You are on page 1of 31

1. Hình thái, kích thước của vi khuẩn.

A - Cầu khuẩn
- Là loại vi khuẩn có dạng hình cầu, bầu dục hoặc hình ngọn nến kích thước trung bình
khoảng 1 µm.

VD: Lậu cầu - Neisseia gonorrhoeiae hình bầu dục

B - Trực khuẩn
- Là tên chung chỉ những vi khuẩn có dạng hình que, hình gậy, đầu tròn hay vuông, kích
thước của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp có bề rộng là 1 µm, chiều dài khoảng 2 – 5 µm

- Trực khuẩn được chia ra làm 2 loại:

* Loại sinh nha bào (Bacillus, Clostridium)

+ Bacillus: là loại trực khuẩn Gram +, sống hiếu khí. Sinh nha bào, chiều ngang nha bào nhỏ
hơn VK nên khi VK mang nha bào => không biến dạng

VD: Trực khuẩn nhiệt thán: Bacillus anthracis

+ Clostridium: là trực khuẩn Gram +, sống yếm khí, kích thước khoảng 0,4 – 1 x 3 – 8 µm.
Sinh nha bào nhưng chiều ngang nha bào lớn hơn thân VK => khi mang nha bào sẽ bị biến
đổi hình dạng

VD: Trực khuẩn uốn ván: Clostridium tetani

* Loại không sinh nha bào (Bacterium, Corynebacterium, Pseudomonas)

+ Bacterium: là VK Gram -, không sinh nha bào, có lông quanh thân, sống hiếu khí

VD: Escherichia coli, Sslmonella typhi, shigella,…

+ Corynebacterium: là trực khuẩn sống hiếu khí tùy tiện, không có lông, kích thước thay đổi
khá nhiều tùy từng giống

VD: Trực khuẩn đóng dấu lợn: Erysipelothrix rhusiopathiae

+ Pseudomonas: là trực khuẩn sống hiếu khí, không sinh nha bào, Gram - sinh sắc tố, có đơn
mao hoặc tùng mao, có nhiều ở đất, nước, phần lớn không gây bệnh, một số có gây bệnh ở
người và đv

VD: Trực khuẩn mủ xanh: Pseudomonas aeruginosa

C - Cầu trực khuẩn

- Là dạng trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, vi khuẩn hình bầu dục, hình trứng, bắt
màu Gram âm, sống hiếu khí, kích thước: 0,25 - 0,4 x 0,4 -1,5 micromet

VD: Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng, Brucella abortus gây bệnh sảy thai ở bò.

D - Xoắn thể
- Là nhóm Vi khuẩn Gram âm hiếu khí, di động, có dạng xoắn, xoắn thể gây bệnh thuộc chi
Campylobacter
- Campylobacter là những vi khuẩn Gram âm, có dạng chữ S hay dấu phẩy, có một lông roi ở
một cực hoặc hai cực, di động theo kiểu vặn nút chai, kích thước 0,2 – 0,8 x 0,5 – 5,0 µm

E - Xoắn khuẩn
- Gồm các loại vk dai, mềm mại, có 2 vòng xoắn trở lên

- Di động nhờ co rút ở thân

- Sống rải rác trong tự nhiên, đa số k gây bệnh nhưng 1 số ít có kn gây bệnh

- Trong loại này có 3 giống vi khuẩn gây bệnh quan trọng là Treponema (như loài Treponema
pallidum gây bệnh giang mai ở người) Leptospira (loài Leptospira canicola gây bệnh
Leptospiosis ở chó) và Borrelia (Borrelia recurrentis gây bệnh sốt hồi quy ở người).

F - Phẩy khuẩn

- Chỉ những vk có hình que, uốn cong lên dấu phẩy, có lông hđ mạnh, phần lớn sống hoại
sinh, 1 số có kn gây bệnh

VD: Phẩy khuẩn gây bệnh thổ tả: Vibro cholerae

2. Cấu tạo và chức năng của vách tế bào.


Độ dày của vách tế bào Gram âm là 10 nm, Gram dương là 14 – 18 nm. Vách tế bào là lớp
cấu trúc ngoài cùng, có độ rắn chắc nhất định để duy trì hình dạng tế bào, có khả năng bảo
vệ tế bào đối với một số điều kiện bất lợi.

Ví dụ: nồng độ đường, muối bên trong tế bào thường cao hơn bên ngoài tế bào, do đó tế
bào hấp thu khá nhiều nước từ bên ngoài vào. Nếu không có vách tế bào vững chắc thì tế
bào sẽ bị phá vỡ.

A - Cấu tạo vách tế bào Gram dương

Vách vi khuẩn Gram dương có thành phần cấu tạo cơ bản là peptidoglycan, tạo ra một
màng polime xốp, không hòa tan và rất bền vững, bao quanh tế bào thành mạng lưới.
Vách tế bào Gram dương chứa peptidoglycan đầy đủ gồm 4 lớp, ngoài ra người ta còn thấy
thành phần axit teichoic đặc trưng cho vi khuẩn gram dương. Axit này có chức năng:

- Giúp cho việc chuyển ion dương vào, ra màng tế bào.

- Là thụ thể đặc biệt đối với một số thực khuẩn thể, ví dụ thực khuẩn thể SP – 50 của Bacillus
subtilic có điểm hấp phụ là axit teichoic.

- Ngoài ra còn liên quan đến tính kháng nguyên bề mặt và tính gây bệnh của một số vi khuẩn
Gram dương.

B - Cấu tạo vách tế bào Gram âm

Vách chỉ có một lớp peptidoglycan, mỏng hơn vách của vi khuẩn Gram dương, nên vách vi
khuẩn Gram âm dễ bị phá vỡ bởi các lực cơ học.
Về cấu tạo hóa học, ngoài lớp peptidoglycan vách tế bào vi khuẩn Gram âm còn có các lớp
lipit tự do, protein và lipoprotein, lypopolisaccarit, những chất này tạo nên nội độc tố của vi
khuẩn gây bệnh. Ở vi khuẩn E.coli, lypopolisaccharit còn là điểm hấp phụ cho thực khuẩn thể
T3, T4 và T7.

C - Chức năng của vách tế bào

- Duy trì hình dạng của tế bào, bảo vệ và chống lại các tác nhân lý hóa của môi trường, tham
gia vào quá trình hô hấp.

- Giúp tế bào chịu được các lực tác động từ bên ngoài, như vi khuẩn Gram dương chịu được
áp suất thẩm thấu tới 15 – 20 atm, Gram âm từ 5 – 10 atm.

- Là chỗ bám của phage.

- Mang kháng nguyên O, mang nội độc tố của một số vi khuẩn Gram âm.

- Cản trở sự xâm nhập của một số chất có hại vào tế bào như vách của vi khuẩn Gram dương
ngăn cản sự xâm nhập của kháng sinh có khối lượng phân tử quá lớn. Vách có vai trò quyết
định tính chất bắt màu Gram.

- Vách tế bào còn là nơi tác động của nhóm kháng sinh khá quan trọng, đồng thời là nơi tác
động của lysozym.

3. Giáp mô, lông và pili của vi khuẩn.

A- Giáp mô
- Ở 1 số loài vk, bên ngoài màng tb đc bao bọc bởi 1 lớp vỏ đc gọi là giáp mô hay vỏ nhầy

- Giáp mô có 2 loại:

+ Macrocapsule dày 0,2 - 20 micromet

+ Macrocapsule dày < 0,2 micromet

- Tphh giáp mô chủ yếu là Polysaccharide và chứa 98% là nước

- Chức năng của giáp mô:

+ Bảo vệ vk chống lại các yếu tố bất lợi: cơ học, hóa chất gây hại

+ Ở vk gây bệnh nó làm tăng kn gây bệnh và giảm kn thực bào của cơ thể kí chủ

+ Là nơi tích lũy chất dự trữ và 1 số chất cần thiết

+ Giúp vk dễ dàng gắn vào giá thể

+ Giáp mô có thể gây hại cho công nghiệp sx thực phẩm, làm biến đổi chất lượng tp

+ Làm tích lũy chất nhầy ở thiết bị lọc

+ Mang tính chất kháng nguyên, do nó có cấu tạo bởi protein.


B - Lông

- Lông là những sợi dài, giúp vi khuẩn chuyển động trong môi trường lỏng. Chúng là những
sợi protein dài và xoắn, tạo thành từ các axit amin dạng D. Nó là cơ quan vận động và không
phải có ở mọi loại vi khuẩn. Vị trí lông của các vi khuẩn có khác nhau, một số chỉ có lông ở
một đầu như phẩy khuẩn tả, nhiều vi khuẩn lại có lông quanh thân như Salmonella, E.coli…
Thực khuẩn thể X của vi khuẩn Salmonella có điểm hấp phụ là lông.

C - Pili

Cũng là một cơ quan phụ có cấu trúc giống như lông nhưng ngắn và mỏng hơn.

Dựa vào chức năng người ta chia làm hai loại:

- Pili chung: có cấu tạo từ protein mang tên pilin và nó là một kháng nguyên, chức năng giúp
cho vi khuẩn bám chắc hơn trên bề mặt cơ chất.

- Pili giới tính: chỉ có ở vi khuẩn đực, dùng để vận chuyển chất liệu di truyền sang vi khuẩn
cái. Mỗi vi khuẩn đực chỉ có một pili này.

Thực khuẩn thể f2, MS2 có điểm hấp phụ trên pili giới tính.

4. Sự hình thành nha bào của vi khuẩn? tại sao nha bào có sức đề
kháng cao với ngoại cảnh?
* Sự hình thành nha bào

- Một số loại vk trong những gđ nhất định có thể hình thành trong tb những cấu trúc đặc biệt
có hình cầu, bầu dục, gọi là nha bào, khả năng hình thành nha bào chỉ gặp ở một số vi khuẩn
Gram dương như giống Bacillus, Clotridium. Nha bào thường đc sinh ra trong đk khó khăn
như mt thiếu thức ăn, nhiệt độ, độ pH k phù hợp, mt tích lũy nhiều sp trao đổi chất bất lợi.

- Khi hình thành nha bào, vi khuẩn sử dụng phần lớn nguyên sinh chất trong tế bào. Lúc đầu
nguyên sinh chất và chất nhân tập trung lại ở một vị trí nhất định trong tế bào, sau đó hình
thành màng và chất nhân, màng và chất nhân tiếp tục cô đặc lại tạo thành tiền bào tử. Sau
đó tiền bào tử được bao bọc dần bởi các lớp màng và chuyển thành nha bào, thời gian hình
thành nha bào tùy theo từng loại vi khuẩn có thể từ 18 – 20 giờ, thời gian tồn tại của nha bào
dài hay ngắn tùy theo loài và điều kiện sống

* Nha bào có sức đề kháng cao và sống lâu như vậy là do:

- Nước trong nha bào phần lớn ở trạng thái liên kết do đó không có khả năng làm biến tính
protit khi tăng nhiệt độ.

- Các enzyme và hoạt chất sinh học khác trong tế bào đều tồn tại dưới dạng không hoạt động
làm hạn chế sự trao đổi chất của nha bào đối với môi trường ngoài.
- Do trong nha bào có một số lượng lớn Ca2+ và axit dipicolinic, protein trong nha bào kết hợp
với dipicolinat canxi thành một phức chất có tính ổn định cao đối với nhiệt độ.

- Sự có mặt của các axit amin có chứa S đặc biệt là xystein giúp nha bào đề kháng với tia cực
tím. Với cấu trúc có nhiều màng bọc và ít tính thẩm thấu của các lớp màng làm cho các chất
hóa học và các chất sát trùng khó có thể tác động tới nha bào.

5. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng.


* Những yếu tố như pH, nhiệt độ, sự thông khí,… phải được kiểm soát kỹ lưỡng.

- pH: đa số vi khuẩn thích hợp với pH trung tính, tuy nhiên có loại đòi hỏi pH kiềm tính như
Vibrio cholerae.

- Nhiệt độ: thường nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự tăng trưởng của vi khuẩn là 37 0C.

- Sự thông khí: tùy thuộc vào nhu cầu oxy trong khí trường, người ta chia làm 3 nhóm vi
khuẩn: vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối cần oxy như chất nhận hydro, nếu khí trường không có
oxy vi khuẩn không tăng trưởng được; vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối lấy năng lượng từ sự lên
men, chất nhận hydro là chất hữu cơ hay vô cơ, trong trường hợp này oxy sẽ là độc chất
ngăn cản vi khuẩn tăng trưởng; vi khuẩn kỵ khí tùy nghi có thể tăng trưởng được trong khí
trường có oxy hay không có oxy.

Oxy là độc chất đối với vi khuẩn vì oxy sẽ tạo thành H 2O2 theo phản ứng sau:

2O- + 2H+ ===> O2 + H2O2

H2O2 là chất độc đối với vi khuẩn. Ở vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, H 2O2 được tạo thành sẽ lập
tức bị phân tích bởi sự xúc tác của enzym catalase hoặc peroxidase theo phản ứng:

2 H2O2 ===> 2H 2O + O2

Trong vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối cả 2 enzym này đều bị thiếu nên H 2O2 tích tụ và chính nó
giết chết vi khuẩn kị khí tuyệt đối trong môi trường có oxy.

* Môi trường nuôi cấy vi khuẩn phải gồm đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết thích hợp cho
đa số vi khuẩn tăng trưởng và được gọi là môi trường dinh dưỡng.

Người ta chia môi trường làm nhiều loại tùy theo chức năng:

- Môi trường phân biệt: có đặc tính làm cho khuẩn lạc vi khuẩn muốn cấy xuất hiện dưới một
hình thức riêng biệt giúp ta xác định được loại vi khuẩn đó. Ví dụ: trên thạch EMB khuẩn lạc
E.coli màu tím óng ánh kim loại.

Môi trường chọn lọc: ngoài chất dinh dưỡng cần thiết môi trường còn chứa chất ức chế sự
tăng trưởng hầu hết các loại vi khuẩn khác loại ta không muốn khảo sát. Ví dụ: môi trường
MSA có nồng độ muối cao (7,5%) ngăn cản hầu hết các loại vi khuẩn trừ Staphylococcus.

- Môi trường chọn lọc phong phú: thường là loại môi trường lỏng, chứa chất kích thích tăng
trưởng loại vi khuẩn muốn khảo sát đồng thời có chất ngăn cản những loại vi khuẩn khác
cạnh tranh. Ví dụ: môi trường selenite F ngăn sự tăng trưởng của E.coli và kích thích sự tăng
trưởng của các vi khuẩn đường ruột khác như Salmonella và Shigella

6. Đường cong sinh trưởng là gì? Ý nghĩa biểu đồ đường cong


sinh trưởng của vi khuẩn?
* Đường cong sinh trưởng

- Sinh trưởng là sự tăng kích thước và thể tích của tế bào, còn phát triển hoặc sinh sản là sự
gia tăng số lượng tế bào.

- Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình của cơ thể sống nhưng không hẳn đi đôi với nhau.
Khi môi trường giàu chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng lớn hơn quá trình phát triển,
còn khi môi trường nghèo chất dinh dưỡng thì quá trình phát triển lớn hơn sinh trưởng.

- Sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm, môi trường lỏng và
nuôi cấy tĩnh, số lượng tăng lên rất nhanh, do đó khi hàm lượng chất dinh dưỡng thấp thì sinh
trưởng bị đình trệ.

- Sự phát triển trên môi trường lỏng chia thành 4 giai đoạn, đồ thị biểu diễn số lượng tế
bào vi khuẩn theo thời gian gọi là đường cong sinh trưởng. Đường cong sinh trưởng đặc
trưng có dạng trữ S gồm 4 pha: pha lag (pha tiền phát), pha log (pha cấp số nhân), pha cân
bằng và pha suy vong.

+ Pha lag: pha này bao gồm khoảng thời gian từ khi bắt đầu nuôi cấy cho đến khi vi khuẩn có
tốc độ sinh trưởng cực đại, trong pha lag vi khuẩn chưa phân chia nhưng thể tích và trọng
lượng tăng lên rõ rệt.

+ Pha log: trong pha này vi khuẩn sinh trưởng phát triển theo cấp số nhân nên tốc độ phân
chia tế bào cực lớn, tốc độ này phụ thuộc vào loại vi khuẩn và môi trường nuôi cấy.

+ Pha cân bằng (pha ổn định): quá trình sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định, số
lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi do dinh dưỡng của môi trường cạn.

+ Pha suy vong: Số lượng tế bào chết nhiều hơn số lượng tế bào sinh ra do thức ăn cạn dần,
do trong môi trường tích lũy các loại axit ảnh hưởng đến sự sống của tế bào vi khuẩn.

* Ý nghĩa của biểu đồ đường cong sinh trưởng vi khuẩn

- Ở pha lag: vi khuẩn thường sinh ra một số men mới để thích ứng với môi trường. Giúp ta tạo ra
một số đặc tính mới cho một loại vi khuẩn. Thời gian thích ứng này nhanh hay chậm và vi khuẩn
này có phát triển được hay không tùy thuộc vào một phần bản thân vi khuẩn và môi trường nuôi
cấy. Dựa vào quá trình này để chữa bệnh cho người, gia súc. Người ta thường khống chế sự phát
triển của vi khuẩn gây hại ngay từ đầu khi vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể. Ngược lại nếu là vi
khuẩn có lợi, chúng ta có thể có phương pháp tác động rút ngắn pha lag, tạo điều kiện cho vi
khuẩn sinh trưởng và phát triển.

- Ở pha log: gồm những tế bào chuẩn rất thuận lợi để nghiên cứu hình thái và các đặc điểm
sinh lý của vi khuẩn, nên chú ý cấy truyền giống và bảo quản giống ở giai đoạn này. Đây là
pha cấp số nhân cần tạo điều kiện phát triển để thu sinh khối cao nhất. Trong sản xuất đối
với vi khuẩn có lợi người ta thường tạo điều kiện cho pha này tiến hành thuận lợi. Còn đối
với vi khuẩn có hại thì ức chế ngay từ pha lag và không cho chúng đi vào pha log.

- Ở pha tử vong: thường dinh dưỡng trong môi trường đã cạn nếu kéo dài sẽ có hại cho vi
khuẩn, cần phải rút ngắn bằng cách cấy chuyển sang môi trường mới. Ở pha này vi khuẩn
thường chống chọi lại môi trường bằng cách sinh bào tử, lợi dụng đặc tính này để sản xuất
những chế phẩm sinh học (như chế phẩm diệt sâu hại BT (BT = Bacillus thuiensis)).

7. Hô hấp của vi khuẩn.


* Hô hấp hiếu khí

- Vi khuẩn hiếu khí chúng sử dụng oxy không khí để oxy hóa các hợp chất hữu cơ giải phóng
năng lượng, việc oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo ra nước và năng lượng. Do vi khuẩn có chuỗi
cytocrom và cytocrom oxydaza nên chúng phân giải được oxy và sử dụng được các hợp chất
oxy hóa.

* Hô hấp kỵ khí hay lên men

- Một số vi khuẩn không thể phát triển được trong môi trường có oxy tự do, vì oxy độc đối
với chúng. Những vi khuẩn này gọi là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, do chúng không có nhiều men
hô hấp cytocrom oxydaza, peroxidaza, catalaza. Vì vậy, việc tạo ra năng lượng nhờ vào quá
trình lên men của vi khuẩn. Ví dụ Clostridium tetani, Clostridium wechii…

- Lên men là một quá trình oxy hóa khử cơ chất, mà kết quả là một phần cơ chất bị khử, một
phần khác thì lại bị oxy hóa. Năng lượng sinh ra trong quá trình lên men sẽ bị chi phí một
phần cho phản ứng khử nên sự hình thành ATP trong quá trình lên men luôn ít hơn trong
quá trình oxy hóa. Ví dụ: lên men rượu tạo ra 28,2 kcalo, lên men lactic là 18 kcalo, lên men
butyric là 15 kcalo.

* Hô hấp hiếu kỵ khí tùy ngộ

- Một số vi khuẩn hiếu khí có thể sử dụng một chất điện tử cuối cùng không phải là oxy mà là
ion NO3- hoặc SO42- trong điều kiện kỵ khí để phát triển gọi là hô hấp nitrat hoặc hô hấp
sulfat. Hô hấp nitrat và hô hấp sulfat đóng vai trò quan trọng trong chu trình nitơ và lưu
huỳnh trong tự nhiên.

8. Các sản phẩm không có lợi do vi khuẩn tạo ra.


- Thực phẩm thường là những chất chứa nhiều nước, nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và
khoáng chất nên đây là môi trường thuận lợi cho nhiều loài vi sinh vật có hại phát triển. Mỗi
loại thực phẩm thường có một hệ vi sinh vật riêng và hoạt động của chúng gây nên những
biến đổi sinh hoá, cơ lý trong thực phẩm và làm giảm chất lượng hoặc hư hỏng thực phẩm.
- Các bệnh thường gặp là thương hàn do vi khuẩn Salmonella thường có ở thịt gia cầm sống,
trứng, thịt bò, rau quả, trái cây chưa rửa sạch, nếu không được điều trị đúng cách,
Salmonella có thể lan rộng đến các cơ quan trong cơ thể, gây tử vong.

- Chúng ta còn có thể gặp các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng nếu ăn phải độc tố của vi
khuẩn như độc tố botulin của vi khuẩn độc thịt Clostridium botulinum, độc tố của vi khuẩn
tụ cầu vàng Staphylococcus aureus có trong salad trộn, thịt jambon, trứng, bánh ngọt nhân
mềm, sốt mayonnaise, xà lách khoai tây (thường nhiễm từ tay người chế biến), hay V.
cholerae - gây dịch tả, thường hiện diện trong nghêu, sò, tôm, tép, cua sống, rau sống.

- Do vậy chúng ta cần cẩn trọng trong việc sử dụng và bảo quản thực phẩm đúng cách như
không uống sữa chưa được tiệt trùng hay dùng các thực phẩm có chứa sữa chưa được tiệt
trùng; rửa trái cây tươi và rau thật kỹ trước khi ăn, hạn chế dùng các loại thực phẩm đã nấu
sẵn, thực phẩm dễ ôi thiu; giữ thịt, cá, thịt gia cầm sống riêng biệt với các loại thực phẩm
khác; rửa tay, dao, thớt ngay sau khi đã xử lý xong các thực phẩm tươi sống; các sản phẩm
thịt sống, cá, gia cầm, nấu trứng gà, trứng vịt thật kỹ, cho đến khi lòng đỏ đặc cứng lại; làm
lạnh thực phẩm kịp thời, không bao giờ để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá hai giờ
(chỉ để một giờ nếu nhiệt độ phòng trên 32 °C),vv…

9. Thí nghiệm của griffith? Định nghĩa? Bản chất? Điều kiện cần
thiết cho biến nạp?

* Thí nghiệm của Griffith


- Đối tượng nghiên cứu của ông là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, nó là một song cầu
khuẩn Gram dương có giáp mô gây bệnh viêm phổi.

- Streptococcus pneumoniae có hai dòng chính: thô (R) và mịn (S). Dòng S độc lực mạnh
hơn và có hình viên nang, bên ngoài là một lớp vỏ polysaccharide nhẵn với
thành peptidoglycan như tất cả các vi khuẩn. Khi tiêm dạng S vào chuột, chúng bị viêm phổi
và chết trong vài ngày. Còn dòng R không có vỏ nang thì không thường gây bệnh.

- Khi Griffith tiêm dạng S đã bị diệt bằng nhiệt độ vào chuột, thì chuột vẫn bình thường. Tuy
nhiên, khi ông tiêm hỗn hợp dạng S đã bị diệt bằng nhiệt độ trộn với dạng R (không xử lí
nhiệt), thì chuột lại chết. Nghĩa là R sống đã biến thành S và gây hại, chứng tỏ vật chất di
truyền (hồi đó chưa biết là ADN) được chuyển từ dòng này sang dòng kia.

- Sau này, người ta gọi sự chuyển vật chất di truyền giữa các vi khuẩn như vậy là biến nạp.

* Định nghĩa:

- Là sự vận chuyển một đoạn ADN của vi khuẩn cho nạp vào vi khuẩn nhận.

- Sự di truyền này không có sự can thiệp của phage vi khuẩn. Như thế một chủng vi khuẩn bị
điến đổi về mặt di truyền do tiếp thu axit nucleic của vi khuẩn của nòi khác.

* Bản chất của biến nạp

- Trong những công trình nghiên cứu về những chất có khả năng ức chế hoạt động của nhân
tố biến nạp, đã chứng minh rằng nhân tố biến nạp chính là axit dezoxiribonucleic.
- Người ta dùng chất tinh chế từ ADN của những vi khuẩn type S III cho tác động đến những vi
khuẩn R thấy một số vi khuẩn R biến thành vi khuẩn type S III. Nếu cho vào những tế bào R
ADN đã xử lý bằng men dezoxyribonucleaza, enzyme làm tan rã ADN thì không thấy hiện
tượng biến nạp.

* Điều kiện cần thiết cho biến nạp

+ Vi khuẩn cho phải bị phá vỡ (ly giải).

+ Nhiễm sắc thể của nó được giải phóng và bị cắt thành những đoạn ADN nhỏ.

+ Vi khuẩn nhận phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt gọi là khả biến, cho những mảnh ADN xâm
nhập vào tế bào.

+ Thành phần môi trường cũng ảnh hưởng tới tần số biến nạp. Ví dụ albumin và photphat
trong môi trường làm tăng tần số biến nạp, trái lại cazein làm giảm tần số này.

+ Nhiệt độ của môi trường trong biến nạp cũng ảnh hưởng tới tần số biến nạp, nhiệt độ
thích hợp từ 29 – 320C

10. Hiện tượng tải nạp? Nhân tố tải nạp? Các kiểu tải nạp? Cơ chế
chung của tải nạp?

* Hiện tượng tải nạp

- Tải nạp là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho vào vi khuẩn nhận nhờ phage.

- Hiện tượng tải nạp được Zinder và Lederberg phát hiện năm 1952 trong khi nghiên cứu các
loài Salmonella. Các tác giả đã dùng một ống thủy tinh hình chữ U có hai nhánh ngăn cách
bởi một miếng lọc, cho vào một nhánh của canh khuẩn nước thịt cấy Salmonella (A) và cho
vào trong nhánh kia một canh khuẩn cấy Salmonella (B).

- Vi khuẩn Salmonella (A) không bị đột biến mang kí hiệu 2A có gen T + (có khả năng tổng hợp
trytophan). Nòi Salmonella (B) đột biến mang kí hiệu 22A có gen T - (không có khả năng tổng
hợp trytophan).

- Sau một thời gian ủ chung người ta mang nòi 22A có gen T - cấy trên môi trường không có
trytophan. Nếu nó mọc được có nghĩa là nó đã tự tổng hợp được trytophan và gen của nó từ
T- đã biến thành T+ và qua thời gian nuôi cấy trong tủ ấm người ta đã nhận thấy ở các đĩa hộp
lồng nuôi cấy nòi 22A đã xuất hiện khuẩn lạc. Như vậy có một số tế bào nòi 22A đã mang đặc
điểm của nòi 2A. Vậy thì nhân tố gì đã di truyền đặc điểm 2A cho 22A, trong khi chúng không
tiếp xúc với nhau.

* Nhân tố tải nạp

- Mới đầu người ta cho rằng là do đột biến tự nhiên nhưng sau xét thấy tần số đột biến tự
nhiên ở vi khuẩn Salmonella thường xảy ra với tần số rất thấp (10-9) mà những tế bào có khả
năng tổng hợp trytophan ở đây xuất hiện với tần số 10 -5, như vậy không phải do đột biến.
- Người ta giả thiết rằng nhân tố đó là biến nạp. Nhưng điều này cũng không đúng vì trong
ống chữ U người ta không tìm thấy một đoạn ADN tự do nào.

- Vậy thì phải có một vật trung gian nào đó đã thấm qua màng lọc vi khuẩn mang thông tin
di truyền của nòi vi khuẩn này truyền cho nòi vi khuẩn kia. Nhân tố đó chính là nhân tố tải
nạp hay chính xác là thực khuẩn thể ôn hòa PTL 22 (hay p 22) có khả năng làm tan các tế bào
nòi 2A. Sau khi lọt qua màng lọc thực khuẩn thể này làm tan các tế bào nòi 2A và giải
phóng ra một tác nhân FA, tác nhân đó lại thấm trở lại qua màng lọc. Dưới ảnh hưởng của
FA một số tế bào của nòi 22A nhận được những tính chất di truyền đặc hiệu đặc trưng cho
nòi đã giải phóng FA.

* Các kiểu tải nạp

- Tải nạp chung: phage có thể mang bất kỳ đoạn gen nào của vi khuẩn cho sang nạp vi khuẩn
nhận, ví dụ như P22 có thể chuyển những gen khác nhau của Salmonella.

- Tải nạp hạn chế và đặc hiệu: một phage nhất định chỉ mang được một gen nhất định từ vi
khuẩn cho nạp sang vi khuẩn nhận, ví dụ phage λ chỉ mang gen gal.

- Tải nạp chung hoàn chỉnh: đoạn gen mang sang được tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi
khuẩn nhận qua tái tổ hợp, do đó được nhân lên cùng nhiễm sắc thể và có mặt ở thế hệ sau.

- Tải nạp chung không hoàn chỉnh: đoạn gen mang sang không được nạp vào nhiễm sắc thể
của vi khuẩn nhận, do đó không cùng nhân lên được và chỉ nằm lại ở một tế bào con khi vi
khuẩn phân chia. Đặc tính của gen được mang sang vẫn được biểu hiện ra kiểu hình song chỉ
ở một tế bào duy nhất.

* Cơ chế chung của tải nạp

- Tải nạp là quá trình truyền những đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thực
khuẩn thể. Thực khuẩn thể và vi khuẩn tiếp xúc với nhau, virus phá vỡ tế bào vi khuẩn, đi vào
trong tế bào chất của vi khuẩn, lấy cắp ADN của vi khuẩn và chui ra, đem ADN cho vi khuẩn
nhận. Mỗi loại phage có đặc hiệu riêng với một loại vi khuẩn. Đoạn ADN của tế bào cho được
gắn vào ADN của thực khuẩn thể bằng trao đổi chéo. Nghĩa là khi ADN của thực khuẩn thể gắn
vào hệ gen của vi khuẩn thì xảy ra tái tổ hợp giữa đoạn gen của vi khuẩn và một phần ADN của
thực khuẩn thể.

11. Hình thái, kích thước và tính chất của virus?

* Hình thái, kích thước:

Virus ở các loài vật chủ khác nhau thì có hình dạng và kích thước khác nhau:

- Dạng hình cầu: như virus cúm, virus quai bị... kích thước trung bình 100 – 150 nm.

- Dạng hình que đối xứng xoắn: Hầu hết các virus gây bệnh cho thực vật (virus đốm thuốc lá,
virus đốm khoai tây). Kích thước khoảng 15 - 250 nm.
- Dạng hình khối (cấu trúc đối xứng 20 mặt): Gồm những virus có nhiều cạnh (virus đậu mùa,
virus đường hô hấp, virus khối u của người và động vật). Kích thước 30 – 350 nm.

- Dạng giống tinh trùng (cấu trúc đối xứng phức hợp): Đặc trưng cho các virus ký sinh trong
tế bào vi khuẩn gọi virus của vi khuẩn hay thực khuẩn thể (phage, bacteriophage). Kích
thước 47 – 154 nm hoặc từ 10 – 250 nm.

* Tính chất của virus?


- Không có cấu tạo tế bào, chỉ là vật chất sống đơn giản chứa 1 loại axit nucleic (ADN/ARN),
đc bao bọc bằng 1 lớp protein

- Sống ký sinh nội bào 1 cách tuyệt đối, tách khỏi tế bào chủ virus không tồn tại được (do
virus k có trao đổi chất, k có enzym hô hấp và enzym chuyển hóa)

- Không sinh sản trong mt dinh dưỡng bth

- Có khả năng tạo thành tinh thể

12. Cấu trúc của virus?

* Nhân của virus


- Lõi của virus hay genome virus chỉ chứa một trong hai acid nucleic: ADN hoặc ARN. ADN
hoặc ARN của virus có thể ở dạng 2 sợi (chuỗi kép), hoặc 1 sợi (chuỗi đơn).

- Acid nucleic chỉ chiếm 1-2% trọng lượng phân tử của virus nhưng chứa toàn bộ vật liệu và
mã thông tin di truyền, mã hoá cho tổng hợp các thành phần của virus và tổng hợp một số
enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên của virus, và quyết định toàn bộ hoạt động gây
bệnh của virus.

* Vỏ bọc

- Bọc bên ngoài nhân là lớp vỏ capxit có bản chất là protein. Capsome được tạo thành từ
những mạch peptit cuộn lại gọi là những đơn vị cấu trúc. Cùng với phần “lõi” ARN của virus,
phần “vỏ “ capxit của virus có thể sắp xếp đối xứng xoắn, đối xứng khối hoặc đối xứng phức
hợp.

Cấu trúc capsit của virus có những chức năng quan trọng:

+ Bao quanh nhân của virus để bảo vệ không để enzyme nucleaza phá hủy nhân.

+ Protein capsit tham gia vào sự bám của virus vào tế bào cảm thụ.

+ Protein capsit mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.

+ Capsit giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn ổn định.

Cấu trúc riêng

* Vỏ bọc ngoài
- Một số virus bên ngoài lớp capxit còn bao phủ một lớp vỏ bao được gọi là vỏ bao ngoài hay
envelope, bản chất hoá học của envelope là một phức hợp lipoprotein. Nếu có thêm gai nhú
thì phức hợp là glycoprotein (gai nhú chứa 2 loại men neuramididaza và hemaglutinin). Cấu
trúc của vỏ bao ngoài có một số chức năng riêng:

+ Tham gia vào sự bám của virus trên các vị trí thích hợp của tế bào cảm thụ.

+ Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào sau khi nhân lên.

+ Tham gia vào hình thành tính ổn định kích thước của virus.

+ Mang kháng nguyên H (Heamaglutinin) và N (Neuramididaza).

* Enzym
- Một số virus có chứa các protein đặc biệt gọi là protein cấu trúc mang hoạt tính enzym
(enzym cấu trúc). Các enzyme cấu trúc mang tính KN đặc hiệu. Chúng có chức năng riêng,
tham gia vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình nhân lên của virus.  Ví dụ: ARN –
polymerase phụ thuộc ARN (tổng hợp ARN), ADN – polymerase phụ thuộc ARN (enzyme sao
mã ngược RT, giúp tổng hợp ADN trung gian từ ARN ở HIV).

13. Cấu trúc, phân loại và ứng dụng của thực khuẩn thể (phage)?

* Cấu trúc của phage


- Cấu trúc: phage có 3 dạng cơ bản: cấu trúc hình khối không đuôi, cấu trúc hình khối có đuôi
và cấu trúc dạng sợi hay dạng que. Dạng có đuôi (chẳng hạn phage T2) gồm đầu hình lục
giác; cổ; đuôi có dạng hình trụ, cuối đôi có các sợi lông như chân để bám vào vi khuẩn và đĩa
gốc với 6 sợi lông đuôi.

* Phân loại phage


- Phage độc lực: phage sau khi nhân lên trong vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ chết và phage mới
hình thành.

- Phage ôn hòa: sau khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn sẽ xảy ra một trong hai trường hợp:

+ Theo cách nhân lên của phage độc lực và giết chết tế bào vi khuẩn.

+ Các ADN của phage sẽ kết hợp với ADN của vi khuẩn cho nên không có quá trình nhân lên.
Khi vi khuẩn nhân lên thì các ADN của phage nhân lên theo.

* Ứng dụng của phage

- Chẩn đoán và phân loại vi khuẩn: phage có tính đặc hiệu đối với vi khuẩn nên trong chẩn
đoán và phân loại một số vi khuẩn như vi khuẩn dịch hạch, tụ cầu. Người ta dùng phage đã
biết tên trước cho tiếp xúc với vi khuẩn đang cần xác định, nếu đặc hiệu thì tế bào vi khuẩn sẽ
bị phage gây bệnh làm phá huỷ tế bào. Đây là cách chẩn đoán, phân loại nhanh và đặc hiệu
cao.
- Làm mẫu để nghiên cứu về sinh học phân tử: trong sinh học phân tử, đặc biệt là trong di
truyền vi khuẩn người ta dùng phage ôn hoà để nghiên cứu về sự chuyển nạp của vi khuẩn.
Thông qua phage để vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận.

- Phòng và điều trị bệnh do vi khuẩn: trong một số bệnh do vi khuẩn gây ra như bệnh lỵ,
người ta đã cho bệnh nhân uống phage đặc hiệu của vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh hoặc
đang gây bệnh để phòng và điều trị. Phương pháp này có hiệu quả cao nhưng khó thực hiện
và tốn kém.

14. Các giai đoạn sinh sản của virus gây độc?

Quá trình nhân lên của virus trong tế bào được chia thành 5 giai đoạn :

Hấp phụ   →     Xâm nhập  →      Tổng hợp các thành phần cấu trúc   →     Lắp ráp         → Giải
phóng.

* Sự hấp phụ của virus vào bề mặt  tế bào


- Sự hấp phụ xảy ra khi các cấu trúc đặc hiệu trên bề mặt hạt virus gắn được vào các thụ thể
(receptor ) đặc hiệu với virus nằm ở trên bề mặt của tế bào. Do tính đặc hiệu trên mà mỗi
loài virus chỉ có thể hấp phụ và gây nhiễm cho một loại tế bào nhất định gọi là các tế bào
cảm thụ với chúng. Ví dụ virus cúm chỉ gây nhiễm tế bào biểu mô của đường hô hấp trên,
virus HIV chỉ xâm nhập tế bào bạch huyết gọi là tế bào lympho CD4.

* Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào


- Các virus động vật  sau khi đã gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào cảm thụ sẽ
xâm nhập vào tế bào theo cơ chế  ẩm bào. Khi đã lọt vào tế bào, capsid của virus sẽ được
enzyme cởi vỏ (decapsidase) của tế bào phân hủy, giải phóng ra axit nucleic của virus. Đó là
giai đoạn “cởi áo”.

- Đối với phage, sau khi hấp phụ lên bề mặt tế bào thì bao đuôi co rút, lõi bên trong chọc
thủng màng tế bào và bơm axit nucleic vào tế bào còn casid nằm lại bên ngoài.

* Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus

- Ngay sau khi tế bào bị nhiễm virus thì sự tổng hợp protein và ARN hoặc ADN của tế bào vi
khuẩn bị đình chỉ hoàn toàn, thay vào đó là quá trình sinh tổng hợp các thành phần của virus
diễn ra mạnh mẽ dưới sự chỉ huy theo mật mã của virus. Ở virus gồm có hai quá trình: sinh
tổng hợp axit nucleic (ADN hoặc ARN) và sinh tổng hợp protein.
- Quá trình tổng hợp protein cấu trúc của virus thường xảy ra sau khi tổng hợp axit nucleic nhờ
vào ribosome của vi khuẩn. Sự tổng hợp protein của virus cũng diễn qua hai quá trình phiên
mã và dịch mã. Có trường hợp sự tổng hợp protein lúc đầu ở nguyên sinh chất nhưng sau đó
chuyển tích luỹ trong nhân hoặc 1 phần tổng hợp trong nhân 1 phần lại được tổng hợp trong
nguyên sinh chất.

* Sự lắp ráp các thành phần của virus


- Sau khi các thành phần cơ bản của virus đã được tổng hợp và đã được tích lũy phong phú
trong tế bào chủ thì sẽ bắt đầu quá trình lắp ráp. Hình như cơ chế lắp ráp các thành phần
của virion xảy ra tự phát do kết quả của sự tương tác phân tử đặc biệt của các cao phân tử
capsid với axit nucleic virus để tạo thành các virion.

- Việc lắp ráp đúng sẽ tạo ra các virus hoàn chỉnh (các virion) và nếu lắp ráp sai sẽ tạo ra các
virus không hoàn chỉnh (hạt DIP) hoặc tạo ra các virus giả (Pseudovirion).

* Sự giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào


- Virus thoát ra khỏi tế bào chủ theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo loài virus.

- Nhiều virus được giải phóng theo kiểu phá vỡ màng tế bào làm hủy hoại tế bào và các virus
đồng loạt được phóng thích. Hoặc được giải phóng nhờ sự xuất bào (exocytosis) hoặc qua
các rãnh đặc biệt mà không làm hủy hoại tế bào chủ.

- Các virus có vỏ ngoài được giải phóng theo kiểu nẩy chồi qua các chổ đặc biệt của màng tế
bào chủ và virus sẽ nhận được một phần của màng tế bào chủ.

- Thời gian nhân lên của virus thường ngắn hơn rất nhiều so với vi khuẩn.Ví dụ từ virus ban
đầu, một tế bào bị nhiễm virus cúm có thể tạo ra hàng nghìn virus mới sau khoảng 5 - 6 giờ.

15. Sự hình thành interferon? Cơ chế tác động của interferon?

* Sự hình thành interferon


- Interferon không phải chỉ sản sinh ra trong các tế bào bị nhiễm virus mà interferon còn
được tạo thành khi tế bào bị kích thích bởi một số chất lạ khác như: axit nucleic, vi khuẩn,
độc tố của vi khuẩn, rikettsia, nguyên sinh động vật. Vì vậy sự hình thành interferon là do sự
kích thích của nguồn thông tin lạ hay dưới tác động của bất cứ nguồn thông tin ngoại lai nào.
- Trong các tế bào không bị nhiễm virus, các gen cấu trúc chịu trách nhiệm tổng hợp
interferon luôn ở trạng thái không hoạt động, tức là bị kìm hãm, do đó ở tế bào bình thường
không tạo nên interferon. Khi virus xâm nhập hoặc các chất kích thích ngoại lai khác vào tế
bào, chúng giải tỏa sự kìm hãm và hoạt hóa các gen cấu trúc này, thông tin từ gen cấu trúc
này được sao chép thành mRNA tương ứng của tế bào và chính mRNA này điều khiển việc
tổng hợp interferon. Interferon sau khi sinh ra một phần ở lại trong tế bào, còn phần lớn
ngấm qua vách tế bào ra ngoài để ngấm vào các tế bào khác.

* Cơ chế tác động của interferon

- Interferon không trực tiếp mà gián tiếp tác động lên virus.

- Tác dụng chống virus của interferon thực chất không phải là ngăn cản sự hấp phụ của virus
lên vách tế bào cũng như ngăn cản sự xâm nhập của virus vào tế bào, interferon không có
tác dụng giải thể virus.

- Đối với nhiều virus, hiệu lực chính của interferon là ức chế sự tổng hợp protein virus.

- Sau khi nhiễm virus, tế bào bị cảm nhiễm và sinh ra interferon, interferon không có tác
dụng bảo vệ tế bào mẹ mà chỉ bảo vệ các tế bào bên cạnh, ở các tế bào này virus vẫn hấp
phụ lên vách tế bào và xâm nhập vào bên trong tế bào, nhưng đến giai đoạn sao chép
thông tin của virus thì interferon có tác dụng ức chế, kìm hãm sự tổng hợp mARN của
virus, mARN của virus không được tổng hợp thì sự chuyển hóa axit nucleic và protein của
virus cũng không tiến hành được, do đó không có hạt virus mới được giải phóng ra.
Nguyên nhân là khi interferon ngấm vào tế bào đã gây cảm ứng để hoạt hóa một đoạn gen
của tế bào này nhằm tổng hợp ra một chất gọi là protein kháng virus (AVP: antivaral
protein), chính protein kháng virus này là nhân tố cản trở sự nhân lên của virus, cụ thể cản
trở phiên dịch thông tin từ mARN.

16. Hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh
hóa của giống Staphylococcus?
Trả lời: Tụ cầu khuẩn: Staphylococcus aureus

A- Hình thái :
- Vi khuẩn hình cầu, đường kính 0,7-1 μm

- Không sinh nha bào và giáp mô, không có lông, không di động.

- Trong bệnh phẩm VK xếp thành từng đôi, đám nhỏ hình chùm nho.

- VK bắt màu Gram +

B- Đặc tính nuôi cấy :


- Sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện

- Nhiệt độ thích hợp : 32 – 370C, pH : 7,2 – 7,6

- Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.

Môi trường Đặc điểm

Nước thịt Sau 5-6h VK đã làm đục, sau 24h môi trường rất đục, lắng cặn nhiều, không có
màng.

Thạch Sau 24h khuẩn lạc to dạng S, mặt ướt, bờ đều nhẵn, VK sinh sắc tố nên khuẩn
thường lạc có màu vàng thẫm loài tụ cầu gây bệnh (aureus) hoặc trắng (albus), vàng
chanh(citreus) loài tụ cầu có độc lực thấp, không gây bệnh.

Thạch máu Sau 24h vi khuẩn mọc rất tốt, khuẩn lạc dạng S. Tụ cầu loại gây bệnh gây hiện
tượng dung huyết.

MT Sapman Phân lập và kiểm tra độc lực của tụ cầu. Môi trường từ màu đỏ (pH= 8,4) sang
màu vàng (pH= 6,8) thì là tụ cầu gây bệnh. Môi trường ko đổi màu là ko gây
bệnh.

MT Gelatin Cấy VK theo đường chích sâu, nuôi ở nhiệt độ 200C, sau 2-3 ngày gelatin bị tan
chảy ra trông giống dạng hình phễu.

- Trên môi trường thạch máu : Tụ cầu có 4 loại độc tố có khả năng làm tan hồng cầu của một
số loài ĐV gọi là dung huyết tố : α, β, δ, γ

C- Đặc tính sinh hóa :


- Chuyển hóa đường: Lên men các đường sau : 5

+ Glucoz , Levuloz , Lactoz , Manit , Saccaroz

- Phản ứng catalaza (+)

17. Hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh
hóa của giống Streptococcus?
Trả lời: Liên cầu khuẩn: Streptococcus suis
A- Hình thái:
- VK hình cầu hoặc bầu dục, đường kính 0,5 - 1 μm.

- VK xếp thành chuỗi ngắn có 6-8 VK, có chuỗi 12 VK.

- Bắt màu Gram +.

- Không sinh nha bào, không di động, đôi khi có 1 lớp giáp mô mỏng bên ngoài VK.

B- Đặc tính nuôi cấy:


- VK hiếu khí hay yếm khí tùy tiện( trong môi trường thiếu O2 vẫn phát triển mạnh).

- Thường kí sinh trên đường ruột gia súc.

- Nhiệt độ thích hợp: 370C; pH= 7,2-7,4.

Môi trường Đặc điểm

Nước thịt Sau khi nuôi cấy 24h, môi trường trong suốt, đáy ống có cặn, không có
mùi đặc biệt

Thạch thường Sau khi nuôi cấy 24h, VK hình thành khuẩn lạc dạng S, khuẩn lạc nhỏ,
tròn, lồi, bóng, màu hơi xám. Đường kính khuẩn lạc: 1-2 mm. VK xếp
thành chuỗi ngắn.

Thạch máu Sau khi nuôi cấy 24h, VK phát triển tốt, khuẩn lạc dạng S to hơn môi
(thỏ,ngựa,cừu ) trường thạch thường. Những chủng gây bệnh thì có độc tố, gây dung
huyết, trong môi trường thạch máu thì làm tan máu: týp β > týp α >
týp γ.

C- Đặc tính sinh hóa:


- Chuyển hóa đường: Lên men các đường sau: 5

+ Glucoz , Saccaroz , Lactoz , Salixin , Trêhaloz

- Không lên men các đường sau: Mannit , Inulin

- Phản ứng sinh hóa khác:

+ Indol: (-)

+ Không làm đông vón huyết tương ( Coagulaz - )

+ H2S: (-)
18. Hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh
hóa của giống Salmonella?

A- Hình thái:
- Salmonella là 1 trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3 µm.

- Không hình thành giáp mô và nha bào.

- Đa số các loài Salmonella có khả năng di động mạnh do có 7-12 lông xung quanh thân( trừ
S.gallinarum – pullorum).

- VK nhuộm màu với các thuốc nhuộm thông thường.

- Bắt màu Gram -, bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.

B- Tính chất nuôi cấy:

- Salmonella vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ 370C, có thể 6 –
420C, pH= 7,6, phát triển pH: 6 – 9.

- Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở điều
kiện kỵ khí.

- Không làm tan chảy gelatin

Môi trường Đặc điểm

Môi trường nước Cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18h đục đều, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm
thịt có cặn, trên môi trường có màng mỏng

Môi trường thạch Vk mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng,
thường hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E. Coli ( đường kính:
1 – 1,5 mm).

Thạch pepton Sau 1-2 ngày khuẩn lạc hình thành 1 bờ chất dính lầy nhầy ở xung
quanh. Thỉnh thoảng có thấy khuẩn lạc dạng R, nhám, mặt không
bóng, không đều, mờ.(S.paratyphi B, S.cholerae suis)

C- Đặc tính sinh hóa:


- Chuyển hóa đường: MT kiểm tra là MT nước thịt pepton cho thêm 1 loại đường với tỉ lệ
0,5% và chất chỉ thị màu như xanh bromotymon, tím bromocrezon, đỏ phenon.

+ Phần lớn Salmonella lên men đường có sinh hơi: glucoz, mannit, mantoz, galactoz, levuloz,
arabinoz, xyloz, dechtrin, dunxit, ramnoz,…Một số cũng lên men nhưng ko sinh hơi: S.typhi
suis, S.typhi, S. cholerae suis( ko lên men arabinoz).

+ Tất cả các Salmonell ko lên men: lactoz, saccarroz.

- MT có kali xyanua: tất cả Salmonella ko mọc được.

- Khử cacboxyn: lyzyn, octinin, acginin. - Không phân giải urê - Indon, VP: -
- Phân giải xanh metylen

- Catalaz, MR: + ( trừ S.cholerae suis, S. gallinarum – pullorum)

- H2S: + ( trừ S.paratyphi A, S.typhi suis, S.abortus equi)

- Dùng các môi trường đặc biệt EMB, Kauffman, SS, để phân lập Sal.

19. Hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh
hóa và cấu trúc kháng nguyên của Escherichia coli?
Trả lời: Escherichia coli.

A- Hình thái:
- Trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 x 0,6 µm.

- Trong cơ thể, có hình trực khuẩn đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn - Trong canh
khuẩn già có trực khuẩn dài 4 – 8 µm.

- Phần lớn di động do có lông ở xung quanh thân, một số không di động.

- VK không sinh nha bào, có thể có giáp mô.

B- Tính chất bắt màu:


- Bắt màu Gram -, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn.

- Lấy VK từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể có giáp mô, soi tươi ko có.

- Dưới KHV điện tử E.coli có nhân, là 1 khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng.

C- Đặc tính nuôi cấy:


- Trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở 5 – 400C, nhiệt độ thích hợp
370C, pH: 7,2 – 7,4; phát triển 5,5 – 8.

Môi trường Đặc điểm

Môi trường nước thịt Phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống
đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có
mùi phân thối

Môi trường thạch Sau 24h, hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt,
thường màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc
trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra, có thể quan sát dạng R
và M.

Môi trường Mule E.Coli không mọc


Kopman ( Muller
Kauffman),

Môi trường lục Malasit E.coli không mọc

Môi trường Endo E.coli có khuẩn lạc màu đỏ

Môi trường EMB E.colicó khuẩn lạc tím đen


Môi trường thạch SS E. Coli có khuẩn lạc đỏ

Môi trường Vinson-Blai E. Coli bị ức chế

D- Đặc tính sinh hóa:


- Chuyển hóa đường:

+ Lên men sinh hơi các đường: fructoz, glucoz, levuloz, galactoz, xyloz, ramnoz, maniton,
mannit, lactoz.

+ Không lên men: andonit, inozit - Các phản ứng khác: + Sữa: đông sau 24 – 72h ở 370C.

+ Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông: không tan chảy. + H2S: -

+ VP: -

+ MR: +

+ Indon: +

+ Khử nitrat thành nitrit.

+ Có men decacboxylaz với lyzin, denitin, acginin và glutamic.

20. Hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh
hóa và độc tố của Clostridium perfringens?

A- Hình thái và tính chất bắt màu:


- Vi khuẩn C.perfringens là trực khuẩn ngắn, yếm khí, bắt màu Gram dương. Vi khuẩn có thể
đứng riêng rẽ, kết thành chuỗi hoặc đứng song song.

- Kích thước vi khuẩn (0,6 – 2,4 × 1,3 – 19 µm ).

- Vi khuẩn không có khả năng di động, chỉ hình thành giáp mô trong cơ thể động vật. Có khả
năng hình thành nha bào, nha bào hình ovan hơi lệch tâm.

B- Đặc tính nuôi cấy:

Sau 24-28 giờ nuôi cấy C.perfringens ở 37°C, trong điều kiện yếm khí (10% CO 2), vi
khuẩn phát triển trên các môi trường có đặc điểm chính:
+ Môi trường Fluid Thyoglycolate: vi khuẩn phát triển tốt làm đục môi trường và tạo bọt
khí. Môi trường Fluid Thioglycolate thường được sử dụng để nuôi cấy và giữ giống vi khuẩn
Clostridium perfringens.
+ Môi trường thạch máu: vi khuẩn phát triển tạo khuẩn lạc tròn ướt, có hai vòng dung
huyết. Vòng sáng ở phía trong do độc tố theta tạo thành, còn vòng dung huyết ở phía
ngoài do độc tố alpha tạo thành. C.perfringens type A gây bệnh ở bò cho dung huyết ở môi
trường thạch máu cừu rõ hơn môi trường thạch máu bò.
+ Môi trường thạch SPS (Perfringens Selective Agar) hoặc thạch TSC (Trypton Sulfite
Cycloserine Agar): vi khuẩn sinh H 2S, khí này tác dụng với sắt có sẵn trong môi trường tạo
thành FeS làm cho khuẩn lạc có màu đen.

C- Đặc tính sinh hóa:

- Vi khuẩn có khả năng lên men các loại đường: glucose, lactose, maltose, saccharose. Nó sử
dụng đường tạo thành các sản phẩm trung gian có tính axit làm giảm pH của môi trường
chuyển sang màu vàng với chỉ thị phenol red

- C.perfringens không lên men mannitol, không sinh indol.

- Trên môi trường Litmus milk: vi khuẩn lên men đường lactose, làm đông vón casein.
Môi trường chuyển từ tím sang nâu rồi sang trắng với chỉ thị pH litmus.

- Trên môi trường Egg yolk (lòng đỏ trứng gà): vi khuẩn C. perfringens phát triển sản sinh
men Lecithinase, phân giải Lecithine tạo thành vòng trắng sữa xung quanh khuẩn lạc.

- Phản ứng CAMP test: khi nuôi cấy vi khuẩn C. perfringens và Streptococus agalactiae trên
môi trường thạch máu thành một đường vuông góc thì các khuẩn lạc của Streptococus
agalactiae sản sinh ra yếu tố có khả năng khuếch tán sẽ làm rõ hơn vùng dung huyết không
hoàn toàn tạo ra bởi độc tố alpha của C. perfringens.

- Nhân tố protein được tiết ra bởi loài Streptococus agalactiae có vai trò tăng cường hoạt
tính của alpha toxin và beta toxin (có vai trò trong việc gây ra hiện tượng dung huyết). Do đó
tăng cường điều kiện tiếp xúc và xúc tác thủy phân thành phần chủ yếu của màng hồng cầu
là sphingomyelin, làm hồng cầu trở nên dễ vỡ, tạo nên hiện tượng dung huyết mạnh hơn ở
vùng tiếp xúc giữa hai đường cấy của hai loại vi khuẩn.

D- Độc tố và enzyme của vi khuẩn:

- Clostridium perfringens sản xuất nhiều độc tố, phần lớn đây là các enzyme khác nhau, các
type khác nhau sản xuất nhiều độc tố khác nhau, ví dụ như type A sản xuất các độc tố đáng
chú ý sau:

+ Độc tố alpha (α toxin) là một phospholipase C chúng thủy phân tổ chức có lecithine, phá
hủy hồng cầu, gây hoại tử tổ chức phần mềm, thực nghiệm cho thấy độc tố này có tác dụng
trên chức năng cơ tim làm hạ huyết áp, chậm nhịp tim, làm tăng tính thấm mạch máu và gây
choáng, thường là tác dụng gây chết trong bệnh hoại thư.

+ Độc tố theta (θ toxin) có tác dụng tiêu hồng cầu khi ở điều kiện kỵ khí và tiêu tế bào.

+ Đốc tố Mu (μ toxin) độc tố này là enzyme hyaluronidase phân hủy axit hyaluronic của tổ
chức liên kết.
+ Độc tố kappa (k toxin) có hoạt tính của enzyme collagenase phân huỷ collagen của tổ chức
liên kết.

- Enterotoxin bản chất là protein có tác dụng gây tiêu chảy trong nhiễm độc thức ăn.

21. Hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính nuôi cấy, cấu tạo kháng
nguyên và sức đề kháng của giống Leptospira?
Trả lời: Trực khuẩn xoắn khuẩn: Leptospira

A- Hình thái và tính chất bắt màu:


- Có 212 serotyp Leptospira, hình thái là loại xoắn khuẩn rất nhỏ, mỏng, kích thước: 4 – 20 x
0,1 – 0,2 µm.

- Hai đầu uốn cong như tựa như móc câu, có nhiều vòng lượn sát nhau, di động mạnh.

- Khó bắt màu bằng phương pháp nhuộm thông thường, nhuộm bằng Môrôsôp xoắn khuẩn
bắt màu nâu đen, cũng có thể nhuộm giemsa: xoắn khuẩn bắt màu đỏ tím.

B- Đặc tính nuôi cấy:

- Vk hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 28 – 300C, pH hơi kiềm: 7,2 – 7,4.

- Leptospira có thể mọc được ở môi trường nhân tạo thông thường, môi trường nuôi cấy
phải cho thêm 5 – 10 % huyết thanh tươi như MT Terskich, Korthoff, EMJH….

- Trong môi trường Terskich, sau khi cấy 2 – 3 ngày xoắn khuẩn mới mọc, khoảng trên dưới 1
tuần, môi trường đục nhẹ, có vẩn khói khi lắc.

- Cấy vào màng niệu đệm phôi thai gà 10 ngày tuổi, sau khi cấy 7 ngày phôi gà chết, bệnh
tích không điển hình.

C- Cấu tạo kháng nguyên:


- Hiện nay biết được có hơn 60 chủng leptospira.

- Leptospira có 2 loại kháng nguyên: xảy ra phản ứng chéo.

+ Một kháng nguyên chính: tác dụng quyết định với bản thân nó, cũng có thể trở thành
kháng nguyên phụ của xoắn khuẩn khác.

+ Một kháng nguyên phụ có thể trở thành kháng nguyên chính của xoắn khuẩn kia.

- Chẩn đoán huyết thanh dùng 12 chủng, ở nước ta dùng 6 chủng để sản xuất vacxin.

+ 12 chủng đó là: L.australis; L.autumnalis; L.bataviae; L.canicola; L.grippotyphosa;


L.hebdomadis; L.icterohemorrhagiae; L.mitis; L.poi; L.pomosa; L.saxrobing; L.sejroe.

+ 6 chủng dùng là: L.bataviae; L.canicola; L.grippotyphosa ; L.icterohemorrhagiae; L.mitis;


L.pomosa.

D- Sức đề kháng:
- Leptospira tương đối yếu nhưng so với các xoắn khuẩn khác vẫn có sức đề kháng cao hơn.

- Nhiệt độ: Leptospira nhạy cảm: 560C/10ph, 600C/5ph, -300C không chết, 40C trong gan
chuột lang có thể sống 26 ngày ko giảm độc lực.

- Nhạy cảm với độ pH axit, dạ dày sau 10ph là chết, Leptospira không mọc được trong môi
trường hơi axit.

- Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn nhanh chóng: axit phenic
0,5%/5ph, focmon 0,25%/5ph, axit sunfuric 0,05%/10ph, biclorua thủy ngân 1/2000 sau 10-
15 ph leptospira bị ngừng di động và tan dần ra.

- Nước muối: dung dịch 2,8%/15ph. Penixillin tác dụng tốt với Leptospira.

22. Hình thái, đặc tính nuôi cấy, đặc tính sinh hóa, sức đề kháng
của giống của Mycoplasma avium?

A- Hình thái:
- Vi khuẩn Mycoplasma avium có hình cầu hay cầu trực khuẩn, kích thước từ 0,25 - 0,5 µm.
Vi khuẩn không có nha bào, không sinh giáp mô và không có lông.

B- Đặc tính nuôi cấy:

Mycoplasma avium là vi khuẩn hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 37 0C, pH thích hợp 7,0. Nuôi cấy
vi khuẩn Mycoplasma avium rất khó khăn. Để chúng mọc thì cần phải bổ sung vào môi
trường từ 10 – 20% huyết thanh và 10% nước men.

- Môi trường thạch thường: sau 24 giờ phát triển thành những khuẩn lạc dạng S, mặt bóng
láng, giữa lồi, đường kính 0,25 – 0,30 mm, rìa gọn.

- Môi trường Edua PPLO: là môi trường nước thịt hay thạch thường có cho thêm 10 – 20%
huyết thanh ngựa hay lợn, 3 – 5% men bia, 0,2% đường glucoza, dung dịch tím (chỉ thị
màu) và penicillin để kiềm chế tạp khuẩn. Đây là môi trường rất tốt dùng để nuôi cấy và
phân biệt các type Mycoplasma. Sau khi cấy vào môi trường dịch thể Edua PPLO, theo dõi
mỗi ngày một lần trong 6 ngày, nếu thấy:

+ Canh trùng đục vẩn lên là có vi khuẩn Mycoplasma gallinarum hoặc các vi khuẩn khác.

+ Canh trùng vẫn trong, ở đáy không lắng cặn, chỉ thay đổi màu từ đỏ sang vàng là có vi
khuẩn Mycoplasma gallisepticum.

- Môi trường thạch máu: vi khuẩn Mycoplasma gallinarum và Mycoplasma gallisepticum làm
tan hồng cầu ngựa. Vi khuẩn Mycoplasma iners không làm tan hồng cầu ngựa.

C- Đặc tính sinh hóa:

- Môi trường đường: vi khuẩn Mycoplasma gallinarum và Mycoplasma iners không lên men
các loại đường. Đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt với chủng Mycoplasma
gallisepticum. Mycoplasma gallisepticum lên men glucose, mantose, galactose, levulose,
mannose, trehalose, dextrin, starch và xylose; sinh ít axit với saccarose và mannit; không lên
men lactose, dunxitol và salixin.

D- Sức đề kháng:

- Vi khuẩn Mycoplasma avium có sức đề kháng khá cao ở ngoài thiên nhiên, nhưng dễ bị tiêu
diệt bởi chất sát trùng mạnh như: Vinadin, formol 2%.

23. Hình thái, đặc tính nuôi cấy, sức đề kháng và độc lực của virus
dịch tả lợn cổ điển?

A- Hình thái:

- Pestis suum virus thuộc loại ARN virus một sợi đơn, độ dài 12 kb, virus có vỏ bọc là
lipoprotein, dưới kính hiển vi điện tử ta thấy virus có dạng hình cầu.

- Virus có đường kính 40 – 50 nm, đường kính của nucleocapsit khoảng 29 nm, là lớp vỏ bao
bọc sợi ARN của virus, nó có những diềm tua dài 6 – 8 nm tập trung trên bề mặt của lớp vỏ
hạt virus, virus có 2 glycoprotein ký hiệu là E155 và E246 ở trên bề mặt.

B- Đặc tính nuôi cấy:

- Virus nhân lên tốt trên môi trường tế bào thận lợn, do đó môi trường này thường được sử
dụng để nuôi cấy virus. Khi nuôi cấy virus nhân lên ở nguyên sinh chất, không gây bệnh tích
tế bào (CPE), sau khi lây nhiễm được 5 – 6 giờ thế hệ đầu tiên của virus được giải phóng khỏi
tế bào, virus lan rộng từ tế bào này sang tế bào bên cạnh nhờ các cầu nối tế bào chất và
virus có thể tồn tại lâu dài bên trong môi trường tế bào.

C- Sức đề kháng:

- Trong môi trường tế bào, virus bị mất hoạt tính ở 60 0C, virus bền vững ở pH từ 5 – 10, trên
hoặc dưới mức này virus bị mất hoạt tính nhanh chóng.

- Các dung môi hòa tan lipit như ete, chloroform… sẽ vô hoạt virus nhanh.

- Các chất sát trùng như: xút 2% diệt virus trong nước tiểu sau 15 phút, nước vôi 10% và axit
phenic giết chết virus sau 15 phút.

- Trong chuồng và trong phân, virus bị vô hoạt sau vài ngày. Trong thịt lợn bệnh virus có thể
duy trì hoạt tính trong vài tháng.

D- Độc lực của virus:

Theo Szent (1985), Ông đã căn cứ vào độc lực của virus dịch tả lợn để phân chúng làm 2
nhóm:

Nhóm 1: gồm các chủng cường độc chủng Alfort, chủng C, chủng Thiveral.

Nhóm 2: gồm các chủng có độc lực thấp hơn, được phân lập từ những lợn bị bệnh mãn tính.
24. Hình thái, phân loại, đặc tính nuôi cấy, sức đề kháng virus
newcastle?

A- Hình thái, phân loại:

- Newcastle virus có nhân là ARN virus, cấu tạo xoắn, hình tròn, hình trụ, hình sợi, kích thước
virion của virus từ 120 – 130 nm.

- Virus có khả năng làm ngưng kết các hồng cầu của các loài gà, bò, người, chuột bạch, chuột
lang, nhưng không làm ngưng kết hồng cầu ngựa, đây là đặc điểm để phân biệt với virus dịch
tả gà, (vì virus dịch tả gà lại làm ngưng kết hồng cầu của ngựa).

- Căn cứ vào tính độc và khả năng gây bệnh người ta chia chúng làm 3 nhóm:

+ Nhóm Velogen: gồm các chủng có độc lực cao, đó chính là virus cường độc tự nhiên.

+ Nhóm Mesogen: gồm các chủng có độc lực vừa, là những virus chỉ gây bệnh nhẹ cho gà
trên 6 tuần tuổi như chủng H (Herfoshire), chủng M (Mukteswar), hai chủng này khi tiêm cho
phôi gà 10 – 11 ngày, làm chết phôi gà và xuất huyết toàn phôi thai.

+ Nhóm Lentogen: là các chủng có độc lực thấp gồm những virus không có khả năng gây
bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con mới nở như chủng B1, chủng Lasota, chủng F.

B- Đặc tính nuôi cấy:


- Nuôi cấy virus trên phôi : dùng phôi gà ấp 9-10 ngày tuổi, tiêm virus vào xoang niệu mô.
Thời gian gây chết phôi tuỳ độc lực của virus. Bệnh tích trên phôi là xuất huyết ở

da đầu, chân và cánh.

- Nuôi cấy virus trên môi trường tế bào: virus nhân lên tốt trong môi trường nuôi tế bào thận
lợn ,thận khỉ, tế bào xơ phôi gà. Sau 24-72h gây nhiễm, tế bào bị hoại tử (CPE) chủ yếu là

hình thành Syncitium.

- Nuôi cấy virus trên động vật cảm thụ: dùng gà dò để tiêm truyền, với những chủng virus
cường độc, bệnh sẽ phát ra giống bệnh trong tự nhiên.

C- Sức đề kháng:
Virus Newcastle có sức đề kháng yếu trong tự nhiên.

+ Với sức nóng : đun 600C/30’ ;1000C/1’.

+ Nhiệt độ lạnh bảo tồn virus: 40C virus sống hàng tháng, nhiệt độ âm

càng sâu virus càng tồn tại được lâu.

+ Khả năng chịu nhiệt của các chủng Newcastle là một đặc tính di

truyền, các chủng khác nhau chịu nhiệt khác nhau.

+ Các chủng chịu nhiệt tồn tại ở 25-300C là 2-3 tháng, ở 560C là 6h như:
chủng V4.

+ Virus có vỏ bọc ngoài là lipit nên rất mẫn cảm với các chất làm tan mỡ.

+ Các chất sát trùng thông thường diệt virus nhanh chóng.

25. Trình bày hình thái, kích thước, đặc tính nuôi cấy, sức đề
kháng virus dich tả vịt?

A- Hình thái, kích thước:

- Virus không có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu.

- Virus có hình cầu, bên ngoài là một lớp vỏ bọc và có một lõi ADN ở giữa, đường kính từ 136
– 250 nm.

- Bằng phương pháp qua màng lọc Hessdardiri đã nhận xét, virus nhược độc dịch tả vịt chủng
Jansen và virus cường độc có kích thước từ 150 – 250 nm. Như vậy, chúng thuộc nhóm có
kích thước trung bình.

B- Đặc tính nuôi cấy:

- Nuôi cấy trên phôi:

+ Có thể nuôi cấy virus trên màng niệu đệm hoặc xoang niệu mô của thai vịt ấp 12 ngày.
Sau 4 – 6 ngày phôi chết với các bệnh tích: xuất huyết trên da vùng lưng, rìa cánh, đầu.
Gan, lách có điểm xuất huyết hoại tử, màng nhung niệu sưng dày lên.

+ Nếu tiêm truyền 12 đời liên tiếp trên phôi gà, virus có thể thích nghi, từ đời truyền thứ 3
phôi gà chết sau 4 – 5 ngày khi tiêm vào màng niệu đệm và chết sau 6 – 7 ngày khi tiêm vào
xoang niệu mô.

+ Khi gây nhiễm trên phôi gà virus nhược độc chủng Jansen nhân lên mạnh và chứa nhiều ở
màng niệu đệm và nước niệu, túi lòng đỏ chứa rất ít virus.

+ Với chủng virus nhược độc dịch tả vịt thích nghi trên phôi vịt, virus cũng có nhiều ở màng
niệu và nước niệu, hàm lượng virus đạt cao nhất ở thời điểm 96 – 100 giờ.

+ Virus có thể cảm nhiễm với phôi ngỗng ấp 12 ngày tuổi và giết chết phôi sau 3 – 5 ngày.
Virus thông qua phôi vịt và phôi gà có sức gây bệnh giảm dần với vịt.

- Nuôi cấy trên tế bào:

+ Virus nhược độc dịch tả vịt chủng Jansen rất thích ứng trên môi trường nuôi tế bào xơ phôi
gà (fibrolast). Chỉ sau 24 giờ cấy virus, tế bào bắt đầu có hiện tượng hủy hoại, bệnh tích tế
bào chủ yếu thể hiện là hiện tượng tế bào bị biến dạng, co tròn, phình to ra, tập trung thành
từng đám (syncitium) có thể nhìn rõ dưới kính hiển vi quang học.
C- Sức đề kháng:

Cồn 750C diệt virus trong 5 – 30 phút, axit phenic 0,5% diệt virus sau 30 phút, ở 22 0C NaOH
2%, NH4OH 0,5% cũng giết chết virus sau 30 phút, virus ổn định ở độ pH từ 5 – 10 và bị mất
hoạt tính khi pH nhỏ hơn 3 và lớn hơn 10.

Với nhiệt độ: Virus mất khả năng gây nhiễm ở nhiệt độ 30 0C sau 2 giờ, ở 70 0C sau 20 phút,
ở 800C virus chết sau 5 phút. Trong điều kiện lạnh - 10 0C đến - 200C virus có thể tồn tại
hàng năm.

26. Hình thái, kích thước, đặc tính nuôi cấy, phân loại kháng
nguyên, sức đề kháng và độc lực của virus cúm gia cầm?

A- Hình thái, kích thước:

- Virus cúm gia cầm có dạng hình cầu hay hình khối đa diện, đường kính từ 80-120nm. Đôi
khi cũng có dạng hình sợi với chiều dài sợi có thể lên đến 2000nm và đường kính lõi khoảng
80-120nm. Virus có khối lượng phân tử là 250 triệu Da.

B- Đặc tính nuôi cấy:

- Môi trường tế bào: có thể nuôi cấy trong môi trường tế bào một lớp xơ phôi gà hoặc tế bào
thận chó không có trypsin. Khi cấy virus vào môi trường, virus được hấp phụ vào bề mặt tế bào
nhờ có receptor, mà bản chất là glycoprotein chứa axit xialic. Từ đấy, virus chui qua màng tế
bào nhờ một loại men đặc biệt để vào trong nguyên sinh chất và nhân tế bào, tại đây virus sinh
sản nhanh chóng.

- Trong phôi gà: virus cúm gia cầm phát triển rất tốt trong phôi gà 10 – 11 ngày tuổi, tùy theo
độc lực của các chủng virus mà chúng có thể gây chết phôi gà sau 48 – 72 giờ. Ở nhiệt độ 40C
có thể lưu giữ độc lực và khả năng gây bệnh của virus cúm gia cầm trong vài tuần.

C- Phân loại kháng nguyên:

- Họ Orthomyxoviridae là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp ở trên người, động vật,
gia cầm và chim, trong đó có cúm type A, B, C. Virus cúm A gây ra các dịch cúm chính, virus
cúm B thường gây bệnh nhẹ nhưng cũng có thể bộc phát thành dịch vào mùa đông, đặc biệt
là ở trẻ em. Virus cúm C chưa thấy biểu hiện gây bệnh nguy hiểm cho người. Type A lại có
các subtype, được phân lập và có dạng kháng nguyên riêng biệt dựa trên đặc tính của 2 loại
kháng nguyên chính là H và N.

+ Kháng nguyên H có 16 loại từ H1 đến H16, kháng nguyên N có 9 loại từ N1 đến N9. virus
cúm gia cầm có thể kết hợp hai loại kháng nguyên trên để tạo ra nhiều chủng khác nhau.
Đến nay, người ta đã phát hiện được 15 biến chủng virus cúm gia cầm khác nhau, trong đó
các biến chủng như H1, H2, H3 và N1, N2 có khả năng gây bệnh cúm ở người.

+ Kháng nguyên H là kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu, do đó virus cúm có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu của gần 20 loài động vật. Người ta hay dùng hồng cầu của gà, hồng cầu
người có nhóm máu O và hồng cầu chuột lang để phát hiện virus bằng phản ứng ngưng kết
hồng cầu (HA – Hemaglutination test).

- Đối với sự gây nhiễm, hai kháng nguyên H và N có vai trò rất lớn, giúp virus gây bệnh:
kháng nguyên H giúp virus bám vào tế bào, nhờ đó mà virus xâm nhập vào bên trong tế bào.
Kháng nguyên N giúp virus ra khỏi tế bào đã nhiễm để sang tế bào lành khác.

D- Sức đề kháng:

- Virus cúm gia cầm rất mẫn cảm với formol, virkon, vôi bột.... Người ta thường dùng những
chất này làm thuốc sát trùng hữu hiệu để tẩy uế chuồng trại, dụng cụ… ở những vùng có
dịch. Virus tồn tại khá lâu trong các vật chất hữu cơ như trong phân gà chúng tồn tại được
30 – 35 ngày ở 40C và 7 ngày ở 200C, trong các nguồn thức ăn, nước uống bị ô nhiễm virus có
khả năng tồn tại hàng tuần. Đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm và tiềm tàng trong sự lây
nhiễm virus cúm gà sang thủy cầm và các loài động vật khác. Virus không bền với nhiệt độ,
560C chết sau vài phút, ở 1000C virus chết ngay. Ở âm 700C bảo quản virus lâu dài.

E- Độc lực của virus:

Căn cứ vào độc lực của virus cúm gia cầm, người ta phân chúng thành 2 nhóm.

- Nhóm virus gây bệnh có độc lực cao HPAI: phát tán nhanh, tỷ lệ tử vong cao, gà có thể mắc
và chết 100%, thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. Triệu chứng điển hình là: Chết ác
tính, đột ngột, chết nhiều như ngộ độc. Sốt cao, ủ rũ, da chân xung huyết màu thâm tím, khó
thở, hắt hơi, viêm kết mặc mắt. Sưng phù đầu, mào tích sưng phù, tím bầm. Co giật, mất
thăng bằng, xoay tròn. Con vật ỉa chảy.

+ Bệnh tích: xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa.

- Nhóm virus có độc lực thấp LPAI: gây bệnh cúm ở thể nhẹ phát triển chậm, tỷ lệ tử vong
thấp, triệu chứng lâm sàng ít biểu hiện. Nếu gia cầm nhiễm thêm vi khuẩn khác, độc lực của
virus tăng lên, virus biến đổi thành chủng có độc lực cao, bệnh xảy ra ác liệt hơn.

Ví dụ: nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, khả năng gây bệnh của virus cúm A
mạnh hơn do vi khuẩn cung cấp enzyme proteaza trợ giúp virus cắt đôi protein HA thành hai
tiểu phần HA1 và HA2, nhờ thế virus xâm nhập vào trong tế bào.

+ Bệnh tích: viêm nhẹ đường hô hấp, phù khí quản, ruột viêm cata.

27. Hình thái, kích thước, đặc tính nuôi cấy, phân loại và sức đề
kháng của virus gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn?
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo, gọi tắt là bệnh PRRS (Porcine Reproductive &
Respiratory Syndrome) còn gọi là bệnh tai xanh, là một bệnh quan trọng trên heo do virus
gây ra.

A- Hình thái, kích thước:

- Virus PRRS huộc họ Arteriviridae, giống Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn
RNA, hình cầu, kích thước 45 - 80 nm và chứa nhân nucleocapsid 25 - 35 nm, trên bề mặt có
những gai nhô ra rõ.

B- Đặc tính nuôi cấy:

- Năm 1992, virus PRRS được nuôi cấy trên dòng tế bào có nguồn gốc từ tế bào biểu mô thận
khỉ xanh như MA104, CL2621 và MARC-145

- Gây nhiễm virus và quan sát kết quả: Từ các giếng tế bào MARC-145 một lớp đã được
chuẩn bị, hút bỏ môi trường nuôi cấy và bổ sung 100µl huyễn dịch chứa virus. Tế bào được
gây nhiễm virus được ủ ở điều kiện 37°C với 5% CO2 trong 30 phút. Sau đó bổ sung 2ml môi
trường DMEM có chứa 10% Tryptose Phosphate Broth -TPB- vào các giếng tế bào và để ở
37°C với 5% CO2 . Hàng ngày theo dõi sự phá hủy tế bào bằng kính hiển vi soi nổi và tiến
hành thu virus khi 80% - 90% tế bào bị phá hủy.

C- Phân loại:

- Hiện nay PRRSV (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus) được chia làm 2
kiểu gen:

+ Kiểu gen châu Âu (EU: European genotype): (nhóm I) có tên gọi là Lelystad.

+ Kiểu gen Bắc Mỹ (NA: North American genotype): (nhóm II) có tên gọi là VR2332.

- Virus PRRS kiểu gen châu Âu và Bắc Mỹ khác nhau về đặc điểm bộ gen, yếu tố kháng
nguyên nhưng có sự tương đồng về gen giữa 2 virus dao động từ 52 đến 81 %.

D- Sức đề kháng:

- Virus PRRS dễ bị vô hoạt bằng ether hoặc chloroform. Virus tồn tại lâu ở nhiệt độ đông lạnh
sâu (-70oC), nhưng ở nhiệt độ 56oC khả năng lây nhiễm của virus sẽ mất đi sau 15 – 20 phút.
PRRSV phát triển tốt trên môi trường tế bào đại thực bào túi phổi heo và một số dòng tế bào
thận khỉ châu Phi. Virus PRRS thường gây bệnh tích tế bào sau 1 – 2 ngày nuôi cấy trên tế
bào.

28. Cấu trúc, phân loại, đặc tính nuôi cấy và sức đề kháng của
virus lở mồm long móng?
A- Cấu trúc, phân loại:

- Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất, thuộc họ Picornavirideae, virus chứa ARN, kích thước từ
10 – 20 nm.
- Virus LMLM có 7 type là các type O; A; C; Asia, SAT1, SAT2, SAT3 và tính dễ biến đổi kháng
nguyên. Các type LMLM gây những triệu chứng lâm sàng giống nhau, nhưng không gây miễn
dịch chéo cho nhau, ví dụ vaccin LMLM type A không bảo vệ chống lại virus LMLM type O
được.

B- Đặc tính nuôi cấy:


- Virus có hướng thượng bì, thuỷ hóa các tế bào thượng bì, làm hình thành những

mụn nước ở miệng, da, móng, gây tổn thất khá lớn về kinh tế. Do đó thường nuôi cấy virus
trên tổ chức da của thai lợn, thai bò còn sống. Phương pháp nuôi cấy tốt nhất là nuôi virus
LMLM trên tổ chức thượng bì lưỡi bò trưởng thành, phương pháp này cho kết quả tốt là sau
nhiều lần tiếp đời, độc lực của virus vẫn giữ được đối với bò và động vật thí nghiệm.

- Ngoài ra có thể nuôi cấy virus LMLM trên môi trường tế bào tổ chức, tốt nhất là tế bào lấy từ
tuyến yên của bò hoặc lợn, tế bào thận bê hoặc thận cừu non hoặc các tế bào có độ nhạy tương
đương như tế bào thận của chuột Hamster gọi tắt là tế bào BHK

C- Sức đề kháng:
- Với dung môi hữu cơ: Virus LMLM không có lipid nên chúng có sức đề kháng cao đối với các
dung môi hữu cơ như cồn, ête... tuy nhiên, virus LMLM mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, axít,
formol...
- pH: Virus LMLM có thể tồn tại ở pH từ 6,7-9,5 nhưng bền vững nhất ở pH 7,2-7,6, virus
LMLM bị vô hoạt rất nhanh ở pH <5 và pH >11.
- Với sức nóng: Virus LMLM dễ bị tiêu diệt, ở 30-37 0C virus LMLM sống được 4-9 ngày, ở 50 0C
virus LMLM nhanh chóng bị bất hoạt, ở 70 0C virus LMLM chết sau 5-10 phút. Nhìn chung,
virus LMLM mẫn cảm với nhiệt độ nhưng không nhạy cảm với độ lạnh.

29. Hình thái cấu trúc, đặc tính nuôi cấy và sức đề kháng của virus
dại?

A- Hình thái cấu trúc:


- Hình thái: hình viên đạn một đầu tròn, đầu kia dẹt. Vi rút có chiều dài trung bình 100-300
nm, đường kính 70-80 nm. Sự thay đổi chiều dài của vi rút phản ánh sự khác biệt giữa các
chủng vi rút dại. Bộ gen di truyền là ARN.

- Khi nhuộm các tế bào nhiễm virus và quan sát dưới kính hiển vi người ta có thể thấy hạt vùi
đặc hiệu gọi là tiểu thể Negri – là dấu hiệu đặc thù của bệnh dại, khi phát hiện ra thể Negri
trong tế bào não của động vật ốm, có thể chẩn đoán, xác định là con vật mắc bệnh dại.

B- Đặc tính nuôi cấy:

- Nuôi cấy trên phôi gà: tiêm virus vào túi lòng đỏ của phôi gà ấp 7 ngày hay tiêm vào màng
nhung niệu của phôi gà ấp 13 ngày, virus sẽ nhân lên trong mô thần kinh và các mô khác của
phôi, hiệu giá virus đạt tối đa ở ngày thứ 9, phôi chậm phát triển nhưng không chết, trong óc
của phôi gà có thể tìm thấy thể Negri.
- Môi trường tế bào: virus dại có thể nhân lên trong nhiều hệ tế bào như tế bào thận của
chuột nhắt, thận chuột Hamster, thận lợn, thận chó, tế bào xơ phôi gà, tế bào tuyến nước
bọt của chó… thích hợp hơn cả là dòng tế bào BHK21 (baby hamster kidney).

C- Sức đề kháng:

- Virus mẫn cảm với nhiệt, ở 500C virus bị diệt sau 1 giờ, ở 600C trong 5 – 10 phút, 700C virus
chết ngay, ở nhiệt độ lạnh virus tồn tại khá lâu, ở 0 0C virus sống 1 năm, ở -700C virus tồn tại
trong nhiều năm.

- Virus bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, tia cực tím. Nếu làm khô chậm ở nơi không có ánh
sáng, virus yếu đi nhanh chóng, còn làm khô nhanh thì virus vẫn giữ được khả năng gây
nhiễm của nó.

- Virus dại rất nhạy cảm với tác dụng của những chất hóa học, virus bị diệt bởi axit phenic
0,25%, formol 5%, ete 20%, iot 1/10.000. Virus được bảo quản tốt trong dung dịch glyxerin
50%, độ pH tốt nhất từ 6,4 – 7 có thể bảo quản virus trong thời gian lâu.

30. Hình thái cấu trúc, đặc tính nuôi cấy và sức đề kháng của virus
Gumboro?

A- Hình thái cấu trúc:


- Virus Gumboro hay còn gọi là virus gây viêm túi huyệt truyền nhiễm thuộc họ
Birnavirideae, giống Birnavirus, là loại virus trần, không có vỏ bọc ngoài cùng, có cấu tạo hình
khối đa diện, kích thước của virus từ 50 – 70 nm, là virus chứa ARN hai sợi cuộn tròn, phân
làm 2 đoạn riêng biệt

B- Đặc tính nuôi cấy:


- Nuôi cấy trên phôi gà:

+ Dùng phôi gà ấp 10 – 11 ngày, có thể tiêm bệnh phẩm chứa virus vào màng niệu, vào
xoang niệu mô, vào túi lòng đỏ. Trong đó phương pháp tiêm vào màng niệu là tốt nhất, sau
khi tiêm virus, phôi có thể chết từ ngày thứ 3 – 5.
+ Bệnh tích chủ yếu là gây xung huyết, xuất huyết màng niệu, màng niệu dày lên, phôi bị
xung huyết, thủy thũng ở vùng bụng, có điểm xuất huyết dưới da, nhất là vùng da đùi, đầu
và hai bên sườn của phôi, gan sưng có điểm xuất huyết và hoại tử.

- Nuôi cấy trên môi trường tế bào:

+ Bao gồm các tế bào có nguồn gốc từ phôi như tế bào phôi gà, tế bào phôi gà tây, tế bào
phôi vịt hoặc tế bào thận thỏ, thận khỉ… nhưng virus không thích ứng ngay khi nuôi cấy trên
môi trường tế bào, mà phải qua nhiều lần cấy chuyển tiếp đời thì virus mới thích ứng và gây
bệnh tích tế bào.
+ Dùng tế bào tổ chức xơ phôi gà để phân lập nhân giống và nghiên cứu tính kháng nguyên
của virus, thường 48 – 96 giờ sau khi cấy virus, có thể quan sát được sự hủy hoại của tế bào
như tế bào co cụm lại, biến dạng.

+ Nếu cấy truyền liên tiếp nhiều lần qua môi trường tế bào tổ chức thì độc lực của virus giảm
dần và có thể sử dụng giống virus này làm vacxin.
- Nuôi cấy trên động vật thí nghiệm:

+ Dùng gà 3 – 6 tuần tuổi để nuôi cấy virus, chọn gà chưa tiêm vacxin Gumboro và kiểm tra
trong huyết thanh gà không có kháng thể Gumboro. Gà được tiêm virus sau 24 – 72 giờ virus
sẽ nhân lên trong các cơ quan lympho đặc biệt là túi Fabricius, làm túi bị viêm, sưng, các tổ
chức túi bị phá hủy và biến màu, túi tăng về kích thước và trọng lượng. Nếu thu hoạch túi
Fabricius vào thời điểm 48 – 72 giờ sau khi gây nhiễm sẽ thu được lượng virus lớn nhất và
độc lực của virus mạnh nhất.

C- Sức đề kháng:

- Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, đặc tính này là nguyên nhân tồn tại của mầm
bệnh trong các trại nuôi gà, nếu như chúng ta không thực hiện triệt để công tác vệ sinh tiêu
độc sau khi đã hết dịch.
- Virus bị vô hoạt ở độ pH =12 và pH = 2. Ở nhiệt độ 56 0C virus bị diệt trong 5 giờ, 600C trong
30 phút, 700C virus chết nhanh chóng. Các chất hóa học thông thường có thể diệt được virus
như formol 0,5% trong 6 giờ, phenol 0,5% trong 1 giờ, chloramin 0,5% trong 10 phút.

You might also like