You are on page 1of 3

HỐI PHIẾU

1. Khái niệm:

- Hối phiếu (Hối phiếu nhận nợ/ Bill of exchange) là giấy tờ có giá do người ký phát
(người xuất khẩu) lập, yêu cầu người bị ký phát (người nhập khẩu) thanh toán
không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định
trong tương lai cho người thụ hưởng.

- Cần phân biệt với Hối phiếu nhận nợ (Promissory Note) là giấy tờ có giá do người
phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu
hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

(Theo luật CCCCN Việt Nam 2005)

- Hối phiếu có thể được bán với giá chiết khấu (mức giá thấp hơn mệnh giá trên hối
phiếu) với mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường với điều kiện hối phiếu được chấp
nhận và ký hậu. Người chấp nhận này có thể là ngân hàng.

- Một loại hối phiếu đặc biệt chính là tín phiếu kho bạc. Hối phiếu này được phát hành
bởi Chính phủ, mục đích cho việc trả nợ ngắn hạn.

2. Các bên tham gia hối phiếu

Để phát hành hối phiếu trong một hoạt động kinh doanh, thương mại, đặc biệt là
thương mại quốc tế, cần có rất nhiều các bên cùng tham gia, cụ thể:
- Drawer – người ký phát hối phiếu: Người nhận tiền. Đây có thể là người xuất khẩu,
các bên cung ứng dịch vụ, người bán,…
- Drawee – người bị ký phát: Người trả tiền. Là người nhập khẩu hàng hóa.
- Acceptor – người chấp nhận: khi người bị ký phát ký chấp nhận thì Acceptor có
trách nhiệm thanh toán hối phiếu đó khi tới hạn.
- Beneficiary – người thụ hưởng: Là người được nhận khoản tiền thanh toán với tư
cách của một trong những người sau đây:
+ Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định
của người ký phát, người phát hành;
+ Endorser – người chuyển nhượng: người có khả năng chuyển quyền hưởng lợi từ hối
phiếu sang cho người khác bằng thủ tục ký hậu hoặc trao tay
+ Holder or Bearer – người cầm phiếu: người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu
được thanh toán.

3. Phân loại

Ngoài 5 cách phân loại hối phiếu ở trên (có ở phần nhóm làm theo UCP 600) , thì
cũng có một số loại hối phiếu được phân biệt vào các nhóm khác nhau như:

– Phân loại theo nghiệp vụ chấp nhận:


+ Hối phiếu đã được ký chấp nhận: đã được người trả tiền chấp nhận và ký chịu trách
nhiệm theo đúng thời hạn;
+ Hối phiếu chưa được ký chấp nhận.

– Phân loại theo loại tiền tệ: Hối phiếu nội tệ và Hối phiếu ngoại tệ

4. Thời hạn - Dựa theo ISBP 745: phải phù hợp với các điều kiện trong L/C

a. Nếu một hối phiếu được ký phát có thời hạn, thì ngày đáo hạn của nó phải được xác
định từ bản than hối phiếu đó.

b. Nếu L/C quy định hối phiếu có thời hạn 60 ngày kể từ ngày vận tải đơn; nếu ngày
vận tải đơn là 28/8/2022, thì thời hạn:

60 ngày sau ngày vận tải đơn 28/8/2022

60 ngày sau ngày 28/8/2022

27/10/2022

c. Nếu thời hạn là xxx ngày sau ngày vận tải đơn thì ngày hàng bốc lên tàu được coi là
ngày vận tải đơn, ngay cả khi ngày bốc hàng lên tàu là trước hoặc sau ngày vận tải
đơn.

d. Cách tính ngày đáo hạn là ngày tiếp theo, ví dụ 10 ngày sau hoặc từ ngày 1/3 là
ngày 11/3.

e. Nếu một vận tải đơn thể hiện nhiều ghi chú bốc hàng lên tàu xuất trình theo một
L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, ví dụ 60 ngày sau ngày vận tải đơn, thì ngày sớm nhất
được dùng để tính ngày đáo hạn.

f. Nếu L/C yêu cầu hối phiếu ký phát, và nhiều bộ vận đơn được xuất trình theo một
hối phiếu, thì ngày vận tải đơn cuối cùng được dùng để tính ngày đáo hạn.

5. Ngày đáo hạn:

- Nếu một hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một ngày cụ thể thì nó phải phù hợp
trong L/C

- Nếu một hối phiếu được ký phát xxx ngày sau ngày xuất trình:

Chứng từ phù hợp hay không nhưng ngân hàng trả tiền không thông báo từ chối, thì
ngày đáo hạn là xxx ngày từ ngày ngân hàng nhận được chứng từ

Nếu NH trả tiền từ chối và sau đó chấp nhận thì ngày đáo hạn là xxx ngày là muộn
nhất sau ngày NH chấp nhận hối phiếu.

NH trả tiền phải thông báo ngày đáo hạn cho người xuất trình, việc tính ngày đáo hạn
cũng sẽ áp dụng với L/C thanh toán về sau.
- Ngày NH, ngày gia hạn, chuyển tiền chậm:

Việc thanh toán phải được thực hiện ngay vào ngày đến hạn tại nơi mà hối phiếu đòi
tiền, miễn là trong ngày làm việc của NH, nếu ngoài thì là ngày làm việc đầu tiên sau
ngày đến hạn.

- Ký hậu: Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần

- Số tiền:
+ Tên bằng chữ và bằng số phải bằng nhau, ghi bằng đvtt trong L/C
+ Phù hợp với hóa đơn

- Hối phiếu ký phát:

HP phải được ký phát đòi tiền bên đã được quy định trong L/C ISBP 745

Người thụ hưởng ký phát

Hối phiếu đòi tiền người yêu cầu

Sửa chữa và thay đổi nếu có thì phải được người ký phát ký xác nhận

*** Nguồn tham khảo:


1. https://hocxuatnhapkhau247.com/isbp-745-tieng-viet-pdf/#ftoc-heading-5
2. https://soriaforcongress.com/hoi-phieu-la-gi/#:~:text=H%E1%BB%91i%20phi
%E1%BA%BFu%20trong%20ti%E1%BA%BFng%20Anh,
%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20h%E1%BB%91i%20phi%E1%BA%BFu
%20%C4%91%C3%B2i%20n%E1%BB%A3.
3. Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005

You might also like