You are on page 1of 5

BÀI V – ĐẠI CƯƠNG HÀM KHUNG

A – ĐỊNH NGHĨA VÀ LƯỢC SỬ HÀM KHUNG


- Hàm khung là hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là khung sườn được đúc cùng một khối.
- Răng giả được đúc vào yên nhờ nhựa acrylic
- Phương thức truyền lực: Có 2 phương thức
• Truyền lực lên vùng quanh răng qua răng trụ
• Vừa lên răng, vừa lên sống hàm vùng mất răng
- Cơ chế: Truyền lực nhai bán sinh lý: Vừa lên sống hàm vùng mất răng qua nền hàm giả vừa lên các
răng còn lại
- Hàm giả tháo lắp đầu tiên: Heisster 1711.
B – ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM HÀM KHUNG
1. Ưu điểm:
Các tựa mặt nhai truyền lực nhai qua răng trụ xuống vùng quanh răng. Khả năng ăn nhai tốt hơn, giải
phóng cổ răng ở lợi và các răng còn lại, nhỏ, bóng hơn nên dễ vệ sinh và truyền nhiệt, bền hơn.
2. Nhược điểm:
Kĩ thuật phức tạp, kinh phí cao, nguy cơ sâu răng, khó sửa chữa răng, dễ tổn thương răng trụ
C – CHỈ ĐỊNH LÀM HÀM KHUNG
1. Khoảng mất răng rộng không thể làm được cầu răng
- Tương ứng với K III và K IV.
- Nếu làm cầu răng thì không có sự ổn định ngang cung răng, kết hợp với lực xoay cùng cánh tay đòn
bẩy lớn sẽ tác động rất nhiều lên răng trụ. Nếu làm HGTL thì một phần răng trụ kế cận khoảng mất
răng sẽ nâng đỡ cùng, từ đó giảm tải trọng lực nhai lên răng trụ.
2. Khoảng mất răng không có răng trụ phía xa
- Tương ứng K I và K II.
- Không có chỉ định với mất 1 răng 7 duy nhất (làm cầu đèo và IP).
3. Sống hàm tiêu nhiều:
- Đối với sống hàm tiêu nhiều, có thể làm phục hình nền nhựa hoặc nền khung để bù tổ chức.
- Nguyên nhân không nên làm phục hình cố định với khu vực mất răng có nền sống hàm tiêu nhiều:
• Các răng sẽ phải dài ra để đảm bảo khớp cắn.
• Môi và má không được nâng đỡ đầy đủ
• Phải phục hình răng nhỏ hơn hoặc loại bớt 1 răng để làm cầu.
4. Sự nâng đỡ các vùng xung quanh giảm:
Lực tác động vào răng trụ giảm đi do hàm giả có nền khít với sống hàm nên sự nâng đỡ chia cho nhiều răng
5. Trường hợp cần ổn định cung răng:
- Các thành phần của hàm khung có tác dụng cố định nẹp, bao gồm: Bản lưỡi, thanh gót răng, thanh thân
răng và tay đối kháng của móc.
- Mất răng K I và II có biến thể trong đó có 1 răng đứng đơn lẻ, răng này cần được nối với các răng trước
bằng cầu, sau đó mới làm hàm khung.
D – CHỐNG CHỈ ĐỊNH LÀM HÀM KHUNG
- Các răng bị xoay lệch nhiều
- Dễ sâu răng không làm hàm khung, vì vị trí ổ tựa là nơi dễ bị sâu do mất khoáng.
- Bệnh viêm quanh răng
- Mất răng xen kẽ
Trang 1
E – THÀNH PHẦN HÀM KHUNG
I - NỐI CHÍNH
1. Đặc điểm nối chính:
- Cứng: Phân chia đều lực lên các vùng nâng đỡ, đảm bảo hiệu quả cho các thành phần cứng. Nếu nối
chính đàn hồi sẽ làm cho lực tập trung vào răng trụ hoặc sống hàm, làm ảnh hưởng tổ chức mô và sống
hàm bên dưới.
- Cung cấp sự nâng đỡ theo chiều đứng và bảo vệ mô mềm:
• Nối chính cách xa bờ lợi 6mm ở hàm trên và 3mm ở hàm dưới. Nếu không tránh được lồi xương
hay đường giữa thì cần một nối chính trùm lên mặt trong các răng cửa nhưng vẫn có khoảng trống
với lợi.
• Bờ nối chính song song bờ lợi, trường hợp đi ngang thì phải thẳng góc để giảm tiếp xúc.
• Không được tạo ra các vùng dắt thức ăn.
- Giúp cho vật giữ gián tiếp đảm bảo chức năng.
- Đảm bảo nền hàm đúng vị trí.
- Nối chính nên có hình dạng đối xứng, góc nối tròn nhẵn.
2. Nối chính hàm trên:
- Đặc điểm: Nên có gờ khít sâu rộng 0,5 – 1mm chạy dọc theo biên giới tiếp xúc niêm mạc.
- Gờ trên có tác dụng không cho thức ăn chui vào dưới nối chính, làm giảm độ dày nối chính.
a. Nối chính hàm trên:
- Tiếp xúc sát với niêm mạc khẩu cái, cách lợi viền 6mm nếu không thì tựa lên gót răng nhưng không quá
⅓ giữa.
STT Tên nối chính Đặc điểm Chỉ định
1 Thanh khẩu cái đơn Thanh nối có tiết diện cắt ngang hình nửa K III, IV
tròn, nằm ở 1/3 giữa hay 1/3 sau của khẩu
cái cứng. Thanh nối đơn không thể thỏa
mãn cùng một lúc cả 2 yêu cầu về độ cứng
và sự dễ chịu của bệnh nhân.
2 Bản khẩu cái Phục hình các khoảng mất
răng hàm ngắn. III, II, I nếu
thiết kế hàm khung với khớp
nối
3 Thanh khẩu cái kép Bệnh nhân có lồi cứng, bệnh
nhân không muốn che vòm
miệng nhiều, dùng cho tất cả
các loại Kennedy
4 Thanh nối chữ U Không cứng, nhất là trong K I Mất răng phía trước, lồi vòm
Thiết kế, chỉ định sai có thể ảnh hưởng đến miệng không phẫu thuật. Dùng
phần mềm phía dưới cho K I, II khi có lồi xương,
Tăng độ dày gây vướng lưỡi loại này ít dùng.
Nguyên tắc: Nên có tựa ở các
chu vi nối chính
5 Bản khẩu cái kép chữ Thanh nối chính hình móng ngựa, nối chính Mất răng K I, III có lồi xương
U biến thể cứng rắn Mất nhóm răng cửa K IV
Trang 2
+ Bản trước: Phẳng, được đặt về phía sau để
không tựa lên nếp khẩu cái và hưởng lưỡi
+ Bản sau: Rộng 8mm, phía sau nhất vẫn có
thể nằm trên khẩu cái
6 Bản khẩu cái toàn diện Mất răng K I, mất nhiều răng,
sống hàm tiêu nhiều, vòm
miệng nông, đối với RHD thì
cơ cắn phát triển mạnh, bệnh
nhân có khe hở vòm miệng.
- Bản khẩu cái kép U biến thể: Thanh nối chính hình móng ngựa, I, III, có lồi xương và mất nhóm răng cửa
- Bản khẩu cái toàn diện: Mất hết răng hàm phía sau hai bên, mất nhiều răng, sống hàm tiêu nhiều, vòm
miệng nông, còn RHD, cơ cắn phát triển mạnh, mất răng có khe hở vòm miệng
b. Nối chính hàm dưới
• Thanh lưỡi đơn: Thiết kế nhiều nhất
• Bản lưỡi: Cứng nhất. Chỉ định TH mất nhiều răng sau cần lực tựa gián tiếp ở hai đầu bản lưỡi, các răng mất
nhiều tổ chức nâng đỡ, lồi xương nhỏ, không thiết kế thanh lưỡi khi khoảng cách từ sàn miệng tới bờ lợi <
8mm
• Thanh lưỡi kép, thanh Kenedy: Gồm thanh lưỡi đơn phía dưới và thanh trên hình bán nguyệt nối với nhau
bằng nối phụ ở hai đầu
• Thanh gót răng: Chống chỉ định với bệnh nhân có khớp cắn ngược
• Thanh thân răng: Chống lại sự di lệch theo chiều ngang và đối lực với 1 số tay móc mặt ngoài
II – PHÂN LOẠI MÓC
1. Cấu tạo của móc
- Hàm phục hình tháo lắp từng phần có rất nhiều bộ phận bám giữ như móc, biên giới nền hàm, lực hút
(mao dẫn), … Tuy nhiên, thông dụng nhất là móc răng
- Móc gồm 4 phần: Phần nâng đỡ, tay cánh giữ dính, phần đối kháng lực (trượt phía xa) và phần ôm
- Phần nâng đỡ gồm 2 phần: Tựa mặt nhai (tiếp xúc với mặt nhai răng hàm, gót răng hoặc
2. Hệ thống móc NEY:
STT Tên móc Chỉ định Đặc điểm
1 Móc Akers - - Mất răng hàm còn răng trụ phía 1 tựa mặt nhai, 2 tay móc. Tay móc phía lưỡi
sau (RHN, RHL). hoặc khẩu cái là tay đối kháng, tay còn lại là
- - Đường vòng lớn nhất số 1 (thấp tay lưu giữ
nhất về phía mất răng, cao nhất về
phía còn răng)
- - Chỉ định các vùng răng lẹm xa so
với khoảng mất răng.
-
2 Móc chữ T Dùng cho răng nanh và răng hàm
nhỏ, mất răng hàm không còn giới
hạn xa (I, II)
Dùng cho đường vòng lớn nhất số
2 (thấp nhất về phía còn răng, cao
nhất về phía mất răng).

Trang 3
3 Móc hỗn hợp Dùng cho răng nanh và răng hàm
nhỏ, mất răng loại II, III
4 Móc vòng Dùng cho răng số 7 đứng một mình

3. Phân loại móc theo ROACH:


STT Tên móc Chỉ định Đặc điểm
1 Móc chữ I Đặt ở phía xa

2 Móc chữ T Giữ tốt nhất vì có hai đầu giữ

3 Móc T ½ Răng có vùng lẹm ở phía xa

4 Móc Y Giữ tốt nhất vì có hai đầu giữ

4. Các móc thông dụng khác:


STT Tên móc Chỉ định Đặc điểm
1 Móc Nailly Martinez Dùng cho răng hàm nhỏ và răng Gồm 1 tựa mặt nhai ở phía gần và cánh
nanh, vùng lẹm ở phía xa mặt lưu giữ phía ngoài. Tay móc dài ôm ¾
ngoài với khoảng mất răng chu vi răng, đầu lưu giữ

Trang 4
2 Móc Bonwills Mất răng K II, cần mài mô răng
nhiều nhất

3 Móc RPI Ngắt lực, chỉ định mất răng K I,


K II. Phục hình có thể bị nhún

4 Móc RPA Luôn luôn là móc dây

TÓM TẮT VÀ CHỈ ĐỊNH CHO CÁC LOẠI MÓC:


Móc Akers Móc chữ T Móc hỗn hợp Móc vòng
Dùng cho răng hàm Răng nanh, răng hàm nhỏ Răng nanh, răng hàm nhỏ Răng số 7 đứng một mình
Mất răng còn răng trụ Mất răng K I, II Mất răng loại K II, III Làm thêm răng đối diện
phía sau để cân bằng
Móc Nally Martinez Móc Bonwill Móc RPI
Răng nanh, răng hàm nhỏ Mất răng 1 bên như K II Mất răng K I, II
Mất răng K I, II Ngắt lực

III – TỰA RĂNG


1. Định nghĩa
Tựa răng là một bộ phận của hàm giả có tác dụng truyền lực từ hàm giả theo trục của răng trụ
2. Chức năng của tựa răng:
Phân phối lực lên răng khi yên hoạt động, truyền các lực gần song song với trục răng tựa
Ngăn cản lún hàm để đảm bảo khớp cắn với hàm đối diện, đảm bảo sự ổn định với các bộ phận xung quanh
3. Phân loại tựa:
Tựa gồm hai loại: Nối với móc và không nối với móc
• Ổ tựa gần yên: Chỉ định cho các hàm nâng đỡ trên răng, mất răng sau có răng trụ tận cùng.
• Ổ tựa xa yên: Chỉ định cho các hàm nâng đỡ trên răng và niêm mạc, mất răng sau không có răng trụ
tận cùng như K I, K II.
4. Ứng dụng tựa:
Tựa mặt nhai ở các răng hàm, tựa gót răng thường dùng ở răng số 3 hàm trên, tựa rìa cắn thường ở răng số
3 hàm dưới.

Trang 5

You might also like