You are on page 1of 46

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA THƯƠNG MẠI

LỚP HỌC PHẦN: 2331702032610

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC


MARKETING MIX CỦA
ACECOOK TẠI VIỆT NAM

TP.HCM – Tháng 9/2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

LỚP HỌC PHẦN: 2331702032610

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC


MARKETING MIX CỦA
ACECOOK TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: 1. Phùng Ngọc Cường 2221002457


2. Nguyễn Lâm Gia Bảo 2221002448
3. Lê Tấn Nguyên 2221002617

TP.HCM – Tháng 9/2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................iv
TÓM TẮT...................................................................................................................................v
Chương I. Cơ sở lý thuyết về marketing................................................................................1
I.1. Khái niệm (Pace, n.d.).....................................................................................................1
I.2. Mục tiêu và chức năng của Marketing............................................................................1
I.2.1. Mục tiêu của Marketing...........................................................................................1
I.2.2. Các mô hình marketing phổ biến.............................................................................1
I.2.3. Quy trình..................................................................................................................4
I.2.4. Các lý thuyết là cơ sở dùng cho các phân tích và đề xuất.......................................6
Chương II. Thực trạng hoạt động marketing tại công ty ACECOOK VIỆT NAM................7
II.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY..........................................................................................7
II.1.1. Lịch sử hình thành (Acecook, n.d.)..........................................................................8
II.1.2. Tầm nhìn sứ mệnh....................................................................................................8
II.1.3. Tầm nhìn..................................................................................................................9
II.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................11
II.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing của doanh nghiệp Acecook Việt Nam...........11
II.2.2. Yêu cầu năng lực...................................................................................................12
II.3. Phương thức hoạt động marketing của doanh nghiệp Acecook (Truc, n.d.)................13
II.3.1. Chiến lược Marketing của Acecook về sản phẩm (Product).................................13
II.3.2. Chiến lược Marketing của Acecook về giá (Price)................................................16
II.3.3. Chiến lược Marketing của Acecook về hệ thống phân phối (Place).....................17
II.3.4. Chiến lược Marketing của Acecook về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)..................18
II.3.5. Rút ra những kết quả đạt được cần phát huy và những hạn chế cần giải
quyết (Mô hình SWOT công ty Acecook Việt Nam) (Brade, n.d.).....................................24
Chương III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY Acecook.....29
III.1.Phân tích đánh giá môi trường, thị trường, xác định viễn cảnh thị trường, xu hướng thị
trường, triển vọng (FPT, n.d.)...............................................................................................29
III.1.1. Tiêu chí phân đoạn thị trường và các phân đoạn thị trường của Acecook..........29
III.1.2. Thị trường mục tiêu hướng đến của Acecook........................................................30
III.1.3. Tính hấp dẫn của thị trường..................................................................................30
III.2.Xác định mục tiêu marketing trong 1 năm....................................................................32
III.2.1. Xác định mục tiêu:.................................................................................................32
III.2.2. Mục tiêu marketing:...............................................................................................32
III.2.3. Mục tiêu tài chính:.................................................................................................32
III.2.4. Đề xuất phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị.........................32
III.2.5. Kế hoạch thực hiện................................................................................................34
III.2.6. Sơ đồ gantt.............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................44

i
ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình I-1: Quy trình Marketing...................................................................................................4
Hình II-1: Sản phẩm của Acecook...........................................................................................14
Hình II-2: Các sản phẩm khác.................................................................................................16
Hình II-3: Doanh thu thuần của những nhà sản xuất mỳ gói hàng đầu...................................17
Hình II-4: Chiến lược Marketing của Acecook về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)...................19
Hình II-5: TVC “ Kiêu hùng tiếp bước”..................................................................................20
Hình II-6: “CHUYẾN ĐI HẠNH PHÚC” CÙNG ACECOOK VIỆT NAM 2023.................23
Hình II-7: LAN TỎA NGHĨA CỬ ĐẸP – ACECOOK DÀNH TẶNG MÌ CHO ĐỒNG BÀO
MIỀN TRUNG..........................................................................................................................24

iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng II-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Acecook..........................................................................11
Bảng II-2: Yêu cầu năng lực.....................................................................................................13

iv
TÓM TẮT
Công ty Acecook Việt Nam là một doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất
thực phẩm chế biến sẵn. Được thành lập từ năm 1993, công ty nhanh chóng trở thành một
trong những nhà sản xuất hàng đầu trong ngành ẩm thực tại Việt Nam. Acecook chủ yếu
chuyên sản xuất các sản phẩm như mì gói, bánh ăn liền và các sản phẩm ăn sẵn khác. Công ty
này đã xây dựng và phát triển một số thương hiệu nổi tiếng như "Oh! Ricey" và "Vina
Acecook", nắm bắt xu hướng ẩm thực địa phương và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị
trường.
Acecook cũng chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng
sự đa dạng của khẩu vị người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty cũng đã đặt mình vào vị trí xã hội
bằng cách thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và cộng đồng

v
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING
I.1. Khái niệm (Pace, n.d.)
Marketing đã ra đời và phát triển hơn 100 năm nay với rất nhiều các khái niệm khác
nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế và nhận thức khác nhau mà người ta có những khái
niệm khác nhau về marketing, do đó, đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung chính
thống. Một số các khái niệm tiêu biểu về marketing phải kể đến đó là:
“Marketing là toàn bộ hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và
mong muốn thông qua trao đổi” – theo Philip Kotler – giáo sư marketing nổi tiếng thế giới
và là “cha đẻ” của marketing hiện đại.
Hay theo Groroos, 1990: “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố
lâu dài những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các
bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa
hẹn”.
Một khái niệm về marketing của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ được sử dụng khá phổ
biến: “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và
phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn
những mục tiêu hoặc mong muốn của cá nhân, tổ chức và xã hội.
Nói tóm lại, có thể hiểu rằng marketing không đơn thuần chỉ là bán hàng hay tiếp thị
như mọi người vẫn nghĩ. Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động như nghiên cứu khách
hàng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phù hợp nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, định giá, tổ
chức và quản lý hệ thống phân phối, quảng cáo, khuyến mãi rồi mới bán ra thị trường.
I.2. Mục tiêu và chức năng của Marketing
I.2.1. Mục tiêu của Marketing
Thỏa mãn khách hàng: đây là mục tiêu quan trọng bởi lẽ khách hàng luôn là nguồn
sống của một doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, các thông tin về khách
hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hay quyết định mua của khách hàng, doanh
nghiệp sẽ sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ sao cho đáp ứng được nhu cầu khách hàng, làm
khách hàng hài lòng để họ trung thành với doanh nghiệp và nhờ đó thu hút thêm được
nhiều khách hàng mới.
Lợi thế cạnh tranh: ngày nay một doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược
marketing hiệu quả sẽ giúp thâu tóm khách hàng, đồng thời đối phó tốt với các thách thức
trên thị trường, giúp đạt ưu thế hơn so các đối thủ khác.
Lợi nhuận lâu dài: marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp đem về nhiều khách hàng
nhưng vẫn tiết kiệm được mức chi phí tối đa, bên cạnh đó tạo cho doanh nghiệp mức lợi
nhuận như mong muốn và lâu dài.
I.2.2. Các mô hình marketing phổ biến

I.2.2.1. Mô hình 4S

1
 Service (dịch vụ): Là một giải pháp cho một vấn đề hay một nhu cầu của
khách hàng được phát hiện. Và điều quan trọng là dịch vụ của bạn sẽ góp
phần cải thiện cuộc sống của khách hàng. Bất kể doanh nghiệp của bạn đang
kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ gì thì bạn cũng xác định những giá trị có
thể đem lại cho khách hàng.
 System (hệ thống): Xác định rõ phương thức sản xuất và phân phối sản phẩm,
dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Lên kế hoạch cụ thể về hệ thống sản xuất và
cung ứng sản phẩm dịch vụ.
 Strategy (chiến lược): Lên kế hoạch giải quyết việc thu hút người tiêu dùng
quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Lập ra phương pháp mở
rộng phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
 Spine (chông gai): Ước lường những thử thách khó khăn sắo tới để đưa ra
hướng giải quyết tốt nhất. Vận dụng những bài học và kinh nghiệm để xử lý
khó khăn.

I.2.2.2. Mô hình 7P

 Product (sản phẩm): Được cho là cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Gồm 2 loại
sản phẩm là sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình (dịch vụ). Yếu tố này
quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng.
 Price (giá cả): Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả
để sở hữu nó. Ngoài ra để cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho
doanh nghiệp vì thế định giá hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
 Place (địa điểm): Chính là nơi trưng bày, giới thiệu và trao đổi mua bán sản
phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Cần lựa chọn địa điểm phù hợp
với sản phẩm doanh nghiệp. Định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận
đối với mục tiêu tiềm năng.
 Promotion (quảng bá): Là cách để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp. Cần thực hiện những quảng bá truyền thông, xây dựng
thương hiệu, chiến lược khuyến mãi,… Tạo ra nhiều sự thu hút để khách hàng
biết đến và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
 People (con người): Bao gồm thị trường mục tiêu và những người liên quan
trực tiếp đến doanh nghiệp. Chú trọng việc chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Đồng thời hài hòa mọi người trong doanh nghiệp để đảm bảo không xảy ra
vấn đề xung đột nội bộ.
 Process (quy trình cung cấp): Kiểm soát và tính toán để quy trình làm việc
nhanh gọn, hiệu quả và đúng hạn thỏa thuận luôn được đánh giá cao. Từ đó
không ảnh hưởng đến sự trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
 Physical evidence (bằng chứng hữu hình): Đó là bằng chứng vật lý về sự hiện
diện và thành lập của doanh nghiệp để khách hàng dễ hình dung về sản phẩm,
dịch vụ đã cung cấp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương
hiệu. Cần tạo sự kết nối giữa thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ để khách
hàng ghi nhớ mỗi khi có nhu cầu.

I.2.2.3. Mô hình 5C

2
 Climate (môi trường kinh doanh): Đánh giá môi trường kinh doanh, tập trung
vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Xác định những yếu tố chính ảnh
hưởng đến cách bạn vận hành một chu trình kinh doanh. Bao gồm những xu
hướng xã hội, xu hướng ngành, xu hướng pháp lý và những công nghệ mới.
 Customers (khách hàng): Hiểu rõ khách hàng là ai, nghiên cứu nhu cầu họ
đang cần gì để và sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ như thế nào để đưa
ra phương án tiêp cận hợp lý.
 Collaborators (đối tác): Lên danh sách tổng thể các doanh nghiệp đối tác hay
khách hàng mà doanh nghiệp hợp tác. Phân tích các mối liên hệ giữa doanh
nghiệp và đối tác để đảm bảo mọi thứ được đáp ứng đúng lộ trình theo kế
hoạch.
 Competitors (đối thủ cạnh tranh): Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ đối thủ cạnh tranh
của doanh nghiệp. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ canh tranh
để đưa ra cách đối phó thích hợp. Xem xét và học hỏi những kinh nghiệm của
đối thủ.
 Company (công ty): Xác định rõ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh
doanh. Vận dụng ưu điểm của doang nghiệp để phát triển sản phẩm. Lên kế
hoạch cho dự định đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng sao cho hiệu quả.
Hoạch định rõ mục tiêu của doanh nghiệp trong vài năm tới.

I.2.2.4. Mô hình SWOT:

 Strenghts (điểm mạnh):Phát huy những đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án
đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
 Weaknesses (điểm yếu): Khắc phục đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến
doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
 Oppoturnities (cơ hội): Tận dụng tốt nhân tố môi trường có thể khai thác để
giành được lợi thế.
 Threats (thách thức): Khôn khéo xử lý nhân tố môi trường có thể tác động tiêu
cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

I.2.2.5. Mô hình AIDA:

 Attention (gây chú ý): Sử dụng những nội dung, công cụ, cách thức và
phương pháp phù hợp để chạm đến óc tò mò, khơi gợi sự tìm hiểu khiến họ
phải dừng lại tiếp nhận thông tin doanh nghiệp cung cấp.
 Interest (tạo hứng thú): Tiếp tục kích thích sự thích thú của khách hàng sau
khi họ tiếp nhận thông tin sản phẩm.
 Desire (mong muốn): Hãy thúc đẩy khách hàng mục tiêu tự nhận thức được
lý do cốt lõi khiến họ mong muốn có được sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khai
thác những lợi ích sản phẩm/dịch vụ qua cách truyền tải, trình bày, sáng tạo
nội dung,…
 Action (hành động): Thúc đẩy khách hàng mua hàng nhanh chóng và dễ hàng
hơn bằng cách thực hiện một số phương pháp kết hợp với kêu gọi hành động
như giảm giá, quà tặng các đơn hàng đầu tiên, ưu đãi tặng kèm,…
I.2.3. Quy trình
Quy trình Marketing diễn ra theo 2 giai đoạn: giai đoạn chiến lược bao
gồm: nghiên cứu (Research), phân khúc thị trường – lựa chọn thị trường
3
Hình I-1: Quy trình Marketing

mục tiêu – tiến hành định vị (S.T.P) và xây dựng chiến lược Marketing Mix,
giai đoạn tiếp theo là giai đoạn thực thi chiến lược và kiểm soát, đánh giá,
chỉnh sửa để cải thiện hiệu quả.

I.2.3.1. Nghiên cứu

Nghiên cứu là bước đầu quan trọng của quy trình Marketing. Đây là bước
thu thập, phân tích và lý giải các thông tin về thị trường, về khách hàng và
các đối thủ cạnh tranh. Các thông tin cần thu thập, phân tích ở giai đoạn này
có thể kể đến như khách hàng tiềm năng, insight khách hàng, thị trường
Giai
mục đoạn
tiêulược
rộngchiến
lớn, đối thủ cạnh tranh,… Giai đoạn thực hiện

I.2.3.2. S.T.P

 Segmentation - Phân khúc thị trường: Thị trường vô cùng rộng lớn với vô số
khách hàng nhu cầu khác nhau và không có bất cứ doanh nghiệp nào có thể
đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ thị trường. Và vì thế, phân khúc thị
trường(segmentation) là bước cực kỳ cần thiết của quy trình Marketing để
chia “chiếc bánh” thị trường màu mỡ thành những miếng nhỏ hơn mà doanh
nghiệp có thể chiếm lĩnh. Có nhiều cách để phân khúc thị trường, 4 cách
phổ biến nhất trong số đó là Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, Phân
khúc thị trường theo địa lý, Phân khúc thị trường theo tâm lý, Phân khúc thị
trường theo hành vi.
 Targeting - Lựa chọn thị trường mục tiêu: Targeting có thể được hiểu là
bước “khoanh vùng” thị trường mục tiêu bằng cách đánh giá và so sánh
từng phân khúc, dựa trên các tiêu chí như: dung lượng thị trường đủ lớn để
mang lại lợi nhuận hay thị trường có tính ổn định hay không. Nhắm chọn thị
trường mục tiêu còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của mỗi doanh
nghiệp.
 Positioning - Định vị: Là việc tạo ra và truyền tải đến khách hàng mục tiêu
một thông điệp rõ ràng và ấn tượng về doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Đây
sẽ là bước tạo nên sự khác biệt và tăng khả năng nhận diện cho thương hiệu
so với các đối thủ cạnh tranh.

4
I.2.3.3. Marketing – Mix

Khi đã xác định thị trường mục tiêu muốn nhắm đến, xây dựng chiến lược Marketing
Mix với các chiến thuật hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cụ thể hoá STP và đạt được mục
tiêu tối ưu.
 Product – Sản phẩm: Đề cập đến sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ sẽ được cung
cấp cho khách hàng. Đầu tiên doanh nghiệp sẽ cần thu thập các thông tin về
nhu cầu của thị trường mục tiêu đối với sản phẩm/dịch vụ. Muốn làm được
điều này, cần thu thập và phân tích các dữ liệu như tính năng, nhu cầu khách
hàng,…
 Price – Giá cả: Đây chính là yếu tố mang lại doanh thu và quyết định sự tồn
tại của doanh nghiệp. Việc thay đổi, điều chỉnh giá bán sản phẩm hay gói
dịch vụ thường sẽ có tác động đến cả chiến lược Marketing. Các chiến thuật
định giá phổ biến mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như định giá thâm nhập
thị trường, định giá hớt váng, định giá theo gói, định giá theo tâm lý.
 Place – Phân phối: Con đường mà sản phẩm đi từ nhà sản xuất đến tay
người tiêu dùng cuối cùng được gọi là kênh phân phối. Để có thể đáp ứng
tốt và thuận tiện nhất cho quá trình mua hàng của người tiêu dùng, doanh
nghiệp cần xây dựng một hệ thống các kênh phân phối hoạt động một cách
hợp lý. Để làm được điều này cần tìm hiểu sâu rộng về nơi khách hàng
thường xuyên mua sắm, nơi đặt sản phẩm doanh nghiệp tốt nhất,…
 Promotion – Xúc tiến: Bao gồm một số yếu tố thúc đẩy gia tăng nhận thức
về thương hiệu cũng như tác động đến hành vi mua của khách hàng, bao
gồm: Bán hàng cá nhân (Personal Selling); Quảng cáo (Advertising); Xúc
tiến bán hàng (Sales Promotion); Quan hệ công chúng (PR).
 People – Con người: Ở đây không chỉ muốn nói đến các khách hàng mục
tiêu mà còn bao gồm cả những người tham gia trực tiếp vào quá trình đưa
sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Đối với thị trường mục tiêu, cần xem xét
dung lượng thị trường hiện có tiềm năng và mang lại lợi nhuận đáng kể cho
doanh nghiệp hay không. Tiến hành các khảo sát đối với khách hàng thường
xuyên cũng là cách để nắm bắt nhu cầu và thị hiếu luôn thay đổi hằng ngày
hằng giờ.
 Process Evidence – Yếu tố vật chất: Tập hợp các yếu tố vật chất mang lại
tác động tiêu cực hoặc tích cực đến hiệu quả của kinh doanh dịch vụ. Yếu tố
vật chất có thể môi trường hay không gian diễn ra sự tiếp xúc, trao đổi giữa
khách hàng và bên cung cấp dịch vụ. Nó bao gồm sự bày trí, sắp xếp trang
thiết bị, sự kết hợp của màu sắc, ánh sáng,… Tất cả các yếu tố đó mang đến
trải nghiệm thực tế cho khách hàng, ảnh hưởng đến nhận thức và mong đợi
của khách hàng đối với thương hiệu.
 Process – Quy trình: Hệ thống được xây dựng để cung ứng sản phẩm/dịch
vụ đến thị trường mục tiêu. Xây dựng một quy trình rõ ràng, bài bản sẽ tăng
hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu chi phí đáng
kể.

I.2.3.4. Thực thi:

Gồm thiết kế, cải tiến sản phẩm, định giá, phân phối và thực hiện các chiến
dịch xúc tiến bán hàng. Bước quan trọng này trong quy trình Marketing cần

5
sự phối hợp hành động từ tất cả các phòng ban: R&D, nhà máy sản xuất,
phòng Marketing, phòng Kinh doanh, Nhân sự,…

I.2.3.5. Kiếm soát:

Dù thực hiện cẩn thận nhất cũng không đảm bảo không có sai sót trong quá
trình thực hiện. Sau khi thực thi chiến lược, doanh nghiệp cần thu thập
thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá và điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động. Nếu doanh nghiệp không đạt được mục tiêu của mình, hãy
phân tích để rút ra bài học. Liệu sai lầm đến từ bước nào trong quy trình
Marketing, từ Marketing Mix hay thậm chí là do nhắm mục tiêu sai. Không
ngừng kiểm soát, đánh giá và đưa ra phương án cải thiện sớm, doanh
nghiệp sẽ đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đề ra và hạn chế rủi ro.

I.2.4. Các lý thuyết là cơ sở dùng cho các phân tích và đề xuất.


Theo John H.Crighton: Marketing là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm, đúng kênh, đúng nguồn hàng, đúng thời gian và đúng vị trí.
 Theo Wolfgang J.Koschnick: Marketing là việc tiến hành các hoạt động
kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng.
 Theo Peter Drucker: Mục đích của Marketing không cần thiết đẩy
mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức
hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được
tiêu thụ.
 Theo William M.Pride: Marketing là quá trình sáng tạo, phân phối,
định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thõa mãn những mối quan
hệ trao đổi trong môi trường năng động.
 Theo Philip Kotler: Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó
những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc
tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác.
 Theo Hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là quá trình hoạch định và
quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa,
dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thõa mản các mục tiêu của cá
nhân và tổ chức.
 Theo Hiệp hội Marketing Nhật Bản: Marketing là một hoạt động tổng
hợp mà qua đó các doanh nghiệp hay tổ chúc khác – có tầm nhìn chiến lược và
thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra thị trường cho mình bằng phương thức cạnh tranh
công bằng.
 Theo Viện Marketing Anh Quốc: Marketing là chức năng tổ chức và
quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến
sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mặt hàng cụ thể đến việc
sản xuất và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm dảm bảo cho
doanh nghiệp thu được lợi nhuận dự kiến.
 Theo Viện quản lý Malaysia: Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận
dụng, các nổ lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thõa mản và gợi lên những
ngu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận.

6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY
ACECOOK VIỆT NAM
II.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau
nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn
mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc
trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượn và dinh dưỡng cao.

II.1.1. Lịch sử hình thành (Acecook, n.d.)

- 15/12/1993 thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook


- 07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
- 28/02/1996 Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ Thành lập chi nhánh Cần Thơ
- Năm 1999: lần đầu tiên đoạt danh hiệu HVNCLC.

7
- Năm 2000: ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo Bước đột phá của công ty trên thị trường mì
ăn liền
- Năm 2003: hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam
- Năm 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà
máy về KCN Tân Bình.
- Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liềnbằng việc xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay.
- Năm 2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01) Thành viên
chính thức của Hiệp hội MAL thế giới
- 07/07/2010 đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất
- Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
- Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu
mới
- Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu
mớiNăm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương
hiệu mới
II.1.2. Tầm nhìn sứ mệnh

Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam


“Thông qua con đường ẩm thực để cống
hiến cho xã hội Việt Nam”

Sứ Mệnh
“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến
SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản
phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì
ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây, Acecook Việt
Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu
dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
II.1.3. Tầm nhìn
“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản
trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”

8
Giá trị cốt lõi
COOK HAPPINESS
Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty Acecook, điều này được thể hiện cụ thể
bằng 3 chữ HAPPY như sau:

(1) Happy Customers


Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người sử dụng sản
phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, công ty sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon, thật chất
lượng, an toàn – an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể, cần thực hiện triệt để 3 mục tiêu như sau:
– Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu an toàn.
– Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm bảo chất
lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất.
– Theo dõi quy trình phân phối, bản quản sản phẩm trên thị trường, yêu cầu không để
ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
(2) Happy Employees
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên Acecook và gia
đình của họ cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc tốt,
quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.
(3) Happy Society
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh phúc.

9
Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và của nền kinh tế
Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng. Bên cạnh đó, công ty
tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trường nhằm cống hiến
cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.
GOVERNANCE – COMPLIANCE – DISCLOSURE

Đây là những phương châm cần thiết để công ty phát triển bền vững, đạt được sự ủng
hộ của nhân viên, khách hàng và xã hội.
(1) Corporate Governance (Kiểm soát quản trị):
– Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi sai trái và hành động tùy tiện
vô tổ chức của người điều hành công ty hay các cán bộ quản lý.
– Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của tổ
chức hay một bộ phận nhân viên nào đó.
– Là định hướng hoạt động đúng đắn cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên để thực hiện
triết lý kinh doanh của công ty.
(2) Compliance (Tính tuân thủ):
– Công ty hoạt động trên cơ sở tuân thủ toàn bộ các quy tắc cơ bản như quy định pháp
luật, quy định nội bộ công ty.
– Công ty không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phải có ý thức và thực hiện
việc tuân thủ nghiêm ngặt các đạo đức kinh doanh.
(3) Disclosure (Tính minh bạch):
– Chia sẻ thông tin: ngoài các thông tin bí mật, công ty sẽ tích cực thực hiện chia sẻ
thông tin với cán bộ công nhân viên.
– Công nhận đóng góp của nhân viên và chia sẻ một cách thích hợp những đánh giá
của cấp trên cho nhân viên.
– Ban điều hành, các cán bộ công nhân viên kê khai (không che giấu) tất cả những mối
liên hệ có liên quan đến lợi ích giữa bản thân và công ty.

10
II.2.Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Acecook

Bảng II-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Acecook

II.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing của doanh nghiệp


Acecook Việt Nam
 Giám đốc Marketing: Đây là vị trí đứng đầu phòng ban, giám đốc
Marketing chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành các hoạt động Marketing của
công ty. Vị trí này có vai trò xác định chiến lược phát triển và định vị thương
hiệu.
 Bộ phận quảng cáo: Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến dịch
quảng cáo truyền thông của Acecook. Tổ chức sản xuất các quảng cáo truyền
hình, báo chí và các hoạt động truyền thông trực tuyến.

11
 Bộ phận tiếp thị và truyền thông: Bộ phận này làm việc với các đối tác
quảng cáo và tổ chức sự kiện quảng cáo. Thực hiện các chiến dịch Marketing và
phát triển các phương tiện tiếp thị cho sản phẩm của Acecook. Ngoài ra nhóm
này còn thực hiện các chiến dịch xã hội và trách nhiệm xã hội của Acecook như
hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường,…
 Bộ phận nghiên thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích thị
trường để hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời
cũng nghiên cứu và tìm kiếm phương pháp mở rộng thị trường tiêu thụ. Trưởng
bộ phận này có trách nhiệm đưa ra các chiến lược marketing phù hợp để tăng
cường sự hiện diện của Acecook trên thị trường và phân tích độ hiệu quả của các
chiến dịch đã triển khai.
 Bộ phận sự kiện: Chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện, triễn lãm, hội thảo
và các hoạt động liên quan khác để tăng cường nhận diện thương hiệu và tương
tác với khách hàng. Họ cũng quản lý các đối tác và nhà tài trợ để đảm bảo sự hỗ
trợ và quảng bá cho Acecook.
 Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Không ngừng nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có của Acecook. Trưởng bộ
phận này có trách nhiệm đảm bảo rằng công ty có sự đổi mới liên tục trong
ngành công nghiệp đố uống để duy trì và phát triển thị phần.
 Bộ phận kênh phân phối: Quản lý các hoạt động phân phối của
Acecook. Bao gồm quản lý mạng lưới cửa hàng bán lẻ, đối tác phân phối và các
chiến lược kênh phân phối khác nhau để đảm bảo sản phẩm Acecook có mặt trên
toàn quốc.
II.2.2. Yêu cầu năng lực

12
Bảng II-2: Yêu cầu năng lực

II.3. Phương thức hoạt động marketing của doanh nghiệp Acecook (Truc, n.d.)
II.3.1. Chiến lược Marketing của Acecook về sản phẩm (Product)
Là một công ty đến từ Nhật, tuy nhiên Acecook lại trở thành thương hiệu quốc dân ở
thị trường Việt Nam, và gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Cho đến nay, danh mục

13
sản phẩm của Acecook không chỉ giới hạn ở mì gói, mà còn mở rộng ra hầu hết các sản
phẩm ăn liền như:
 Mì gói: Mì Hảo Hảo, Thế Giới Mì, Mì Siukay, Mì Udon Sưki Sưki, Mì
Doraemon, Mì Đệ Nhất, Mì Mikochi, Mì Bốn Phương, Mì Hảo 100, Mì Số Đỏ,
Mì không chiên block, Mì Spaghetti Bistro, Good, Mì nấu Maxkay.
 Phở – hủ tiếu – bún: Đệ nhất phở, Phở trộn Đệ nhất, Hủ tiếu khô nhịp
sống Nam Vang, Phở Xưa & Nay, Hủ tiếu Nhịp Sống, Bún Hằng Nga, Phở Khô
Xưa & Nay, Phở Xưa & Nay Premium.
 Miến: Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương, Miến Phú Hương Yến
Tiệc

Hình II-2: Sản phẩm của Acecook

Một sản phẩm nổi tiếng của Acecook phải kể đến mì Hảo Hảo. Kể từ khi ra mắt,
thương hiệu đã nhanh chóng trở nên phổ biến và là biểu trưng quen thuộc cho các loại mì
nói chung tại Việt Nam. Lý do cho sự phổ biến này là vì sản phẩm có giá thành rẻ, dễ no
và nhiều hương vị đa dạng. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói
có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong suốt 18 năm” (2000-2018) đối với mì Hảo
Hảo với gần 20 tỷ gói mì. Cũng theo thống kê của Kantar Worldpanel năm 2019, Hảo Hảo
là một trong bốn thương hiệu mì gói lọt top 10 thương hiệu thực phẩm được người tiêu
dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn, và là thương hiệu mì gói duy nhất được người
tiêu dùng thành thị bình chọn.
Về chất lượng
Các sản phẩm của Acecook đều trải qua quy trình kiểm soát chuẩn quốc tế. Trước khi
được đóng gói đến tay người tiêu dùng, mỗi sản phẩm đều được kiểm định theo quy trình
an toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn quốc tế như sau:
Nguyên liệu:
 Vắt mì: được sản xuất từ nguyên liệu chính là bột lúa mì (một loại ngũ cốc,
hay còn gọi là bột mì) và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.
14
 Gói dầu gia vị: được nấu từ dầu thực vật tinh luyện cùng các nguyên liệu tươi
như hành tím, ớt, tỏi, ngò om…
 Gói súp: là hỗn hợp các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột tôm, tiêu,
tỏi…
 Gói rau sấy: bao gồm thịt, tôm, trứng, rau (hành lá, ba rô, đậu hà lan, cà rốt,
cải…) được sấy khô.
 Bao bì: là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm, đạt chứng nhận an toàn trong
thực phẩm.
Trộn bột: Bột lúa mì, dung dịch nghệ và các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, nước
tương, nước mắm…) được trộn đều trong cối trộn, bằng thiết bị tự động và khép kín.
Cán tấm: Bột sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải.
Tại đây, các cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về
độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm.
Cắt tạo sợi: Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và
hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược.
Hấp chín: Sợi mì được làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn kín bằng hơi nước, ở nhiệt
độ khoảng 100°C.
Cắt định lượng và bỏ khuôn: Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ
thống dao tự động và rơi xuống phễu, nằm gọn trong khuôn chiên. Tùy từng sản phẩm mà
khuôn chiên có hình vuông, tròn,…để tạo nên hình dáng tương ứng cho vắt mì.
Làm khô: Để bảo quản trong thời gian từ 5 – 6 tháng ở nhiệt độ bình thường, vắt mì sẽ
đi qua hệ thống chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất.
 Mì chiên: Vắt mì được chiên qua dầu ở nhiệt độ khoảng 160°C – 165°C trong
thời gian khoảng 2,5 phút. Độ ẩm vắt mì sau chiên khoảng dưới 3%. Dầu dùng để
chiên mì là dầu thực vật (có nguồn gốc từ dầu cọ), được tách lọc bằng công nghệ
làm lạnh tự nhiên nên giúp hạn chế tối đa phát sinh Trans fat.
 Mì không chiên: Vắt mì được sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ 65 – 80°C trong
thời gian khoảng 30 phút. Độ ẩm vắt mì sau sấy khoảng dưới 10%.
Làm nguội: Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào hệ thống đường ống, thổi
xuyên qua vắt mì để làm nguội vắt mì về nhiệt độ của môi trường trước khi chuyển qua
công đoạn đóng gói.
Cấp gói gia vị:
 Đối với mì gói: các gói gia vị sẽ được bổ sung bằng thiết bị tự động.
 Đối với mì ly: thiết bị cung cấp ly sẽ tự động bỏ vắt mì vào bên trong, sau đó
tiếp tục bổ sung các nguyên liệu sấy và các gói gia vị.
Đóng gói: Sau khi có đầy đủ các thành phần gia vị theo quy cách của từng sản phẩm,
vắt mì sẽ được đóng gói hoàn chỉnh. Hạn sử dụng được in trên bao bì trong quá trình đóng
gói.
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm (Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại): Để
đảm bảo chất lượng tốt nhất , mỗi sản phẩm đều phải đi qua 03 thiết bị kiểm tra,
bao gồm: máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy dò dị vật (Máy X-ray).
Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền và chuyển đến bộ
phận xử lý sản phẩm lỗi.

15
 Đóng thùng: Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm,
in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC (Quality
Control) trước khi phân phối ra thị trường.
Ngoài các sản phẩm ăn liền, vào năm 2020, Acecook cho ra mắt muối chấm Hảo Hảo
nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với đó, thương hiệu này cũng chú trọng
hơn vào phân khúc nhỏ tuổi và cho ra mắt các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi này như: Mì
Doraemon, Hảo Hảo mini handy, hay snack mì Nà Ní.

Hình II-3: Các sản phẩm khác

Cùng với nhịp sống hiện đại, con người cũng trở nên bận rộn và phải di chuyển
thường xuyên hơn. Nắm bắt được điều này, Acecook liền tung ra thị trường các sản phẩm
được đóng gói sẵn vào tô, ly và khay đúng với tên gọi “ăn liền”, khi mà giờ đây người tiêu
dùng có thể thưởng thức bữa ăn ở mọi lúc mọi nơi, đáp ứng mọi điều kiện.
II.3.2. Chiến lược Marketing của Acecook về giá (Price)
Giá (Price) là một trong bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong marketing mix. Nó
đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá
có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra chiến lược giá trong
marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện yếu tố giá 1% sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6% . Điều
đó có tác động hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận 3,8%) hoặc giảm
1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).
Hiện nay, trên thị trường sản phẩm ăn liền có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh với
Acecook như Masan, Vifon, Asiafood,… Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với đối
thủ, cũng như giữ vững thị phần số 1 của mình, Acecook đã áp dụng chiến lược định giá
sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy).
Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng để thu
hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp so
với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Giá thấp hơn giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ
mới xâm nhập thị trường và thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Định giá xâm nhập
thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết
đến một sản phẩm mới.

16
Mục tiêu của chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách hàng dùng thử
sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại khi giá bán
tăng trở lại mức bình thường.

Hình II-4: Doanh thu thuần của những nhà sản xuất mỳ gói hàng đầu

Hầu hết các sản phẩm của Acecook được bán cho đối tượng như học sinh, sinh viên,
những người ở vùng nông thôn, vì vậy mức giá cũng rẻ hơn đa số các thương hiệu khác
trên thị trường.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Acecook bắt đầu nhắm tới phân khúc cao hơn, từ đó
cũng tung ra các mẫu sản phẩm có mức giá cao hơn được đựng trong bao bì sang trọng hơn
như mì Spaghetti Bistro (từ 12.000-21.000).
II.3.3. Chiến lược Marketing của Acecook về hệ thống phân phối (Place)
Thông qua việc sử dụng đúng hệ thống phân phối, một công ty có thể tăng doanh số và duy trì
những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này có nghĩa là một thị phần
lớn hơn và tăng doanh thu và lợi nhuận.
Xác định vị trí chính xác là một hoạt động quan trọng mà nó được tập trung vào việc
tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm.
Acecook hiện có hơn 11 nhà máy trên cả nước hoạt động theo hệ thống khép kín với
dây chuyền tự động. Quá trình sản xuất được kiểm soát 24/24 theo những tiêu chuẩn khắt
khe về an toàn, vệ sinh thực phẩm quốc tế.
Về hệ thống phân phối, Acecook mở rộng hệ thống phân phối để giúp khách hàng tiếp
cận được sản phẩm của mình một cách dễ dàng và tiện lợi nhất. Các sản phẩm của thương
hiệu này được tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, các đại lý nhỏ đến lớn trải dài khắp các
tỉnh thành/thành phố lớn ở Việt Nam, mỗi khu vực lớn đều có một văn phòng chi nhánh
như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…
17
Acecook quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc với hơn
700 đại lý cấp 1 phân phối hàng trải đều trong cả nước. Mỗi khu vực đều có một văn
phòng chi nhánh như ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM.
Chiếm hơn 50% thị phần, Acecook Việt Nam hiện đang sản xuất và đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền trung bình mỗi năm. Vì vậy, để đảm bảo các sản phẩm
được phân phối ổn định và sản phẩm luôn tươi mới, thương hiệu này cần sử dụng tới hơn
500 xe giao hàng/ngày.
Acecook được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền với độ phủ hơn
95% điểm bán lẻ cả nước, mức độ nhận diện của những sản phẩm của Acecook dao động từ
80 – 100% (đặc biệt, nhãn hiệu Hảo Hảo gần như là thương hiệu quốc dân, có độ phủ nhận
diện 100% đối với người tiêu dùng tại Việt Nam).
Ngoài ra, thương hiệu cũng đẩy mạnh việc tiêu thụ xuất khẩu đến hơn 46 Quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
II.3.4. Chiến lược Marketing của Acecook về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Acecook là thương hiệu rất thành công với các chiến lược quảng bá sản phẩm của
mình thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, các hoạt động xã hội…
II.3.4.1. Quảng cáo
Thương hiệu này quảng cáo sản phẩm của mình trên các kênh truyền hình mà số lượng
người xem đông như HTV7, HTV9, quảng cáo trên radio,… Bên cạnh đó, Acecook cũng
tiến hành quảng cáo sản phẩm qua những áp phích quảng cáo trên đường phố hay trên các
trang web.
Một số TVC phổ biến của Acecook có thể kể đến: Phở Đệ Nhất – Ngon như phở quán, Niềm
vui sẵn sàng trong ly Handy Hảo Hảo, Cùng Modern, ngay mới đã,….
Một trong những chiến dịch quảng bá thành công của Acecook là chiến dịch “Từ Việt
Nam ra thế giới” kết hợp với đội tuyển U23 Việt Nam. Vào năm 2018, có thể nói đây là
năm của lịch sử bóng đá Việt Nam. Với nỗ lực không ngừng của thầy trò Park Hang Seo,
đội tuyển đã ghi dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong lòng người hâm mộ, mà còn toàn thể
người dân Việt Nam khi vươn mình ra tầm cỡ châu lục, thành công ở các giải như U23
Châu Á, ASIAD 18, AFF Cup.
Tận dụng cơn bão bóng đá, Acecook đã cho ra mắt liên tục 6 TVC “Từ Việt Nam ra
thế giới” từ giữa năm 2018 đến đầu năm 2019. Chiến dịch này đã khơi dậy niềm tự hào,
lòng tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam, từ đó cũng là hình ảnh thương hiệu của
Acecook được lan tỏa rộng rãi.

18
Hình II-5: Chiến lược Marketing của Acecook về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Mới đây thì Acecook vừa ra mắt TVC “ Kiêu hùng tiếp bước” đồng hành các cô gái đội tuyển
quốc gia
Hành trình kiêu hùng của người phụ nữ Việt Nam khởi nguồn từ tinh thần dũng cảm và kiêu
hãnh của dân tộc ta từ thuở sơ khai, đứng lên đánh đuổi ngoại bang, gìn giữ giang sơn với sự
lãnh đạo của Hai Bà Trưng. Trải qua hàng nghìn năm tinh thần ấy vẫn vẹn nguyên, sôi sục
trong máu tim và biến thành sức mạnh để người phụ nữ Việt Nam hiện đại vươn tầm thế giới,
chinh phục những kỳ tích mới.
"Để tỏ rõ Bản Lĩnh Nữ Nhi" "Để tỏ rõ Tinh Thần Dân Tộc" --- Acecook Việt Nam tự hào tiếp
thêm sức mạnh cho hành trình kiêu hùng của Đội tuyển Nữ Quốc gia Việt Nam trong lần đầu
tiên tham dự Giải Bóng Đá Lớn Nhất Hành Tinh.

19
Hình II-6: TVC “ Kiêu hùng tiếp bước”

II.3.4.2. Khuyến mãi


Năm 2018 ,Acecook chạy chương trình khuyến mại với 4 sản phẩm gồm: Mì ly ăn liền
Modern Hương Vị Lẩu Thái Tôm, Mì ly ăn liền Handy Hảo Hảo Hương Vị Tôm Chua
Cay, Mì ăn liền Nhớ Mãi Mãi Hương Vị Lẩu Thái, Mì ly cay Ăn Liền CayKay Hương Vị
Bò.
Với thiết kế bao bì sản phẩm sử dụng hình ảnh cầu thủ của đội U23 Việt Nam, thương
hiệu mang đến người tiêu dùng một mùa hè 2018 thật sôi động và cuồng nhiệt cùng sản
phẩm của Acecook Việt Nam.
Tổng trị giá giải thưởng gần 3,9 tỷ đồng với 15 giải nhất là Phiếu quà tặng chọn
chuyến du lịch bất kỳ tổng trị giá 100.000.000 VNĐ do Công ty TNHH Một Thành Viên
Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist tổ chức; 30 giải nhì là Xe Suzuki GSX – R150; và 1500
giải ba là Thẻ cào điện thoại của nhà mạng Mobifone, Viettel, Vinaphone, Vietnamobile
hoặc Gmobile trị giá 100.000VNĐ.

20
Ngoài ra hiện nay Acecook vẫn tiếp tục tung ra các chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn
khác:
“MUA HẢO HẢO NGAY, TRĂM TRIỆU TRAO TAY”

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “CUỘC THI TRƯNG BÀY HẢO HẢO TẠI ĐIỂM
BÁN”

21
II.3.4.3. Hoạt động xã hội
Acecook cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội như chương trình “Tết sum vầy” vào
mỗi dịp Tết đến. Vào dịp Tết, Công ty Acecook Việt Nam phối hợp cùng Báo Thanh Niên
và Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM cùng tổ chức chương trình Chuyến xe
Tết sum vầy nhằm hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí đưa sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ
TP.HCM về quê ăn tết.
Bên cạnh đó, Acecook đã tổ chức chương trình học bổng thường niên dành cho thế hệ
trẻ. Tính đến năm 2021, đã trải qua 6 mùa học bổng được Acecook Việt Nam, Acecook đã
trao tặng đến 760 sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn và thành tích học tập
đáng nể.

22
Hình II-7: “CHUYẾN ĐI HẠNH PHÚC” CÙNG ACECOOK VIỆT NAM 2023

23
Hình II-8: LAN TỎA NGHĨA CỬ ĐẸP – ACECOOK DÀNH TẶNG MÌ CHO ĐỒNG BÀO
MIỀN TRUNG

II.3.5. Rút ra những kết quả đạt được cần phát huy và những hạn chế cần giải
quyết (Mô hình SWOT công ty Acecook Việt Nam) (Brade, n.d.)

II.3.5.1. Strengths (Điểm mạnh) của Acecook

Phân tích mô hình SWOT của Acecook bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của
Acecook.
II.3.5.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm, có sự khác biệt giữa các sản phẩm,
có sự kế hợp giữa truyền thống và hiện đại:
 Acecook Việt Nam khá thành công với thương hiệu mì Hảo Hảo, bởi
giá thành rẻ, hợp khẩu vị với người Việt. Sau gần 30 năm hình thành và phát
triển, Acecook đã đưa gói mì Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
 Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản
phẩm của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ,
Mikochi hay miến Phú Hương… phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu,
bún tới miến, muối chấm, snack,… Những danh mục sản phẩm này đã mang về
nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp hàng năm.
 Năm 2018, mì Hảo Hảo thậm chí còn lập kỷ lục “sản phẩm mì gói có
số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” với hơn 20 tỷ gói mì đến
tay người tiêu dùng Việt (giai đoạn 2000- 2018).

24
II.3.5.1.2. Tình hình kinh doanh khả quan, tăng trưởng lợi nhuận đều
đặn:
 Giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của Acecook Việt Nam tăng
trưởng liên tục từ 8.413 tỷ đồng (năm 2016) lên 8.878 tỷ đồng (năm 2017) rồi
9.829 tỷ đồng (năm 2018) và cán mốc 10.648 tỷ đồng (2019).
 Lợi nhuận cũng tăng với tốc độ bình quân khoảng 20%/năm, từ 920 tỷ
đồng (năm 2016) lên 1.115 tỷ đồng (năm 2017), lên tiếp 1.383 tỷ đồng (năm
2018) sau đó đạt 1.660 tỷ đồng (năm 2019). Với quy mô này, nếu so sánh với
những doanh nghiệp lớn trong cùng lĩnh vực FMCG với định giá P/E 15-17 lần,
giá trị của Acecook có thể xấp xỉ 1 tỷ USD.
II.3.5.1.3. Công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến:
 Với 11 nhà máy trên toàn quốc, công suất sản xuất lên tới hơn 2,5 tỷ
gói/năm, Acecook Việt Nam hoàn toàn đáp ứng hiệu quả nhu cầu ẩm thực của
người tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng như mì ăn liền, sợi gạo ăn liền, miến
ăn liền, miến nấu, sợi bún, phở nấu, v.v. Tất cả các nhà máy của Acecook Việt
Nam đều được đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ
hiện đại bậc nhất góp phần nâng cao chất lượng, độ an toàn sản phẩm, tiết giảm
các chi phí sản xuất.
 Ngoài ra Acecook Việt Nam còn được Tập đoàn Acecook chuyển giao
hoàn toàn công nghệ sản xuất mì ăn liền Nhật Bản để làm ra những sản phẩm
theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, giá trị dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.3.5.1.4. Được mọi người biết đến như 1 công ty kinh doanh có đạo
đức:
 Nhật Bản được xem là quốc gia dẫn đầu thế giới về thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR). Tinh
thần CSR trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp trên đất nước Nhật cũng
như ở nước ngoài. Với triết lý “Cống hiến cho xã hội thông qua con đường ẩm
thực”, Acecook với những hoạt động bền bỉ trong hơn 30 năm qua đã thể hiện
tinh thần CSR trung thực, toàn diện của một doanh nghiệp Nhật Bản.
 Năm 1993, Acecook đã đưa ra 02 điều cam kết với Chính phủ Việt
Nam, đó là: “nâng cao và phát triển ngành hàng thực phẩm Việt Nam” và “tích
cực xuất khẩu các sản phẩm mang văn hóa Việt Nam ra thế giới”. Acecook đã
không ngừng nâng cao quy trình sản xuất của mình, từ việc đồng hành cùng các
nhà cung cấp cải tiến các kỹ thuật kiểm tra chất lượng, cho đến đầu tư hàng triệu
đô để nâng cấp công nghệ, dây chuyền, phòng thí nghiệm của công ty. Với chính
sách kiểm soát nghiêm ngặt, doanh nghiệp này luôn tự tin đáp ứng được các tiêu
chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm tạo ra một ngành hàng thực phẩm
an toàn cho xã hội.
 Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là điều mà Acecook luôn đặt sự quan
tâm hàng đầu. Tại các nhà máy của doanh nghiệp, nước thải sau xử lý đạt chất
lượng loại A theo tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt, để giảm phát
thải CO2 và các tác động đến môi trường, hiện nay, Acecook đã chủ động đưa
vào sử dụng nhiên liệu sinh học là trấu cho các hệ thống lò hơi của nhà máy trên
toàn quốc.
 Tinh thần CSR mà Acecook hướng đến còn được thể hiện thông qua
các chính sách đối với hơn 5,000 công nhân viên như các chế độ phúc lợi tốt, các
cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng
25
mềm. Acecook cũng tiên phong trong mô hình “Smart Office”, chú trọng đến
việc tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, phát huy sáng kiến để cải thiện các
hoạt động của công ty.
 Có thể nói, Acecook là doanh nghiệp Nhật Bản tôn trọng những cam
kết CSR của mình, và thực hiện CSR bằng một chính sách toàn diện để đạt tới
mục tiêu phát triển một công ty bền vững, góp phần tạo ra một xã hội bền vững.
II.3.5.1.5. Giá trị thương hiệu mạnh:
 Là công ty đến từ Nhật nhưng Acecook trao quyền sáng tạo cho các
chuyên gia Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) người Việt. Thành công
của Hảo Hảo là một minh chứng cho hành trình chinh phục khẩu vị khi gây sốt
thị trường bằng vị chua cay đậm đà, hợp với thói quen nêm nếm nóng sốt nhiều
gia vị và gần gũi với món canh chua có trên mâm cơm 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Sau đó, hàng loạt sản phẩm của Acecook cũng sở hữu hương vị được người tiêu
dùng đánh giá cao như Bún mắm, Hủ tiếu Nam Vang, Miến Phú Hương, Mì
Siukay, v.v. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của
Acecook.
 Thế hệ 9X, 10X sau này, dù quầy kệ thức ăn đã ngập tràn các chọn lựa
Tây – Ta, nhưng những bữa lót lòng ngon lành với ly mì Modern tiện lợi, mì
Siukay mới mẻ hay gói phở Đệ Nhất đậm vị quê hương vẫn mãi là ký ức đẹp
trong quá trình trưởng thành. Bằng cách nhẹ nhàng “phủ sóng” trong những bữa
ăn, Acecook đã âm thầm song hành với ký ức hạnh phúc, vui buồn và trưởng
thành của bao thế hệ người Việt.
 Trong dòng chảy 26 năm, đã có ba lần Acecook thay đổi bộ nhận diện
thương hiệu (1993, 2004, 2015), tuy nhiên, điều không thay đổi đó là quan điểm
mang đến sản phẩm chất lượng cao cho người sử dụng. Cũng từ năm 2015,
slogan “Cook Happiness” ra đời, phản ánh mong muốn của doanh nghiệp thông
qua hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của mình để mang lại cho khách
hàng – đối tác, nhân viên cũng như cho xã hội niềm vui, niềm hạnh phúc.

II.3.5.2. Weaknesses (Điểm yếu) của Acecook


II.3.5.2.1. Dính phải sự cố khủng hoảng truyền thông:
 Đang trên đà phát triển, mới đây, Acecook đã vướng phải một sự cố
ảnh hưởng tới thương hiệu, trang chủ Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland
(FSAI) đã đưa ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền do có chứa
chất Ethylene Oxide, một chất có trong thành phần thuốc trừ sâu.
 Trong số những dòng sản phẩm bị FSAI thu hồi, có hai sản phẩm do
công ty Acecook Việt Nam sản xuất, gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g
– hạn sử dụng tới ngày 24/9/2022) và miến Good hương vị sườn heo (loại 56g –
hạn sử dụng tới ngày 10/11/2022).
 “Một số lô sản phẩm mì ăn liền đang bị thu hồi do có chứa chất
Ethylene Oxide, một chất có trong thành phần thuốc trừ sâu, không được phép
sử dụng trong thực phẩm bán ở EU. Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm có chứa các
chất gây ô nhiễm không gây nguy hiểm cấp tính đến sức khỏe, nhưng có thể ảnh
hưởng nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc
với chất này. Thông báo thu hồi sẽ được hiển thị trong các cửa hàng cung cấp
các sản phẩm liên quan”, thông báo từ FSAI.
 Đại diện Acecook Việt Nam khẳng định số sản phẩm bị thu hồi là sản
phẩm xuất khẩu, không cùng lô hàng sản xuất với sản phẩm nội địa tại Việt

26
Nam. Công ty Acecook Việt Nam không sử dụng công nghệ Ethylene Oxide ở
bất kỳ công đoạn sản xuất nào.
 Phía Acecook Việt Nam đã tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra
trên diện rộng ở các nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để nhận định
nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và
an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
II.3.5.2.2. Chưa tạo sự nổi trội trong thị phần cao cấp:
 Nếu cách nay vài năm, thị trường mì ăn liền phân khúc trung bình được
xem là hấp dẫn và ổn định cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, thì kể từ năm
2017, phân khúc cao cấp lại được nhận định còn nhiều dư địa tăng trưởng. Một
số DN nhanh chóng xây dựng chiến lược chuyển hướng, đầu tư cho các sản
phẩm cao cấp.
 Ông Kajiwara Junichi – Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết:
“Doanh thu của các sản phẩm thuộc phân khúc này chỉ đóng góp khoảng gần
10% doanh thu của toàn Công ty nên Acecook không tập trung nghiên cứu thêm
hương vị mới mà chỉ củng cố. Cả chi phí quảng cáo cũng chỉ đầu tư tương thích
với hiệu quả nó đem lại”.
 Tuy nhiên, trong những năm qua, phân khúc cao cấp đã tăng trưởng rất
nhanh, Acecook đang dần tiếp cận nhưng hiện vẫn đi sau đối thủ chính là Masan
với thương hiệu chủ lực Omachi.

II.3.5.3. Opportunities (Cơ hội) của Acecook


II.3.5.3.1. Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn:
 Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn 2016 – 2020, Việt
Nam đang xếp thứ ba thế giới về mức độ tiêu thụ mì gói. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền
đã được người Việt tiêu thụ trong năm 2020, con số này tăng đáng kể so với 5,4
tỷ gói mì năm 2019.
 Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm
cả các thương hiệu ngoại, nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường có tên
Acecook Việt Nam. Nhóm “Big 4” này chiếm gần 88% về sản lượng và 84%
doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.
II.3.5.3.2. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng của sản
phẩm và trên hết là sức khỏe của bản thân, cũng như tiêu dùng
xanh:
 Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông
minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiêu dùng ngày nay
không chỉ đòi hỏi sự thông minh về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu
biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản phẩm. Trước bối cảnh
dịch Covid-19, người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm
bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng
lượng.
 Kết quả một khảo sát mới về việc sử dụng thực phẩm bổ sung dinh
dưỡng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy có đến 94% người tiêu
dùng tại Việt Nam tin rằng để có sức khỏe tốt là một hành trình và 94% đang
thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe trong năm 2021. Kết quả này là một
phần của khảo sát được thực hiện bởi Herbalife Nutrition và Hội đồng Dinh

27
dưỡng có trách nhiệm với 3.000 người tiêu dùng ở Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

II.3.5.4. Threats (Thách thức) của Acecook


II.3.5.4.1. Thị trường cạnh tranh:
 Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt
Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê
hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Các doanh nghiệp
đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt.
 Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ
2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam. Ngành hàng mì ăn
liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu 28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với
85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.
 Dù trên thị trường mì gói Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất, nhưng 4
“ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods đang
chiếm lĩnh thị trường. Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh
thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của
Retail Data.
 Bên cạnh đó, huyền thoại mì hai tôm Miliket, Vifon vẫn đang chật vật
tìm lại thời hoàng kim. Cùng với đó, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang
thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các
Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước.
 Cùng với đó có nhiều thương hiệu ngoại đang thâm nhập thị trường
Việt Nam như Nongshim (Hàn Quốc) và Indomie (Indonesia) khiến cho thị
trường ngành mì ngày càng cạnh tranh gay gắt.
II.3.5.4.2. Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất:
 Dịch bệnh Covid19 vừa qua là một bài học đắt giá về thách thức này.
Acecook Việt Nam thừa nhận công ty đã gặp phải một số khó khăn trong khâu
vận chuyển hàng hóa vì các đối tác vận tải của doanh nghiệp có xuất hiện ca
nhiễm Covid-19.
 Theo đó, công ty không đủ xe tải vận chuyển hàng, gây ảnh hưởng đến
việc giao hàng cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị, và ảnh hưởng đến
việc trung chuyển thành phẩm giữa các chi nhánh của công ty.
 Thêm vào đó, trong đại dịch, tổng sản lượng sản xuất của công ty bị
giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực
hiện phương án “3 tại chỗ”.
 Tương tự, Uniben – đơn vị sản xuất thương hiệu 3 Miền, Reeva,
Boncha và Joco cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ hàng hóa
cho các nhà phân phối, điểm bán tại TP HCM.
 Đồng thời, khâu giao nhận nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa cho
các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị của doanh nghiệp này cũng gặp nhiều
khó khăn từ phía các đối tác vận tải. Chẳng hạn, việc xét duyệt đăng ký QR code
cho xe tải rất khó khăn và mất nhiều thời gian, lái xe phải thường xuyên xét
nghiệm, nhưng lại chưa thống nhất được quy định ở các chốt.

28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY
ACECOOK.
III.1. Phân tích đánh giá môi trường, thị trường, xác định viễn cảnh thị trường,
xu hướng thị trường, triển vọng (FPT, n.d.)
III.1.1. Tiêu chí phân đoạn thị trường và các phân đoạn thị trường của
Acecook
Mì ăn liền vốn là biểu tượng văn hóa tại Nhật Bản, khi du nhập vào Việt Nam họ đã
nghiên cứu về thị hiếu và sở thích của người Việt. Nhờ sự kết hợp các công nghệ sản xuất
hiện đại của Nhật với sự tinh tế trong hương vị ẩm thực Việt mà công ty đã cho ra những sản
phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.

III.1.1.1. Địa lý:

Mì Hảo Hảo phân bố rộng trên khắp mọi miền đất nước và có xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài. Tuy nhiên thị trường chính mà Acecook nhắm tới là các
thành phố, thị xã lớn trong nước vì đây là thị trường hấp dẫn, mật độ dân số cao, thu nhập
bình quân cao. Ngoài ra, tại các thành phố thì tính chất công việc bận rộn khiến nhu cầu ăn
nhanh ngày càng phổ biến.
Quy mô dân số: 99.3 triệu người (2022)
Mật độ dân số phân bố tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh.

III.1.1.2. Nhân khẩu học:

Giới tính: Bao gồm cả nam, nữ.


Độ tuổi: Mọi độ tuổi đều có thể sử dụng sản phẩm của Acecook. Tuy nhiên, khách
hàng mục tiêu mà Acecook nhắm tới là trẻ em từ 6 tuổi đến 15 tuổi và thanh niên từ 15 tuổi
đến 35 tuổi.
Nghề nghiệp: Đối tượng khách hàng mà Acecook nhắm tới là sinh viên, học sinh,
người tiêu dùng ở nông thôn. Các nhân viên văn phòng, các bà nội trợ. Những người làm việc
với cường độ cao, ít thời gian dành cho ăn uống.
Thu nhập: Mức giá thấp chỉ từ 4000 đồng trên một gói mì, mức giá này phù hợp với
túi tiền và nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội.

III.1.1.3. Tâm lý:

Lối sống: Nhịp sống hối hả, phong cách hiện đại,… Vì vậy người tiêu dùng thích
những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh, tiện lợi. Điều này cũng phù hợp cho những
khách hàng sống tiết kiệm hoặc thường ăn khuya.
Tính cách: Những người trẻ ngày này thích khám phá, trải nghiệm những
hương vị độc đáo. Họ thích sự nhanh chóng và tiện lợi, không thích sự chờ đợi.
Người tiêu dùng thích những mặt hàng có giá thành rẻ, bao bì bắt mắt và
phân bố hầu hết ở các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị, quảng cáo nhiều trên TV,…
29
Người Việt Nam có tính lo xa nên mì gói là 1 trong những sản phẩm có thể tích trữ lâu
dài, thỏa mãn các nhu cầu ăn uống đa dạng với nhiều cách chế biến khác nhau.
III.1.2. Thị trường mục tiêu hướng đến của Acecook
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng mà nổi tiếng trong nước như: Vion Moran,
Asia Food,.. và các thương hiệu mì ăn liền đến từ nước ngoài. Nhưng nhu cầu sử dụng và lựa
chọn các sản phẩm khác nhau của khách hàng ngày càng tăng đặc biệt là sự tiện lợi với lý do
chính đó là phục vụ người tiêu dùng một cách nhanh chóng chỉ trong vòng 3 phút đã có một
tô mì thơm ngon.
Chính vì lý do đó, sản phẩm mì tôm Hảo Hảo nhắm tới thị trường mục tiêu là cả thành
thị và nông thôn. Khách hàng mục tiêu là mọi tầng lớp trong xã hội vì giá thành sản phẩm phù
hợp với điều kiện kinh tế của đa số người tiêu dùng. Ngoài ra nó còn mang yếu tố tiện lợi,
thơm ngon và nhanh chóng.

III.1.2.1. Thị trường nông thôn:

Nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra, ở đây còn có
các hoạt động sản xuất, phi sản xuất khác để phục vụ cho nông nghiệp. Người dân ở đây chủ
yếu là nông dân với thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên họ ưa chuộng những sản phẩm giá
rẻ. Ở đây chưa phát triển các cơ sỡ hạ tầng cũng như chưa tiếp cận được thị trường và sản
xuất hàng hóa kém. Chính vì thế, khi các sản phẩm mới tham gia vào thị trường này sẽ thu hút
được nhiều người nơi đây.

III.1.2.2. Thị trường thành thị

Thành thị là nơi tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số lớn. Ở đây,
người dân chủ yếu làm nhân viên văn phòng, buôn bán, công nhân,… Nên ở đây có mức thu
nhập ổn định hơn. Ở thành phố, tính chất công việc bận rộn, cường độ làm việc lớn, nhịp sống
diễn ra nhanh và vội vã dẫn đến thiếu thời gian cho ăn uống. Chính về thế, các mặt hàng ăn
nhanh trở thành ưu tiên cho sự lựa chọn và đáp ứng mức thời gian, nhu cầu cần thiết cho con
người nơi đây.
III.1.3. Tính hấp dẫn của thị trường
Sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh để đánh giá tính hấp dẫn
Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành
Công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Food)-có thể thấy hiện Masan
đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty Acecook, khi có chuỗi sản phẩm vô cùng chất
lượng từ hương vị đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó thương hiệu Masan
Food có 8 sản phẩm điển hình được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: : nước tương cao
cấp Chin-su, nước mắm cao cấp Chin-su hương cá hồi, nước tương đậu nành Tam Thái Tử
nhất ca, nước tương đậu nành Tam Thái Tử nhị ca, nước mắm Nam Ngư, mì ăn liền Omachi
sườn hầm ngũ quả, mì ăn liền Tiến Vua tôm sú nấu chua, mì ăn liền Tiến Vua bắp cải thịt
bằm.
Đặt tiêu chí “Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm,
chúng tôi luôn coi trọng yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho người sử
dụng. Với công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực
30
phẩm, Masan Food tự hào là nhà sản xuất các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng đảm bảo tốt nhất
về sức khỏe hiện nay, như: nước mắm không có urê và vi khuẩn gây hại, nước tương không
có độc tố
Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asian Food) -Trong thị trường thực phẩm ăn liền
Asian Food cũng là một đối thủ đáng gớm khi sở hữu hàng loạt thương nổi tiếng, điển hình bộ
sản phẩm chính của thực phẩm Á Châu là mì ăn liền, cháo ăn liền và phở ăn liền với các nhãn
hiệu uy tín mang tên Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng và Osami. Hiện nay thực phẩm Á
Châu đang tiếp tục mở rộng qui mô để phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng cảu khách hàng
trong và ngoài nước.
Sản phẩm mì ăn liền của Á Châu rất đa dạng và phong phú. Riêng nhãn hiệu gấu đỏ
bao gồm 9 loại sản phẩm, nhãn hiệu hello gồm 5 loại sản phẩm, Osami và Trứng Vàng là sản
phẩm mì ăn liền mới nhất gồm 3 loại sản phẩm. Trong nước, sản phẩm của Asian Food đã có
mặt trên khắp cả nước và hơn 80% người tiêu dùng tin dùng sản phẩm từ công ty, trên quy mô
thế giới, sản phẩm đã có mặt tại Châu Âu, Châu Mỹ,Châu Úc và Nam Phi, và các nước trong
khu vực, đặc biệt phải kể đến Cam-pu-chia, nơi sản phẩm của Thực Phẩm Á Châu chiếm lĩnh
hơn 50% thị phần Mì ăn liền tại nước này.

III.1.3.1. Áp lực từ nhà cung ứng:

Có thể nói công ty Acecook là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nên có
thể nói áp lực đến từ các nhà cung ứng là không nhiều ngược lại sực mạnh “mặc cả” của
Acecook đến các nhà cung ứng là rất cao.

III.1.3.2. Áp lực từ khách hàng:

Cũng như các doanh nghiệp khác, Acecook luôn phải đối đầu với áp lực từ
khách hàng. Luôn phải thường xuyên có các chương trình chăm sóc khách hàng và phải làm
khách hàng hài lòng. Bất cứ lúc nào khách hàng cũng có thể từ bỏ không dùng sản phẩm của
mình và chuyển sang dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đây là áp lực luôn theo đuổi các
doanh nghiệp và nó không bao giờ được giảm xuống cả. Ngay cả khi doanh nghiệp của mình
đang làm cho rất nhiều khách hàng hài lòng vào hôm nay, nhưng có thể ngày mai tất cả sẽ
thay đổi.Ngoài ra áp lực từ các nhà phân phối cũng không hề nhỏ khi hệ thống phân phối của
Acecook hiện nay không hề nhỏ khi nhãn hàng có mặt tại khắp các miền trong nước và nhiều
nơi trên thế giới Áp lực đến với doanh nghiệp thường là giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua
hàng.

III.1.3.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế:

Hiện nay, Acecook đã đưa ra hàng loạt các chiến lược phát triển sự đa dạng của sản
phẩm như Phở Đệ Nhất, Phở Xưa&Nay, hủ tiếu khô nhịp sống hương vị nam vang, Hủ tiếu
Nhịp Sống, Bún Hằng Nga, Miến Phú Hương. Các dòng sản phẩm trên đều vô cùng phổ biến
đối với người tiêu dùng hiện nay, xét về độ tiện lợi cũng như giá cả sẽ có rất ít áp lực từ các
sản phẩm thay thế khác, nếu có thì có thể kể đến một loại sản phẩm chưa được Acecook sản
xuất là cháo ăn liền, cơm ăn liền.

31
III.2. Xác định mục tiêu marketing trong 1 năm
Mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn
xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị
trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm
thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát
triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.
III.2.1. Xác định mục tiêu:
 Thu hút thêm khách hàng trong và ngoài nước
 Giữ vững khách hàng hiện tại
 Tăng doanh số bán hàng
 Ra mắt sản phẩm mới phục vụ thị trường
III.2.2. Mục tiêu marketing:
 Tăng thị phần từ khoảng 50% lên 55%
 Tăng mức độ bao phủ thị trường từ gần 100% lên 100%
 Tăng trọng lượng sản phẩm lên 15% (đối với các sản phẩm truyền thống) vẫn
giữ nguyên giá bán
III.2.3. Mục tiêu tài chính:
 Năm 2022, tổng sản lượng sản phẩm của Acecook bán ra thị trường trong nước
và ngoài nước khoảng 3,3 tỉ gói. Dự kiến năm 2023 khoảng 3,5 tỉ gói. Mục tiêu
năm 2024 khoảng 4 tỉ gói.
III.2.4. Đề xuất phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị

III.2.4.1. Xác định đối tượng mục tiêu:

Đối Thu nhập Đặc điểm


tượng

Trẻ em Độ tuổi này chưa phát triển cơ thể hoàn thiện đặc biệt là đường tiêu
hóa nên ưu tiên các sản phẩm có ít công đoạn chế biến, khẩu vị đơn
giản. Đề cao tiêu chí hình dạng sản phẩm và màu sắc bao bì bắt mắt
ưa nhìn.

Học sinh, Đây là giai đoạn tuổi trẻ năng động sôi nổi thích khám phá và trải
sinh viên nghiệm các khẩu vị mới. Tập trung phát triển các sản phẩm mới,
luôn bắt kịp xu hướng.

Người lao dưới Đa phần là người lao động chân tay. Nhu cầu khẩu vị không quá
động 8tr/tháng phức tạp và không quan tầm nhiều đến hình thức, quan tâm đến mức
giá và trọng lượng sản phẩm.

trên Đa phần là người lao động trí óc, bận rộn. Nhu cầu về sự tiện lợi và

32
8tr/tháng gọn gàng là trên hết, đi đôi với chất lượng sản phẩm và khẩu vị hấp
dẫn, không quan tâm nhiều đến giá cả.

Người ăn Là đối tượng đặc biệt chỉ sử dụng được những sản phẩm từ rau củ
chay quả và khẩu vị giản đơn.

Khu vực Đặc điểm

Thành Mức sống cao => Quan tâm chất lượng và hình thức sản phẩm như mức độ tiện
thị nghi, chất lượng dinh dưỡng, khẩu vị.

Nông Mức sống thấp=> Quan tâm đến giá cả và trọng lượng sản phẩm.
thôn

III.2.4.2. Xác định thị trường mục tiêu:

Mức độ hấp dẫn thị trường (10 điểm= hấp dẫn tuyệt đối, 0 điểm= không hấp dẫn)

ST Tiêu chí Trẻ HSSV Người lao động Người ăn


T em chay
dưới trên
8tr 8tr

1 Quy mô thị trường 6 8 10 9 4

2 Tăng trưởng thị trường 7 8 10 8 4

3 Tỷ suất lợi nhuận 5 8 10 8 4

4 Khả năng tiếp cận khách 6 8 9 9 5


hàng

5 Mức độ an toàn cạnh tranh 7 7 8 8 5

Trung bình 6,2 7,8 9.4 8,4 4,4

STT Tiêu chí Thành thị Nông thôn

1 Quy mô thị trường 9 10

33
2 Tăng trưởng thị trường 8 9

3 Tỷ suất lợi nhuận 8 9

4 Khả năng tiếp cận khách 8 8


hàng

5 Mức độ an toàn cạnh tranh 8 9

Trung bình 8,2 9

III.2.5. Kế hoạch thực hiện.


Kế hoạch thực hiện chia làm 3 giai đoạn : Đầu năm, giữa năm và cuối năm

III.2.5.1. Đầu năm : Bắt đầu từ 1/1/2024 đến 30/4/2024


III.2.5.1.1. Chương trình “ Chuyến xe sum vầy ”
* Thời gian thực hiện: 1/1/2024 -> 31/1/2024
* Quà tặng: 2500 vé xe về 55 tỉnh thành và 5000 voucher giảm 50% vé
xe.
* Thể lệ chương trình: Quà tặng áp dụng khi mua 1 thùng mì và kèm theo
minh chứng hoàn cảnh khó khăn tại điểm phân phối trực tiếp của
Acecook.
* Chi phí dự trù: 7.000.000.000 vnd
III.2.5.1.2. Chương trình khuyến mãi cho người dân miền Bắc
* Thời gian thực hiện: 1/1/2024 -> 31/3/2024
* Quà tặng: Giảm giá 30% đối với B to C và 32% đối với B to B áp dụng
với các sản phẩm của Hảo Hảo.
* Chi phí dự trù: 3.000.000.000 vnd
III.2.5.1.3. Quảng cáo đa phương tiện: 1/1/2024->30/4/2024
* Quảng cáo trên Tivi:
Thời gian thực hiện: 1/1/2024-> 29/2/2024
Chi phí dự trù 100.000.000.000 vnd
* Quảng cáo trên mạng xã hội và web:
Thời gian thực hiện:1/1/2024->30/4/2024
Chi phí dự trù 50.000.000.000 vnd
* Quảng cáo qua các banner ở vòng xuyến:
Thời gian thực hiện: 1/3/2024->30/4/2024
Chi phí dự trù: 10.000.000.000 vnd

34
III.2.5.1.4. Hợp tác cùng Celeb và KOL:
* Giai đoạn tháng 1: Hợp tác cùng Hieuthuhai
Thời gian thực hiện: 1/1/2024->31/1/2024
Chi phí dự trù: 1.000.000.000 vnd
* Giai đoạn tháng 3: Hợp tác cùng Độ Mixi
Thời gian thực hiện: 1/3/2024->31/3/2-2024
Chi phí dự trù: 1.000.000.000 vnd

III.2.5.2. Giữa năm: Bắt đầu ngày 1/5/2024 đến 31/8/2024


III.2.5.2.1. Chương trình khuyến mãi cho người dân miền Nam, Tây
* Thời gian thực hiện: 1/5/2024 -> 31/7/2024
* Quà tặng: Tặng bộ tô muỗng đũa bằng inox
* Thể lệ: Áp dụng khi mua 1 thùng mì của Acecook.
* Chi phí dự trù: 2.500.000.000 vnd
III.2.5.2.2. Dán poster tại các thang máy và lối đi bộ của trường học và
trung tâm thương mại
* Thời gian thực hiện: 1/5/2024->30/6/2024
* Chi phí dự trù: 5.000.000.000 vnd
III.2.5.2.3. Chương trình thiện nguyện lễ “ Vu Lan báo hiếu”
* Thời gian thực hiện: 1/8/2024-31/8/2024
* Quà tặng: Tặng mì chay tại các ngôi chùa vùng sâu vùng xa
* Chi phí dự trù: 10.000.000.000 vnd
III.2.5.2.4. Chương trình “Trung thu”
* Thời gian thực hiện: 15/8/2024-30/9/2024
* Quà tặng: Tặng lồng đèn trung thu
* Thể lệ: Áp dụng khi mua 1 thùng mì Acecook
* Chi phí dự trù: 1.000.000.000 vnd
III.2.5.2.5. Quảng cáo đa phương tiện: 1/5/2024->31/8/2024
* Quảng cáo trên Tivi:
Thời gian thực hiện: 1/5/2024-> 31/7/2024
Chi phí dự trù 50.000.000.000 vnd
* Quảng cáo trên mạng xã hội và web:
Thời gian thực hiện:1/5/2024->31/8/2024
Chi phí dự trù 35.000.000.000 vnd
* Quảng cáo qua các banner ở vòng xuyến:
Thời gian thực hiện: 1/5/2024->31/8/2024
Chi phí dự trù: 10.000.000.000 vnd

III.2.5.3. Cuối năm: Bắt đầu 1/9/2024 đến 31/12/2024

35
III.2.5.3.1. Chương trình “Ấm no mùa nước lũ miền Trung”
* Thời gian thực hiện: 1/9/2024-30/11/2024
* Quà tặng: Tặng 1 thùng mì cho mỗi hộ dân gặp khó khăn nặng nề.
* Chi phí dự trù: 25.000.000.000 vnd
III.2.5.3.2. Chương trình khuyến mãi cho người dân miền Trung
* Thời gian thực hiện: 1/9/2024-31/12/2024
* Quà tặng: Giảm 50% giá thành đối với người dân vùng lũ, chỉ áp dụng
với các sản phẩm Hảo Hảo.
* Chi phí dự trù: 10.000.000.000 vnd
III.2.5.3.3. Chương trình giải thi đấu thể thao điện tử - FiAceFacook tại
TP.HCM
* Thời gian thực hiện: 1/11/2024-30/11/2024
* Quà tặng: Mỗi tuần trao 1 Giải nhất - 20.000.000 vnd ; 3 Giải nhì -
10.000.000 vnd ; 5 Giải ba - 3.000.000 vnd ; Giải khuyến khích 2000
phần quà trong trò chơi.
* Thể lệ: mỗi một gói mì của Acecook sẽ có mã Code, nhập mã Code để
tìm đối thủ, tích lũy chiến thắng tổng hợp vào cuối tuần, sau khi kết
thúc 1 tuần sẽ trao phần thưởng.
* Chi phí dự trù: 1.000.000.000 vnd
III.2.5.3.4. Quảng cáo đa phương tiện: 1/9/2024->31/12/2024
* Quảng cáo trên Tivi:
Thời gian thực hiện: 1/10/2024-> 15/12/2024
Chi phí dự trù 70.000.000.000 vnd
* Quảng cáo trên mạng xã hội và web:
Thời gian thực hiện:1/9/2024->31/12/2024
Chi phí dự trù 32.000.000.000 vnd
* Quảng cáo các banner ở vòng qua xuyến:
Thời gian thực hiện: 15/9/2024->15/12/2024
Chi phí dự trù: 11.000.000.000 vnd
III.2.5.3.5. Hợp tác cùng Celeb và KOL: Hợp tác cùng Trường Giang, Nhã
Phương
* Thời gian thực hiện: 15/11/2024-31/12/2024
* Chi phí dự trù: 2.000.000.000 vnd

III.2.6. Sơ đồ gantt

Giai đoạn đầu năm

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

36
Chương trình 55 chuyến xe tết

Ưu đãi vùng miền (Bắc)

Quảng cáo đa phương tiện

Tham quan nhà máy Acecook

Hợp tác cùng các Celeb và KOL

Ra mắt sản phẩm mì chay mới

Giai đoạn giữa năm

Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8

Dán poster, banner tại các thang máy trường


đại học, trung tâm thương mại,...

Ưu đãi vùng miền (Nam, Tây)

Quảng cáo đa phương tiện

Tham quan nhà máy Acecook

Phát triển mô hình buffet mỳ tại Hồ Chí Minh

Chương trình trung thu

Chương trình thiện nguyện “Vu Lan báo


hiếu”

Giai đoạn cuối năm

Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Chương trình hỗ trợ đồng bào miền trung

Ưu đãi vùng miền (Trung)

37
Tham quan nhà máy Acecook

Quảng cáo đa phương tiện

Hợp tác cùng các Celeb và KOL

Tổ chức giải thi đấu thể thao điện tử

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Acecook. (n.d.). Retrieved from https://acecookvietnam.vn/lich-su-hinh-thanh/

Brade. (n.d.). Retrieved from https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-acecook-2/

FPT. (n.d.). Retrieved from https://www.scribd.com/document/539735508/1-Nhom-1-


Acecook

Pace. (n.d.). Retrieved from https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/marketing-la-


gi#:~:text=Marketing%20l%C3%A0%20t%E1%BA%A5t%20c%E1%BA%A3%20c
%C3%A1c,c%E1%BA%A7u%2C%20thu%20h%C3%BAt%20v%C3%A0%20gi
%E1%BB%AF

Truc, K. (n.d.). Retrieved from https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-


nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh/quan-tri-hoc/phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-
acecook/23088656

You might also like