You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÀI BÁO CÁO


PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA
BURGER KING

Tên học phần: Quản trị kinh doanh quốc tế


GVHD: Ths.Trương Mai Anh Thư
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Phạm Thị Ngọc Chi
Bạch Thu Hương
Nguyễn Mai Yến Nhi
Phạm Ngọc Nhân
Nguyễn Thị Diễm Ny
Lê Thị Qui
Lưu Thị Thảo Uyên

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC

Mục lục ................................................................................................................................................ 2


Danh mục hình ảnh .............................................................................................................................. 3
I Tổng quan về Burger King........................................................................................................ 4
1 Sơ lược về Burger King......................................................................................................... 4
2 Logo của Burger King ........................................................................................................... 4
3 Sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu......................................................................................... 5
3.1 Sứ mệnh thương hiệu ..................................................................................................... 5
3.2 Tầm nhìn thương hiệu .................................................................................................... 5
4 Đôi nét lịch sử của Burger King ............................................................................................ 5
5 Các dòng sản phẩm của Burger King .................................................................................... 6
5.1 Bánh mì kẹp thịt ............................................................................................................. 6
5.2 Các loại sản phẩm về gia cầm và cá............................................................................... 6
5.3 Thức ăn chay .................................................................................................................. 7
5.4 Thực phẩm khác ............................................................................................................. 7
II Quá trình thâm nhập thị trường thế giới của công ty ................................................................ 7
1 Lý do lựa chọn chiến lược toàn cầu ...................................................................................... 7
1.1 Áp lực chi phí cao .......................................................................................................... 7
1.2 Áp lực địa phương hóa thấp ........................................................................................... 8
2 Cách thức triển khai chiến lược............................................................................................. 9
2.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................... 9
2.2 Sản xuất ........................................................................................................................ 11
2.3 Nhân sự ........................................................................................................................ 12
3 Phương thức thâm nhập ....................................................................................................... 14
3.1 Nhượng quyền thương mại .......................................................................................... 15
3.2 Liên doanh.................................................................................................................... 16
4 Kết quả ................................................................................................................................ 18
III Đề xuất thị trường tiềm năng và phương thức thâm nhập phù hợp ........................................ 18
1 Cơ hội .................................................................................................................................. 18
2 Thách thức ........................................................................................................................... 19
3 Phương thức xâm nhập: Nhượng quyền thương mại. ......................................................... 19
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................................. 21

Quản trị kinh doanh quốc tế


2
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1: Trụ sở Burger King .......................................................................................................... 4


Hình ảnh 2: Logo Burger King ............................................................................................................ 4
Hình ảnh 3: Bánh Whooper ................................................................................................................. 6
Hình ảnh 4: BK chicken fries ............................................................................................................... 6
Hình ảnh 5: Burger đậu cay ................................................................................................................. 7
Hình ảnh 6: Yumbo .............................................................................................................................. 7
Hình ảnh 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 10
Hình ảnh 8: Số các cửa hàng của Burger King trên toàn cầu từ năm 2009 đến 2020 [10] ................ 16

Quản trị kinh doanh quốc tế


3
I TỔNG QUAN VỀ BURGER KING
1 Sơ lược về Burger King

Burger King là một chuỗi cửa hàng


của Mỹ cung cấp thức ăn nhanh toàn cầu. Đây
là chuỗi cửa hàng lớn thứ hai trên thế giới và
nó chỉ đứng sau McDonald. Vào năm 2020
thì người ta ước tính có khoảng 18625 cửa
hàng tại gần 100 quốc gia.

Hình ảnh 1: Trụ sở Burger King Burger King được sáng lập vào năm
1953 tại Jacksonville, Florida bởi một người đàn ông có tên Keith J. Kramer và chú của vợ người đàn
ông này, tên cụ thể là Matthew Burns. Ngay tại thời điểm này, nó có cái tên là Insta- Burgerking. Tuy
nhiên vào năm 1954, Keith J. Kramer và Matthew Burns gặp khó khăn về mặt tài chính và Insta-
Burgerking đã được mua lại bởi David Edgerton và James McLamore và nó được đổi tên thành Burger
King. Kể từ thời điểm đó, Burger King chính thức là thuộc sở hữu của David Edgerton và James
McLamore và có trụ sở chính được đặt tại Miami Dade, Florida.
Các sản phẩm của Burger King đã được mở rộng hơn từ các sản phẩm cơ bản như khoai tây
chiên, bánh mì kẹp thịt, sữa lắc, sodas sang các bộ sản phẩm vô cùng đa dạng và được biết đến với
một cái tên Whopper. Vào năm 1957, Whopper được bổ sung vào thực đơn và nó đã trở thành sản
phẩm đặc trưng điển hình cho Burger King. Ngoài ra, Burger King cũng đưa ra một vài sản phẩm
nhưng bị thất bại trên thị trường. Tuy nhiên, một số sản phẩm mặc dù thất bại ở thị trường Mỹ nhưng
lại thành công ở nhiều thị trường nước ngoài nhờ vào sự điều chỉnh thực đơn phù hợp với thị hiếu
khu vực.

2 Logo của Burger King


Burger King đã mất khoảng gần 16 năm để đưa ra
một phong cách độc đáo của mình và trong khoảng thời
gian từ năm 1953 đến năm 1969 thì ba logo khác nhau đã
lần lượt ra đời. Vào năm 1969, logo đã được chuyển sang
dạng thiết kế đơn giản, rõ ràng cùng với hai nửa chiếc
bánh mang dòng chữ BURGER KING. Điều này thể hiện
một sự mạnh mẽ, một phong cách hiện đại và đồng thời
coi trọng di sản và các truyền thống của công ty.
Hình ảnh 2: Logo Burger King

Quản trị kinh doanh quốc tế


4
Vào năm 1999, logo của công ty một lần nữa lại bị thay đổi với một phiên bản khác hoàn toàn
so với các phiên bản trước đó với sự bổ sung, sự tăng thêm về tự tin và tính chuyên nghiệp.
Tại thời điểm năm 2021, Burger King đã thay đổi chính thức bộ nhận diện thương hiệu và cả
logo của công ty. Lần này, logo mới được thiết kế theo kiểu phẳng, tỷ lệ chiếc bánh hamburger được
căn chỉnh gần giống với kích thước của một chiếc bánh thật, màu sắc cũng được làm cho trở nên rực
rỡ với mục đích tạo cảm giác thèm ăn cho khách hàng và được khơi nguồn từ một câu hứa hẹn đó là
thức ăn ngon và thật. Phông chữ của logo được lấy từ ý tưởng trọn đầy, đậm đà, ngon miệng mà trong
món ăn họ phục vụ. Sự tối giản của logo phù hợp với xu hướng phát triển của thương hiệu trong thời
đại hiện nay và ngoài ra, nó cũng đồng thời làm nổi bật lại một hành trình lịch sử xuyên suốt 64 năm
của thương hiệu.

3 Sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

3.1 Sứ mệnh thương hiệu


Sự ra đời của Burger King là với mục đích là đem đến những sản phẩm chất lượng được phục
vụ một cách nhanh chóng trong một môi trường sạch sẽ và đi kèm với đó chính là giá cả hợp lý. Ngoài
ra, sự liên hệ, kết hợp giữa thực phẩm và sức khỏe là một mối thống nhất, hỗ trợ, bổ sung cho nhau,
không thể tách rời và chính từ điều này đã lý giải việc công ty áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt
vào hệ thống của mình nhằm mục đích cung cấp, phục vụ khách hàng những sản phẩm có chất lượng
tốt nhất.

3.2 Tầm nhìn thương hiệu


Về phần tầm nhìn thì Burger King đã đưa ra tuyên bố đó là sẽ trở thành một chuỗi cửa hàng
đồ ăn nhanh tốt nhất thế giới, thông qua hệ thống nhượng quyền và những con người tài năng phục
vụ những chiếc bánh hamburger ngon nhất. Và để thực hiện mục tiêu này thì Burger King đã tiến
hành một số cải cách, thay đổi, tái cấu trúc về dịch vụ, mang đến cho khách hàng các hương vị riêng
mà chỉ duy nhất Burger King mới có.

4 Đôi nét lịch sử của Burger King


Vào năm 1993, một người đàn ông tên Keith J. Kramer và chú của vợ ông, Matthew Burns đã
thành lập ra Burger King tại Florida. Trước khi cái tên Burger King ra đời thì ban đầu nó được gọi là
Insta-Burger King. Ban đầu các cửa hàng tập trung vào một bộ dụng cụ có tên là Insta-Broiler và
nó có hiệu quả khi được ứng dụng dùng để nấu các chiếc bánh mì kẹp thịt. Trong khi chuỗi cửa hàng
ở Jacksonville tiếp tục được mở rộng thì cả hai người,James McLamore và David Edgerton,đang tiếp
tục tìm kiếm một cơ hội nhằm mục đích mở công việc kinh doanh của mình. Vào thời điểm sau khi
James McLamore đến thăm một cửa hàng bánh bán bánh hamburger ban đầu của Dick và McDonald,
nơi có vị trí ở San Bernardino, California, anh đã nhận thấy rằng có một sự tiềm năng trong hệ thống
sản xuất dựa trên dây chuyền lắp ráp sáng tạo của họ và ngay sau đó anh đã quyết định mở một cơ sở

Quản trị kinh doanh quốc tế


5
tương tự như vậy. Sau đó, cả James McLamore và David Edgerton đã có được giấy phép điều hành
nhượng quyền thương hiệu Insta-Burger King và họ đã mở địa điểm đầu tiên tại tọa độ 3090
Northwest 36th Street ở Miami vào mốc thời gian đó là ngày 4 tháng 12 năm 1954. Hai người này
có các cửa hàng tại một số địa điểm trong khu vực Miami-Dade và hoạt động với một tốc độ nhanh
vào thời điểm năm 1959. Sau đó, công ty liên tục thua, tụt hậu so với Mcdonald cả về doanh số và lợi
nhuận, nó đã trải qua nhiều lần thay đổi về quyền sở hữu và quản trị. Vào năm 1967, Burger King
được bán cho một công ty có tên là PillsBury. Tuy nhiên, Pillsbury sau đó cũng được mua lại bởi
công ty Grandmet PLC vào năm 1989 và Grand Met cũng trở thành Diageo PLC sau khi sáp nhập
với Ailen Guinness-một nhà sản xuất bia. Vào năm 2002, Diageo bán Burger King cho tập đoàn tư
nhân tài chính và sau đó 8 năm 3G Capital, một tập đoàn do tỷ phú người Brazil kiểm soát, đã tiếp
quản công ty. Năm 2014, Chuỗi cửa hàng bánh rán và đồ ăn nhanh Tim Horton đã hợp nhất với
Burger King worldwide.

5 Các dòng sản phẩm của Burger King

5.1 Bánh mì kẹp thịt


Đối với dòng bánh mì kẹp thịt thì Burger King cung cấp đa
dạng sản phẩm như là bánh mì kẹp thịt cao cấp, slides, BK stackers,
Toppers, bánh mì Rodeo và nổi bật nhất chính là Whopper-một loại
bánh được giới thiệu vào những năm 1957 và đã trải qua nhiều sự thay
đổi. Ngoài ra, sản phẩm này cũng thường là trọng tâm của các chương
trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi và cũng là tiêu điểm của những
Hình ảnh 3: Bánh Whooper
trò lừa bịp của công ty.

5.2 Các loại sản phẩm về gia cầm và cá


Đối với dòng sản phẩm này thì công ty cũng đưa ra các sản phẩm
đại loại như bánh mì gà nướng, bánh mì kẹp cá, bánh mì kẹp thịt gà
tây, bánh mì gà cốm, bánh mì đặc sản. Trong đó đối với bánh mì kẹp cá
thì công ty dường như ít phát triển trong việc đưa ra các dạng biến thể,
chỉ cung cấp vài loại. Ngoài ra, sản phẩm BK chicken fries cũng có mục
tiêu là nhắm đến thói quen ăn vặt và thực phẩm tiện lợi và có thiết kế
Hình ảnh 4: BK chicken fries bao bì tiện lợi hơn cho người tiêu dùng.

Quản trị kinh doanh quốc tế


6
5.3 Thức ăn chay
Về dòng sản phẩm ăn chay, Burger King cung cấp các sản
phẩm phẩm thức ăn như BK Veggie-đây là một loại bánh sandwich
không chứa thịt và nó có các thành phần từ sữa. Ngoài ra, BK
veggie cũng là một sản phẩm trong thực đơn tập trung về sức khỏe.
Bên cạnh đó, Burger King còn cung cấp sản phẩm Burger đậu cay-
một loại bánh chiên trong dầu và được bán tại nhiều thị trường Châu
Hình ảnh 5: Burger đậu cay Âu, Châu Á.

5.4 Thực phẩm khác


Ngoài những dòng sản phẩm đã được đề cập ở trên,
Burger King còn bán những sản phẩm khác như là Xúc xích-
được làm từ 100% thịt bò và có hai loại: Cổ điển và Phô
mai. Yumbo, một món bánh mì kẹp thịt và pho mát và ngoài
ra còn có cả bánh mì phục vụ cho buổi sáng và loại này được
bán với các phiên bản khác nhau giữa các thị trường quốc tế.
Hình ảnh 6: Yumbo

II QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY
1 Lý do lựa chọn chiến lược toàn cầu
Qua quá trình hình thành và phát triển, đến hiện nay, Burger King đã có một chỗ đứng trên
thị trường thức ăn nhanh thế giới, chỉ sau McDonald’s. Với vị thế hiện tại, công ty vẫn luôn mong
muốn họ sẽ đạt được tối thiểu hoá các loại chi phí (áp lực chi phí cao) và giảm bớt đáp ứng nhu cầu
địa phương (áp lực địa phương thấp). Với lý do này, Burger King đã lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn
hóa toàn cầu trong những năm qua, đồng thời, công ty cũng đã và đang thực hiện khá tốt chiến lược
này.

1.1 Áp lực chi phí cao


Quá trình toàn cầu kinh doanh quốc tế vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên thế giới,
người tiêu dùng trên thế giới muốn tối đa hóa sức mua của mình bằng cách mua hàng hóa chất lượng
cao nhất với mức chi phí thấp nhất có thể. Việc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm thay đổi cấu
trúc thị trường với sự gia tăng về số lượng đối thủ dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt trong cung cấp
dịch vụ khiến cho Burger King đối mặt với sức ép giảm chi phí.
Burger King sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí với mục đích là giảm chi phí vận hành để
các sản phẩm của doanh nghiệp có thể được cung cấp với giá thấp hơn. Burger King sử dụng áp lực
chi phí cao để giảm giá sản phẩm nhằm tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng hơn. Mục tiêu tài

Quản trị kinh doanh quốc tế


7
chính của Burger King là giảm chi phí vận hành để các sản phẩm của công ty có thể được cung cấp
với giá thấp hơn thông qua quy mô kinh tế và ngăn ngừa lỗi. Burger King đã thu hút khách hàng bằng
các chương trình khuyến mãi như bán sandwich với giá 5 USD trên 1 cái, bán viên gà với giá 1,49
USD trên 10 viên.
Lợi thế về chi phí thấp có thể đạt được thông qua việc tăng quy mô kinh tế. Họ đang cải thiện
khả năng của mình trong mạng lưới phân phối và duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành với chi phí vận
chuyển thấp. Bằng cách sử dụng hệ thống giao hàng với chi phí thấp, nhiều khách hàng có thể thưởng
thức món ăn của Burger King mọi lúc mọi nơi.
Burger King đã mở thêm chi nhánh tại các địa điểm bán lẻ cao cấp, điều này sẽ mang lại cho
họ năng lực vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Với sự có mặt trên hầu khắp các địa điểm bán lẻ
tối ưu, chi phí marketing của họ sẽ giảm đáng kể nhờ các quảng cáo ngẫu nhiên đặt tại mặt tiền cửa
hàng, điều này sẽ tạo nên lợi thế ưu việt cho mục tiêu của công ty. Do đó, chiến lược chi phí thấp là
một chiến lược tốt để đạt phí thấp của doanh nghiệp. Duy trì chất lượng sản phẩm, giảm giá thành
sản phẩm là cách tính được lợi nhuận cao hơn, với một mạng lưới phân phối tốt sẽ đánh vào chiến
lược chi tốt nhất để tăng lợi nhuận.
Hai hoặc nhiều công ty cạnh tranh để dẫn đầu về chi phí có thể tham gia vào các cuộc chiến
về giá khiến lợi nhuận xuống mức rất thấp. Điều đặc biệt là một công ty sử dụng chiến lược dẫn đầu
về chi phí sẽ phát triển một lợi thế không dễ bị người khác sao chép. Các công ty dẫn đầu về chi phí
cũng phải duy trì đầu tư vào trang thiết bị hiện đại hoặc đối mặt với sự gia nhập có thể có của các đối
thủ cạnh tranh hiệu quả hơn về chi phí. Những thay đổi lớn về công nghệ có thể làm thay đổi mạnh
mẽ các quy trình sản xuất khiến các khoản đầu tư vào công nghệ sản xuất trước đây không còn là lợi
thế nữa. Cuối cùng, các công ty có thể trở nên quan tâm đến việc duy trì chi phí thấp đến mức bỏ qua
những thay đổi cần thiết trong sản xuất hoặc tiếp thị.

1.2 Áp lực địa phương hóa thấp


Để thực hiện chiến lược toàn cầu hoá, Burger King cũng sử dụng áp lực địa phương thấp. Tuy
nhiên, họ vẫn chỉ hạn chế việc đáp ứng một ít nhu cầu địa phương chứ không bỏ quên một cách hoàn
toàn.
Ở Burger King, thực đơn không có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường này với thị trường
khác, và điều này cũng giúp ích cho các nỗ lực quản lý chất lượng của họ. Công ty thường giới thiệu
sản phẩm mới với tốc độ chậm. Hầu hết các sản phẩm của Burger King vẫn còn trong thực đơn trong
nhiều năm. Thực đơn tiêu chuẩn tại các quốc gia có thể bao gồm: hamburger, gà rán, snack, nước
ngọt có ga,... Mặc dù vậy nhưng cũng có một số sự điều chỉnh cho thực đơn để phù hợp với văn hóa
bản địa nhưng sự thay đổi này không nhiều. Cụ thể là ở thị trường Canada, Burger King chỉ đơn thuần
là thêm giấm và nước thịt cho món khoai tây chiên. Ở Việt Nam thì thực đơn sẽ có thêm món cơm

Quản trị kinh doanh quốc tế


8
gọi là King Rice do văn hoá bữa ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, tại một số thị trường, Burger King
cũng chỉ bán một sản phẩm kem với nhiều tên gọi khác nhau.
Burger King cũng áp dụng cùng một chính sách Marketing cho hầu hết các thị trường. Công
ty cũng không thường xuyên thực hiện các chiến dịch quảng cáo để hạn chế chi phí, song mỗi lần ra
mắt, nội dung bài quảng cáo đều khiến cả thế giới trầm trồ, bàn tán. Đó chính là các marketing độc
đáo của “ông vua” lớn thứ 2 trong ngành thực phẩm này. Một trong những chiến dịch quảng cáo nổi
tiếng là quảng cáo chiếc bánh burger mốc meo để nhấn mạnh thông điệp là “Burger King để cao yếu
tố tự nhiên, organic và an toàn cho người tiêu dùng bằng việc không sử dụng chất bảo quản, nguyên
liệu nhân tạo”. Khách hàng rất thích thú với ý tưởng của Burger King và tin tưởng vào các sản phẩm
an toàn, chất lượng của hãng hơn. Ngoài ra, Burger King cũng đã thực hiện chiến dịch lớn trên toàn
thế giới “Have it your way” - “Hãy ăn theo cách của bạn”. Đây là chiến dịch giúp cửa hàng giữ vững
được vị thế của mình trên thị trường để cạnh tranh với Mcdonald’s.
Ban đầu, khi muốn mở rộng thị trường, Burger King ưu tiên bắt đầu với những quốc gia gần
gũi và có văn hóa tương tự để dễ dàng thích nghi với quá trình kinh doanh của công ty mẹ. Nhờ vậy,
Burger King có thể giảm được rủi ro về khác biệt văn hoá, kinh tế, chính trị và đồng thời, hạn chế
những chi phí để trả cho việc thích nghi địa phương. Mở rộng thị trường sang một quốc gia có văn
hóa tương tự giúp giảm bớt quá trình thích nghi của doanh nghiệp với môi trường mới. Quốc gia mới
đầu tiên cũng đóng vai trò là điểm tham chiếu cho các bản mở rộng trong tương lai, cho phép thực
hiện một số thử nghiệm thử và sai khi nó liên quan đến việc quản lý một doanh nghiệp quốc tế. Do
công ty mẹ nằm ở Hoa Kỳ, vì vậy thị trường thâm nhập đầu tiên của Burger King là Canada và
Mexico, hai quốc gia không có khác biệt nhiều về chính trị, văn hoá đối với nước chủ nhà. [1]

2 Cách thức triển khai chiến lược

2.1 Cơ cấu tổ chức


Cơ cấu tổ chức của Burger King đã thay đổi trong những năm qua, đặc biệt là do sự chuyển
đổi quyền lãnh đạo và quyền sở hữu. Cơ cấu tổ chức của một công ty xác định thành phần và hệ thống
được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Burger King phải điều chỉnh cấu trúc công
ty theo thời gian để giải quyết những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Là một trong những
chuỗi nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, Burger King gần đây đã cải thiện hiệu
quả hoạt động của mình thông qua những cải cách trong cơ cấu tổ chức. Công ty được tổ chức lại do
sáp nhập với công ty Canada Tim Hortons vào năm 2014. Việc tái tổ chức này đã dẫn đến những thay
đổi lớn trong cơ cấu tổ chức của Burger King để phù hợp với các chiến lược mới nhằm phát triển
doanh nghiệp trên toàn cầu.

Quản trị kinh doanh quốc tế


9
CEO

Khác
Tiếp thị Tài chính Khu vực Các phòng
ban

Châu Á Châu Âu, Mỹ La Tinh


Bắc Mỹ Thái Bình Trung Đông và
Dương và Châu Phi Carribeans

Hình ảnh 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Burger King dựa trên cách tiếp cận tập trung nhằm mục đích thiết lập
quyền kiểm soát và tăng hiệu quả quản lý. Burger King đã có sự tăng trưởng sau khi tái tổ chức, cho
thấy sự phù hợp của cấu trúc hiện tại. Cơ cấu tổ chức của Burger King tập trung toàn cầu, có nghĩa
là các quyết định cốt lõi vẫn được thực hiện bởi quản lý. Sự phân chia địa lý chia Burger King thành
4 phòng ban, tất cả đều có tính độc lập tương đối. Ví dụ: Trong khi thực đơn tổng thể khá giống nhau,
có những quyết định được đưa ra cụ thể cho từng khu vực để thêm các món địa phương vào thực đơn.
Lợi nhuận và trách nhiệm bán hàng được phân cấp cho các bên nhận quyền trong khi hậu cần, sản
xuất và CNTT thường do các bộ phận khu vực thực hiện.
Burger King hợp nhất với Tim Hortons để thành lập Nhà hàng Brands International (RBI) vào
năm 2014. Công ty đã thay đổi cấu trúc trong quá trình này. Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Burger King
có những đặc điểm chính sau:
✓ Tập trung toàn cầu
Đặc điểm này trong cơ cấu tổ chức của Burger King duy trì một đội ngũ quản lý cốt lõi thực
hiện hầu hết các quyết định quan trọng cho tổ chức toàn cầu. Năm 2001, Giám đốc điều hành John
Dasburg khi đó đã cải tổ cơ cấu tổ chức của Burger King từ cơ cấu phi tập trung sang cơ cấu tập trung
toàn cầu. Mục đích của sự thay đổi này là để đảm bảo rằng cơ cấu tổ chức mới hỗ trợ những nỗ lực
của Burger King để giúp nâng cao chất lượng quản lí và hiệu suất hoạt động kinh doanh
✓ Nhóm chức năng
Cơ cấu tổ chức của Burger King có các nhóm dựa trên chức năng trải dài trong tổ chức toàn
cầu. Đặc điểm này của cơ cấu tổ chức đề cập đến các chức năng kinh doanh cơ bản như quản lý nguồn
nhân lực, pháp lý và CNTT. Ví dụ: Burger King có Phó Chủ tịch Cấp cao (SVP) về Hoạt động Toàn
cầu, Phó Chủ tịch Điều hành (EVP) về Tài chính và một EVP có chức năng là Giám đốc Tiếp thị
Toàn cầu.
✓ Bộ phận địa lý

Quản trị kinh doanh quốc tế


10
Bất chấp những nỗ lực tái tổ chức vào năm 2001 và 2014, cơ cấu tổ chức của Burger King có
sự phân chia địa lý như một đặc điểm của cấp ba. Đặc điểm này của cơ cấu tổ chức phân chia các
hoạt động theo vị trí địa lý của chúng.
Ưu và nhược điểm của cơ cấu tổ chức của Burger King
Cơ cấu tổ chức của Burger King có lợi thế là kiểm soát toàn cầu mạnh mẽ vì đặc điểm tập
trung và nhóm chức năng. Ngoài ra, sự phân chia địa lý là một đặc điểm cho phép Burger King duy
trì một mức độ linh hoạt nhất định để giải quyết những khác biệt của thị trường. Tuy nhiên, nhược
điểm chính của cơ cấu tổ chức của Burger King là đặc điểm tập trung hạn chế tính linh hoạt của các
bộ phận địa lý để phản ứng ngay lập tức với những thay đổi và xu hướng của thị trường khu vực hoặc
địa phương. [2]

2.2 Sản xuất


Cũng giống như chiến lược sản xuất của các đối thủ hoạt động trong lĩnh vực thức ăn nhanh,
Burger King lựa chọn chiến lược lựa chọn địa điểm và sản xuất tập trung.

2.2.1 Lựa chọn địa điểm


➢ Yếu tố quốc gia
Mặc dù ban đầu, Burger King thâm nhập ở các thị trường quen thuộc như Canada, Mexico,
nhưng đến hiện nay, Burger King đã có mặt trên hầu khắp các khu vực trên toàn thế giới, cụ thể là tại
các thành phố lớn, nơi có lượng dân cư đông đúc và người dân có mức độ hội nhập với thế giới cao.
Bằng cách lựa chọn phương thức nhượng quyền thương mại hay liên doanh cùng với mức độ hội
nhập thế giới như hiện nay, là một công ty thực phẩm, công ty cũng không gặp nhiều khó khăn về
kinh tế, chính trị và văn hoá vì hầu hết các khách hàng nhận xét khi họ bước vào cửa hàng Burger
King thì cửa hàng mang một nét rất “Mỹ” chứ không bố trí cửa hàng theo văn hoá của nước sở tại.
➢ Yếu tố công nghệ
Định phí thiết lập một cửa hàng Burger King cũng như máy móc tại một quốc gia tương đối
thấp do công ty thâm nhập thị trường bằng nhượng quyền thương mại, công ty còn nhận phí nhượng
quyền từ phương thức này. Nhờ vậy, họ vẫn có mặt tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới nhưng
chỉ bỏ ra một phần chi phí để quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Mỗi cửa hàng Burger King đều sở hữu các thiết bị bao gồm bếp chiên nhúng, nồi nướng, lò
nướng để nướng, lò vi sóng để nấu khô, máy pha cà phê, tủ sưởi để điều chỉnh nhiệt độ của thực phẩm
và những thiết bị cần thiết khác. Có thể thấy, Burger King có sự linh hoạt của công nghệ sẵn có, công
ty có chiến lược tập trung ở vị trí tối ưu khi lựa chọn địa điểm sản xuất. [3]
Burger King thiết lập các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cho hầu hết các hàng hóa được sử
dụng trong quá trình phát triển và vận hành các nhà hàng của họ và đối với các nguồn cung cấp trực
tiếp và gián tiếp của hầu hết các mặt hàng đó. Những yêu cầu này giúp họ đảm bảo chất lượng và tính

Quản trị kinh doanh quốc tế


11
nhất quán của các sản phẩm thực phẩm được bán tại các nhà hàng, đồng thời bảo vệ và nâng cao hình
ảnh của hệ thống Burger King và thương hiệu Burger King. Nói chung,Burger King chấp thuận các
nhà sản xuất bao bì thực phẩm và các sản phẩm thiết bị cũng như các sản phẩm khác được sử dụng
trong các nhà hàng Burger King, đồng thời, các nhà hàng nhượng quyền Burger King thường được
yêu cầu mua các sản phẩm này từ các nhà cung cấp đã được phê duyệt. Công ty xem xét một loạt các
tiêu chí trong đánh giá các nhà cung cấp và nhà phân phối hiện tại và tiềm năng, bao gồm cả việc
cung cấp tính nhất quán của sản phẩm và dịch vụ kịp thời và điều kiện tài chính. Các nhà cung cấp
và nhà phân phối được chấp thuận phải duy trì các tiêu chuẩn và đáp ứng các tiêu chí trên cơ sở liên
tục và phải được tiếp tục xem xét. [4]
➢ Yếu tố sản phẩm
Burger King được mọi người biết đến là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng với sản phẩm
chính là hamburger. Các sản phẩm tại đây được chế biến theo quy trình tiêu chuẩn hoá, trải qua nhiều
bước giống nhau. Ví dụ như khi khách hàng đặt một chiếc bánh hamburger, từ khâu đặt món, chế
biến món ăn đến việc mang thức ăn cho khách hàng đều theo những quy trình nhất định mà các nhà
nhận nhượng quyền phải tuân theo với bên nhượng quyền. Bên cạnh đó, các sản phẩm ăn kèm cũng
đa dạng và phong phú như hành muối, khoai tây chiên, nước trái cây, cafe, rau quả trộn,... Burger
King là thương hiệu đầu tiên cho chế biến khoai chiên bằng lò vi sóng theo kiểu Pháp một cách an
toàn và rất hấp dẫn. [5]

2.2.2 Tự sản xuất


Burger King thiết lập các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ
được sử dụng trong việc cải tiến phát triển và vận hành nhà hàng Burger King Các tiêu chuẩn độc
quyền này, thông số kỹ thuật và quy trình vận hành nhà hàng là bí mật kinh doanh thuộc sở hữu của
công ty. Ngoài ra, Burger King còn sở hữu một số bằng sáng chế liên quan đến thiết bị được sử dụng
trong nhà hàng của họ. Đây là lí do mà Burger King chọn cách tự sản xuất chứ không thuê ngoài để
bảo vệ công nghệ sản xuất độc quyền của công ty. [4]

2.3 Nhân sự
Burger King thực hiện chính sách địa tâm cho mô hình quản lý doanh nghiệp khi thâm nhập
vào các thị trường quốc tế với sự pha trộn nguồn nhân lực là người Mỹ với các nhân viên địa phương
được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
❖ Chiến lược tuyển dụng, nhân sự của Burger King
CEO của Burger King có quan điểm khá thú vị về việc tuyển dụng, nếu bạn nói rằng: "Tôi
không cần chăm chỉ, thông minh là được!" thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức. Chăm chỉ là yếu tố quan
trọng nhất mà ông tìm kiếm ở các ứng viên khi tuyển dụng. Daniel Schwartz cũng có phát biểu trong
một buổi phỏng vấn rằng: “Tôi thích những nhân viên đang tìm kiếm dự án làm việc hơn là tìm việc

Quản trị kinh doanh quốc tế


12
đơn thuần. Chúng tôi tìm những người muốn trở thành một phần của tập thể lớn chứ không phải
những người coi chúng tôi chỉ là bước đệm sự nghiệp.Tôi cũng thích những người sẵn sàng làm bất
cứ công việc nào được yêu cầu. Họ khao khát được tham gia vào công ty. Tôi cũng có thái độ làm
việc như vậy khi bắt đầu sự nghiệp. Tôi không quan tâm mình rồi sẽ phải làm gì, tôi chỉ muốn được
tham gia vào những dự án thú vị và làm việc với những người tuyệt vời.” [6]
Burger King thường quảng cáo vị trí tuyển dụng của họ ở các trung tâm việc làm hoặc dán áp
phích trên cửa sổ nhà hàng và đôi khi nhân viên tự nguyện đến nhận đơn đăng ký mà không cần bất
kỳ quảng cáo nào.Thông thường ở Burger King, phương pháp một đối một thường được sử dụng khi
một ứng viên đang được phỏng vấn. Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn trong tuyển dụng của Burger
King như sau:
✓ Tiêu chuẩn cho một nhân viên
Đối với một nhân viên mới xin việc tại nhà hàng thức ăn nhanh Burger King, không cần có
bất kỳ bằng cấp cụ thể nào. Vì không có kỹ năng thực sự để trở thành nhân viên điều hành hoặc một
bộ phận nhân viên bếp của họ, Burger King tập trung nhiều hơn vào phẩm chất và tính cách của nhân
viên, thay vì những bằng cấp mà họ có thể có hoặc có thể không.
✓ Tiêu chuẩn cho một Giám sát viên
Đối với một Giám sát viên cũng không có bằng cấp cụ thể cần thiết để thực hiện vị trí này.
Tuy nhiên, Burger King tìm kiếm một người có kinh nghiệm giám sát một đội trước đó. Trong hệ
thống phân cấp công việc ở Burger King, chúng ta có thể thấy rằng những người giám sát chỉ là những
nhân viên cấp trên. Điều này có nghĩa là đó chỉ là một bước nhỏ để được thăng chức từ nhân viên lên
giám sát, hoặc kỹ năng của họ đã có từ khi làm việc ở Burger King trước đây.
✓ Tiêu chuẩn cho một nhà quản lý
Giống như vai trò nhân viên và người giám sát, người quản lý cũng không bắt buộc phải có
bất kỳ trình độ chuyên môn cụ thể nào. Tuy nhiên, tương tự với vị trí giám sát Burger King tìm kiếm
kinh nghiệm làm công việc quản lý trước đây. Điều này là cần thiết vì họ cần một người có thể đối
phó với những khách hàng khó tính và cũng là một nhà lãnh đạo để thúc đẩy nhóm của họ. Nếu không
có kinh nghiệm, ứng viên có thể không đối phó được với áp lực hoặc không nhận ra sáng kiến mà họ
cần sử dụng trong các lĩnh vực phức tạp. [7]
❖ Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Việc đào tạo tại Burger King có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí đang được hoàn thành. Đối
với mỗi thành viên của nhóm quản lý nhà hàng thức ăn nhanh cần đào tạo tối thiểu 12 tuần trong công
việc và ngoài công việc. Tất cả nhân viên trải qua khóa đào tạo tại Burger King không bị tính phí tuy
nhiên họ sẽ tài trợ cho các chi phí sinh hoạt bình thường như chi phí đi lại và ăn ở.
Đối với nhân viên mới, chẳng hạn như nhân viên phục vụ cho đến nhân viên nhà bếp sẽ có
một Chương trình đào tạo đúng hướng để đảm bảo họ có một khởi đầu tốt nhất với Burger King.

Quản trị kinh doanh quốc tế


13
Chương trình đào tạo này là một chương trình giới thiệu và đào tạo toàn diện bao gồm mọi thứ từ Sức
khỏe & An toàn và An toàn thực phẩm đến làm việc trong khu vực ăn uống, quầy lễ tân hoặc nhà bếp
và cách làm từng sản phẩm.Thông qua việc cung cấp sự giới thiệu cho tất cả nhân viên mới, nó cho
phép nhân viên mới biết họ sẽ làm việc như thế nào, họ sẽ làm việc ở đâu và nhân viên của họ là ai.
Ngoài ra, mọi thứ được thực hiện như thế nào để giúp họ hòa nhập.
Burger King tin rằng tất cả nhân viên của họ sẽ học được những gì họ cần biết bằng cách phủ
bóng khi họ làm việc cùng với những người khác cũng như sử dụng các Chương trình DVD tương
tác mới của họ. Ngoài ra, Burger King thông qua quản lý hiệu suất thực hiện các cuộc phỏng vấn
thường xuyên với mọi công nhân để đánh giá họ để được đào tạo hoặc thăng tiến thêm. Đây là một
yếu tố thúc đẩy chính đối với công nhân của Burger King. Bằng cách sử dụng quản lý hiệu suất,
Burger King đảm bảo rằng tất cả công nhân của họ đều được đào tạo bài bản, có thể xác định các
điểm yếu của nhân viên và xác định đào tạo nào là cần thiết để khắc phục tình hình. Bằng cách giám
sát thích hợp việc đào tạo, phát triển và quản lý hiệu suất của tất cả nhân viên, burger king có thể đảm
bảo rằng tất cả nhân viên được đào tạo theo tiêu chuẩn cao nhất có thể. Đào tạo kỹ lưỡng có thể cải
thiện dịch vụ khách hàng được cung cấp tại Burger King, do đó làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
Khi khách hàng nhận được dịch vụ tốt, họ sẽ quay lại với Burger King. Điều này sẽ làm tăng doanh
số bán hàng của Burger King và thêm vào sự thành công trong tương lai của công ty
❖ Chính sách đãi ngộ với người lao động
Động lực của Burger King là rất quan trọng đối với dịch vụ được cung cấp bởi Burger King
bởi vì những công nhân không có động lực sẽ không làm việc tốt như những công nhân có động lực.
Nhân viên đang làm việc dường như có địa vị kinh tế xã hội thấp hơn, và thực tế là một khoảng lương
đến vào cuối tuần có thể là một phần động lực giúp họ làm việc chăm chỉ.Các loại động lực được
thực hiện tại Burger King [8] như:
- Hỗ trợ bữa ăn miễn phí đang được cung cấp cho tất cả nhân viên
- Bảo hiểm nhân thọ miễn phí (giá trị tùy thuộc vào dịch vụ)
- Chăm sóc sức khỏe tư nhân (dành cho nhân viên từ 19 tuổi trở lên với hơn 3 năm kinh nghiệm).
- Ngày nghỉ có trả lương
- Chương trình tài trợ
- Thẻ giảm giá nhân viên

3 Phương thức thâm nhập


Burger King đã lựa chọn chủ yếu hai phương thức thâm nhập chính là nhượng quyền thương
mại và liên doanh. Cho đến nay, Burger King đã sử dụng mô hình nhượng quyền thương mại khá
thành công và là phương thức được sử dụng thường xuyên hơn cả vì nó phù hợp với các doanh nghiệp
dịch vụ. Tuy nhiên, ở những quốc gia lớn, khoảng cách địa lý xa, Burger King sẽ thường sử dụng

Quản trị kinh doanh quốc tế


14
phương thức liên doanh để hạn chế các bất lợi của nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, có nhiều
quốc gia Burger King sử dụng kết hợp cả 2 phương thức này.

3.1 Nhượng quyền thương mại


Burger King là một doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa, có nghĩa là họ muốn tham gia vào việc thiết
lập giá cả, lựa chọn địa điểm, các chương trình đào tạo để đảm bảo rằng các nhà hàng đáp ứng được
mức chất lượng giữa thương hiệu và hiệu suất. Giống như hầu hết các công ty cung cấp thức ăn nhanh
khi mở rộng thị trường, Burger King cũng lựa chọn phương thức nhượng quyền thương mại. Nhượng
quyền thương mại có thể được định nghĩa là hình thức mà trong đó công ty mẹ thường cấp cho một
cá nhân hoặc công ty tương đối nhỏ có quyền hoặc đặc quyền, được kinh doanh... theo cách thức quy
định nghiêm ngặt để vận hành hoạt động kinh doanh. Về cơ bản, phương thức này giúp các doanh
nghiệp giảm rủi ro khi gia nhập thị trường. Theo đó, BK có quyền kiểm soát tốt hơn đối với các sản
phẩm của mình; đảm bảo một phương thức gia nhập rủi ro thấp và chi phí thấp dẫn đến tạo ra lợi thế
kinh tế theo quy mô. [1]
Burger King đã thành danh tại một số quốc gia trên thế giới, các thị trường nước ngoài đầu
tiên mà BK thâm nhập là Canada và Mexico, do gần Hoa Kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số
các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động thâm nhập quốc tế bằng cách mở rộng thị trường của mình sang
các nước gần và có nét tương đồng về văn hóa để giúp giảm bớt quá trình thích nghi của doanh nghiệp
với môi trường mới. Hơn nữa ban đầu khi mở rộng thị trường thường với xu hướng nhỏ để giảm thiểu
rủi ro tài chính trong trường hợp kinh doanh thất bại. Quốc gia mới đầu tiên cũng đóng vai trò là điểm
tham chiếu cho các lần mở rộng trong tương lai, cho phép doanh nghiệp thực hiện một số thử nghiệm
khi nó liên quan đến việc quản lý một doanh nghiệp quốc tế.
Khi tiếp tục mở rộng thương hiệu trên toàn quốc, Burger King® vẫn cạnh tranh bằng cách
cung cấp các cơ hội nhượng quyền thương mại thông qua việc mua lại nhiều đơn vị và phát triển nhà
hàng mới. Các công ty nhận nhượng quyền sẽ chịu trách nhiệm chính về sự quản lý của các đơn vị
mở cửa kinh doanh trong khu vực. Burger King cung cấp các chiến lược kinh doanh và hỗ trợ đối tác
trong việc tìm kiếm nhà cung cấp. Mô hình nhượng quyền đã là một trong những điểm mạnh của
Burger King. Các cửa hàng nhượng quyền của BK ở trên khắp thế giới bao gồm các khu vực: Mỹ &
Canada, Châu Âu - Trung Đông và châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe; và khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.
Nhờ vào năng lực nhượng quyền thương mại, công ty đã có đến 18.625 nhà hàng Burger King
tại gần 100 quốc gia vào tháng 12/2020. Trong tổng số 7081 cửa hàng Burger King ở Hoa Kỳ, có 52
cửa hàng thuộc sở hữu của BK nằm ở khu vực Miami, Florida - trụ sở chính của BK và 11.544 cửa
hàng được nhượng quyền hoạt động bên ngoài Hoa Kỳ. [9]

Quản trị kinh doanh quốc tế


15
Hình ảnh 8: Số các cửa hàng của Burger King trên toàn cầu từ năm 2009 đến 2020 [10]

Biểu đồ cho thấy Burger King đã có sự tăng trưởng ổn định về số lượng nhượng quyền thương
mại các đơn vị trên toàn thế giới trong vài năm qua (tăng gần 8000 cửa hàng từ 2009 đến 2020). Phần
lớn sự tăng trưởng diễn ra ở thị trường nước ngoài vì số lượng nhà hàng ở Mỹ và Canada đã thực sự
giảm do thị trường bão hòa. Trong thời gian gần đây, công ty dường như đã trở thành chuỗi được
nhượng quyền hoàn toàn với hơn 18 nghìn nhà hàng được nhượng quyền. Mặc dù Burger King giảm
số lượng nhà hàng thuộc sở hữu của công ty, nhưng nhìn chung số lượng địa điểm vẫn tăng hàng năm
trong thập kỷ qua.
Trong ngành thức ăn nhanh, ngoài việc các thỏa thuận nhượng quyền thương mại là tiêu
chuẩn, nó còn có khả năng mang đến nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp và cũng bảo vệ DN khỏi
các trách nhiệm pháp lý trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, một ví dụ điển hình minh họa cho nhược
điểm của nhượng quyền thương mại ở quyền tự quyết đối với cửa hàng, đó là: Vào khoảng thời gian
sau khi chiến tranh xung đột của Nga và Ukraine, công ty mẹ của BK, được biết đến với cái tên viết
tắt RBI (Restaurant Brands International), đã có ý muốn dừng cả hàng trăm cửa hàng nhượng quyền
tại nước Nga. Tuy nhiên, điều này lại không thể vì họ chỉ có 15% cổ phần, một con số khá ít, được
RBI sở hữu. Điều này dẫn đến họ không thể tự mình hành động một cách đơn phương đóng tất cả các
cửa hàng. [11]

3.2 Liên doanh


Một phần trong chiến lược toàn cầu của Burger King là thành lập các liên doanh giữa công
ty và các nhà khai thác khu vực của công ty. Một công ty liên doanh đòi hỏi việc thành lập một doanh

Quản trị kinh doanh quốc tế


16
nghiệp mà đồng sở hữu bởi hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập khác. Việc sử dụng phương thức liên
doanh giúp Burger King giảm thiểu được một số rủi ro về khoảng cách địa lý, nhà quản lý sẽ không
thể kiểm soát được tất cả chất lượng dịch vụ, phòng ốc, đồ ăn,... Liên doanh giúp nhà quản trị hạn
chế được vấn đề này, đồng thời, khi mà yêu cầu của một công ty theo chiến lược toàn cầu phải đồng
nhất về chất lượng và hiệu suất công việc.
Một ví dụ điển hình cho liên doanh là ở thị trường Nhật Bản. Lần đầu tiên khi Burger King
bước chân vào thị trường Nhật Bản (1996), BK đã mở hàng loạt cửa hàng tại một vài thành phố lớn.
Nhưng với thế áp đảo của McDonald, BK không thể vượt qua “cái bóng” quá lớn này nên đành rút
lui khỏi thị trường Nhật Bản. Rút kinh nghiệm lần trước hoàn toàn “độc lập tác chiến”, lần này Burger
King “đổ bộ” vào Nhật Bản bằng mô hình nhượng quyền thương mại cho Burger King Japan Co.,
liên doanh giữa Tập đoàn Lotte Co. và hãng tư vấn Revamp Corp. Các nhà quản trị đã tận dụng được
Lotte Co - đơn vị hiện đang kinh doanh chuỗi cửa hàng bán bánh hamburger Lotteria, nên có khá
nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh đồ ăn nhanh ở Nhật Bản. Vì vậy, họ sẽ có lợi từ hiểu biết
của Lotte Co. về điều kiện cạnh tranh, văn hoá, ngôn ngữ, hệ thống chính trị và hệ thống kinh doanh
tại Nhật Bản. [12]
Hơn thế nữa, liên doanh cũng là một hướng đi nhanh và ngắn giúp doanh nghiệp đạt được sự
hoạt động kinh doanh lớn mạnh trong thời gian ngắn tại quốc gia của đối tác liên doanh. Ví dụ như
tháng 11/2013, Burger King Worldwide, Inc. đã công bố thành lập liên doanh với Groupe Olivier
Bertrand, một tập đoàn nhà hàng đa thương hiệu hàng đầu với khoảng 250 nhà hàng trên khắp nước
Pháp, liên kết với Naxicap Partners - một công ty cổ phần tư nhân hàng đầu tại Pháp và là cổ đông
trong liên doanh, nhằm tích cực phát triển và mở rộng sự hiện diện của thương hiệu Burger King tại
Pháp. [13]
Ngoài ra, Burger King còn thực hiện hình thức liên doanh ở nhiều quốc gia khác như Nga,
Pháp, Nam Phi, Mexico, Brazil, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Theo báo cáo của SEO năm
2014, Burger King thường có cổ phần thiểu số trong liên doanh của họ, điều này giảm được rủi ro tài
chính đối với công ty nhưng lại có thể nắm một số quyền kiểm soát và thúc đẩy các đối tác kinh doanh
thành công. [1]
Liên doanh có thể giảm thiểu được một số rủi ro của nhượng quyền thương mại nhưng cũng
sẽ không tránh khỏi những rủi ro khác. Rủi ro lớn nhất mà các công ty liên doanh thường gặp là quyền
kiểm soát chặt chẽ công ty con về các vấn đề liên quan như thực hiện các lợi thế về địa điểm, đường
cong kinh nghiệm, giảm các rủi ro kinh doanh ở nước sở tại trong trường hợp bất khả kháng,... Cụ
thể hơn là trường hợp Burger King thâm nhập vào Nga thông qua liên doanh với doanh nhân
Alexander Kolobov, Investment Capital Ukraine và VTB Capital. Cùng lúc này, tháng 3/2022, chiến
tranh giữa Ukraine và Nga diễn ra ngày càng căng thẳng, tình hình kinh tế của cả thế giới đều bị ảnh
hưởng, Burger King đang cố gắng đình chỉ mọi hoạt động của ở Nga nhưng không thể. Lý do đơn

Quản trị kinh doanh quốc tế


17
giản là vì Burger King chỉ sở hữu 15% cổ phần trong công ty liên doanh của mình tại Nga nên họ
không thể tạm ngừng hoạt động trên thị trường một cách hợp pháp ngay lập tức.

4 Kết quả
Việc công ty Burger King thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu đã đem đến một kết
quả mang hướng tích cực. Cụ thể, doanh thu hằng năm từ năm 2013 đến năm 2020 tăng một cách
đáng kể, với con số cho năm 2013 là 16301 tỷ đô và con số cho năm 2020 là 20,038 tỷ đô. Đối với
thương hiệu nhà hàng, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng tại Tim Hortons được ghi nhận rằng
đã tăng với một lượng khoảng 27,6% trong quý II của năm 2021, trong khi doanh số bán hàng tại
Burger King tăng 18,2% so với cùng thời điểm.Thu nhập ròng của các nhà cổ đông loại phổ thông đã
có một sự tăng lên 259 triệu USD, điều này đồng nghĩa là 84 cent trên một cổ phiếu, so với từ 106
triệu USD, hay 35 cent trên một cổ phiếu năm trước đó. Mạng lưới nhà hàng cũng được mở rộng
trên khắp thế giới với khoảng 11925 nhà hàng đang hoạt động trong 73 quốc gia. Tốc độ mở rộng là
khoảng 150 nhà hàng/năm. Phục vụ cho hơn 15,5 triệu khách hàng cho mỗi ngày.

III ĐỀ XUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP PHÙ HỢP
Trong đề xuất thị trường lần này, nhóm quyết định chọn Lào làm thị trường tiềm năng cho
Burger King vì những lý do dưới đây, đồng thời nhóm cũng đưa ra phương thức thâm nhập phù hợp
nhất cho công ty.

1 Cơ hội
Nền kinh tế của Lào đang trên đà phát triển. Cụ thể, dù đối mặt khó khăn do tác động của dịch
bệnh, tổng kim ngạch thương mại của Lào đạt khoảng 8,3 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2021;
tăng trưởng GDP đạt khoảng 2,2% trong năm 2021. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ IX giai
đoạn 2021-2025 của Lào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 4%. Ngân hàng
Thế giới (WB) cũng dự báo tăng trưởng GDP của Lào năm 2022 dự kiến đạt khoảng 4,5%.
Lào cũng là một trong những quốc gia thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm. Sau 2
năm hạn chế khách du lịch vì sự tác động của Covid -19, thì Lào đang có kế hoạch phấn đấu thu hút
1.077.002 lượt du khách nước ngoài đến du lịch tại Lào, tạo doanh thu khoảng 271.725.235 USD
trong trường hợp dịch Covid-19 giảm xuống và Lào có các biện pháp nới lỏng, mở cửa khẩu quốc tế
trong đó có cửa khẩu quốc tế Lào-Trung Quốc theo tuyến đường sắt. Trong nước, Lào phấn đấu thu
hút 1.966.001 lượt khách du lịch, tạo doanh thu khoảng 153.345.078 USD, trong đó, gắn liền chính
sách khuyến khích du lịch "Lào du lịch Lào", phối hợp giữa Nhà nước với các doanh nghiệp trong
việc xây dựng các hoạt động du lịch.
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào Khamphoi Keokinnaly cũng cho biết, Chính phủ Lào đã
và đang đề ra một loạt chính sách nhằm tiếp tục thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế như điều chỉnh
một số quy định dưới luật thuộc phạm vi Bộ luật Khuyến khích đầu tư. [14]

Quản trị kinh doanh quốc tế


18
Ngoài ra, ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã phổ biến tại đất nước này bởi các hãng thức
ăn nhanh nội địa, nhưng chưa có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh toàn cầu lớn của Burger
King là McDonald và KFC. Cùng với đó là sự phát triển của du lịch tại lào, thu hút hàng triệu du
khách trên toàn thế giới mỗi năm. Nên đây sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho Burger King nếu mong
muốn thâm nhập vào một thị trường mới. Với cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và áp lực cạnh tranh
thấp sẽ là những lợi thế tuyệt vời cho các doanh nghiệp ngành thức ăn nhanh. [15] [16]

2 Thách thức
Lào đang trở thành thị trường ngày càng hấp dẫn, một điểm đến đầu tư mới với thế giới do thị
trường còn khá mới mẻ, tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên nên nhiều công ty thức ăn
nhanh cũng đang dần tìm cách thâm nhập vào thị trường này. Mặt khác, các công ty thức ăn nhanh
cùng hoạt động trên thị trường Lào cũng tự tạo ra sức ép cạnh tranh lẫn nhau. Đây là một hệ quả tất
yếu của nền kinh tế thị trường, vì thế bài toán đặt ra đối với Burger King là cần có chính sách riêng
để vừa giữ được bản sắc vừa hoạt động có hiệu quả tại quốc gia này.
Mức thu nhập của người Lào chưa phân hoá đồng đều nên sức mua chưa lớn. Người Lào chưa
sẵn sàng để chi trả cho thức ăn nhanh, trong khi các món ăn vặt đường phố và thức ăn nhanh nội địa
giá rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu thức ăn nhanh toàn cầu như McDonald và KFC, đó là lí do
mà McDonald và KFC ngần ngại khi muốn xâm nhập thị trường Lào.
Sản phẩm phải phù hợp với sở thích và khẩu vị của người dân vẫn là yếu tố cốt lõi. Burger
King khi cập bến đến Lào sẽ mang đến những sản phẩm bắt mắt, mới lạ; mang đặc trưng của ẩm thực
phương Tây nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn với số lượng các sản phẩm có thể thay thế cho thức
ăn nhanh khá là nhiều: các món ăn truyền thống của Lào, các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh
như Lotteria,...Ngoài ra, nguồn nhân lực ở Lào còn hạn chế về văn hóa ứng xử và kỹ năng nên đòi
hỏi nhà tuyển dụng phải có các giải pháp như đào tạo, khai thác và sử dụng phù hợp.

3 Phương thức xâm nhập: Nhượng quyền thương mại.


Tuy Lào có nhiều cơ hội, song vẫn đi kèm với nhiều thách thức, khiến cho những đối thủ cạnh
tranh khác của Burger King là KFC và McDonald phải e dè, chưa xâm nhập thị trường này. Tuy du
lịch và nền kinh tế ở đây khá phát triển, nhưng người dân Lào chưa sẵn sàng chi trả cho các món ăn
nhanh. Một mặt, vì thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn như Burger King, McDonald's hay KFC
là khá cao so với số tiền mà người dân bỏ ra, vì thu nhập của người dân chưa lớn, mức sống chưa cao.
Mặt khác, ở Lào có nhiều loại thức ăn nhanh truyền thống với giá rẻ hơn rất nhiều, họ đã quen thuộc
với sự đa dạng và phong phú của nền ẩm thực nước nhà… Ngoài ra, họ còn sở hữu những quán thức
ăn nhanh nội địa với mức giá vừa phải. Nếu BurgerKing dự định xâm nhập vào thị trường Lào thì tốt
hơn hết nên lựa chọn nhượng quyền thương mại. Trong trường hợp, BurgerKing chưa hoàn toàn nắm
được nhu cầu và thị phần của Lào thì sẽ rất nguy hiểm khi tự mình mở chi nhánh mới. Ta có thể thấy

Quản trị kinh doanh quốc tế


19
được bài học đó qua sự thất bại của Burger King tại thị trường Việt Nam bởi không hiểu rõ thị trường.
Burger King nên lựa chọn phương thức nhượng quyền thương mại vì đây là phương thức có độ rủi ro
và chi phí thấp. Đây có thể là một phương thức có thể ví như một mũi tên trúng hai đích vừa có thể
thâm nhập một thị trường mới mẻ như Lào vừa mang được nhiều lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
Ngoài ra việc hợp tác với các đối tác địa phương là một yếu tố quan trọng, bởi vì việc phát triển độc
lập tại một thị trường mới tốn rất nhiều chi phí, nguồn lực mà bên cạnh đó khả năng cạnh tranh với
nguồn thức ăn nội địa là không cao. Ngoài ra Burger King có thể tận dụng nguồn kiến thức của các
công ty địa phương để tìm hiểu và phát triển tại thị trường nước này. Là một trong những công ty lớn
trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, sở hữu chuỗi cửa hàng gần như trải dài khắp thế giới, Burger
King hội tụ đủ kinh nghiệm, tên tuổi, uy tín và lợi thế để theo đuổi hình thức nhượng quyền thương
mại. Để tránh tình trạng hình ảnh và uy tín của mình bị ảnh hưởng, Burger King luôn đặt ra những
yêu cầu vô cùng khắt khe về quy trình, nhân viên, chất lượng sản phẩm với những doanh nghiệp nhận
nhượng quyền từ đó giảm thiểu được bất lợi trong việc khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Quản trị kinh doanh quốc tế


20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] [Trực tuyến]. Available:


https://digitalcommons.murraystate.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1059&context=scholarswe
ek.
[2] “Burger King’s Organizational Structure Analysis,” [Trực tuyến]. Available:
http://panmore.com/burger-king-organizational-structure-analysis.
[3] “The product process,” [Trực tuyến]. Available: https://prezi.com/6o0kfbkcai8y/the-production-
process/?frame=6afb5ea9ceff909ee2727e63591c3cbeb076ce40&fbclid=IwAR239LuM1NcPeS
QyEt7qAtZv2Fjs4CQuSR3LWDFY0Z0nMQ692HDtjqqEKSQ.
[4] “Burger King Holding, inc.,” [Trực tuyến]. Available:
https://www.sec.gov/Archives/edgar/vprr/0901/09012465.pdf.
[5] “Phân Tích Chiến Lược Marketing 7P Của Burger King,” [Trực tuyến]. Available:
https://fnbvietnam.vn/marketing-mix-7p-dua-burger-king/ .
[6] “CEO Burger King: Loại luôn người khi phỏng vấn nói 'không cần chăm chỉ, thông minh là
được'!,” [Trực tuyến]. Available: https://cafef.vn/ceo-burger-king-loai-luon-nguoi-khi-phong-
van-noi-khong-can-cham-chi-thong-minh-la-duoc-20180228134517203.chn.
[7] “Burger King HR Essay,” [Trực tuyến]. Available: https://essaygraph.com/essay/burger-king-
hr-essay-18779.
[8] [Trực tuyến]. Available: https://blablawriting-net.translate.goog/human-resources-on-burger-
king-essay?fbclid=IwAR27hXeAn_sUTyuNW-
KyaEfXpPjRtOfFewfzaVhfQGpEy3KV4FiBedsJtk0&_x_tr_sl=auto&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi
&_x_tr_pto=op.
[9] “Franchise Disclosure Document of Burger King,” [Trực tuyến]. Available:
https://www.franchisedirect.com/fdd/pdf/0000017f-db81-d9b8-a3ff-dbcd59c90000 .
[10] “Số các cửa hàng của Burger King trên toàn cầu từ năm 2009 đến 2020,” [Trực tuyến].
Available: https://www.statista.com/statistics/222981/number-of-burger-king-restaurants-
worldwide/#:~:text=Globally%20famous%20quick%20service%20restaurant,%2D%2018%2C
573%2C%20to%20be%20precise. .
[11] “Burger King muốn đóng ngay 800 cửa hàng tại Nga nhưng bất lực vì đối tác không chịu, lại
còn muốn mở thêm,” [Trực tuyến]. Available: https://vietnambiz.vn/burger-king-muon-dong-
ngay-800-cua-hang-tai-nga-nhung-bat-luc-vi-doi-tac-khong-chiu-lai-con-muon-mo-them-
2022031910200824.htm.
[12] “Nước cờ mạo hiểm của Burger King,” [Trực tuyến]. Available:
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nuoc-co-mao-hiem-cua-burger-king-post82554.html .
[13] “Burger King Enters Joint Venture in France,” [Trực tuyến]. Available:
https://www.foodingredientsfirst.com/news/burger-king-enters-joint-venture-in-france.html.
[14] “Kinh tế Lào, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt,” [Trực tuyến]. Available:
https://nhandan.vn/nhan-dinh/kinh-te-lao-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-doanh-nghiep-viet-
373701/.

Quản trị kinh doanh quốc tế


21
[15] “Lào bước vào giai đoạn phát triển mới,” [Trực tuyến]. Available:
https://nhandan.vn/thegioi/lao-buoc-vao-giai-doan-phat-trien-moi-681521/.
[16] “Lào đặt mục tiêu thu hút hơn 3 triệu lượt du khách trong năm 2022,” [Trực tuyến]. Available:
https://bvhttdl.gov.vn/lao-dat-muc-tieu-thu-hut-hon-3-trieu-luot-du-khach-trong-nam-2022-
20220215110947053.htm.

Quản trị kinh doanh quốc tế


22

You might also like