You are on page 1of 36

13

CHƢƠNG 2
MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.2. Mở đầu
Để tính toán phân tích hệ thống điện cần phải mô hình hóa các phần tử của nó.
Trong phần này giới thiệu mô hình của các phần tử chính trong hệ thống điện như máy
phát, đường dây và phụ tải với mục đích tính toán chế độ xác lập của hệ thống điện.
Trong hệ thống điện có các phần tử cơ bản bao gồm: máy phát điện, máy biến áp,
đường dây truyền tải, các bộ tụ điện tĩnh, kháng điện, phụ tải điện.
Để có thể tính toán được chế độ xác lập trong hệ thống điện thì người ta đưa ra
các quy ước về nút như sau. Xét một nút thứ i trong hệ thống điện. Khi tính toán nó có
thể là một trong ba loại nút sau đây:
Nút phụ tải (nút P-Q): Công suất phức ̇ = Pi + jQi chạy vào hay đi ra từ hệ
thống đã được xác định ở nút phụ tải. Môđun Ui và góc pha của điện áp δi là các ẩn số
ở nút phụ tải.
Nút điều khiển điện áp (P-V): thường là nút phát, đã biết Pi và Ui. Giới hạn về
giá trị Qi cũng đã cho trước. Các biến ở các nút này là công suất phản kháng Qi và góc
pha điện áp i.
Nút cân bằng: Đó là một trong những nút nguồn được chọn để cân bằng công
suất trong hệ thống. Môđun Ui và góc pha i của nút cân bằng đã biết. Để thuận tiện
trong khi tính, góc pha điện áp thường lấy bằng 0. Công suất tác dụng và phản kháng
của nút cân bằng được xác định theo điều kiện cân bằng công suất. Số nút cân bằng
trong các hệ thống lớn có thể là một hay một số nút.
2.3. Mô hình toán học của các phần tử
2.3.1. Máy phát
Hệ thống máy phát gồm các phần tử cơ bản: Bộ tự động điều chỉnh điện áp
(AVR), turbin, máy phát, van điều chỉnh. Sơ đồ hệ thống máy phát như Hình 2.1.
Máy phát có thể thay thế bằng một công suất phát cố định PG và đại lượng điện
áp không đổi UG, nên nút máy phát còn gọi là nút PV (P - power: công suất, V -
voltage: điện áp). U0: điện áp tham chiếu, 0: tần số tham chiếu.
14

M¸y ph¸t B
Tuabin
®ång bé UG
C

Pvµo
Van ®iÒu chØnh KÝch tõ
§iÒu chØnh
tèc ®é
AVR

U0

Hình 2.1. Mô hình máy phát


CSTD PG và CSPK QG của máy phát thay đổi trong một giới hạn nhất định giữa
giá trị lớn nhất và bé nhất.
PGmin ≤ PG ≤ PGmax (2.1)
QGmin ≤ QG ≤ QGmax (2.2)
Một trong các máy phát, mà thông thường là máy phát có công suất lớn nhất,
được chọn làm nút cân bằng có công suất phát thay đổi để đáp ứng với những thay
đổi của phụ tải cũng như bù vào tổn thất công suất để đảm bảo cân bằng công suất
trong mạng điện. Nút cân bằng có độ lớn điện áp UG và góc pha G xác định.
Mô hình một pha đơn giản của máy phát điện đồng bộ được thể hiện như trong
Hình 2.2. Điện trở phần ứng thường rất nhỏ hơn so với trở kháng đồng bộ nên ta có
thể bỏ qua nó. Mạch điện tương đương của máy phát điện đồng bộ kết nối với nút
công suất vô cùng lớn được thể hiện như trong Hình 2.3.
Rs jXs
.
Ia
. .
E U T¶i

Hình 2.2. Sơ đồ mạch tương đương của máy phát điện đồng bộ
. .
E jXs U

.
Ia

Hình 2.3. Sơ đồ mạch của máy phát điện đồng bộ nối với nút vô cùng lớn
15

Hình 2.4 thể hiện đồ thị véc tơ của máy phát kết nối với nút có công suất vô
cùng lớn được xem như là nút tham chiếu đối với các nguồn sức điện động tương ứng
với hệ số công suất vượt trước, bằng 1 và chậm sau.
.
E

_.
a) Tải có hệ số công
ZsIa
.
U suất chậm sau
.
Ia

.
E

b) Tải có hệ số công
_.
ZsIa suất bằng 1
. .
Ia U

.
E
.
Ia
c) Tải có hệ số công
_. suất vượt trước
ZsIa
.
U

Hình 2.4. Đồ thị véc tơ của máy phát điện đồng bộ


Khảo sát mạch điện tương đương một pha được thể hiện như trong Hình 2.3.
Công suất phức ba pha tại đầu cực của máy phát là:
S  3UI*a (2.3)
Dòng điện phần ứng là:
E  U0
Ia  (2.4)
Zs 
Thay thế Ia* vào trong (2.3) ta được:
EU U2
S3      3  (2.5)
Zs Zs
Do đó công suất tác dụng 3 pha P và công suất phản kháng 3 pha Q là:
EU U2
P3 cos       3 cos  (2.6)
Zs Zs
16

EU U2
Q3 sin       3 sin  (2.7)
Zs Zs
Nếu bỏ qua điện trở Ra thì ̅ s = jXs và γ = 90o. Các phương trình (2.6) và (2.7) sẽ
trở thành:
EU
P3 sin    (2.8)
Zs

U
Q3  E cos   U  (2.9)
Xs
Phương trình (2.8) cho thấy rằng nếu E và U được giữ cố định và góc công suất δ
được thay đổi bằng cách thay đổi mômen điều khiển cơ, việc truyền công suất thay đổi
dạng hình sin tương ứng theo góc lệch δ. Từ (2.8), công suất cực đại theo lý thuyết xảy
ra khi δ = 90o
EU
P3 (2.10)
Xs
Ví dụ 2.1: Một máy phát đồng bộ ba pha 50 MVA, 30 kV, 60Hz có trở kháng đồng bộ
mỗi pha là 9 Ω và bỏ qua điện trở. Máy phát đang phát công suất định mức tại cosφ =
0,8 (chậm sau), ứng với điện áp đầu cực bằng điện áp định mức đến thanh cái công
suất vô cùng lớn.
a) Xác định nguồn sức điện động trên mỗi pha E và góc công suất δ.
b) Khi dòng kích từ được giữ cố định ở giá trị tìm được trong câu (a), mômen
quay giảm đến khi máy phát phát ra công suất 25 MW. Hãy xác định dòng điện trong
phần ứng và hệ số công suất.
c) Nếu máy phát đang vận hành ở nguồn sức điện động như trong câu (a), công
suất cực đại ở chế độ xác lập là bao nhiêu khi máy phát phát ra trước khi mất đồng bộ?
Đồng thời tìm dòng điện phần ứng tương ứng với công suất cực đại này.
Giải:
(a) Công suất toàn phần ba pha là:
S  50 cos1 0,8  5036,87o MVA  40  j30MVA
Điện áp định mức mỗi pha là:
17

30
U  17,320o kV
3
Dòng điện định mức là:

S*
Ia  * 
50  36,87 .10  962,25  36,87o A
o 3

3U 3.17,320o 
Nguồn sức điện động trên mỗi pha là:

E  17320,5   j9  962,25  36,87o   2355817,1o V

Vậy nguồn sức điện động trên mỗi pha là 23,558 kV và góc công suất là 17,1o
(b) Khi máy phát phát công suất 25 MW, góc công suất sẽ là
 25.9 
  sin 1    10,591o
 3.23,56.17,32 
Dòng điện phần ứng là:
23,55810,591o  17,3200o
Ia   807, 485  53, 43o A
j9
Hệ số công suất được xác định là cos(53,43o) = 0,596 chậm sau.
(c) Công suất cực đại xảy ra tại δ = 90o
EU 23,56.17,32
Pmax  3 3  136MW
Xs 9
Dòng điện phần ứng là:
23,55890o  17,3200o
Ia   3248,8536,32o A
j9
Hệ số công suất được xác định là cos(36,32o) = 0,8057 (vượt trước).
Ví dụ 2.2: Giả sử máy phát trong ví dụ 1.1 đang phát công suất 40 MW tại điện áp đầu
cực là 30 kV. Hãy tính toán góc công suất, dòng điện phần ứng, và hệ số công suất khi
dòng điện kích từ được điều chỉnh đối với các trường hợp kích từ như sau:
a) Điện áp kích từ giảm đến 79,2% giá trị điện áp tìm được trong ví dụ 1.1.
b) Điện áp kích từ giảm đến 59,27% giá trị điện áp tìm được trong ví dụ 1.1.
c) Tìm ngưỡng kích từ cực tiểu mà máy phát sẽ mất đồng bộ nếu thấp hơn nó.
Giải:
(a) Nguồn sức điện động mới là:
18

E  0,792.23558  18657V
Góc công suất là:
 40.9 
  sin 1    21,8o
 3.18,657.17,32 
Dòng điện phần ứng là:
1865721,8o  173200o
Ia   769,80o A
j9
Hệ số công suất được xác định là cos(0o) = 1.
(b) Nguồn sức điện động mới là:
E  0,5927.23558  13963V
Góc công suất là:
 40.9 
  sin 1    29,748o
 3.13,963.17,32 
Dòng điện phần ứng là:
1396321,8o  173200o
Ia   962,336,87o A
j9
Từ góc pha dòng điện, hệ số công suất là cos(36,87 o) = 0,8 (vượt trước). Máy
phát bị thiếu kích thích và đang nhận công suất phản kháng.
(c) Nguồn sức điện động cực tiểu tương ứng với δ = 90o là:
40.9
E  6,928kV
3.17,32.1
Dòng điện phần ứng là:
692890o  173200o
Ia   207368, 2o A
j9
Góc pha của dòng điện thể hiện rằng hệ số công suất là cos(68,2o) = 0,37 vượt
trước. Máy phát bị thiếu kích thích và đang nhận công suất phản kháng.
2.3.2. Máy biến áp
Ở đây chỉ trình bày ngắn gọn trên quan điểm mô hình để thực hiện tính toán chế
độ xác lập trong hệ thống điện.
19

2.3.2.1. Máy biến áp hai cuộn dây


Khi tính toán thường dùng sơ đồ thay thế hình  như trong Hình 2.5 với bốn
thông số đặc trưng cho quá trình tải điện qua MBA: điện trở RB, cảm kháng XB, điện
dẫn tác dụng GB và điện dẫn phản kháng BB
. .
I1 RB jX B I2

. .
U1 GB jB B U2

Hình 2.5. Mô hình MBA 2 cuộn dây


Trong đó:
2
n 
R B  R1  R  R1   1  R 2
'
2 (2.11)
 n2 
2
n 
X B  X1  X  X1   1  X 2
'
2 (2.12)
 n2 
Với R2’ và X2’ là điện trở và điện kháng của cuộn thứ cấp đã quy đổi về cuộn sơ
cấp, n1 và n2 tương ứng là số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp. Hệ số a = n 1/n2 gọi là tỉ
số biến áp hay hệ số biến áp.
Thường MBA điện lực, nhánh từ hóa có dòng khá nhỏ có thể bỏ qua. Khi đó
trên sơ đồ tương đương không có các nhánh GB, BB.
Ví dụ 2.3: Một máy biến áp hai cuộn dây 60 kVA, 240/1200 V, 60 Hz. Khi được vận
hành như một máy biến áp thông thường ở tải định mức có hệ số công suất bằng 0,8,
hiệu suất của nó là 0,96. Máy biến áp này được sử dụng như một máy biến áp tự ngẫu
giảm áp 1440/1200 V trong lưới điện phân phối.
a) Giả sử máy biến áp lý tưởng, tìm công suất định mức khi được sử dụng như
một máy biến áp tự ngẫu.
b) Tìm hiệu suất với tải như trong câu (a) và hệ số công suất 0,8
Giải:
Các dòng điện định mức của máy biến áp hai cuộn dây là:
60000 60000
I1   250A I2   50A
240 1200
20

Sơ đồ kết nối của máy biến áp tự ngẫu được thể hiện như hình sau:

250 A
240 V

300 A
1440 V

1200 V 50 A 1200 V

a) Dòng điện phía thứ cấp của máy biến áp tự ngẫu là:
IL  250  50  300A
Với các cuộn dây đang mang dòng điện định mức, công suất định mức của máy
biến áp tự ngẫu là:
S  1200.300.103  360kVA
Do đó, ưu điểm về điện của máy biến áp tự ngẫu là:
Sauto 360
 6
S2 _ w 60

b) Khi được vận hành như máy biến áp hai cuộn dây ở mức đầy tải, hệ số công suất
0,8 tổn thất sẽ được tìm thấy từ công thức sau:
60.0,8
 0,96
60.0,8  Ploss
Giải phương trình trên, tổng tổn thất công suất của máy biến áp là:
48 1  0,96 
Ploss   2,0 kW
0,96
Hiệu suất của máy biến áp tự ngẫu ở mức tải định mức, hệ số công suất 0,8 là:
360.0,8
 .100  99,31%
360.0,8  2
2.3.2.2. Máy biến áp ba cuộn dây
Sơ đồ thay thế MBA ba cuộn dây và MBA tự ngẫu có dạng hình sao đặt thêm
lượng tổn thất trong thép như trong Hình 2.6. Nếu bỏ qua dòng từ hóa ta có sơ đồ thay
thế MBA ba cuộn dây như sau:
21

.
R2 jX2 I2
. R1 jX1
I1
.
R3 jX3 I3

Hình 2.6. Mô hình MBA ba cuộn dây


Trong sơ đồ hình trên các thông số của cuộn 2 và 3 (thường qui ước là các cuộn
trung và cuộn hạ) đã được qui đổi về cuộn 1 (thường quy ước là cuộn cao). Các thông
số của MBA có thể tính toán theo các số liệu thí nghiệm: tổn thất ngắn mạch ∆P N
(kW), tổn thất thông tải ∆P0 (kW), điện áp ngắn mạch uN%, và dòng điện không tải
I0%.
2.3.2.3. Máy biến áp có đầu phân áp
Dòng CSTD trên đường dây được xác định bởi độ lệch góc pha của điện áp đầu
và cuối. Dòng CSPK được xác định chủ yếu bởi độ lệch điện áp. CSTD và CSPK có
thể điều chỉnh bằng cách có thể dùng bộ điều chỉnh điện áp MBA và việc điều chỉnh
MBA bổ trợ.

. .
. _ . Ij Uj
Ui . yt Ux
Ii

1:a
Hình 2.7. Sơ đồ điều chỉnh đầu phân áp với tỉ số a:1
Trong bộ điều chỉnh điện áp MBA, tỉ số tại giá trị định mức MBA được biểu diễn
bởi một tổng dẫn nối tiếp ̅ t trong hệ đơn vị tương đối. Tỉ số không định mức tổng dẫn
trong hệ đơn vị tương đối là khác nhau từ hai phía MBA. Tổng dẫn không thay đổi với
tổng dẫn không định mức. Coi một MBA như một tổng dẫn yt nối tiếp với một MBA
lý tưởng và được mô tả tỉ số khác với định mức là 1:a, được biểu diễn như hình vẽ
dưới, ̅ t là ma trận tổng dẫn trong hệ đơn vị tương đối với tỉ số điều chỉnh định mức là
1 và a là nấc định mức vị trí cho trong đơn vị tương đối cho phép chỉnh định nhỏ
khoảng 10%, trong đó hệ số biến áp a là số phức. Từ đó công suất phức ở phía bất kỳ
của MBA lý tưởng là như nhau. Hay điện áp đi từ bên này sang bên kia với vị trí góc
pha thì dòng điện sẽ đi từ bên này sang bên kia một góc lệch pha bất kỳ. Vì thế theo
chiều qui ước của dòng điện ta có:
22

Uj
Ux  (2.13)
a
Ii  aI j (2.14)
Trong đó:
Ii  y t  U i – U x  (2.15)

Thay thế cho ̇ x ta được:


Uj
Ii  y t U i – y t (2.16)
a
Thế vào ta được:
Ii
Ij   (2.17)
a*
Hay:
yt y
Ij   *
Ui  t2 U j (2.18)
a a

Khi đó viết dưới dạng ma trận


 yt 
y 
 Ii   t a   Ui 
  y 
yt   U  (2.19)
 I j    *t 2 
 j 
 a a 

Việc thay đổi đầu phân áp trên cả 2 đầu của một đường dây truyền tải hình tia có
thể được điều chỉnh để bù điện áp rơi trên đường dây đó. Khảo sát một pha của một
đường dây truyền tải ba pha với một máy biến áp tăng áp ở đầu đầu và một máy biến
áp giảm áp ở đầu cuối của đường dây đó. Sơ đồ một sợi được thể hiện trong Hình 2.8,
trong đó tS và tR là giá trị phân áp trong hệ đơn vị tương đối. Trong sơ đồ này, Ů1’ là
điện áp pha phía nguồn cấp được qui đổi về phía cao áp và Ů2’ là điện áp pha phía tải
cũng được qui đổi về phía cáo áp. Tổng trở bao gồm tổng trở của đường dây cộng với
các tổng trở của các máy biến áp đầu đầu và đầu cuối của đường dây đã được qui đổi
về phía cao áp. Nếu ŮS và ŮR là các điện áp pha ở hai đầu đường dây thì ta có:
23

. . _ . .
U'1 US . UR U'2
Z = R + jX I

1:tS tR:1

Hình 2.8. Đường dây hình tia với các MBA có đầu phân áp ở 2 đầu đường dây
UR  US   R  jX  I (2.20)
Đồ thị véc tơ đối với phương trình trên được thể hiện như trong Hình 2.9.
.
US

.
jXI
a b
. c
UR
.
RI
. d e
I

Hình 2.9. Đồ thị véc tơ


Dịch góc pha δ giữa hai đầu đường dây thường nhỏ và chúng ta có thể bỏ qua
thành phần vuông góc của ŮS. Xấp xỉ ŮS bởi thành phần ngang sẽ có kết quả là:
US  UR  ab  de  UR  I.Rcos+I.Xsin  (2.21)
Thay thế I từ Pf = URIcosθ và Qf = URIsinθ sẽ dẫn đến kết quả là:
RPf  XQf
US  U R  (2.22)
UR
Bởi vì US = tSU1’ và UR = tRU2’ mối quan hệ trên được biểu diễn lại theo U1’ và
U2’ trở thành:
RPf  XQf
t S U1  t R U2  (2.23)
t R U2
Hoặc:

1  RP  XQf 
tS   t R U2  f  (2.24)
U1  t R U2 

Giả sử tStR = 1, thay thế tR vào trong (2.24), tS được xác định như sau:
24

U2
U1
tS  (2.25)
RP  XQf
1 f
U1 U2
Ví dụ 2.4: Một đường dây truyền tải 3 pha đang cấp điện từ máy biến áp 23/230 kV ở
đầu đầu của nó. Đường dây đang cấp cho tải 150 MVA, hệ số công suất 0,8 thông qua
một máy biến áp giảm áp 230/23 kV. Tổng trở của đường dây và các máy biến áp ở
cấp 230 kV là 18 + j60 Ω. Máy biến áp ở đầu đầu của đường dây đang được cấp điện
bởi một nguồn 23 kV. Xác định giá trị của đầu phân áp đối với mỗi máy biến áp để
duy trì điện áp tại tải bằng 23 kV.
Giải:
Công suất tác dụng và phản kháng một pha là:
1
Pf  .150.0,8  40 MW
3
1
Qf  .150.0,6  30 MVAr
3
Các điện áp pha ở nguồn và tải qui đổi về phía cao áp là:
230 23 230
U1  U2   kV
23 3 3
Do đó, ta có:
1 1
tS   1,08pu Và tR   0,926pu
18.40  60.30 1,08
1
 
2
230 / 3

2.3.3. Đường dây


Ta phân chia thành các loại: mô hình đường dây ngắn, đường dây trung bình và
mô hình đường dây dài.
2.3.3.1. Đường dây ngắn
Đường dây ngắn có chiều dài nhỏ hơn 80 km hoặc điện áp nhỏ hơn 69 kV. Dung
dẫn đường dây được bỏ qua. Mô hình đường dây là một tổng trở như Hình 2.10.
25

_
. Z = R + jX .
IS IR

. .
US UR T¶i

Hình 2.10. Mô hình đường dây ngắn


Tổng trở của đường dây là:
Z  R  jX   r0  jx 0  (2.26)
Trong đó:
r0, x0 (Ω/km): điện trở và điện kháng trên 01 km chiều dài đường dây.
ℓ: Chiều dài đường dây.
Nếu tải ba pha có công suất toàn phần là ̇ R được nối ở cuối đường dây thì dòng
điện ở cuối đường dây sẽ là:
S*R
IR  * (2.27)
3U R
Trong đó: ŮR – là điện áp pha ở cuối đường dây
Điện áp pha ở đầu đường dây là:
US  UR  ZIR (2.28)
Bởi vì bỏ qua dung dẫn phản kháng của đường dây nên dòng điện ở đầu đầu và
đầu cuối bằng nhau.
IS  IR (2.29)
Đường dây truyền tải có thể được mô hình hóa dưới dạng mạng hai cửa như
trong Hình 2.11 và các phương trình trên có thể được viết dưới dạng các hằng số mạch
điện tổng quát được biết như là các tham số ABCD.
. .
IS IR

. .
US ABCD UR

Hình 2.11. Mô hình mạng hai cửa của đường dây ngắn.
26

US  AUR  BIR (2.30)

IS  CUR  DIR (2.31)


Hoặc viết dưới dạng ma trận:
 US   A B   U R 
    (2.32)
 IS   C D   I R 
Theo (2.28) và (2.29), mô hình đường dây ngắn có:
A 1 BZ C0 D 1 (2.33)
Việc điều chỉnh điện áp của đường dây có thể được định nghĩa như là sự thay đổi
phần trăm điện áp ở đầu cuối của đường dây (biểu diễn dưới dạng phần trăm theo điện
áp đầy tải) từ lúc không tải đến khi đầy tải.
U R ( NL)  U R (FL)
UR %  .100 (2.34)
U R (FL)

Khi không tải thì İR = 0 và từ (2.30):


US
U R ( NL)  (2.35)
A

.
E

_.
a) Tải có hệ số công
ZsIa
.
U suất chậm sau
.
Ia

.
E

b) Tải có hệ số công
_.
ZsIa suất bằng 1
. .
Ia U

.
E
.
Ia
c) Tải có hệ số công
_. suất vượt trước
ZsIa
.
U

Hình 2.12. Đồ thị véc tơ thể hiện điện áp rơi và phụ thuộc vào hệ số công suất tải
27

Đối với đường dây ngắn, A = 1 và ŮR(NL) = ŮS. Điều chỉnh điện áp là giá trị đo
của điện áp rơi và phụ thuộc vào hệ số công suất của tải. Điều chỉnh điện áp sẽ kém
đối với các tải có hệ số công suất chậm sau thấp. Với các tải có tính dung thì hệ số
công suất vượt trước nên điều chỉnh điện áp có thể trở thành âm. Điều này được mô tả
như trong đồ thị véc tơ trong Hình 2.12.
Khi điện áp ở đầu đường dây đã được tính toán thì công suất ở đầu đường dây sẽ
được tính như sau:
SS  3USI*S (2.36)
Tổng tổn thất trên đường dây là:
SL  SS  SR (2.37)
Hiệu suất của đường dây truyền tải là:
PR
 (2.38)
PS
Trong đó: PR và PS tương ứng là công suất tác dụng ở đầu cuối và đầu đầu của đường
dây.
Ví dụ 2.5: Một đường dây truyền tải ba pha 220 kV có chiều dài 40 km. Điện trở mỗi
pha là 0,15 Ω/km và điện cảm mỗi pha là 1,3263 mH/km. Bỏ qua dung dẫn phản
kháng. Sử dụng mô hình đường dây ngắn để tìm điện áp và công suất ở đầu đầu và đầu
cuối, điều chỉnh điện áp và hiệu suất khi đường dây đang mang tải là:
a) 381 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 220 kV
b) 381 MVA, cosφ = 0,8 (vượt trước), ở điện áp 220 kV
Giải:
a) 381 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 220 kV
Tổng trở mỗi pha của đường dây là:

Z   r0  jx 0    0,15  j2.60.1,3263.103  40  6  j20 

Điện áp pha ở cuối đường dây là:


2200o
UR   1270o kV
3
Công suất toàn phần là:
SR  381 cos1 0,8  38136,87o  304,8  j228,6MVA
28

Dòng điện mỗi pha là:


S*R 381  36,87o.103
IR  *   1000  36,87o A
3U R 3.1270 o

Từ (2.28) điện áp ở đầu đường dây là:

US  U R  ZIR  1270o   6  j20  1000  36,87 o 103 


 144,334,93o kV
Biên độ điện áp dây ở đầu đường dây là:

US(LL)  3US  250kV


Công suất ở đầu đường dây là:
SS  3USI*S  3.144,334,93o.100036,87o.103
 322,8  j288,6 MVA  43341,8o MVA
Điều chỉnh điện áp là:
250  220
UR %  .100  13,6%
220
Hiệu suất truyền tải của đường dây là:
PR (3) 304,8
  .100  94, 4%
PS(3) 322,8

b) 381 MVA, cosφ = 0,8 vượt trước ở điện áp 220 kV


Dòng điện mỗi pha là:
S*R 38136,87o.103
IR    100036,87o A
3U R*
3.1270 o

Điện áp đầu đầu của đường dây là:

US  U R  ZI R  1270o   6  j20  100036,87 o 10 3 


 121,399, 29o kV
Biên độ điện áp dây ở đầu đường dây là:

US(LL)  3US  210,26kV


Công suất đầu đầu của đường dây là:
SS  3USI*S  3.121,399, 29o.1000  36,87 o.10 3
 322,8  j168,6 MVA  364,18  27,58o MVA
29

Điều chỉnh điện áp là:


210, 26  220
UR %  .100  4, 43%
220
Hiệu suất truyền tải của đường dây là:
PR 304,8
  .100  94, 4%
PS 322,8
2.3.3.2. Đường dây trung bình
Đường dây trung bình có chiều dài lớn hơn 80 (km) và nhỏ hơn 250 (km), điện
áp từ 66 (kV) đến 330 (kV). Đối với đường dây này có sơ đồ thay thế hình  như trong
Hình 2.13.
_
. Z = R + jX . .
IS IL IR

_ _
. Y Y .
US 2 2 UR

Hình 2.13. Mô hình đường dây trung bình


Tổng dẫn shunt được tính như sau:
Y   g0  jb0  (2.39)
Trong đó: g0, b0 là điện dẫn tác dụng và dung dẫn phản kháng trên 1 km đường dây.
Từ KCL dòng điện trong tổng trở là:
Y
IL  IR  UR (2.40)
2
Điện áp ở đầu của đường dây là:
US  UR  ZIL (2.41)
Thay thế İL vào (2.41), ta được:
 ZY 
US   1  U R  ZI R
2 
(2.42)

Dòng điện ở đầu của đường dây là:
30

Y
IS  I L  US (2.43)
2
Thay thế IL và US vào (2.43), ta có:
 ZY   ZY 
IS  Y 1   U R  1 
2 
IR (2.44)
 4  
So sánh (2.42) và (2.43) với (2.30) và (2.31), suy ra:
 ZY 
A  1  BZ
2 
(2.45)

 ZY   ZY 
C  Y 1  D  1 
4  2 
(2.46)
 
Thông thường các tham số ABCD là số phức và do đó mô hình hình π là mạng
hai cửa đối xứng, A = D và có tính chất sau:
AD  BC  1 (2.47)
Các đại lượng ở đầu đường dây có thể được biểu diễn theo các đại lượng ở cuối
đường dây như sau:
 U R   D  B  US 
    (2.48)
 I R    C A   IS 
Ví dụ 2.6: Đường dây truyền tải ba pha 345 kV có chiều dài 130 km. Điện trở mỗi pha
là 0,036 Ω/km và điện cảm mỗi pha là 0,8 mH/km. Điện dung shunt là 0,0112 μF/km.
Tải ở cuối đường dây là 270 MVA, hệ số công suất là 0,8 chậm sau ở điện áp 325 kV.
Sử dụng mô hình đường dây trung bình để tìm điện áp và công suất đầu đường dây và
điều chỉnh điện áp?
Giải: Tổng trở của đường dây là:

Z   0,036  j2.60.0,8.103 130  4,68  j39,2071

Tổng dẫn shunt của đường dây là:


Y  j2.60.0,0112.106.130  j5,48899.104 S
Các tham số ABCD là:

ZY  4,68  j39, 2071  j5, 48899.104 


A  1  1
2 2
 0,9892  j0,0013
31

B  Z  4,68  j39,2071

 ZY    4,68  j39, 2071  j5, 48899.104  


  j5, 48899.10 1  
4
C  Y 1 
 4  4 
 
0
D  A  0,9892  j0,0013
Điện áp pha ở cuối đường dây là:
3250o
UR   187,63880o kV
3
Công suất toàn phần là:
SR  270 cos1 0,8  27036,87o  216  j162MVA
Dòng điện ở cuối đường dây là:
S*R 270  36,87o
IR  *  .103
3U R 3.187,63880 o

 383,72  j287,79 A  479,6448  36,87o A


Sử dụng mô hình mạng 2 cửa ta có:
 US   A B   U R 
   
 IS   C D   I R 
0,9892  j0,0013 4,68  j39, 2071   187,6388  j0 

 0 0,9892  j0,0013 383,72  j287,79 
 199,18714,0127 o kV 
 
 421,1321  25,5686 A 
o

Biên độ điện áp dây ở đầu đường dây là:

US(LL)  3US  345,002kV


Công suất ở đầu đường dây là:
SS  3Us I*S
 3. 199,18714,0127 o  421,132125,5686o 10 3 
 218,85  j124, 23 MVA  251,652329,5812o MVA
Từ (2.35), ta có:
32

US 199,18714,0127o
U R ( NL)  
A 0,9892  j0,0013
 200,88  j13,829 kV  201,35363,9383o kV
Điều chỉnh điện áp là:

201,3536 3  325
UR %  .100  7,30913%
325
Ví dụ 2.7: Đường dây truyền tải ba pha 345 kV có chiều dài là 130 km. Tổng trở mỗi
pha là z = 0,036 + j0,3 Ω/km và tổng dẫn shunt mỗi pha là y = j4,22.10-6 S/km. Điện
áp ở đầu đường dây là 345 kV và dòng điện ở đầu đường dây là 400 A với hệ số công
suất là 0,95 chậm sau. Sử dụng mô hình đường dây trung bình để tìm điện áp, dòng
điện và công suất ở cuối đường dây và điều chỉnh điện áp.
Giải:
Tổng trở của đường dây là:
Z   0,036  j0,3130  4,68  j39,0 

Tổng dẫn shunt của đường dây là:


Y  j4, 22.106.130  j5, 486.104 S
Các tham số ABCD là:

ZY  4,68  j39,0   j5, 486.104 


A  1  1
2 2
 0,9893  j0,0013

B  Z  4,68  j39,0

 ZY    4,68  j39,0   j5, 486.104  


C  Y 1   j5, 486.10 . 1 
4

 4   4 
 
0
D  A  0,9893  j0,0013
Điện áp pha ở đầu đường dây là:
3450o
US   199,18580o kV
3
Dòng điện ở đầu đường dây là:
33

IS  400  cos1  0,95  400  18,1949o A

Sử dụng mô hình mạng 2 cửa ta có:


 U R   D  B  US 
   
 I R    C A   IS 
0,9893  j0,0013 4,68  j39,0   199,18580o 
  
 0 0,9893  j0,0013  400  18,1949o 
190,9180  4,1992o kV 
 
 441,8318  31,6383 A 
o

Biên độ điện áp dây ở cuối đường dây là:

UR(LL)  3UR  330,6797 kV


Công suất ở cuối đường dây là:
SR  3U R I*R
 3. 190,9180  4,1992o  441,8318  31,6383o 103 
 224,59  j116,61 MVA  253,061027, 4391o MVA
Từ (2.35), ta có:
US 199,18580o
U R ( NL)  
A 0,9893  j0,0013
 201,34  j26,126 kV  201,3395  0.0743o kV
Điều chỉnh điện áp là:

201,3395 3  345
UR %  .100  5,4586%
345
2.3.3.3. Đường dây dài
Đường dây mạng điện áp siêu cao, dài từ 250 km trở lên, có khi dài đến hàng
ngàn km, được xem là đường dây dài có thông số rải đều. Trên cơ sở lý thuyết mạch
có thể xét nó theo mô hình mạng hai cửa như Hình 2.14.
. .
IS IR

. .
US ABCD UR

Hình 2.14. Mô hình mạng hai cửa của đường dây dài
34

CĐXL của đường dây dài thông số rải có thể viết ở dạng:
 ch Zcsh 
 US    UR 
    1 sh ch   I R 
(2.49)
 IS   Z 
 C
Trong đó: ŮS, İS: điện áp và dòng điện đầu đường dây.
ŮR, İR: điện áp và dòng điện cuối đường dây.
: hằng số lan truyền sóng   y0 z0

Zc, Yc: tổng trở và tổng dẫn sóng


z0 y0
Zc  và Yc  (2.50)
y0 z0

̅0 = r0 + jx0: tổng trở dọc tính trên một đơn vị chiều dài đường dây.
̅ 0 = g0 + jb0: tổng dẫn ngang tính trên một đơn vị chiều dài đường dây
Ký hiệu ̅ = ̅0ℓ ; ̅ = ̅ 0ℓ, nếu hiểu ̅ và ̅ như là tổng trở và tổng dẫn của đường

dây tính đơn giản như đối với đường dây ngắn thì có thể viết   ZY đồng thời
phương trình CĐXL của đường dây dài sẽ có dạng:
 Z 
 ch ZY sh ZY 
 US   Y   UR   A B   UR 
    I R   C D   I R 
(2.51)
 IS  Y
 sh ZY ch ZY 
 Z 
Hệ phương trình trên tương đương với phương trình của mạng 2 cửa. Nếu
chuyển về dạng sơ đồ hình  như Hình 2.15, các thông số có thể xác định như sau:

Z sh ZY
Z  B  sh ZY  Z
Y ZY
(2.52)
Y A  1 Y th( YZ / 2)
 
2 B 2 YZ / 2

i Z j

Y Y
2 2

Hình 2.15. Mô hình hình π của đường dây dài


35

Công thức cho thấy, khi chiều dài đường dây l đủ nhỏ để sh ZY  ZY và

th( ZY / 2)  ZY / 2 thì có thể tính Z  ̅ ; Y  ̅. Nghĩa là coi như đường dây có


thông số tập trung (với ℓ  100(km).
Ưu điểm của cách mô phỏng đường dây dài siêu cao áp bằng mạng 4 cực với sơ
đồ hình  (thông số tính theo phương trình đường dây có thông số rải) là số phần tử
của sơ đồ ít hơn, đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên nhược điểm là không theo dõi
được thông số phân bố dọc theo đường dây. Việc tính toán trị số của Z và Y rất phức
tạp.
2.3.4. Các kháng điện, tụ điện (bù dọc, bù ngang)
Các phần tử này có thể thay thế đơn giản bằng các nhánh có điện kháng và điện
dung tương ứng.
- Tụ điện: Mô hình tụ điện như Hình 2.16.
-jXC

Hình 2.16. Mô hình tụ điện


- Kháng điện: Mô hình kháng điện như Hình 2.17. Thông số được cho thường là
công suất và điện áp định mức. Khi đó cần xác định:
U 2®m
Xk  (2.53)
Q k®m
Trong đó: Ukđm: trị số điện áp dây định mức
Qkdm: công suất định mức 3 pha của kháng điện

jX K

Hình 2.17. Mô hình kháng điện


2.3.5. Phụ tải
Tùy theo mục đích tính toán phụ tải được xét là trị số trung bình, trị số cực đại
hay cả đường cong đặc tính (còn gọi là đặc tính tĩnh phụ tải). Khi tính toán chế độ của
lưới cung cấp điện trong trạng thái vận hành nói chung phải xét đến đặc tính tĩnh phụ
tải.
36

Đặc tính tĩnh phụ tải là quan hệ giữa công suất (tác dụng, phản kháng) với điện
áp thanh cái cung cấp và tần số hệ thống. Các đặc tính chỉ có thể xác định bằng thực
nghiệm, thống kê và cho dưới dạng hàm tiệm cận:

P  U,f   P0  a 0  a1U  a 2 U 2   0  1f  (2.54)

Q  U,f   Q0  b0  b1U  b2 U 2  0  1f  (2.55)

Trong đó:
P0, Q0 là trị số CSTD và phản kháng ứng với lúc U = Uđm; f = fđm.
a, b, α, β: là các hệ số tiệm cận thỏa mãn điều kiện:
a 0  a1  a 2  b0  b1  b 2  1
0  1  0  1  1
Vì phụ tải luôn luôn biến đổi nên rất khó khăn cho việc xác định mô hình. Để
tính chính xác người ta dùng đặc tính P-V và Q-V của từng loại phụ tải nhưng xử lý
phân tích rất phức tạp. Vì vậy người ta đưa ra ba cách giới thiệu chính về tải dùng cho
mục đích tính toán phân tích:
- Công suất phụ tải không đổi: cả CSTD và CSPK đều bằng hằng số, thường
dùng để nghiên cứu tính toán trào lưu công suất.
- Dòng điện phụ tải không đổi: dòng điện tải I trong trường hợp này được tính:
P  jQ
I  I   (2.56)
U*
Trong đó: Ů = U là điện áp pha và φ = tg-1(Q/P) là góc hệ số công suất. Độ lớn của
I được giữ không đổi.
U U

Z = R + jX

P + jQ
Hình 2.18. Mô hình phụ tải
- Tổng trở phụ tải không đổi: Đây là mô hình thường sử dụng khi nghiên cứu ổn
định. Nếu cho CSTD và CSPK của phụ tải là hằng số, tổng trở tải tính như sau:
37

U U2 P  jQ
Z  và Y  (2.57)
I P  jQ U2
Trong tính toán thực tế thường áp dụng trường hợp đặc biệt P = const, Q = const
và sơ đồ thay thế phụ tải là tổng trở bằng ̅ = R + jX.
2.4. Hệ đơn vị tƣơng đối
2.4.1. Trị số tương đối
Định nghĩa: Trị số tương đối của một đại lượng vật lý nào đó là tỷ số giữa nó với
một đại lượng vật lý khác cùng thứ nguyên được chọn làm đơn vị đo lường. Đại lượng
vật lý chọn làm đơn vị đo lường được gọi đại lượng cơ bản.
A
A*(cb)  (2.58)
A cb
Trong đó: A – là giá trị thực của đại lượng A
Acb – Đại lượng cơ bản
A*(cb) – Trị số tương đối của đại lượng A
Như vậy, muốn biểu diễn các đại lượng trong đơn vị tương đối trước hết cần
chọn các đại lượng cơ bản. Khi tính toán đối với hệ thống điện 3 pha người ta dùng
các đại lượng cơ bản sau:
Scb: công suất cơ bản 3 pha. Ucb: điện áp dây cơ bản.
Icb: dòng điện cơ bản. Zcb: tổng trở pha cơ bản.
Xét về ý nghĩa vật lý, các đại lượng cơ bản này có liên hệ với nhau qua các biểu
thức sau:

Scb  3Ucb Icb (2.59)

U cb
Zcb  (2.60)
3Icb
Do đó ta chỉ có thể chọn tùy ý một số đại lượng cơ bản, các đại lượng cơ bản còn
lại được tính từ các biểu thức trên. Thông thường chọn trước Scb và Ucb.
Khi đã chọn các đại lượng cơ bản thì các đại lượng trong đơn vị tương đối được
tính từ các đại lượng thực như sau:
38

S U
S*(cb)  ; U*(cb) 
Scb U cb
(2.61)
I Z
I*(cb)  ; Z*(cb) 
Icb Zcb
2.4.2. Tính đổi lượng cơ bản
Một đại lượng trong đơn vị tương đối là A *(cb1) với lượng cơ bản là Acb1 có thể
tính đổi thành A*(cb2) tương ứng với lượng cơ bản là Acb2 theo biểu thức sau:
A  A*( cb1) Acb1  A*( cb2) Acb 2 (2.62)
Ví dụ, đã cho Z*(cb1) ứng với các lượng cơ bản (Scb1, Ucb1) cần tính đổi sang hệ
đơn vị tương đối ứng với các lượng cơ bản (Scb2, Ucb2):
2
Scb2 Ucb1
Z*(cb2)  Z*(cb1) 2 (2.63)
Scb1 U cb2
Nếu các điện áp cơ bản bằng nhau Ucb1 = Ucb2 thì (2.63) trở thành:
Scb2
Z*(cb2)  Z*(cb1) (2.64)
Scb1
Ví dụ 2.8: Sơ đồ một sợi của hệ thống điện ba pha như trong hình vẽ sau. Chọn lượng
cơ bản thông thường là 100 MVA và 22 kV ở phía máy phát. Vẽ sơ đồ tổng trở với tất
cả các tổng trở bao gồm tổng trở tải được tính trong hệ đơn vị tương đối. Dữ liệu của
nhà sản xuất đối với mỗi thiết bị được cho như sau:

G: 90 MVA 22 kV X = 18%
T1: 50 MVA 22/220 kV X = 10%
T2: 40 MVA 220/11 kV X = 6,0%
T3: 40 MVA 22/110 kV X = 6,4%
T4: 40 MVA 110/11 kV X = 8,0%
M: 66,5 MVA 10,45 kV X = 18,5%
1 T1 2 3 T2 4
Line 1
220 kV

G M
T3 5 6 T4
Line 2
110 kV T¶i

Hình 2.19. Sơ đồ một sợi của hệ thống điện trong ví dụ 1.8


39

Tải ba pha tại nút 4 tiêu thụ 57 MVA, hệ số công suất 0,6 chậm sau ở điện áp

10,45 kV. Đường dây 1 và 2 có trở kháng là 48,4 Ω và 65,43 Ω tương ứng.

Giải:

Theo đầu bài ta có Scb = 100 MVA và Ucb1 = 22 kV (Ở cấp máy phát)

Do đó điện áp cơ bản ở phía cao áp của T1 là:


Ucb1 220
Ucb2   22  220kV
k T1h c 22
Suy ra điện áp cơ bản ở phía cao áp của T2 là:
Ucb3  Ucb2  220kV

Điện áp cơ bản phía hạ áp của T2 là:


Ucb3 11
Ucb4   220  11kV
k T2ch 220
Tương tự, điện áp cơ bản tại các nút 5 và 6 là:
Ucb1 110
Ucb5  Ucb6   22  110kV
k T1h c 22
Bởi vì điện áp cơ bản của máy phát và máy biến áp bằng với điện áp định mức
của chúng nên theo (2.64) ta có:
100
G: X  0,18.  0, 20 pu
90
100
T1: X  0,10.  0, 20 pu
50
100
T2 : X  0,06.  0,15pu
40
100
T3 : X  0,064  0,16 pu
40
100
T4 : X  0,08  0, 20 pu
40
Trở kháng của động cơ được biểu diễn theo công suất định mức 66,5 MVA và
10,45 kV của nó. Tuy nhiên điện áp cơ bản tại nút 4 đối với động cơ là 11 kV. Từ
(2.63), trở kháng của động cơ trên lượng cơ bản 100 MVA, 11 kV là:
40

100 10, 452


M: X  0,185. .  0, 25pu
66,5 112
Tổng trở cơ bản đối với các đường dây 1 và 2 là:
2202
Zcb2   484 
100
1102
Zcb5   121
100
Các trở kháng của các đường dây 1 và 2 trong hệ đơn vị tương đối là:
48, 4 65, 43
L1: X  0,1pu L2 : X  0,54 pu
484 121
Công suất toàn phần tại hệ số công suất 0,6 chậm sau là:
SL  5753,13o MVA
Do đó, tổng trở tải trong hệ đơn vị có tên là:
U2 10, 452
ZL  *   1,1495  j1,53267 
SL 57  53,13o
Tổng trở cơ bản của tải là:
112
Zcb4   1, 21
100
Do đó, tổng trở tải trong hệ đơn vị tương đối là:
1,1495  j1,53267
ZL(pu)   0,95  j1,2667 pu
1,21
Sơ đồ mạch điện tương đương trong hệ đơn vị tương đối như hình sau.
1 j0,20 j0,10 j0,15 4
.
I
j0,16 j0,54 j0,20 .
Im

.
j0,2 IL j0,25
0,95
. .
Eg G M Em
j1,2667

Hình 2.20. Sơ đồ thay thế có tổng trở dưới dạng đơn vị tương đối.
41

Ví dụ 2.9: Động cơ trong ví dụ 1.8 vận hành đầy tải với hệ số công suất 0,8 vượt trước
tại điện áp đầu cực là 10,45 kV
a) Xác định điện áp tại đầu cực máy phát (nút 1)?
b) Xác định sức điện động bên trong của máy phát và động cơ?
Giải:
a) Xác định điện áp tại đầu cực máy phát (nút 1)
Điện áp trong đơn vị tương đối tại nút 4 được xem như là giá trị tham chiếu:
10, 45
U4   0,950o pu
11
Công suất toàn phần ở hệ số công suất 0,8 vượt trước là:
66,5
Sm    36,87o pu
100
Do đó dòng điện được tiêu thụ bởi động cơ là:
S*m 0,66536,87o
Im  *   0,56  j0, 42 pu
U4 0,950o
Dòng điện được tiêu thụ bởi tải là:
U4 0,950o
IL    0,36  j0, 48pu
ZL 0,95  j1, 2667
Tổng dòng lấy ra khỏi nút 4 là:
I  Im  IL   0,56  j0, 42    0,36  j0, 48  0,92  j0,06pu

Trở kháng tương đương của các nhánh song song là:
0, 45.0,9
X||   0,3pu
0, 45  0,9
Điện áp đầu cực của máy phát là:
U1  U 4  Z||I  0,950o  j0,3.  0,92  j0,06 
 0,968  j0, 276  1,015,91o pu

Hay: U1  2215,91o kV
b) Xác định sức điện động bên trong của máy phát và động cơ
Sức điện động của máy phát là:
42

E g  U1  Zg I   0,968  j0, 276   j0, 2.  0,92  j0,06 


 1,082625,14o pu

Hay: Eg  23,8225,14o kV

Sức điện động của động cơ là:


E m  U 4  Zm I m   0,95  j0   j0, 25.  0,56  j0, 42 
 1,064  7,56o pu

Hay: Em  11,71  7,56o kV


43

Bài tập chƣơng 2

Bài 1. Một máy phát ba pha 318,75 kVA, 2300 V có điện trở phần ứng của mỗi pha là
0,35 Ω và trở kháng đồng bộ của mỗi pha là 1,2 Ω. Xác định nguồn sức điện động của
máy phát khi không tải và có tải:
a) Đầy tải với cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp định mức.
b) Đầy tải với cosφ = 0,6 (vượt trước), ở điện áp định mức.
Bài 2. Một máy phát đồng bộ ba pha 60 MVA, 69,3 kV có trở kháng đồng bộ của mỗi
pha là 15 Ω và bỏ qua điện trở phần ứng.
a) Máy phát đang phát công suất định mức với cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp
đầu cực định mức đến nút vô cùng lớn. Xác định biên độ của nguồn sức điện động của
mỗi pha và góc công suất δ?
b) Nếu nguồn sức điện động được phát ra là 36 kV cho mỗi pha, công suất ba pha
cực đại là bao nhiêu mà máy phát có thể phát trước khi mất đồng bộ?
c) Máy phát đang phát công suất 48 MW đến nút vô cùng lớn với điện áp định
mức và dòng điện kích từ được điều chỉnh để cho nguồn sức điện động của mỗi pha là
46 kV. Xác định dòng điện phần ứng và hệ số công suất. Hệ số công suất là chậm sau
hay vượt trước?
Bài 3. Một máy phát đồng bộ ba pha 24000kVA; 17,32 kV; 60 Hz có trở kháng đồng
bộ của mỗi pha là 5 Ω và bỏ qua điện trở phần ứng.
a) Tại một giá trị kích từ nhất định, máy phát phát công suất tải định mức, cosφ =
0,8 (chậm sau) đến nút vô cùng lớn tại điện áp dây là 17,32 kV. Xác định nguồn sức
điện động của mỗi pha.
b) Nguồn sức điện động của mỗi pha được duy trì ở 13,4 kV và điện áp đầu cực
của mỗi pha là 10 kV. Công suất tác dụng ba pha cực đại mà máy phát có thể phát ra
trước khi mất đồng bộ là bao nhiêu?
c) Xác định dòng điện phần ứng đối với điều kiện ở câu b.
Bài 4. Một máy biến áp ba pha Y/Δ 400 MVA, 240/24 kV có tổng trở tương đương là
1,2 + j6 Ω mỗi pha được qui đổi về phía cao áp. Máy biến áp đang cấp điện cho tải ba
pha 400 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), tại điện áp đầu cực tải là 24 kV (điện áp dây) ở
phía hạ áp của nó. Phía sơ cấp được cấp điện bởi một đường dây có tổng trở của mỗi
44

pha là 0,6 + j1,2 Ω. Xác định điện áp dây ở phía cao áp của máy biến áp và ở đầu của
đường dây.
Bài 5. Trong bài 4, các giá trị định mức của máy biến áp được xem như là các lượng
cơ bản, hãy biểu diễn tất cả các tổng trở trong hệ đơn vị tương đối. Thực hiện với các
giá trị tương đối, hãy xác định điện áp dây ở phía cao áp của máy biến áp và ở đầu của
đường dây.
Bài 6. Một máy phát đồng bộ ba pha nối hình Y, 75 MVA, 27 kV có trở kháng đồng
bộ của mỗi pha là 9,0 Ω. Sử dụng công suất và điện áp định mức như là lượng cơ bản,
hãy xác định trở kháng trong hệ đơn vị tương đối. Sau đó qui đổi giá trị tương đối đó
về lượng cơ bản 100 MVA, 30 kV.
Bài 7. Một máy biến áp một pha 40 MVA, 20/400 kV có các tổng trở như sau:
̅ 1 = 0,9 + j1,8 Ω và ̅ 2 = 128 + j228 Ω
Sử dụng lượng định mức của máy biến áp như là lượng cơ bản hãy xác định tổng
trở trong hệ đơn vị tương đối của máy biến áp đó từ các giá trị trong hệ đơn vị có tên
được qui đổi về phía hạ áp. Tính toán tổng trở trong hệ đơn vị tương đối sử dụng giá
trị trong hệ đơn vị có tên được qui đổi về phía cao áp.
Bài 8. Vẽ sơ đồ tổng trở của hệ thống điện như hình vẽ sau, thể hiện tất cả tổng trở
trong hệ đơn vị tương đối với lượng công suất cơ bản 100 MVA. Chọn 20 kV như là
điện áp cơ bản đối với máy phát. Công suất ba pha và điện áp dây như sau:

G1: 90 MVA 20 kV X = 9%

T1: 80 MVA 20/200 kV X = 16%

T2: 80 MVA 200/20 kV X = 20%

G2 90 MVA 18 kV X = 9%

Line 200 kV X = 120 Ω

Tải 200 kV S = 48 + j64 MVA

T1 1 2 T2
Line
G1 G2

T¶i
45

Bài 9. Sơ đồ một sợi của một hệ thống điện như trong hình vẽ sau:
1 T1 2 3 T2 4
Line 1
220 kV

G M
T3 5 6 T4
Line 2
110 kV

T¶i

Công suất ba pha và điện áp dây định mức được cho như sau:

G: 80 MVA 22 kV X = 24%

T1: 50 MVA 22/220 kV X = 10%

T2: 40 MVA 220/22 kV X = 6,0%

T3: 40 MVA 22/110 kV X = 6,4%

Line 1: 220 kV X = 121 Ω

Line 2: 110 kV X = 42,35 Ω

M: 68,85 MVA 20 kV X = 22,5%

Tải: 10 Mvar 4 kV Bộ tụ nối Δ


Tham số định mức của máy biến áp ba cuộn dây là:

Cao áp: Nối Y 40 MVA, 110 kV

Trung áp: Nối Y 40 MVA, 22 kV

Hạ áp: Nối Δ 15 MVA, 4 kV


Điện áp ngắn mạch của các cặp cuộn dây của máy biến áp ba cuộn dây được cho
như sau:
uNc-t = 9,6% 40 MVA, 110/22 kV
uNc-h = 7,2% 40 MVA, 110/4 kV
uNt-h = 12% 40 MVA, 22/4 kV
46

Thiết lập sơ đồ các tổng trở tương đương hình T của máy biến áp ba cuộn dây
ứng với lượng công suất cơ bản 100 MVA. Vẽ sơ đồ tổng trở thể hiện tất cả các tổng
trở trong hệ đơn vị tương đối với lượng công suất cơ bản 100 MVA. Chọn 22 kV như
là điện áp cơ bản của máy phát.
Bài 10. Sơ đồ một sợi của hệ thống điện như hình vẽ sau.

Ug T1 1 2 T2 Um
Line
G M

Các thông số công suất và điện áp dây định mức được cho như sau:

G1: 60 MVA 20 kV X = 9%

T1: 50 MVA 20/200 kV X = 10%

T2: 50 MVA 200/20 kV X = 10%

M: 43,2 MVA 18 kV X = 8%

Line: 200 kV Z = 120 + j200 Ω


a) Vẽ sơ đồ tổng trở thể hiện tất cả các tổng trở trong hệ đơn vị tương đối với
lượng công suất cơ bản 100 MVA. Chọn 20 kV như là điện áp cơ bản của máy phát.
b) Động cơ đang tiêu thụ công suất 45 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp
đầu cực là 18 kV. Xác định điện áp đầu cực và nguồn sức điện động của máy phát
trong hệ đơn vị tương đối và trong đơn vị kV.
Bài 11. Sơ đồ một sợi của một hệ thống điện ba pha được thể hiện như hình vẽ sau.
Các tổng trở được cho trong hệ đơn vị tương đối với lượng cơ bản 100 MVA, 400 kV.
Tải tại nút 2 là ̇ 2 = 15,93 – j33,4 MVA và tại nút 3 là ̇ 3 = 77 + j14 MVA. Giả sử giữ
điện áp tại nút 3 bằng 4000o kV. Sử dụng hệ đơn vị tương đối, xác định điện áp tại
các nút 2 và 1.
U1 U2 U3
j0,5 pu j0,4 pu

S3
S2

Bài 12. Sơ đồ một sợi của hệ thống điện ba pha được thể hiện như hình vẽ sau. Trở
kháng của máy biến áp là 20% với lượng cơ bản 100 MVA, 23/115 kV và trở kháng
của đường dây là ̅ = j66,125 Ω. Tải tại nút 2 là ̇ 2 = 184,8 + j6,6 MVA và tại nút 3 là
47

̇ 3 = 0 + j20 MVA. Giả sử giữ điện áp nút 3 bằng 1150o kV. Sử dụng hệ đơn vị
tương đối, xác định điện áp tại các nút 2 và 1.
U1 T U2 U3
j66,125

S3
S2

Bài 13. Một đường dây truyền tải ngắn ba pha 69 kV có chiều dài là 16 km. Đường
dây có tổng trở mỗi pha là 0,125 + j0,4375 Ω/km. Xác định điện áp đầu đầu, điều
chỉnh điện áp, công suất đầu nhận và hiệu suất truyền tải khi đường dây truyền công
suất theo các trường hợp sau:
a) 70 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 64 kV
b) 120 MW, cosφ = 1, ở điện áp 64 kV
Bài 14. Bộ tụ shunt được lắp đặt ở cuối đường dây để cải thiện hiệu quả của đường
dây trong bài 13. Đường dây truyền công suất 70 MVA, hệ số công suất bằng 0,8
chậm sau ở điện áp 64 kV. Xác định tổng công suất phản kháng và điện dung mỗi pha
của bộ tụ shunt nối hình Y khi điện áp đầu đầu là:
a) 69 kV
b) 64 kV
Bài 15. Một đường dây truyền tải ba pha 230 kV có tổng trở mỗi pha là ̅ = 0,05 +
j0,45 Ω/km và điện dẫn phản kháng là ̅ = j3,4×10-6 S/km. Đường dây có chiều dài là
80 km. Sử dụng mô hình hình π, xác định:
a) Các tham số ABCD của đường dây.
Tìm điện áp và dòng điện ở đầu của đường dây, điều chỉnh điện áp, công suất
đầu cuối và hiệu suất truyền tải khi đường dây truyền tải công suất:
b) 200 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 220 kV
c) 306 MVA, cosφ = 1, ở điện áp 220 kV
Bài 16. Bộ tụ shunt được lắp đặt ở cuối đường dây để cải thiện hiệu quả của đường
dây trong bài 15. Đường dây truyền công suất 200 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở
điện áp 220 kV. Xác định tổng công suất phản kháng và điện dung mỗi pha của tụ mắc
hình Y khi điện áp ở đầu đường dây là 220 kV.
Bài 17. Các tham số ABCD của đường dây truyền tải ba pha 345 kV là:
48

A = D = 0,98182 + j0,0012447
B = 4,035 + j58,947
C = j0,00061137
Đường dây truyền tải công suất 400 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 345
kV. Xác định các đại lượng ở đầu đường dây, điều chỉnh điện áp và hiệu suất truyền
tải.
Bài 18. Một đường dây truyền tải ba pha có tổng trở là ̅ = 0,03 + j0,4 Ω/km và tổng
dẫn shunt là ̅ = j4,0×10-6 S/km. Đường dây có chiều dài là 125 km. Thiết lập ma trận
ABCD. Xác định các đại lượng ở cuối đường dây, điều chỉnh điện áp, và hiệu suất
truyền tải khi đường dây đang truyền công suất 407 MW, 7,833 Mvar ở điện áp 350
kV.
Bài 19. Các tham số ABCD của đường dây truyền tải 500 kV ít tổn thất là:
A = D = 0,86 + j0
B = 0 + j130,2
C = j0,002
a) Thiết lập các đại lượng ở đầu đường dây và điều chỉnh điện áp khi đường dây
truyền công suất 1000 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 500 kV
Để cải thiện hiệu quả của đường dây, bộ tụ nối tiếp được lắp đặt ở cả hai đầu
trong mỗi pha của đường dây. Kết quả các tham số ABCD của đường dây đã được bù
trở thành:
 1   1 
 A B  1  jX C   A B  1  jX C 
 C D   2
  C D  
2

 
0 1  0 1 

Trong đó: XC là tổng dung kháng của bộ tụ nối tiếp. Nếu XC = 100 Ω
b) Xác định tham số ABCD của đường dây đã được bù.
c) Xác định các đại lượng đầu đầu và điều chỉnh điện áp khi đường dây truyền
công suất 1000 MVA, cosφ = 0,8 (chậm sau), ở điện áp 500 kV.

You might also like