You are on page 1of 39

DỤNG CỤ KHÁM

1. Dụng cụ khám cơ bản


− Bộ dụng cụ khám cơ bản gồm:
o 1. Khay đựng dụng cụ
o 2. Gương nha khoa
o 3. Thám trâm
o 4. Kẹp gắp
o 5. Cây đo túi nha chu (+/-)
− Khay đựng dụng cụ
o Khay hình quả đậu hoặc hình chữ nhật
o Làm bằng vật liệu inox hoặc sắt tráng men
o Dễ dàng vệ sinh, hấp sấy
− Gương nha khoa: Cán gương + Mặt gương
o Cán gương: hình trụ tròn hay hình lăng trụ lục giác, bằng kim loại hoặc phủ silicone.
o Chủ yếu phân loại dựa trên đặc điểm mặt kiếng, trong đó phân loại theo vị trí tráng thủy.
o Mặt gương:
▪ Gương phẳng

▪ Gương lõm: phóng đại hình ảnh


o Công dụng

▪ (1) Vén và che chắn môi, má, lưỡi trong quá trình điều trị

● Banh má phải:

⮚ Sử dụng khi ngồi vị trí 8 – 9h, đầu bệnh nhân nghiêng sang trái

⮚ Vùng làm việc: mặt ngoài hàm trên và hàm dưới bên phải

● Banh má trái:

⮚ Sử dụng khi ngồi vị trí 10 – 1h, đầu bệnh nhân nghiêng sang phải

⮚ Vùng làm việc: mặt ngoài hàm trên và hàm dưới bên trái

▪ (2) Tập trung ánh sáng vào vùng thăm khám

▪ (3) Soi những vùng khuất khó quan sát trực tiếp

− Thám trâm:
o Cấu tạo: Cán cầm + đầu làm việc
o Công dụng: Thăm khám phát hiện lỗ sâu và cao răng
▪ Khám phát hiện lỗ sâu: di chuyển thám trâm trên bề mặt răng

● Trơn láng: không có lỗ sâu

● Bề mặt thô nhám: cần kiểm tra lại kỹ, có thể lấy sạch cao răng bám trên bề mặt
và tiến hành khám lại
● Mắc thám trâm: có lỗ sâu
▪ Thăm dò miệng ống tủy

− Kẹp gắp
o Cấu tạo: cán cầm có khía, 2 mỏ kẹp
o Công dụng: gắp bông, gạc và những dụng cụ nhỏ như mũi khoan, kim chỉ, dụng cụ điều trị nội
nha
− Cây đo túi nha chu
2. Dụng cụ hỗ trợ
− Kính lúp: Sử dụng kính lúp giảm xu hướng nghiêng về phía trước nhằm cố gắng có được cái nhìn tốt
hơn về khu vực điều trị và giảm căng cơ xương cho cơ cổ, lưng và vai của bác sĩ
− Camera

− Banh môi má: Banh miệng (banh môi, má) nha khoa kiểu chữ C, sử dụng trong tẩy trắng răng, gắn
mắc cài, chụp hình trong miệng…
− Mút cắn: dành cho một số đối tượng
o Trẻ em
o BN gặp khó khăn trong việc giữ cho miệng mở rộng và ổn định
o BN được an thần
− Ống hút nước bọt
DỤNG CỤ NHỔ RĂNG
** Danh pháp của răng
− Tên gọi
o Răng hàm nhỏ (tiền hàm) – Răng cối nhỏ (tiền cối)
o Răng hàm lớn – Răng cối lớn
− Kí hiệu răng
o Hệ thống đánh số phổ thông (ADA 1975)
o Hệ thống đánh số theo Palmer
o Hệ thống đánh số quốc tế (FDI)
1. Kìm nhổ răng
1.1. Đặc điểm chung
o Tác dụng truyền lực trực tiếp lên răng:
▪ Làm giãn nở xương ổ răng

▪ Làm đứt dây chằng

▪ Nhổ răng ra khỏi ổ răng


o Lực tạo ra:
▪ Lực kéo

▪ Lực xoay

▪ Lực chêm
o Cấu tạo:
▪ Mỏ kìm
▪ Cổ kìm

▪ Cán kìm

− Mỏ kìm (beaks): bộ phận thực hiện chức năng của kìm là bắt chắt vào vùng cổ răng giải phẫu hay
vùng chẽ chân răng
o Đăc điểm hình thể chung:
▪ Mặt ngoài: Cong, lồi, trơn láng

▪ Mặt trong: Lõm và có nhiều rãnh, có mấu hoặc không


o Đặc điểm hình thể riêng biệt: phù hợp với từng nhóm răng – chân răng tương ứng
▪ Lớn dần từ răng cửa đến răng cối

▪ Thông thường đối xứng trừ kìm nhổ răng cối lớn hàm trên.

▪ Có mấu nhọn đối với răng nhiều chân

− Cổ kìm (hinge): bộ phận khớp nối giữa cán và mỏ kìm.


o Trục của mỏ kìm và cán kìm có thể tạo từ góc vuông cho đến góc bẹt giúp dễ dàng tiếp cận
từng vùng răng và lực truyền theo trục răng
− Cán kìm (handle): bộ phận bàn tay cầm vào. Dẹt và có rãnh để cầm chắc và truyền lực lên răng chính
xác.
1.2. Phân loại
a) Kìm nhổ răng vĩnh viễn: theo
nhóm răng từ trước ra sau kìm
càng to, chắc và độ nghiêng giữa
mỏ kìm và cán kìm càng tăng
− Kìm nhổ răng cửa vĩnh viễn hàm trên:
o Đặc điểm:
▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm theo một đường thẳng.

▪ Mỏ kìm tròn, không mấu


o Chức năng: nhổ răng cửa giữa, răng cửa bên hàm trên 2 bên
3. Kìm nhổ răng cối nhỏ vĩnh viễn hàm trên
Đặc điểm:
▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm lượn theo hình chữ S.

▪ Mỏ kìm tròn, không mấu, to khỏe.


o Chức năng: nhổ răng nanh, răng cối nhỏ hàm trên 2 bên
− Kìm nhổ răng cối lớn (R6 và R7) vĩnh viễn hàm trên
o Đặc điểm:
▪ Gồm 2 kìm: hàm bên trái và phải (vùng hàm 1 và hàm 2)

▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm lượn theo hình chữ S.

▪ Mỏ kìm to khỏe, mỏ ngoài có mấu nhọn.


o Chức năng: nhổ răng số 6 và 7 hàm trên
− Kìm nhổ răng số 8 hàm trên
o Đặc điểm:
▪ Cấu tạo hình lưỡi lê.

▪ Mỏ kìm to khỏe, tròn không mấu.


o Chức năng: nhổ răng số 8 hàm trên
− Kìm nhổ chân răng hàm trên:
o Đặc điểm:
▪ Cấu tạo từ thẳng, cong đến lưỡi lê.

▪ Mỏ kìm ôm khít sát vào nhau khi bóp


o Chức năng: nhổ chân răng
Kìm càng cua Kìm mỏ chim
Cán và mỏ kìm tạo 1 góc 900 hoặc hơn. Cán và mỏ kìm tạo 1 góc 900
Quỹ đạo mở của mỏ kìm và cán kìm nằm trên 2 mặt Quỹ đạo mở của mỏ kìm và cán kìm nằm trên cùng
phẳng một mặt phẳng
− Kìm nhổ răng cửa vĩnh viễn hàm dưới:
o Đặc điểm:
▪ Hình dạng mỏ chim (hoặc càng cua).

▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm theo một góc 900

▪ Mỏ kìm tròn, không mấu.


o Chức năng: nhổ răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh và răng cối nhỏ hàm dưới 2 bên
− Kìm nhổ răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới:
o Đặc điểm:
▪ Hình dạng mỏ chim.

▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm theo một góc 900

▪ Mỏ kìm to và có mấu.
o Chức năng: nhổ răng cối lớn hàm dưới 2 bên
− Kìm nhổ răng khôn hàm dưới:
o Đặc điểm:
▪ Hình dạng càng cua.

▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm theo một góc 900

▪ Mỏ kìm to và có mấu, ngắn hơn kìm nhổ răng 6, 7


o Chức năng: nhổ răng khôn hàm dưới 2 bên.
− Kìm nhổ chân răng hàm dưới:
o Đặc điểm:
▪ Hình dạng mỏ chim.
▪ Mỏ kìm, cổ kìm và cán kìm theo một góc 900

▪ Mỏ kìm thon và nhọn hơn, khi bóp 2 mỏ khít nhau


o Chức năng: nhổ răng khôn hàm dưới 2 bên
b) Kìm nhổ răng sữa: Hình dáng tương tự kìm nhổ răng người lớn nhưng kích thước nhỏ, gọn hơn
c) Một số loại kìm khác
− Kìm 151: Có hình càng cua, có mỏ không mấu để nhổ tất cả các răng hàm dưới

− Kìm 150: Có dạng giống kìm nhổ răng cối nhỏ hàm trên

d) Một số câu hỏi lượng giá


 Không tạo lực xoay lên răng nào sau đây khi

2. Bẩy nhổ răng


2.1. Đặc điểm chung
o Tác dụng truyền lực trực tiếp lên răng:
▪ Kiểm tra độ tê

▪ Bóc tách nướu

▪ Làm đứt dây chằng và giãn xương ổ


o Lực tạo ra:
▪ Lực đòn bẩy

▪ Lực chêm

▪ Lực xoay
o Cấu tạo:
▪ Mũi bẩy

▪ Thân bẩy

▪ Cán bẩy

− Mũi bẩy: bộ phận thực hiện chức năng của bẩy. Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng
phổ biến nhất là hình lòng máng
− Cổ bẩy: bộ phận trung gian giữa mũi bẩy và cán bẩy. Cấu trúc chắc chắn để truyền lực từ cán đến mũi
bẩy.
− Cán bẩy: bộ phận bàn tay cầm vào. Thiết kế chắc chắn tránh trượt tay trong quá trình làm việc.
Thường có dạng hình quả lê hoặc hình trụ
2.2. Phân loại
a) Phân loại bẩy theo hình dạng
− Bẩy thẳng
o Mũi bẩy và cán bẩy thẳng trục
o Mũi bẩy thường có hình lòng máng
và nhiều cỡ khác nhau.
o Dùng cho cả hàm trên và hàm dưới
− Bẩy khuỷu:
o Mũi bẩy và cán bẩy tạo góc 450
o Cấu tạo theo cặp đối xứng
o Mũi bẩy thường có hình lòng máng và nhiều cỡ khác nhau
o Dùng cho hàm dưới
− Bẩy chữ T:
o Mũi bẩy, cổ bẩy và cán bẩy tạo dạng chữ T.
o Cấu tạo theo cặp đối xứng
o Mũi bẩy có hình tam giác (chân hươu)
o Dùng để nhổ chân răng cối lớn hàm dưới
b) Phân loại bẩy theo kích thước
− A: độ lớn nhỏ (1.5 mm, 2.5 mm, 3.5 mm, 4.5 mm)

− B: độ dày mỏng
c) Một số bẩy nhổ răng
− Elevator: dùng động tác bẩy, thiết kế đầu mũi nạy bền, khỏe, thường dày, chịu được lực mạnh.

− Luxator: chêm, cắt dây chằng nha chu. Thiết kế tay cầm giống như elevator, nhưng đầu bẩy thanh
mảnh hơn.
− Periotome: Tay cầm thường nhỏ gọn hơn, gần như tay cầm của các dụng cụ dùng trong nha khoa phục
hồi và nha chu. Thiết kế đầu mũi mỏng, dùng để cắt dây chằng nha chu
3. Một số dụng cụ khác

Dụng cụ được thiết kế sao cho:


- Phần cán có thể cầm chắc trong lòng bàn tay.
- Phần tác dụng (lưỡi bẩy hoặc mỏ kìm) khít với cổ và chân răng

DỤNG CỤ PHẪU THUẬT HÀM MẶT


1. Dụng cụ thông thường( Trắc no)
− Kẹp cầm máu (hemostatic forceps)
o Có các cỡ: 14cm, 16cm; đầu cong hoặc thẳng, thường dùng loại đầu cong.
o Đặc điểm chung: đầu cong, không có mấu, mỏ kẹp có nhiều rãnh ngang
o Dùng để kẹp vào nơi chảy máu từ các mạch máu trong quá trình phẫu thuật
− Kẹp phẫu tích (thumb forceps, tissue forceps)
o Gồm 2 loại: có mấu và không mấu ở đầu kẹp
o Dùng để kẹp vào phần mềm trong quá trình phẫu tích hoặc kẹp đón kim chỉ khâu vết thương
− Kéo phẫu thuật (surgical scissor)
o Có 2 loại đầu cong và thẳng, đầu kéo nhọn hoặc tù
o Dùng để cắt lọc hoặc bóc tách tổ chức phần mềm.
− Cán dao mổ (knife handle): Có 2 loại
o Cán to (cán số 4) dùng với lưỡi dao số 19 – 22
o Cán nhỏ (cán số 3, 7) dùng với lưỡi dao số 10 – 15.
− Lưỡi dao mổ (scalpel blades)
o Lưỡi nhỏ (lưỡi số 11 - 15): dùng khi phẫu trường hẹp như phẫu thuật trong miệng.
o Lưỡi to (lưỡi số 19 - 22): dùng khi phẫu trường rộng như khi cắt ở ngoài mặt.
− Banh farabeuf (farabeuf retractor)
o Banh có hai đầu bẻ gập cùng chiều hình thước thợ.
o Dùng để mở rộng phẫu trường trong quá trình phẫu thuật
− Móc phẫu thuật (surgical hooks)
o Móc đôi: dùng banh rộng da vết thương, vết mổ.
o Móc đơn: móc vào đầu vạt tổ chức
− Banh miệng (Mouth Gag)
o Dùng mở rộng miệng khi phẫu thuật.
− Dụng cụ bóc tách màng xương (periosteal elevator)
o Dùng để bóc tách phần mềm hoặc lóc màng xương
− Thìa nạo (currete)
o Dùng để nạo các dị vật, tổ chức viêm khi làm sạch vết thương hoặc nạo các tổ chức bệnh lý khi
phẫu thuật khối u, nang vùng hàm mặt
− Kìm mang kim (needle holder)
o Có nhiều dạng khác nhau, dùng để kẹp kim, khâu vết thương
− Bơm tiêm áp lực (anesthesia syringes)
o Dùng để gây tê trong các thủ thuật nhổ răng, khâu vết thương trong nha khoa
− Ống hút phẫu thuật (surgical suction tip)
o Dùng để hút dịch, máu, đờm dãi làm sạch môi trường phẫu thuật
o Lỗ trên ống hút để điều chỉnh áp lực (bịt lỗ để tạo áp lực mạnh hơn khi hút).
− Khăn trải phẫu thuật và kẹp khăn (surgical drape and towel clamp)
o Khăn trải để tạo một phẫu trường vô trùng, khăn trải ở vùng hàm mặt thường có lỗ
o Kẹp khăn để cố định khăn ở một vị trí, không bị xê dịch trong quá trình phẫu thuật
2. Kim và chỉ phẫu thuật
− Kim phẫu thuật
o Các kim thường dùng là loại 3/8 hay 1/2 đường tròn.
o Hầu hết các chỉ khâu đều được gắn liền với kim
− Chỉ phẫu thuật
o Phân loại theo dược điển Hoa Kỳ (United State Pharmacopeia – 1937)
4. Chỉ không tiêu
• Chỉ lin, chỉ tơ (silk)
• Chỉ polyester, Nylon, Polyethilene, Polypropylene...

▪ Chỉ tiêu
• Chỉ có nguồn gốc thiên nhiên 🡪 Vd: Catgut
• Chỉ tổng hợp 🡪 Vd: polyglyconic (Dexon), Polyglatic acid (Vicryl)
o Phân loại cỡ chỉ
▪ Theo tiêu chuẩn Mỹ (United State
Pharmacopoeis -USP)
• Đường kính giảm dần
• Cỡ chỉ to: 7>6>5>4>3>2>1
• Cỡ chỉ nhỏ: 2/0 > 3/0
• PTHM: 3/0, > 4/0 > ... >11/0 4/0, 5/0

▪ Theo tiêu chuẩn châu Âu (European Pharmacopoeia-Ph Eur – EP/ Metric)


• Đường kính mỗi cỡ chỉ hơn nhau 1/10mm
5. Dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
5.1. Máy khoan (electric bone drill): Dùng để khoan xương
5.2. Kim reverdin (reverdin needle)
o Trên kim có một lẫy, khi kéo xuống sẽ làm mở lỗ ở đầu kim → gài chỉ thép vào lỗ kim dễ dàng.
o Dùng để xuyên chỉ thép khi buộc vòng quanh xương hàm (pp Black - Ivy) hoặc treo xương
hàm trên lên mấu mặt ngoài (pp Adams).
5.3. Búa phẫu thuật (surgical mallet)
o Được làm hoàn toàn bằng kim loại, đầu búa thường có một lớp chì để khi gõ chính xác, không
bị trượt.
5.4. Đục xương (chisel)
o Thường dùng cùng búa
o Trong các phẫu thuật đẽo gọt các u xương hàm hoặc đục mở vào xoang hàm, các nang xương
hàm...
5.5. Kìm kẹp xương (bone holding forceps)
o Dùng để kẹp và giữ chắc xương
o Rất cần khi phẫu thuật kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc đặt nẹp vít mà đường gãy vát.
5.6. Kìm gặm xương (bone rongeur)
o Dùng để gặm bỏ các bờ xương, các gai xương nham nhở.
5.7. Cưa dây gigli (gigli wire saw)
o Dụng cụ gồm 1 dây thép được xoắn lại và 2 tay móc, được sử dụng khi cắt đoạn xương hàm
DỤNG CỤ DÙNG TRONG NHA CHU
1. Dụng cụ khám và làm sạch
o Thăm dò
▪ Thám trâm

▪ Cây đo túi DỤNG CỤ CẦM TAY


o Xử lý bề mặt
▪ Cây hình liềm

▪ Cây hình cuốc

▪ Cây đục

▪ Cây nạo
1.1. Đặc điểm chung: bao gồm 3 đặc điểm
− Phần cán
o Hình dạng: hình trụ với thiết diện cắt ngang hình tròn hoặc lục lăng
o Chức năng: Tay bác sĩ cầm vào
o Phần cán lý tưởng
▪ Đường kính cán # 10 mm

▪ Rỗng nhẹ (≤15 g)

▪ Thon ở phần tiếp nối giữa cán và phân trung gian

▪ Có gờ nổi

▪ Thiết diện cắt ngang có hình tròn


o Lựa chọn dụng cụ phù hợp với công thái học giúp
▪ Ngừa hội chứng cổ tay

▪ Giữ chặt dụng cụ

▪ Lâu mỏi tay và hạn chế co cứng cơ

▪ Tăng khả năng cảm giác tay

− Phần trung gian


o Phân loại:
▪ Hình dạng: Thẳng hoặc 1 hay nhiều điểm uốn

▪ Tính chất: Cứng chắc hoặc đàn hồi


o Chức năng: Liên kết giữa phần cán và phần tác dụng
▪ A: Phần trung gian thẳng dùng cho các răng trước

▪ B: Phần trung gian uốn cong dùng cho các răng sau

− Phần tác dụng


o Phân loại: Theo thiết diện cắt ngang
o Chức năng: Là phần thực hiện chức năng
🡪 Bộ dụng cụ khám cơ bản:
− Gương

− Thám trâm
o Ở việt nam sử dụng phổ biến 3 loại thám trâm: số 6, 17 và 23
o Đầu thám trâm có độ đàn hồi cao giúp truyền các rung động đến tay bác sĩ
▪ Lực nắm 🡪 nhẹ nhàng không gồng cứng

▪ Vùng tiếp xúc 🡪 1-2mm tận cùng của đầu tác dụng

▪ Lực ép vào răng 🡪 Nhẹ nhàng

▪ Quỹ đạo 🡪 Từng nhịp với biên độ ngắn 2-3mm

− Kẹp gắp
1.2. Cây thăm dò nha chu
− Chức năng:
Thăm dò độ mất bám dính
o Thăm dò tổn thương vùng chẽ răng
o Đo các tổn thương vùng miệng
o Xác định vị trí cao răng
− Các thế hệ cây thăm dò nha chu: 5 thế hệ
o Thế hệ I: đo bằng tay, không kiểm soát áp lực
o Thế hệ II: đo bằng tay, áp lực đo không quá 0.2N/mm2
o Thế hệ III: cây đo túi tự động
o Thế hệ IV: Cây thăm dò 3D
o Thế hệ V: Cây thăm dò siêu âm và 3D
− Hình dạng: gồm 3 phần
o Phần cán: thiết diện hình lục lăng hoặc hình tròn có khía để cầm chắc trên trên tay
o Phần trung gian: dạng cong hoặc gấp khúc
o Phần làm việc: hình nón cụt, thẳng hoặc cong được chia theo milimet, với đầu làm việc tù.
− Cây thăm dò nha chu William: Đánh dấu 1,2,3,5,7,8,9 and 10 mm, không đánh dấu mốc 4mm và 6mm
để dễ dàng cho việc đo lường.
− University of Michigan “o” probe: Chia vạch ở các vị trí 3,6,8 mm tính từ đỉnh cây thăm do nha chu

− The UNC-15 Probe:


o Chiều dài 15mm
o Đầu do được chia tại mỗi mm và được bôi đen tại các vị trí theo thứ tự tính từ đỉnh là 5, 10,15
mm
− MARQUIS COLOUR CODED PROBE: Được chia đều thành 4 phần, mỗi phần 3mm, đánh dấu tại
các vị trí 3,6,9,12mm tính từ đỉnh cây thăm dò
− WHO PROBE:
o Nó có một quả bóng 0,5mm ở đỉnh cây đo túi nha chu, và được đánh dấu tại các vị trí
3,5/5,5/8,5/11,5 mm
o Được bôi đen đoạn từ 3,5-5,5 mm
− NABER’S PROBE
o Cong ở đoạn cuối vùng làm việc => dễ đi vào cùng chẽ
o Hầu hết không có chia vạch
o Vài loại được chia vạch tại các vị trí 3,6,9 và 12 mm
o Sử dụng trong cấy ghép Implant
− Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng cây đo túi do Pakistan sản xuất
o Phần cán nặng, đường kính nhỏ
o Phần tác dụng được đánh dấu theo cây William
o Đường kính phần tác dụng lớn
o Đầu tù
🡪 Dụng cụ cầm tay lý tưởng
− Cán lớn, rỗng #10 mm, nặng ≤ 15g

− Cán có gờ nổi, mặt cắt ngang hình tròn

− Thuôn ở chỗ nối trung gian và tay cầm

− Phần trung gian phù hợp tiếp cận vùng răng


− Phần tác dụng phù hợp chức năng
1.3. Dụng cụ làm sạch răng
− Phân loại
o Dụng cụ cầm tay
▪ Cây đục

▪ Cây hình liềm

▪ Cây hình cuốc

▪ Cây dũa

▪ Cây nạo
o Dụng cụ máy
▪ Siêu âm

● Điện tử

● Thạch anh

▪ Sóng âm
a) Dụng cụ cầm tay
o Phần tác dụng: chia thành 3 phần
o Bờ cắt: là đường gặp nhau của 2 cạnh
o Nguyên tắc cân bằng: phần tận cùng của đầu làm việc phải nằm trên trục dài của của dụng cụ.
o Mục đích:
▪ Đạt sự cân bằng

▪ Lực truyền tối ưu

− Dụng cụ hình liềm


o Hình dạng phần tác dụng:
▪ Mặt bên thẳng, hội tụ ở đỉnh nhọn.

▪ Thiết diện tam giá


o Động tác: Kéo
o Công dụng: Loại bỏ mảng cao răng
− Dụng cụ hình cuốc
o Hình dạng phần tác dụng: Phần tác dụng uốn góc 990, đầu tận cùng vát 450
o Động tác: Kéo về phía thân răng
o Công dụng: Lấy cao dưới nướu các răng
o Gồm 4 cây: 5, 6, 7, 8
− Dụng cụ đục
o Hình dạng phần tác dụng: Phần tác dụng tạo với phần trung gian 150, phần tận cùng vát 450
o Động tác: Đẩy theo hướng ngoài trong
o Công dụng: Lấy cao răng mặt bên của các răng trước
− Dụng cụ dũa
o Hình dạng phần tác dụng: một đế hình tròn hoặc chữ nhật với một loạt cạnh cắt tạo một góc 90-
1050
o Động tác: Kéo về phía thân răng
o Công dụng: Làm nứt vỡ hoặc nghiền nát mảng cao răng lớn, cứng chắc
o Luôn có 2 điểm tiếp xúc => tăng tính ổn định tránh tổn thương đến mô răng
− Dụng cụ nạo
o Động tác: Kéo về phía thân răng
o Công dụng: lấy cao rằng vừa và nhỏ trên nướu và dưới nướu, xử lý bề mặt gốc răng \
o Phân loại:
▪ Cây nạo đa năng (phần làm việc)

● Thiết diện cắt ngang hình bán nguyệt

● Phần lưng và đầu được làm tù

● Mặt của lưỡi dụng cụ tạo thành 1 góc 900 so với trục dụng cụ.

● 2 cạnh song song và đều có tác dụng cắt

● Sử dụng cho tất cả các răng trước và răng sau

▪ Chuyên biệt theo vùng

● Thiết diện cắt ngang hình bán nguyệt

● Phần lưng và đầu được làm tù


● Mặt của lưỡi dụng cụ tạo thành 1 góc 700 so với trục dụng cụ.

● Chỉ 1 cạnh có tác dụng cắt, uốn cong

● Chuyên biệt cho từng răng và từng mặt răng


o Bộ nạo Gracey
▪ 1-2 và 3-4 🡪 Răng trước

▪ 5 – 6 🡪 Răng trước và răng tiền hàm

▪ 7-8 và 9-10 🡪 Mặt ngoài và trong răng sau

▪ 11-12 🡪 Mặt gần răng sau

▪ 13-14 🡪 Mặt xa răng sau

b) Dụng cụ máy
− Dụng cụ sóng âm:
o Bao gồm một tay cầm gắn vào hệ thống hơi nén.
o 2000-6500 vòng/giây
o Tác dụng loại bỏ cao răng yếu hơn máy siêu âm.
− Dụng cụ siêu âm:
o Dụng cụ siêu âm điện từ
o Đầu làm việc với chuôi hợp kim có từ tính gắn vào trong ống có từ trường cao.
o Chỉ nên sử dụng phần lưng và mặt bên của đầu lấy cao
o Rung theo dạng đường thẳng 🡪 chỉ 2 mặt bên hoạt động
o Mòn 1 mm 🡪 mất 250 hiệu quả
o Mòn 2 mm 🡪 nên loại bỏ
o Cơ chế tác dụng

▪ Lực siêu âm đánh bay cao răng

▪ Dòng nước giảm nhiệt và rửa trôi cặn bẩn

▪ Tạo xoáy nước trong túi nướu / túi nha chu rửa trôi màng phím

▪ Tạo bọt khí nhỏ 🡪 vỡ ra 🡪 sóng xung kích 🡪 tiêu diệt vi khuẩn
Dụng cụ máy Dụng cụ bằng tay
Nhiều cơ chế Một cơ chế
Di chuyển từ trên xuống Di chuyển từ dưới lên
Di chuyển từ trên xuống Có cạnh sắc
Ít tổn thương mô hơn Tổn thương mô nhiều hơn
Tạo nhiều giọt bắn Tạo ít giọt bắn
2. Vật liệu và dụng cụ đánh bóng
− Mục đích: Lấy vết dính, tạo bề mặt trơn láng sau cạo cao và xử lý bề mặt gốc răng

− Vật liệu đánh bóng: Thành phần


o Bột đá bọt purmise/ hạt silicat
o Chất dầu tạo độ quánh
o Chất tạo màu, mùi vị
o Fluor ngừa sâu, giảm ê buốt
− Dụng cụ đánh bóng răng:
o Dùng tay khoan tốc độ chậm gắn đài cao su hoặc chổi cước với bột đánh bóng.
o Đài cao su: cấu tạo từ cao su mềm mềm, hình rỗng, bên trong có hàn gai nhỏ
o Chổi cước: cấu tạo từ sợ ni lông.
3. Dụng cụ phẫu thuật nha chu
− Kẹp dấu túi nướu Kaplan
o Gồm 2 cây trái và phải
o Mục đích: xác định vị trí đáy túi
− Dao cắt nướu: 2 đầu làm việc
o Dao Kirland: phần làm viêc là lưỡi cắt hình lá
o Dao Orban: phần làm việc có hình mũi mác, 2 cạnh sắc để cắt (gai nướu)
− Dao điện:
o Chỉ định: tạo hình nướu, cắt nướu kẽ, làm nhẵn cạnh cắt, bộc lộ cùi răng trước khi lấy dấu phục
hình, cầm máu
o Không nên dùng cắt nướu ban đầu vì gây chấn thương chân răng, màng nha chu hoặc xương
− Dụng cụ khác
o Cây bóc tách: Cần để lật vạt và di chuyển vạt sau khi rạch trong phẫu thuật tạo vạt
o Cây Giũa SUGARMAN: Được sử dụng phía gần. Bề mặt giũa ở cả 2 bên cho phép sử dụng
động tác đẩy hoặc kéo
o Cây Giũa SCHLUGER: Được sử dụng phía gần. Bề mặt giũa ở cả 2 bên cho phép sử dụng
động tác đẩy hoặc kéo
o Kẹp phẫu tích:
▪ Sử dụng để giữ vạt khi khâu.
▪ Sử dụng để cố định và di chuyển vạt sau khi vạt được lật lại.
o Kéo: Sử dụng để loại bỏ những vạt của mô trong phẫu thuật nha chu, cắt tỉa bờ vạt, mở rộng
đường mổ trong apxe nha chu, loại bỏ cơ trong phẫu thuật.
VẬT LIỆU TRÁM RĂNG
Yêu cầu chung
− Các loại vật liệu trám: (giữa kỳ)
o Vật liệu trám lót
o Vật liệu trám tạm
o Vật liệu trám kết thúc
o Vật liệu trám bít ống tủy
− Yêu cầu
o Độ cứng Độ kháng mài mòn
o Độ dẻo Độ hòa tan trong nước
o Độ bền Tương hợp sinh học
o Độ bám dính Giải phóng Fluor
o Khả năng chịu nén Tính thẩm mỹ
Yêu cầu với vật liệu trám
− Vừa khít đối với thành, góc xoang trám.

− Dính vào thành xoang, không thấm nước

− Sức bền cơ học đủ lớn

− Ổn định về thể tích, không biến dạng, hệ số giãn nở gần với hệ số giãn nở của mô răng.

− Không tan trong môi trường miệng

− Không độc, không kích thích mô và cơ quan trong miệng.

− Độ dẫn nhiệt thấp

− Có tác dụng phòng ngừa, chống lại nguy cơ tái phát sâu răng ở nơi tiếp xúc với vật liệu

− Có tính thẩm mỹ, giống màu răng và không đổi màu

− Dễ bảo quản, dễ sử dụng, có thể tháo ra khi cần và không đắt tiền

− Tính tương hợp sinh học


o Không gây hại cho tủy và mô mềm
o Không chứa các chất có khả năng khuếch tán độc tính, giải phóng và đi vào hệ tuần hoàn, gây
phản ứng độc toàn thân.
o Không có các yếu tố dễ gây phản ứng dị ứng
o Không có tiềm năng gây ung thư
1. Ưu, nhược điểm của các loại vật liệu trám răng.
● Eugenate
- Ưu điểm:
+ Thời gian đông cứng: vài phút đến 1 giờ
+ Làm dịu đau
+ Sát khuẩn
+ Làm liền sẹo
+ Dẫn nhiệt: Gắn chất cách nhiệt, cách điện tốt
+ Tính bám dính cao
- Nhược điểm:
+ Độ chịu nén kém
+ Có thể làm chảy nhựa
− Đặc tính của Eugenol
o Chất lỏng sánh màu vàng, mùi cay nhẹ, hơi có tính acid, sát khuẩn và làm dịu đau
o Cần bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu.
− Ứng dụng: (giữa kỳ)
o Trám lót lỗ sâu sát tủy
o Trám tạm giữa các lần điều trị tủy
o Gắn mão răng tạm
o Băng thuốc niêm mạc
o Trám bít ống tủy răng vĩnh viễn, răng sữa
● Glass Ionomer Cement (GIC)
- Ưu điểm:
+ Thời gian đông cứng: sau 2p30s, hoàn tất sau 5p ( nhanh )
+ Co giãn theo nhiệt giống theo răng -> giảm thiểu nguy cơ hở bờ miếng trám -> ngăn ngừa sâu răng tái
phát
+ Hủy hoại do nước ( giảm độ cứng của vật liệu )
- Nhược điểm:
+ Thời gian làm việc ngắn ( 1p30s-2p30)
+ Gây nhạy cảm kéo dài từ nhẹ đến nặng
o Sự phóng thích Fluoride
▪ Phóng thích fluor bằng sự tan rã, như một quá trình trao đổi ion.

▪ F được phóng thích nhanh trong 24h đầu


o Co giãn theo nhiệt
▪ GIC co giãn theo nhiệt giống cấu trúc răng, do đó giảm thiểu nguy cơ hở bờ miếng trám
🡪 Ngăn ngừa sâu răng tái phát
o Hủy hoại do nước (nước cản trở sự đông cứng của xi măng, làm yếu mối nối phân tử và giảm
độ cứng của vật liệu)
▪ Tính hiếu nước

▪ Hiện tượng hủy hoại do nước trong khoảng 5 – 15 phút đầu sau khi trám

− Ứng dụng
o Trám lót các lỗ sâu lớn tại các mặt chịu lực
o Trám tạm giữa các lần điều trị tủy
o Trám vĩnh viễn các răng sữa
o Trám các lỗ sâu mặt bên và mặt ngoài
o Gắn phục hình cố định
o Gắn khí cụ chỉnh nha cố định
o Trám răng không sang chấn
o Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng
● COMPOSITE
− Ưu điểm: có tính thẩm mỹ và độ cứng.

− Nhược điểm: + co khi trùng hợp dẫn đến hở bờ miếng trám.


( nhưng có đặc điểm sẽ ảnh hưởng đến kết quả trám: co dây trùng hợp)
+ Có thể gây ảnh hưởng chuyển hoá tế bào, gây tổn thương tuỷ
● Liệt kê các thành phần của hệ thống dán Composite nha khoa: (giữa kỳ)
- Chất xói mòn
- Chất lót (Priming agent)
- Chất dán (Bonding agent)
- Dung môi (Solvent)
- Chất khơi mào nhạy sáng (Photoinitiator)
- Hạt độn (Filler)
2. Lựa chọn vật liệu trám răng dựa trên loại xoang trám.
- Vật liệu trám kết thúc: (phân biệt loại xoang trám)
+ Xoang I, II trên mặt nhai nhóm (r. cối) r. sau: Chức năng chính ăn nhai chính nên yêu cầu độ cứng
+ Xoang iii. iv, v nhóm răng trước hoặc cổ r: loại IV, V vị trí nằm ở R. trước yêu cầu tính thẩm mỹ nên lựa chọn
Composite, tùy theo vị trí mà lựa chọn trám răng

- Composite hạt độn lớn dùng cho răng chịu lực nhai lớn, răng vỡ lớn xoang loại II.
- Composite vi thể dùng cho răng ko chịu lực
- Composite lai dùng cho r chịu lực nhai

3. Cấu tạo và công dụng của cây nạo ngà.


- Công dụng cây nạo ngà:
+ Là dụng cụ để lấy mô ngà sâu, tủy răng và cement trám tạm.
- Mô tả hình dạng cây nạo ngà:
+ Cây này có 2 đầu, một đầu hướng về bên trái, một đầu hướng về bên phải

DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ TRÁM RĂNG


1.1. Dụng cụ mài cắt
a) Cây nạo ngà:
− Là dụng cụ để lấy mô ngà sâu, tủy răng và cement trám tạm.

− Cây này có 2 đầu, một đầu hướng về bên trái, một đầu hướng về bên phải
b) Mũi khoan:
− Các loại mũi khoan nha khoa thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, hay phủ kim cương dính
lên thân kim loại hoặc tungsten carbide được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong nha khoa.
− Mũi khoan: cấu tạo gồm 3 phần
o Phần đầu: là phần tác dụng, nhiều hình thể khác nhau
o Phần cổ: là phần nối giữa phần đầu và phần thân, thuôn nhỏ từ thân đến đầu
o Phần thân: phần gắn vào tay khoan

− Thiết kế cán mũi khoan


o Mũi khoan cán thẳng dài (Long Straight Shank – ISO 1xx):
▪ Đây là những mũi lớn thường được dùng với các tay khoan marathon trong labo, hoặc
tay khoan thẳng tốc độ chậm trên ghế điều trị nha khoa.
▪ Đường kính của cán mũi khoan là 2,35mm; tổng chiều dài của mũi khoan HP thông
thường từ 40mm – 44.5mm.
o Mũi khoan cán thẳng ngắn (Friction Grip Shank – ISO 3xx)

▪ Đường kính của cán mũi khoan là 1,6mm.


▪ Tổng chiều dài của mũi khoan FG thông thường từ 19mm – 24.5mm.
o Mũi khoan cán khuyết (Counter-angle CA hoặc Latch-type Shank RA – ISO 2xx)
▪ Cán mũi khoan có đường kính cán 2,35mm

▪ Tổng chiều dài của mũi khoan RA thông thường từ 22mm – 34mm.

− Chất liệu mũi khoan


o Hợp kim Wolfram (Tungsten)
▪ Mục đích:

● Khoan cắt tạo hình xương

● Cắt bỏ phục hình cũ, sửa soạn xoang trám

▪ Ưu điểm

● Cứng, chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn

● Tốc độ cắt nhanh, cho bề mặt láng mịn

● Ít rung, ít tạo ra tiếng ồnư

▪ Nhược điểm: Dễ bị nứt gãy


o Mũi khoan kim cương
▪ Mục đích

● Chuẩn bị xoang trám, sửa soạn cùi răng

● Cắt bỏ phục hình sứ cũ

▪ Ưu điểm

● Hiệu quả cắt nhanh và mượt mà

● Nhiều kích thước hạt kim cương sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau

▪ Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, nhanh mòn, dễ bị bám bẩn

− Mũi khoan được phân loại theo hình dạng đầu tác dụng

− Các loại mũi khoan nha khoa thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, hay phủ kim cương dính
lên thân kim loại hoặc tungsten carbide được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong nha khoa

VẬT LIỆU ĐIỀU TRỊ NỘI NHA


Diễn biến quá trình sâu răng
- Giai đoạn 1: trám răng
- Giai đoạn 2: che tủy
- Giai đoạn 3-4: điều trị tủy (nội nha)
Che tủy là gì: Đặt 1 lớp vật liệu cho phép sự tái
khoáng hóa lớp ngà ảnh hưởng bằng cách kích
thích nguyên bào ngà bên dưới sản xuất lớp ngà
sửa chữa.
Điều trị nội nha:
- Bước 1: Mở tủy và đo chiều dài làm việc
- Bước 2: Sửa soạn và tạo hình ống tủy
- Bước 3: Trám bít hệ thống ống tủy
1. Chất lót nền, che tủy( vật liệu che tủy)(Thi)
1.1. Canxi hydroxit
- Canxi hydroxit có nhiều ứng dụng trong nha khoa, là một loại chất nền kém cứng, có thể sử dụng như
một loại vật liệu trám lót, chất nền trung gian hoặc che tủy.
- Tính chất:
o Bảo vệ tủy răng, kích thích phản ứng tạo ngà thứ phát
o Ít hòa tan, dẫn nhiệt kém, chịu nén kém
o pH kiềm nên có tính sát khuẩn
o Tính chất cầm máu
- Chỉ định
o Che tủy gián tiếp
o Che tủy trực tiếp
1.2. Canxium Silicate
- Calcium silicate là vật liệu “hoạt tính sinh học” có khả năng kích thích sửa chữa mô răng, lành thương
xương
- Đông cứng trong môi trường ẩm ướt như nước, máu, dịch ngà, nước bọt.
- Phản ứng đông cứng: Calcium silicate + nước 🡪 tinh thể Ca (OH)2 và gel CSH
- Cấu trúc xi măng rỗng chứa nước và có sự di chuyển của các ion (Ca++)
- MTA (Mineral Trioxide Aggragate)
o MTA cơ bản là một loại bột bao gồm các hạt Trioxide như oxide tricalcium, oxide silicate,
oxide bismute và các hạt ưa nước như tricalcium silicate, tricalcium aluminate.
o Đặc tính:
▪ Tính kín khít: bản chất ưa nước

▪ Độ hòa tan: không hòa tan trong nước

▪ Độ bền nén

▪ Khả năng chống lại sự dịch chuyển/phân tán

▪ Thời gian đông: trung bình 3 giờ

▪ Độ cản quang

▪ Độ tương hợp sinh học: kháng khuẩn, ít gây độc tế bào, không gây đột biến gen

▪ Phản ứng mô: thúc đẩy sự hình thành mô cứng


o Ứng dụng:
▪ Trám ngược

▪ Che tủy

▪ Trám bít ống tủy

▪ Chữa thủng sàn, thủng thành ống tủy, nội tiêu chân răng
- Biodentine
o Ra đời năm 2010
o Thành phần:
▪ Phần bột: Tricalcium silicate, calcium carbonate và zirconium oxide

▪ Phần lỏng: calcium chloride, chất siêu hóa dẻo


o Đặc tính sinh học tương tự MTA
o Thời gian đông ngắn: 12 phút
1.3. Thuốc che tủy răng trên cơ sở kháng sinh, chống viêm
- Pulpomixine (Septodont)
- Thành phần:
o Dexamethasone Acetate
o Framycetin Sulfate
o Polymixin B Sulfate
1.4. Dung dịch rửa ống tủy(thi)( công dung của các loại dung dịch bơm rửa ống rửa)
- Mục đích:
o Lấy hết các chất cặn bã
o Hòa tan mô tủy còn sót
o Loại bỏ vi khuẩn
o Lấy đi mùn ngà
o Giữ chiều dài làm việc
- Đặc tính của dung dịch bơm rửa:
o Hòa tan protein và mô hoại tử
o Sức căng bề mặt thấp
o Kháng khuẩn
o Không độc, không kích thích mô quanh chóp
o Giữ mùn ngà ở trạng thái “suspension”
o Làm trơn dụng cụ
o Ngăn cản đổi màu răng
o Dễ mua, rẻ
- Natri hypocloride NaOCl 2.5 – 5%
o (1) Hòa tan mô tủy hoại tử 2,5 – 5,25%
▪ Ở 60oC làm tăng hiệu quả và tốc độ hòa tan mô.

▪ Clo được giải phóng phá vỡ protein thành các amino acid

▪ Thay đổi pH

▪ Tan chất đạm

▪ Xà phòng hóa mỡ

▪ Đông tế bào
o (2) Sức căng bề mặt thấp
o (3) Diệt khuẩn: nguyên tử clo, oxy được giải phóng
o (4) Độc với mô quanh chóp
o (5) Lấy mùn ngà
o (6) Trơn ống tủy
o (7) Làm trắng răng
o (8) Giá rẻ
- Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý)
o (1) Không độc nếu bị đẩy ra khỏi chóp răng
o (2) Không có tác dụng hòa tan mô tủy và sát khuẩn OT
o (3) Có thể loại bỏ các hạt nhỏ bằng cơ học
o (4) Loại bỏ các chất bơm rửa còn sót lại trong ống tủy
- Chlorhexidine 2%
o (1) Tương đương hoạt tính kháng khuẩn của NaOCl 5%
o (2) Không hòa tan được mô tủy hoại tử
o (3) Có thể gây đổi màu răng
o (4) Giá thành đắt
1.5. Dung dịch sát khuẩn ống tủy( tụư luận)( vật liệu sất khuẩn ống tủy)
- Formaldehyde
o Có thể tiêu diệt hầu hết các loại VK và nấm
o Mùi khó chịu, kích thích da và niêm mạc, dị ứng...
- Phenol và dẫn xuất của Phenol
o Khả năng diệt khuẩn làm vỡ màng tế bào
o Mùi khó chịu và làm kích thích da
o Độc
- Chlorhexidine
o Tác dụng lên cả VK Gram dương, Gram âm và nấm
o Không kích thích tạo mô vôi hóa
- Calcium hydroxide Ca (OH)2
o Thuốc được sử dụng rộng rãi, đặt trong OT giữa các lần hẹn.
o Khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, làm khô, tương hợp sinh học.
o Độ kiềm mạnh và gây tộc với tế bào
o Độ hòa tan yếu
- Thuốc kháng sinh: Tính chất sinh học
o Hình thành mô vôi hóa
o Có tính sát khuẩn
o Tác dụng cầm máu
2. Vật liệu trám bít ống tủy( thi)
2.1. Tiêu chuẩn của vật liệu trám bít ống tủy
o Không làm đau nhức sau khi trám
o Không làm đổi màu răng
o Không tiêu ngót
o Dính vào ống tủy
o Dễ sử dụng
o Dễ lấy đi khi cần
o Cản quang
- Theo Grossman
o Dán kín ống tủy cả thành bên và phía chóp
o Có tính trơ với độ ẩm
o Có tính kìm khuẩn
o Không co sau khi đặt vào ống tủy
o Không kích mô quanh chóp chân răng
o Không gây đáp ứng miễn dịch ở mô quanh chân răng
o Không gây đột biến hay sinh ung thư
2.2. Phân loại
- Loại bột nhão
- Loại bán đặc
- Loại đặc
o Loại bán cứng
o Loại cứng
2.3. Một số vật liệu phổ biến
- Gutta percha (GP)
o Loại bán đặc
o Ít độc, ít gây kích thích mô và ít dị ứng nhất
o Không có sự đàn hồi sau khi chịu nén
o Chất cách nhiệt, dẫn điện dẫn nhiệt kém
o Mềm ở 50-60oC, chảy lỏng ở 130oC
o Không tan trong nước, tan rất ít trong Eucalyptol
o Tan trong Chloroform, ether và xylol
▪ Côn chính có độ thuôn 0.02

▪ Côn chính có độ thuôn 0.04 hoặc 0.06

▪ Côn phụ: đầu nhọn, nhỏ


- Paste trám bít ống tủy ZnO và Eugenol
o Bột ZnO trộn với dung dịch Eugenol thành bột nhão
o Thêm chất sát khuẩn và chống viêm
- Paste trám bít ống tủy ZnO và Eugenol thêm Ca (OH)2: Calcibiotic Root Canal Sealer (CRCS)
- Paste trám bít ống tủy cơ sở nhựa hay polyme
o AH26 là một resin epoxy
o Thành phần: bột bạc, oxide bismuth, hexamethylene tetramine, oxide tianim, dung dịch phenol
diglycidyl
DỤNG CỤ, THIẾT BỊ TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA
1. Dụng cụ, thiết bị mở tủy(thi)
- Mũi khoan ENDO ACCESS
o Làm bằng kim cương với đường kính có 3 cỡ: 1,1 mm 1,5mm 1,8mm
o Dùng để lấy đi trần buồng tủy và tạo lối vào ống tủy
- Mũi khoan ENDO Z
o Làm bằng thép không rỉ và không có tác dụng ở đầu mũi khoan, D = 0,9mm
o Dùng để tạo hình thành ống tủy
- Mũi GATE – GLIDDEN
o Dùng để mở rộng ống tủy ở 1/3 hay 1⁄2 ống tủy phía thân răng.
2. Dụng cụ tạo hình ống tủy(thi)(dụng cụ sửa soạn ống tủy)
2.1. Thuật ngữ về thuộc tính vật lý của dụng cụ
Áp lực(lực biến dạng) Lực gây biến dạng được đo tại một vùng nhất định
Điểm tập trung áp lực Sự thay đổi đột ngột về dạng hình học tại một vị trí của một trâm
Căng thẳng Tình trạng biến dạng (chịu áp lực) tiếp diễn theo thời gian
Giá trị của áp lực tác động lên DC mà tại đó sự căng thẳng ở mức tối đa
Giới hạn đàn hồi
mà vẫn cho phép DC trở về hình dạng ban đầu của nó
Biến dạng đàn hồi Biến dạng hồi phục mà không vượt quá giới hạn đàn hồi
Khả năng ghi nhớ hình dạng Khả năng cho phép dụng cụ trở về hình dạng ban đầu sau khi bị biến dạng
Biến dạng dẻo Biến dạng vĩnh viễn, xảy ra khi áp lực vượt quá giới hạn đàn hồi.
Giới hạn dẻo Giới hạn áp lực mà tại đó một dụng cụ đã bị biến dạng dẻo sẽ gãy
2.2. Phân loại
- Nhóm 1: Dụng cụ vận hành bằng tay 🡪 Vd: trâm gai, file K, file H....
- Nhóm 2: Dụng cụ tay khoan chậm với chốt gắn 🡪 Vd: Gate Glidden, Pesso Reamers
- Nhóm 3: Dụng cụ quay NiTi chạy bằng động cơ
- Nhóm 4: Dụng cụ gắn động cơ mô phỏng theo không gian 3 chiều của ống tủy
- Nhóm 5: Dụng cụ quay luân hồi chạy bằng động cơ
- Nhóm 6: Dụng cụ siêu âm
2.3. Dụng cụ vận hành bằng tay
o Gọi chung là file hay trâm tay nội nha
o Dùng để nong rộng ống tủy
o Độ thuôn 0.02
o Ban đầu trâm nội nha được sản xuất từ thép carbon, sau đó việc sử dụng thép không gỉ đã cải
thiện đáng kể chất lượng của các công cụ.
o Gần đây là sự ra đời của hợp kim nickel-titanium (niti)
- Trâm gai:
o Dụng cụ loại bỏ mô tủy
o Không dùng để cắt hay xử lý mô ngà
- K-type file
o Dụng cụ nong rộng ống tủy
o Gồm: K file (giũa K) và K-reamer file (nạo K)
o Hoạt động chủ yếu là tạo áp lực lên thành ống tủy, phá hủy và giải phóng mô ngà mủn quanh
ống
o 3 loại chuyển động:
▪ Khoan (xoay trâm theo hướng cố định)

▪ Giũa (chuyển động pittong)

▪ Xoay kết hợp với giũa (lên dây cót đồng hồ)

▪ Dụng cũ sẽ gãy trong quá trình thực hiện động tác xoay theo chiều kim đồng hồ sau khi
bị biến dạng dẻo
- H-type file
o Dụng cụ có các cạnh xoắn ốc sắp xếp đều đặn, có tác dụng cắt trong động tác kéo lên hay xoay
theo chiều kim đồng hồ
o Có các gờ sắc cạnh hơn so với K-file nên có xu hướng xoắn chặt vào lòng ống tủy khi chuyển
động
2.4. Dụng cụ quay tay khoan chậm
- Gates-Glidden
o Chất liệu: thép không rỉ
o Công dụng:
▪ Tạo đường vào ống tủy,

▪ Sửa soạn đặt chốt


- Mũi Peeso
o Chất liệu: thép không rỉ
o Công dụng:
▪ Tạo đường vào ống tủy,

▪ Sửa soạn đặt chốt


2.5. Dụng cụ bơm rửa
3. Dụng cụ trám bít ống tủy 🡪 Dụng cụ lèn ngang

VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHỤC HÌNH RĂNG


1. Vật liệu lấy dấu
1.1. Vật liệu lấy dấu đàn hồi
a) Alginate
- Mùi, hương vị và màu sắc dễ chịu (mùi cam, dâu tây…)
- Tính mềm dẻo giảm khi trộn đặc
- Tính đàn hồi và khả năng sao chép chi tiết thấp hơn agar
- Tính ổn định kích thước thấp, dễ biến dạng cơ học và thủy động học
- Dán dính kém
- Chưa ghi nhận về dị ứng với vật liệu.
- Bụi Alginate không tốt cho đường hô hấp
LOẠI I (Đông cứng LOẠI
nhanh) II

Thời gian trộn VL 45 giây 60 giây


Thời gian làm việc 1 phút 2 phút
trong miệng
Thời gian đông cứng 1,5 – 2 phút 3 – 4,5
phút
🡺 Có thể làm tăng thời gian làm việc bằng việc hạ nhiệt độ nước
- Ứng dụng
+ Lấy dấu sơ khởi
+ Để làm khay lấy dấu cá nhân cho dấu sau cùng

- Ưu điểm:
+ Lấy dấu chi tiết & phản ứng nhanh
+ Đủ đàn hồi
+ Không độc và không gây dị ứng
+ Ưa nước
+ Dễ dàng ghi nhận
+ Dễ sử dụng, ít tốn kém, thời gian đông kết nhanh
- Nhược điểm:
+ Khả năng tái tạo chi tiết kém chính xác hơn so với vật liệu lấy dấu đàn hồi
+ Độ ổn định kích thước kém
+ Đòi hỏi thao tác kỹ thuật khi sử dụng.

b) Cao su lấy dấu


- Là vật liệu đàn hồi, có tính vững chắc và ổn định hơn nhiều so với Hydrocolloid
- Thường dùng để lấy dấu chính xác cho phục hình cố định
- Tính kỵ nước
- Tính đàn hồi gần như tuyệt đối
- Hệ số nở nhiệt cao, co khi lấy ra khỏi miệng
- Ứng dụng
o Lấy dấu cùi răng
o Lấy dấu sau cùng
o Lấy dấu vành khít
o Lấy dấu sống hàm cho hàm mất răng toàn bộ
- Ưu điểm:
o Độ chính xác cao
o Thời gian ổn định lâu
- Nhược điểm
o Đắt tiền
o Kỵ nước

DỤNG CỤ, THIẾT BỊ TRONG PHỤC HÌNH RĂNG


1. Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu
1.1. Khay lấy dấu
- Khay lấy dấu là dụng cụ để chứa đựng vật liệu lấy dấu trong quá trình lấy dấu nha khoa.
- Khay lấy dấu được thiết kế sao cho có thể đưa vào và lấy ra khỏi miệng bệnh nhân một cách dễ dàng
- Cấu tạo
o Thân khay:
▪ Phần chứa vật liệu lấy dấu

▪ Gồm thành khay và đáy khay

▪ Thân khay: Rim Lock


o Cán khay: Tay cầm nối liền thân khay ở giữa
- Phân loại: Có 2 loại được phân theo cách chế tạo và sử dụng
a) Khay lấy dấu làm sẵn
- Được thiết kế bằng nhiều loại vật liệu khác nhau
- Kích thước khác nhau phù hợp với kích thước cung hàm người bệnh
- Khay được thiết kế riêng cho việc lấy dấu toàn hàm hay bán hàm
- Khay được thiết kế riêng cho việc lấy dấu hàm còn răng hay hàm mất răng
- Khay có thể trơn láng hoặc có đục lỗ
b) Khay lấy dấu cá nhân
- Được làm bằng nhựa tự cứng dựa trên một mẫu thạch cao được lấy dấu sơ khởi bằng khay lấy dấu làm
sẵn
- Khít sát với hình thể cung hàm và những chi tiết giải phẫu xung quanh
- Ưu điểm:
o Tiết kiệm vật liệu lấy dấu
o Dấu lấy được chính xác hơn
o Giúp xác định được độ dày cần thiết của vật liệu lấy dấu
o Nha sĩ thao tác dễ hơn, nhanh hơn
o Hình dạng tương đồng với cung hàm, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân
- Vật liệu
o Nhựa resin tự cứng
o Visible light cured acrylic resin
- Phân loại
o Khay lấy dấu cá nhân với điểm chặn

You might also like