You are on page 1of 50

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ THỊ BÍCH MÃI


Lớp: 15DQT3

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH


TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT
KHẨU TAM NÔNG

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ THỊ BÍCH MÃI


Lớp: 15DQT3

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH


TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT
KHẨU TAM NÔNG

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths TRẦN THẾ NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi:

- Ban giám hiệu Trường Đại học Tài chính – Marketing


- Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Tam Nông.
- Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất
khẩu Tam Nông.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường, cùng quý thầy
cô của trường Đại học Tài Chính – Marketing, khoa quản trị kinh doanh đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Những kiến thức này giúp
ích cho em rất nhiều trong việc hoàn thành báo cáo thực tập cũng như công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thế Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý
kiến và cung cấp kiến thức để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.

Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên
Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Tam Nông đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em
được tiếp nhận và tìm hiểu thực tế về hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty.
Em xin cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Hành chính – Nhân sự, đã nhiệt tình
hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp tư liệu, để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập. Đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn anh Bùi Sơn Bình, phòng nhân sự Công ty Cổ phần Chế biến
hàng xuất khẩu Tam Nông đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực
tập tại công ty.

Tuy nhiên, vì thời gian thực tập có hạn và lượng kiến thức còn hạn chế nên bài báo
cáo không tránh những thiếu xót. Rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến
của thầy cô, anh chị trong công ty.

Xin chân trọng cảm ơn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2017


thực tập sinh

Hồ Thị Bích Mãi


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu trong chuyên đề này đúng với thực trạng của công
ty CP CBXK Tam Nông. Chuyên đề không sao chép từ người khác. Các số liệu được
thu thập và xử lý một cách công khai, chính xác. Quá trình phân tích và đánh giá được
thông qua các số liệu trên sổ sách của công ty và các thông tin tôi thu nhận được trong
thời gian vừa qua.

Nếu có gì sai với thực tế tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện


Hồ Thị Bích Mãi
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
‫ﻬﻬﻬﻬﻬﻬﻬ‬

..............................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2017


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
‫ﻬﻬﻬﻬﻬﻬﻬ‬

..............................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU TAM
NÔNG 4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH ........................4

1.1.1. Khái niệm của hoạch định .......................................................................4

1.1.2. Tác dụng của hoạch định .........................................................................4

1.1.3. Mục tiêu của hoạch định ..........................................................................4

1.1.4. Quy trình hoạch định ...............................................................................5

1.1.4.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức ..........................................5


1.1.4.2. Phân tích các đe dọa và cơ hội của thị trường ....................................5
1.1.4.3. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. .........................5
1.1.4.4. Xây dựng các kế hoạch chiến lược để lựa chọn...................................6
1.1.4.5. Triển khai kế hoạch chiến lược. ...........................................................6
1.1.4.6. Triển khai các kế hoạch tác nghiệp .....................................................6
1.1.4.7. Kiểm tra và đánh giá kết quả ...............................................................6
1.1.4.8. Lặp lại tiến trình hoạch định................................................................7

1.1.5. Ảnh hưởng từ môi trường đến công tác hoạch định. ...............................8

1.1.6. Công phân tích ma trận SWOT ...............................................................9


1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ .......................10

1.2.1. Khái niệm về tuyển dụng nguồn nhân sự ..............................................10

1.2.2. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của tuyển dụng nguồn nhân lực ...............10

1.2.3. Các nguồn ứng viên để tuyển dụng .......................................................10

1.2.3.1. Nguồn từ trong nội bộ doanh nghiệp .................................................10


1.2.3.2. Nguồn từ bên ngoài doanh nghiệp .....................................................11
1.2.4. Các hình thức tuyển dụng ......................................................................11

1.2.5. Nội dung và quy trình tuyển dụng. ........................................................12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN


DỤNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU TAM
NÔNG 15
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP CBXK TAM NÔNG ...........15

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP CBXK Tam Nông ....15

2.1.1.1. Lịch sử hình thành..............................................................................16


2.1.1.2. Quá trình phát triển ...........................................................................16
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ công ty .............................................................17

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ..........................................................................18

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức .........................................................................18


2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ..........................................19

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty............................................................21

2.1.3.1. Sản phẩm và dịch vụ của công ty .......................................................21


2.1.3.2. Thị trường ..........................................................................................22
2.1.3.3. Đối thủ cạnh tranh .............................................................................22

2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2014– 2016 ....22
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY .......................24

2.2.1. Tình hình nhân sự tại công ty ................................................................24

2.2.1.1. Sơ lược về số lao động hiện tại ..........................................................24


2.2.1.2. Thu nhập bình quân đầu người của công ty ......................................24
2.2.1.3. Cơ cấu lao động tại công ty ...............................................................25

2.2.2. Phân tích ma trận swot về tình hình nguồn nhân sự của công ty ..........27
2.3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP CBXK TAM NÔNG ..................................27
2.3.1. Mục đích về công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự ..........................27

2.3.2. Nguồn ứng viên tuyển dụng ..................................................................28

2.3.2.1. Nội bộ công ty ....................................................................................28


2.3.2.2. Bên ngoài công ty ...............................................................................28

2.3.3. Tình hình công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự từ 2014 – 2016 .....28

2.3.3.1 Hoạch định tuyển dụng từ 2014 – 2016 .............................................28


2.3.3.2 Kết quả của công tác tuyển dụng .......................................................30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU TÂM
NÔNG HIỆU QUẢ .......................................................................................................33
3.1. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ .....................................................................................................33
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ 2017 – 2019 ........34

3.2.1. Định hướng chung của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019. ..............34

3.2.2. Các mục tiêu cụ thể. ...............................................................................34


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ ................................................................................35
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 – 2016 .....................22

Bảng 2. 2: Cơ cấu doanh thu 2015, 2016 ......................................................................23

Bảng 2. 3: Số lượng lao động tại công ty qua 3 năm ....................................................24

Bảng 2. 4: cơ cấu lao động theo giới tính qua 3 năm. ...................................................25

Bảng 2. 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi qua 3 năm .....................................................25

Bảng 2. 6: Cơ cấu lao động theo trình độ qua 3 năm ....................................................26

Bảng 2. 8: Tỷ lệ tuyển dụng thực tế so với kế hoạch ....................................................30

Bảng 2. 9: Chất lượng hồ sơ tuyển dụng. ......................................................................30

Bảng 2. 10: Trình độ nhân viên được tuyển. .................................................................31

Bảng 3. 1: Bảng kế hoạch tuyển dụng ...........................................................................35

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Các giai đoạn của tiến trình hoạch định (Nguồn: Voer.edu.vn) ...................7

Hình 1. 2: Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác hoạch định (Nguồn: eduviet.vn)
.........................................................................................................................................8

Hình 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức ...................................................................................18


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết

Trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay, quản trị có vai trò to lớn trong
việc bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của đời sống kinh tế xã hội. Hoạt động
quản trị giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh. Trong đó, quá trình hoạch định có vai trò quan trọng trong việc
xây dựng hoạt động quản trị có hiệu quả. Hoạch định đúng đắn giúp doanh nghiệp thích
nghi với sự thay đổi, đón đầu xu thế, tối thiểu hóa rủi ro, duy trì được mức ổn định để
đạt được mục tiêu đã định giúp cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt hơn
không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài.
Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, sản phẩm, dịch vụ,
chất lượng,… nhưng trên hết, yếu tố đứng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Nguồn
lực con người đứng vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của một
doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó
khăn và thử thách lớn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi.

Công tác hoạch định nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có đủ số người với
những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc nhằm đạt được mục tiêu là đặc biệt
quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, ý nghĩa rất lớn trong hoạch định các chiến lược
kinh doanh, giúp cho tổ chức xác định rõ khoảng cách giữa hiện tại và định hướng tương
lai về nhu cầu nhân lực của tổ chức; chủ động thấy trước được các khó khăn và tìm các
biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực. Đồng thời, giúp cho tổ chức thấy rõ hơn
những hạn chế và cơ hội của nguồn tài sản nhân lực mà tổ chức hiện có. Nói cách khác,
hoạch định nguồn nhân lực không thể thực hiện một cách tách biệt mà phải được kết nối
một cách chặt chẽ với chiến lược của công ty.

Quản trị con người có hiệu quả, đó là chìa khóa dẫn đến thàng công. Một quản trị
gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm
tra hiện đại, chính xác…nhưng vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho
đúng việc. Việc nghiên cứu “ công tác hoạch định trong tuyển dụng nhân sự” là vấn

1
đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có nguồn nhân lực hiệu quả,
hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, mô tả quy trình thực hiện công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự.
Đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả cộng tác hoạch định trong tuyển dụng
nhân sự.
Gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động hoạch định
trong tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi không gian: nghiên cứu tại phòng nhân sự công ty CP CBHXK Tam Nông.
Phạm vi thời gian: phân tích tình hình côngtác tuyển dụng của công ty từ năm 2013
- 2015.
Thời gian thực hiện THNN1: Từ 10/03 – 14/04/2017

4. Nội dung nghiên cứu

Các lý thuyết liên quan đến hoạch định trong tuyển dụng nhân sự: Quản trị học,
quản trị nguồn nhân sự.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP CBXK Tam Nông
Tổng quan về lĩnh vực kinh doanh của công ty CP CBXK Tam Nông
Hiện trạng công tác tổ chức bán hàng tại công ty.
Hiện trạng công tác hoạch định trong tuyển dụng nhân sự của công ty.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu


Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp thống kê miêu tả

2
6. Bố cục

Báo cáo thực hành nghề nghiệp gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác hoạch định trong tuyển dụng nhân sự của
Công ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Tam Nông.
Chương 2: Thực trạng công tác hoạch định trong tuyển dụng nhân sự của Công ty
Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Tam Nông.
Chương 3: Một số giải pháp giúp công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự của
Công ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Tam Nông hiệu quả.

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH
ĐỊNH TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP
KHẨU TAM NÔNG

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH

1.1.1. Khái niệm của hoạch định

“Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt
nhất để thực hiện những mục tiêu đó.” [1, tr 177]

Nó liên hệ với những mục tiêu cũng như mục đích. Tất cả những nhà quản trị đều
làm công việc hoạch định để lựa chọn sứ mạng và mục tiêu của tổ chức và những chiến
lược để thực hiện mụ tiêu đã đề ra cùng với việc xác định những mục tiêu của mỗi bộ
phận, mỗi cá nhân trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp.

1.1.2. Tác dụng của hoạch định

Một tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển khi đồng thời thích nghi với sự thay
đổi, duy trì được mức độ ổn định cần thiết, tối thiểu hóa với sự rủi ro, bất trắc và xây
dựng một ý thức về kĩ cương nội bộ. Do đó, trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện
nay thay đổi rất nhanh chóng, quá trình hoạch định có thể đem lại cho tổ chức ba lợi ít
quan trọng sau:
- Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai.
- Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn.
- Triển khai kịp thời các chương trình hành động.

1.1.3. Mục tiêu của hoạch định

Mục tiêu là nền tảng của hoạch định: Mục tiêu là những mong đợi mà nhà quản trị
muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình, mục tiêu phải được diễn đạt cả về
định tính lẫn định lượng điều gì cần đạt được, đạt được bao nhiêu, và khi nào đạt được.

4
Phân loại mục tiêu:
- Mục tiêu thật và mục tiêu công bố.
- Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.
- Mục tiêu định tính, và định lượng.

1.1.4. Quy trình hoạch định

1.1.4.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức

Sứ mệnh của tổ chức (mission) là lý do để nó tồn tại.


Các mục tiêu cần được xác định một cách cụ thể trên các phương diện về số lượng,
các điều kiện cụ thể, các dữ kiện có thể đo lường được và được thể hiện bằng văn bản
mang tính bắt buộc để thực hiện trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, các mục
tiêu thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp để hoàn thành một công việc cụ thể ở mức độ
và thời gian nào đó.

1.1.4.2. Phân tích các đe dọa và cơ hội của thị trường

Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay
đổi trong các môi trường: Kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở
các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập.

Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường,
gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp.

1.1.4.3. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức
doanh nghiệp có thể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có
được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều
nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt,
doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị
trường chủ chốt.

Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiếu sót hoặc nhược điểm và
kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

5
Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các
nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...

1.1.4.4. Xây dựng các kế hoạch chiến lược để lựa chọn

Chiến lược thâm nhập thị trường


Bao hàm việc tìm kiếm cơ hội phát triển trong thị trường mà doanh nghiệp đang
hoạt động với những hàng hoá và dịch vụ hiện có. Sự gia tăng thị phần bằng cách kích
thích sức mua đối với sản phẩm, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng cách
giảm giá bán, nâng có chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã...

Chiến lược mở rộng thị trường


Bao hàm việc tìm kiếm những thị trường mới cho sản phẩm hiện có ba phương
pháp cơ bản để thực hiện chiến lược này là tìm những khu vực thị trường mới và những
người tiêu dùng mới.

Chiến lược phát triển sản phẩm


Quá trình tạo ra những sản phẩm mới hoặc cải tiến những sản phẩm hiện có. Doanh
nghiệp có thể đi vào những lĩnh vực kinh doanh mới được đánh giá có triển vọng lớn
cho sản phẩm mới.

1.1.4.5. Triển khai kế hoạch chiến lược.

Sau khi chuẩn bị và lựa chọn một chiến lược thích hợp, doanh nghiệp cần phải
triển khai kế hoạch đó.

1.1.4.6. Triển khai các kế hoạch tác nghiệp

Mục đích của các kế hoạch tác nghiệp là để thực hiện các chiến lược.

1.1.4.7. Kiểm tra và đánh giá kết quả

Các hoạt động kiểm tra phải được tiến hành đồng thời với quá trình hoạch định
chiến lược và hoạch định tác nghiệp để đảm bảo sự thực hiện các kế hoạch và đánh giá
các kêt quả thực hiện.

6
Sự đánh giá toàn diện đối với các kết quả hoạch định sẽ khám phá ra những khiếm
khuyết và có thể lặp lại tiến trình hoạch định với những điều chỉnh cần thiết.

1.1.4.8. Lặp lại tiến trình hoạch định

Hình 1. 1: Các giai đoạn của tiến trình hoạch định


(Nguồn: Voer.edu.vn)

Những lực lược có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp không ngừng. Sự thay đổi
này đôi khi diễn ra từ từ và có dự kiến trước được, nhưng cũng có lức xảy ra bất ngờ và
không thể dự báo trước. Song dù tính chất của sự thay đổi có diễn ra như thế nào, thì
những người tham gia hoạch định vẫn phải sẵn sàng để đổi mới hay điiều chỉnh các
chiến lược bằng sự lặp lại quá trình hoạch định.

7
1.1.5. Ảnh hưởng từ môi trường đến công tác hoạch định.

Hình 1. 2: Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác hoạch định
(Nguồn: eduviet.vn)

Nhìn vào sơ đồ ta thấy hoạt động quản trị chịu sự tác động bởi môi trường bên
ngoài và bên trong. Yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố như chính trị, luật pháp, kinh
tế, văn hóa,... Việc thay đổi trong chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
sẽ làm cho doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo và từ đó tác động đến chính sách quản
trị. Yếu tố bên trong bao gồm các phòng ban trong công ty và mối quan hệ ngay trong
nội bộ doanh nghiệp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng như phòng nhân sự, phòng
kế toán, bộ phận sản xuất... sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc hoạch định. Do đó việc phân tích môi trường sẽ góp phần quan
trọng trong việc xây dựng chính sách của công ty và cũng là một trong những cơ sở cho
việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị.

8
1.1.6. Công phân tích ma trận SWOT

Xây dựng ma trận SWOT và các chiến lược hành động được mô tả theo bảng sau:

Bảng 1. 1: Phân tích ma trận SWOT


O: những cơ hội T: những nguy cơ
Môi trường bên
Liệt kê những cơ hội Liệt kê những nguy cơ
ngoài
1……. 1……..

Môi trường bên.trong


S: những điểm mạnh Các chiến lược_ SO Các chiến lược_ ST
Liệt kê những điểm mạnh Phát huy điểm mạnh để tận Phát huy điểm mạnh để
1…….. dụng cơ hội hạn chế nguy cơ
1…….. 1…….

W: những điểm yếu Các chiến lược_ WO Các chiến lược_ WT


Liệt kê những điểm yếu Tận dụng cơ hội để khắc Khắc phục điểm yếu và
1…….. phục điểm yếu hạn chế nguy cơ
1……. 1……

(Nguồn: tailieu.vn)

Ma trận SWOT là một ma trận tổng hợp các cơ hội và đe dọa từ bên ngoài, điểm
mạnh và điểm yếu của công ty nhằm xây dựng các phương án chiến lược hành động.

Việc xây dựng ma trận SWOT không chỉ giúp công ty nhận ra những tác động ảnh
hưởng có lợi là các cơ hội và ảnh hưởng bất lợi là nguy cơ từ môi trường bên ngoài đồng
thời giúp công ty nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Trên cơ sở đó hình
thành các chiến lược hành động nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục
điểm yếu và hạn chế nguy cơ.

9
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

1.2.1. Khái niệm về tuyển dụng nguồn nhân sự

“Tuyển dụng lao động là quá trình tuyển và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà
nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà
nước quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình.” [2, tr 12]

“Tuyển dụng là quá trình chiêu mộ (tìm kiếm, thu hút) và lựa chọn từ nhiều nguồn
khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí mà doanh nghiệp cần
tuyển.” [2, tr 12]

1.2.2. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng giúp bù đắp sự thiếu hụt về nhân sự hiện tại của doanh nghiệp và nhằm
đáp ứng nhu cầu định hướng phát triển trong tương lai. Tuyển dụng cũng là một trong
những nhu cầu hàng đầu và liên tục nhằm đảm bảo có đủ nhân sự cho hoạt động của
doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành
công của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho tổ chức mục tiêu của
tuyển dụng là tuyển được đầy đủ số lượng nhân sự cần thiết cho công ty, đó là những
người có đạo đức, có nhân cách phù hợp với môi trường và văn hóa của công ty.

Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng đến nộp đơn xin việc từ
nhiều nguồn khác nhau nhằm đáp ứng mục đích tuyển dụng của một tổ chức.

Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa
vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt
ra trong số những người đã thu hút đươc trong quá trình tuyển mộ.
1.2.3. Các nguồn ứng viên để tuyển dụng

1.2.3.1. Nguồn từ trong nội bộ doanh nghiệp

Nguồn nội bộ: Là những người đang làm việc cho doanh nghiệp. Họ thường được
lựa chọn cho những vị trí công việc cao hơn mà họ đang đảm nhận. Nó bao gồm các
hoạt động như đề bạt, điều động, thuyên chuyển …

10
+ Ưu điểm:

Giúp nhân viên dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc nắm bắt công việc mới vì họ
đã quen với cách thức và mục tiêu làm việc của công ty.
Nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng viên vì thế họ
có định hướng phù hợp, tránh được sự nhầm lẫn trong tuyển dụng.

+ Nhược điểm:

Việc tuyển dụng nhân sự nội bộ không tạo ra được nhiều sự sáng tạo, sự đổi mới,
sự đột phá trong phong cách lãnh đạo, quản lý và làm việc.
Việc tuyển dụng nội bộ có thể làm đảo lộn cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Nguồn từ bên ngoài doanh nghiệp

Ứng cử viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo.
Lao động tự do trên thị trường.
Những người hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp khác.

+ Ưu điểm:

Có thể mang lại các ý tưởng và quan điểm mới trong công việc.
Tiết kiệm chi phí đào tạo khi tuyển được những nhân viên giỏi.
Không đảo lộn cơ cấu của doanh nghiệp.

+ Nhược điểm:

Tốn nhiều chi phí và thời gian hơn cho việc tuyển dụng,
Lựa chọn được các ứng viên phù hợp với công việc là một điều khó khăn.

1.2.4. Các hình thức tuyển dụng

Tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Tuyển dụng thông qua giới thiệu.
Tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
Tuyển dụng trực tiếp từ các trường Đại học – Cao đẳng.

11
1.2.5. Nội dung và quy trình tuyển dụng.

+ Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng

Trong bước chuẩn bị cần thiết phải:


Thành lập hội đồng tuyển dụng.
Xác định vị trí, số lượng người cần tuyển.

+ Bước 2: Thông báo tuyển dụng.

Quảng cáo trên báo đài, ti vi, Internet…


Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
Trên các websites tuyển dụng của công ty, dán thông báo trước cổng công ty…

+ Bước 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ.

Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau đây theo mẫu thống nhất của nhà nước: Đơn
xin việc, sơ yếu lý lịch có công chứng, giấy chứng nhận sức khỏe, CMND, bản sao hộ
khẩu, văn bằng chuyên môn, nghiệp vụ…

+ Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ.

Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5 – 10 phút, được sử dụng nhằm loại bỏ ngay
những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà
khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.

+ Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm.

Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm khác nhau để đánh giá ứng viên về
nhiều phương diện, nhằm chọn được những ứng viên xuất sắc nhất.

+ Bước 6: Phỏng vấn lần 2 (phỏng vấn tuyển chọn).

Là bước tuyển dụng có hiệu quả nhất vì nó cho phép các nhà tuyển dụng đánh giá
được ứng cử viên về nhiều phương diện mà trắc nghiệm, hồ sơ xin việc không cho phép
họ thể hiện rõ.

12
+ Bước 7: Xác minh, điều tra.

Là quá trình làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng viên có triển
vọng tốt, thông qua việc tiếp xúc với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc với lãnh
đạo cũ của ứng viên.

+ Bước 8: Khám sức khỏe.

Doanh nghiệp cần phải kiểm tra lại sức khỏe ứng viên bởi vì nếu không có sức
khỏe tốt thì không thể làm việc tốt được. Dù có đáp ứng đầy đủ về trình độ học vấn, hiểu
biết, thông minh, tư cách tốt, nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển
dụng.

+ Bước 9: Ra quyết định tuyển dụng.

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định tuyển dụng hay loại bỏ ứng viên. Để nâng
cao mức độ chính xác, nhà tuyển dụng cần xem xét một cách hệ thống đầy đủ các thông
tin về ứng viên.

+ Bước 10: Ký hợp đồng và bố trí công việc.

Khi có quyết định tuyển dụng, nhân viên phòng Hành chính – nhân sự sẽ tiến hành
ký hợp đồng lao động với nhân viên mới.

13
Tóm tắt chương 1

“Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt
nhất để thực hiện những mục tiêu đó.”

Quy trình hoạch định bao gồm 8 bước: Xác định sứ mệnh và mục tiêu; phân tích
các cơ hội và đe dọa của thị trường; đánh giá điểm mạnh điểm yếu; xây dựng các kế
hoạch chiến lược để lựa chọn, triển khai kế hoạch chiến lược; kiểm tra và đánh giá kết
quả, lặp lại quá trình hoạch định. Để có thể định hướng trong việc hoạch định, nhà
quản trị sử dụng công cụ hoạch định như: SWOT.

Hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm…
để làm cho các sự việc có thể xảy ra, phải xảy ra hoặc không xảy ra theo hướng có lợi
cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức có tính đến đũi hỏi của
Các quy luật khách quan chi phối lớn mọi yếu tố, mọi khía cạnh bời trong nội bộ cũng
như bên ngoài môi trường.

“Tuyển dụng là quá trình chiêu mộ (tìm kiếm, thu hút) và lựa chọn từ nhiều nguồn
khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí mà doanh nghiệp cần
tuyển.”

Quy trình hoạch định gồm 10 bước: Chuẩn bị tuyển dụng; thông báo tuyển dụng;
thu nhận, nghiên cứu hồ sơ; phỏng vấn sơ bộ; kiểm tra trắc nghiệm; phỏng vấn lần 2;
xác minh, điều tra; khám sức khỏe; ra quyết định tuyển dụng; kí hợp đồng và bố trí công
việc.

Tuyển dụng giúp bù đắp sự thiếu hụt về nhân sự hiện tại của doanh nghiệp và
nhằm đáp ứng nhu cầu định hướng phát triển trong tương lai. Tuyển dụng cũng là một
trong những nhu cầu hàng đầu và liên tục nhằm đảm bảo có đủ nhân sự cho hoạt động
của doanh nghiệp.

14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH
ĐỊNH TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP
KHẨU TAM NÔNG

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP CBXK TAM NÔNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP CBXK Tam Nông
Tên tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN TAM NÔNG.
Tên tiếng Anh:TAM NONG JOINTSTOCK COMPANY.
Tên viết tắt: TAM NONG JSC.
Tổng Giám đốc: Ông LÊ LINH DUY.
Mã số Thuế:0305162238
Số tài khoản VND: 53512869 Ngân Hàng Á CHÂU – ACB CN Thủ Đức – PGD
Bình Triệu.
Tài khoản ngoại tệ: 53512869 Ngân Hàng Á CHÂU – ACB CN Thủ Đức – PGD
Bình Triệu.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0305162238 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP. HCM Cấp ngày 21 tháng 12 năm 2006.
Địa chỉ : 66 Đường 40, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 6650. 9534 Fax:(84-8) 6283. 6011
Email:dongbaca.food@gmail.com; binhnguyen.dongbaca@gmail.com;
Website:http://dongbacafood.vn; www.tamnong.vn

Trong hai thập kỉ qua, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau,
bên cạnh nhiều thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn nhưng một đặc điểm khá nhất quán
là dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Công ty cũng đều thể hiện được tính tự lực, khả năng sáng
tạo và cố gắng vượt khó của mình với tinh thần đoàn kết cao của một tập thể luôn gắn
bó với nhau và gắn bó với sự nghiệp chung của Công ty. Nhờ vậy Tam Nông đã vượt
qua nhiều khó khăn trong trong quãng đường dài phát triển.

15
2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty trước đây là Công ty chuyên về Phiên dịch và Viết báo được chuyển thể
theo quyết định số 73/QĐ – UB ngày 01/6/1983 của Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh.

Công ty Cổ Phần Tam Nông là Doanh Nghiệp Nuôi Trồng Thịt gia súc – gia cầm.

Theo sự cho phép của Ủy Ban Nhân Dân, Hạt kiểm lầm & Sở y tế tĩnh Tiền giang
từ năm 2008, Công ty xây dựng Trang trại chim cút, Gà ác, Bồ câu, Gà ta…Và thành
lập lò mổ gia súc gia cầm theo tiêu chuẩn của bộ y tế cấp phép. Lấy tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu. Năm 2012, xây dựng
hệ thống giết mổ gia súc lớn nhất tại tỉnh Long Thành Đồng Nai.

2.1.1.2. Quá trình phát triển

Hơn 10 năm hoạt động của Công ty có thể chia thành 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 2007 – 2010: Nuôi Trồng, Sản xuất Kinh doanh kết hợp kinh doanh
hàng nhập khẩu.
Nét đặc trưng của giai đoạn này và kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với kinh doanh
hàng nhập khẩu với hình thức chủ yếu dùng hàng nhập để đối lưu huy động hàng xuất,
đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh hàng nhập để hỗ trợ làm hàng
xuất khẩu.

Giai đoạn 2010 – 2016: Công ty Cổ Phần Tam Nông là đối tác chiến lược cung
ứng sản phẩm cho nhiều Hệ thống siêu hiện đại, Nhà hàng, suất ăn công nghiệp trong
nước và xuất khẩu.

Công ty Cổ phần Tam Nông có:

→ Tư cách pháp nhân theo Pháp luật Việt Nam kể từ ngày đăng ký kinh doanh.
→ Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập.
→ Con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định cùa Pháp luật.
→ Tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Công ty Cổ phần và Luật doanh nghiệp,
được đăng ký kinh doanh theo luật định.

16
Đến Nay, Công ty CP Tam Nông có công ty con là Công Ty TNHH Thực Phẩm
Đông Bắc Á – Tách riêng biệt giữa sản xuất và nuôi trồng để đưa hiệu quả cho việc quản
lý, Điều hành công ty.

2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ công ty

Chức năng: Chức năng chủ yếu của công ty là:


- Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chế
biến sẵn như Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, trà và các loại nông sản khác.
- Hợp tác và phát triển với Cục súc tiến thương mại và các đối tác nước
ngoài để tinh chế các sản phẩm xuất khẩu.

Nhiệm vụ:
- Sản xuất kinh doanh mặt hàng chế biến sẵn theo ngành nghề đã đăng ký.
- Quản lý tốt về tài chính: vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn giảm chi
phí đến mức thấp nhất.
- Làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước: thuế xuất khẩu, thuế doanh
thu, thuế lợi tức…
- Đảm bảo điều kiện lao động trong sản xuất kinh doanh: đồng phục, giày
ống,… đào tạo chuyên sâu cho cán bộ, công nhân viên: cho đi học nâng cao trình độ
chuyên môn…

17
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1.2.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hình 2. 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức


(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự )

Nhận xét:
Ưu điểm: Bộ máy được tổ chức theo chức năng của từng bộ phận, cụ thể, chặt chẽ.
Không cần đòi hỏi nhà quản trị phải có kiền thức toàn diện. Dễ đào tạo và tìm được nhà
quản lý, nhân viên.
Khó khăn: Sự phối hợp giũa lãnh đạo và các phòng ban chức năng, và giữa các
phòng ban chức năng gặp nhiều khó khăn. Khó xác định được trách nhiệm và hay đổ tội
cho nhau.

18
2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Đại Hội đồng cổ đông:


Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty theo Luật
Doanh nghiệp và điều lệ của công ty.
Đại Hội đồng cổ đông có những trách nhiệm chính: Thảo luận và phê chuẩn những
chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu
ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hội đồng Quản trị:


Do hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, chịu trách nhiệm về hoạch
định các chiến lược phát triển, tầm nhìn và các định hướng lâu dài cho công ty.

Ban kiểm soát:


Thay mặt hội đồng giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng
quản trị và ban Tổng Giám đốc theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, các
nghị quyết, quyết định của Đại Hội đồng cổ đông.

Tổng Giám đốc:


Là Ông Lê Linh Duy, có quyền quyết định và điều hành mọi chiến lược của công
ty theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi hoạt động tổ chức công ty. Chịu trách
nhiệm xây dựng và kế hoạch sản xuất, kinh doanh và hợp đồng với khách hàng.

Phòng hành chính.


Chức năng: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc hành chính về những vấn đề sau:
Công tác quản trị hành chính và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực quản trị hành chính.

Phòng nhân sự.


Chức năng: tham mưu cho ban Giám đốc các lĩnh vực: quản trị nhân sự, lao động,
tiền lương.
Nhiệm vụ: Công tác chính sách, chiến lược, hoạch định nguồn nhân lực.

19
Phòng kinh doanh quốc tế.
Chức năng:Tham mưu và thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của công
ty; Thực hiện ký kết hợp đồng và theo dõi đơn hàng.
Nhiệm vụ:Soạn thảo hợp đồng kinh doanh trình ban Tổng giám đốc phê duyệt và
theo dõi hợp đồng

Phòng Tài chính – Kế toán.


Chức năng: Theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch theo
kinh tế tài chính, dự toán chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ: Tính toán chi ghép, thể hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
thứ tự thời gian trong đơn vị bằng giá tiền một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Phòng nghiên cứu và phát triển.


Chức năng: Quản lý chất lượng sản phẩm; Cải tiến hoàn thiện quy trình côngnghệ
sản xuất, nghiên cứu .
Nhiệm vụ: Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo các sản phẩm xuất
ra thị trường đủ hàm lượng và đạt các yêu cầu kỹ thuật.

Phòng dự án.
Chức năng: Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư; Quản lý kiến trúc nhà xưởng,
phòng ban, sân bãi.
Nhiệm vụ: Theo dõi và thực hiện các dự án đầu tư; Thực hiện các công trình xây
dựng, sửa chữa nhà xưởng, kho bãi, đường xá trong công ty.

Phòng Marketing:
Chức năng: Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu; Nghiên cứu thị trường, phát triển
sản phẩm mới, mở rộng thị trường
Nhiệm vụ: tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng. Tham gia tài trợ các hoạt động
xã hội. Đăng ký các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm (Hàng Việt Nam
chất lượng cao, ISO,…).

20
Phòng mua hàng
Chức năng: Mua nguyên, nhiên liệu, vật tư bao bì, trang phục – công cụ bảo hộ lao
động, thiết bị công cụ sản xuất, văn phòng phẩm, thuốc và dụng cụ y tế cho trạm y tế
của công ty
Nhiệm vụ: Tổ chức theo dõi việc mua nguyên, nhiên vật liệu, vật liệu bao bì, các
hàng hóa khác và kiểm tra thường xuyên hằng ngày tiến độ.

Các xưởng sản xuất: có 7 xưởng.


 Xưởng hải sản: chế biến nhóm sản phẩm gồm: cá, tôm ghẹ, bạch tuộc,
nghêu,…
 Xưởng Đồ Hộp: chế biến sản phẩm thực phẩm đóng hộp
 Xưởng thực phẩm nội tiêu: Chế biến nhóm thực phẩm phục vụ thị trường nội
địa.
 Xưởng thực phẩm chế biến: chế biến nhóm thực phẩm xuất khẩu.
 Xưởng Đóng gói: Đóng gói thương hiệu
 Xưởng trà: chế biến các loại trà.
 Xưởng cơ điện: Sửa chữa điện, nước, máy móc, trang thiết bị vận hành – điện
lạnh trong công ty.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.3.1. Sản phẩm và dịch vụ của công ty

Hiện nay công ty Tam Nông đã sản xuất nhiều mặt hàng. Trong đó có nhiều nhóm
mặt hàng chính như sau:
- Thủy, hải sản: nghêu, bạch tuộc, mực, cá, cua, ghẹ,…
- Bạch tuộc: Bạch tuộc cắt khúc, râu Bạch tuộc cắt, luộc.
- Nghêu: Các sản phẩm nghêu một mảnh sống, một mảnh chín, nghêu búp,
nghêu thịt luộc, nghêu thịt sống.
- Ghẹ: các sản phẩm như ghẹ Farci, ghẹ Vĩ, ghẹ luộc nguyên con, ghẹ thịt.
- Cá: Các loại cá phi-lê, cá phi-lê lăn bánh mì,…
- Thực phẩm chế biến
- Thực phẩm đóng hộp: Các loại thực phẩm đóng hộp mang hương vị quê hương
như: Heo giả cầy, lươn, cá, thịt heo, gà, bò…

21
2.1.3.2. Thị trường

Trong nước: Thương hiệu thực phẩm chế biến của Tam Nông – Đông Bắc Á được
tiêu thụ trên cả nước và khá phổ biến ở thị trường miền Nam. Sản phẩm của Tam Nông
– Đông Bắc Á được phân phối tại hầu hết các tỉnh thành phố trên phạm vi toàn quốc
thông qua hơn 40 đại lý phân phối, tất cả cáchệ thống siêu thị và hơn 1000 điểm bán lẻ.
Trong tổng lượng tiêu thụ của thực phẩm chế biến, sản phẩm tươi sống – Đông lạnh tiêu
thụ nội địa chiếm từ50% – 65%.

Xuất khẩu: Đài Loan, Hông Kông, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Mỹ, Pháp, Anh, Ý,
Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Canada, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nam
Phi,…

2.1.3.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Tam Nông – Đông Bắc Á bao gồm các thương hiệu: Vissan,
đồ hộp Hạ Long, Cholimex, Ha Vi (Bảo Long)….và gần đây nhất là thương hiệu Đũa
mộc của San Miguel Pure Food.
2.1.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2014– 2016

Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 – 2016
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
CHỈ TIÊU (triệu (triệu (triệu (%) (%)
đồng) đồng) đồng)
Doanh thu 438.818 516.475 757.252 1,18 1,47

Chi phí 409.162 480.587 715.336 1,17 1,49

Lợi nhuận 29.656 35.888 41.916 1,21 1,18

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhận xét: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty Tam Nông trong 3 năm
qua phát triển vượt trội,. song chi phí cũng tăng đều mỗi năm (chi phí tài chính, lãi vay,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác). Năm 2014 – 2015,
tốc độ tăng trưởng mạnh, lợi nhuận tăng 0,21% trong khi chi phí chỉ tăng 0,17%. Năm

22
2015 – 2016,tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ, chi phí tăng 0,49% nhưng lợi nhuận tăng
0,18%.
Cơ cấu doanh thu 2015, 2016

Bảng 2. 2: Cơ cấu doanh thu 2015, 2016


Năm 2015 Năm 2016
CHỈ TIÊU Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ
(triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%)
1. Doanh thu thị trường
282.444 37,88 142.815 28.39
nội địa, trong đó:
Thực phẩm chế biến 108.173 38,3 79.594 55.73
Trà và nông sản 32.475 11.5 24.840 17,39
Nông sản 125.546 44,45 27.575 19,31
Kinh doanh hàng tiêu dùng
9.848 3,94 7.068 4,95
khác
Cung cấp dịch vụ 6.402 2,27 3.738 2,62
2. Thị trường xuất khẩu,
463.231 62,12 360.341 71,61
phân theo sản phẩm
Thực phẩm chế biến 235.487 50,84 171.154 47,5
Hải sản 216.832 49,81 173.820 48,24
Trà và nông sản 10.912 2,36 15.304 4,26
3. Thị trường xuất khẩu
463.231 62,12 360.314 CT
phân theo địa lý:
Thị trường Châu Âu 64.318 13,88 51.309 14,23
Thị trường Hoa Kỳ 55.834 12,05 47.057 13,06
Thị trường Nhật Bản 297.091 64,13 230.024 63,84
Thị trường Châu Á 45.988 9,93 31.924 8,87

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhận xét:

Tổng doanh thu của công ty Tam Nông năm 2015và 2016 không ngừng gia tăng. Các
chỉ tiêu về doanh thu đều được hoàn thành và hoàn thành vượt trội. Trong đó doanh

23
thu từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chiếm phần chủ yếu, đặc biệt Nhật Bản
và Châu Âu là 2 thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của công ty chiếm 64,13% thị trường xuất khẩu của công ty. Ở thị trường nội
địa, nông sản chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm dần, trong khi đó thực phẩm chế
biến có xu hương tăng mạnh. Còn ở thị trường xuất khẩu, thực phẩm chế biến và hải
sản là 2 sản phẩm chủ yếu, chiếm trên 90% tỉ trọng hàng xuất khẩu của công ty.

2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY

2.2.1. Tình hình nhân sự tại công ty

2.2.1.1. Sơ lược về số lao động hiện tại

Bảng 2. 3: Số lượng lao động tại công ty qua 3 năm

Năm 2014 2015 2016

Số lao động (người) 2100 1940 1610

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Nhận xét: Với số lượng lao động hiện nay là 1616 người cho thấy công ty có quy
mô hoạt động tương đối lớn. Đây là nguồn lực to lớn giúp công ty hoạt động ổn định,
duy trì và mở rộng sản xuất, đồng thời với nhu cầu lao động lớn tạo ra nhiều công việc
làm cho nhiều người lao động, góp phần làm ổn định trật tự xã hội, đóng góp đáng kể
vào ngân sách Nhà nước.

2.2.1.2. Thu nhập bình quân đầu người của công ty

 Năm 2014: 3,8 triệu đồng/người/tháng.


 Năm 2015: 4,12 triệu đồng/người/tháng.
 Năm 2016: 4,2 triệu đồng/người/tháng.

24
2.2.1.3. Cơ cấu lao động tại công ty

 Cơ cấu lao động theo giới tính.

Bảng 2. 4: cơ cấu lao động theo giới tính qua 3 năm.


Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Năm
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Giới tính
(người) (%) (người) (%) (người) (%)
Nam 602 28,7 535 27,6 507 31,4
Nữ 1498 71,3 1405 72,4 1109 68,8
Tổng 2100 100 1940 100 1616 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Nhận xét: Qua bảng ta thấy do đặc điểm kinh doanh của ngành nên số lao động
nữ tham gia vào sản xuất là chủ yếu. Ta thấy tổng số lao động hiện đang có 1616 lao
động vào năm 2016, trong đó nữ chiếm 68,8%. Cơ cấu lao động này là phù hợp với đặc
điểm của một công ty cổ phần chế biến thực phẩm và thủy sản, cần nhiều lao động nữ
hơn lao động nam nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không quá cao vì trong công
ty còn có một số xưởng, phòng đòi hỏi một lượng lao động là nam như: xưởng cơ điện,
phòng kỹ thuật, kho lạnh, phòng bảo vệ.

 Cơ cấu lao động theo độ tuổi.

Bảng 2. 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi qua 3 năm

Độ tuổi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


18 – 30 tuổi 1710 1548 1212
30 – 45 tuổi 369 371 384
Trên 45 tuổi 21 21 20
Tổng 2100 1940 1616

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Nhận xét: Nhìn chung trong công ty thì số lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất.
Đa số các lao động trẻ có độ tuổi từ 18 – 30 đều là công nhân ở các xưởng và các nhân

25
viên văn phòng, còn các lao động ở độ tuồi từ 30 – 45 trở lên thì chiếm tỷ lệ ít nhưng đã
có một số vị trí quan trọng trong công ty.

 .Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.

Bảng 2. 6: Cơ cấu lao động theo trình độ qua 3 năm


Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Trình độ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(người) (%) (người) (%) (người) (%)
Trên đại học 2 0,1 2 0,1 2 0,1
Đại học 110 5,2 106 5,5 106 6,6
Cao đẳng –
249 11,9 236 12,2 236 14,6
Trung cấp
Sơ cấp 45 2,1 36 1,9 28 1,7
Công nghệ kỹ
821 39,1 800 41,2 537 33,2
thuật bậc 5/7.
Công nghệ kỹ
352 16,8 338 17,4 310 19,2
thuật bậc 3/7.
Công nghệ
29 1,4 22 1,1 18 1,1
phổ thông.
Lao động
492 23,4 400 20,6 379 23,45
phổ thông
Tổng 2100 100 1940 100 1616 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự).

Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy với tỷ lệ khiêm tốn 5 – 7 % lao động có trình
độ đại học và trên đại học thì tỷ lệ này còn thấp so với các doanh nghiệp khác trên địa
bàn thành phố. Ở đây cho thấy công ty còn thiếu nhiều lao động có trình độ cao. Sự
thiếu hụt này đã tạo nên rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp về mặt quản lý,
sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để khắc phục điều này công ty đã thường xuyên tổ
chức các khóa đào tạo tại đơn vị hay nơi khác.

26
2.2.2. Phân tích ma trận swot về tình hình nguồn nhân sự của công ty

Điểm mạnh
Số lượng lao động trẻ chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Nhiều nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Sự liên kết và hợp tác hiệu quả giữa các phòng ban.

Cơ hội
Nước ta trong thời kì dân số vàng, lực lượng lao động dồi dào.
Lao động có trình độ người ta ngày càng tăng.
Cộng đồng kinh tế ASIAN (AEC) được chính thức hình thành, có thêm nguồn lao
động dồi dào từ các nước trong Asian.

Điểm yếu
Công ty còn thiếu nhiều lao động có trình độ cao.
Công tác quản lý chưa hiệu quả, chưa sử dụng hiệu quả nguồn lao động, còn tình
trạng thừa biên chế, dẫn đến tình trạng lực lượng lao động nhiều nhưng năng suất thấp.
Tác phong làm việc công nghiệp còn chưa chuyên nghiệp.
Một số quy chế về đánh giá, khen thưởng, kĩ luật… chưa cải tiến, không còn phù
hợp với kinh doanh mới hiện nay.

Nguy cơ
Hiện nay có nhiều sự lựa chọn việc làm, nhân viên nhảy việc sang các công ty
khác.

2.3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP CBXK TAM NÔNG

2.3.1. Mục đích về công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự

Xác định rõ khoảng cách giữa hiện tại và định hướng tương lai về nhu cầu nhân
lực của tổ chức, chủ động thấy trước được các khó khăn và tìm các biện pháp nhằm đáp
ứng nhu cầu nhân lực.

Thấy rõ hơn những hạn chế và cơ hội của nguồn tài sản nhân lực mà tổ chức hiện
có. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định các chiến lược kinh doanh.

27
2.3.2. Nguồn ứng viên tuyển dụng

2.3.2.1. Nội bộ công ty

Điều động, thuyên chuyển hay đề bạt một số nhân viên mới có năng lực để đảm
nhiệm một vị trí mới.

Công ty vẫn duy trì chính sách khuyến khích ưu tiên cho con em cán bộ nhân viên
tốt nghiệp đại học loại khá, và nếu cao đẳng thì phải loại giỏi mới được ưu tiên nhận vào
công ty.

Thưc ra, công ty ít tuyển dụng theo nguồn này vì nếu có nhu cầu thì thông qua
giám sát, xem xét của giám đốc thì sẽ trực tiếp bổ nhiệm vào vị trí cao hơn chứ không
tiến hàng tuyển chọn như thông thường.

2.3.2.2. Bên ngoài công ty


Đăng tin tuyển dụng trên trang web tuyển dụng của công ty: đây là một kênh tuyển
dụng hiệu quả.
Đăng thông tin tuyển dụng trên các website như: www.24h.com,
www.kiemviec.com
Người thân hay bạn bè của nhân viên trong công ty giới thiệu.
Sinh viên thực tập.
Thông qua trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm…

2.3.3. Tình hình công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự từ 2014 – 2016

2.3.3.1 Hoạch định tuyển dụng từ 2014 – 2016

Thời gian đưa ra hoạch định:

- Dài hạn: 3 năm, (05/01)


- Ngắn hạn: Đầu kì 1 (05/02)

Thời gian tuyển dụng:


Chia làm 2 đợt: tháng 2, tháng 9

Đối tượng tuyển dụng:

28
- Nhân viên trong công ty
- Sinh viên
- Người lao động phổ thông
- Nhân viên từ công ty khác

Sứ mệnh, mục đích:


Tuyển đủ số lượng, có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí tuyển dụng, đạt chỉ
tiêu về công việc.

- 2014: 300 người


- 2015: 230 người
- 2016: 150 người

Phân tích thị trường:

- Công tác tuyển dụng của các công ty đa dạng, cạnh tranh mạnh mẽ.
- Công ty có môi trường làm việc tốt, nhiều năm kinh nghiệm.
- Có nguồn lực mạnh, thương hiệu trên thị trường.
- Làm ở công ty có cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
- Lương ở mức trung bình.
- Nhân viên khá đông nên có sự cạnh tranh lớn.
- Máy móc, cơ sở vật chất chưa được đổi mới.

Các hình thức tuyển dụng:

- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: tivi, facebook, dantri.com,
24h.com, báo lao động,.. phát tờ rơi.
- Thông qua mô giới, và giới thiệu việc làm như Trung tâm giới thiệu việc làm Tp.
Hồ Chí Minh, Trung tâm giới thiệu việc làm Bình Dương,…
- Tuyển trực tiếp từ các trường đại học, cao đẳng,..

Phát triển các chiến lược:

- Trực tiếp đến các trường đại học, cao đẳng, tường dạy nghề tư vấn xét tuyển.
- Thực hiện khảo sát về nhu cầu, môi trường làm việc, mong muốn của sinh viên
hiện nay.

29
- Tổ chức các buổi tham quan về môi trường làm việc cho các sinh viên.

2.3.3.2 Kết quả của công tác tuyển dụng

 Tỉ lệ tuyển dụng thực tế so với kế hoạch

Bảng 2. 7: Tỷ lệ tuyển dụng thực tế so với kế hoạch

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Kế hoạch tuyển dụng (người) 300 230 150
Số lượng tuyển dụng thực tế (người) 275 129 150
Hiệu quả thực tế so với kế hoạch 91,67% 56,08% 100%
(Nguồn: phòng Nhân sự)

Nhận xét: Năm 2013, số lượng tuyển dụng thực tế đạt 61,76% so với kế hoạch,
còn năm 2014 chỉ đạt 56,08%. Đối với năm 2015 thì chỉ tiêu đạt 100% so với kế hoạch,
điều này cho thấy công tác tuyển dụng của công ty ngày càng hoàn thiện hơn, đóng vai
trò quan trọng giúp công ty tuyển dụng được nhiều nhân sự có năng lực, đáp ứng yêu
cầu của công ty trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Chất lượng hồ sơ tuyển dụng.

Qua quá trình hình thành và phát triển, danh tiếng của công ty trên thương trường
ngày càng mở rộng, điều này đã làm cho số lượng hồ sơ các ứng viên nộp ứng tuyển
vào công ty ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 2. 8: Chất lượng hồ sơ tuyển dụng.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015


Số lượng nhân viên cần tuyển 87 92 103
Tổng số hồ sơ nhận được 709 747 838
Tổng số hồ sơ đạt yêu cầu 482 527 699
Tỷ lệ hồ sơ đạt / Tổng hồ sơ nhận 68% 70,4% 83,4%
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự).

30
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng số lượng lẫn chất lượng của các ứng viên
nộp dự tuyển ngày càng cao hơn, điều này chứng tỏ rằng uy tín của công ty ngày càng
được nâng lên và gây được sự chú ý của các ứng viên nộp đơn vào xin ứng tuyển.

 Chất lượng ứng viên được tuyển.

Công ty luôn chú trọng đến chất lượng ứng viên được tuyển để nhằm tạo cho
công ty một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Và sau đây là bảng tổng kết về trình
độ chất lượng nhân viên được tuyển vào công ty:

Bảng 2. 9: Trình độ nhân viên được tuyển.


Năm 2014 Tỷ lệ Năm 2015 Tỷ lệ Năm 2016 Tỷ lệ
Chỉ tiêu (người) (%) (người) (%) (người) (%)
Trên Đại
0 0 0 0 0 0
học
Đại học 4 4,6 4 4,3 10 9,7
Cao đẳng 0 0 6 6,5 5 4,9
Trung cấp 0 0 0 0 0 0
Lao động
83 95,4 8 89,2 88 85,4
phổ thông
Tổng 87 100 92 100 103 100
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự).

31
Tóm tắt chương 2

Công ty CP CBXK Tam Nông đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau,
bên cạnh nhiều thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn nhưng một đặc điểm khá nhất
quán là dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Công ty cũng đều thể hiện được tính tự lực, khả năng
sáng tạo và cố gắng vượt khó của mình với tinh thần đoàn kết cao của một tập thể luôn
gắn bó với nhau và gắn bó với sự nghiệp chung của Công ty. Chức năng chủ yếu của
Công ty là: Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng chế
biến sẵn như Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, trà và các loại nông sản khác.
Hợp tác và phát triển với Cục súc tiến thương mại và các đối tác nước ngoài để tinh chế
các sản phẩm xuất khẩu.

Công ty có nguồn nhân lưc khá lớn, chủ yếu là lao động trẻ năng động, nhiệt tình
giúp công ty hoạt động ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất, đồng thời với nhu cầu lao
động lớn tạo ra nhiều công việc làm cho nhiều người lao động, góp phần làm ổn định
trật tự xã hội, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.

Quá trình hoạch định tuyển dụng nhân sự được công ty quan tâm, tổ chức qua
nhiều giai đoạn. Đem lại kết quả cao: Số lượng và chất lượng của ứng viên ngày càng
tăng đáp ứng yêu cầu trong sản xuất kinh doanh của công ty.

32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU TÂM
NÔNG HIỆU QUẢ

3.1. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ

Ưu điểm:
Nhìn chung, công tác hoạch định tuyển dụng được công ty quan tâm, được tổ chức
thông qua nhiều giai đoạn, được sự thông qua của ban giám đốc nên công tác tuyển dụng
của công ty đạt hiệu quả.

Hình thức đăng tuyển dụng của công ty khá đa dạng.


Người hoạch định là người có nhiều kinh nghiệm và hiểu rất rõ về hoạt động của
công ty.

Nhược điểm:
Quá trình hoạch định tuyển dụng chưa được chú trọng nhiều, chưa chi tiết còn
mang tính tổng quát chung.
Các chiến lược tuyển dụng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều chiến
dịch để khuyến trương công ty. Nếu chỉ dừng ở thông báo tuyển dụng thì sẽ khó thu hút
đươc nhiều đơn xin việc đến công ty. Do đó ngăn cản tính đa dạng, phong phú trong
tuyển dụng.

Nguyên nhân:
Công tác hoạch định tuyển dụng chưa được sâu sát, khó thực hiện. Nhu cầu nhân
sự chỉ xác định mang tính ước lượng, thiếu tính chính xác.
Công tác chỉ dùng lại ở việc liệt kê các danh mục và nhiệm vụ cần phải làm cho
một chức danh. Chưa phục vụ gì nhiều cho công tác tuyển chọn nhân sự. Và nó được sử
dụng trong một thời gian dài, thiếu sự điều chỉnh cho từng thời kì phù hợp với thời kì
mới.

33
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ 2017 – 2019

Trong những năm qua, công ty đã gặt hái được nhiểu thành công trong hoạt động
kinh doanh. Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty là tiếp tục phát huy tiềm
năng, nhanh chóng hoàn thành và đưa dự án đầu tư chiều sâu và sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.

3.2.1. Định hướng chung của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019.

Duy trì và phát huy tiềm năng các hoạt động sản xuất kinh doanh đã có, phát triển
sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nhịp
độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, cơ cấu sản phẩm hợp lý.

Đầy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, hệ thống quản
lý quan hệ khách hàng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng caochất lượng
hàng hóa.

3.2.2. Các mục tiêu cụ thể.

Về thị trường tiêu thụ:


Trong những năm tới, công ty đề ra phương hướng là mở rộng các đại lý phân
phối thị trường trong nước, bên cạnh đó công ty cũng chú trọng đến việc nâng cao công
tác xuất khẩu, đưa sản phẩm tới nhiều nước trên thị trường thế giới. Công ty không
ngừng nâng cao mở rộng, tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước.

Về lao động và tiền lương:


Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên Tam Nông thành thạo về nghiệp vụ, có
đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chí “Đoàn kết, kỷ cương, cần cù, sáng tạo, văn minh”.
Cụ thể mức thu nhập bình quân là 5 triệu đồng/người/tháng, năm 2015 là 4,2 triệu
đồng/người/tháng, tương ứng tăng 19,05%.

Về mục tiêu kinh tế:


Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong những năm tới đạt khoảng 50%/năm. Trong
năm 2013, công ty phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế sau:
- Tổng doanh thu đạt: 900 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2015 (600 tỷ đồng).

34
- Lợi nhuận đạt: 72 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2015 (48 tỷ).
- Đảmbảo nộp đủ các khoản nộp ngân sách Nhà nước.

Về kinh doanh xuất khẩu:


Tiếp tục duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định trong lĩnh vực kinh doanh xuất
khẩu, thực hiện chiến lược đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh xuất khẩu, đảm bảo cả
số lượng và chất lượng

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG TUYỂN
DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ

 Lập kế hoạch tuyển dụng

Lập kế hoạch thật cụ thể giúp công ty chủ động ứng phó với các tình huống, để
đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí. Kế hoạch chỉ phát huy tối đa ưu điểm khi được
thực hiện cụ thể, rõ ràng.

Bảng 3. 1: Bảng kế hoạch tuyển dụng


Vị trí Phòng Thời điểm
Số lượng Yêu cầu
Nhu cầu Stt chức ban có cần nhân sự
cần tuyển vị trí
tuyển dụng danh nhu cầu
… … … … …
Người
Nguồn Cách thức Thời hạn
Stt phụ Chi phí
Tuyển mộ tuyển tuyển tuyển mộ
trách
… … … … …
Các
Người phụ Thời Thời gian
bước Chi phí
Stt trách đánh gian tổ dự kiến thử
Tuyển chọn tuyển dự kiến
giá chức việc
chọn
… … … … …
Vị trí, Các nhiệm
Người phụ Thời gian Chi phí
Thử việc Stt chức vụ trong thử
trách thử việc dự kiến
danh việc

35
… … … … …
Vị trí, Các nhiệm
Quyết định Người phụ Thời gian Chi phí
Stt chức vụ trong
tuyển dụng trách hợp đồng dự kiến
danh công việc
(kí hợp đồng
lao động) … … … … …

 Đa dạng hóa tuyển dụng

Trong thời gian qua, công tác tuyển dụng của công ty đã có kết quả đáng khích lệ,
đáp ứng được nhu cầu lao động của công ty, song việc tuyển dụng mới chỉ bó hẹp trong
nội bộ những người thân của cán bộ công nhân viên trong công ty, trung tâm giới thiệu
việc làm, đơn vị cung ứng lao động. Cần có những cách thức tuyển dụng mới đem lại
hiệu quả cao hơn. Sau đây là một số giải pháp tuyển dụng:
Tổ chức các cuộc thi học thuật thông qua đó tuyển dụng nhân sự có năng lực cho
công ty.
Quảng bá môi trường làm việc của công ty thông qua truyền thông, báo uy tín.
Làm video, tham gia các chiến dịch ý nghĩa cộng đồng gây ấn tượng tốt, xây dựng
thương hiệu công ty.

 Có bản mô tả công việc rõ ràng, cụ thể, chi tiết.

Hình thành một bảng mô tả công việc rõ ràng cho từng bộ phận để khi đăng thông
báo tuyển dụng thì ta có thể lấy một phần quan trọng trong bảng mô tả công việc thông
báo đến những ứng viên.

 Duy trì nguồn nhân lực

Một năm, công ty mất một lượng nhân viên, công ty phải tiến hành tuyển dụng và
đào tạo lại rất tốn kém. Nếu giữ chân được họ thì sẽ tạo được ra những nhóm, những tổ
bao gồm những thành viên có đức, có tài, tậm tâm với công ty và đỡ phần lớn chi phí
tuyển dụng. Và những người này là nòng cốt, và có sức ảnh hưởng rất lớn đối với những
người mới vào.

36
+ Muốn giữ chân được họ, cần:
+ Nghiên cứu nhu cầu nhân viên và tìm cách đáp ứng.
+ Trả lương thích đáng.
+ Tạo được môi trường làm việc tốt, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa
lãnh đạo với nhân viên…

Cách để nhận biết nhu cầu của nhân viên là:


+ Quan sát: Cách họ làm việc, lúc họ làm việc, lúc họ nghỉ ngơi.
+ Lắng nghe: Tổ chức những cuộc gặp gỡ trực tiếp nhận ý kiến của từng nhân
viên.

37
Tóm tắt chương 3

Trong quá trình hoạch định, công ty có những ưu điểm lớn, điểm mạnh để tuyển
dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty còn vấp phải những khó khăn, gây trở ngại làm
ảnh hưởng đến công tác hoạch định tuyển dụng.

Trong những năm qua, công ty đã gặt hái được nhiểu thành công trong hoạt động
kinh doanh, đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Phương hướng, nhiệm
vụ trọng tâm của công ty là tiếp tục phát huy tiềm năng, nhanh chóng hoàn thành và
đưa dự án đầu tư chiều sâu và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bắt kịp xu hướng phát
triển hiện nay, luôn cập nhật những thành tựu tiến bộ xã hội, khắc phục những khó khăn,
trở ngại trước đó.

Một số biện pháp giúp công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự tốt hơn, hoàn thiện
hơn như: Lập kế hoạch tuyển dụng; đa dạng hóa tuyển dụng; có bản mô tả công việc rõ
ràng, chi tiết; duy trì nguồn nhân lực.

38
KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu những vấn đề tại Công ty CP CBXK Tam Nông, tôi
đã có cơ hội tìm hiểu về công ty nói chung và công tác quản trị, đặc biệt là công tác
hoạch định trong tuyển dụng nhân sự. Qua đó tôi đã nắm bắt được những thông tin cơ
bản, thú vị về những vấn đề xung quanh hoạch định tuyển dụng.

Đề tài này được thực hiện với mục đích nghiên cứu về công tác hoạch định tuyển
dụng của Công ty CP CBXK Tam Nông. Qua việc phân tích quá trình thực hiện công
tác hoạch định tuyển dụng, đề tài cũng chỉ ra một số điểm hạn chế cũng như những ưu
điểm của công tác hoạch định tuyển dụng. Từ những hạn chế và những nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế đó, bài này đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mong muốn
công tác hoạch định tuyển dụng nhân sự của công ty ngày càng phát triển và thực hiện
đúng chức năng cũng như phát huy được hiệu quả tối đa.

Tuy vậy, trong bản chuyrn đề này chưa phải là những giải pháp đầy đủ và tối ưu
nhất để hoàn thiện công tác hoạch định tuyển dụng tại Công ty, mà chỉ là những đề xuất
trong giới hạn về trình độ của tôi.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Liên Diệp (2010). Quản trị học, NXB Lao Động – Xã Hội, TP. HCM

2. Trần Kim Dung (2011). Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, TP. HCM

3. Tài liệu về công ty cổ phần chế biến xuất khẩu Tam Nông:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015.
Điều lệ công ty về công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

4. Nguồn từ internet:
Quantritructuyen.com, eduviet.vn, voer.edu.vn, nguonlucquocte.com, tailieu.vn.

You might also like