BÀI THUYẾT TRÌNH MARKETING QUỐC TẾ - N7

You might also like

You are on page 1of 19

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING



BÀI THUYẾT TRÌNH MARKETING QUỐC TẾ

XUẤT KHẨU TRÁI THANH LONG VÀO THỊ TRƯỜNG


VIỆT NAM

Lớp học phần: 2221101073901


GVHD: Nguyễn Thị Thúy

NHÓM 7 VIÊN NGỌC RỒNG

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Hồ Huỳnh Giao 2021008265


2 Mai Thị Dung 2021008243
3 Nguyễn Thành Huy 2021000591
4 Trầm Nguyễn Song Nhi 2021008310
5 Trần Hoàng Xuân Thi 2021008350
6 Trần Thế Đan 2021008247
7 Vũ Lâm Tố Quyên 2021008387

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


MỤC LỤC

1. Giới thiệu về sản phẩm trái Thanh Long của Việt Nam.......................................................................4
2. Tổng quan Nhật Bản...........................................................................................................................6
3. Lý do vì sao có thể xuất khẩu thanh long vào Nhật Bản......................................................................7
4. Quy chuẩn chất lượng của thanh long vào thị trường Nhật Bản......................................................12
5. Giải pháp để xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản..........................................................15
6. Kết luận.............................................................................................................................................18

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Thanh long vỏ đỏ, ruột trắng.............................................................................5


Hình 2: Thanh long ruột trắng, vỏ vàng.........................................................................5
Hình 3: Thanh long ruột đỏ............................................................................................5
Hình 5: Rượu thanh long..............................................................................................10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Mức độ khuyết tật...........................................................................................12


Bảng 2: Chỉ tiêu vệ sinh...............................................................................................13
Bảng 3: Chỉ tiêu vi sinh...............................................................................................13
Bảng 4: Chỉ tiêu kim loại nặng....................................................................................13
Bảng 5: Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.........................................................14

3
1. Giới thiệu về sản phẩm trái Thanh Long của Việt Nam 

Cây thanh long là cây ăn trái thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc
thuộc Mexico và Colombia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khô. Thanh long được người
Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn, đến thập niên
1980 mới được trồng thương mại.

Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8, cây thanh
long chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây thanh long có
hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh,
từ xanh sang đỏ sẫm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của
trái. Làm vậy thì hơi mất thời gian cho nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị
trường.

Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy
nhiên, diện tích tập trung lớn nhất là: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (3 tỉnh này
đã có hơn 37 ngàn ha) tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai, một số tỉnh Tây Nguyên và
các tỉnh phía Bắc.

Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh
Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội.

Các loại thanh long phổ biến ở Việt Nam:

Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ: Loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung
Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại   này sinh
trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được
trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

4
Hình 1: Thanh long vỏ đỏ, ruột trắng

Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: Cũng có đặc điểm sinh học giống thanh long ruột
trắng thông thường, tuy nhiên giống thanh long vỏ vàng thay cho các tai trái là
những cục gù có gai, ruột màu trắng, hạt to nhỏ không đều. Các chuyên gia cho rằng
giống thanh long vỏ xanh và vỏ vàng còn biểu hiện nhiều tính hoang dã nhưng là
nguồn gen quý trong nghiên cứu tạo giống thanh long mới.

Hình 2: Thanh long ruột trắng, vỏ vàng

Thanh long ruột đỏ: loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuận, có
yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

5
Hình 3: Thanh long ruột đỏ

Công dụng: Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Hoa được
dùng trị viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu. Thân
dùng trị bỏng lửa, bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt.

2. Tổng quan Nhật Bản

Địa lý: Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á, thuộc phía tây của Thái Bình Dương
với cấu thành từ 4 quần đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku và
hàng ngàn đảo nhỏ:
Mỗi đảo có những đặc điểm về khí hậu và địa hình khác nhau như:

 Hokkaido chủ yếu rừng là kim bao phủ hầu hết diện tích, dân cư khá thưa. 
 Honshu là hòn đảo có diện tích rộng nhất Nhật Bản, đồng thời đây cũng là
nơi có dân số và nền kinh tế phát triển nhất Nhật Bản. 
 Kyushu là đảo phát triển công nghiệp nặng trong đó chủ yếu là than và thép.  
 Shikoku là đảo ngành nông nghiệp đóng vai trò phát triển kinh tế chính.

Với 70%-80% diện tích là núi, với hơn 186 núi lửa đang hoạt động, Nhật Bản
thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất.

Kinh tế: Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung
Quốc, với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ
một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần
kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70. 

6
Nông nghiệp: Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng những
tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi và chất lượng nông sản.

Chi phí sản xuất cao và nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai nên giá
nông phẩm của Nhật Bản thuộc loại cao nhất thế giới

Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của Nhật Bản, chiếm
hơn 80% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Thị trường Nhật Bản luôn được biết đến là thị trường “khó tính” bậc nhất trên thế
giới, quy định về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng
như các cơ quan quản lý liên quan đến sản phẩm nhập khẩu khá nhiều và phức tạp. 

Đại diện Thương vụ Việt Nam cũng lưu ý: Người Nhật Bản có ý thức bảo vệ sức
khỏe cao, đòi hỏi khó tính, nhất là độ tươi, ngon của sản phẩm. Đồng thời rất nhạy
cảm với sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do vậy
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều quy định nhằm đảm bảo dư lượng kháng
sinh trên hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm, chú trọng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Với dân số hơn 126 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000
USD/người. Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các
mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm nước ngoài bao gồm: cá, thịt, đậu nành, cà phê,
rau quả… Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những
mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. 

Hiện nay Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chuối, xoài, thanh long và vải sang
Nhật Bản. Nhu cầu của thị trường Nhật Bản cho các loại quả tươi này là rất lớn,
nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Do đó đây là thị
trường nhiều tiềm năng đối với ngành rau quả Việt Nam.

Mặc dù, nhiều mặt hàng Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Nhật, tuy nhiên
với mặt hàng rau quả Nhật Bản vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Mỹ, Philippines,
Mexico, New Zealand, Brazil, Ấn Độ, Malaysia… Việt Nam đứng thứ 10 với tổng

7
kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 128,4 triệu USD vào năm 2020 và chiếm
chỉ khoảng 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. 

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang
Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt
như: Cà phê tăng 25,5%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56% , hàng rau quả tăng
20%... 

3. Lý do vì sao có thể xuất khẩu thanh long vào Nhật Bản

Về phía Nhật Bản:

Đặc điểm của thị trường: 

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của
Việt Nam. Năm 2021, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam
(sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau
Trung Quốc và Hàn Quốc).

Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Nhật Bản vẫn đẩy mạnh
nhập khẩu nhiều chủng loại trái cây, rau củ từ Việt Nam như chuối, thanh long, vải,
khoai lang..., đây cũng là những mặt hàng được nhận định có tiềm năng xuất khẩu
cao của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Trong quý cuối của 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã
tăng 1,3% so với quý 3 và tăng 5,4% trong cùng kỳ năm 2020. Số ca nhiễm Covid
19 giảm mạnh, chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp nên lượng mua hàng từ đó cũng
nhiều hơn. 

Ngoài ra, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm
nông thủy sản-thực phẩm nước ngoài. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tổng kim
ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, tăng
7,8% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1
tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng
11,3%.

Đặc điểm sản phẩm:

8
Người tiêu dùng Nhật Bản coi thanh long là loại quả giàu dinh dưỡng, chất xơ. Đặc
biệt, phụ nữ Nhật Bản thích ăn thanh long vì tin rằng nó đem lại làn da đẹp, mịn
màng. Họ thường ăn thanh long theo kiểu làm salad, trộn với ngũ cốc, hoặc ăn trực
tiếp. 

Nhu cầu tiêu thụ thanh long ở Nhật Bản khá cao. Nhật Bản đã trồng thanh long tại
các tỉnh như Okinawa, Kagoshima, nhưng sản lượng không nhiều, đồng thời quả
nhỏ, chua và giá đắt. Giá thành một quả thanh long ruột đỏ tại Nhật Bản khoảng 400
- 500 yên/quả (tương đương 80.000 - 100.000 VND). 

Vào những năm đầu khi xuất khẩu sang Nhật Bản, thanh long được xếp vào phân
khúc là loại quả cao cấp, chỉ bán tại các cửa hàng bách hóa. Tuy nhiên, những năm
gần đây do được vận chuyển bằng đường biển và số lượng tăng nên giá cả cũng rẻ
hơn, được bán khắp các siêu thị trên toàn Nhật Bản, người tiêu dùng dễ dàng tiếp
cận hơn.  

Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long của Việt Nam. Thanh
long Việt Nam chiếm khoảng hơn 80% thị phần thanh long bán tại Nhật, trở thành
loại quả quen thuộc với người tiêu dùng nơi đây. 

=> Tổng lượng thanh long nhập khẩu chiếm thị phần áp đảo, thanh long Việt Nam
có giá cả, chất lượng và sản lượng cao hơn sản phẩm nội địa. Là cơ hội lớn để thâm
nhập sâu hơn nữa vào thị trường đầy tiềm năng này. 

Đặc điểm khách hàng:

Theo USDA (2020), nhìn chung nhu cầu tiêu dùng trái cây tươi của người dân Nhật
Bản đã giảm trong những năm qua do sự cạnh tranh của các mặt hàng chế biến (đồ
ăn nhẹ hoặc đồ tráng miệng khác), đặc biệt đối với người tiêu dùng trẻ, song nhu
cầu quả tươi lại tăng lên đối với người cao tuổi với xu hướng thích trái cây có vị
ngọt, dễ bóc và dễ chuẩn bị. Người Nhật có thói quen dùng tráng miệng và thanh
long là loại trái cây mà họ lựa chọn. 

=> Đây là một cơ hội cho các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam, trong đó có
thanh long. 

Về phía Việt Nam:

9
Sản phẩm: 

Tại thị trường Việt Nam hiện nay thì có 2 loại thanh long xuất khẩu chủ yếu là: 

Thanh long vỏ đỏ ruột trắng và thanh long vỏ đỏ ruột đỏ. 

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và
Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và
phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên
nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuận,
có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Thanh long là loại quả ngọt mát, chứa nhiều dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe,
ngoài chống lão hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, thanh
long còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư,…

Và tại Nhật Bản, người dân ngày càng quan tâm đến quả thanh long do những lợi
ích sức khỏe mà nó mang lại. Đặc biệt người Nhật không thích thanh long to; họ coi
trọng hương vị hơn kích thước.

Để cải thiện chất lượng sản phẩm, người dân ta đã tìm tòi, nghiên cứu các công
nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản phẩm, như trồng theo chuẩn VietGAP,
GlobalGAP, sử dụng hệ thống đèn cao áp, hệ thống tưới nước tự động,… điều khiển
bằng ứng dụng điện thoại. 

Ngoài xuất khẩu thanh long tươi, chúng ta cũng đang đa dạng hóa các sản phẩm từ
thanh long như: thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép sirô, bánh mì thanh long, rượu
thanh long, kem thanh long,… Việc đa dạng sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long
sẽ giúp đa dạng kênh tiêu thụ, giảm sức ép mùa vụ. 

10
Hình 5: Rượu thanh long

Giá: 

Mức giá thanh long tại Việt Nam luôn thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau, khi
thanh long xuất khẩu tốt thì các thương lái sẵn sàng chi trả mức giá cao, đặc biệt với
loại thanh long ruột đỏ, mức giá này dao động khoảng 40.000 - 60.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, cũng có những thời điểm mà giá thanh long tuột dốc, có lúc chỉ 5.000 -
7.000 đồng/kg khiến người trồng lo lắng. 

Gần đây, giá bán có giảm là do chất lượng thành phẩm không cao, chưa đạt chuẩn
của thị trường quốc tế. Ngoài ra, do nguồn cung trên thị trường dồi dào, thị trường
tiêu thụ cũng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu bằng đường bộ thì
chậm trễ, bằng đường biển thì chi phí cao, khan hiếm vỏ container.

Điều này cũng gây khó khăn trong việc xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản, do
người tiêu dùng tại nước này luôn có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá
bán sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu luôn mong muốn sự ổn định của
giá cả và lượng cung từ phía đối tác Việt Nam. 

Phân phối: 

Thời gian đầu khi mới được xuất khẩu sang Nhật Bản, thanh long Việt chỉ được bán
trong những cửa hàng bách hóa lớn, về sau, do được nhập với số lượng lớn, giá
11
cũng rẻ hơn nên đã được bày bán khắp các siêu thị trên toàn Nhật Bản như AEON,
Mami. 

Các doanh nghiệp cũng phải tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại
trong nước và ngoài nước trong thời gian tới (bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp)
để tìm thêm kênh phân phối mới.

Chiêu thị:

Thanh long dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng tại Nhật do có mùi vị
ngọt mát, giá trị dinh dưỡng cao. Vì là sản phẩm xuất khẩu, nên các doanh nghiệp
trong nước bị hạn chế việc triển khai các hoạt động tiếp thị cho sản phẩm của mình.
Các cơ quan nên tạo điều kiện để những doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm
của mình đến với thị trường quốc tế, bằng các hình thức như:

Chú trọng đào tạo kỹ năng tham gia hội chợ, triển lãm; kỹ năng xúc tiến thương
mại, kỹ năng thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản
phẩm; ứng dụng thương mại điện tử…

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển
lãm chuyên ngành thực phẩm tại Nhật; tham gia trưng bày quảng bá, giới thiệu sản
phẩm thanh long Bình Thuận cùng với các tài liệu giới thiệu, quảng bá về địa
phương, doanh nghiệp và sản phẩm thanh long Bình Thuận trong gian hàng Việt
Nam tham gia Hội chợ thương mại quốc tế tại thị trường Nhật.

Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt đã tích cực tham gia vào các cuộc
triển lãm, hội chợ thương mại, trái cây để đưa hình ảnh trái thanh long Việt vươn
tầm quốc tế:

 Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống FOODEX 2017


 Hội chợ Fabex Kansai
 Hội chợ trái cây quốc tế Macfrut
 Hội chợ quốc tế Berlin

Bên cạnh đó, vào năm 2021, Thanh long Bình Thuận được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý
tại Nhật Bản, cần nắm bắt cơ hội này, quảng bá chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” để
nâng cao uy tín, giá trị cho thanh long.
12
4. Quy chuẩn chất lượng của thanh long vào thị trường Nhật Bản 

Nhật Bản là một thị trường khó tính nên trái thanh long vào thị trường Nhật Bản
phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trọng lượng trái phải từ 300
gram trở lên. Trái thanh long phải phù hợp với luật vệ sinh môi trường của Nhật và
qua các bước kiểm dịch động thực vật trước khi vào được thị trường khó tính này.
Toàn bộ lô hàng được xử lý qua gia nhiệt để loại bỏ ruồi đục quả và tăng chất lượng
sản phẩm. Tất cả quá trình xử lý được các chuyên gia của phía Nhật Bản và Việt
Nam giám sát rất chặt chẽ.

Bảng 1: Mức độ khuyết tật

Mức độ khuyết tật

≤ 4 cm2 tổng diện tích bề


Tỷ lệ đốm đen
mặt trái

≤ 4 cm2 tổng diện tích bề


Tỷ lệ xây xát hoặc vết trầy nhẹ, vết côn trùng đốt mặt trái

Tỷ lệ vết cắt, lỗ lõm, lỗ thủng, vết nứt 0%

Tỷ lệ chỗ bị dập, úng nước, các đốm bị chuyển màu


0%
do hư thối

Không bị úng nước, thẫm


Thịt quả
màu
Chỉ tiêu vệ sinh

Tạp chất Không cho phép (Bao gồm đất, cát, bụi bẩn, vết nhựa
đen, kim loại… trên bề mặt trái).

Sinh vật hại Không còn côn trùng sống, dấu vết của thuốc trừ sâu,
trừ bệnh.

Thanh long được đặt trong sọt có lớp xốp (mốp, giấy
báo) chống cấn dập và được phân theo từng size).
Bao gói, ghi nhãn, vận
chuyển và bảo quản Ghi rõ vườn sản xuất, địa chỉ, mã code.

Vận chuyển bằng xe tải, bảo quản ở nhiệt độ thường.

13
Bảng 2: Chỉ tiêu vệ sinh

Bảng 3: Chỉ tiêu vi sinh

Chỉ tiêu vi sinh

Mức giới hạn cho phép


Chỉ tiêu Loại vi sinh
(MRL)

Vi sinh vật gây hại Salmonella (CFU/25g) 0


(CFU/g) (quy định cho
rau, quả) Coliforms 200

Quyết định 46/2007/QĐ- Escherichia coli 10


BYT
Bảng 4: Chỉ tiêu kim loại nặng

Chỉ tiêu kim loại nặng

Chì (Pb) 0,1

Hàm lượng kim loại nặng Aren Không quy định


(mg/kg) (trái cây nhiệt đới,
không ăn được vỏ) Cadimi (Cd) Không quy định

Thuỷ ngân (Hg) Không quy định


Bảng 5: Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Dư lượng thuốc bảo vệ thực Carbendazim 2


vật (mg/kg)
Dimethoate 1

Dithipcarbamates 2

Imidacloprid 0,2

Prochloraz 2

Propiconazole 0,05
14
Thiabendazole 5

Triadimefon 0,05

Triadiamenol
0,05

Pỷaclostrobin
0,05

Buprofezin
0,1

Profenofos
0,2

Cyhalothrin
0,2

Imidacloprid
0,2

Endosulfan
0,5

Cyromazine
0,5

Azoxystrobin
0,7

Cypermethrins
0,7

Dimethoate
1

Dithiocarbamates
2

15
Carbendazim
5

5. Giải pháp để xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản

Làm thế nào để tăng sản lượng thanh long xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản? 

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG LƯỢNG XUẤT KHẨU THANH LONG


VÀO NHẬT BẢN

Hiện nay ở Việt Nam, thanh long được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu
chủ lực. Thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung
Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Australia, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và
Chile. Trong đó, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường vô cùng khó
tình đối với các sản phẩm ngoại nhập, bởi vậy để tăng lượng thanh long của Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cần đầu tư mạnh cũng như lâu dài mới có
thể hiệu quả.

a. Giữ vững sản lượng xuất khẩu hiện tại

 Giữ vững chất lượng thanh long luôn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Thị trường Nhật Bản rất đề cao trong việc kiểm soát nghiêm ngặt các sản phẩm
nhập khẩu nên việc đảm bảo yêu cầu về chất lượng hàng hóa là điều kiện tiên quyết
để giữ được khách hàng và mở rộng thị trường. “Không lôi kéo khách hàng bằng
cách cạnh tranh về giá hoặc điều kiện thanh toán. Mà điều kiện tiên quyết để giữ
được khách hàng, mở rộng thị trường, chính là doanh nghiệp cần đảm bảo yêu cầu
về chất lượng hàng hóa”- đó là chia sẻ của ông Bùi Trung Thướng – Tham tán
thương mại Việt Nam tại Ấn Độ với Báo Công Thương về việc “bày cách” cho
doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam chinh phục thị trường Ấn Độ. Và điều
này cũng đúng đối với thị trường Nhật Bản, một quốc gia chú trọng gắt gao về chất
lượng sản phẩm nhập khẩu. 

16
Doanh nghiệp và nông dân Việt Nam cần phải thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu
trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để đảm bảo thanh long luôn
tươi ngon, giữ được chất lượng, giữ được thương hiệu và giữ được thị trường.

 Bình ổn giá

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản
khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng ưu đãi thuế từ các FTA mà
Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như VJEPA, AJCEP, CPTPP…để có một
mức giá ưu đãi cho sản phẩm.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sự ổn định giá cả và lượng của sản
phẩm do người tiêu dùng Nhật Bản nhạy cảm với sự thay đổi liên tục giá bán sản
phẩm. Việc thanh long Việt Nam giữ được mức giá cả hợp lý sẽ làm tăng nhu cầu
sử dụng mặt hàng thanh long của Việt Nam.

 Đảm bảo việc giao dịch diễn ra thuận lợi 

Hiện tại đại dịch Covid 19 đang dần hạ nhiệt ở thị trường này, tuy nhiên họ cũng
đang thắt chặt mọi khả năng lây lan nguồn bệnh, doanh nghiệp cần thường xuyên
liên hệ với đối tác Nhật Bản để cập nhật diễn biến về tình hình dịch bệnh Covid- 19
và các biện pháp phong tỏa của chính quyền địa phương. Cùng với đó, kiểm tra tình
trạng giao nhận hàng hóa, tiến trình thực hiện hợp đồng thương mại, việc thực hiện
giãn cách xã hội và làm việc tại nhà có thể ảnh hưởng đến hoạt động thông quan
hàng hóa. 

Với các hợp đồng đã có, cần trao đổi với đối tác đàm phán lại các điều khoản hợp
đồng, điều kiện giao hàng, thanh toán và ghi rõ các trường hợp bất khả kháng.

Đối với các đơn hàng mới xem xét áp dụng các điều khoản thanh toán an toàn, có
lợi cho doanh nghiệp, thường xuyên giữ liên lạc với đối tác, đơn vị vận chuyển…
tuyệt đối không sử dụng các phương pháp thanh toán trả chậm, DA/DP… Tăng
cường sử dụng các giao dịch điện tử nhưng cũng cần ký kết hợp đồng mua bán đầy
đủ, đúng quy định, tránh chỉ sử dụng bằng Email, tin nhắn đã thực hiện hợp đồng
kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp cần hỗ trợ xác minh đối tác, tham vấn về

17
hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nhật
Bản.

b. Tăng sản lượng thanh long xuất khẩu trong tương lai

 Đầu tư công nghệ kéo dài thời gian bảo quản trái cây sau thu hoạch

Mặc dù trái cây Việt Nam đã xuất khẩu tới nhiều nước nhưng nguồn cung không ổn
định, công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn thô sơ. Hiện công nghệ bảo quản trái
thanh long tươi chỉ được 30-35 ngày nên không thể vận chuyển bằng đường biển
sang các nước khác mà phải sử dụng đường hàng không kéo theo giá thành tăng
cao, khó cạnh tranh với những nước vận chuyển bằng đường biển. 

Để khắc phục những khó khăn này qua đó chinh phục những thị trường khó tính thì
DN và hợp tác xã nên quy hoạch vùng trồng theo tiêu chuẩn, quy định châu Âu qua
đó đảm bảo nguồn cung ổn định. Ngoài ra DN nên liên kết đầu tư công nghệ kéo dài
thời gian bảo quản trái cây sau thu hoạch để vận chuyển bằng đường biển qua đó
giảm giá thành sản phẩm.

 Nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, mẫu mã sản phẩm

Doanh nghiệp cũng nên chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ, kỹ thuật
sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại, mẫu mã sản phẩm, từ
đó đáp ứng thị hiếu riêng biệt của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Để tận dụng nhu cầu sử dụng thanh long của người Nhật Bản, doanh nghiệp Việt
Nam cần nghiên cứu nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Phát
triển các sản phẩm từ thanh long tốt cho sức khỏe, ghi rõ trên bao bì của sản phẩm
các thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản, hạn sử dụng,
thành phần nào có thể gây dị ứng để tạo sự tin tưởng an tâm khi sử dụng sản phẩm
từ thanh long từ Việt Nam.

Các sản phẩm chế biến từ thanh long như nước thanh long đóng chai, thanh long sấy
dẻo, kẹo thanh long… nên đa dạng hơn về mẫu mã, mùi vị, nâng cao chất lượng để
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại Nhật Bản.

Doanh nghiệp chúng ta phải nắm bắt, nâng cao hiểu biết về văn hóa kinh doanh của
doanh nghiệp Nhật Bản và văn hóa tiêu dùng của người Nhật Bản để có thể nắm bắt
18
tâm lý tiêu dùng của người Nhật, xây dựng sự tin cậy, đồng thời phát triển hay đề
xuất các sản phẩm thanh long phù hợp với thị trường Nhật Bản.

6. Kết luận

Ở góc độ marketing, sau khi khảo sát và phân tích thị trường. Nhìn chung, Nhật Bản
vẫn sẽ là một thị trường “màu mỡ” và đủ rộng để thanh long Việt Nam xuất khẩu.
Việc xuất khẩu có cơ hội lớn cho Việt Nam như nhu cầu thị trường về thanh long rất
cao nhưng thị trường trong nước không đáp ứng đủ và đạt tiêu chuẩn, chi phí vận
chuyển ngày càng thấp, thu nhập bình quân Nhật Bản cũng ở mức cao nên họ sẵn
sàng chi trả cho thanh long dù chi phí có đắt. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều hạn
chế về chính sách xuất khẩu và yêu cầu chất lượng khắt khe vì người Nhật bản quan
tâm rất nhiều về vấn đề sức khoẻ, mà người dân Việt Nam chưa có đủ kiến thức và
kỹ thuật tân tiến để đảm bảo chất lượng của Nhật Bản nên có nhiều vấn đề dẫn đến
không thể tiếp cận được với thị trường Nhật Bản. Trong tương lai, với sự phát triển
mạnh mẽ về công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp sẽ tăng vượt bậc, người dân Việt
Nam hoàn toàn có thể đưa sản phẩm thanh long của chính mình tiếp cận được thị
trường Nhật Bản, việc xuất khẩu không phải là một điều quá khó khăn. Và xuất
khẩu thanh long cũng sẽ là một giải pháp tuyệt vời để phân bổ nguồn cung vượt quá
mức tại Việt Nam, giúp người dân có nhiều lợi nhuận và giảm bớt rủi ro.

19

You might also like