You are on page 1of 23

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

1. Loại Plasmodium gây bệnh sốt rét thường gặp ở Việt Nam là:
A. P. falciparum
B. P. virax
@C. P. falciparum và P. virax
D. P. falciparum và P. malaria.
E. P. malaria.
2. Trong chu kỳ sinh thái của KST sốt rét thì người là:
A. Vật chủ chính.
@B. Vật chủ phụ.
C. Vật chủ trung gian truyền bệnh.
D. Môi giới truyền bệnh.
E. Vecteur truyền bệnh.
3. Thể gây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét là:
A. Thể tư dưỡng.
B. Thể phân bào.
C. Thể giao bào.
@D. Thể thoa trùng.
E. Thể mảnh trùng
4. Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi Anopheles cái là:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ phụ.
C. Vật chủ trung gian truyền bệnh.
D. Môi giới truyền bệnh.
@E.Vật chủ chính và là vật chủ trung gian truyền bệnh.
5. Một thể phân chia trong tế bào gan của P.falciparum vỡ ra sẽ cho khoảng............................mãnh
trùng:
A. 10.000
B. 20.000.
C. 30.000.
D. 40.000.
E. 50.000.
6. Một thể phân chia trong tế bào gan của P.virax vỡ ra sẽ cho khoảng.............................mảnh
trùng:
@A10.000.
B. 20.000.
C. 100.000.
D. 200.000.
E. 40.000.
7. Trong chu kỳ sinh thái của P. falciparum không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kỳ hữu tính ở muỗi.
B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát.
@C. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát.
D. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu.
E. Chu kỳ vô tính ở người.

pg. 1
8. Trong chu kỳ sinh thái của P.vivax không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kỳ hữu tính ở muỗi.
B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát.
C. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát.
D. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu.
@E. Chu kì hồng cầu tiên phát.
9. Nhiệt độ môi trường tốt nhất cho ký sinh trùng sốt rét hoàn thành chu kỳ hữu tính ở muỗi là:
A. 14,5oC
B. 14,5oC - 16,50C
C. 16,5oC
@D. 28oC - 300 C
E. 14,5oC - 300 C.
10. Thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu của P. falciparum.
A. 24 giờ
B. 24 giờ - 36 giờ
@C. 24 giờ - 48 giờ
D. 48 giờ
E. 72 giờ
11. Thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu của P.virax là:
A. 36 giờ
@B. 48 giờ
C. 24 giờ
D. 72 giờ
E. 24-48 giờ
12. P.vivax ký sinh vào loại hồng cầu nào sau đây.
A. Non.
@B. Trẻ
C. Già
D.Trưởng thành.
E. Lưới.
13. P.falciparum ký sinh vào loại hồng cầu nào dưới đây:
A. Non.
B. Trẻ
C. Già
@D. Có thể ký sinh cả 3 loại hồng cầu trên.
E. hồng cầu lưới.
14. Khi muỗi Anopheles cái hút máu người có chứa ký sinh trùng sốt rét, thểnào dưới đây của
ký sinh trùng sốt rét có thể phá triển được trong cơ thể muỗi:
A. Tự dưỡng.
B. Phân Chia.
@C. Giao Bào
D.Giao tử.
E.Thoa trùng.
15. Hình thể của P.virax trong máu ngoại vi có các đặc điểm sau ngoại trừ:

pg. 2
A. Có thể gặp cả 3 thể: Tư dưỡng, phân chia, giao bào ở máu ngoại vi.
B. Hồng cầu bị ký sinh trùng trương to, méo mó.
C. Có thể có thể tư dưỡng dạng Amip.
@D. Giao bào hình liềm.
E. Hồng cầu bị ký sinh có hạt Schuffner.
16. Hình thể của P. falciparum trong máu ngoại vi có các đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Thể tư dưỡng có thể có 2 nhân.
B. Có thể gặp trong mọi loại hồng cầu.
C. Hiếm thấy thể phân chia trong máu ngoại vi.
D. Hồng cầu bị ký sinh có hạt Maurer.
@E. Giao bào hình cầu.
17. Ký sinh trùng sốt rét thuộc ngành đơn bào, giới động vật, lớp bào tử trùng, họ
Plasmodideae, giống Plasmodium.
@A. Đúng
B. Sai.
18. Muỗi Anopheles cái hút máu bệnh nhân sốt rét, hút tất cả các thể vô tính lẫn hữu tính của KST
sốt rét, thể vô tính bị tiêu hủy trong dạ dày muỗi, thể hữu tính gọi là giao tử sẽ thực hiện chu kỳ
hữu tính ở muỗi.
A. Đúng
@B. Sai.
19. Định nghĩa sốt rét kháng thuốc: kháng thuốc là khả năng của KST sốt rét vẫn (A)
........và (B).............mặc dù bệnh nhân đã hấp thu một lượng thuốc bằng hoặc nhiều hơn
liều thường dùng có tác dụng.
20. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc độ I (RI) sạch thể vô tính của ký sinh trùng sốt rét trong
vòng bảy ngày nhưng.......................................trong vòng 28 ngày.
KSTSR xuất hiện trở lại
21. Tại điểm X nọ ở Alưới, xét nghiệm máu bệnh nhân mới có cơn sốt đầu tiên, sẽ thấy.
@A. Thể tư dưỡng non
B. Thể phân chia
C. Thể giao bào
D. Thể tư dưỡng và thể giao bào
E. Thể phân chia và thể giao bào.
22. Khi được truyền máu có thể giao bào của P.falciparum, người nhận máu sẽ bị.
A. Sốt rét cơn
B. Sốt rét có biến chứng.
C. Sốt rét tái phát
@D. Không bị sốt rét
E. Sốt rét thể tiềm ẩn
23. Giao bào có đặc điểm sau:
A. Sống ngoài hồng cầu
@B. Tác nhân gây nhiễm cho muỗi
C. Xuất hiện trong máu ngoại vi cùng lúc với có cơn sốt
D. Gây dịch trong thiên nhiên
E. xuất hiện trong máu ngoạivi cùng với thể tư dưỡng.
24. Cơn sốt đầu tiên xuất hiện sau khi

pg. 3
A. Muỗi đốt truyền thoa trùng vào người
B. Giai đoạn phát triển ở gan chấm dứt
C. Giai đoạn sinh sản trong hồng cầu bắt đầu.
D. Sau nhiều chu kỳ vô tính trong hồng cầu
@E. Khi mật độ ký sinh trùng trong máu đạt tới ngưỡng gây sốt.
25. Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi tuỳ thuộc chủ yếu vào vào:
A. Số lượng giao bào muỗi hút vào dạ dày
B. Loài muỗi Anopheles
@C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài
D. Độ ẩm của không khí
E. Mật độ muỗi trong môi trường
26. Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm
@A. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt
B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét
C. Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu
D. Bị tiêu diệt bởi thuốc Chloroquin
E. Thỉnh thoảng tìm thấy trong phết máu.
27. Tái phát trong sốt rét do
A. Loài P.vivax và P.ovale và P.malariae
B. Tất cả các loài KSTSRgây bệnh cho người.
C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt
@D. Do KSTSR tồn tại trong gan
E. Chỉ xãy ra ở vùng nhiệt đới ẩm thấp.
28. Thể tư dưỡng của KSTSR của người có đặc điểm ngoại trừ.
@A. Gây nhiễm cho muỗi
B. Phát triễn thành thể phân chia
C. Thường có không bào
D. Luôn luôn phá huỷ hồng cầu của ký chủ
E. Có thể chứa sắc tố sốt rét
29. Làm phết máu để tìm KSTSR
A. Tốt nhất là lấy máu vào ban đêm @B.
Nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa
C. Giọt dày có ít khả năng tìm thấy KSTSR hơn giọt mỏng
D. Nhuộm màu Giemsa với pH=7,3 là tốt nhất
E. Có thể tìm thấy tất cả các thể vô tính của KSTSR.
30. Bệnh sốt rét do P.vivax trong vùng dịch tể có thể gây ra ngoại trừ
@A. Sốt rét thể não
B. Lách to
C. Sẩy thai
D. Sự suy yếu kéo dài
E. Thiếu máu huyết tán nặng
31. Khi bị nhiễm thể tư dưỡng của P.vivax do truyền máu bệnh nhân có thể mắc: A.Sốt rét
cơn
B.Sốt rét ác tính
C.Sốt rét cơn có tái phát xa
D.Không bị bệnh.

pg. 4
@E. Sốt rét cơn có giaia đoạn ủ bệnh ngắn.

32. Thể tư dưỡng của P.falciparum có đặc điểm sau ngoại trừ:
A.Thường có hình nhẫn gồm có nhân, nguyên sinh chất và khoảng không bào.
@B.Có hạt Schuffner
C.Có thể gặp 2 hay nhiều thể cùng ký sinh trong một hồng cầu D.Là thể
gây sốt
E. Hồng cầu bị ký sinh không thay đổi hình dạng và kích thước
33. Bệnh sốt rét do P.falciparum có các đặc điểm sau:
A.Thường gây sốt rét nặng và ác tính
B.Có từ 0,2-2% hồng cầu bị ký sinh
C.Không gây bệnh sốt rét tái phát D.Sốt
rét nhẹ.
@E. Sốt rét nặng hoặc ác tính và kháng thuốc.
34. Thể tư dưởng của ký sinh trùng sốt rét của người có các đặc điểm sau : A.Gây
nhiễm cho người qua trung gian muỗi Anopheles.
B.Hiếm khi phát triển thành thể phân chia
C.Thường có dạng amip.
D.Chỉ có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu.
@E. Thường có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu.
35. Thể phân chia trong hồng cầu của KSTSR có các đặc điểm sau A.Tất cả
phát triển thành thể giao bào
@B.Phá vỡ hồng cầu giải phóng mãnh trùng
C.Là thể gây nhiễm cho muỗi
D.Tồn tại trong máu lâu gây sốt rét tái phát xa
E. Vỡ hồng cầu phát triển chu kỳ vô tính mới
36. Bệnh sốt rét do P. vivax có các đặc điểm sau
@A.Thường gây sốt rét nhẹ và thường
B.Thường gây sốt rét nặng
C.Đề kháng với Chloroquin D.Bệnh
thường gây sốt rét ác tính
E. Phổ biến nhất ở Việt Nam
37. Bệnh sốt rét do P. falciparum thường có các đặc điểm sau ngoại trừ A.Thường gây
sốt rét nặng và ác tính
B.Bệnh kéo dài 6tháng đến 1 năm
@C.Thường gây sốt rét tái phát xa D.Đề
kháng với Chloroquin
E. chu kỳ cơn sốt có thể 24- 48 giờ.
38. Chu kỳ vô tính của KSTSR:
A.Chỉ xãy ra trong máu
B.Là nguyên nhân chính gây vỡ tế bào gan gây sốt.
@C.Là nguyên nhân gây sốt có tính chất chu kỳ của bệnh sốt rét
D.Chỉ xảy ra trong gan.
E. Chỉ xảy ra trong hồng cầu.
39. Giao bào của KSTSR
A.Gây bệnh sốt rét do truyền máu

pg. 5
@B.Gây nhiễm cho muỗi
C. Xuất hiện trong máu cùng lần với thể tư dưỡng
D. Không thể diệt được bằng thuốc
E. Sống ngoài hồng cầu.
40. Giao bào của KSTSR
A. Gây bệnh sốt rét do truyền máu
B. Gây nhiễm cho người.
C. Không thể diệt được bằng thuốc
@D. Xuất hiện trong máu muộn hơn thể tư dưỡng
E. Sống trong gan.
41. Hình thể KSTSR trong cơ thể người là những thể sau ngoại trừ:
A. Thể tư dưỡng
B. Thể phân chia
@C. Thể giao tử
D. Thể thoa trùng
E. Thể giao bào
42. Để phát triển KSTSR cần hấp thu thành phần nào sau đây:
A. Hem
B. Globin
@C. Hemoglobin
D. Heamatin
E. Oxyhaemoglobin
43. Bệnh sốt rét có thể xãy ra trong trường hợp nào sau đây:
A. Dùng chung kim tiêm với người khác
@B. Được truyền máu của người mang KSTSR cho máu trong vòng 10
ngày
B. Được truyền máu của người mang KSTSR cho máu trong vòng 30 ngày
C. Bị muỗi Anopheles cái nhiễm KSTSR từ người bệnh trong vòng 3 ngày đốt
D. Dùng chung kim tiêm với người nghiện ma tuý.
44. Chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét là chu kỳ phức tạp nên bệnh sốt rét ở Việt Nam
không phổ biến ở vùng đô thị.
A. Đúng.
@B. Sai.
45. Thời gian hoàn thành chu kỳ hữu tính của muỗi phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Loài muỗi Anopheles
B. Độ ẩm môi trường
@C. Nhiệt độ môi trường
D. Tuổi thọ muỗi Anopheles
E. Lượng mưa
46. Về mặt dịch tễ học nguồn bệnh sốt rét là:
@A. Người mang thể giao bào của KSTSR trong máu
B. Người bệnh ở thời kỳ ủ bệnh
C. Người mới nhiễm KSTSR từ muỗi
D. Bệnh nhân SR sau khi được điều trị SR đúng cách và đủ liều
E. Bệnh nhân SR du lịch từ vùng SR trở về vùng không có dịch SR.
47. Sắc tố SR được hình thành do:

pg. 6
A. Sự tạo thành Hematin
@B. Sự kết hợp giữa heamatin với 1 protein tạo thành hemozoin
C. Do quá trình oxy hoá cung cấp năng lượng cho KSTSR tạo nên.
D. Do sự tạo thành vệt Maurer
E. THF do KSTSR sản xuất ra qua tác động của men dihydrofolate reductase (DHFR)
48. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét gồm có:
@A. Nguồn bệnh là người mang giao bào KSTSR trong máu, muỗi anopheles cái và cơ thể
cảm thụ.
B. Người bệnh SR lâm sàng, muỗi anopheles và cơ thể cảm thụ.
C. Người mang KSTSR ở giai đoạn ủ bệnh, muỗi anopheles và cơ thể cảm thụ.
D. Người bệnh SR lâm sàng, muỗi anopheles và người miễn dịch tự nhiên đối với SR.
E. Nguồn bệnh, muỗi anopheles và người có tiền miến dịch
49. Người bệnh SR có thể lây truyền bệnh SR cho người khác ngoại trừ:
A. Người mang thể giao bào của KSTSR trong máu.
B. Người bệnh
C. Người lành mang mầm bệnh
@D. Bệnh nhân SR đang ở thời kỳ ủ bệnh
E. Bệnh nhân SR được điều trị không đúng cách, không đủ liều.
50. Bệnh sốt rét là:
A. Bệnh động vật truyền sang người
B. Bệnh ký sinh trùng cơ hội
@C. Bệnh do KSTSR được truyền từ muỗi anopheles sang người
D. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
E. Chỉ lây trực tiếp từ người này sang người khác
51. Bệnh sốt rét do P.falciparum có đặc điểm sau:
A. Sốt cách ngày
B. Gây tái phát muộn
@C. Sốt hàng ngày hoặc cách ngày
D. Gây sốt rét nhẹ
E. Gây sốt rét thường.
52. KSTSR P.falciparum có đặc điểm sau:
A. Sinh sản ở máu ngoại vi
B. Ít phổ biến ở Việt Nam
@C. Sinh sản ở máu nội tạng
D. Giao bào hình cầu
E. Có thể ngủ ở gan
53. KSTSR P.falciparum không có đặc điểm sau:
A. Hồng cầu bị ký sinh kích thước bình thường
B. Có 1, 2, 3, KST trong 1 hồng cầu
C. Không có thể ngủ trong gan
@D. Thường gặp tất cả các dạng ở máu ngoại vi
E. Thường gây SR nặng, ác tính.
54. P. vivax không có đặc điểm sau:
@A. Một hồng cầu thường bị nhiễm nhiều KSTSR.

pg. 7
B. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường
C. Có thể ngủ ở gan
D. Gặp tất cả các thể ở máu ngoại vi
E. Thể tư dưỡng có dạng amip.
55. Tiền miễn dịch là miễn dịch thu được có đặc điểm sau:
A. Toàn diện
B. Bền vững
@C. Không ổn định
D. Ngăn ngừa tái nhiễm
E. Có khả năng tiêu diệt KSTSR mới nhiễm
56. Đánh giá mức độ lưu hành bệnh SR dựa vào
A. Chỉ số giao bào
@B. Chỉ số lách
C. Chỉ số thoa trùng
D. Chỉ số KST
E. Chỉ số muỗi
57. Cơn SR điển hình xuất hiện theo thứ tự sau:
A. Sốt, rét, đỗ mồ hôi.
B. Sốt, đỗ mồ hôi, rét.
@C. Rét, sốt, đỗ mồ hôi.
D. Rét, đỗ mồ hôi, sốt.
E. Đỗ mồ hôi, rét, sốt.
58. Bệnh sốt rét do P.vivax có đặc điểm
@A. Có thể tự giới hạn
B. Không điều trị sẽ tử vong
C. Chỉ có tái phát gần
D. Chí có tái phát xa
E. Thường gây sốt rét nặng, ác tính
59. KSTSR P.falciparum không có đặc điểm sau:
A. Thường gây SR nặng, ác tính
B. Có tái phát gần
@C. Có tái phát xa
D. Thường gây bệnh SR kháng thuốc
E. Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong
60. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh SR được sử dụng rộng rãi là:
A. Miễn dịch huỳnh quang
B. PCR (kỹ thuật khuyếch đại chuỗi gen)
C. QBC test
D. Parasight test.
@E. Kéo máu, nhuộm Giemsa
61. Thoa trùng trong bệnh SR có đặc điểm
@A. Được tiêm vào người khi bị muỗi đốt
B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm SR
C. Là nguyên nhân chính của SR do truyền máu
D. Bị tiêu diệt bởi thuốc Chloroquin
E. Thỉnh thoảng tìm thấy trong tiêu bản máu

pg. 8
62. Tất cả các loài KSTSR gây bệnh cho người đều có thể gây các triệu chứng sau ngoại trừ:
A. Thiếu máu
B. Lách to
@C. Hôn mê
D. Sạm da
E. Tái phát gần
63. Tái phát trong SR do:
A. Loài P. vivax và P. ovale
@B. Tất cả các loài Plasmodium gây bệnh cho người
C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt.
D. Do KSTSR tồn tại trong gan
E. Do P.malariae
64. Tính chu kỳ của bệnh SR do:
A. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu gây ra
B. Bệnh nhân nhiễm P. falciparum
@C. Sau vài chu kỳ vô tính trong hồng cầu mới ổn định
D. Không xãy ra trong SR do truyền máu
E. Chu kỳ sinh sản vô tính trong cơ thể người điều khiển
65. Chu kỳ vô tính của KSTSR :
A. Chỉ xãy ra trong máu
B. Là nguyên nhân chính gây ly giải hồng cầu
C. Chỉ xãy ra trong mạch máu nội tạng sâu
D. Chỉ xãy ra trong mạch máu nội tạng sâu đối với P.vivax
@E. Là nguyên nhân gây ra sốt có tính chất chu kỳ của bệnh sốt rét.
66. Các dấu hiệu lâm sàng nào sau đây có thể được thấy trong tất cả các thể SR ngoại trừ:
A. Rét run
B. Sốt
C. Sạm da
@D. Dấu hiệu thần kinh khu trú
E. Thiếu máu
67. Lách to trong sốt rét
A. Chỉ to ở giai đoạn muộn của bệnh
@B. Có thể giữ nguyên kích thước to trong trường hợp nặng
C. Không bao giờ to ra trong trường hợp nhiễm P. falciparum
D. Chỉ to ra ở giai đoạn bệnh nhân lên cơn sốt sau đó nhỏ lại
E. Không thấy trở về kích thước bình thường
68. Vi tuần hoàn bị tắt nghẽn trong sốt rét:
A. Có thể xãy ra với tất cả loài KSTSR
B. Do chu kỳ vô tính gây ra
C. Là nguyên nhân gây ra sốt rét tái phát
@D. Là đặc điểm của P. falciparum
E. Là đặc điểm của P. vivax
69. Miễn dịch trong SR bao gồm các loại sau ngoạiû trừ:
A. Yếu tố đề kháng tự nhiên

pg. 9
@B. Miễn dịch tự nhiên
C. Miễn dịch tế bào
D. Miễn dịch dịch thể
E. Tiền miễn dịch
70. Miễn dịch trong SR không có các đặc điểm:
A. Có tính đặc hiệu đối với ký chủ
B. Có tính đặc hiệu đối với giai đoạn phát triển của KSTSR
@C. Là miễn dịch tự nhiên
D. Không bền vững
E. Có tính đặc hiệu cao đối với loài Plasmodium
71. Miễn dịch trong SR có thể:
A. Do các yếu tố di truyền
B. Do thu nhận được
C. Được truyền qua nhau thai
D. Miễn dịch thu được nhưng không bền vững.
@E. Không đặc hiệu với loài KSTSR.
72. Trong cơn cấp tính của bệnh SR được chẩn đoán bằng:
A. Tìm kháng thể trong huyết tương
B. Tìm kháng nguyên trong huyết thanh
C. Tìm KSTSR trong máu
D. Tìm đơn bào có chứa sắc tố SR
@E. Sự kết hợp các triệu chứng: sốt thành cơn, giảm ba dòng tế bào máu và lách to, kết
quả kéo máu.
73. Yếu tố nào sau đây tạo ra tiền miễn dịch đối với nhiếm sốt rét.
A. Thiếu máu
@B. Sự tái nhiễm liên tục
C. Đáp ứng miễn dịch tế bào
D. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
E. Các yếu tố miễn dịch tự nhiên
74. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
@B. Hiện tượng ẩn cư của hồng cầu trong mao mạch nội tạng
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ các phức hợp miễn dịch
E. Sự vỡ hồng cầu khi thể phân chia phát triển nhiều
75. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR gặp ở mọi loài KSTSR:
A. Hiện tượng kết dính hồng cầu với liên bào nội mạch mạch máu
B. Hiện tượng tạo hoa hồng do kết dính hồng cầu bị nhiễm với hồng cầu bình thường.
@C. Độ mềm dẻo của hồng cầu bị giảm sút
D. Sự ẩn cư của hồng cầu trong mao quản nội tạng
E. Gây ảnh hưởng mọi chức năng của mọi loại hồng cầu từ non đến già
76. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum:
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
@B. Hiện tượng kết dính hồng cầu với liên bào nội mạch
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo

pg. 10
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ phức hợp miễn dịch
E. Sự vỡ hồng cầu khi thể phân chia phát triển nhiều.
77. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum:
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
@B. Hiện tượng tạo thể hoa hồng
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ phức hợp miễn dịch
E. Sự vỡ hồng cầu khi thể phân chia phát triển nhiều.
78. Chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh sốt rét được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
@A. Kéo máu nhuộm Giemsa
B. QBC test
C. Xét nghiệm tìm kháng thể KSTSR trong bệnh nhân sốt rét
D. Phát hiện kháng nguyên của KSTSR
E. Kỹ thuật PCR
79. Thuốc điều trị sốt rét nào sau đây có nguồn gốc thực vật
A. Chloroquin
@B. Quinin
C. Mefloquin
D. Amodiaquin
E. Primaquin
80. Thuốc điều trị sốt rét nào sau đây có nguồn gốc thực vật
A. Chloroquin
@B. Artemisinin
C. Mefloquin
D. Amodiaquin
E. Primaquin
81. Thuốc nào sau đây có tác dụng diệt giao bào và chu kỳ trong gan của KSTSR
A. Pirymethamin
B. Chloroquin
@C. Primaquin
D. Proguanin
E. Halofantrin
82. Thuốc dùng điều trị bệnh sốt rét do P.vivax và P.falciparum chưa kháng thuốc là:
A. Quinin
@B. Chloroquin
C. Artesunate
D. Pirymethamin
E. Proguanin
83. Biện pháp nào sau đây nhằm giải quyết nguồn lây trong phòng chống bệnh sốt rét ngoại trừ:
A. Chẩn đoán sớm bệnh sốt rét
B. Điều trị bệnh sốt rét đúng phác đồ
C. Điều trị dự phòng
D. Điều trị nhằm nâng cao thể trạng bệnh nhân sốt rét
@E. Tránh muỗi đốt
84. Khi có dịch sốt rét xẫy ra biện pháp dự phòng nào sau đây được sử dụng chủ yếu:

pg. 11
A. Cải tạo môi trường, phát quang bụi rậm quanh nhà, lấp ao tù nước đọng, khai thông cống
rảnh, hun khói.
B. Thả cá, thả các vi sinh vật để diệt ấu trùng (bọ gậy, lăng quăng).
@C. Phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành tồn lưu.
D. Điều trị dự phòng cho những đối tượng có nguy cơ nhiễm sốt rét.
E. Giáo dục người dân để họ hiểu bằng cách nào họ bị mắc bệnh sốt rét và để tự người dân
tìm biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
85. Biện pháp nào sau đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người lành trongphòng bệnh sốt rét :
A. Điều trị dự phòng cho đối tượng có nguy cơ nhiẽm sốt rét.
B. Cải tạo môi trường: phát quang bụi rậm quanh nhà, lấp ao tù nước đọng, khai thông cống
rảnh
C. Thả cá, thả các vi sinh vật để diệt ấu trùng
@D. Tránh bị muỗi đốt: ngủ màn tẩm hoá chất diệt muỗi, dùng hương muỗi, mặc quần áo
dài tay.
E. Phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành
86. KSTSR gọi là kháng thuốc độ I (RI) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 21 ngày không thấy xuất
hiện trở lại
@B. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày những KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 28
ngày.
C. KSTSR giảm nhưng không biến mất hoàn toàn trong vòng 7 ngày. KSTSR phải giảm
hơn 25% so với mật độ KSTSR ngày đầu.
D. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 21
ngày.
E. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày không thấy xuất hiện trở
lại.
87. KSTSR gọi là kháng thuốc độ III (RIII) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 21 ngày không thấy xuất
hiện trở lại
B. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày những KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 28
ngày.
@C. KSTSR giảm ít, không giảm hay tăng sau 48 giờ, KSTSR giảm ít hơn 25% so với
ngày đầu
D. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 21
ngày.
E. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày không thấy xuất hiện trở
lại.
88. KSTSR gọi là kháng thuốc độ II (RII) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 21 ngày không thấy xuất
hiện trở lại
B. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày những KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 28
ngày.
@C. KSTSR giảm nhưng không biến mất hoàn toàn trong vòng 7 ngày.
KSTSR phải giảm hơn 25% so với mật độ KSTSR ngày đầu.

pg. 12
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
D. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 21 ngày.
E. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày không thấy xuất hiện trở lại.
89. Nên điều trị tiệt căn cho những người mắc sốt rét ngoại lai về vùng sốt rét không lưu hành nhẹ vì:
@A. Họ không có tiền miễn dịch nên dễ bị sốt rét tái phát xa.
B. Tránh lây lan chủng KSTSR kháng thuốc.
C. Nhằm diệt giao bào chống lây lan.
D. Tránh tình trạng KSTSR phát sinh chủng kháng thuốc.
E. Để diệt thể vô tính còn sót lại trong hồng cầu để tránmh tái phát gần.
90. Nên điều trị tiệt căn cho những người ở vùng sốt rét lưu hành nặng đổi vùng sinh sống về vùng không
có sốt rét lưu hành hoặc lưu hành nhẹ vì:
A. Họ không có tiền miễn dịch nên dễ bị sốt rét tái phát xa.
@B. Tránh lây lan chủng KSTSR kháng thuốc.
C. Nhằm diệt giao bào chống lây lan.
D. Tránh tình trạng KSTSR phát sinh chủng kháng thuốc.
E. Để diệt thể vô tính còn sót lại trong hồng cầu để tránmh tái phát gần. 91.Người chỉ nhiễm bệnh sốt
rét khi bị muôĩ Anophele cái có chứa thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét đốt.
A. Đúng
@B. Sai.
92. Miễn dịch trong sốt rét..................khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa tái
nhiễm, mà chỉ là một loại miễn dịch giúp cho bệnh nhân giữ được.................................với ký sinh
trùng sốt rét ở mức độ thấp,......................biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ măc bệnh nhẹ.
93. Ký sinh trùng sốt rét thuộc ngành đơn bào giới.động vật., là một loại đơn bào đường ký sinh
nội bào.
94. Tiền miễn dịch là miễn dịch thu được ở người sống thường xuyên trong vùng dich tễ sốt rét nên thường
xuyên bị tái nhiễm và là một dạng miễn dịch bền vưnîg.
A. Đúng
@B. Sai.
95. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ...độ III (RIII).....................là : Ký sinh trùng giảm ít,
không giảm hay tăng. Sau 48 giờ, ký sinh trùng giảm ít hơn 25% so với ngày đầu. 96.Ký sinh trùng sốt rét
kháng thuốc... độ II (RII) . . . là : Ký sinh trùng sốt rét.......................................................................
Vô tính bị tiêu diệt . . nhưng không biến mất trong vòng bảy ngày. Ký sinh trùng phải giảm hơn....25%
........................................................................................................................................................so với mật
độ ký sinh trùng ngày đầu.

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT VIỆT NAM


1. Nội dung nào không thuộc mục tiêu phòng chống sốt rét từ 1995 trở về trước
A. Giảm mắc C. Giảm dịch sốt rét
B. Giảm chết D. Xóa sốt rét ở Việt Nam
2. Mục tiêu phòng chống sốt
A. Làm cho sốt rét không phải là bệnh đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân
B. Giảm mắc sốt rét trong cộng đồng để bình ổn cuộc sống cho nhân dân
C. Giảm chết sốt rét trong những trường hợp bệnh nặng và giảm mắc bệnh
D. Giảm dịch sốt rét trong toàn đất nước, đặc biệt là các vùng sốt rét nặng
3. Nhặt ra nội dung không thuộc biện pháp tiến hành phòng chống sốt rét ở Việt Nam
A. Phòng chống SR phải được Đảng và chính quyền chỉ đạo thông qua ban chỉ đạo công tác phòng
chống SR
B. Xã hội hóa công tác SR, được nhiều ngành tham gia ủng hộ
C. Giáo dục tuyên truyền phòng chống SR cho các tầng lớp nhân dân
D. Phòng chống SR gắn liền với chiến lược quốc phòng

pg. 13
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
4. Để thực hiện chương trình phòng chống sốt rét hiệu quả, về mặt tổ chức phải tiến hành nội dung nào
trước tiên?
A. Củng cố mạng lưới y tế địa phương
B. Duy trì đội phòng chống SR đến khi y tế địa phương đảm nhận được công tác này
C. Củng cố hệ thống chuyên khoa SR từ trung ương đến địa phương
D. Bộ Y tế chỉ đạo chương trình phòng chống SR quốc gia
5. Y tế địa phương
A. Đóng vai trò hết sức quan trọng tiến hành phòng chống sốt rét
B. Không cần thiết vì có đội phòng chống sốt rét đảm nhận
C. Giúp đỡ một phần cho đội phòng chống sốt rét thực hiện công việc chuyên môn
D. Làm cầu nối giữa chính quyền địa phương với đội phòng chống sốt rét
6. Tại sao ở việt Nam nhà nước ta cho thành lập 3 viện Sốt rét công trùng và Ký sinh trùng ở 3 khu vực
MIền Bắc, Miền Trung, Miền Nam?
A. Sốt rét là bệnh quan trọng trong ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân ta
B. Vì sự hòa nhập vào thế giới bên ngoài để phát triển kinh tế
C. Vì mục đích du lịch
D. Vì nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe loài người trên thế giới
7. Nội dung nào trong kỹ thuật chuyên môn tiến hành phòng chống sốt rét không hiệu quả?
A. Diệt mầm bệnh C. Bảo vệ người lành
B. Diệt vetor truyền bệnh D. Chỉ tìm người bệnh điều trị là đủ
8. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long muỗi phát triển quanh năm. Vậy muốn phòng sốt rét có hiệu quả nên
A. Xịt thuốc muỗi định kỳ và thường xuyên
B. Phát hoang hết bụi rậm xóa chỗ ở của muỗi
C. Tuyên truyền giáo dục dân chúng tối đa muỗi đốt bằng mọi phương pháp
D. Khai thông ao tù nước đọng để hạn chế muỗi sinh sản
9. Chọn biện pháp tránh muỗi đốt dễ thực hiện, không tốn kém, có hiệu quả danh cho sinh viên học sinh
A. Nhang xua muỗi C. Thoa thuốc xua công trùng
B. Mặc áo dài tay, chân quấn mền bao D. Thuốc xịt muỗi
phủ
10. Chương trình phòng chống sốt rét của Việt Nam mang tính
A. Toàn dân C. Chiến lược phát triển kinh tế
B. Đặc thù riêng cho ngành y tế D. Cục bộ địa phương

5.KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT


1. Xác định chắc chắn Plasmodium falciparum khi gặp
A. Dạng nhẫn có tế bào chất mỏng
B. Hiện tượng đa ký sinh trên một hồng cầu
C. Dạng nhẫn có tế bào chất dày
D. Dạng amip
2. Xác định chắc chắn Plasmodium vivax khi gặp
A. Dạng nhẫn có tế bào chất mỏng
B. Hiện tượng đa ký sinh trên một hồng cầu
C. Dạng nhẫn có tế bào chất dày
D. Dạng amip
3. Xác định chắc chắn Plasmodium malariae khi gặp

pg. 14
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
A. Dạng nhẫn có tế bào chất mỏng C. Dạng nhẫn trong hồng cầu hình răng cưa
B. Dạng tường già hình dãi băng D. Dạng phân biệt
4. Xác định chắc chắn Plasmodium ovale khi gặp
A. Dạng nhẫn có tế bào chất mỏng C. Dạng nhẫn trong hồng cầu hình răng
B. Dạng tường già hình dải băng cưa
D. Dạng phân liệt
5. Khi gặp giao bào hình liềm là của
A. Plasmodium falciparum C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium ovale
6. Khi gặp giao bào hình tròn có thể nhầm lẫn giữa
A. Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax
B. Plasmodium vivax và Plasmodium malariae
C. Plasmodium malariae và Plasmodium falciparum
D. Plasmodium ovale và Plasmodium falciparum
7. Dạng phân liệt của Ký sinh trùng sốt rét nào không gặp ở máu ngoài biên trừ khi sốt rét nặng?
A. Plasmodium falciparum C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium ovale
8. Dạng phân liệt của hai ký sinh trùng sốt rét nào xếp thành hình hoa hồng?
A. Plasmodium malariae và Plasmodium ovale
B. Plasmodium falciparum và Plasmodium ovale
C. Plasmodium vivax và Plasmodium malariae
D. Plasmodium falciparum và Plasmodium malariae
9. Khe maurer gặp ở dạng tư dưỡng của Ký Sinh trùng sốt rét nào?
A. Plasmodium ovale C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium falciparum
10. Chu trình nào không thuộc chu trình phát triển của sốt rét?
A. Chu trình hữu tính ở muỗi C. Chu trình hữu tính ở gan
B. Chu trình ngoài hồng cầu D. Chu trình hồng cầu
11. Hiện tượng tái phát của bệnh sốt rét gặp ở?
A. Plasmodium falciparum và Plasmodium ovale
B. Plasmodium vivax và Plasmodium ovale
C. Plasmodium vivax và Plasmodium malariae
D. Plasmodium falciparum và Plasmodium malariae
12. Hiện tượng tái phát trong bệnh sốt rét do P.vivax và P.ovale
A. Tiết trùng từ máu ký sinh trở lại tế bào gan
B. Tiết trùng ở tế bào gan ký sinh trở lại tế bào gan
C. Thể ngủ ở tế bào gan tiếp tục phát triển
D. Thể nhẫn ký sinh trở lại tế bào gan
13. Thể nào tiếp tục phát triển ở muỗi Anopheles?
A. Tư dưỡng non C. Phân liệt
B. Tư dưỡng già D. Giao bào
14. Thể nào của ký sinh trùng sốt rét mà muỗi truyền bệnh cho người
A. Hợp tử C. Trứng nang
B. Trứng di động D. Thoa trùng
pg. 15
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
15. Thể nào gây cơn sốt trong bệnh sốt rét
A. Tư dưỡng non C. Phân liệt
B. Tư dưỡng già D. Giao bào
16. Giống muỗi truyền được bệnh sốt rét
A. Aedes C. Culex
B. Anopheles D. Mansonia
17. Chọn câu sai. Sốt rét được truyền qua
A. Muỗi đốt C. Nhau thai
B. Truyền máu D. Vết trầy ở da
18. Đường truyền bệnh sốt rét phổ biến nhất là
A. Tiêm chích ma túy C. Muỗi đốt
B. Truyền máu D. Qua nhau thai
19. Những loài ký sinh trùng sốt rét có ở Việt Nam, ngoại trừ:
A. Plasmodium ovale C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium falciparum
20. Sự phân bố bệnh sốt rét trên thế giới
A. Từ 10 vĩ độ nam đến 10 vĩ độ bắc C. Từ 30 vĩ độ nam đến 30 vĩ độ bắc
B. Từ 20 vĩ độ nam đến 20 vĩ độ bắc D. Từ 32 vĩ độ nam đến 60 vĩ độ bắc
21. Sự phân bố bệnh sốt rét ở Việt Nam
A. Khu vực miền núi phía bắc, miền trung, miền nam chỉ có ven biển
B. Chỉ còn khu vực Tây Nguyên
C. Chỉ còn ở vùng Tây Bắc
D. Chỉ có ở miền trung và tây bắc
22. Hiện tượng thiếu máu trong bệnh sốt rét là do
A. Bệnh nhân sốt kéo dài ăn uống kém
B. Hồng cầu bị ký sinh vỡ
C. Thiếu sắt kéo dài vì ăn uống kém
D. Hồng cầu bình thường tập trung trong nội tạng
23. Hiện tượng sốt trong bệnh sốt rét là do
A. Độc tố của sốt rét C. Mất nước và rối loạn điện giải
B. Sắc tố sốt rét D. Trung tâm điều hòa thân nhiệt bị thiểu dưỡng
24. Chu trình hữu tính của ký sinh trùng sốt rét xảy ra ở:
A. Aedes sp C. Culex sp
B. Anopheles sp D. Mansonia sp
25. Hạ đường huyết trong bệnh sốt rét là do
A. Ký sinh trùng sốt rét sử dụng đường làm dinh dưỡng
B. Ơ thể mất khả năng chuyển hóa Glycogen sang Glucose
C. Giảm hấp thu đường ở ruột
D. Sử dụng glucose để trong run cơ trong cơ chế sốt
26. Cơ chế nghẽn mao mạch trong sốt rét nặng biến chứng não do
A. Hồng cầu bị ký sinh quá to
pg. 16
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
B. Sắc tố sốt rét tập trung nhiều
C. Hồng cầu bị ký sinh kết dính vào thành mao mạch
D. Mao mạch bị co nhỏ lại nên hồng cầu không qua được
27. Tiểu huyết sắc tố trong bệnh sốt rét do
A. Vỡ hồng cầu bị ký sinh C. Vỡ hồng cầu bị ký sinh và sinh lý
B. Vỡ hồng cầu bị ký sinh và không ký sinh D. Thiếu Haptoglobulin gắn kết với Hb
28. Nguyên nhân suy thận trong sốt rét, ngoại trừ:
A. Nghẽn ống thận do Hb C. Thiếu máu nuôi dưỡng thận
B. Phức hợp miễn dịch đóng ở màng đáy D. Nghẽn ống thận do sắc tố sốt rét
29. Lách to trong bệnh sốt rét do
A. Tăng hoạt động ly giải sản phẩm hồng cầu vỡ C. Ứ máu ở lách kéo dài
B. Tăng hoạt động thực bào ký sinh trùng sốt rét D. Viêm lách kéo dài
30. Thiếu glycoprotein đề kháng được một phần
A. Plasmodium ovale C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium falciparum
31. Thiếu kháng nguyên Duffy đề kháng được
A. Plasmodium ovale C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium falciparum
32. Hồng cầu hình bầu dục đề kháng được một phần
A. Plasmodium ovale C. Plasmodium malariae
B. Plasmodium vivax D. Plasmodium falciparum
33. Các yếu tố giúp trẻ em dưới 6 tháng tuổi khó mắc bệnh sốt rét, ngoại trừ:
A. Hồng cầu quá bé C. Sữa mẹ thiếu PABA
B. Hồng cầu chứa HbF D. Có kháng thể từ mẹ truyền sang
34. Nội dung tiền miễn nhiễm trong ký sinh trùng sốt rét, ngoại trừ:
A. Người ở trong vùng sốt rét lưu hành
B. Có ký sinh trùng sốt rét trong máu liên tục mật độ thấp
C. Được uống thuốc phòng sốt rét
D. Không bị bệnh sốt rét
35. Thời gian ủ bệnh của Plasmodium falciparum từ
A. 8-14 ngày C. 21-25 ngày
B. 12-17 ngày D. 14 ngày
36. Thời gian ủ bệnh Plasmodium vivax từ
A. 8-14 ngày C. 21-35 ngày
B. 12-17 ngày D. 14 ngày
37. Thời gian ủ bệnh của Plasmodium malariae từ
A. 8-14 ngày C. 21-25 ngày
B. 12-17 ngày D. Khoảng 14 ngày
38. Thời gian ủ bệnh của Plasmodium ovale từ
pg. 17
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
A. 8-14 ngày C. 21-25 ngày
B. 12-17 ngày D. Khoảng 14 ngày
39. Yếu tố nào không quyết định thời gian ủ bệnh của bệnh sốt rét
A. Dân tộc C. Mức độ nhiễm
B. Loài ký sinh trùng sốt rét D. Sức đề kháng của cơ thể
40. Thời kỳ thời phát của bệnh sốt rét biểu hiện
A. Sốt, lạnh run vả mồ hôi C. Lạnh run, sốt, vả mồ hôi
B. Sốt, vả mồ hôi, lạnh run D. Sốt liên tục không thành cơn rõ rệt
41. Cơn sốt rét điển hình trong giai đoạn toàn phát
A. Sốt, lạnh run, vả mồ hôi C. Lạnh run, sốt, vả mồ hôi
B. Sốt, vả mồ hôi, lạnh run D. Vả mồ hôi, lạnh run, sốt
42. Chu trình cơn sốt trong bệnh sốt rét do Plasmodium falciparum là
A. 24h B. 36h C. 48h D. 72h
43. Chu kỳ cơn sốt trong bệnh sốt rét do Plasmodium vivax là
A. 24h B. 36h C. 48h D. 72h
44. Chu kỳ cơn sốt trong bệnh sốt rét do Plasmodium ovale là
A. 24h B. 36h C. 48h D. 72h
45. Chu kỳ cơn sốt trong bệnh sốt rét do Plasmodium malariae là
A. 24h B. 36h C. 48h D. 72h
46. Diễn tiến tự nhiên của bệnh sốt rét do Plasmodium falciparum không bị tái nhiễm
A. Sốt cơn nhiều ngày giảm dần rồi hết
B. Sốt kéo dài rồi dẫn đến tử vong
C. Sốt từng đợt, tái phát từng đợt
D. Sốt giảm dần rồi khỏi nếu không có biến chứng
47. Diễn tiến tự nhiên của bệnh sốt rét do Plasmodium vivax và Plasmodium ovale không bị tái nhiễm
A. Sốt cơn nhiều ngày giảm dần rồi hết
B. Sốt kéo dài rồi dẫn đến tử vong
C. Sốt từng đợt tái phát từng đợt, thưa dần rồi khỏi
D. Sốt giảm dần rồi khỏi nếu không có biến chứng
48. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt rét nặng
Mật độ hồng cầu bị ký sinh chiếm
A. 2% tổng số hồng cầu C. 4% tổng số hồng cầu
B. 3% tổng số hồng cầu D. >5% tổng số hồng cầu
49. Chẩn đoán sốt rét nặng có biến chứng do Plasmodium falciparum khi mật độ hồng cầu bị ký sinh chiếm
A. >5% tổng số hồng cầu và có kèm theo suy cơ quan
B. 3% tổng số hồng cầu và có kèm theo suy cơ quan
C. 4% tổng số hồng cầu và có kèm theo suy cơ quan
D. 5% tổng số hồng cầu và có kèm theo suy cơ quan
50. Lấy máu ở thời điểm nào xét nghiệm Ký sinh trùng sốt rét đạt tỉ lệ (+) cao nhất?

pg. 18
PLANT YG41 KÝ SINH TRÙNG
A. Ngay đầu cơn sốt C. Giữa các cơn sốt
B. Sau cơn sốt 1h D. Trước cơn sốt 1h
51. Lấy máu ngoại biên ngoài cơn sốt để xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét thường âm tính vì
A. Mật độ ký sinh trùng thấp
B. Không có ký sinh trùng trong máu lúc này
C. Tiết trùng chưa xâm nhập vào hồng cầu
D. Ký sinh trùng còn qua non nhuộm Giemsa không bắt máu
52. Ý nghĩa công thức máu trong bệnh sốt rét
A. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính C. Hình ảnh thiếu máu
B. Tăng bạch cầu ái toan D. Tăng bạch cầu ái kiềm
53. Ý nghĩa xét nghiệm tủy xương trong bệnh sốt rét
A. Tăng bạch cầu non phản ứng C. Xét nghiệm Ký sinh trùng sốt rét (+)
B. Hình ảnh suy tủy cao
D. Giảm sinh hồng cầu
54. Biện pháp nào phòng sốt rét hiệu quả nhất
A. Phát hoang bụi rậm C. Đừng cho muỗi đốt
B. Khai thông cống rãnh D. Phun thuốc diệt muỗi
55. Để cắt đứt khâu trung gian truyền bệnh cán bộ ngành sốt rét cần làm gì để phòng bệnh hiệu quả lâu dài
mà ổn định sinh thái?
A. Điều tra loài muỗi Anopheles truyền bệnh khu vực mình quản lý
B. Diệt muỗi hàng loạt theo định kỳ
C. Diệt ấu trùng tích cự bằng hóa chất
D. Tuyên truyền nhân dân tham gia diệt muỗi tích cực

ĐÁP ÁN
1. B 23. B 45. D
2. D 24. B 46. D
3. B 25. A 47. C
4. C 26. C 48. D
5. A 27. D 49. A
6. B 28. D 50. A
7. A 29. A 51. A
8. A 30. D 52. C
9. D 31. B 53. C
10. C 32. D 54. C
11. B 33. A 55. A
12. C 34. C
13. D 35. A
14. D 36. B
15. C 37. C
16. B 38. D
17. D 39. A
18. C 40. D
19. A 41. C
20. D 42. A
21. A 43. C
22. B 44. C

pg. 19
TOXOPLASMA GONDII
1. Chọn thể cho Toxoplasma gondii được mô tả sau: phân chia nhanh trong tế bào của động vật hữu nhũ và
chim gồm 8-16 thể hoạt động hình quả lê hơi cong (4-6mcm) x (2-3mcm)
A. Thể hoạt động C. Thể bào nang
B. Giao bào D. Trứng nang
2. Chọn thể cho Toxoplasma gondii được mô tả sau: Hình cầu đường kính 20-100 mcm chứa hàng trăm bào
tử hình liềm gọi là đoản trùng (Brachyzoites) kích thước (4-6mcm) x (1-3.5 mcm). Là thể phân chia chậm
gặp ở giai đoạn mạn tính
A. Thể hoạt động C. Thể bào nang
B. Giao bào D. Trứng nang
3. Chọn thể cho Toxoplasma gondii được mô tả sau: hình quả trứng 9x14mcm gồm 2 bào tử nang, mỗi bào
tử nang chứa 4 thoa trùng. Đây là thể lây lan cho người và động vật hữu nhũ.
A. Thể hoạt động C. Thể bào nang
B. Giao bào D. Trứng nang
4. Thể hữu tính tạo ra
A. Thể hoạt động C. Thể bào nang
B. Giao bào D. Trứng nang
5. Chu trình hoàn chỉnh của Toxoplasma gondii được thực hiện ở
A. Người và chim C. Mèo và Felides
B. Chim và gấu D. Chó và dê
6. Chu trình hữu tính thực hiện tại
A. Não B. Ruột C. Cơ D. Gan
7. Chu trình liệt sinh Toxoplasma gondii thực hiện tại, ngoại trừ
A. Não B. Ruột C. Cơ D. Da
8. Đường nào không truyền được Toxoplasma gondii?
A. Đường sinh dục C. Quan nhau thai
B. Tiêu hóa D. Đường máu
9. Thể mà Toxoplasma gondii không truyền bệnh do ăn thịt sống
A. Thể hoạt động C. Thể bào nang
B. Giao bào D. Trứng nang
10. Toxoplasma gondii gây bệnh lý ở, ngoại trừ
A. Hạch, gan, lách C. Mắt, tim, phổi
B. Cơ quan thần kinh D. Thận, xương, khớp
11. Triệu chứng không gặp trong bệnh lý viêm não – màng não – tủy
A. Đầu to (macrocephaly) C. Hủy xương sọ não
B. Biểu hiện về thần kinh D. Triệu chứng ở mắt
12. Chẩn đoán thể lâm sàng của bệnh lý do Toxoplasma gondii gây ra:
Gặp ở trẻ lớn và người lớn với sốt, nổi hạch kèm theo mệt mỏi. Sốt 38-38.5 oC vài tuần rồi mất. Hạch nổi
ở cổ không to lắm, hơi đau, có thể có ở những nơi khác như nách bẹn, trung thất. Sau đó cũng biến mất.
Bệnh khỏi tự nhiên không cần điều trị
A. Toxoplasma gondii mắc phải thể bệnh nặng
B. Toxoplasma gondii mắc phải thể bệnh nặng
C. Bệnh Toxoplasma bẩm sinh thể viêm màng não – màng não – tủy
D. Bệnh Toxoplasma bẩm sinh thể bệnh xuất hiện chậm
13. Chẩn đoán thể lâm sàng của bệnh lý do Toxoplasma gondii gây ra:
- Thể tổn thương đa cơ quan: màng não, cơ tim, phổi, có kèm nổi mẫn đỏ ở da. Có thể đưa đến tử vong
- Thể viêm màng não đơn thuần: dịch não tủy trong, bình phục tự nhiên, nhưng đôi khi biến chứng viêm não
hay abscess não cũng như ở mắt
- Thể ở mắt: tổn thương đáy mắt giống viêm hắc võng mạc, bệnh còn xảy ra phần trước của nhãn cầu
- Thể bệnh ở người suy giảm miễn dịch: Là bệnh toàn thân xảy ra ở nhiều cơ quan, não, võng mạc, cơ tim, cơ
liên sườn và phổi. Thường đưa đến tử vong
A. Toxoplasma gondii mắc phải thể hạch
B. Toxoplasma gondii mắc phải thể bệnh nặng
C. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể viêm não – màng não – tủy
D. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể bệnh xuất hiện chậm
14. Chẩn đoán thể lâm sàng của bệnh lý do Toxoplasma gondii gây ra:
Xảy ra ở trẻ em sơ sinh nhiễm KST ở thai kỳ đầu. Có 4 nhóm triệu chứng chính:
- Đầu to (Macrocephaly): có ứ dịch não tủy, thóp phồng
- Biểu hiện về thần kinh: động kinh, tăng hay giảm trương lực cơ, tăng hoặc mất phản xạ gân xương, rối loạn
thần kinh thực vật như: khó nuốt, thở không đều, nhiệt độ dao động.
- Hóa vôi nội sọ: là những nốt tròn ở nhiều thùy não
- Triệu chứng ở mắt: nhãn cầu nhỏ, lé, viêm hắc võng mạc
Nói chung bệnh nhân thường chết trong vài tuần. Nếu không chết sẽ chuyển sang thể mạn tính, chậm phát
triển tâm thần vận động.
A. Toxoplasma gondii mắc phải thể hạch
B. Toxoplasma gondii mắc phải thể bệnh nặng
C. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể viêm não – màng não – tủy
D. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể bệnh xuất hiện chậm
15. Chẩn đoán thể lâm sàng của bệnh lý do Toxoplasma gondii gây ra:
Trường hợp Toxoplasma gondii xâm nhập thai nhi muộn. Sau khi sanh trẻ bị vàng da, gan to, lách to, xuất
huyết niêm mạc thực quản và loét đại tràng. DIễn tiến thường đưa đến tử vong
A. Bệnh Toxoplasma gondii thể nội tạng
B. Bệnh Toxoplasma gondii mắc phải thể bệnh nặng
C. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể viêm não – màng não – tủy
D. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể bệnh xuất hiện chậm
16. Chẩn đoán thể lâm sàng của bệnh lý do Toxoplasma gondii gây ra:
Trong thời gian KST xâm nhập cuối thai kỳ. Sau khi sanh có triệu chứng ngay hay sau một thời gian

- Chậm phát triển tâm thần - Động kinh


- Đầu to - Viêm hắc võng mạc

A. Bệnh Toxoplasma gondii thể nội tạng


B. Bệnh Toxoplasma gondii mắc phải thể bệnh nặng
C. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể viêm não – màng não – tủy
D. Bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh thể bệnh xuất hiện chậm
17. Để chẩn đoán sớm nhất Toxoplasma gondii ở thai nhi người ta xét nghiệm:
A. Máu bằng phương pháp miễn dịch học C. Phân tích máu thai nhi
B. Lấy nước ối để tiêm vào thú D. Siêu âm
18. Chẩn đoán sớm Toxoplasma gondii thai nhi để
A. Hủy thai sớm C. Điều trị mẹ lẫn con sớm
B. Điều trị cho thai nhi sớm D. Tiêm phòng ngay sau sinh
19. Phòng bệnh Toxoplasma gondii, ngoại trừ
A. Vệ sinh ăn uống C. Ăn thịt chín
B. Không nuôi mèo D. Không ăn rau sống
20. Để tránh di chứng ở não do Toxoplasma gây ra người dân nên
A. Uống thuốc phòng liên tục
B. Điều trị dự phòng mèo nuôi
C. Xét nghiệm máu định kỳ điều trị thể không triệu chứng
D. Chụp XQ sọ não định kỳ khi phát hiện nốt hóa vôi điều trị ngay
21. Con vật quan trọng quyết định sự truyền Toxoplasma gondii cho người là
A. Mèo
B. Cọp
C. Beo
D. Báo

You might also like