You are on page 1of 166

Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 4

Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 5


Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 6

NGÔN NGỮ
&

VĂN HOÁ
KƠ HO
MỤC LỤC
CHƯƠNG I................................................
LỊCH SỬ DÂN TỘC KƠ HO...................
DẪN NHẬP.......................................................
I. NHÓM GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM SÀI GÒN...............................................
II. NGUYỄN KHẮC NGỮ VÀ
PHẠM ĐÌNH TIẾU...........................................
III. HỒ VĂN ĐÀM..........................................
IV. BÌNH NGUYÊN LỘC...............................
V. LINH MỤC ĐAMINH
NGUYỄN HUY TRỌNG................................
KẾT LUẬN.....................................................
CHƯƠNG II.............................................
NIỀM TIN CỦA NGƯỜI KƠ HO
...................................................................
DẪN NHẬP.....................................................
I. THẦN, THẦN LINH,
THƯỢNG ĐẾ, THIÊN CHÚA …
(YÀNG).............................................................
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 7

II. QUỶ (CÀ), QUỶ THẦN (CÀ


YÀNG)..............................................................
III. VỊ TRUNG GIAN (CAU KÒN
GÙNG).............................................................
IV. HAI TƯƠNG QUAN CỦA
NIỀM TIN : LINH HỒN, ÂM
PHỦ .................................................................
KẾT LUẬN.....................................................
CHƯƠNG III...........................................
NGÔN NGỮ VÀ VĂN VẦN KƠ
HO.............................................................
DẪN NHẬP.....................................................
I. NHỮNG NHẬN ĐỊNH SƠ
KHỞI................................................................
II. HÌNH THỨC VĂN VẦN............................
III. CẤU TẠO..................................................
IV. NỘI DUNG VĂN VẦN.............................
KẾT LUẬN...................................................

CHƯƠNG I
LỊCH SỬ DÂN TỘC KƠ HO

DẪN NHẬP
Người Kơ Ho là ai ? Họ từ
đâu mà đến ? Đó là công việc
của nhà nhân chủng học trong
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 8

cũng như ngoài nước ta, họ đang


hăng say làm cuộc khảo cứu hữu
ích này. Nhưng còn chính người CHAPTER I: HISTORY OF
Kơ Ho thì họ không biết và cũng K'HO PEOPLE
chẳng cần muốn biết làm gì. Một INTRODUCTION
vùng mây huyền ảo còn bao
Who is K'Ho people? Where
trùm lên nguồn gốc xa xưa của
did they come from? Those are
họ.1 questions that both domestic and
Đã có nhiều nỗ lực khảo international anthropologists are
cứu để tìm ra nguồn gốc của enthusiastically trying to answer
during their beneficial research.
người Thượng trên vùng đất Cao
But the K'Ho themselves have no
Nguyên Việt Nam nói chung và idea about their background, and
người Kơ Ho nói riêng trong they do not really care about
vùng đất Nam Cao Nguyên. that. Their ancient origin is still
Những thành quả này tuy khác covered by dreamlike fog!
nhau nhưng bước đầu đã vén mở
Scientists have conducted
cho thấy những dấu tích về
various research efforts to find
nguồn gốc của người Thượng out the origin of the
nói chung và sắc dân Kơ Ho nói Montagnards in the Highlands of
riêng. Vietnam in general and the K'Ho
people in the Southern Highlands
Sau đây xin trình bày
in particular. These results may
những thành quả đã đạt được của be different from each other, but
các nhà khảo cổ, nhân chủng, it has initially revealed traces of
ngôn ngữ, và các nhà nghiên the origin of the Montagnards in
cứu, với thứ tự lần lượt theo : general and the K'Ho ethnic
group in particular.
I. Nhóm Giáo sư Đại học

1
J. M. PHÙNG THANH QUANG, Lạc quan trên miền Thượng, 1974, Tr. 91
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 9

Sư phạm Sài Gòn The following are the


achievements of archaeologists,
II. Nguyễn Khắc Ngữ và
anthropologists, linguists, and
Phạm Đình Tiếu researchers; in sequential order:
III. Hồ Văn Đàm
IV. Bình Nguyên Lộc I. Professors of Ho Chi
V. Linh mục Đaminh Minh City University of
Nguyễn Huy Trọng Pedagogy
II. Nguyen Khac Ngu &
Pham Dinh Tieu
I. NHÓM GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SƯ III. Ho Van Dam
PHẠM SÀI GÒN2 IV.Binh Nguyen Loc
V. Dominican priest Nguyen
Người Lat là sắc dân Huy Trong
Indonésien thuộc nhóm Môn-Khmer
ở cao nguyên Lâm Viên gồm cả I. Professors of Ho Chi Minh
giống Srê, Mạ, Cil, ảnh hưởng người City University of Pedagogy
Miên. Còn người Kơ Ho vẫn thường The Lat people are the
lầm tưởng là một sắc dân trong Indonesians ethnic group
nhóm ảnh hưởng Miên này lại chỉ là belonging to the Mon-Khmer
tiếng người Chàm gọi, (Kahov) dùng group in the Lam Vien plateau,
để chỉ tất cả những người thượng including the Sre, Ma, and Cil
cũng như tiếng “mọi,” “thượng” của varieties, influenced from the
Mien. The K’ho people are often
người Việt hay “montagnard” của
mistaken for an ethnic group in
người Pháp – Như thế về nhân this Mien influence group, as
chủng, không hề có một sắc dân nào people think that the name
gọi là Kơ Ho. Người ta cũng thường "K'ho" is just the Cham people's
dùng tiếng Kơ Ho để chỉ một thứ language (Kahov) used to refer
ngôn ngữ chung cho một số sắc dân to all of the ethnic group in the
2
HÃN NGUYÊN, Lịch sử phát triển Đà Lạt trong Tập san Sử địa : Đặc khảo
Đà Lạt, Nha Địa Dư Quốc Gia, 1971, Tr. 272.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 10

cư ngụ tại vùng cao nguyên Lâm highland; or the word "mọi",
"thượng" of the Vietnamese as
Viên.
well as "montagnard" of the
French. Therefore, in terms of
II. NGUYỄN KHẮC NGỮ VÀ
anthropology, there is no ethnic
PHẠM ĐÌNH TIẾU3.
group called the K'Ho.
Khác với đồng bào thiểu số ở Additionally, people usually
miền Bắc, chỉ sinh sống trên miền refer K'Ho language to a type of
núi, đồng bào thiểu số miền Nam language commonly used among
sống cả ở dưới đồng bằng. a number of ethnic groups living
in the Lam Vien plateau.
Khu vực của đồng bào thiểu
số miền Nam ở từ đèo Ngang trở II. Nguyen Khac Ngu &
vào, một phần ở trên các cao nguyên
gọi là đồng bào Thượng, một phần ở Pham Dinh Tieu
dưới các đồng bằng vốn là các sắc
dân xưa kia đã lập quốc trên giải đất
này như Chàm, Căm-bốt. Đứng về Unlike the ethnic minorities in
phương diện nhân chủng, người ta có the North, who only live in the
thể chia các sắc dân thiểu số miền mountains, their Southern
Nam thành hai nhóm : Nhóm gốc counterparts also live in the
Mã Lai – Đa đảo và nhóm Môn – plains.
Khmer.
The area of the Southern ethnic
1. Nhóm gốc Mã Lai – Đa đảo: minorities is located from Ngang
Pass onward to the South; some
Theo các nhà nhân chủng học, live on the plateau called
những sắc dân thuộc nhóm này thuộc “Montagnard” (người Thượng),
giống dân hải đảo phía Nam. Nhóm others who were the ancient
này nói tiếng Mã Lai – Đa đảo – nên ethnic groups founding the
country on this land live under
một sắc dân nói lên, các sắc dân
the plains such as Cham and
3
NGUYỄN KHẮC NGỮ & PHẠM ĐÌNH TIẾU, Địa Lý Việt Nam, Cơ Sở Xuất
Bản Sử Địa, 1970, Tr. 126-137
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 11

khác trong nhóm có thể nghe hiểu Cambodia. From the point of
view of anthropology, scientists
được. Các sắc dân trong nhóm Mã
can divide the Southern ethnic
Lai – Đa đảo đều theo chế độ mẫu minorities into two groups: the
hệ. Trong xã hội này, người đàn bà Malay-Polynesia group and the
cưới chồng về nhà mình, con cái Mon-Khmer group.
theo họ mẹ, tài sản chỉ truyền cho
con gái. 1. The Malay-Polynesia group

Trình độ văn minh của các According to anthropologists,


nhóm này tương đối khá, y phục kín people in this group are the
đáo, trang sức lộng lẫy, phong tục Southern islanders. They speak
thuần hoà. Malay - Polynesian; therefore, if
one ethnic group speaks, other
Những sắc dân thuộc nhóm ethnic groups in the group can
này gồm : người Chàm, người Ra- understand. The ethnic groups in
đê, người Gia-rai, người Ra-glai, the Malay - Polynesian group all
Chu-ru, Hơ-roi. follow matrilineality. In this
society, a woman brings her
2. Nhóm Môn-Khmer. husband to her home; children
follow their mother's surname;
Nhóm Môn-Khmer, theo các and property is only passed on to
nhà nhân chủng học là sắc dân từ daughters.
miền Tây bán đảo Đông Dương đến
The level of civilization of these
cao nguyên miền Nam trước nhóm
groups is decently good, their
Mã Lai – Đa đảo. Nhưng do thế yếu clothes are discreet, their jewelry
đã bị giống Mã Lai – Đa đảo chiếm is splendid, and their customs are
mất miền đồng bằng (Chàm), các on firm footing.
cao nguyên trù phú (Ra-đê ở Đắc
Lắc, Gia-rai ở Plê-cu) nên chỉ còn ở The ethnic minorities belong to
this group are: Cham people,
3 khu :
Rhade people, Jarai people,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 12

Khu phía Bắc cao nguyên Raglai people, Churu people and
H'roi people.
miền Nam có các sắc dân Ba-na, Sê-
đăng. Khu phía Nam cao nguyên 2. The Mon-Khmer group
miền Nam có các sắc dân Mạ, Srê,
Mnông và ở Nam phần có sắc dân According to anthropologists, the
Khmer, Stiêng v.v. Các sắc dân này Mon-Khmer group is an ethnic
nói tiếng Khmer ở Căm-bốt và tiếng group from the Western part of
the Indochina Peninsula coming
Môn ở miền Nam Miến-điện, Thái
to the Southern plateau before
Lan. the Malay-Polynesia group.
Trình độ văn minh của các sắc However, due to their lack of
dân này còn thấp kém, y phục rất sơ influence, they have lost their
lands to the hands of the Malay -
sài, phần nhiều còn ở trần.
Polynesian group; more
Khu phía Bắc tương đối còn specifically, the plains (taken by
tiến bộ hơn khu phía Nam nhưng tất Cham people), the rich plateaus
cả so với nhóm Mã Lai – Đa đảo thì (taken by Rhade people in Dak
còn kém xa. Lak and by Jarai people in
Pleiku). Therefore, there are only
Nhóm Môn-Khmer theo chế 3 areas left:
độ phụ hệ.
The Northern region of the
Southern plateau is inhabited by
Xứ Mạ (Che-Ma) (Xứ Mạ the Bahnar and Xo Dang ethnic
thuộc khu phía Nam) groups. The Southern region of
the Southern plateau has the
Người Mạ vốn dòng dõi Maa, Sre, and Mnong ethnic
người Phù Nam và Chân Lạp ở phía groups; and the Southern part
Tây di cư lên. has the Khmer, Stieng, etc.
These ethnic groups speak
Trước thế kỷ XVII, người Mạ Khmer in Cambodia and Mon in
sống thành một vương quốc do ông Southern Myanmar and
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 13

hoàng Che-ma đứng đầu. Vương Thailand.


quốc này thần phục vua Chân Lạp. The level of civilization of these
Vương quốc Mạ xưa gồm ethnic groups is still low, the
nhiều sắc dân như Kơ Ho, Srê, clothes are very sketchy, most of
the people are still upper half-
Noang, Nôp, Lat, Tring.
naked.
Ngày nay (1970) họ còn đến
64.770 người sống ở cao nguyên Di The Northern region is decently
Linh, từ Đà Lạt đến tận Xuân Lộc. more developed than its
Southern counterpart; but all in
Ngôn ngữ chung của họ là all, compared to the Malay-
tiếng Kơ Ho – một ngôn ngữ đồng Polynesia group, they are still far
họ với tiếng Khmer. behind.

Người Mạ nói chung còn sống The Mon - Khmer group follows
thô sơ, đàn ông chỉ đóng khố, đàn bà patrilineality.
quấn một sa-rông.
Ngày hội hè hay đi xa họ mặc
thêm một áo giản dị gồm một mảnh
vải cắt ở giữa để chui đầu qua. Đàn
ông và đàn bà đều để tóc dài, rồi búi
ra phía sau. Cả hai đều đeo hoa tai và
nhiều chuỗi hạt, hay vòng ở cổ, ở tay
và cả ở chân nữa.
Người Mạ còn giữ phong tục
cà răng và căng tai bằng những vòng
lớn.
Người Mạ thường ở nhà sàn.
Ở vùng người Srê (Bảo Lộc và Di
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 14

Linh) nhà hẹp và dài lợp tranh chung


cho nhiều gia đình. Ở vùng người
Mạ (từ Bảo Lộc đến Xuân Lộc) nhà
rộng cho từng gia đình thường lợp
lá.
Có nơi nhà không có sàn,
không có vách mái sắt xuống tận nền
đất.
Người Mạ làm rẫy trồng lúa,
bắp, chăn nuôi lấy thực phẩm; họ
cũng trồng bông, kéo chỉ và tự dệt
lấy vải. Vải của họ thường dệt ô
vuông hay quả trám với nhiều màu
sặc sỡ như đen, xanh, đỏ.
Người Mạ cũng biết đánh cá
bằng thuyền trên các sông Dak-Dong
(Da-dung), Dak Rgna (La-nha) và
săn bắn giỏi.
Trong số các sắc dân trên xứ
Mạ, người Srê, người Noang đã bị
ảnh hưởng nhiều của người Chàm,
thí dụ như theo chế độ mẫu hệ trong
khi các sắc dân khác vẫn theo chế độ
phụ hệ.

III. HỒ VĂN ĐÀM4

4
HỒ VĂN ĐÀM, Phong Quang tỉnh Darlac, 1967, Tr. 13-14. 75
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 15

Theo nhận xét của các nhà


khảo cứu Au-Tây thì các giống
người Thượng ở Cao Nguyên Trung
Phần bây giờ nguyên là dòng giống
người An Độ tràn qua và phân làm
hai nhóm :
Nhóm đến trước là những
người : Ra-đê, Jaray, Churu, nhóm
đến sau là những người : Mạ,
M’nong, Bà-na, và Sơ-đăng.
Người Ra-đê ở giữa trung tâm
Cao Nguyên. Những người Jaray,
Bà-na và Sơ-đăng ở phía Bắc. Người
M’nong, Mạ, Kơ Ho và Churu ở
phía Nam. Tất cả các giống người
ấy, nguyên xưa đều có tập quán,
phong tục gần giống nhau, tiếng nói
tuy khác nhau nhưng cùng một gốc
tích mà ra, sinh hoạt và y phục cũng
tương tự, họ đều có những chuyện cổ
tích kỳ khôi và tín ngưỡng phức tạp
na ná như nhau.
Sau khi phân tán ở cách nhau,
không liên lạc thuận tiện đã lâu đời,
họ trở nên mỗi ngày một khác biệt
nhau thêm.
Truy nguyên các giống người
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 16

Thượng Cao Nguyên Trung Phần, đa


số các nhà khảo cứu Âu Tây cho là
gốc ở một phần lớn tự Ấn Độ tràn
qua dần dần từ xưa, và một phần nhỏ
do dân tộc Chàm từ dưới Miền
Trung Châu lên sau này pha lẫn nữa.
Thuyết này kể từ Trung Cổ về sau,
xem có phần khả cứ.
Song năm 1933 có vị bác sĩ
Join một nhà khảo cứu dân tộc người
Thượng đã truy nguyên về lối sơ cổ
đưa ra một giả thuyết : những dân
tộc Ra-đê có lẽ là một giống lai của
thổ dân Négritos vì xem tổng quát
tính tình phong tục đều tương tự –
gốc Négritos nguyên xưa ở về quần
đảo Nam Hải đã pha lẫn các dân tộc
khác, không còn nguyên trạng chính
thức, - Nay nhóm ấy hiện còn một ít
ở Phi-luật-tân, Java và Singapor.
Vì người Ra-đê đã có hát một
câu rằng “Ih dê Djiê lan engao plao
K’si” nghĩa là “khi anh lên khỏi đất
ta trên một hòn đảo ở giữa biển”
v.v.. Và những truyện của người Ra-
đê từng nhắc nhở lúc nguyên thuỷ
loài người của dân tộc họ đã trải qua
5 thời kỳ : 1/ Mặt đất bị hoả tai, 2/
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 17

Sự đói kém cực độ, 3/ Đại hồng


thuỷ, 4/ Động đất, 5/ Tìm đường trên
đất liền để sinh sống. Vì những lẽ đó
mà bác sĩ nghĩ rằng một dân tộc ở
chốn thâm sơn cùng cốc mà lại còn
nhắc nhở câu hát trên hòn đảo xa
xăm ngoài bể khơi rất có thể là một
dân tộc lúc sơ cổ ở đảo, đã bị bao
nhiêu thiên tai mà lưu lạc vào lục địa
rồi lần đến rừng xanh đất đỏ.5

IV. BÌNH NGUYÊN LỘC6

Trong lãnh thổ ta có hai dân


tộc chưa được khoa học biết đích
xác, đó là Thượng Việt và người
Mường.
Ta cứ tưởng tượng Thượng
Việt gồm nhiều dân tộc : Sơ-đăng,
Bà-na, Ra-đê v.v., nhưng sự thật thì
họ chỉ là các bộ lạc của một dân tộc
độc nhất, thế nên chúng tôi mới nói
là có hai dân tộc chưa được biết, mà
trong đó có người Thượng. Không
giải thích dài dòng, e sẽ bị cho là sai
vì ai cũng tưởng trên Cao nguyên có
hai ba chục dân tộc.
5
HỒ VĂN ĐÀM, Phong Quang tỉnh Darlac, 1967, Tr. 13-14
6
BÌNH NGUYÊN LỘC, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc,
1971, Tr. 712-717
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 18

Chúng tôi gọi họ là đồng bào


là gọi đúng 100% chớ không phải là
mị dân đâu, vì khoa học đã nhìn
nhận rằng đồng bào Thượng là
Indonésien từ nửa thế kỷ nay, tại
thiên hạ cứ ngỡ Indonésien là Mọi.
Nay biết rằng Indonésien là Mã Lai,
mà chúng tôi vừa chứng minh rằng
Việt Nam là Mã Lai thì họ với ta
đồng bào rồi vậy.
Ta cần biết Thượng Việt
ngay, xem họ là ai, có phải là Cao
Miên như các ông Tây đã nói hay
không ?
Các ông Tây thấy danh từ của
ai mà giống của Cao Miên, đều cứ
nhắm mắt nói càn là họ vay mượn
của Cao Miên hoặc là phụ chi của
Cao Miên, chỉ vì các ông không biết
chủng Mã Lai ở Đông Nam Á có hai
đợt, mà đợt I có ngôn ngữ giống
nhau hết thảy.
Khi đối chiếu ngôn ngữ Kinh
và Thượng đã thấy rằng có rất nhiều
danh từ mà Thượng và ta đều có,
trong khi đó thì Cao Miên không có.
Nhưng các bảng đối chiếu ấy không
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 19

nói lên được gì cho nhiều. Phải biết


trọn ngôn ngữ Cao Miên và Thượng
mới thấy rằng quả thật họ gần Việt
Nam hơn Cao Miên.
Trên thế giới, chỉ có hai người
Pháp là biết rằng Thượng Việt là Mã
Lai chớ không phải Cao Miên (mặc
dù Cao Miên cũng là Mã Lai). Đó là
hai ông Antoine Cabaton, giáo sư
Mã Ngữ tại trường Ngôn ngữ Á
Đông ở Ba Lê, và ông Louis Charles
Damais, một nhà bác học về Mã Lai
học. Nhưng ông thứ nhất không
được ai nghe, ông thứ nhì chưa kịp
viết gì hết về người Thượng rồi qua
đời năm 1966.
Ông A. Cabaton đã thấy rằng
căn bản ngôn ngữ của người Thượng
là Mã Lai ngữ. Nhưng biết Thượng
là Mã Lai cũng chưa đủ, còn phải
biết rằng họ là Mã Lai đợt I hay đợt
II mới là chính xác hơn. Điều này thì
ai cũng có thể biết bằng cách dựa
vào ngôn ngữ. Người Giarai và
người Ra-đê nhất định là Mã Lai đợt
II. Tất cả các nhóm khác là Mã Lai
đợt I vì họ dùng danh từ Mã Lai đợt
I mà có hai nhóm rất gần ta là Khả
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 20

Lá Vàng vì ta hiểu được một câu nói


của họ, kế đó là người Mạ mà chúng
tôi đã nghiên cứu loại từ Con và Cái
được, nhờ ngôn ngữ của họ. Và điều
thứ ba ta cần biết là nhóm đợt I từ
Trung Việt lên Cao Nguyên, hay từ
Cao Miên sang Cao Nguyên.
Ta thử tưởng tượng xem
người Thượng Mã Lai đợt I đi Đông
An rồi rẽ sang Đông Dương như
người Môn, hay từ Trung Việt đi lên
Cao Nguyên.
Chúng ta có thể nói ngay mà
không sợ lầm rằng họ từ Trung Việt
lên Cao Nguyên.
Nếu chứng minh được điều đó
thì các thuyết của Tây về Thượng
Việt sai hết, các ông Tây cho rằng
Thượng Việt là một phụ chủng Cao
Miên, mà như vậy, họ phải từ Cao
Miên sang Cao Nguyên.
Chứng minh được điều đó thì
cổ sử Chiêm Thành sẽ rõ ràng hơn.
Người Chiêm thành, cứ bằng vào
ngôn ngữ của họ, là Mã Lai hỗn hợp
y hệt như V.N. Nhưng yếu tố Mã Lai
đợt I do đâu mà họ có, phải chăng là
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 21

họ đến sau, đánh đuổi người Thượng


lên Cao Nguyên, nhưng đánh đuổi
không hết, vì thế nên vốn là Mã Lai
đợt II, họ lại dùng đến 30 phần trăm
danh từ của Mã Lai đợt I, chính vì
chủ đất cũ là Thượng Việt không đi
hết mà có ở lại để sống chung với
họ, biến thành Chàm…
Chứng tích dưới đây cho thấy
Thượng Việt là Mã Lai, chớ không
phải Cao Miên, mặc dầu Cao Miên
cũng là Mã Lai, nhưng Mã Lai loại
khác, không thuộc loại di cư bằng
đường biển.
Năm 1949 phu Công chánh đã
đào gặp tại một công trường ở
Đăklăk những cổ vật bằng đá mài
đồng tuổi với cổ vật Bắc Sơn. Nhà
tiền sử học A. Schaeffaer nhận diện
được đó là một nhạc khí bằng đá mà
âm thanh giống nhạc khí đồng của
Mã Lai, và khác với nhạc khí bằng
ngọc thạch của Tàu.
Đó là một bằng chứng
Thượng Việt là Mã Lai đợt I vì Mã
Lai đợt II chỉ mới tới khoảng 500
năm trước Tây lịch thì không làm
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 22

sao mà có cổ vật thời Bắc sơn cũ


5000 năm được. Và đó là bằng
chứng họ không là Cao Miên vì Cao
Miên chỉ mới tới Trung Lào vào cuối
đời nhà Chu thì không làm sao mà
có cổ vật cổ 5000 năm được.
Có thế nào mà họ từ Đông An
Độ sang Cao Nguyên Việt Nam,
trước Cao Miên chăng ? Không.
Nhóm Mã Lai Lạc bộ Chuy không
có chế tạo nhạc khí bằng đá. Và nếu
người Thượng đã từ Đông An Độ
sang thì họ ở lại đất Cao Miên nay là
đất phì nhiêu chớ không dại mà lên
Cao Nguyên ta là nơi khí hậu xấu,
đất lại không tốt gì. Đất của người
Sơ Đăng toàn đá núi, năm nào họ
cũng đói kém nhiều tháng, họ không
có điên dại mà không định cư ở Cao
Miên này, đi tìm một xứ khốn khổ
như vậy. Họ cũng không thể bị Phù
Nam hay Cao Miên đánh đuổi về sau
vì họ rất giỏi và hiếu chiến, hai thứ
dân kia, vào thuở ấy có bị họ đàn áp
thì có chứ không thể bị họ đánh
đuổi.
Đất Cao Miên xưa, tức Trung
Lào, hay Cao Miên nay gì cũng phì
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 23

nhiêu và có khí hậu tốt hơn đất Cao


Nguyên.
Vậy nếu họ là Cao Miên thì
họ đã không sang Cao Nguyên vì
Cao Miên xưa nay bao giờ cũng thừa
đất chứ không thiếu đất tốt.
Cùng lắm họ cũng là bạn cùng
đường với Cao Miên, chớ không
phải là Cao Miên, họ cũng ở lại xứ
Cao Miên với người Cao Miên vì
người Cao Miên không có đánh đuổi
họ, bằng chứng là người Pnong vẫn
ở lại được trong lãnh thổ Cao Miên
mà không bị đánh đuổi.
Ta chỉ có thể hiểu rằng người
Thượng là Mã Lai đợt I di cư bằng
đường biển, cùng lúc với ta và chiếm
địa bàn Trung Việt vì địa bàn Bắc
Việt đã bị ta chiếm rồi.
Sử Chiêm Thành nói rằng
Chàm đã đánh đuổi thổ dân ở Trung
Việt rồi lập quốc ở đó. Nhưng không
có một ai mà biết thổ dân đó là ai cả,
và rồi họ đi đâu.
Khi mà ta biết được rằng
người Chàm là Mã Lai đợt II thì ta
phải biết rằng dân ấy là Thượng
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 24

Việt, chớ không còn ai vào đó nữa


cả.
Dựa vào nhạc khí thời Bắc
Sơn ở Đắk Lắk, ta kết luận được
rằng Thượng Việt làm chủ Trung
Việt và Cao Nguyên rất lâu đời, chớ
không phải chỉ làm chủ Trung Việt
mà thôi. Sở dĩ chưa tìm được dấu vết
của Mã Lai đợt I ở Trung Việt vì các
nhà khảo cổ Pháp bận say mê xây cất
Chiêm Thành, không có đào bới gì
hết ở Trung Việt một cách đáng kể.
Tuy nhiên họ đã có gặp dấu vết Mã
Lai đợt I ở lộ thiên mà không ngờ.
Đó là dấu vết Tam Toà. Trạm
Tam Toà không thể là dấu tích của
đợt II vì chỉ có đồ đá mài mà không
có dụng cụ canh nông, cũng không
thể là dấu tích của hai chủng Mêlanê
và Négrito vì hai chủng đó quá kém
cỏi, trên thế giới, nơi nào họ cũng
không tiến lên đá mài được, đó là
chủng Négrito, còn chủng Mêlanê thì
riêng ở Việt Nam, chưa tiến lên thời
đại đá mài được.
Chỉ có một nhóm người mới
có thể là tác giả của những cổ vật
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 25

Tam Toà, đó là Mã Lai đợt I. Nhạc


khí Đắc Lắc và đồ đá mài Tam Toà,
tuy chỉ là hai dấu vết nghèo nàn,
nhưng đủ sức vẽ ra được lộ trình của
Mã Lai đợt I.
Các nhóm Mã Lai đợt I khác
như Mạ, Stiêng, Kơ Ho thì xem ra
không phải từ Trung Việt lên, mà từ
Phù Nam lên, theo nghiên cứu về
người Mạ của ông Bourotte và của
riêng chúng tôi : Nam Kỳ và Cao
Miên nay cũng là đất của Mã Lai đợt
I (với lưỡi rìu tay cầm) nhưng cũng
bị nhóm đợt II cướp lấy để dựng lên
nước Phù Nam, dân Phù Nam có
ngôn ngữ của Mã Lai đợt II, có trống
đồng, như đã thấy và sẽ thấy, vì thế
mà Mạ, Stiêng, Kơ Ho, Pnong mới
phải chạy lên núi rừng, nhưng không
đi ngay như Bà-na và Sơ-đăng mà
chỉ mới chạy đi khi đế quốc Phù
Nam tan rã, vì dân Phù Nam quá
thưa, họ cần người hợp tác mà không
đánh đuổi nhóm đợt I.

V. LINH MỤC ĐAMINH


Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 26

NGUYỄN HUY TRỌNG7

Một đề tài rộng lớn, bao la, đòi


hỏi nhiều bộ môn khoa học, nhiều
chuyên gia lành nghề.
Trước hết, phải nói đến tên gọi
Kơ Ho, hay Dân tộc Kơ Ho. Từ ngữ
jơi-nòi =được phiên dịch ra là dòng
tộc, dân tộc.
Từ ngữ Kơ là một mạo từ hay
đại từ nhân xưng.
Từ ngữ Ho = đương nhiên là
chỉ danh xưng ai đó,
mà theo phong tục tập quán
Dân tộc Kơ Ho thì đây là một biệt
danh, chứ không phải là tên tộc. Từ
Ho này thì lại đồng nghĩa với từ Ờ,
có nghĩa là không. Nhiều làng Dân
tộc Kơ Ho hiện nay dùng từ Ho thay
từ Ờ.
Ví dụ : thay vì nói : Ờ git =
không biết, thì họ nói là ho git =
cũng có nghĩa là không biết. Như
vậy, Kơ Ho là một danh xưng. Nói
đúng hơn là tên gọi của một Dân tộc.

7
LM. ĐAMINH NGUYỄN HUY TRỌNG, Phác hoạ chân dung dân tộc Kơ Ho
qua niềm tin cơ bản và phong tục tập quán, Phương Đông, 2017, Tr.18-23
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 27

Trong truyện cổ có vài đầu truyện


nói về nhân vật này. Có thể dùng nội
dung ý truyện để diễn tả về danh
xưng Dân tộc Kơ Ho.
Danh xưng này theo Việt ngữ,
nói về Dân tộc hay người Kơ Ho
cũng nhiều. Ví dụ Dân tộc Thượng,
Dân tộc miền núi, Dân tộc vùng cao,
Dân tộc Tây nguyên … Còn chính
người Kơ Ho thì gọi mình là : Kòn-
cau, có nghĩa là con người hay
người con, hoặc người Thượng.
Người Kơ Ho nói : Kòn-cau he = thì
hiểu là : Người Thượng chúng mình.
Dân tộc Kơ Ho đã từ đâu tới
miền Nam Tây Nguyên này ?
Nhiều nhà nghiên cứu người
Pháp trước đây, ngay cả Linh mục
Jacques Dournes trong lời tựa cuốn
tự điển Kơ Ho-Pháp cũng có đề cập
rõ ràng hay ám chỉ họ tới miền này
từ một hải đảo xa xôi nào đó trong
vùng biển Thái Bình Dương. Có
người còn nói đích danh là Nam
Dương Quần Đảo hoặc Inđonesia.
Cũng có người còn cho là ở vùng
biển Philippin.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 28

Riêng tôi thì cho rằng từ Nam


Dương Quần Đảo là đáng tin hơn cả.
Một lý chứng để viện cớ : Các Linh
mục thừa sai người Pháp đến vùng
Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên
này Truyền giáo, khi vì sự cố gì mà
phải ra đi, thì hầu hết họ đều tìm đến
Nam Dương Quần Đảo để tái định
cư và làm việc. Tôi nghĩ chắc phải
có liên hệ hữu cơ nào đó ở đây, mà
tôi chưa biết rõ. Có thể là đã có
những nghiên cứu nào đó diễn tả như
vậy. Ví dụ : Xét về ngôn ngữ, mầu
da, gương mặt, kể cả đến một số
phong tục tập quán gì đó. Có điều
cái khoảng cách lịch sử từ hải đảo
cho tới hiện tại thì không thấy tư liệu
nào nói đến. Nên tôi xin dừng ở đây.
Ngược lại, tư liệu của Dân tộc
Kơ Ho mà tôi sưu tập được thì lại
nói đến khá nhiều những sự kiện có
liên quan. Ví dụ trong các truyện cổ,
các loại văn vần, các loại sử thi,
thậm chí ở nhiều lời cầu Thần hiện
nay vẫn có xen vào.
Câu chính yếu thường nhắc đến
là :
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 29

Bơnồ òr nau, Kòn-cau he :


Xưa xửa xừa xưa, người
Thượng chúng mình
Bơh bồt dà lô : Từ
đảo nước xa
Bơh tô dà-lềng : Từ
nguồn biển cả
Bơh kềng lik tơngai : Từ
cạnh mặt trời mọc
mơ tus ndo : mà
tới nơi đây
Theo sử thi : Gơ Plom Kòn Yồi
thì : một người Mẹ Kơho (được coi
là người mẹ đầu tiên của Dân tộc) tự
xưng mình là Me Bò Me Bla = Mẹ
Trắng Mẹ Ngà
Me Bò gơs ka : Mẹ
Trắng hoá ra cá
Me Bla gơs boh : Mẹ
Ngà hoá ra muối
Để nuôi sống cả Dân tộc Kơ
Ho từ những ngày đầu.
Ở cuối Sử Thi này, người Mẹ
Dân Tộc này còn trối lại cho con trai
mình là phải đem xác Bà về chôn ở
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 30

quê cha đất tổ. Nhưng không thể


được, nên người con này đã mang về
khoảng ranh giới giữa Di Linh và
Phan Thiết để an táng người mẹ
mình, mộ hướng ra phía biển.
Một sự kiện thường xẩy ra là
cứ khoảng 5, hoặc 10 năm một lần,
vị trưởng bối của gia tộc chính, dẫn
các trưởng tộc của mọi làng Kơho đi
dã ngoại về phía Phan Thiết, gọi là :
Lòt mù, lòt dơng. Có nhiều mục
đích, nhưng mục đích chính vẫn là
hướng về, nhớ về cội nguồn. Chính
Sử Thi Gơ Plom Kòn Yồi cũng diễn
tả cuộc hành trình này để tìm về mọi
tình tự của Dân tộc.
Xin trở lại câu truyện : Nhóm
Dân tộc bản địa này đã từ một hải
đảo xa xôi nào đó trôi giạt đến miền
đất này theo nhiều giả thuyết.
- Theo lịch sử địa chất, thì xa
xưa các hải đảo chỉ cách nhau bằng
những doi biển hẹp và nông, có thể
lội qua hoặc dùng bè mảng.
- Có thể nhóm người này sinh
sống trên một hòn đảo “trôi” nào đó,
dần dần giạt đến gần đất liền.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 31

- Theo truyện cổ Kơ Ho, thì


Dân tộc này sinh sống ở trên lưng
một con cá voi khổng lồ, có tên là
Me-dòng (một tiền thân của chế độ
Mẫu Hệ). Lưng con cá này trồi lên
khỏi nước, bụng nó sát đáy biển, cứ
thế trườn mình chầm chậm (đảo
trôi).
- Có truyền thuyết còn kể Dân
tộc này dưới quyền lãnh đạo của một
vị trưởng tộc lão luyện, tài ba.
- Con cá voi này khi trườn
mình đến gần bờ biển (khoảng từ
Vũng Tàu đến Phan Thiết), thì Dân
tộc này dắt díu nhau lên bờ.
Từ đây, họ men theo đường
rừng mà đi lên. Qua mấy ngày đêm,
thì gặp một sự cố (không nói rõ sự
cố gì, chỉ nói là : Geh jơnau = có
chuyện), nên phải phân rẽ ra từng
nhóm nhỏ (khoảng mươi người một)
và tiếp tục hành trình theo nhiều
hướng (Tây Nguyên hay Nam
Nguyên). Xin nhắc lại đây là theo
truyền thuyết và truyện cổ.
Nhóm có tên là Dân tộc Kơ Ho
bây giờ thì đã tìm được “cái nôi” để
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 32

định cư, sinh sống. (Theo Sử Thi Gơ


Plom Kòn Yồi) thì hầu chắc là miền
Dà Ryông-tô hiện nay (miền đất từ
Đức Trọng lên tới biên giới Đăk
Lăk).
Cũng theo tư liệu này, thì bắt
gặp một số đoạn văn vần có liên hệ
gần xa vào cái khoảng lịch sử này :
Bơnồ òr nau he Jrê Bup sơl
: Xưa xửa xừa xưa chúng
mình cũng là Đại Đa
Neh pơrlơ he wơl Jrê Bàng
: Đã lật lộn chúng mình thành
Trung Đa
Neh sơrplàng he wơl Jrê Tàp
: Đã sõng soài chúng mình
thành Tiểu Đa
Me kòn bàp pơrlơ di cau
: Con mẹ con cha đảo lộn
thành tôi tớ người
Chỉ có bốn câu thơ vắn gọn mà
nói lên được cả một khoảng lịch sử
rất dài của một Dân tộc. Đồng thời
cũng gợi ra rất nhiều chuyên đề khác
nhau để các nhà nghiên cứu mặc sức
tìm tòi. Nếu biết liên kết nó với đoạn
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 33

văn vần sau đây thì còn nói lên được


nhiều vấn đề lớn khác nữa.
Jrê Bup lơgar Kòn Pàng
: Đại Đa là quê hương Con Tổ
Jrê Bàng lơgar Kòn Oh
: Trung Đa là xứ sở Con Em
Jrê Poh Tờm lơgar Kòn Hền

: Tiểu Đa là đất nước Con


Nhỏ

Đây là những khoảng thời gian


dài nói lên sự phân chia các vùng,
miền Kơ Ho khác nhau.
Hai đoạn văn vần cựu trào này
cũng là cớ sự cho nhiều chuyên đề
khác nhau, và phải được nghiên cứu
riêng rẽ. Ví dụ :
- Chuyện cây Đại Đa (JrêBup)
đã có nhiều truyền thuyết và truyện
cổ được kể lại cho đến hôm nay
(2015). Xin tìm đọc trong tư liệu và
trích lẩy các nội dung ý chính có liên
quan trực tiếp tới lịch sử Dân tộc Kơ
Ho từ thuở ban đầu.
- Chuyện phân tách ra thành
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 34

các làng, vùng, miền Kơ Ho khác


nhau cũng gợi tính tò mò cho các
nhà nghiên cứu. Ví dụ : có sự giãn
dân theo cơ học (đất chật, người
đông). Ở đây cần chú ý các điều kiện
sinh sống của Dân tộc Kơ Ho, tức là
nguồn nước và rừng cây, với các
nguồn thực phẩm tự nhiên. Đòi hỏi
một diện tích khá rộng cho từng gia
đình, gia tộc. Đã có trường hợp mỗi
gia đình tự suy nghĩ, bàn bạc, rồi đi
tìm đất mới sinh sống, cho dù cũng
chỉ gần nhau thôi.
- Các cuộc di dân, giãn dân do
một sự cố nào đó. Vấn đề trở nên
nhiêu khê, vì có muôn hình vạn
trạng, rất khó lần tìm ra được các cớ
sự rồi sắp xếp được một trình tự hợp
lý. Tôi nghĩ nhiều Dân tộc bản địa
khác, với các địa bàn đang sinh sống
hiện tại cũng vậy thôi. Cho dù có
lịch sử ghi chép lại, có bản đồ vẽ ra
đầy đủ chi tiết.
Ví dụ cụ thể : Dân tộc Việt
Nam, có 4000 năm văn hiến, dân cư
sống rải rác trên một lãnh thổ có
hình chữ S, không kể các hải đảo.
Đó là điều tôi đã học thuộc lòng từ
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 35

mẫu giáo, và vẫn tin như vậy. Nhưng


khi lần tìm theo lịch sử thì lại đọc
được nhiều tác giả nói là đâu phải
vậy. Cụ thể địa danh Đà Lạt đây
cũng chỉ mới kỷ niệm có hơn trăm
năm mà bác sỹ Yersin khám phá ra
nó. Thành phố Sài Gòn cũng mới kỷ
niệm hơn 300 năm lịch sử có mặt.
Và còn nhiều miền đất khác tương tự
như vậy. Người ta gọi đó là mở
mang bờ cõi, khai phá đất mới.
Những người có công được kể là
khai quốc công thần, khai sơn phá
thạch. Đương nhiên người này đến
thì người kia phải ra đi. Hận Đồ Bàn
lịch sử còn ghi lại đành rành.
Ở vùng Định Quán có mấy
làng Dân tộc Kơ Ho chuyên canh lúa
ruộng. Ở vùng Di Linh này, nhiều
làng Dân tộc được gọi chung là dân
làm ruộng. Khoảng cách từ Di Linh
tới Định Quán đâu có gần nhau và dễ
dàng đi lại. Cách nay chừng một thế
kỷ, thì rõ ràng là không đường đi lối
lại. Sự thể là có nhiều người bảo
những làng Dân tộc Kơ Ho ở Định
Quán này là do anh em Dân tộc Mạ
di cư xuống, và họ cũng là người Mạ
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 36

chứ không phải người Sre ? Anh em


Dân tộc ở Di Linh thì lại bảo là do
anh em Kơ Ho Srê ở miền Di Linh di
cư xuống. Bằng chứng là họ còn có
giao lưu dòng họ nhiều, kể cả việc
kết hôn với nhau. Thậm chí mới đây
thôi (2015), một số gia đình Kơ Ho
Srê ở làng Krọt tại Ka La vẫn coi
một số gia tộc anh em Kơ Ho ở Định
Quán là thuộc dòng tộc mình.
Riêng tôi ở đây, cứ theo tư liệu
văn vần truyền lại, cộng thêm các sự
tích đã được lưu truyền khá rộng rãi.
- Có thể là di dân theo kiểu du
canh du cư. Tuỳ việc các bô lão,
trưởng bối tìm ra được miền đất
thuận tiện, thích hợp gần hay là xa
(Từ một ngày đàng tới 5, 6 … ngày
đàng).
- Di dân vì gặp tai nạn, rủi ro…
bệnh tật gì đó. Có khi phải rời đi rất
xa, vì không thể ở gần làng cũ được.
Có khi gặp phải rắc rối, tai tiếng …
không chịu nổi lời ong tiếng ve.
- Các sự cố tương tự như vậy
cứ liên tiếp xẩy ra, nên các cuộc di
dân cũng hằng liên lỉ tiếp nối. Hàng
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 37

ngàn năm qua, các làng, vùng, miền


Kơ Ho dần dần cố định. Dĩ nhiên do
sinh sống xa nhau, do nguồn nước,
thổ nhưỡng, khí hậu… khác nhau,
cũng tạo ra một số khác biệt nào đó
giữa nhau như giọng nói, âm sắc,
cách vận dụng từ ngữ, cung cách so
sánh … từ đó cũng định hình ra
những danh xưng khác nhau, có ý
biện phân ra cái gì đó. Ví dụ : Cau
Sre, Cau Mà, Mà ale Sre alar, Cau
Làc, Cau Cil, Cau Nồp, Cau Crồng,
Cau Nwàng … Nhưng tất cả đều
nhận mình là Dân tộc Kơ Ho.
- Một điều lạ lùng là, cho dù
bất cứ vì lý do gì mà phải di rời nơi
ăn chốn ở, kể cả có thể là giận ghét
dòng tộc cũ. Ngay cả quỷ thần có
bày ra trăm mưu ngàn kế … thì
người Kơ Ho vẫn giữ được nguyên
vẹn tình yêu quê hương, Dân tộc. Có
ý nói tất cả các yếu tố cơ bản vẫn tồn
tại, vẫn trường tồn với thời gian.
Ngay cả việc kết cấu nhà cửa, cách
trang trí, bày biện trong mỗi gia đình
truyền thống vẫn như nhau. Còn nói
chi tới các phong tục tập quán truyền
đời, cung cách tổ chức Tế Thần, các
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 38

nghi thức khi sinh đẻ, kết hôn, an


táng … vẫn đồng bộ, duy nhất ở mọi
nơi, mọi thời.
- Đây là một điều đặc biệt nhất,
một điểm son đáng ghi nhận nhất,
chắc chắn phải vừa trân trọng, vừa
phải đề cao. Hơn thế còn là mẫu
gương rất đáng cho mọi Dân tộc
khác noi theo, bắt chước cách nào
đó.
- Một điều nữa cần đề cập thêm
cho trọn vẹn là cả Dân tộc Kơ Ho,
từng người cũng như mọi người,
trong suốt dòng lịch sử của mình,
đều đồng lòng, kiên trì dạy bảo, nhắc
nhở con cháu như nhau là phải sống
trọn vẹn theo niềm tin vào Thần linh,
và chấp hành nghiêm chỉnh mọi
phong tục tập quán cha ông đã
truyền lại. Nói khác Dân tộc Kơ Ho
đã sống hợp lòng trời, thuận lòng
đất, từ ngữ chuyên môn gọi là di tồr
trồ, di tồr tiah. Nên cũng đã được
chính Thần linh ở cùng để chăm sóc,
bảo vệ.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 39

KẾT LUẬN

Theo kết quả nghiên cứu của


các học giả trên về phương diện
khảo cổ, ngôn ngữ, phong tục tập
quán, văn chương truyền khẩu, cho
thấy người Kơ Ho thuộc về một
trong hai nhóm chủng tộc là Môn-
Khmer hoặc Mã Lai-Đa Đảo.
Nhóm Môn-Khmer di cư từ
miền Tây bán đảo Đông Dương đến
Cao Nguyên Miền Nam Việt Nam.
Họ là dòng giống người An Độ tràn
qua, có thể theo hướng Cao Miên
sang Cao Nguyên Việt Nam, hoặc
dòng dõi người Phù Nam và Chân
Lạp ở phía Tây di cư lên.
Nhóm Mã Lai-Đa Đảo di cư
bằng đường biển, chiếm địa bàn
Trung Việt, rồi sau bị người Chàm
đến đánh đuổi phải chạy trốn lên
miền núi và phân tán khắp vùng Cao
Nguyên này. Tuy nhiên cũng có ý
kiến cho rằng họ không từ Trung
Việt lên, mà từ Phù Nam lên. Có thể
họ là nhóm Mã Lai đợt I di cư đến
Nam Việt, rồi sau bị nhóm Mã Lai
đợt II đến lập nên đất nước Phù Nam
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 40

và đánh đuổi họ lên miền núi.


Mặc dù chưa có sự thống nhất
giữa các học giả về nguồn gốc của
người Kơ Ho nói riêng và người
Thượng Việt trên Cao Nguyên nói
chung, nhưng những khám phá của
họ đã đem lại những chỉ dẫn quan
trọng mở ra một hướng đi đúng đắn
để tìm ra nguồn gốc đích thực của
người Kơ Ho cũng như cho mọi dân
tộc khác trong đất nước Việt Nam
thân yêu.

CHƯƠNG II
NIỀM TIN CỦA NGƯỜI
KƠ HO

DẪN NHẬP

Với anh em Kơ Ho, nói tới


niềm tin là nói tới một quyền
năng, một sức mạnh, một sự hiện
hữu tự tại, siêu nhiên, siêu hình
… Con người không thể thấy,
không thể hiểu, không thể biết,
và cũng không thể diễn tả thế
nào cho đúng được. Nhưng lại
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 41

như bị khựng lại, như linh cảm


được cái gì đó, và nhất là không
thể thiếu được trong suốt hành
trình dài của Dân tộc.
Cụ thể hơn là trong mọi
khía cạnh của đời một con
người, quyền năng đó vừa ở trên,
vừa ở ngoài, lại vừa ở trong mọi
sự, mọi loài, cách riêng con
người. Ai cưỡng lại là có vấn đề,
có sự cố không ổn … Nhưng
đàng khác, dường như quyền
năng này chưa phải là toàn năng,
vẫn có một giới hạn nào đó.

Niềm tin của người Kơ Ho-


Sre lần lượt được trình by qua
bốn phần :
I. Thần linh (Yàng)
II. Quỷ thần (Cà
yàng)
III. Vị Trung gian
(Cau Kòn-gùng)

IV. Hai tương quan :


1. Linh hồn
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 42

(Sồp-swàn)
2. Âm phủ
(Làng bồc )

I. THẦN, THẦN LINH,


THƯỢNG ĐẾ, THIÊN CHÚA …
(YÀNG)

Hai điều xin lưu ý trước :


- Từ Yng, khc với
C-Yng sẽ đề cập ở
phần II
- Từ Yng v Ndu, cĩ
một lin hệ nhưng
không đồng nhất, sẽ
trình by ở từ Yng kịi
(Thần la).
Thần linh với con người,
một tương quan hữu cơ, đã có,
đang có, và sẽ còn mãi. Thế nên,
đó cũng là đề tài cơ bản, phải đề
cập tới trước tiên, để hiểu biết và
có cơ sở hội nhập. Không có dân
tộc nào mà không cho đây là nền
tảng, là lẽ sống, là sự tồn vong…
của cả đời này lẫn đời sau.

A. Thần linh vô hình, vô danh

1. Từ Yàng là một danh từ


chung, một từ ngữ để nói, nghĩ,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 43

mường tượng ra Ngài. Quả thực,


nếu từ Yàng là tên Ngài, thì với
người Kơ Ho không thể chấp
nhận được. Người con có một
điều tối kỵ là gọi tên bố mẹ cũng
như các trưởng bối, dù bất cứ
hoàn cảnh nào, huống chi gọi tên
Thần linh.
2. Qua sinh hoạt hằng
ngày, đặc biệt qua các lời cầu
nguyện (hòi Yàng, răc Yàng),
khi nói đến từ Yàng, thì từ trong
đầu người Kơ Ho nghĩ ngay đến
một Đấng duy nhất, vô hình, vô
danh, cao cả, quyền năng, hiện
diện khắp nơi … Ngài ở rất xa
và cũng rất gần với con người.
Hạnh phúc nhất của đời người là
được ở gần Ngài (rềp Yàng), hay
được Ngài ở gần (Yàng rềp).
Tuyệt vời hơn nữa là được trở
nên Ngài (Cau Yàng). [Linh mục
Jean Cassaigne đã dùng từ Yàng
Cau để diễn tả cụm từ Chúa-
làm-người, Chúa Người]. Những
người như vậy còn gọi là Thần ở
(Yàng ơm),Thần đậu (Yàng rơp).
3. Vị Thần này tạo dựng tất
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 44

cả (crơng-gơs), nắn tạo tất cả


(klăc-mòn), ấn định tất cả (du).
Con người có là gì, có làm gì
nên chuyện, cũng đều do Ngài
mà có, mà được, mà nên. Khi
người mẹ có thai, người ta nói về
bào thai đó là Thần kết (Yàng
klăc), Thần tạo (Yàng mòn),
Thần đặt nhau (Yàng ơn sò),
Thần phú hồn (Yàng crò swàn).
Người có tài là Thần vạch mầu
(Yàng cih gur), người đẹp là
Thần nắn đều (Yàng pơnring),
kết bạn là Thần kết tóc (Yàng
kwăt che so), chết là Thần gọi
(Yàng hòi) … Nói chung, mọi sự
phải được ý Ngài, được lòng
Ngài (tăc tồr Yàng, ring tồr
Yàng).
4. Vị Thần ny cũng giận
(jra`), phạt (gli), nhưng chỉ với
những người lm tội ở đời ny.
Cũng vậy, những người ăn ngay
ở lnh ở đời ny vẫn là đối tượng
để Ngài ban ơn : Yng p (Thần
ban), Yng ai (Thần cho), Yng sền
(Thần trơng)…Giận, phạt hay
ban ơn thì ngồi những ci thuộc
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 45

phạm vi trí năng tình cảm, cảm


nghiệm, đó là bị xa Thần (Ngi
Yng) hay Thần xa (Yng ngi).
Hoặc ngược lại là được ở gần
Thần (rềp Yng), Thần gần (Yng
rềp).
5. Vị Thần này rất thích
được con người gọi (hòi), cầu
(răc), tế lễ (Lơh Yàng), dâng
kính (pơdơng). Ngài luôn luôn
chấp nhận, không bao giờ từ
chối. Vì nó luôn xuất phát từ
lòng thành kính của con người,
và con người cũng chỉ muốn làm
hài lòng Ngài, và mong muốn
được Ngài ở gần. Khi đã được ở
gần Ngài rồi thì đương nhiên
mọi sự sẽ đến.
Trong ngôn ngữ có mời
Thần ăn uống chung (nô sa bal)
nhưng là ăn uống kiểu hương
hoa, thơm thảo. Phần thịt dâng
lên Ngài, người ta lấy xuống ăn
hoặc chia nhau, coi đó như là
một sự liên kết với Ngài (tơrnăm
Yàng). Ngược lại cái gì đã ném
(cơm) cho quỷ, thì không bao
giờ lấy lại.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 46

6. Một cám dỗ triền miên


với loài người nói chung là
muốn tạc tượng Thần, định vị
Thần. Người Kơ Ho cũng vậy,
nhưng họ đã phải trần mình mày
mò suốt dòng lịch sử Dân tộc mà
cũng không tìm ra. Nơi nhiều
Dân tộc xem ra điều này có vẻ
dễ dàng.
Nỗi khắc khoải của tiên tổ
Kơ Ho như được Thần linh báo
mộng (tờs mpau). Họ đã sáng
chế ra một số kiểu cách để
chuyển tải niềm tin, để đặt tâm
tư tình cảm tôn kính của Dân
tộc, để chứng tỏ lòng thành kính
của mình, và như để lôi kéo sự
hiện diện và chứng giám của
Ngài.
a. Những nét hoa văn,
những cách trang trí dịp lễ,
những định vị nơi ăn chốn ở của
gia đình … cũng không loại trừ
hàng trăm, hàng ngàn điều kiêng
kỵ. Tất cả và từng sự kiện đều
diễn tả tâm tình và nhắc nhở
nhau nghĩ tới Thần linh.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 47

b. Nhưng trước hết và trên


hết, nơi mà mọi người phải
hướng về, phải tôn kính, phải dè
giữ … và phải nhìn nhận có sự
hiện diện liên lỉ của Thần linh,
đó là bàn thờ Thần linh (jơnào
Yàng). Mỗi gia đình phải có một
bàn thờ riêng kính Ngài, được
đặt ở một vị trí đặc biệt nhất
trong nhà. Vì Ngài vô hình, vô
danh, nên bàn thờ thường xuyên
để trống. Chỉ đặt của lễ lên đó
khi có Tế lễ, nhưng sau đó lấy
xuống liền. Khi tế tự người ta
xức lên đó một chút máu tế vật,
một ít cơm rượu. Phần thịt dâng
kính Ngài có đặt lên đó một lát
rùi đem xuống cùng ăn.
Hình thức bàn thờ rất đơn
sơ : là một khung tre, kết một vỉ
tre rồi dùng dây mây treo lên.
Các góc của bàn thờ này cũng
gọi là sừng bàn thờ (ngke
jơnào). Người ta cung kính gần
như thái quá bàn thờ này. Đi qua
phải cung kíng nết na. Chỉ vị chủ
sự (cau tờm lơh) hoặc Tư tế
Thần linh (Kơiơng Yàng), khi cử
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 48

hành lễ, mới có quyền đụng tới :


xức máu, quệt cơm rượu, đặt và
lấy của lễ. Ngoài ra không người
nào được đụng đến, kể cả không
bao giờ lau chùi.
7. Về giống của từ Yàng,
người Kơ Ho thường diễn tả theo
giống cái, có lẽ là do mẫu hệ.
Đặc biệt là khi cầu nguyện riêng
tư, thổ lộ tâm tình, than thở…
Các từ Yàng đều có thể thay thế
bằng từ Me (Mẹ). Câu cửa miệng
khi kêu cầu là : Ơ Me sơklăc Me
bơdiơng (Mẹ nắn Mẹ tạo). Chỉ
có một trường hợp duy nhất diễn
tả Thần là giống đực, nhưng đây
là ý niệm có sau này chứ không
có từ nguyên thuỷ : Đó là khi
bàn thờ (Jơnào) được các nghệ
nhân trang trí rườm rà, thì có rất
nhiều tua rua bằng tre dài và
trắng. Họ cho đó là râu của ông
Thần.
8. Khi tế Thần (Lơh Yàng),
gọi Thần (hòi Yàng) hay cầu
Thần (răc Yàng), là người Kơho
nghĩ đến vị Thần duy nhất, vô
hình này. Họ không kêu cầu với
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 49

một vị Thần hữu danh nào.


Trong các dịp lễ hội chung hay
riêng, mọi sự xếp đặt, trang trí
(kể cã các loại nêu) đều chỉ một
ý hướng là mời vị Thần này tới,
hoặc lôi kéo sự lưu tâm của vị
Thần này.
9. Mọi nghi lễ Tế Thần
(Lơh Yàng), công hay tư, lớn hay
nhỏ, đều phải có một sinh vật để
sát tế. Trước khi sát tế, vị chủ sự
hay Tư tế ăn mặc chỉnh tề, tiến
vào chỗ dành riêng (jơngru) để
gọi Thần (hòi Yàng). Dứt lời là
giết con vật. Việc đầu tiên là lấy
máu tế vật bôi lên sừng bàn thờ,
các linh vật trong nhà, và xức
trên trán các người có liên hệ tới
lễ nghi hôm đó. Thịt thì một
phần đem đi nấu canh, phần
ngon hơn đặt trên bàn thờ một
lúc, rồi cũng mang đi nấu. Trong
tâm tư cũng nghĩ đây là phần
hiệp thông với Thần. Quả thật
thế, phần thịt để trên bàn thờ có
tên gọi riêng : phần dành cho
Thần (tơrnăm Yàng).
10. Trên đây là tìm hiểu từ
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 50

“Yàng” qua các tập tục, truyền


thống. Nó có tính thực tế, cụ thể.
Nếu tìm ý niệm “Yàng” qua
truyện cổ thì sẽ thấy nhiều màu
sắc bình dân như nơi mọi dân tộc
khác. Dĩ nhiên nhiều khi nó
mang vẽ thần thoại hay huyền
thoại. Phải biết chắt lọc mới lấy
ra được cái tinh tuý của nó.
11. Nhìn chung người Kơ
Ho rất tôn kính vị Thần Linh này
(duh Yàng), thờ lạy Ngài (cùn
Yàng), kính sợ Ngài (ngòt Yàng),
tìm mọi cách vâng lời Ngài (dờn
bơr Yàng), và cố gắng không để
mấ lòng Ngài (tơnroh nùs Yàng).

B. Thần linh hữu hình, hữu danh.

1. Như có nói ở trên về vị


Thần linh vô hình, vô danh,
người Kơ Ho đã có nhiều nỗ lực
nhằm đáp ứng những đòi hỏi của
niềm tin. Nhưng xem ra nỗi bức
xúc về niềm tin này vẫn không
ngơi nghỉ, mỗi khi phải liên
tưởng, nhất là khi phải thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày. Nên
trải qua năm tháng, họ đã tìm
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 51

được cách thể hiện hoá, hữu hình


hoá cái quyền lực, cái tình cảm của
vị Thần linh trên đối với con người.
Người Kơ Ho đã gán nó
vào những tạo vật tốt, có liên hệ
trực tiếp đến đời sống. Mỗi tạo
vật tốt đều thể hiện phần nào đó
các ưu phẩm của Thần linh. Từ
đó phát sinh vô số Thần linh hữu
hình, hữu danh, chẳng hạn : Thần
nhà, Thần lúa, Thần trời, Thần
đất, Thần núi, Thần rừng, Thần
vịt, Thần trâu, Thần bếp, Thần
ruộng…
2. Tất cả đều là Thần lành,
nuôi sống con người, giúp đỡ
con người sinh hoạt. Có khi
những vị đó còn là chính sự sung
túc của con người nói chung, và
của mỗi gia đình nói riêng. Nó
chứng tỏ người đó, gia đình đó
được Thần linh ở gần và bang
trợ. Không có một vị Thần hữu
danh nào làm hại con người và
cũng không có danh xưng thần
dữ nào nơi ngôn ngữ Kơ Ho.
3. Qua phong tục tập quán,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 52

qua cung cách tổ chức một buổi


lễ, đặc biệt qua các lời cầu
nguyện, người ta cảm nhận ra
rằng, các vị này chỉ là thứ yếu.
Nói khác, các vị chỉ như một cầu
nối, một của lễ để tiến dâng.
Hoặc có thể nói các vị như những
phương tiện chuyển tải lòng
thành kính của con người, đồng
thời cũng thể hiện cách này cách
khác lòng tốt, sự ưu ái của vị
Thần Tối Cao đối với con người.
Chưa hề nghe có ai kêu Thần hữu
danh ra để cầu nguyện như là
mục đích tối hậu. Khi đứng “hòi
Yàng” đều có chỗ đặc biệt, xa các
tế vật, mắt hướng lên trời hoặc về
phía cây nêu, là nơi tượng trưng
có Yàng hiện diện.
4. Các vị này đều có một
giới hạn, có khi rất giới hạn.
Giới hạn ngay trong cái tên của
các vị. Trong thực tế cũng thấy
có sự khoanh vùng này. Đụng
vào khu vực đó mới có vấn đề,
ngoài ra các vị cứ ở yên. Cũng
không vị nào được xâm phạm
lãnh thổ của các vị khác. Không
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 53

nghe nói có sự tranh chấp. Một


kiểu như “đất có thổ công, sông
có hà ba”. Cũng dễ cho con
người xử sự.
5. Dù vậy, người Kơ Ho
cũng rất tôn trọng các vị này,
nhất là những vị có liên hệ trực
tiếp đến đời sống con người. Họ
tôn trọng chứ không phải tôn
kính hay tôn thờ. Mỗi vị đều có
cách thế riêng để con người thể
hiện sự cung kính. Không thể
nêu ra hết các ví dụ cụ thể, chỉ
xin trình bày tóm tắt hai vị tượng
trưng:
a. Thần nhà (Yàng hìu).
Còn có một tên chuyên biệt
Drăp me (choé chủ). Drăp me có
hai chiếc, một đực một cái. Là
hình ảnh của các thế hệ vợ chồng
tiên tổ. Nó tượng trưng cho linh
hồn của gia đình. Là gia thần
chăm sóc gìn giữ gia đình.
Nghi thức chính khi lập
Drăp me là gia chủ đặt tay mình
vào đó, rồi cầm tay mọi người
trong gia đình đặt vào. Mỗi khi
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 54

gia đình tiếp nhận một thành


viên mới, gia chủ đều làm như
vậy. Hàm ý tự giới thiệu, trình
diện với tiên tổ, xin chấp nhận
và bang trợ. Có thể gọi đây là
bàn thờ gia tiên.
b. Thần lúa hay Thần nông
(Yàng kòi). Vị này còn có một
tên khác gọi là Ndu. Theo cấp
bậc, thì sau Yàng hìu, vị này
được tôn trọng cách đặc biệt. Chỉ
qua vị Thần lúa này thôi, mới có
lễ tế chung cho cả làng. Ngoài ra
còn có rất nhiều nghi lễ khác
riêng mỗi nhà hàng năm cho vị
Thần lúa này. Mọi hành vi cử chỉ
đối với Thần lúa đều phải nhẹ
nhàng, chậm rãi, cẩn thận, kính
cẩn, nhất là những công đoạn
trực tiếp động đến lúa. Xúc
phạm cách nào đến Thần lúa,
phải kể như xúc phạm đến chính
Thần linh, gọi là Lèt mơ Yàng,
mbràng mơ kòi (bất cẩn với lúa
là qua mặt Thần linh).
6. Nhìn chung, những vị
thần hữu danh chỉ là những
phương thế thể hiện từng ưu
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 55

phẩm, hoặc lòng rộng rãi ban ơn


của một vị thần linh vô danh.
Các vị này gắn bó với cuộc sống
và sinh hoạt cụ thể hằng ngày
của con người, con người dùng
đến như của lễ tiến dâng và cầu
khẩn vị thần tối cao. Tuy dù tôn
trọng các vị này nhưng không
khi nào người Kơ Ho coi đây
như cùng đích của đời mình.

II. QUỶ (CÀ), QUỶ THẦN (CÀ


YÀNG).

Thần linh và Quỷ thần,


Thần lành và Thần dữ, Thánh
thần và Satan … Những cặp từ
đối kháng như vậy luôn đi với
nhau trong bất cứ một niềm tin
sơ đẳng nào. Nó có thể gợi ra rất
nhiều câu hỏi. Nhưng để trả lời
thấu đáo thì lại không dễ. Cũng
vậy, với người Kơ Ho, họ tin có
vậy, chả ai nghĩ tới đặt vấn đề,
còn nói chi trả lời.
Trong khi trình bày về
Thần linh, đã thấy có những nét
liên hệ tới quỷ. Ở đây cũng sẽ
thấy vậy. Mục đích là để dễ biện
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 56

phân.

A. Quỷ vô hình, vô danh.

1. Quỷ hiểu chung là Thần


dữ, hay quyền lực sự dữ, chuyên
làm điều ác, và tìm cách hành hạ
con người, kể cả sát hại. Chưa ai
đã thấy hay chỉ mặt đặt tên được
nó. Hình dạng quỷ đen đủi, cò
sừng, có đuôi không có trong ý
niệm của người Kơ Ho.
2. Quỷ bàng bạc ẩn hiện
khắp nơi, len lỏi vào cả tâm
khảm con người, rình rập con
người từ khi có thai, đặc biệt
trước và ngay sau khi sanh, rồi
cả đời cho đến chết. Quỷ còn
canh giữ con người cả ở thế giới
bên kia (nhưng cũng chỉ giới
hạn). Trong khi đó không thấy
nói Thần linh (Yàng) có mặt hay
giữ chức vụ gì ở đời sau.
3. Người ta rất sợ quỷ.
Không gì sợ hơn là “tìp cà tìp
yàng” (gặp quỷ gặp thần). Trong
mọi lời cầu, thường nói rõ cách
này cách khác là xin Thần linh
cho khỏi gặp Quỷ thần. Trong
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 57

thực tế, người Kơ Ho vẫn tránh


xa những gì họ tin là có quỷ. Cứ
sự thường, gặp quỷ là có vấn đề,
có sự chẳng lành. Người ta tin là
phải có “ cái nhớp” nào đó thì
quỷ mới tìm gặp. Không ai dại gì
mà để cho sự cố này xảy ra, nên
lập tức phải Tế Thần đuổi quỷ
(Lơh Yàng ting Cà).
4. Không ai muốn gặp quỷ,
mà cả những gì, những nơi…
người ta hồ nghi có quỷ là lập
tức tránh xa, đồng thời làm mọi
cách để nó khỏi theo hoặc sán lại
gần. Tuy nhiên, trong đời sống,
không ai tránh khỏi quỷ, ít ra là
sự ảnh hưởng của nó (gơtờp cà).
Vì mọi sự dữ xảy ra đều được
gán cho quỷ. Các loại tai hoạ
như dịch tễ, mất mùa, tai nạn…
cho đến những hiện tượng “bất
thường” trong vũ trụ như động
đất, mưa đá đỏ, nhật thực nguyệt
thực đều do quỷ mà ra. Ngay cái
chết bình thường của con người
cũng cách này cách khác có bàn
tay của quỷ (tơng ding glờr).
Tóm lại quỷ là sự dữ. Gặp quỷ là
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 58

có tai nạn…
5. Vậy là từ ý niệm, ngôn
ngữ đến cách diễn tả, đều có sự
phân biệt rõ ràng giữa Thần linh
và Quỷ thần. Có thể tóm gọn
trong hai từ : Tác sinh (Tơngkis)
và Tác tử (Tơnchơt). Trong
niềm tin dân gian cũng diễn tả
rằng : khi nào, nơi nào có Thần
linh hiện diện thì không thể có
Quỷ thần, hoặc Thần linh vô
hiệu hoá Quỷ thần. Thế nên
muốn tránh quỷ là phải ở xa nó,
phải cầu nguyện luôn, phải tìm
mọi dịp để có thể Tế Thần (Lơh
Yàng). Lúc đó tâm hồn họ được
thảnh thơi và vô tư nhất. Khi
được ở gần Thần, được Thần ở
gần, ở với, đậu lại…thì người ta
không còn sợ bất cứ cái gì, kể cả
quỷ.
6. Nơi người Kơ Ho không
có nghi thức tế quỷ. Ngược lại
mọi nghi thức tế thần là để trừ
quỷ, xin Thần tiễu trừ quỷ.
Trong mọi lời cầu đều có ý
tưởng xin Thần đừng để quỷ tác
hại đến mình, kể cả các công
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 59

việc làm ăn của mình.


7. Trong tâm thức bình
dân, người ta cũng tin chỗ này
có nhiều quỷ hơn chỗ kia, làng
này có nhiều quỷ hơn làng kia …
Nhưng trong thực tế, mọi người
Kơ Ho đều muốn giàu Thần (păs
Yàng), gần Thần (rềp Yàng) …
Chả ai muốn ngược lại, càng
không muốn cho ai nghĩ mình
như thế.
8. Cũng trong tâm thức này
mà qua cuộc sống xã hội, cũng
như qua rất nhiều câu chuyện cổ,
người ta tin đã có quỷ ở lẫn lộn
với con người; quỷ làm cho con
người biến thành quỷ; quỷ lây
nhiễm từ người này qua người
khác…Những người này cũng
luôn tìm cách tác hại, tác tử như
quỷ.
9. Quỷ rất thèm máu và
thịt, nhất là thịt trâu và là thịt
trong dịp có tế Thần. Người ta
tin các dịp lễ như vậy, quỷ cũng
lần mò tới và ở xa xa, thường
trong các bụi cây lớn rậm, để
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 60

đón những người tham dự lễ (có


ăn thịt trâu) về qua là đòi ăn.
Không ai thấy và tả ra được cái
hoàn cảnh đó. Chỉ nói tin chỗ
này chỗ nọ có quỷ chờ. Cho nên,
mỗi khi đi dự tế Thần về đến đó
là lòng họ bất an, lo lắng, nhất là
khi họ không có gì để cho quỷ
ăn. Thế nên, trong các dịp lễ như
vậy, người ta phải dành ra một
số thịt cho những người ở xa mà
phải về trong chiều hay đêm đó,
để khi đến đó người ta ném cho
quỷ một vài miếng thịt.

B. Quỷ hữu hình, hữu danh.

1. Tự bản chất, quỷ là sự


dữ, nhưng sự dữ thì muôn hình
vạn trạng, có nhiều cấp độ khác
nhau. Người Kơ Ho cố tình tách
biệt nó ra, đặt tên, định vị,
khoanh vùng hoạt động cho nó.
Một phần để dễ chỉ mặt, xếp
hạng, một phần là để cảm
nghiệm được cái bậc thang, cái
mức độ của sự dữ hay sự sợ hãi.
Thực tế có người sợ thứ quỷ này
mà không sợ thứ quỷ kia.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 61

2. Sự phân biệt theo danh


xưng chỉ có ý nói lên các sự dữ
khác nhau của một tên quỷ ở trên
các quỷ. Nói khác Quỷ vô danh
hiện thân trong Quỷ hữu danh.
Có điều cách đặt tên ở đây, xét
theo nội dung từ ngữ, có hơi khó
phân biệt cho những ai chưa
quen sử dụng, bởi vì quá bán là
danh từ trừu tượng, khó mà định
vị. Nhiều khi chỉ là cái ác riêng
ghép thêm vào cái ác chung. Xin
liệt kê vài tên :
Cà aràk : quỷ phàm phu
tục tử
Cà bơr : quỷ miệng
Cà brơyăng : quỷ vòm mặt
trời
Cà ràk : quỷ tham ăn
Cà kơlìn : quỷ tai ương
3. Bên cạnh các từ có ghép
từ quỷ vào, còn khá nhiều từ chỉ
nơi chốn mà mỗi khi người Kơ
Ho nghĩ tới, nhắc tới … là nghĩ
ngay đến quỷ, đến sự dữ rình rập
của quỷ. Người ta tránh những
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 62

nơi đó. Ai dù vô tình đụng chạm


tới cách nào đó sẽ mắc hoạ.
Nhưng chỉ những người yếu
bóng vía (lơbơn hwềng) mới bị nó
hành, nó nhập, nó vật, nó hớp
hồn…có khi đưa tới tử vong. Còn
những người cứng vía (kră
hwềng) thì nó vô phương. Xin liệt
kê vài tên :
Bo\ bil, bo\ măt bil, măt bil :
chỗ có bùn sụt, gần như không
đáy. Người ta tin ở đây có một
loại quỷ con tên là chă-chàn.
Măt dà : nghĩa đen là mặt
nước, nhưng khi nói từ này, người
Kơ Ho nghĩ đến chỗ khác thường
có mạch nước chảy ra, hoặc từ
một lùm cây cổ thụ rậm, hoặc một
hầm đá kín.
Kơ-tìng : Thường là một
lùm cây lớn rậm gần làng ở, hay
một nghĩa địa xưa.

C. Giải pháp thực hành : đuổi Quỷ


(ting Cà)

Ở nhiều điểm khác xem


ra tự nó đã gợi mở cho sự hội
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 63

nhập. Ở đây có hơi khó. Tạm


thời mới chỉ thử so sánh và cầu
nguyện. Có ý nói tới những
phương tiện trần gian mà chính
Chúa Giêsu và Giáo hội vẫn sử
dụng.
1. Không thể mỗi lúc lại
gọi Thần và Tế Thần để trừ quỷ.
Hơn thế những sự cố xẩy ra đây
thường là đột xuất. Nên trong
cuộc đấu tranh giành giật sự
sống với Quỷ, con người phải cố
tìm ra những phuơng thế để đuổi
Quỷ. Nói đúng hơn, Thần linh
dường như đã đặt để sức mạnh
của mình trong một số sự vật, rồi
cho con người có khả năng tìm
đến. Quả thực, trong khi sử dụng
những phương tiện này, người
Kơ Ho luôn lẩm bẩm, thầm thĩ
cầu nguyện với Thần linh.
2. Có một niềm tin rất
mạnh vào những phương thế
này. Trường hợp đã dùng mà
không thấy hiệu quả, thì người ta
lại tin rằng Thần linh đã ấn định
vậy. Và như thế là đã quá đủ để
an tâm, không phiền trách gì
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 64

nữa. Dưới đây là vài phương


thế :
a. Roi mây (gai wai). Roi
này thuộc loại mây rừng mọc
từng sợi, rất dài. Người ta đào lấy
cả rễ và lấy thêm một quãng sát
gốc, đem về làm roi đuổi quỷ.
Bất cứ lúc nào người ta nghĩ có
quỷ rình rập, là đem roi này ra
quất veo véo. Đặc biệt là khi vợ
đẻ, đi báo tử, đi đòi hồn …
b. Linh vật (đèk). Được gọi
vậy, vì người Kơ Ho tin rằng
Thần linh ban cho người nào,
người đó mới bắt gặp. Nó có
nhiều loại : một cục đá mầu lạ,
một hột cây khác thường, một
cục trầm hương, hổ phách, răng
và móng cọp … nhưng phải là
dạng tự nhiên hay tự rụng.
Những vật này để kín trong nha,
đeo vào cổ hay lận vào người.

III. VỊ TRUNG GIAN (CAU KÒN


GÙNG).

Đây là một nét đặc sắc


nhất, một điểm son trong kho
tàng niềm tin của Dân tộc Kơ
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 65

Ho. Nó làm cho niềm tin thêm


hoàn hảo và có giá trị đặc thù.

A. Lai lịch.

1. Lần dở lại các truyền


thuyết, truyện cổ, các câu văn
vần nói về Ông, cộng thêm các
nghi thức mời và cầu tới Ông, có
thể đưa ra một vài chi tiết về
Ông như sau : Mẹ Ông là Kơ
Bìng, được Thần linh xuất hiện
trong một Vầng Sáng lớn (có
chỗ nói mặt trời), dưới hình một
cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ cho
Kơ Bìng thụ thai bằng cách cho
ăn một trái cây. Kơ Bìng sinh
con trai, đặt tên là Sơđèn. Ngoài
tên này, người Kơ Ho còn đặt
cho Ông nhiều biệt hiệu khác :
Wàn, Jù, Chah, Krăs, Wàm, Nàu
…Những tên này có là vì mầu da
Ông sạm đen. Người ta chỉ gọi
Ông bằng những biệt hiệu này
mà thôi (kỵ huý).
2. Sơđèn sống rất nghèo.
Hồi còn nhỏ, thường bị bạn bè
đồng trang lứa khinh dể. Khi lớn
lên có nhiều thể hiện tài giỏi
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 66

xuất chúng, nên được nhiều


người nhờ vả. Nhưng Ông không
tự phụ, luôn dùng mọi khả năng
trời cho này để giúp đỡ mọi
người.
3. Không thấy nói đến cái
chết hay hoá thân của Ông. Chỉ
nói Ông đã về với Vầng Sáng.
Như vậy, Ông không có tiền
thân, cũng chẳng có hậu duệ.
Ông được biểu tượng như là một
vị Thần lành, một Ông thiện linh
nghiệm. Người ta thường mời
Ông đến và xin giúp đỡ, can
thiệp trong mọi biến cố nan giải
trong cuộc sống. Ngoài ra, người
ta cũng mời và xin Ông tới giúp
một phần của toàn bộ một nghi
thức tế lễ nào đó.
4. Như vậy, nhân vật
Sơđèn này vừa có cốt cách Thần
linh, vừa có cốt cách loài người.
Ông có mặt ở trần gian chỉ vì
con người, và cho đến hôm nay
Ông vẫn còn là vị cứu giúp con
người.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 67

B. Theo niềm tin dân gian

1. Ông là một vị Thần


Nhập Thể, một Thần Người. Cho
đến hôm nay, Ông vẫn là một vị
Trung Gian duy nhất giữa con
người và Thần linh cũng như
Quỷ thần.
2. Ông hoàn toàn đứng về
phía con người, để cứu giúp mọi
người, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Ông có thần thế như tuyệt đối, lại
rất năng nổ, tích cực. Mọi người
già trẻ, nam nữ đều có thể mời
Ông đến xin giúp đỡ, can thiệp,
trong mọi tình huống mà con
người vô phương đạt đáo.
3. Ông có mặt cũng như
khuất dạng chỉ vì con người, và
cho con người. Chính sự khuất
dạng của Ông lại là cái cớ để
Ông có mặt ở bất cứ nơi đâu,
cho bất cứ ai.

C. Thực hành niềm tin.

1. Muốn có một dấu chỉ


tượng hình liên hệ tới Ông, mỗi
khi cần mời và xin Ông giúp,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 68

cũng là một chứng cứ tin là Ông


có mặt và nhận lời. Người ta
dùng chính cái nghĩa của biệt
hiệu Ông, rồi moi móc trí tưởng
tượng, để rồi sau đó hình thành
một nghi thức gọi là “ Xối than”
(Crùh chah, Cro krăs).
2. Công việc như sau : lấy
một vài cục than hồng, nhễu vào
đó vài giọt nước. Khói sẽ bốc
lên. Nương theo khói, người ta
suy nghĩ hoặc lẩm bẩm nói lên
điều mình thỉnh cầu với Thần
linh. Vị Trung Gian sẽ có mặt tại
chỗ, đem lời khẩn nguyện của
mình đi để bầu cử.
3. Nghi thức này cũng
thường được cử hành trước các
lễ nghi khác, khi đó là xin bầu
cử cho nghi lễ được tốt đẹp.
Trong lễ nghi an táng, thì nghi
thức này lại bao hàm ý xin Vị
Trung gian dẫn đường người
mới qua đời về với tiên tổ.

IV. HAI TƯƠNG QUAN CỦA


NIỀM TIN : LINH HỒN, ÂM
PHỦ .
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 69

Linh hồn và Âm phủ là hai


đối tượng của niềm tin có tính cơ
bản của các dân tộc. Nó thuộc
con người và cho con người.
Con người tin về chính mình. Có
điều mỗi sắc dân lại có một ý
niệm khác nhau, từ đó đưa đến
những cách hành xử cũng khác
nhau.

A. Linh hồn ( Swàn, Sồp-swàn)

Theo niềm tin Kơ Ho, linh


hồn con người có một chỗ đứng
rất quan trọng trong tâm tư tình
cảm, và trong rất nhiều nghi thức
cúng tế, đàn tràng.
1. Đối lại với từ này là thân
xác, thể xác, thân thịt (Să-jăn,
pwăc să, să ka), hay xác (să).
Gộp chung lại là xác hồn (să-
swàn). Đó là cách diễn tả thông
thường, bình dân.
2. Theo cách chiết tự ngôn
ngữ Kơ Ho, cũng chỉ ra một cái
nhìn khả đáng. Sồp hay Nsồp là
cái chứa đựng, cái bảo vệ, cái
giữ gìn, cái làm cho hình thành
một vật gì đó, hoặc cái để cho
mọi sự tựa vào mà giữ được, có
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 70

được.
Swàn theo nghĩa đen là đá
quí, ngọc thạch…từ đó hình
thành nhiều ý nghĩa khác như vật
quý, cái tinh chất, cái tinh hoa,
cái sống của một vật.
3. Xét theo nội dung từ
ngữ, thì cũng như quan niệm
chung thường hiểu. Đó là cái
phần thượng ở chung với cái
phần hạ, cái nội dung ở trong cái
hình thức, cái ruột ở trong cái
vỏ.
4. Theo niềm tin : Linh hồn
là giống thiêng liêng, không thể
thấy, không thể chết. Hơn thế,
nó còn làm cho vật chất có sự
sống, có bản lãnh, có sự sung
túc. Là cái gì đó thật bền vững,
không suy suyển, dù bất cứ tình
huống nào, ngay cả cái chết phần
xác.
5. Linh hồn vừa làm cho
vật chất có sự sống, nhưng nó
còn có sự sống riêng, có thể tách
rời. Ngược lại, vật chất nào
không có nó, thì kể như vô dụng.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 71

Nếu áp dụng cho sinh vật, cách


riêng cho con người, thì cho dù
còn sống cũng kể như đã chết,
hay sẽ chết cấp thời.
6. Người Kơ Ho cũng có
các ý niệm về giác hồn, sinh
hồn. Họ tin rằng có hồn sống
trong tất cả vũ trụ vạn vật, có thể
chứng minh qua niềm tin, hoặc ít
ra là có ý tưởng về “tơl nă tơl
chi” (mỗi người một cây), và
“tơl nă tơl sơrma`” (mỗi người
một ngôi sao). Ý niệm này (giác
hồn và sinh hồn) có được lưu ý
đặc biệt hơn nơi các sự vật, con
vật có liên hệ gần gũi hơn với
cuộc sống con người. Ví dụ có
một số cây không được chặt bừa
bãi, phải kiêng khi phát rẫy kẻo
phạm đến ông bà chú bác, hoặc
như swàn kòi, swàn rơpu đã nói
ở trên.
7. Linh hồn con người luôn
là trên hết trong niềm tin, trong
tâm tư tình cảm và trong rất
nhiều nghi thức cúng lễ, đàn
tràng.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 72

B. Âm phủ (Làng-bồc)

1. Các nhà truyền giáo, cả


Công giáo lẫn Tin lành, dã gán
cho nó nội dung từ “ngục tổ
tông”. Có nhiều từ khác có liên
hệ trực tiếp như Thiên đàng,
Luyện ngục, Hoả ngục thì còn
đang tranh luận và chỉ dùng thử.
Vì trong niềm tin của người Kơ
Ho, không có các ý niệm này,
nên củng khó tìm ra từ ngữ cho
hoàn chỉnh.
2. Qua các tư liệu như
truyện cổ và ca dao cũng chưa
đưa ra được một ý niệm thống
nhất rõ ràng, dứt khoát. Chính
ngườ Kơ Ho cũng chẳng thấy cần
phải tìm hiểu tỉ mỉ về vấn đề, nên
cũng chẳng ai giải thích được. Họ
chỉ cần thi hành một số nghi thức
theo phong tục tập quán là yên
tâm và khép lại vấn đề.
3. Tìm hiểu từ ngữ qua cách
chiết tự, sẽ thấy như sau : “Làng-
bồc” : “Làng” là dân hay dân
làng; ở đây còn hiểu là mọi người
như nhau, là bạch đinh hết. “Bồc”
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 73

là người đã chết, cũng còn hiểu là


thây ma, xác chết, mộ địa…Hai
từ gộp lại có thể hiểu là “tử dân”
hay “dân chết”. Người Kơ Ho cắt
nghĩa từ “Làng-bồc” là : “Anih
cau chơt ơm kis” (nơi người chết
sinh sống) ; hay “tiah cau chơt
dê” (miền đất của người chết).
Như thế, rõ ràng chỉ có duy nhất
nơi này thôi, là nơi ở của mọi
người chết, không phân biệt sang
hèn, tốt xấu.
4. Cuộc sống ở Âm phủ
(Làng-bồc ) xem ra cũng rất
nhộn nhịp, chẳng khác gì thế
giới người sống. Cũng ăn uống,
tiêu xài, làm việc, cưới xin
( không thấy nói sinh con). Họ
toàn dùng đồ thiệt chứ không
dùng đồ dổm (vàng mã, đôla âm
phủ). Các vật dụng đem đi với
người chết toàn là đồ tốt, đắt,
quý, tiền thật.
5. Làng-bồc ở chỗ nào ?
Không có tư liệu nào nói dứt
khoát. Chỉ thấy nói xuống (mu),
hoặc ở (ơm) hay ở trong (ơm
tam). Nhiều người cho là trong
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 74

một hang sâu thẳm (brong jrô


hu\t-hung), nhiều người khác lại
bảo là ở trong “lìng-dinh” (cái
ống bất chợt). Cũng có chỗ nói
làng-bồc như một nước hay quốc
gia (lơgar làng-bồc). Tất cả
không nói rõ ở đâu.
6. Ra về (Lik rê). Là Linh
hồn có thể bỏ Âm phủ để về
dương gian dưới nhiều hình thức
: về để thăm nom chăm sóc gia
đình, về để đầu thai vào một
người nào đó trong gia tộc, dòng
tộc, về để thẩm nhập cái hồn
sống Kơ Ho trong anh em Kơ
Ho còn sống, làm cho người đó
luôn sống trong cái âm hưởng
của người đã khuất. Có lẽ ở điểm
này mà người ta lý giải được cái
hồn thiêng hay cái bản sắc Dân
tộc còn lưu truyền.

7. Tóm lại, theo niềm tin


của người Kơ Ho, thì Làng-bồc
là nơi :
a. Mọi người đã chết sẽ
ở và sinh sống.
b. Ơ chung, không
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 75

phân biệt bất cứ ai.


c. Không thấy nói có
hình phạt hay thưởng
công.
d. Thần linh (Yàng)
không có liên hệ gì ở
đây.
e. Quỷ (Cà) có mặt,
nhưng chỉ giữ vai trò
canh gác, không cho
ai ra khỏi đây, không
thấy nói có hành vi
gì khác. Nhưng xem
ra quỷ vẫn thua trí
khôn của linh hồn.
Nên hồn người chết,
nếu muốn, có thể qua
mặt quỷ để dễ dàng
ra về (Lik rê).

KẾT LUẬN

Trên đây là những nét


chính yếu, cô đọng và xúc tích
liên quan đến niềm tin của người
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 76

dân tộc Kơ Ho. Một niềm tin


như vậy là khá nghiêm túc, hoàn
chỉnh, và khép kín được nhiều
vấn đề. Đúng hay sai lại là
chuyện khác, không thể lạm bàn
ở đây. Vì với người Kơ Ho thì
nó đã là vậy, nên phải khẳng
định nó là sự thật.
Niềm tin này đã trả lời
được những thao thức trăn trở
nơi ngườ Kơ Ho. Họ không chất
vấn hay cảm thấy phiền hà về
niềm tin của họ. Nó đã giải đáp
tất cả về thân phận con người.
Dường như Thiên Chúa đã ưu ái
sắp đặt, gìn giữ cái ý niệm tiền
mặc khải nơi người Kơ Ho. Vì
chính do niềm tin này được lưu
truyền mà đời sống cá nhân, gia
đình, xã hội của người Kơ Ho đã
đạt tới một mức độ đẹp đẽ khó
có thể tưởng tượng nổi.
Đây là một đề tài vừa cơ
bản, vừa bao la, lại vừa như
ngoài tầm tay với của mọi người.
Niềm tin vẫn mãi mãi là một đối
tượng phải học hỏi, phải tìm
kiếm … nhất là phải cầu nguyện,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 77

nài xin, và lúc nào cũng vẫn như


chỉ là mon men.

CHƯƠNG III
NGÔN NGỮ VÀ VĂN VẦN
KƠ HO

DẪN NHẬP

Ngôn ngữ Kơ Ho đã được


hình thành, lưu giữ và bảo tồn,
thuần khiết hàng ngàn năm từ
khi phát hiện ra vùng đất cao
nguyên đầy nắng và gió cũa cư
dân bản địa người Kơ Ho từ
những năm cuối thế kỷ 19
(1893). Người Pháp bắt đầu
nghiên cứu về nguồn gốc và
ngôn ngữ của người Kơ Ho.
Nhưng ngôn ngữ này không có
chữ viết nên từ khi về Di Linh
thiết lập Trung tâm Truyền giáo
cho người Kơ Ho năm 1927, cha
Gioan Cassaigne đã mày mò ký
tự ngôn ngữ Kơ Ho với mẫu tự
Latinh, để từ đó dần dần hình
thành chữ viết cho người Kơ Ho.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 78

Năm 1929, cha Cassaigne


xuất bản cuốn từ vựng Việt- Kơ
Ho -Pháp, và đến năm 1949, cha
Jacques Dournes xuất bản cuốn
từ vựng Kơ Ho -Pháp. Đây là
những công trình khởi đầu nền
móng quan trọng cho chữ viết
ngôn ngữ Kơ Ho , và từ những
khởi đầu quý báu này, những
công trình nghiên cứu của các
thừa sai và các linh mục Việt
Nam ra đời, trong đó có những
công trình về văn hoá, phong tục
tập quán…của cha Đaminh
Nguyễn Huy Trọng (1938-2018).
Ngôn ngữ Kơ Ho được
hình thành và phát triển từ hằng
năm và vẫn giữ được bản sắc
dân tộc, ít bị ảnh hưởng đến
ngoại lai. Ngôn ngữ này rất
phong phú và sâu sắc chẳng thua
kém gì các dân tộc khác, và đặc
biệt họ đã giữ được nguyên vẹn
tính đậm đà bản sắc dân tộc Kơ
Ho . Ngôn ngữ Kơ Ho rất đa
dạng, giàu nội dung và nhiều
hình tượng, thí dụ từ “nước sôi”
là “dà rơngo\” nghĩa là “nước
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 79

nhảy múa”; hay từ “mặt trời” là


“măt tơngai” nghĩa là “mắt của
ngày”…
Ngôn ngữ Kơ Ho là ngôn
ngữ đa âm, có thể liên kết những
từ đa âm để lập thành những từ
đa âm kép. Ngôn ngữ Kơ Ho
cũng có những giọng nói, kiểu
nói, âm sắc khác nhau, và chính
sự khác biệt này là cách thức để
phân biệt dòng tộc, dòng họ và
vùng đất mà người Kơ Ho cư
ngụ.
Từ năm 1929, cha
Cassaigne sử dụng 20 ký tự
Latinh để tạo nên chữ viết cho
ngôn ngữ Kơ Ho . Cha Jacques
Dournes sử dụng 33 mẫu tự
Latinh, và cha Đaminh Trọng sử
dụng 28 mẫu tự cho từ điển (Kơ
Ho -Việt). Có thể nói gần 100
năm hình thành và phát triển
ngôn ngữ viết cho người Kơ Ho ,
chúng ta có thể nghiên cứu tìm
hiểu về ngôn ngữ Kơ Ho và có
thể tiếp cận được con người,
nguồn gốc, phong tục tập quán
của người Kơ Ho một cách bài
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 80

bản và am tường hơn. Tất cả


ngôn ngữ và văn hoá của người
Kơ Ho được lưu giữ bằng một
nền văn chương truyền khẩu,
qua văn vần Kơ Ho Pơndìk-
Pơnding. Chính nền văn chương
truyền khẩu này được người Kơ
Ho , qua các thế hệ, truyền lại
cho con cháu và cho chúng ta
ngày hôm nay-những tinh hoa
của một dân tộc Kơ Ho trên
vùng đất cao nguyên này.
Văn Vần của người Kơho
lần lượt được trình by qua bốn
phần :
I. Những nhận định
sơ khởi
II. Hình thức

III. Cấu tạo


IV. Nội dung

I. NHỮNG NHẬN ĐỊNH SƠ


KHỞI

Văn vần Kơ Ho nói chung là


Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 81

cả một kho tàng đồ sộ vô giá. Một


khu rừng còn nguyên sinh thâm u bạt
ngàn. Một bầu trời lồng lộng bao la,
với hàng hà tinh tú lấp lánh … cả về
số lượng lẫn chất lượng. Kho tàng
này chất chứa tinh hoa của biết bao
thế hệ Kơ Ho lắng động, hội tụ. Nó
có sức thuyết phục, bén bện, thẩm
nhập được vào tâm tư tình cảm của
họ. Đến nỗi dường như chỉ nghe có
một vài lần, là họ có thể dễ dàng nhớ
được nằm lòng, hiểu ra mọi ý nghĩa
… để rồi có thể sử dụng chuyện trò
hằng ngày, và đương nhiên là còn
truyền hậu cho mọi người, qua muôn
thế hệ.
Càng đọc, càng suy, càng hiểu
… lại càng phải khẳng định là có rất
nhiều điều được kể vào hàng đặc sắc
về văn học, nếu so sánh với nhiều
Dân tộc bản địa khác. Có thể kể vào
đây thêm nữa, nhất là về nội dung ý,
vừa cụ thể, vừa sâu sắc, vừa bao hàm
của nó. Rất nhiều câu, bài, nguyên
nó thôi, đã đủ để áp dụng được cho
nhiều trường hợp khác nhau, từ đơn
giản tới phức tạp. Nói khác, nhiều
hoàn cảnh, nhiều trường hợp … đều
có thể gặp thấy ở câu, bài này những
nội dung ý rất phù hợp.
Có thể nói : tự bản chất, thể
văn này là nguồn gợi hứng, gần như
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 82

không bao giờ cạn. Chưa kể nó còn


rất trong lành, chân chất … Đặc biệt
là rất phù hợp với mọi hoàn cảnh
cũng như tâm tư tình cảm của Dân
tộc. Nó vừa có khả năng đáp ứng
được cho mọi thực tại, thực thể …
vừa tạo ra được những lý chứng
không ai có thể chối cãi được. Nó
giúp cho mọi người cơ hội vừa dễ
dàng, vừa hiệu lực, diễn tả mọi quan
điểm xuất phát từ đáy lòng thầm kín
một cách vừa cụ thể vừa thân tình. Ở
đây đặc biệt có ý nói là được dùng
chính tiếng nói và tâm tình của cha
ông mình để huấn luyện, đào tạo, trui
rèn, nhắc nhở, răn đe … chính mình
và lẫn nhau.
Tuy nhiên, cách chung cũng
như mọi dạng văn vần dân gian,
trong đó có ca dao, tục ngữ… Muốn
tìm hiểu nó, cần phải dựa theo một
số nguyên tắc và phương pháp cơ
bản sẵn có. Nó liên quan đến tính
đặc thù, đặc sản của mỗi Dân tộc, ở
đây là Dân tộc Kơ Ho . Cho đến
hôm nay, dòng văn này chưa có ai
đã cố công ghi chép lại tạm gọi là
đầy đủ. Có nghĩa nó vẫn chỉ là văn
nói tuỳ hứng, tuỳ hoàn cảnh. Người
nào nghe được rồi, thì truyền miệng
lại cho người kế tiếp. Mỗi một thế
hệ qua đi, đương nhiên sẽ có thay
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 83

đổi cả về hình thức lẫn nội dung.


Sau đây là mấy điều cần lưu ý
trước :

1. Đây là lối văn nói, truyền khẩu.

Chữ viết Kơ Ho như hiện


nay, thì chỉ mới khởi sự có mặt năm
1927, với sáng kiến của Linh Mục
Jean Cassaigne. Chủ yếu là phục vụ
cho công việc Truyền giáo, và rồi
cũng dùng để sao chép một vài đề tài
khác. Các vị Linh Mục kế nhiệm, thì
vừa hoàn chỉnh thêm cách viết, vừa
dùng để bắt đầu sưu tập tư liệu.
Cho đến cuối thập niên 1950,
đầu thập niên 1960, tại một số Trung
tâm Truyền giáo Thượng mới khởi
sự dùng thứ chữ này để sao chép một
số truyện cổ Kơ Ho , sáng tác các
loại sách học ngôn ngữ, dịch các
sách giáo lý, kể cả Kinh Thánh …
tiếp theo đó, là cũng có ghi ký dòng
văn vần Kơ Ho này, bằng cách nghe
được câu, bài nào thì sao chép lần
lượt lại ngay, có đánh máy chữ và để
đấy. Toà Giám Mục Đà Lạt có thu
gom được một số.
Tác giả của văn vần, nói thật
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 84

chuẩn xác, là cả Dân tộc Kơ Ho . Đủ


mọi tầng lớp trong xã hội, đủ cả già
trẻ lớn bé, đủ luôn cả các cấp độ hiểu
biết và từng trải cuộc đời. Từ các bô
lão, trưởng bối, phụ mẫu … các thế
hệ văn sỹ cho tới quảng đại quần
chúng. Đương nhiên tuỳ người nói,
trường hợp nói, đối tượng nói tới …
mà thêm bớt hình thức diễn tả, và do
đó cũng có những khung độ ý nghĩa
khác nhau, mà người nghe phải tự
động hiểu ra.
Nói khác, với người Kơ Ho ,
thể văn vần truyền khẩu này luôn
không cố định. Trừ những câu, bài
mang nội dung ý luật lệ, có tên gọi
riêng là NRI (Sẽ có một chuyên đề
dành riêng). Nói không cố định, vì
rất dễ được thêm nếm vào những từ
ngữ phụ, tuỳ từng người, từng thế
hệ, từng vùng miền Kơ Ho khác
nhau. Và cũng còn tuỳ hoàn cảnh,
đối tượng muốn áp dụng. Chưa kể
còn thấy được đổi cả cung cách nói
theo kiểu đồng âm dị nghĩa hay
ngược lại. Đương nhiên sẽ tạo ra
những hoàn cảnh khác nhau. Cũng
thường thấy đổi từ phương ngữ này
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 85

sang một phương ngữ khác. Đối với


người Kơ Ho thì chẳng có vấn đề gì,
có khi còn có lợi là đoán ngay ra
được người nói thuộc miền Kơ Ho
nào, kể cả làng nào nữa. Nhưng với
người ngoại cuộc, nếu không biết là
vậy, thì cũng dễ dẫn tới hiểu lầm,
hoặc tranh cãi vô lối.
Có một điều đã tạm tổng hợp
được, dĩ nhiên chưa phải là nguyên
tắc hay định luật, đó là người Kơ Ho
thích nói cụ thể, có chủ từ, có đối
tượng, cho dù là họ nói ví von bóng
gió … Người nghe (Kơ Ho) hiểu
ngay ra được đang nói cái gì, nói với
ai hay về ai. Câu nói vừa trưng dẫn
trên đây là một ví dụ. Tuy dù xem ra
nó là một câu độc lập, trọn nghiã rồi
đấy. Nhưng khi nói ra là luôn phải
hiểu đã có cái gì đó cụ thể trước rồi.

2. Lịch sử tính của thể văn vần Kơ


Ho nói chung.

a. Lịch sử tính ngoại tại hay


hình thức :

Từ khi có mặt con người, biết


ăn biết nói, biết nhìn ngắm vũ trụ
vạn vật, biết suy tư tính toán… thì
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 86

qua ngoại cảnh, họ bắt đầu liên kết


cái này với cái kia. Một kiểu so sánh
hay ví von đơn giản. Nghe các em bé
tập nói rất dễ thấy ra kiểu nói này.
Và thế là thể văn vần được manh
nha. Và cứ cái đà đó mà tiến triển
với thời gian. Với Dân tộc Kơ Ho,
thì hầu chắc là đã trải qua vài thiên
niên kỷ rồi.
Lúc đầu chỉ là những cặp từ
hay câu nói vắn gọn, mang tính
thành ngữ, châm ngôn … Thế rồi
dần già mới xuất hiện những thần
đồng và các thế hệ văn sỹ, thi sỹ …
Qua những lần truyện trò, đặc biệt
qua những dịp hội họp theo truyền
thống, họ có cơ hội bàn luận với các
bô lão, trưởng bối… Từ đó mà có
thêm những dữ liệu để bổ túc , ráp
nối, sáng tác thêm.
Hiểu rộng ra, thì các loại
trường thi có chủ đề, hoặc sử thi Dân
tộc cũng vậy. Lúc đầu là rất vắn, có
khi chỉ do một người nào đó khởi
xướng, nói ra một số câu dựa theo
chủ đề hay câu truyện cổ nào đó. Rồi
trải qua các mùa lễ hội, trong đó có
tổ chức các ngày văn nghệ quần
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 87

chúng. Các thế hệ văn nghệ sỹ nhân


dân càng ngày càng sáng tác ra thêm
các tình tiết mới, để áp dụng và nối
dài dòng văn vần ra. Và những câu
truyện này sẽ được tiếp tục ở những
lần tới, tức các năm sau đó. Trường
thi và sử thi của một Dân tộc là câu
truyện cả đời của cả Dân tộc. Nó sẽ
được kéo dài mãi trong lịch sử của
Dân tộc đó.

b. Lịch sử tính nội tại hay nội


dung.

Xin lưu ý ở tiết mục này


không phải là tìm hiểu nội dung ý
của thể văn này. Sẽ có cả một phần ở
sau (Chương IV) để trình bày khái
quát những đề mục và tư liệu có liên
quan. Ở đây chỉ chủ ý gợi ra một vài
dữ liệu nổi cộm trong tư liệu văn
vần có chỉ ra.
Đó là qua tư liệu văn vần và
truyện cổ nói chung, người đi tìm
hiểu có thể lập ra được nhiều dạng
“cây phổ hệ” khác nhau. Từ lịch sử
Dân tộc Kơ Ho nói chung tới mọi
loại lịch sử khác: như niềm tin, lễ hội,
mọi công việc làm ăn và các phong
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 88

tục tập quán.


Một ví dụ dễ thấy nhất khi
đọc văn vần và truyện cổ sẽ gặp
nhiều từ ngữ được viết chữ in hoa.
Hầu hết những chữ được viết hoa
này là tên riêng của các tổ tiên Dân
tộc Kơ Ho . Họ có mặt ở từng thời
kỳ của lịch sử Dân tộc. Từ thượng cổ
thời đại đến cận đại. Thường khi
nhắc đến tên các vị, thì cũng diễn tả
luôn những đặc tính riêng của mỗi
vị. Thậm chí có bài còn kể ra luôn
tên tuổi dòng dõi tới ba, bốn đời nữa.
Bên cạnh đó còn có một số bài kể ra
những địa danh, trong số này có
nhiều địa danh mà hiện giờ còn kiểm
chứng được khá dễ dàng. Để từ đây
có thể truy tìm ra tông tích, dòng dõi
xa gần.
Ai cũng có thể hiểu ra rằng,
mỗi khi các bô lão, trưởng bối, văn
sỹ có dịp kể ra như vậy, là họ nhắm
tới nhiều mục đích khác nhau.
Nhưng trước mắt là muốn giáo huấn,
đào tạo mọi người đang có mặt, kể
cả chính mình. Như vậy là tự nó thôi
đã nói lên rất nhiều điều có liên quan
hữu cơ với nhau. Có điều đáng lưu ý
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 89

là khi các bô lão miền này kể chuyện


mà lại nhắc tới tên tuổi của các bậc
tiền bối có gốc gác ở một miền Kơ
Ho khác … Điều này nói lên tính
duy nhất và đồng bộ của toàn thể
Dân tộc Kơ Ho . Nó được mọi
người, mọi nơi, mọi hoàn cảnh cẩn
thận tuân giữ. Đó cũng là nội dung
sâu xa nhất của câu nói cửa miệng
Jăk đòm lài, chài đòm yau : Giỏi là
bắt chước xưa, tài là noi gương cổ.
Một kiểu luận cổ suy kim hay ôn cố
tri tân. Quả thật Dân tộc Kơ Ho đâu
có kém cạnh ai.
Đặc biệt trong văn vần có
nhiều câu, bài mang dấu ấn khá rõ
ràng của từng thời đại lịch sử. Từ
sáng thế, đại hồng thuỷ, quan án,
ngôn sứ, tư tế … (kiểu như sách Cựu
Ước). Theo lịch sử nhân loại thì thấy
có từ trần truồng, ăn lông ở lỗ… rồi
mới bắt chước cái gì đó mà tạo ra
nhà cửa. Công việc làm ăn sinh
sống, thì cũng thấy có từ đào bới, hái
lượm, săn bẫy … rồi biết làm lúa.
Công cụ làm ăn thì từ dùng cây que,
rồi đá cuội, chì, đồng, sắt …
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 90

II. HÌNH THỨC VĂN VẦN

1. Số từ trong một câu :

Từ 2 từ trở lên. Cụ thể đã có


nhiều câu đếm được tới trên 15 từ. Ở
đây rất hạn chế các câu có nhiều từ,
vì vừa không cần thiết, vừa thấy
nhiêu khê khi dịch nghiã, kể cả khi
đánh máy chữ. Chỉ sao chép những
câu vắn, thường nghe nói tới.

2. Số câu trong một bài :

Từ một câu tới vô hạn. Khá


nhiều bài tự nó đã có dáng dấp một
trường thi có chủ đề. Trong tập này,
chỉ lẩy ra những bài có ít câu thôi,
nhưng phải trọn ý muốn nói. Mục
đích là để bạn đọc dễ dàng làm quen
với nó.

3. Âm vận :

Nói chung là khá tự do. Vừa


theo từ ngữ, vừa theo ý muốn diễn
tả. Ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng
thường thấy vậy. Ví dụ theo từ ngữ :
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Theo ý : Ở bầu thì tròn, ở ống thì
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 91

dài.

4. Tính biền ngẫu :

Một từ, một cụm từ, thậm chí


cả một nội dung ý … được lặp đi lặp
lại liên tục ở đầu, ở giữa hoặc ở cuối
các cặp từ, cụm từ chính của mọi câu
trong một bài. Ngoài việc đây là
dạng văn cổ, nó cũng giúp người nói
dễ nhớ ra các câu kế tiếp, trong khi
người nghe cũng có đủ thì giờ hiểu
ra và thấm thía.

5. Dễ biến dạng :

Có thể thêm bớt số từ trong


câu, kể cả số câu trong một bài. Sau
khi thêm hay bớt như vậy, thì đương
nhiên nội dung ý của nó cũng sẽ
khác đi, có khi còn bị đảo lộn. Vì
vậy người nghe luôn phải cảnh giác :
Neh geh kồn rơnàng :
Đã có cậu bàn bạc
Neh geh pàng rơna :
Đã có cụ xét xử
Neh geh wa tơnggit :
Đã có bác cho biết
Ờ go tai kồn rơnàng : Không
thấy nữa cậu bàn bạc
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 92

Ờ go tai pàng rơna : Không


thấy nữa cụ xét xử
Ờ go tai wa tơnggit : Không
thấy nữa bác cho biết
Rõ ràng chủ đề diễn tả hai câu
trên đã bị đảo lộn. Do đó hậu quả
của nó dẫn tới cũng khác hẳn nhau.

III. CẤU TẠO

1. Đơn giản :

Gần như mọi từ kép theo


nghĩa tiếng Việt, đều có thể dùng để
sáng tác ra được một câu nói văn vần
đơn giản. Nó có dạng một thành ngữ,
một câu ca dao hay một câu châm
ngôn.
Ví dụ a : Gùng-dà : Đường
lối, cách thế , phương pháp …
Có thể sáng tác ra là :
Geh gùng geh dà
: Có đường có lối
Rềp gùng rềp dà
: Gần đường gần lối
Ví dụ b : Me-bàp : Mẹ cha,
phụ mẫu …
Có thể sáng tác ra là :
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 93

Ring me ring bàp : Thuận


mẹ hợp cha
Ờ me ờ bàp : Chẳng
mẹ không cha

2. Phức hợp

Ở tiết mục này thì có hơi rắc


rối, cố gắng chọn ra hai chi tiết, vừa
dễ hiểu, vừa mang tính tổng hợp.
a- Qua tư liệu ở đây, dễ thấy
ra người Kơ Ho thường chọn ra từng
hai cặp từ, vừa liên ý vừa hợp vận.
Dựa vào hai cặp từ này, họ sáng tác
ra các bài văn vần vắn gọn, dễ hiểu,
dễ nhớ. Đây là kiểu nói truyện thông
thường giữa nhau. Rất nhiều câu
được dùng để nhắc nhở nhau điều gì
đó, đặc biệt trong việc nhắn nhủ, dạy
dỗ con cháu. Ví dụ :
Hìu ơm, nrơm tòp : Nhà
ở, chỗ trú.
Có thể sáng tác ra là :
- Geh hìu ơm, geh nrơm tòp : Có
nhà ở, được chỗ trú
- Jòi hìu ơm, an mơ mê : Tìm
nhà ở, em và anh
Jòi nrơm tòp, an mơ mê : Kiếm
chỗ trú, tôi và mình.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 94

- Hìu ơm, an ờ geh : Nhà


ở, tôi không có
Nrơm tòp, ờ geh sơl : Chỗ
trú, không có luôn.
b- Cũng trong chiều hướng
này, người Kơ Ho có thể, từ trong
kho tàng ngôn ngữ của mình, tìm ra
nhiều cặp từ, nhiều cụm từ … vừa
liên ý, vừa liên vận như trên … để
sáng tác ra nhiều kiểu nói khác nhau,
để áp dụng cụ thể vào cuộc sống nói
chung, những hoàn cảnh đặc biệt nói
riêng.
Nếu tìm ra được các cặp từ,
cụm từ mang đậm nội dung ý niềm
tin, hay phong tục tập quán ngàn đời
… thì sẽ có được giá trị cao. Vì tự nó
thôi, đã được cắm rễ sâu rồi trong
tình tự Dân tộc. Vì thế mà cũng chỉ
mình nó thôi, đã đủ sức thu hút tâm
tư tình cảm của mọi người. Nếu lại
dùng nó để sáng tác ra nhiều cách
nói, nhiều thể loại khác nhau, thì
đương nhiên sẽ gợi ra được rất nhiều
ý tứ vừa cụ thể, vừa ý vị, rất dễ thẩm
nhập lòng người. Bài thơ ca lúc đó
nghiễm nhiên trở thành gia bảo của
cả Dân tộc nói chung, từng thành
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 95

viên nói riêng.


Càng những tay cự phách,
những văn nghệ sỹ nhân dân … càng
tìm ra được nhiều những cặp từ, cụm
từ mang nhiều nội dung ý sâu sắc.
Nhất là những cặp từ, cụm từ mang
tính điển nghĩa, nhân điển hình …
Nhưng cũng phải nói thật là, muốn
sáng tác ra các kiểu nói để áp dụng
được nó cho đúng người, đúng chỗ,
đúng hoàn cảnh … không dễ dàng
gì. Vì nó đòi hỏi nhiều khả năng, dày
dạn, kinh qua … mới có thể nhạy
bén và tức thời nói ra được.
Không có người Kơ Ho nào,
kể cả các bô lão, đang tự dưng mà
nói ra được các kiểu nói này, mà
phải có một hoàn cảnh cụ thể, một
môi trường xứng hợp mới thấy xuất
khẩu thành thi. Cụ thể ở đây là, phải
có các buổi tụ họp gia đình, dòng tộc
; các ngày có tổ chức văn nghệ quần
chúng, hoặc hiếm có hơn là các dịp
có thi tài giữa các văn nghệ sỹ (Thi
đàn). Tưởng cũng nên nhớ một điều
cơ bản là muốn có các cuộc tụ họp
như trên thì trước đó đã phải Tế thần
theo đúng truyền thống, thời vụ.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 96

Chính cái bầu khí linh thiêng cộng


với thịt ruợu đã dâng cúng, và rồi
cùng nhau ăn uống nay, mới có sức
thu hút cộng đồng. Từ đó mà cũng
dễ gợi hứng cho việc kể, ngâm hoặc
sáng tác thơ văn.
Bây giờ xin chỉ được nêu vài
ví dụ về các cặp từ hay cụm từ thôi.
Các câu nói để áp dụng thì không
tiện viết ra, vì quá dài. Nó đã có sẵn
khá nhiều trong tập tư liệu này, và ở
nhiều vần khác nhau :
a- Vài cặp từ liên tiếp :
Kồn rơnàng ; Pàng rơna ; Wa
tơnggit
Cậu bàn bạc ; Cụ xét xử ; Bác
cho biết
Hìu nhă ; Kră wàng ; Jiàng
siăng ; Yăng rơnờm.
Gia đình ; Chuồng trại ; Chăng
giằng ; Hũ rượu
Hwăc Brah ; Lah Yàng ; Bàng
ding ; Ting săp ; Lăp bơr ; Dơl
đơs.
Hô Linh ; Gọi Thần ; Chặt ống ;
Nhắn tiếng ; Ráp lời ; Giúp nói.
b- Vài cụm từ liên tiếp :
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 97

Tê kồs đơr
: Tay chuốt giang
Bơr cahrơna
: Miệng xét xử
Glah siah piăng
: Nồi nấu cơm
Đồng ngkhiăng kòi
: Nia sảy lúa
Sùng jòi lòng : Rìu
kiếm củi
Lơh lu reh : Làm đá
nhẵn
Teh lu ring : Đẽo đá
phẳng
Tur cing àng : Thụi
chiêng sáng
Hòi Yàng ngai : Cầu
Thần ngày.
Bạn đọc sẽ thấy cũng những
cặp từ, cụm từ như nhau ở nhiều vần
A, B, C khác nhau. Thậm chí ở chỗ
khác nhau trong cùng một vần ( Cho
dù đã phải hạn chế đi rất nhiều).
Mục đích là để các bạn làm quen với
các kiểu diễn tả khác nhau của nó.
Khi đã hiểu rõ được các cung cách
sử dụng rồi, thì cũng dễ dàng ráp nối
ra được các kiểu cách tương tự khác,
với một số nguyên tắc sẽ giải trình ở
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 98

số mục sau.

3. Cách biến thể của các câu, bài.

Người Kơ Ho nói chung, đặc


biệt nơi các bô lão, văn sỹ … hay
dùng một từ, một cụm từ, có khi cả
một câu phụ … để đặt vào đầu, chêm
vào giữa, hoặc nối dài theo sau các
cặp từ hay cụm từ nền, để diễn tả
điều mình muốn nói. Có thể hiểu đây
là một lối văn biền ngẫu. Nhưng là
kiểu biền ngẫu đa dạng. Vì những gì
thêm vào đều có thể thay đổi các
kiểu thay thế khác dễ dàng, theo
dụng ý của người nói. Do vậy mà nó
có dồi dào nội lực, để từ những cặp
từ, cụm từ hay một câu nói gốc, tạo
ra thiên hình vạn trạng những nội
dung ý khác nhau có khi còn đối
chọi nhau, nhằm diễn tả cái gì đó cụ
thể lúc này và ở đây.
Xin nêu một ví dụ có mang
tính tổng hợp, để rộng đường tìm
hiểu. Không thể trưng ra nhiều ví dụ
được, vì mỗi ví dụ đều khá dài dòng.
Nó sẽ có mặt khá dồi dào trong các
tư liệu chuyên đề khác, như xét xử,
trường thi và truyện thơ.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 99

Câu nói gốc : Rơtùs neh wàs :


Đà dọc đã yên vị
Rơpàs neh dă :
Đà ngang đã rải đều
Bơnhă neh bồr :
Bếp núc đã đắp xong
Chú giải : Đà dọc, đà ngang, bếp
núc … là tượng trưng cho các bô lão,
trưởng bối, phụ mẫu … của một gia
đình, gia tộc, dòng tộc. Cụ thể ở đây
có ý nói một việc gì đó đã được đồng
thuận của cả gia đình, gia tộc, dòng
tộc. Xin lưu ý : Người Việt thường
nói : Con có cha như nhà có nóc.
Người Kơ Ho thì coi đà dọc, đà
ngang (trên đó người ta rải sàn nhà)
là nền tảng của một cái nhà, mà trên
đó có một gia đình cư ngụ, sinh
sống. Trong tư liệu đã thấy có những
diễn tả tương tự như sau :
(An kờn tìp mơ mê sơl, mơ kòl ya) rơtùs
(hìu an dê, ờ go hềt) neh wàs (hơ mềh).
(An kờn tir mơ mê sơl, mơ kòl ya)
rơpàs (hìu an dê, ờ go hềt) neh dă (hơ
mềh).
(An kờn bau mơ mê sơl, mơ kòl ya)
bơnhă (hìu an dê, ờ go hềt) neh bồr (hơ
mềh).
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 100

Em muốn gặp anh lắm chứ, nhưng


khổ một nỗi là đà dọc nhà của em
chưa có thấy đã yên vị đâu anh.
Em muốn yêu anh lắm chứ, nhưng
kẹt một điều là đà ngang nhà của em
chưa có thấy đã rải đều đâu anh.
Em muốn lấy anh lắm chứ, như cộm
ở chỗ là bếp núc nhà của em chưa
có thấy đã đắp xong đâu anh.
Như vậy là từng câu gốc chỉ
có 3 từ, mà hoá ra thành mỗi câu có
tới 20 từ. Nó vậy đấy và luôn vậy
đấy. Bây giờ các bạn thử bỏ đi bất cứ
nhóm từ nào đó trong ngoặc, cũng
làm như vậy ở phần dịch nghĩa, thì
sẽ được một kiểu nói khác, một nội
dung ý khác.
Một kiểu biến thể khác, cũng
hay gặp, nhưng khó tìm ý nghĩa. Đó
là cũng một nội dung ý, nhưng qua
việc thêm nếm này, nó có thể tạo ra
được những bậc thang giá trị khác
nhau, cả tiêu cực lẫn tích cực. Cái ý
vị và thân thương của nó nhiều khi
không do quy luật hay phương pháp
nào mà có được. Nhưng hoàn toàn là
do cái biệt tài gần như bẩm sinh của
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 101

các vị bô lão, trưởng bối hay văn sỹ


đã sáng tác ra. Đương nhiên là nó
cũng đã được hoàn thiện thêm qua
nhiều thế hệ.
Xin thử đan cử một ví dụ đơn
giản, có mang tính tiếu lâm, mà ai ai
cũng có thể hiểu được khá đúng, lại
còn dễ biến chế là khác. Và biết đâu
đấy trong đời đã có lần gặp gỡ hay
đụng chạm tương tự :
Ồi rào
: Chăn váy cọ quẹt
Ào hiơr
: Áo sống hơ xấy
Bơr đơs
: Miệng lời nói năng
Ntơh bràm
: Ngực lòng ôm ấp
Câu nói chung, chưa áp dụng vào
đâu cả.
Ồi dùl dơ rào : Chăn
váy một lần cọ quẹt
Ào dùl dơ hiơr : Áo
sống một lần hơ xấy
Bơr dùl dơ đơs :
Miệng lời một lần nói năng
Ntơh dùl dơ bràm : Ngực
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 102

lòng một lần ôm ấp


Câu nói đã có ý ám chỉ vào ai đó rồi.
Ồi neh dùl dơ rào : Chăn
váy đã một lần cọ quẹt
Ào neh dùl dơ hiơr : Áo sống
đã một lần hơ xấy
Bơr neh dùl dơ đơs : Miệng
lời đã một lần nói năng
Ntơh neh dùl dơ bràm : Ngực
lòng đã một lần ôm ấp
Câu nói ám chỉ đã có vấn đề, sẽ có
vấn đề gì đó xẩy ra.
Ồi neh rào bal ngăn : Chăn váy đã
thực sự cùng cọ quẹt
Ào neh hiơr bal ngă : Áo sống đã thực
sự cùng hơ xấy
Bơr neh đơs bal ngăn : Miệng lời đã
thực sự cùng nói năng
Ntơh neh bràm bal ngăn : Ngực lòng đã
thực sự cùng ôm ấp
Từ ngăn ở đây diễn tả sự khẳng định
dứt khoát : cả thể xác và tâm hồn,
chứ không phải chỉ là qua đàng.
Ồi ờ bài rào : Chăn váy
không muốn cọ quẹt
Ào ờ bài hiơr : Áo sống
không muốn hơ xấy
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 103

Bơr ờ bài đơs : Miệng lời


không muốn nói năng
Ntơh ờ bài bràm : Ngực lòng
không muốn ôm ấp
Câu nói có ý diễn tả chưa có vấn đề
gì hết, hoặc mới chỉ là gặp gỡ truyện
trò làm quen cho vui thôi.
Ồi ờ dơ dơ rào : Chăn váy chưa
một lần cọ quẹt
Ào ờ dơ dơ hiơr : Áo sống chưa
một lần hơ xấy
Bơr ờ dơ dơ đơs : Miệng lời
chưa một lần nói năng
Ntơh ờ dơ dơ bràm : Ngực lòng
chưa một lần ôm ấp
Câu nói khẳng định chưa có sự ràng
buộc gì với nhau cả.
An mơ mê ồi neh dùl dơ rào
An mơ mê ào neh dùl dơ hiơr

An mơ mê bơr neh dùl dơ đơs


An mơ mê ntơh neh dùl dơ
bràm
: Tôi và anh chăn váy
đã một lần cọ quẹt
: Tôi và anh áo sống đã
một lần hơ xấy
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 104

: Tôi và anh miệng lời


đã một lần nói năng
: Tôi và anh ngực lòng
đã một lần ôm ấp
Câu nói diễn tả việc hai đương sự
phải quyết định đưa vấn đề ra trước
hội đồng gia tộc, để xin cưới hỏi.
Bol khai ồi neh dùl dơ rào
Bol khai ào neh dùl dơ hiơr
Bol khai bơr neh dùl dơ đơs
Bol khai ntơh neh dùl dơ
bràm
: Bọn nó chăn váy
đã một lần cọ quẹt
: Bọn nó áo sống
đã một lần hơ xấy
: Bọn nó miệng
lời đã một lần nói năng
: Bọn nó ngực
lòng đã một lần ôm ấp
Câu này có ý nói đến việc
trưởng bối, phụ mẫu đã biết cả rồi,
nên phải tính toán đến việc tác hợp
cho đôi trẻ càng sớm càng tốt.
Với cung cách tạo lập câu như
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 105

vậy, thì có thể sáng tác ra được hàng


chục, thậm chí hàng trăm trường hợp
khác nhau, và cũng tuỳ đấy mà hiểu
ra và cắt nghĩa.
Để có một cái nhìn tổng quát
về các từ ngữ hay được dùng để
chêm đệm này (tức đặt ở đầu, chêm
vào giữa, hoặc kéo dài cuối câu này),
thì chúng ta cứ việc rảo qua các vần
A, B, C trong tập tư liệu này mà lẩy
ra, là sẽ có ngay một danh sách dài
các từ, cụm từ đó. Rồi cứ theo
phương pháp như trên mà ráp nối
thêm vào thành từng nhóm từ hay
một câu phụ.
Xin được liệt kê các từ đơn
(tức một từ thôi) trước. Sau đó lấy
một từ làm mẫu, rồi thử ráp ghép
một số trường hợp :
- Ai ; Ală ; Anih ; An : Cô ;
Các ; Chốn ; Tôi
- Ban ; Be ; Bol ; Boh ; Bơr : Chớ ;
Như ; Bọn ; Do ; Lời
- Cau ; Chài ; Chơt :
Người ; Giỏi ; Chết
- Dà ; Di ; Dùl ; Đơs : Nước ;
Đúng ; Một ; Nói
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 106

- Găm ; Geh ; Git ; Go ; Gùng :


Còn ; Có ; Biết ; Thấy ;
Đường
- He ; Hìu ; Hòi : Mình ;
Nhà ; Gọi
- Jà ; Jai ; Jăk ; Jăt : Mời ;
Có lực ; Tài ; Theo
Jo ; Jòi ; Jơh ; Jơnau : Lâu ;
Tìm ; Tất ; Chuyện
- Khai ; Kis ; Kơnờm ; Kờn : Nó ;
Sống ; Hy vọng ; Muốn
- Lài ; Làng ; Lòt ; Lơh : Trước ;
Để ; Đi ; Làm
- Măt ; Mê ; Mờng : Mắt ;
Mày ; Quen
- Năc ; Neh ; Ngòt ; Niăm :
Khách ; Đã ; Sợ ; Tốt
- Nìm ; Nô : Khóc ; Uống
- Òrnau ; Ờ ; Pa : Xưa kia ;
Không ; Mới
- Rài ; Rê ; Ring ; Rơgơi : Đời ; Về ;
Đều ; Có thể
- Sa ; Sền ; Ùr ; Wă : Ăn ; Nhìn ;
Gái ; Hiểu
- Tai ; Tài ; Tam ; Tìp ; Tu : Nữa ;
Tại ; Trong ; Gặp ; Lúc
………
………………………………
………………………
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 107

Trước khi nêu một ví dụ cụ


thể, tưởng cũng nên lưu ý : thường
mỗi từ nêu ra trên đây đều có nhiều
nội dung ý khác nhau, kể cả có hay
không liên hệ gì với nhau. Cho nên
phải tuỳ câu nói mà ráng hiểu cho ra.
Ví dụ :
Ai : nhân xưng đại từ : cô ,
chị, em, mẹ …
Ai : động từ : lấy, dùng …
cho, ban, tặng,
biếu …
Ai : giới từ : còn về, về phần

Xin dùng từ An (nhân xưng
đại danh từ, ngôi thứ nhất) làm ví dụ,
thử tạo lập một số cụm từ có liên hệ :
An mơ ai ; An mơ khai … : Tôi
và cô ; Tôi và nó
An bal mơ ai ; An bal mơ khai : Tôi
cùng với cô ; Tôi cùng với nó
An kờn, mê krung kờn sơl : Tôi
muốn, nó cũng muốn thôi
An mơ mê, ờ di lah …
: Tôi và nó, không phải là …
An kờn, mê ờ bài
: Tôi muốn, nó không muốn
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 108

An kờn sơl, mơya …


: Tôi cũng muốn, nhưng mà

An be do, mê be dă
: Tôi thế này, nó thế kia
An be do, găm mê …
: Tôi thế này, còn mày …
An be ; An ndrờm be …
: Tôi như ; Tôi giống như …
An git ; An go ; An nggo git
: Tôi biết ; Tôi thấy ; Tôi đâu
có biết
An kơnờm dơ ; An ờ tai
: Tôi hy vọng vào ; Tôi không
nữa
An wờl-kờn ; An wă sơl
: Tôi mong muốn ; Tôi cũng
hiểu
An rơp git ; An neh go
: Tôi sẽ biết ; Tôi đã thấy
An mơ khai, bơh bơnồ òrnau neh …
: Tôi và nó, từ xa xưa đã …
Bơh bơnồ òrnau, khai mơ an neh …
: Tứ xa xưa, nó và tôi đã …
Ờ tu lơi an …
: Không khi nào tôi …
Cau sùm sùm go an …
: Người ta luôn luôn thấy tôi

Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 109

Tơl nă cau git an lơm …


: Mọi người đều biết tôi …
Mê neh ờ git an …
: Anh đã không biết tôi …
Khai neh kơnờm dơ an lah cau …
: Nó đã hy vọng nơi tôi là
người …
Mè neh mă an, mă bal mê …
: Mẹ đã bồng tôi, cũng bế mày

…………………………………………

Tóm lại, cứ theo cung cách
như vậy mà sáng tác ra các kiểu nói
tương tự, chỉ cần nó ăn hợp với nội
dung ý của câu, bài chính muốn diễn
tả.

4. Về việc thêm câu trong một bài


mẫu

Chỉ nói một trường hợp chung


hay thấy xẩy ra trong tập tư liệu văn
vần.
Khá nhiều bài gốc của nó chỉ
có hai hoặc ba câu. Tự nó đã là vậy
và trọn nghĩa rồi. Nhưng rồi qua
nhiều lần nói đi nói lại (truyền khẩu),
có ai đó lại thêm vào một vài câu
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 110

nữa, cũng có vần và có nghĩa. Riêng


cái nghĩa này thì thấy có khi ăn
khớp, có khi lại chưa hẳn là vậy.
Người trong cuộc thì thường hiểu ra
ngay cái sự thêm nếm này. Nhưng
với người ngoại cuộc thì lại tưởng nó
đã là vậy từ xưa rồi. Cũng lắm rắc
rối. Có thể chỉ là cách muốn làm
giầu thêm nội dung ý … hoặc cụ thể
hơn là hữu ý ám chỉ một cái gì đó,
một ai đó rõ ràng, cho người nghe
biết.
Nếu bạn đọc nào tinh ý cũng sẽ nhận
ra ở phần phiên dịch ra Việt ngữ,
cách dùng từ ngữ có phần hơi gượng
gạo ở nhiều câu. Lí do là vì muốn
tôn trọng bản văn gốc.
Một ví dụ đã đề cập :
Kồn rơnàng
: Cậu bàn bạc
Pàng rơna
: Cụ xét xử
Wa tơnggit
: Bác cho biết
Kit sìng bơtăn
: Trưởng bối dạy bảo
Gốc bài này chỉ có ba câu, câu
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 111

thứ tư đã được thêm vào sau. Kit


sìng là loại ếch ở núi đá có khe
nước. Chưa biết vì lẽ gì người Kơ
Ho đã dùng để tượng trưng cho các
vị trưởng bối.
Biăp di sa tàng sa
: Thức ăn đáng ăn thì ăn
Ka di sào tàng sào
: Cá mú đáng dùng thì dùng
Jrào di jồp tàng jồp
: Thuốc sái đáng hút thì hút
Bồp di nô tàng nô
: Ống cần đáng uống thì uống
Bơnô di tu tàng tu
: Đùi vế đáng đặt thì đặt
Rơnu di ơm tàng ơm
: Lều chòi đáng ở thì ở
Nrơm di tòp tàng tòp
: Nơi ở đáng trú thì trú
Gốc bài này chỉ có hai câu
đầu, các câu kế tiếp được thêm vào
sau. Tất cả đều có chung một nội
dung ý : cái gì xứng đáng thì hãy
làm theo. Nó nói lên một sự cẩn
trọng tối thiểu.

IV. NỘI DUNG VĂN VẦN

Chương này bàn tới một số


Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 112

vấn đề gần như là cơ bản cần phải


nắm vững trước tiên, để có cơ sở mà
tìm hiểu nội dung ý các kiểu nói văn
vần nói chung của Dân tộc Kơ Ho .
Khá nhiều câu, bài có thể hiểu
được dễ dàng, nhất là những câu, bài
dưới dạng thành ngữ châm ngôn …
Nhưng khi phải đụng chạm tới các từ
ngữ đặc thù, dầy đặc phong tục tập
quán. Nhất là những từ ngữ là điển
ngữ, điển hình ; những từ ngữ chỉ tên
người hay địa danh ; những kiểu nói
ví von, bóng gió xa xôi … thì không
dễ dàng.
Lúc này mới rất cần tới những
sự trợ giúp vòng ngoài của các kiểu
nói mà mình muốn tìm ra chân
tướng. Lúc này mới thấy cần phải có
sự hiểu biết, cảm nghiệm được càng
nhiều càng tốt về một số khía cạnh
thuộc cuộc sống Dân tộc Kơ Ho . Cụ
thể là cái trí tưởng tượng, cái óc
phán đoán của họ khi đứng trước
một vấn đề gì trong những hoàn
cảnh cụ thể, để rồi họ bật miệng nói
ra câu nói này chứ không phải là câu
nói khác.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 113

Vì thế, cần phải tìm hiểu về


cội nguồn, cái cớ sự, cái hoàn cảnh
cũng như cái môi trường sống của họ
là cái gì, và từ đâu mà có, cả tích cực
lẫn tiêu cực, cả tốt và cả xấu, cả ánh
sáng lẫn bóng tối … Tất cả là những
tiền đề để người Kơ Ho tức cảnh
sinh tình, và rồi dần dần sáng tác ra
những câu thành ngữ, châm ngôn, ca
dao, tục ngữ … cho đến mọi áng văn
thơ đầy nội dung ý thâm thuý.
Trước hết xin trưng ra vài bài
văn vần Kơ Ho để diễn tả các nội
dung ý muốn trình bày ở cả chương
này :
Bơnồ òrnau :
Xưa xửa xừa xưa
Ù dùl kơnăc :
Đất một cục
Răc dùl rơsòn :
Chim một tổ
Kòn dùl mai dùl bàp :
Con một mẹ một cha

Vấn đề đặt ra là : Đây có phải


là những cột mốc lịch sử hình thành
ra vũ trụ vạn vật, trong đó có loài
người hay không ? Đại đa số các
chuyên gia trên thế giới đều nghĩ là
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 114

vậy, và từ suy nghĩ này họ còn đang


mò mẫm tìm kiếm. Vậy ra Dân tộc
Kơ Ho cũng có tầm cỡ lắm chứ, và
đâu có kém cạnh gì một số Dân tộc
đã có tiếng là văn minh tiến bộ. Đây
cũng có thể coi là một “Vũ trụ
quan” của Dân tộc Kơ Ho.
Bơnồ òrnau he Jrê Bup sơl
Gơ sơrplơ he wơl Jrê Bàng
Gơ sơrplàng he wơl Jrê Tàp
(Òp Jrê Bàng Jrê Phe
Me kòn bàp pơrlơ di cau)
Xưa xửa xừa xưa chúng mình
đều là Đại Đa
Nó đã lật nhào chúng mình
thành ra Trung Đa
Nó đã lật ngửa chúng mình
thành ra Tiểu Đa
(Trung Đa Tạp Đa biến thành
rui mè cả
Con mẹ con cha bị đảo lộn
thành tôi mọi người ta)
Xin lưu ý trước : bài này chỉ
có 3 câu gốc, 2 câu sau được thêm
vào khá muộn thời, khi đã có những
sự cố tiêu cực xẩy ra.
Jrê Bup lơgar Kòn Pàng : Đại Đa là
quốc gia Con Tổ
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 115

Jrê Bàng lơgar Kòn Oh : Trung Đa


là tổ quốc Com Em
Jrê Tàp lơgar Kòn Hền : Tểu Đa là
quê hương Con Nhỏ
Xin giải thích chung hai bài văn vần
vừa kể :
- Diễn tả lịch sử chung của cả Dân
tộc Kơ Ho, ít là cho đến hôm nay còn
kiểm chứng được khá rõ ràng. Danh
từ riêng Kòn Pàng, Kòn Oh, Kòn
Hền đã từ lâu đời trở thành tên riêng
của một số làng có gốc gác cựu trào
của Dân tộc Kơ Ho. Hiện vẫn còn rải
rác đâu đó ở các miền có Dân tộc Kơ
Ho sinh sống tập trung. Riêng ở miền
Riông Tô thì khá rõ ràng là vẫn còn
đó ít là một làng có tên là làng Kòn
Pàng (Bòn Kòn Pàng).
- Kòn Pàng, Kòn Oh, Kòn Hền là
những phân nhánh đầu tiên, có thể
hiểu chung là các miền có dân tộc
Kơ Ho sinh sống tập trung cách nay
chừng một thế kỷ.
- Từ ngữ Lơgar ở đây dịch nghĩa ra
là quốc gia, tổ quốc … là chuẩn xác
nhất, không có gì phải bàn cãi lôi
thôi. Nó đã là vậy và vẫn còn là vậy.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 116

Nếu không thì không thể hiểu được


mọi vấn đề có liên quan đến Dân tộc
Kơ Ho.
- Người Kơ Ho có quan niệm Tơl nă
tơl chi : mỗi người một cây. Đây là
một hình ảnh để tôn trọng hoá chứ
hầu chắc không phải là tiền thân.
Trong tư liệu ở đây có một số bài
bàn về vấn đề này. Nhưng cũng diễn
tả luôn mọi cây chỉ có một cội : Jrê
Bup.
- Có thể dùng hai bài này mà vẽ ra
được một “Cây Phổ Hệ” đầu tiên cho
cả Dân tộc Kơ Ho. Từ đó cứ theo địa
lý hiện thời mà vẽ ra các phân
nhánh, chi chóp … Chắc chắn là
phải mất nhiều thì giờ. Nhưng cũng
là một công trình đáng làm để đời.
Sur geh gơna
Iăr geh gơnăp
He Kòn-cau geh kồn pàng ăt
bồ
He Kòn-cau geh Srơđèn ăt bồ
He Kòn-cau geh Yàng ăt bồ
: Heo có thể thống
: Gà có trật tự
: Chúng mình người Thượng có
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 117

trưởng bối cầm đầu


: Chúng mình người Thượng có vị
Trung Gian chủ trì
: Chúng mình người Thượng có
Thần linh lãnh đạo
Đây là một điều khoản trong vài
khoản luật ở chương mở đầu bộ luật
dân sự phổ thơ của Dân tộc Kơ Ho.
Xin được giải thích theo ý các bô
lão, trưởng bối :
Hai câu đầu đơn giản là chỉ để so
sánh, ví von : Loài vật còn có thể
thống, trật tự như vậy. Huống hồ là
con người.
Ba câu sau nên hiểu cả hai chiều :
- Ở đây, vì là luật dân sự, nên hữu ý
đặt thứ tự từ dưới lên trên
- Trong tâm tư tình cảm thì luôn
được đặt thứ tự từ trên xuống dưới
- Thực tế luôn thực hành như vậy.
Cụ thể trước khi xét xử, các vị
trưởng bối, trưởng tộc luôn phải cử
hành một nghi thức cầu nguyện đơn
giản, xin vị Trung gian bầu cử trước
Thần linh, để công việc xét xử được
suông sẻ, êm đẹp.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 118

Kồn rơnàng : Cậu bàn bạc


Pàng rơna
: Cụ xét xử
Wa tơnggit
: Bác cho biết
- Phải hiểu đây là quyền hành trực
tiếp và trước mắt cho mọi thành viên
của một gia đình, gia tộc, dòng tộc
… Xin nói rõ hơn để khỏi tưởng lầm
: Chính các vị cậu, vị cụ, vị bác …
này, khi hữu sự, cũng sẽ có ngay đấy
các vị cậu, vị cụ, vị bác khác bàn
bạc, xét xử, cho biết.
Yàng cih tềng jơng lòt brê
Yàng cih tềng tê lơh kòi
Yàng cih tềng bơr hòi Yàng
Yàng cih tềng kàng đơs Prum
: Thần linh vạch nơi chân để
đi rừng
: Thần linh ghi nơi tay để làm
lúa
: Thần linh khắc nơi miệng
để gọi Thần
: Thần linh chạm nơi hàm để
nói khôn.
Câu nói này luôn được kể ra
để mở đầu cho các bài gọi Thần hay
cầu Thần. Cũng hay được nói lên
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 119

trước mọi buổi hội họp theo truyền


thống, mà có các bô lão, trưởng bối
… chủ trì. Các vị nói ra để nhắc nhở
chính mình, đồng thời cũng hữu ý
nhắn nhủ mọi người có mặt phải ghi
khắc điều cơ bản này.
Và để cho mọi người dễ nhớ
hơn, thì cũng chính các tiên tổ Kơ
Ho đã tóm cả bài nói trên lại gồm chỉ
có 4 từ, đúng hơn là 2 cặp từ có vần
liên tiếp nhau. Đó là Lơh kòi, hòi
Yàng : làm lúa, cầu Thần. Có nghĩa
là làm bất cứ công việc gì mưu cầu
lợi ích và sự tồn tại của Dân tộc, đều
phải cầu tới Thần linh. Cũng do hiểu
như vậy mà có thể khẳng định câu
nói này là “Nhân sinh quan” của cả
Dân tộc Kơ Ho , ít là cho đến hôm
nay vẫn còn thấy rất rõ nét trong
toàn bộ cuộc sống Dân tộc này. Điều
này thì bất cứ ai cũng có thể kiểm
chứng được khá chắc chắn tại hiện
trường, chỉ có điều là có thực sự
muốn hay không thôi. Như vậy thì
Dân tộc Kơ Ho đã có phần trên cơ
nhiều Dân tộc khác.

1. Khung cảnh sống.


Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 120

Cả một vùng trời đất bao la,


rừng cây rậm rạp, núi đồi trùng điệp,
suối khe chằng chịt … Toàn thể Dân
tộc Kơ Ho , vào thời điểm 100 năm
trước đây, có quá lắm cũng chỉ
khoảng vài ba chục ngàn nhân khẩu.
Tất cả sinh sống lọt thỏm trong cái
bao la bát ngát này. Họ được nuôi
sống trong một môi trường thiên
nhiên trong lành, thuần khiết, rộng
rãi thông thoáng. Quả là một cuộc
sống nhân chi sơ, tính bản thiện. Chỉ
chung đụng và hoà đồng giữa muôn
ngàn thảo mộc, muông chim cầm thú
… Chúng luôn luôn sinh sôi nẩy nở
vô hồi kỳ kể. Làm sao mà một nhúm
người Kơ Ho ăn dùng cho hết được.
Nhưng lẫn lộn vào đó cũng
không thể loại trừ được, đã xẩy ra
cái cảnh trời đất nổi cơn gió bụi, làm
cho long trời lở đất. Biết bao âm
thanh gầm rú kinh hồn, kêu la thất
thanh. Trong tĩnh lặng thì từng hồi
vẳng lại có những tiếng rên rỉ buồn
thảm, ai oán não nề. Ngày xưa thì
người ta bảo đó là sự xoay chuyển tự
nhiên của vũ trụ, sự cựa quạy của
trời đất, chứng tỏ thiên nhiên cũng
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 121

có sức sống ; sự thay mùa đổi tiết


bình thường của một vòng tháng
năm … Nhưng ngày nay thì đã có
nhiều nhân tố tác động, nên chả ai
dám cả quyết là vậy.
Với con người Kơ Ho , vì đã
có sẵn đấy một niềm tin chắc chắn
vào Thần linh, thì tất cả đã tạo thành
một cảnh trí hùng vĩ linh thiêng, một
bản hùng ca của trời đất vạn vật, một
cuộc trình diễn khổng lồ, vừa rộn
ràng náo nhiệt vừa tưng bừng sức
sống. Tất cả hoà trộn vào nhau, lẫn
lộn trong nhau … tạo nên một sức
mạnh phi thường, một ma lực mãnh
liệt, có lúc như hoà hợp với nhau, có
lúc lại như muốn thu hút lẫn nhau.
Và rồi từng thứ và toàn bộ đều có
liên hệ gần như trực tiếp, hữu cơ,
thân thiết đến toàn bộ lịch sử và cuộc
sống hằng ngày của Dân tộc Kơ Ho .
Ví dụ từ xa xưa họ đã biết
được “nhật thực toàn phần” sắp sửa
xẩy ra (mờr tus tơngai bơrling
bơrlàng bàn), để rồi với niềm tin
đơn sơ họ có đủ thời giờ gọi con cái
cháu chắt, cho dù ở nơi xa xôi, cũng
phải về gấp đoàn tụ lại một chỗ, rồi
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 122

dùng mọi phương thế để xua trừ. Và


cũng từ lâu rồi, mỗi khi đẽo cái thân
cày để cày ruộng, thì đang khi tay
đẽo, mắt phải chăm chú nhìn vào
chòm sao có hình dáng như vậy ở
trên trời (tê mê trah ngal, măt mê
sền o-dơwìng), hoặc câu nói vắn là
trah ngal đòm o-dơwìng.
Khi tổ tiên Dân tộc Kơ Ho có
mặt ở vùng đất này (dù chỉ là một
nhóm nhỏ), thì tất cả mọi cảnh trí đã
diễn tả, đều đã có sẵn từ bao đời bao
thuở trước đó rồi. Và với tâm hồn
nhân chi sơ, tính bản thiện, làm sao
mà không hữu cảnh sinh tình một
cách tự nhiên chất phác cho được.
Trong tư liệu văn vần có chỉ
rõ cho thấy, họ đã đăt ra được những
câu hỏi đầu tiên, rất tự nhiên và tự
phát : Ai ? Ai đây ? Ai đã làm ra như
thế này?... Đọc vào những câu, bài
này thì ai ai cũng thấy ngay câu trả
lời đã có sẵn đấy rồi. Và ở nhiều câu,
bài khác còn thấy trả lời cụ thể và
dứt khoát nữa, đó là do Mẹ Nắn Nặn,
Mẹ Tạo Thành (Me Sơklăc, Me
Pơdiơng). Một kiểu diễn tả mang
nặng tính chế độ mẫu hệ. Mãi về sau
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 123

mới sáng tác ra, hoặc bắt chước được


từ Dân tộc bản địa anh em nào đó,
mà có từ ngữ Thần linh, Yàng, để
thay thế. Niềm tin sơ khởi này, rất
thật là đã có từ trước đó xa xưa hơn
nữa. Lúc mà tổ tiên họ từ một miền
hoang đảo xa xôi nào đó, trôi nổi
phiêu dạt đến đây.
Qua niềm tin này, mà Dân tộc
Kơ Ho đã nhận ra rằng giữa vũ trụ
vạn vật và con người, đã có một liên
hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau
ra được. Và như một phú bẩm đặc
biệt, họ còn dần dần khám phá ra
rằng, trong vũ trụ vạn vật này, đã có
sẵn đấy một trật tự vững bền gần
như không suy suyển. Cho nên con
người, dù có linh ư vạn vật, cũng
phải nương theo cái quy luật ngàn
thuở này, mà cùng sinh sống, để rồi
có thể cùng tồn tại. Phá vỡ cái trật tự
hay định luật này là sẽ huỷ hoại tất
cả, và riêng con người thì chỉ tổ
chuốc hoạ vào thân mà thôi.
Tóm lại ở đây là, con người
Kơ Ho thấy mình như có quyền thu
phục tất cả, thuần hoá tất cả, hội
nhập tất cả, và sử dụng tất cả …
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 124

Nhưng đồng thời cũng ý thức phải


tôn trọng tất cả, giữ gìn bảo vệ tất cả
đúng với ý muốn của người Mẹ Nắn
Nặn và Tạo Thành.
Mọi cung cách người Kơ Ho
sử dụng nguồn tư liệu thiên nhiên
phong phú, để từ suy tư diễn tả nó ra
bằng lời ăn tiếng nói này … đương
nhiên là nó sẽ khác, và phải khác
mới đúng lý … đối với các Dân tộc
khác, ngôn ngữ khác. Chính ở chỗ
này mới đáng gọi là đậm đà bản sắc
Dân tộc, và một cách nào đó mới
xứng đáng là dạng văn hoá phi vật
thể. Thế nên việc người khác muốn
tìm hiểu được nó, cũng cần phải đi
vào đúng luồng của nó mới có cơ
may.

2. Lịch sử Dân tộc Kơ Ho.

Truyện cổ Kơ Ho nói rằng :


Họ đã từ một hải đảo xa xôi nào đó
trôi dạt vào đất liền Việt Nam hiện
nay. Hầu chắc là vào bờ biển tính từ
Nha Trang tới Vũng Tầu. Từ đó, tổ
tiên họ vừa vén vạch vừa men theo
đường rừng và khe suối lên vùng cao
nguyên Nam Tây Nguyên này. Trên
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 125

đường đi, họ đã tự động phân nhánh,


mỗi tốp đi một hướng, và lập cư sinh
sống trên khắp vùng Tây nguyên như
hiện nay.
Nhóm ở lại Nam Tây Nguyên
này, có tên là Kơ Ho , và cũng theo
truyện cổ mà đoán ra, thì họ đã lập
cư ở miền Riông-Tô. Để rồi từ đây,
khi số nhân khẩu càng ngày càng
nhiều, thì họ bắt đầu tìm đường đi
lên, đi xuống, và trẽ ngang ra hai
bên… khắp tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Một số dòng tộc còn đi xa hơn thế
nhiều như Khánh Hoà, Quy Nhơn
hoặc Bình Dương, Đồng Nai… chưa
kể còn có một số dòng tộc sinh sống
xen kẽ với các anh em Dân tộc bản
địa khác.
Có một phong tục tập quán đã
truyền lại từ lâu đời. Đó là mỗi dòng
họ chính, gọi là hìu năng me phải
thỉnh thoảng (chừng 10 năm một lần)
đứng ra tổ chức một dịp Tế Thần để
tìm lại dòng tộc (Lơhyàng jòi jơi-
nòi). Cụm từ chuyên môn gọi là
Lơhyàng nô buh jồng : nghĩa đen là
Tế Thần và ăn uống để nướng nóng
lại các nỗi nhớ nhung. Chừng 4, 5
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 126

tháng trước khi những ngày chính Lễ


diễn ra, các bô lão của dòng họ Tổ
này đã phải họp lại bàn bạc, để cắt
cử các trưởng tộc đi báo tin và mời
các trưởng tộc và bà con là chi chóp
của dòng họ Tổ này về họp mặt đoàn
tụ, để cùng Tế Thần, ăn uống, hàn
huyên … suốt cả một tuần.
Vì thế, trong dịp lễ này có đại
diện ở hết mọi miền, không chỉ ở
trong tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng
thời đó, còn thấy đại diện từ nhiều
tỉnh lân cận khác nữa. Xét về tên các
dòng tộc, cũng không thiếu dòng tộc
nào : Mà, Sre, Mà ale Sre alar, Làc,
Churu, Crồng, Nwàng, Nồp, Rơlơm,
Rơglai … họ từ Bình Dương, Đồng
Nai lên ; từ Ban Mê Thuột, Kon
Tum qua ; lại còn cả từ Khánh Hoà,
Bình Thuận … tới nữa.
Công cuộc di dân vừa nói đến
trên đây, phải được hiểu về cả hai
động cơ chính : Một là do tự nhiên
hay cơ học (đất chật người đông).
Các dòng họ khi đó có thể là còn ở
gần nhau (trong một Quận, Huyện
chẳng hạn). Rồi dần dần từ đó mới
lấn đi xa hơn. Hai là đã có xẩy ra
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 127

những tình huống vạn bất đắc dĩ , mà


một hay vài gia đình đã phải quyết
tình đi xa ngay, có khi là rất xa nữa,
để sinh sống cho yên ổn.
Và do đó cũng dễ hiểu hơn, là
tại sao có nhiều miền Kơ Ho, gần
như biệt lập nhau, ít là nhìn theo cái
hình thức hay nơi ăn chốn ở. Cộng
vào đó là còn thêm các giọng nói,
các loại phương ngữ, kể cả đã bị
đồng hoá khá nhiều từ ngữ nữa. Ví
dụ như Việt Nam có Bắc Trung
Nam, mà trong mỗi một miền này lại
đã xẩy ra có nhiều khác biệt, cho dù
vẫn thường đi lại với nhau hơn là
người Kơ Ho trước đây đi lại với
nhau. Vì là cùng một Dân tộc, nên
đương nhiên sẽ còn cùng giữ nhiều
điều chung, nhưng bên cạnh đó là có
thêm nhiều điều là riêng cho từng
miền, từng địa phương.
Ở nhiều miền Kơ Ho khác
nhau, có những điều chung, quen gọi
là đặc sản hay đậm đà bản sắc Dân
tộc. Tóm gọn ở đây là : Thứ nhất là
niềm tin vào Thần linh và mọi cung
cách thể hiện niềm tin này. Thứ đến
là mọi phong tục tập quán ngàn đời,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 128

xét theo những điểm chính … Tất cả


đều còn là duy nhất và được tuân
hành đồng bộ ở mọi nơi, mọi thời,
mọi người. Chí ít là những gì nền
tảng. Thậm chí ngay cả cung cách
làm nhà ở và mọi vật dụng chứa
đựng ở trong đó cũng đều hao hao
như nhau.
Trong tư liệu văn vần có khá
nhiều tên riêng viết thành chữ hoa.
Hầu hết đó là tên tuổi của các bậc tổ
phụ đã có mặt trong lịch sử Dân tộc
Kơ Ho . Đôi khi còn thấy tả ra luôn
những đức tính riêng của các vị đó.
Có khi còn kể ra dòng dõi tới 3, 4
đời. Mục đích chính ở đây là nhắc
nhớ con cháu đừng quên cội nguồn,
đồng thời cũng dạy dỗ phải noi
gương bắt chước cách nào đó nữa.
Một số tên riêng khác là các
địa danh hay tên làng. Khá nhiều tên
trong đó đang còn hiện hữu, hoặc
còn kiểm chứng được khá dễ dàng.
Điều đáng nói là các tên này đã được
đặt vào thơ văn, truyền tụng lâu đời,
thì chắc chắn phải có cái gì đó, ít là
mang nội dung ý tượng trưng, nên nó
là một phần trong dạng điển ngữ.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 129

Tìm ra được hết nội dung ý mà các


tiền nhân Kơ Ho muốn gưỉ gắm vào
đây đâu có dễ dàng gì.
Xét về mặt địa lý, Dân tộc Kơ
Ho đã gần như sinh sống tách biệt
hẳn nhau ra từng vùng miền từ lâu
lắm rồi. Lý do đơn giản là sự đi lại
thăm hỏi nhau, cách đây không lâu
lắm, quả là có nhiêu khê, phức tạp,
lại còn nguy hiểm nữa. Cụ thể là
phải vừa mở đường rừng, vừa đi bộ
cả trăm cây số. Chỉ những khi hữu
sự và cần lắm, còn thì gần như chẳng
có dịp nào có thể đi lại gặp gỡ nhau.
Thậm chí rất nhiều người chỉ biết là
đã có nhau đấy, nhưng chưa hề thấy
mặt nhau lấy một lần trong đời. Đây
có thể là cớ sự cho nhiều người
ngoại cuộc hôm nay đã hiểu lầm, mà
cho rằng Dân tộc Kơ Ho là do nhiều
Dân tộc khác nhau họp thành.
Một sự việc đáng kể khác
trong lịch sử Dân tộc Kơ Ho , là tới
một thời điểm nào đó họ đã có quen
biết, đi lại và đổi chác hàng hoá với
Dân tộc Chàm, mà người Kơ Ho gọi
là Prum. Dân tộc Chàm có mặt trên
lãnh thổ Việt Nam hiện nay là khá
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 130

muộn thời so với Dân tộc Kơ Ho …


Có thể là do gốc cội tổ tiên khác và ở
nơi khác di cư đến. Đây là một bước
ngoặt đến với toàn bộ lịch sử và
chính con người Kơ Ho . Ít là trong
tập tư liệu văn vần có đề cập đến khá
nhiều, cả tiêu cực lẫn tích cực.
Theo một vài truyện cổ có
nhắc đến một cuộc xâm lăng, giành
đất của một số bộ tộc Chàm với một
số dòng tộc Kơ Ho . Cuộc chiến
tranh có một lần và cũng rất vắn vỏi
(Chàm xâm lược, Kơ Ho tự vệ). Kết
quả là người Chàm đã không thành
công lắm, và phải khựng lại ở một
nơi, và cố thủ ở đó.
Họ ở lại trên một phần đất của
Dân tộc Kơ Ho , cho dù chỉ nhỏ bé,
và hiện giờ được kể như vùng trái
độn. Họ đã định cư ở đây khá lâu
dài, ít ra là đủ thời gian để làm quen
với địa hình, thổ nhưỡng, và còn ảnh
hưởng được cách nào đó với vài
dòng tộc Dân tộc tại chỗ. Còn hơn
thế đã xây dựng được một số đền đài
để thờ cúng. Và trước khi không kèn
không trống phải ra đi bất ngờ, họ đã
bất đắc dĩ phải để lại nơi đây chẳng
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 131

những các đền đài, còn thêm các loại


tượng thờ.
Cho dù cái thời gian chinh
chiến rất vắn vỏi, mà vẫn để lại một
vết sẹo khá hằn sâu trong ký ức và
tâm tư tình cảm của Dân tộc Kơ Ho
nói chung. Đến nỗi mỗi khi có dịp, là
thốt ra ngay được các kiểu nói mang
mầu sắc cay chua, hậm hực … Mục
đích là để nhắc nhở con cháu luôn
phải cảnh giác, đề phòng.
Tuy nhiên, ngay giữa người Chàm
và người Kơ Ho đã dần dần cùng
nhau xây dựng được một mối giao
hảo càng ngày càng tuyệt vời. Họ
chung sống với nhau trong hoà bình,
bằng cách tôn trọng lẫn nhau về mọi
phương diện, không hề có ý muốn
giẵm chân lên nhau, hay ảnh hưởng
vào nhau. Cụ thể là niềm tin, các
cung cách thể hiện niềm tin, cũng
như mọi phong tục tập quán của Dân
tộc vẫn được bảo toàn nguyên vẹn.
Ngay đến lãnh thổ cũng vậy. Từ khi
một số bộ tộc Chàm phải cuốn gói ra
đi, thì mọi sự lại trở về nguyên trạng
như thuở nào. Cho đến hôm nay,
trong một số trường hợp khẩn cấp,
người Kơ Ho vẫn còn chạy tới với
các tư tế người Chàm ở tận Phan
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 132

Rang, Phan Thiết.

3. Sinh sống và làm ăn.

Trước hết xin kể ra tóm tắt


một số vấn đề. Sau đó là giải trình
thêm đôi chút những gì nó gợi ra.
- Đã có một thời sống trần
truồng, rồi mới tìm ra lá rừng để che
thân : Ùr tăr nha klòng, klau ntròn
nggal: con gái thì đính vào mình
bằng lá cây dầu, con trai thì đóng
khố bằng lá nón.
- Mãi về sau mới tìm ra được
các loại sợi được tách ra từ các loại
giây rừng, gọi là jrùng hoặc sợi mịn
hơn từ lá dứa dại : sơkò, se lại với
nhau, rối tết bằng tay thành những
miếng nhỏ, sau đó khâu lại thành áo,
váy, chăn mền … cũng như nối dài
ra thành khố, khăn … Riêng anh em
người Mà cũng sớm học được ở đâu
đó cách lấy bông gòn, vê kéo thành
sợi, rồi tạo ra khung dệt đơn sơ, mà
làm thành các đồ mặc hay mền có
hoa văn, vừa mịn vừa đẹp. Anh em
Kơ Ho ở những miền khác nếu
muốn, thì đổi chác hoặc học hỏi bắt
chước lấy bông và tự dệt.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 133

- Việc kiếm ăn thì lúc đầu chủ


yếu là hái lượm, đào bới củ rừng, săn
bẫy thú, rồi xúc tát cá… Tất cả chỉ là
hằng ngày dùng đủ, chưa có hình
thức tích trữ, và chẳng buôn bán đổi
chác gì. Nếu nhiều thì chia nhau
cùng ăn.
- Các dụng cụ thường dùng để
kiếm ăn thì chủ yếu là đan bằng tre,
như đó, lờ, nơm… Các loại cây que
uốn lại có giây thòng lòng để làm
bẫy giây, bẫy lao, bẫy sập … Cũng
biết đẽo chuốt làm cung nỏ …
Những dụng cụ này càng ngày càng
tinh xảo hơn …
- Đồ dùng trong nhà cũng
thường là làm bằng tre : rổ, rá,
thúng, mẹt, nia, cót … Nồi niêu thì
nặn bằng đất rồi nung. Tại vùng Di
Linh có 3 làng nổi tiếng khéo nặn
nồi là: Liồng, Liăng, Pơnềng. Khi
biết làm rẫy và ruộng, thì cũng bắt
đầu chế tạo ra một số công cụ bằng
gỗ, có luôn cả các loại đầu bịt, răng,
lưỡi … bằng sắt. Các loại đồ đồng
lớn như chiêng, nồi … thì do đổi
chác mà có được, chủ yếu là với
người Chàm. Người Kơ Ho cũng đã
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 134

sớm học được ở nơi người Chàm kỹ


thuật lấy các kim loại từ quặng ra,
rồi tự hoàn thiện các nghề đúc nhỏ,
và rèn các dụng cụ làm ăn như : dao,
sà gạc, lưỡi rìu, lưỡi cày … kể cả
gươm, đao, giáo, mác.
- Về nhà ở : Khởi đầu là ở các
loại hang hốc. Rồi dần dần bắt chước
các loại thú vật nhỏ đào hang, đắp ụ.
Từ đó mà nâng cao dần lên thành
nhà, với khung sườn bằng các loại
cây que nhỏ, lợp bằng tranh hay các
loại lá cọ rừng … nhìn xa xa cũng
giông giống như các ụ mối lớn.
Trong tư liệu của Giáo xứ Kala, có
thấy vài xấp tư liệu vẽ tay các loại
nhà này, được vẽ từ đầu thế kỷ 20.
- Các loại nhà sàn hay nhà cao
cẳng, lúc đầu cũng rất đơn sơ, vật
dụng chủ yếu vẫn là các loại cây gỗ
nhỏ, phụ vào đó là các loại tre nứa, lá
lẩu giây rợ … Khá muộn thời mới
thấy xuất hiện một số nhà có cột gỗ
vuông, lát ván … mua ở các xưởng
cưa quanh vùng.
- Gọi là nhà có sàn hay cao
cẳng, nhưng thật sự là từ sàn nhà tới
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 135

nóc nhà chỉ cao khoảng 2 mét rưỡi là


cùng. Thông thường là nhà có 2
gian, 2 chái, kể là 4 gian. Cả ngôi
nhà dài tối đa là 12 mét, rộng lòng
nhất cũng chỉ chừng 5 mét. Có hai
cửa ra vào, khá thấp, vào ra phải cúi
đầu. Một cửa lớn hơn ở trước nhà để
mọi người ra vào, kể cả các loại
khách khứa, xưa gọi là trồm mut : lỗ
vào. Một cửa nhỏ hơn ở gian cuối
sau nhà, gọi là bơrnoh lik : lối ra.
Cửa này dành riêng cho những người
trong gia đình mà thôi. Không hề
thấy có cửa sổ bao giờ, nên cũng
chẳng có tên để mà gọi.
Xin nói thêm về các công cụ
làm ăn : Khởi đầu rất đơn giản, chỉ là
các loại cây nhỏ có gỗ cứng, được
mài nhọn hoặc vát, để tuỳ trường
hợp mà sử dụng. Do câu nói văn vần
cổ :
Gai sơmprơng đơng dà : Cây
nhọn thì chống nước
Gai sơmpà tờ ù : Cây vát thì
đào đất
Song song với thời kỳ bắt đầu
biết làm lúa là có các loại hoa mầu
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 136

phụ : Kê, mè, bo bo … rau, củ, quả


… Trong tư liệu truyện cổ thì có chỗ
nói là do Thần linh báo mộng, chỉ
chỗ ; nơi khác lại bảo là do chim
muông đem hạt giống từ xa tới …
Nhưng tựu trung là vẫn do Thần linh
sắp xếp, chuẩn bị cách nào đó cho
họ. Đồng thời cũng cho họ sớm nhận
ra và khai thác. Và câu văn vần sau
nói lên ý hướng đó :
Yàng cih tềng jơng lòt brê
: Thần linh vạch nơi chân đề đi
rừng
Yàng cih tềng tê lơh kòi
: Thần linh ghi nơi tay để làm lúa
Yàng cih tềng bơr hòi Yàng
: Thần linh khắc nơi miệng để
gọi Thần
Trong mọi công việc làm ăn nói
chung, làm rẫy làm ruộng nói riêng
nơi anh em Kơ Ho, thì tính tập thể,
còn hơn nữa là tính tương trợ lẫn
nhau luôn được đề cao hết mức, và
luôn được thực hành triệt để. Cụ thể
ở đây là từng khâu công việc một
của suốt mùa lúa rẫy hay lúa ruộng,
đều được làm chung hay tập thể.
Những từ ngữ được nói đến liên tục
trên môi miệng mọi người trong suốt
thời gian này là : ai tê : lấy công ;
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 137

tơm tê : trả công ; một từ ngữ chung


là : tam luh tê : tạm dịch là vần đổi
công. Ở đây xin trưng dẫn một câu :
Kăc tam rì : Suốt lúa thì cùng
lan lấn
Jì tam rò : Giãy cỏ thì cùng
đón đợi
Kăc hay jì ở đây là những từ
ngữ tượng trưng, ám chỉ tới mọi công
ăn việc làm. Nội dung ý chủ yếu của
nó là khi làm chung bất cứ một công
việc gì, thì phải nhìn nhau mà cùng
làm, người khoẻ giúp người yếu, và
cùng làm cho hết một trật.
Rất nhiều công việc làm chung
khác, là những việc thông thường
hơn, nhưng kết quả lại đặc biệt hơn :
Ví dụ rủ nhau đi vào rừng kiếm thức
ăn như bẻ măng, chặt đọt chuối, đọt
cọ… hoặc chặt tre, tuốt mây … Ngay
cả việc đi kiếm cá mú cũng vậy. Khi
đến địa điểm thì mạnh ai nấy làm
theo khả năng và hiểu biết của mỗi
người, dĩ nhiên là có hướng dẫn các
người mới đi lần đầu hay chưa quen.
Nhưng điều đáng trân trọng và nêu
gương ở đây là : trước khi cùng ra về,
họ tập trung lại với nhau, cùng sắp
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 138

xếp thành quả để mang về, thì họ


cũng tự động chia sẻ ngay ở đây cái
phần của mình cho những ai cũng
cùng vất vả mà lại ít may mắn.

4. Phong tục tập quán ngàn đời

Trong văn vần kể lại rất nhiều


phong tục tập quán của Dân tộc Kơ
Ho . Có câu, bài chỉ nói tới một tập
tục ; ở câu, bài khác lại kể ra được
một trật nhiều tập tục khác nhau, kể
cả có liên hệ với nhau hay không.
Ở đề mục này, chỉ xin lược
tóm một số tập tục chung, nhưng có
mang tính cố định, ít là trong suốt
chiều dài lịch sử của cả Dân tộc Kơ
Ho . Vì chỉ mới chừng nửa thế kỷ
nay thôi, mới bắt đầu thấy có sự sa
sút phai lạt đi dần dần, do các phong
trào học đòi bắt chước đang thịnh
hành, mà hầu hết là tiêu cực. Nhưng
từ trong tiềm thức của niềm tin, từ
trong tâm tư tình cảm … qua cung
cách diễn tả ra thành lời nơi các bô
lão, trưởng bối … thì vẫn còn đấy
đầy đủ cái đậm đà của bản sắc Dân
tộc mình.
Vì là truyền thống chung cho
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 139

cả Dân tộc, nên nó cho phép người


ngoại cuộc dễ dàng hơn bước vào
tìm hiểu dần dần. Để từ một câu nói,
một nội dung ý đơn lẻ nào đó bất cứ,
có thể đem áp dụng được vào cho cả
Dân tộc. Mặc dù cũng có đấy một số
khác biệt tuỳ phụ giữa các miền Kơ
Ho với nhau. Kết quả là khi đã có
được một tầm nhìn tạm đầy đủ và
bao quát, thì cũng dễ có được một sự
tổng hợp khả dĩ. Cụ thể, xin được
tạm liệt kê ra đây một vài nhóm
phong tục tập quán chính :
- Cầu nguyện riêng tư, lúc
bình thường và khi hữu sự. Không
kể đến các bài cầu Thần trong những
dịp lễ lớn.
- Diễn tả niềm tin qua các dịp
Tế Thần nói chung, mang tính cộng
đồng. Ngoài ra cũng còn có khá
nhiều các dịp Tế Thần đơn lẻ khác.
(Ở đây chưa nói đến chính niềm tin).
- Cuộc sống gia đình, gia tộc,
dòng họ. Nhất là qua ba biến cố quan
trọng trong đời một người : sinh đẻ,
hôn sự, chết chôn.
- Tình yêu nói chung, tình yêu
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 140

nam nữ đôi lứa nói riêng.


- Mỗi khi có sai phạm : làm
hoà, đền bù, xét xử.
- Ứng xử với người trong dòng
tộc, ngoài dòng tộc … với các Dân tộc
khác.
- Sự chia sẻ, tương trợ lẫn
nhau lúc bình thường, khi hữu sự.
- Sự đi lại gặp gỡ, thăm nom
nhau, trả ơn nhau. Có thể kể luôn vào
đây các kiểu kết thân, kết họ… nhận
con nuôi. Thuê, mướn, mượn người
làm.
- Công việc làm ăn và mọi
công việc khác có liên quan. Đặc
biệt việc làm lúa, cả rẫy lẫn ruộng.
………………………………
…………………………………

5. Hệ thống quyền lực

Đoạn văn vần sau nói lên hệ


thống quyền lực trong Dân tộc Kơ
Ho :
Sur geh gơna
Iăr geh gơnăp
He Kòn-cau geh kồn pàng ăt
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 141

bồ
He Kòn-cau geh Srơđèn ăt bồ
He Kòn-cau geh Yàng ăt bồ
: Heo có thể thống
: Gà có trật tự
: Chúng mình người Thượng
có trưởng bối cầm đầu
: Chúng mình người Thượng
có vị Trung Gian chủ trì
: Chúng mình người Thượng
có Thần linh lãnh đạo
Kồn rơnàng
: Cậu bàn bạc
Pàng rơna
: Cụ xét xử
Wa tơnggit
: Bác cho biết
Đây là đề mục có liên hệ hữu
cơ tới “chế độ mẫu hệ” và “bộ luật
dân sự”. Nếu được so sánh thì gần
như gồm cả 3 hệ thống quyền lực, mà
hầu hết các quốc gia trên thế giới
đang thực hành phổ biến cách nào đó:
Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhưng một điều cần ghi nhận luôn
cho dễ đi vào đề mục này. Đó là có
một khác biệt cơ bản cần nắm vững.
Với các chính thể ở các quốc
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 142

gia hiện nay, thì những người lập


pháp, hành pháp và chủ trì tư pháp,
đều là những người ở một giai tầng
khác. Chẳng có liên hệ gì mấy với
quảng đại quần chúng. Với Dân tộc
Kơ Ho , thì tất cả đều là thành viên
của một gia đình, một gia tộc, một
dòng họ. Đúng hơn họ chính là các
vị trưởng bối, phụ mẫu của một đoàn
con cháu cùng máu mủ ruột thịt. Kết
quả là tình luôn thắng lý, chín bỏ
làm mười … chính vì thế mà ở đây
chỉ cần bàn tới hai chuyên đề cùng
có liên hệ chồng chéo với nhau. Đó
là sự điều hành duy nhất cuộc sống
Dân tộc Kơ Ho nói chung, từng gia
đình, gia tộc, dòng họ nói riêng. Tiếp
đến là khi xẩy ra các sự cố lớn nhỏ,
thì phải xử trí ra sao.
Chắc chắn hệ thống quyền lực
này đã được manh nha từ khi tiên tổ
Kơ Ho , dắt díu nhau phiêu dạt tới
sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất này.
Khởi đầu là có mẹ có cha. Điều này
thì bất cứ ai cũng hiểu ra thôi. Vì
mọi người đều đã có kinh nghiệm
bản thân. Khi đã là gia đình thì cũng
phải có luôn lễ nghĩa gia phong :
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 143

Adăt hìu-bơnhă.
Trải qua hàng chục thế kỷ tồn tại,
dân số cũng dần dần gia tăng, lãnh
thổ càng ngày càng mở rộng tự
nhiên, tức không có kiểu xâm canh
xâm cư hay lấn chiếm của ai. Đương
nhiên hệ thống quyền lực này cũng
được bổ túc và hoàn thiện thêm từng
bước, làm sao vừa đầy đủ vừa bao
trùm. Và tới một lúc nào đó đã có
danh xưng Dân tộc Kơ Ho , quốc gia
Kơ Ho : Nòi-jơi Kơ Ho , Lơgar Kơ
Ho . Trong ngôn ngữ Kơ Ho , từ
thuở nào rồi, đã diễn tả ra là thế, như
đã chứng minh trên đây : Lơgar Kòn
Pàng, Lơgar Kòn Oh, Lơgar Kòn
Hền.
Từ một quốc gia tổ, mở rộng
ra thành các quốc gia con. Tất cả đều
ở trong một đại quốc gia. Nó có dạng
một liên bang quốc gia, một liên hiệp
quốc. Nhưng chặt chẽ hơn hẳn các
nội dung ý mà người ta thường hiểu
và cư xử với nhau như hiện nay. Vì
chỉ có một Dân tộc, một hệ thống
quyền lực duy nhất. Cụ thể hơn là
Dân tộc Kơ Ho đã hình thành và
củng cố vững vàng được một niềm
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 144

tin, một chế độ, một bộ luật, một


phong tục tập quán cho riêng Dân
tộc mình, quốc gia mình. Mọi người,
mọi nơi, mọi thời đều cùng tuân thủ
như nhau. Nhất quán và đồng bộ.
Hoàn toàn độc lập và tự lập.
Đến đây xin được tóm tắt đôi
điều về hai chủ đề đã nêu ra trên
đây : Chế độ mẫu hệ, và từ xử sự đến
xét xử.

a. Chế độ Mẫu hệ

a.1. Định nghĩa danh từ mẫu hệ


Mẫu hệ là danh từ dịch ở chữ
matriarcat của Pháp hay matriarchy
của Anh. Theo ngữ nguyên chữ này
do chữ Latinh mater (mẹ) và chữ Hy
Lạp arkhê (chỉ huy) họp thành. Như
vậy, mẫu hệ theo nghĩa đen là một
danh từ chỉ một chế độ mà người đàn
bà nắm quyền. Song trên thực tế các
nhà xã hội học đều hiểu mẫu hệ chỉ
là một chế độ gia đình trong đó
người đàn bà chỉ có quyền đối với
gia đình mà thôi. Tuỳ từng địa
phương, từng dân tộc quyền hành
của người đàn bà trong xã hội mẫu
hệ được áp dụng một khác. Quyền
này có khi chỉ thể hiện trên việc lấy
họ mẹ đặt cho con cái gọi là mẫu
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 145

tính (matronymie) hoặc bắt người


đàn ông phải ở nhà vợ gọi là mẫu cư.
Danh từ mẫu hệ ở đây có nghĩa
tổng quát, không đòi hỏi quyền hành
của người đàn bà vượt quá giới hạn
gia đình, khác với nhận định cho
rằng chế độ mẫu hệ là chế độ mà
người đàn bà có đủ mọi quyền hành
chính, tôn giáo cũng như điều khiển
gia đình8.
Đại gia đình mẫu hệ hiện nay
còn tồn tại ở nhiều nơi như Phi
Châu, Nam Mỹ, Úc Châu, và ngay ở
nhiều vùng đồng bào thiểu số ở Việt
Nam9.
a.2. Chế độ mẫu hệ của người Kơ Ho
Với định nghĩa tổng quát như
trên, chúng ta xác định người dân tộc
Kơ Ho đã theo chế độ mẫu hệ trong
lịch sử dân tộc của mình, và vẫn
đang sống theo chế độ mẫu hệ này.
Chế độ này gồm một người
mẹ và các anh em trai ruột của bà
mẹ là chính. Các anh em trai khác
của bà, theo trực hệ hay bàng hệ, thì
được kể vào các cấp bậc khác.
Cho đến hôm nay (2010), chế
độ Mẫu hệ vẫn là kim chỉ nam và

8
NGUYỄN KHẮC NGỮ, Mẫu hệ Chàm, 1967, Tr. 9-10
9
NGUYỄN KHẮC NGỮ, Mẫu hệ Chàm, Tr. 14
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 146

cầm cân nảy mực cho mọi vấn đề,


cho mọi thành viên và cả Dân tộc Kơ
Ho ở mọi nơi, mọi thời và mọi hoàn
cảnh. Trong văn vần, có rất nhiều
câu, bài có từ ngữ mẹ làm chủ từ, và
những câu, bài có liên quan đến
người mẹ, thì sẽ thấy ra ngay số
lượng rất lớn. Nếu so sánh thì con số
này sẽ vượt trội cả 100 lần hơn
những câu, bài có từ ngữ cha hay ám
chỉ người cha.
Như vậy, nếu không hội ra
được một số nội dung ý cơ bản của
chế độ này, thì cũng sẽ gặp không ít
lúng túng khi muốn tìm hiểu cho
đúng đắn ý nghĩa, ít là các câu, bài
có liên hệ. Nói “ít là” vì ở rất nhiều
câu, bài khác cũng cần có nó như
nền tảng mới hiểu ra được cho thoả
đáng.
Một câu hỏi thường gặp : Dân
tộc Kơ Ho theo chế độ Mẫu hệ,
nhưng trong thực tế diễn ra, thì chỉ
thấy người đàn ông ra mặt, không
thấy bóng dáng người đàn bà đâu cả.
Như vậy phải là chế độ Phụ hệ mới
đúng. Câu hỏi rất hay, và câu giải
đáp cũng là hợp lý. Có điều người
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 147

đàn bà Kơ Ho mới là người chủ của


mọi loại sản nghiệp, cũng chính bà
mới là người chủ động đi hỏi chồng

Mẹ đây là mẹ mình, và
chỉ có một mà thôi. Bên cạnh bà
mẹ này là các anh em trai ruột
của bà là chính, được gọi chung
là cậu ruột (kồn tờm). Đây là nền
tảng và trọn vẹn của chế độ Mẫu
hệ nơi dân tộc Kơ Ho . Hỏi tại
sao chỉ là vậy thì hết đường trả
lời. Vì nó đã là vậy, chỉ là vậy và
vẫn còn là vậy hàng ngàn năm
nay rồi.
Tạm hiểu đây là “nội tộc”
chính của một gia đình Kơ Ho.
Đương nhiên là nó cũng có các mối
liên hệ khác với bà mẹ này, cả trực
hệ lẫn bàng hệ. Và tuỳ từng hoàn
cảnh cụ thể mà những người này
được ra mặt đúng cương vị theo
phong tục tập quán.
Nói chung những vị trong nội
tộc chính này vừa có quyền vừa có
nhiệm vụ trực tiếp là : Cầm chân đỡ
đầu (Ăt jơng đơng bồ) cho từng và
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 148

mọi thành viên của một gia đình,


một gia tộc, một dòng tộc (của các vị
này). Trong thực tế diễn ra trước mắt
(mặt nổi) chỉ thấy các vị cậu ruột ra
mặt. Nhưng các vị này lại chẳng làm
được gì nếu chưa hội ý hay hiểu ý
của người mẹ trước đã (mặt chìm).
Cái “trước đã” này thì đã được ghi
khắc trong tâm tư tình cảm sẵn rồi.
Nói khác là đã được quy định sẵn từ
ngàn đời rồi, mà bất cứ ai cũng đã
nằm lòng. Một câu nói hay nghe nói
ra, tuy không trực tiếp, nhưng nội
dung ý của nó lại đã có bao hàm:
Tam lơh pha klau : Đánh nhau
thì con trai thắng thế
Tam bau pha ùr : Lấy nhau
thì con gái nổi trội
Các vị cậu này không chỉ
cùng với người mẹ hoặc thay mặt
cho người mẹ trong các việc nội bộ
của gia đình, gia tộc … mà nhiều khi
còn phải tự mình ra mặt đương đối
với các vị cậu của các gia đình, gia
tộc … khác. Ví dụ cụ thể là trong
hôn sự hay khi có một chàng rể qua
đời. Hai vấn đề này luôn có liên hệ
trực tiếp với các gia đình, gia tộc
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 149

khác. Ai cũng có thể nghĩ ra được là


vấn đề không đơn giản tí nào. Có ý
nói không đơn thuần chỉ là việc nội
bộ.
Như vậy để dễ hiểu hơn cụm
từ chế độ Mẫu hệ nơi Dân tộc Kơ
Ho, có thể dùng các cụm từ khác có
mang tính bao gồm hơn như : Chế
độ Mậu hệ tập quyền hay chế độ
Mẫu hệ phân quyền.
Còn về quyền hành người cha
trong gia đình thì sao ? Theo phong
tục tập quán Kơ Ho, người cha trong
gia đình chỉ có quyền sau quyền của
người mẹ, và chỉ nội bộ trong một
gia đình mà thôi. Không có liên hệ gì
tới gia tộc và dòng tộc của mình. Bù
lại thì ông lại có đầy đủ quyền hành
là một vị cậu trong gia đình, gia tộc,
dòng tộc của riêng ông.
a.3. Mẫu hệ của người Kơ Ho trong
tương quan với mẫu hệ của người
Chàm
Người Kơ Ho sống bên cạnh
người Chàm. Hai bên đã có mối
tương quan gần gũi với nhau trong
việc trao đổi, buôn bán hàng hoá, và
thậm chí cả xung đột chiến tranh.
Theo một số nhà nghiên cứu, người
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 150

Kơ Ho bị ảnh hưởng nhiều bởi người


Chàm, cụ thể trong chế độ mẫu hệ10.
Vậy đâu là điểm chung về mẫu hệ
giữa người Kơ Ho và người Chàm ?
Xét về nguồn gốc lịch sử, cả
hai dân tộc đều nhấn mạnh đến vai
trò của người nữ trong việc khai sinh
dân tộc của họ. Theo các truyền
thuyết của Chàm thì người đã tạo
lập, xây dựng nước Chiêm Thành là
bà Pô Nư-gar (Bà Chúa xứ). Bà đã
dựng nên nước và làm vua đầu tiên ở
đây. Vì thế, người Chàm đều cho
đàn bà là trên hết, trời sinh ra họ để
nắm quyền chúa tể nhân loại.11Còn
trong văn vần Kơ Ho nói đến vai trò
của người Mẹ, không những trực
tiếp cưu mang sinh thành nuôi dưỡng
mà còn nói đến người Mẹ Dân tộc là
cội nguồn của rất nhiều vấn đề :
Me sơklăc Mẹ nắn nặn
Me pơdiơng Mẹ tạo dựng
Me klăc he gơs kòn Mẹ nắn
nặn nên con
Mẹ mòn he gơs bơnus Mẹ tạo
thành ta nên con người
Me bò Me bla Mẹ trắng
Mẹ ngà
Danh từ Mẹ là gốc cội tổ, cội

10
X.NGUYỄN KHẮC NGỮ & PHẠM ĐÌNH TIẾU, Địa Lý Việt Nam, Tr. 135
11
NGUYỄN KHẮC NGỮ, Mẫu hệ Chàm, Tr. 29-30
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 151

nguồn nền tảng cho mọi vấn đề của


người dân tộc Kơ Ho. Từ đó đã hình
thành nên chế độ mẫu hệ Kơ Ho với
bản sắc rất đặc biệt.
Xét về khía cạnh hôn nhân,
người nữ dân tộc Kơ Ho lẫn dân tộc
Chàm đều chủ động đi hỏi và lấy
người nam về nhà mình làm chồng12,
nghĩa là người chồng phải về ở bên
nhà vợ cùng với của hồi môn cha mẹ
cho.
Trong gia đình, mọi quyền
hành và quyền lợi đều do người vợ
nắm giữ. Bà có toàn quyền trên gia
tài sản nghiệp (nhà cửa, ruộng vườn,
gia súc và mọi dạng của cải khác).
Kể cả con cái, bà cũng có toàn quyền
nuôi nấng, dạy dỗ và gây dựng cho
chúng đến lúc chúng thoát quyền.
Việc phân chia tài sản cũng ưu
tiên cho người nữ. Theo cổ tục, ông
bà cha mẹ có tạo lâp được tài sản thì
người con gái hay cháu gái được
hoàn toàn thụ hưởng gia tài đó, còn
người con trai hay cháu trai vì đã
sang ở nhà vợ nên không được
X. NGUYỄN KHẮC NGỮ, Mẫu hệ Chàm, Tr. 36-37; LM. ĐAMINH NGUYỄN
12

HUY TRỌNG, Vài chuyên đề về Dân tộc Kơ Ho, A. Chế độ Mẫu hệ, I.1
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 152

hưởng gì ngoài phần hồi môn tuỳ


lòng ông bà cha mẹ xét hoàn cảnh
mà cho.
Trong chế độ mẫu hệ nơi người
Kơ Ho lẫn người Chàm, dù tiếng nói
của người đàn ông trong gia đình
vẫn thua kém người nữ, nhưng ngoài
xã hội các công việc và chức vụ lại
do các ông đảm trách. Như thế, trong
gia đình chế độ mẫu hệ, người phụ
nữ có toàn quyền quyết định, nhưng
ngoài xã hội quyền đó thuộc về
người đàn ông.
Một số điểm chung trong chế
độ mẫu hệ giữa người Kơ Ho và
người Chàm dường như củng cố
thêm lập trường cho rằng người Kơ
Ho bị ảnh hưởng bởi người Chàm,
cụ thể về chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên,
sự thực người Kơ Ho không bị ảnh
hưởng gì nhiều bởi người Chàm. Có
nhiều chứng cứ cho thấy điều đó,
đặc biệt là trong niềm tin, phong tục
tập quán, văn chương. Ngay trong
chế độ mẫu hệ giữa hai dân tộc cũng
có nhiều điểm khác biệt, cụ thể là
trong chế độ mẫu hệ của người Kơ
Ho, vai trò của người cậu (em/anh
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 153

của mẹ) rất quan trọng, vì mẹ và cậu


tạo thành chế độ “mẫu hệ tập quyền”
nắm quyền điều hành mọi việc trong
đại gia đình gia tộc, dòng tộc.
Vậy những điểm chung trong
chế chế độ mẫu hệ giữa người Kơ
Ho và người Chàm bởi đâu mà có ?
Điều này có thể được giải thích dựa
vào nguồn gốc chung của cả hai dân
tộc. Nhiều học giả cho rằng người
Kơ Ho lẫn người Chàm đều có
nguồn gốc xuất phát từ chủng Mã
Lai-Đa Đảo. Người Kơ Ho thuộc Mã
Lai đợt I, còn người Chàm thuộc Mã
Lai đợt II. Vậy phải chăng một số
điểm giống nhau giữa người Kơ Ho
và người Chàm là vì họ có cùng một
nguồn gốc ?

b. Xử sự và xét xử

Cũng như ở chế độ Mẫu hệ,


đây cũng là một chuyên đề vừa lớn
lao vừa quan trọng, có liên hệ tới
cuộc sống của toàn Dân tộc Kơ Ho .
Có ý nói không chỉ là chuyện nội bộ
của một gia đình, gia tộc, dòng tộc
nào đó mà thôi. Nhiều khi và còn
thường khi nữa có những liên hệ
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 154

chồng chéo khác, mà trong tư liệu


cũng như các sự cố đã xẩy ra có
chứng tỏ. Trong phạm vi bài này, chỉ
tạm diễn tả tóm gọn hai nội dung ý
có liên hệ với nhau, nhưng cung
cách hành xử lại khác nhau.
Một đàng là đã có những sai
sót thường xuyên xẩy ra. Dân tộc Kơ
Ho cũng như mọi Dân tộc bản địa
cựu trào khác, họ có rất nhiều điều
kiêng kỵ, phải tránh né. Mỗi một
điều kiêng kỵ này đều đã có sẵn đấy
các cách thế hay phương dược để
sửa trị hoặc chữa chạy, nếu xẩy ra lỗi
phạm có liên quan. Điều muốn nói ở
đây là bất cứ ai khi mắc phải sai lầm,
dù cố ý hay vô tình ; nếu biết lỗi và
tự tìm cách sửa chữa, giàn hoà thì
mọi sự sẽ ổn thoả êm xuôi ngay. Tập
tục đã quy định cả rồi. Ngay cả khi
có sai lỗi nặng. Cũng cần nói rõ hơn
là những sai lỗi này hoặc do chính
mình gây ra, hoặc do các người của
mình, kể cả các súc vật của mình gây
ra.
Một thí dụ minh hoạ điều này là hình
ảnh một người lầm lũi bước đi gùi
một hũ rượu nhỏ, hoặc kẹp vào nắch
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 155

một chai rượu đế … Người Kơ Ho


gọi đó là đi bịt trám (lòt lis), đi bồi
hoàn (lòt tam cràs), hay đơn sơ hơn
là đi tẩy rửa (lòt rào) . Cụ thể là hũ
rượu nhỏ hay chai rượu này đem đến
chỉ có một mục đích là xin lỗi công
khai. Khi uống rượu này thì không
chỉ có hai đương sự, mà tất cả mọi
người có mặt đều cùng uống, sau khi
đã cử hành một nghi thức trước bàn
thờ Thần linh và choé gia tiên. Với
cung cách như vậy thì có ai mà
không tha thứ cho được. Cái ý nghĩa
phong phú còn ở chỗ là chủ nhân tức
người bị lỗi phạm, không cần phải
nói ra lời, mà lại tự động lấy thêm hũ
rượu của mình hay chai rượu của
mình để cùng uống luôn.
Ngược lại, một đàng là khi đã
sai phạm, cho dù chỉ là lỗi nhỏ …
nhưng lại cố chấp, hoặc không bên
nào chịu bên nào. Vụ việc cần phải
nại tới toà án dòng tộc. Vấn đề tự nó
có kéo theo biết bao người và sự việc
có liên quan xa gần … mà ở đây lại
chưa phải chỗ để diễn tả. Phải dành
ra một chuyên đề riêng cho nó. Chỉ
xin đề cập đến hai điều nổi cộm, và
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 156

tạm đưa ra một kết luận cho có hậu.


- Việc phải đưa ra toà án gia
tộc là vạn bất đắc dĩ, và khá hạn hữu.
Có khi cả năm mới xẩy ra một, hai
vụ. Và thường cũng chỉ là chuyện
xích mích giữa hai vợ chồng. Các vụ
việc lớn khác thì rất hoạ hiếm. Điều
này chứng tỏ Dân tộc Kơ Ho rất yêu
chuộng hoà bình.
- Là chuyện nội bộ của gia
đình, gia tộc, dòng tộc. Không ai là
người ngoài có quyền can thiệp. Kể
cả các chế độ chính trị hiện hành ở
cái thời điểm đó. Cụ thể “chánh án”
và “bên bị, bên nguyên” đều là người
cùng dòng tộc, cùng lắm là hai dòng
tộc đã là thông gia giao hảo với nhau.
Nên cũng dễ hiểu : dĩ hoà vi quý luôn
là chủ đạo. Hình phạt là bất đắc dĩ, và
mọi người đều như đã biết trước cách
nào đó. Những nội dung ý đã cắm sâu
trong tâm khảm mọi người chỉ là :
Nối kết với nhau (tam bơkăp), hoà
giải với nhau (tam bơsòr), cùng nắn
cho đều (tam pơnring) …
Trường hợp có các vụ việc xẩy
ra giữa hai, ba gia tộc hay dòng tộc
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 157

khác nhau, đúng hơn đây là một cuộc


hoà giải lớn giữa hai, ba gia tộc, dòng
tộc, mà trong quá khứ đã có nhiều tồn
tại mang dáng tiêu cực, lại có thể đã
tồn động lại từ lâu năm rồi-những sai
phạm lúc đầu có khi chỉ là do từng
thành viên giữa hai, ba gia tộc, dòng
tộc khác nhau mà không chịu hoà giải
ngay, lâu ngày chày tháng, nó kéo
theo cả gia tộc, dòng tộc của mỗi
bên-Các bô lão, trưởng bối của mỗi
bên đã ngồi lại với nhau bàn bạc …
và cho rằng không nên để tình trạng
này kéo dài thêm nữa. Tin đi tin lại
giữa nhau cho đến khi chín mùi …
Vì sự việc mang tầm vóc quan trọng,
vượt tầm tay với của các bô lão,
trưởng bối của mỗi bên, nên họ cùng
nhau tìm đến các vị cao minh ngoài
tộc (cùng Dân tộc), nhưng đã hiểu rõ
tình hình, để làm trung gian hoà giải.

6. Niềm tin vào Thần linh.

Ở chuyên đề này chỉ có ý nói


đến các tập tục mà trong đó có diễn
tả ít nhiều các cung cách thể hiện
niềm tin, chứ chưa phải là chuyên đề
diễn tả chính niềm tin này.
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 158

Với Dân tộc Kơ Ho , nếu


không có Thần linh thì cũng chẳng
có gì hết ; từ vũ trụ vạn vật cho đến
chính loài người. Cho nên mọi suy
nghĩ, lời nói, việc làm của toàn Dân
tộc Kơ Ho phải được hiểu là chính
Thần linh đã chủ đạo hướng dẫn
cách nào đó, từ tổng thể cho đến
từng chi tiết. Dưới đây xin được tóm
tắt 4 nhóm tập tục, mà trong đó thấy
diễn tả niềm tin vào Thần linh vừa
liên tục vừa nổi trội hơn hết. Trong
tư liệu văn vần đều có mặt khá nhiều
câu, bài văn vần có liên quan :

a. Tập tục trong cuộc sống


hàng ngày

Mọi cung cách sinh hoạt trong


đời, đặc biệt là trong mọi công ăn
việc làm, cho dù là bình thường nhất,
đều có cử hành các nghi thức âm
thầm hoặc công khai diễn tả niềm tin
này, như để cầu xin và bá cáo trước
với Thần linh. Với những người đạo
đức, cụ thể là các người vợ hay bà
mẹ trong gia đình, thì không bao giờ
họ quên được, ngay sau khi thức dậy
và nhóm bếp, là họ tới ngay trước
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 159

bàn thờ Thần linh và choé gia tiên cử


hành nghi thức cầu nguyện này, với
tất cả các ý tưởng có liên quan đến
từng người trong gia đình, và các
công việc sẽ làm trong ngày.
Nếu là những công việc lớn,
hoặc kéo dài lâu ngày, thì từng khâu
công việc đều được một vị chủ sự
thay mặt cho cả gia đình, làm các
nghi thức cầu nguyện này. Tiếp đến
mới cử hành các lễ Tế Thần, có sát
tế sinh vật. Tất cả được tóm vào một
câu nói đã trưng dẫn vài lần trên đây,
là Lơh kòi, hòi Yàng.

b. Ba biến cố quan trọng

Có ý nói tới ba mốc điểm


trong đời một người : Sinh đẻ, hôn
sự, chết chôn. Tất cả đều được khởi
sự, diễn tiến giữa các công việc
chính, rồi kết thúc … cũng bằng các
nghi thức cầu nguyện, và thường
cũng có Tế Thần và tế sát một sinh
vật.
- Sinh đẻ thì từ khi chuyển dạ
cho tới 8 ngày sau khi sinh.
- Hôn sự thì có nhiều công
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 160

đoạn hơn. Tới ngày thì có nghi thức,


nghi lễ hôn phối là chính, có cha mẹ
và dòng họ hai bên chứng kiến. Sau
đó là tiếp khách … Kết thúc bằng
nghi thức mở hũ rượu tiễn khách.
- Chết chôn thì từ khi tắt thở
cho tới hết ngày thứ 7 sau khi chôn.
Vài câu nói chủ đạo hay được
nghe nói tới trong 3 biến cố này :
Bun mơ kòn Yàng klăc mhàm
: Thai con Thần linh kết nặn
máu
Deh mơ dùh Yàng cih gur
: Sinh đẻ Thần linh vạch vẽ
mầu
Bau mơ kòn Yàng kwăt che so
: Hôn nhân Thần linh xe kết
tóc
Chơt mơ jê Yàng du, hòi
: Tử vong Thần linh định, gọi
Nói chung cả 3 biến cố này
cho đến hiện nay (2010) vẫn còn
được toàn thể Dân tộc Kơ Ho giữ
gìn và thực hành khá chuẩn mực
theo các tập tục đã có tự ngàn xưa.
c. Mỗi năm có một mùa Tế
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 161

Thần chung cho từng gia đình,


nhưng thường là có kết hợp cả gia
tộc, có khi cả dòng tộc. Ngoài ra
cũng hằng năm có thêm một số dịp
Tế Thần khác nữa. Tuỳ gia đình, gia
tộc, dòng tộc muốn tổ chức lớn hay
nhỏ mà có sự chuẩn bị xa hay gần.
Xa thì dăm ba tháng trước, gần thì
cũng phải dăm ba ngày. Ít ra là có đủ
thì giờ sửa soạn nhà cửa, trang trí
các loại nêu cúng, rồi còn phải mời
họ hàng gần xa, kể cả tập duợt trống
chiêng, chuẩn bị đồ ăn thức uống.
Không kể chính những ngày Tế
Thần và cùng ăn uống, riêng phần
chuẩn bị thì từng khâu công việc đều
có nghi thức cầu nguyện riêng.
Những ngày diễn ra lễ hội đều
là những dịp thuận tiện nhất để mọi
người xa gần có cơ hội gặp gỡ nhau,
hàn huyên tâm sự … và cùng học hỏi
ở nhau mọi vấn đề và các công việc
có liên quan đến cuộc sống hằng
ngày của cả Dân tộc. Một nội dung ý
còn sâu xa hơn nữa, đó là bất cứ ai
đã có vấn đề gì tiêu cực với nhau,
thì đây cũng là cơ hội tốt nhất để giải
quyết rốt ráo tất cả. Đơn giản là ở
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 162

đây có đủ mặt các vị trưởng bối, lại


có sẵn rượu thịt, nhất là đang ở trong
bầu khí của lễ hội, nói văn vẻ là đang
ở trong cảnh vực Thần linh.
d. Cần phải kể thêm vào đây
các sự cố không may và bất thường
đã xẩy ra, như ốm đau lâu ngày, chết
bất đắc kỳ tử, gặp tai nạn rủi ro …
hay thoát nạn trong gang tấc, có việc
phải đi xa hay trở về sau lâu ngày
vắng mặt … lạc trong rừng và sau
khi trở về. Cụ thể hơn hay gặp là các
loại bệnh tật xẩy đến cho người phụ
nữ sau khi sanh, cũng như các em bé
từ sau khi sanh cho đến hết độ tuổi
nhi đồng …
Ngoài những nghi thức và Tế
Thần như kể trên, thì còn mỗi sự cố
đều có những liên hệ chồng chéo
khác nhau, nên cũng phải có những
vật dụng và các cung cách khác nhau
để sử dụng và xử trí đúng với phong
tục tập quán.

KẾT LUẬN

Tìm về côi nguồn của dân


Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 163

tộc Kơ Ho, văn chương truyền


khẩu đã thực sự là một kho tàng
mênh mông và kỳ diệu chứa
đựng tất cả những gì cốt lõi tinh
hoa nhất của người Kơ Ho .
Trong kho tàng văn chương này
có văn vần, ca dao tục ngữ, sử
thi, phong tục tập quán, luật tục,
truyện cổ và những bài tình ca.
Văn chương truyền khẩu đã
xuất hiện từ khởi đầu của người
Kơ Ho và đã trở thành kho tàng
vô giá nhờ công lao lưu giữ, bảo
tồn của biết bao thế hệ người Kơ
Ho có tâm huyết và trách nhiệm
với lịch sử dân tộc Kơ Ho . Nó
diễn tả mọi ngóc ngách cuộc
sống của người Kơ Ho với niềm
tin thần linh, với những giáo
huấn của các bậc Trưởng
Thượng (Kơ` Pàng). Nó là công
trình tập thể được sáng tác, bổ
sung, sửa chữa, và lưu truyền
liên tục suốt chiều dài lịch sử tồn
tại của dân tộc Kơ Ho . Tinh hoa
văn chương truyền khẩu này
không bị lai tạp hoặc bị nuốt
chửng bởi các nền văn hoá lớn,
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 164

lân cận xâm lược. Nó độc lập và


đậm đà bản sắc Kơ Ho thuần
nhất, riêng biệt, và rất đặc biệt.
Văn hoá và ngôn ngữ Kơ
Ho không bị đồng hoá và vẫn
tiếp tục được lưu giữ bảo tồn cho
đến ngày nay.
Nhờ sáng tạo nên chữ viết
cho ngôn ngữ Kơ Ho mà tất cả
những công trình văn chương
truyền khẩu này phát hiện và lưu
giữ phát triển một cách bài bản
và khoa học hơn. Và cũng nhờ
được viết ra mà chúng ta ngày
hôm nay mới có cơ hội tiếp cận,
am hiểu văn hoá và ngôn ngữ Kơ
Ho , một dân tộc trong lòng dân
tộc Việt Nam, và là một dân tộc
góp phần làm cho nền văn hoá
vật thể và phi vật thể trở thành di
sản văn hoá thế giới như Lễ hội
Đâm trâu, Lễ hội Cồng chiêng
và nhiều di sản đặc biệt khác
nữa.

CHƯƠNG IV
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 165

BAU KÒN = HÔN SỰ


Hôn nhân và gia đình là hai
chuyên đề khác nhau, nhưng lại liên
hệ mật thiết với nhau. Cả hai đều là
nhân tố cơ bản cho một xã hội, một
quốc gia, và còn hơn thế nữa. Nên
nó thường được gộp chung trong
một bộ luật, gọi là “Luật hôn nhân
và gia đình”. Hôn sự nơi Dân tộc Kơ
Ho là một đề tài cần tìm hiểu ngọn
nguồn, để cùng suy nghĩ, chiêm
ngưỡng, học hỏi trước đã ; rồi từ từ
mới đem so sánh và bình phẩm, để
rồi có những kết luận …
Đây là một trình bày tổng hợp
của nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Nên có thể xẩy ra có nhiều phong tục
tập quán được thực hành thường
xuyên ở miền Kơ Ho này, mà không
thấy có mặt ở miền Kơ Ho khác.
Nhưng chắc chắn là tất cả đều đã
được tuân thủ trong Dân tộc Kơ Ho
nói chung, ít ra là ở một thời điểm
nào đó, một miền Kơ Ho nào đó.
Vậy trước hết xin sơ lược chính
vụ việc, với những diễn tiến cụ thể.
Để từ đây có thể lần lượt nói rõ ra
Ngôn ngữ và Văn hoá Kơ Ho 166

được các mối liên hệ mang nội dung


ý sâu xa hơn : Dân tộc Kơ Ho theo
“Chế độ Mẫu hệ”, nên nói chung bên
nữ là chủ động trong mọi khâu công
việc.
Khi có ý định tiến tới việc hôn nhân.
Gia đình bên nữ phải tìm người mai
mối (cau kòn gùng). Khi nhận lời, vị
này có nhiệm vụ đi dạm ướm trước
(srào bơr). Khi đã “có mòi” thì hẹn
ngày tới hỏi.

Bên nam dù lúc đầu ưng hay


không, cũng phải chuẩn bị tư thế sẵn
sàng. Phải mời người mai mối riêng
tới giúp ăn nói. Sửa soạn sẵn mọi thứ
cần thiết cho các tình huống sẽ xẩy
đến. Ví dụ công việc sẽ diễn tiến trong
bao lâu. Khi người con trai không
bằng lòng hay bằng lòng thì phải làm
sao. Cũng vậy khi xẩy ra dòng họ nhà
trai chưa bằng lòng …
Tới hẹn, vào lúc chập tối, bên nữ tới
và ngỏ lời trước. Câu chuyện diễn
tiến tuỳ theo sự sắp đặt của hai người
mai mối, nương theo sự liên hệ giữa
hai đương sự và hai họ. Tất cả đều
đã có bàn định trước một cách tổng
quát.

You might also like