặm, thu
hút đông đảo số lượng ứng viên tham gia dự thi với đội ngũ nghệ nhân, nghệ sĩ
có uy tín và chuyên môn sâu trong quá trình tuyển chọn.

Đối với đội ngũ diễn viên: Đối với sân khấu nói chung và kịch hát dân ca
Ví – Giặm nói rêng, diễn viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là trung
tâm của sân khấu là linh hồn của vở kịch. Nếu không có diễn viên thì dù kịch
bản, âm thanh có hay, hội họa có đẹp thì cũng chỉ để nghe và ngắm thôi. Chính
vì vậy công tác đào tạo đội ngũ diễn viên là rất quan trọng, cần mở các lớp đào
tạo chuyên nghiệp từ tỉnh đến địa phương, ươm mầm tài năng ngay từ trong
trường học…

Đối với chính quyền địa phương: cần kêu gọi sự liên kết giữa các ban
ngành, tổ chức, để đem đến sự hỗ trợ hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cũng cần chú ý
quan tâm, hỗ trợ tới đời sống của diễn viên vì chỉ có niềm đam mê thì chưa đủ.

3.3. Tổng kết

Vấn đề đưa dân ca Nghệ - Tĩnh lên sân khấu là một bước tiến dài của
đoàn kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh nói riêng và nhân dân Nghệ Tĩnh nói chung.
Tuy nhiên quá trình này cũng đang gặp nhiều khó khăn, gập gềnh. Điều này
không chỉ mỗi kịch hát dân ca Ví – Giặm gặp phải mà còn chèo, tuồng, cải
lương, ca kịch bài chòi… Việc bổ sung làn điệu là yêu cầu cấp thiết để kho tàng
17 – Tổ 4
làn điệu càng đầy đủ, phong phú hơn. Con đường trước mắt đòi hỏi nhiều tâm
huyết của giới nhạc sĩ và nghệ sĩ trong ngoài tỉnh để đưa kịch hát dân ca Ví -
Giặm Nghệ Tĩnh vào vị trí ổn định trong làng kịch Việt Nam. Hy vọng trong
tương lại gần kịch hát dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh ngày một phát triển hơn nữa
không chỉ trong nước mà cả trên toàn thế giới sánh ngang với các loại hihf nghệ
thuật sân khấu khác.

18 – Tổ 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Trí Thành, “Nghệ thuật sân khấu cải lương kế thừa và biến đổi”,
Nxb Văn học.

2. Kỉ yếu hội thảo “30 năm sân khấu hóa dân ca Nghệ - Tĩnh”, Nxb Sân
khấu.

3. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1962 - 1963), Hát giặm Nghệ

Tĩnh, tập I (thượng), Nxb. Khoa học, Hà Nội

4. Nguyễn Chung Anh (1958), Hát ví Nghệ Tĩnh, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội.

5. http://sankhau.com.vn/news/dan-ca-vi-giam-toa-sang-trong-kho-tang-di-
san-the-gioi.aspx

6. http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-
nhin-van-hoa/khi-vi-giam-nghe-tinh-duoc-ton-vinh

7. http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/xu-nghe-ngay-
nay39/kich-hat-dan-ca-nghe-tinh--am-len-tu-nhung-guong-mat-tre

8. https://www.facebook.com/dancavidam/posts/464639240339552

Thủy làm pp giúp an nhé. Vì sửa hơi nhiều nên thời gian ít quá. Sorry

Xong càng sớm càng tốt nhé, xong gửi cho an luôn

Phần nào in đỏ thì làm pp, có gì không rõ hỏi an nhé.

Cuối cùng têem cho an một cái ảnh cho bọn nó hát, có pp chào kết thúc luôn,
chèn càng nhiều ảnh càng tốt. Như pp hôm trước thủy làm là đẹp ý.hi

An có tìm được một số ảnh thủy xem có dùng được không nha.

19 – Tổ 4

You might also like