You are on page 1of 14

GIẢI PHẪU MÔ TẢ RĂNG VĨNH VIỄN

MỤC TIÊU

1. Mô tả đặc điểm giải phẫu cơ bản nhất của từng răng.


2. So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa hàm trên và hàm dưới
trong mỗi nhóm răng.
3. Trình bày được tuổi mọc của từng răng trong bộ răng vĩnh viễn.

NỘI DUNG

I. NHÓM RĂNG CỬA

Trên mỗi phần tư cung răng, có hai răng cửa: răng cửa giữa và răng cửa bên. Răng
cửa giữa hàm dưới là răng mọc đầu tiên trong nhóm, lúc khoảng 6-7 tuổi. Kế tiếp
là răng cửa giữa hàm trên, mọc lúc khoảng 7-8 tuổi. Các răng cửa bên mọc lúc 8-
9 tuổi.

Các răng cửa có tác dụng cắt thức ăn và hướng dẫn chuyển động trượt ra trước
của hàm dưới.

Đặc điểm giải phẫu chung:

- Hai phần ba phía cắn dẹt theo chiều ngoài – trong, tạo thành rìa cắn.

- Rìa cắn có các khía (nụ nhỏ) khi các răng mới mọc.

- Các gờ bên gần và xa ở mặt trong thân răng.

- Có một chân răng thuôn nhọn về phía chóp.

1.1. Răng cửa giữa hàm trên

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 10.5


Độ rộng gần- xa thân răng 8.5

Độ rộng ngoài-trong thân răng 7

Độ rộng gần – xa cổ răng 6.3

Độ rộng ngoài – trong cổ răng 6

Chiều cao răng 23.5

1.1.1. Nhìn từ phía ngoài

- Thân răng có hình thang, đáy lớn là rìa cắn.

- Điểm lồi tối đa gần ở 1/3 cắn, điểm lồi tối đa xa ở điểm
giữa 1/3 cắn và 1/3 giữa.

- Góc cắn gần vuông, góc cắn xa tròn.

- Mặt ngoài lồi nhiều ở 1/3 cổ răng và tương đối phẳng


ở 2/3 còn lại. Gồm 3 thuỳ (thuỳ gần, thuỳ giữa và thuỳ Hình 1. Răng cửa
xa) ngăn cách nhau bởi các rãnh phân thuỳ; các rãnh giữa hàm trên bên
này rất nông, mờ dần và biến mất ở 1/3 cổ răng. Thuỳ phải (mặt ngoài)
gần và thuỳ xa có kích thước tương đối bằng nhau và
lớn hơn thuỳ giữa.

- Đường cổ răng cong lồi đều đặn về phía chóp chân


răng.

- Chân răng hình chóp, chóp chân răng hướng về phía


xa. Thiết diện chân răng có hình tam giác, đáy ở phía
ngoài và đỉnh ở phía trong.

1.1.2. Nhìn từ phía trong


- Thân răng có hình xẻng, trũng ở giữa.

- Các gờ bên thấp dần từ cổ răng tới rìa cắn.

- Cingulum nhô cao ở 1/3 cổ răng. Giữa Cingulum và


các gờ bên có các rãnh cạn.

- Đường cổ răng cong về phía chóp, nhỏ hơn so với


ở mặt ngoài và đỉnh thiên về phía xa.
Hình 2. Răng cửa
- Chân răng hình chóp, hẹp hơn so với mặt ngoài. giữa hàm trên bên
phải (mặt trong)

1.1.3. Nhìn từ phía gần

- Thân răng hình tam giác, đỉnh ở rìa cắn, đáy ở cổ


răng.

- Đường viền mặt ngoài cong lồi đều, đường viền mặt
trong hình chữ S. Điểm lồi tối đa ngoài và trong ở
1/3 cổ răng.

- Mặt gần lồi nhất ở 1/3 cắn và lõm nhẹ ở phía cổ răng.
Hình 3. Răng cửa
- Đường cổ răng cong lồi nhiều về phía rìa cắn. giữa hàm trên bên
Chân răng hình chóp và có rãnh nông chạy dọc chân phải (mặt bên gần)
răng.

1.1.4. Nhìn từ phía xa


- Tương tự như ở mặt bên gần.

- Đường cổ răng cong nhẹ hơn.

- Gờ bên xa dày hơn nên che khuất phần lớn mặt trong và
gờ bên gần.

Hình 4.
Răng cửa giữa
hàm trên bên
phải (mặt xa)

1.1.5. Nhìn từ phía rìa cắn

- Chu vi thân răng có hình tam giác, đáy ở phía ngoài, đỉnh
ở phía trong và hơi lệch xa.

- Mặt ngoài cong lồi đều đặn, có 3 thuỳ và các rãnh nông.

- Mặt trong có các gờ bên, Cingulum, các rãnh và hõm


Hình 5. Răng
lưỡi. cửa giữa hàm
trên bên phải
(mặt rìa cắn)

1.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Buồng tuỷ có hình thể tương đồng với thân răng, dẹt theo
chiếu ngoài – trong, có ba sừng tuỷ tương ứng với ba
thuỳ.

- Ống tuỷ có thiết diện hình tam giác, đáy ở phía ngoài,
Hình 6. Buồng
đỉnh ở phía trong, thắp lại ở vùng cổ răng tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng cửa
giữa hàm trên
* Răng cửa bên hàm trên: Đặc điểm giải phẫu tương tự răng cửa giữa hàm trên
nhưng kích thước nhỏ hơn. Là răng hay gặp các bất thường về hình thể giải phẫu:

- Răng nhỏ, hình chêm.

- Cingulum lồi nhẹ hoặc nhô cao hình củ.

- Hố rãnh sâu ở mặt trong.

- Chóp chân răng cong quá mức về phía xa.

1.2. Răng cửa giữa dưới

Thành phần Kích thước


(mm)
Chiều cao thân răng 9
Độ rộng gần- xa thân răng 5
Độ rộng ngoài-trong thân răng 6
Độ rộng gần – xa cổ răng 3.5
Độ rộng ngoài – trong cổ răng 5.3
Chiều cao răng 21.5

1.2.2. Nhìn từ phía ngoài

- Thân răng hình tam giác hẹp chiều gần xa, đối xứng.

- Góc cắn gần và xa bằng nhau, gần vuông.

- Điểm lồi tối đa gần và xa ở 1/3 cắn, sát rìa cắn.

- Đường cổ răng cong lồi về phía chóp răng, đối xứng.

- Chân răng hình chóp, mảnh. Chóp chân răng nhọn và


cong nhẹ về phía xa. Thiết diện cắt ngang chân răng hình
Hình 7. Răng
trứng, hẹp chiều gần – xa. cửa giữa hàm
dưới bên phải
(mặt ngoài)
1.2.2. Nhìn từ phía trong

- Không có hình xẻng. Các gờ bên, Cingulum, rãnh, hõm


lưỡi không rõ như răng cửa giữa hàm trên.

- Đường cổ răng và chân răng tương tự ở mặt ngoài.

Hình 8. Răng
cửa giữa hàm
dưới bên phải
(mặt trong)

1.2.3. Nhìn từ phía gần

- Thân răng hình tam giác. Đường viền mặt ngoài lồi
nhiều ở phía cổ răng, phần còn lại gần như phẳng.
Đường viền mặt trong hình chữ S. Rìa cắn lệch về phía
trong hơn so với đường nối từ chóp răng đến đỉnh đường
cong cổ răng.

- Đường cổ răng cong lồi về phía rìa cắn.

- Chân răng rộng, phẳng, chụm lại ở 1/3 chóp. Chóp răng Hình 9. Răng
cửa giữa hàm
tù. Có một rãnh cạn chạy dọc chân răng.
dưới bên phải
(mặt gần)

1.2.4. Nhìn từ phía xa.


- Tương đối giống với mặt gần.

- Đường cổ răng ít cong hơn và lõm dọc chân răng rõ hơn.

Hình 10. Răng


cửa giữa hàm
dưới bên phải
(mặt xa)

1.2.5. Nhìn từ phía rìa cắn

- Chu vi thân răng có hình quạt, hía ngoài là cánh cung,


phía gần và xa là các bán kính giới hạn hội tụ về phía
trong tạo thành đỉnh quạt.

- Hẹp chiều gần – xa hơn ngoài – trong.

- Mặt ngoài lồi nhiều ở 1/3 cổ răng, phẳng ở 2/3 cắn, không
Hình 11. Răng
rõ các thuỳ. cửa giữa hàm
dưới bên phải
- Mặt trong khá phẳng, lồi ở 1/3 cổ. Cingulum hẹp chiều (mặt cắn)
gần – xa.

1.2.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Buồng tuỷ có hình thể tương đồng với thân răng, dẹt
theo chiếu gần – xa.

- Ống tuỷ dẹt chiều gần – xa.

Hình 12. Buồng


tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng cửa
giữa hàm dưới
* Răng cửa bên hàm dưới: Đặc điểm giải phẫu tương tự răng cửa giữa hàm
dưới. Ngoại trừ:

- Kích thước thân răng chiều gần – xa lớn hơn một chút.

- Thân răng không đối xứng hai bên.

- Góc cắn xa tròn.

II. NHÓM RĂNG NANH

Có một răng nanh trên mỗi phần tư cung hàm. Về hình thái và chức năng,
răng nanh là một răng chuyển tiếp giữa răng cửa và răng hàm. Vai trò của răng
nanh: xé thức ăn và hướng dẫn chuyển động hàm dưới sang bên. Răng nanh
thường mọc khi 10 – 12 tuổi.

2.1. Răng nanh hàm trên

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 10

Độ rộng gần- xa thân răng 7.5

Độ rộng ngoài-trong thân răng 8

Độ rộng gần – xa cổ răng 5.5

Độ rộng ngoài – trong cổ răng 7

Chiều cao răng 27


2.1.1. Nhìn từ phía ngoài

˗ Bờ cắn có một múi nhọn đặc trưng, đỉnh múi lệch về phía
gần. Gờ cắn gần ngắn và dốc, gờ cắn xa dài và thoải. Góc
cắn xa tròn hơn góc cắn gần.
˗ Điểm lồi tối đa gần ở điểm giữa 1/3 cắn và 1/3 giữa. Điểm
lồi tối đa ở gần 1/3 giữa (hơi thiên về phía cắn).
˗ Mặt ngoài có 3 thuỳ, ngăn cách nhau bởi các lõm dọc.
Thuỳ giữa lớn nhất, thùy gần nhỏ hơn thuỳ xa.
Hình 13.
˗ Đường cổ răng cong lồi về phía chóp. Răng nanh hàm
˗ Chân răng hình nón, hẹp chiều gần – xa, chóp chân răng trên bên phải
(mặt ngoài)
hướng về phía xa.

2.1.2. Nhìn từ phía trong

- Thân răng và chân răng hẹp hơn phía ngoài.

- Cingulum lớn, gờ bên gần và xa nổi rõ, gờ trong (gờ lưỡi)


chạy dọc từ Cingulum tới đỉnh múi, tạo thành 2 hõm giữa ba
gờ: hõm lưỡi gần và hõm lưỡi xa.

- Đường cổ răng cong nhẹ, lồi về phía chóp.

Hình 14.
Răng nanh hàm
trên bên phải
(mặt trong)
2.1.3. Nhìn từ phía gần

- Thân răng hình tam giác, đỉnh dày và tù.

- Điểm lồi tối đa ngoài và trong ở 1/3 cổ răng.

- Đường cổ răng cong lồi về phía múi răng.

- Chân răng rộng chiều ngoài – trong, đỉnh chóp tù, có một
rãnh dọc.

Hình 15. Răng


nanh hàm trên
bên phải (mặt
gần)

2.1.4. Nhìn từ phía xa

- Tương tự với mặt phía gần.


- Gờ xa nổi rõ hơn.
- Đường cổ răng ít cong hơn.
- Lõm dọc chân răng sâu hơn.

Hình 16.
Răng nanh hàm
trên bên phải
(mặt xa)

2.1.5. Nhìn từ phía cắn

- Đường chu vi thân răng không đối xứng giữa phía gần và
xa. Đỉnh múi lệch về phía gần – ngoài.
- Kích thước ngoài – trong lớn hơn gần – xa.
- Thân răng có 3 thuỳ ở mặt ngoài, ngăn cách nhau bởi các
rãnh dọc. Mặt trong có các gờ bên gần và xa rõ, tạo với gờ Hình 17. Răng
trong thành hai hõm lưỡi. nanh hàm trên
bên phải (nhìn
từ phía cắn)

2.1.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

- Trên mặt phẳng đứng dọc giữa, khoang tuỷ có hình thấu
kính hội tụ, rộng nhất ở phần thân răng gần cổ răng.

- Trên mặt phẳng ngang, đoạn giữa chân răng, ống tuỷ hình
trứng, hẹp chiều gần xa.
Hình 18. Buồng
tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
nanh hàm trên

2.2. Răng nanh hàm dưới:

Thành phần Kích thước


(mm)

Chiều cao thân răng 11

Độ rộng gần- xa thân răng 7

Độ rộng ngoài-trong thân răng 7.5

Chiều cao răng 26

2.2.1. Nhìn từ phía ngoài

- Múi răng không dài và nhọn như ở răng nanh trên. Do gờ


múi gần thoải hơn, gờ múi xa dốc hơn. Thân răng có hình
như “người lệch vai).

- Đường viền chu vi thân răng và chân răng phía gần tương
đối thẳng nhau. Trong khi, đường viền chu vi thân răng phía
xa lồi nhiều và nhô hẳn ra so với đường viền chu vi chân
răng phía xa.
- Điểm lồi tối đa gần ở 1/3 cắn, điểm lồi tối đa xa ở giữa 1/3 Hình 19. Răng
cắn và 1/3 giữa. nanh hàm dưới

- Thân răng có 3 thuỳ (gần, giữa,xa) ngăn cách nhau bởi các phải (mặt ngoài)
rãnh cạn.

- Đường cổ răng cong lồi nhẹ về phía chóp răng.

- Chân răng hình nón, chóp tù. Hướng trục răng khác với các
răng khác: chân răng (hướng từ cổ răng tới chop răng) hơi
nghiêng gần, thân răng nghiêng xa so với trục chân răng.

2.2.2. Nhìn từ mặt trong

Có các cấu trúc tương tự răng nanh trên, gồm: Cingulum, gờ


bên gần, gờ bên xa, gờ trong, hõm lưỡi gần, hõm lưỡi xa.
Những điểm khác biệt:

- Các gờ và Cingulum ít nhô hơn.

- Các hõm lưỡi nông hơn.

- Chân răng ở mặt trong mảnh hơn. Các rãnh dọc chân răng
đi lên, liên tục với mặt bên gần và xa của thân răng. Hình 20.
Răng nanh hàm
dưới phải (mặt
trong)
2.2.3. Nhìn từ phía gần

Cũng tương tự răng nanh trên: đường viền chu vi mặt ngoài
cong lồi đều, đường viền mặt trong hình chữ S; điểm lồi tối
đa ngoài và trong ở 1/3 cổ răng.

Những điểm khác biệt so với răng nanh hàm trên:

- 1/3 cổ của thân răng hẹp hơn.

- Cingulum ít nhô hơn.


Hình 21.
- Gờ bên gần ít nhô so với mặt trong. Răng nanh hàm
dưới phải (mặt
- Chân răng hẹp chiều ngoài – trong hơn.
gần)

2.2.4. Nhìn từ phía xa

- Các cấu trúc giải phẫu giống như ở mặt gần, nhưng mặt xa
thấp hơn mặt gần.

Hình 22.
Răng nanh hàm
dưới phải (mặt
xa)
2.2.5. Nhìn từ phía cắn

Những điểm khác biệt so với răng nanh trên:

- Đường viền chu vi thân răng đối xứng hơn so với răng
nanh trên.

- Gờ bên gần và xa ít nhô hơn. Hình 23. Răng


nanh hàm dưới
- Gờ lưỡi ít nhô hơn nên trung tâm rìa cắn nhỏ hơn. phải (mặt cắn)
- Hõm lưỡi cạn.

2.2.6. Buồng tuỷ và hệ thống ống tuỷ

Tương tự với răng nanh trên.

Hình 24. Buồng


tuỷ và hệ thống
ống tuỷ răng
nanh hàm dưới

You might also like