You are on page 1of 2

Trong những năm vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đạt được những

thành công nhất định trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực nói chung, và cụ thể
hơn là triển khai tốt các kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực cho doanh nghiệp nói
riêng.. Tuy nhiên mọi việc đều có mặt tốt và chưa tốt của nó, trong quá trình triển khai
đào tạo và phát triển của EVN cũng gặp phải những khó khăn và hạn chế. Doanh
nghiệp cần có những thay đổi tích cực hơn để công tác triển khai đào tạo được hoàn
thiện, hướng tới kết quả đào tạo tốt hơn. Dưới đây là một số giải pháp nhóm đề xuất
EVN có thể xem xét áp dụng như:
Thứ nhất, cần xác định cụ thể số lượng cán bộ, công nhân viên có nhu cầu và
cần được đào tạo. Việc xác định không rõ ràng về số lượng đối tượng thụ hưởng đào
tạo có thể tạo ra lỗ hổng trong chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện khoá đào tạo và
gây ra sự tốn kém thời gian cho cá nhân người tham dự. Ví dụ một lãnh đạo đã đảm
bảo chuyên môn về quản trị doanh nghiệp, quản lý nhân sự cấp thấp hơn, người này
không có nhu cầu đào tạo thêm nhưng doanh nghiệp vẫn buộc người này phải tham
dự. Điều này dẫn đến việc vị lãnh đạo kia phải bỏ thêm thời gian đáng ra có thể làm
thêm việc để học lại điều mà bản thân đã nhuần nhuyễn, công ty cũng tốn chi phí đào
tạo mà người được thụ hưởng không thể nâng cao kiến thức, kĩ năng hơn.
Thứ hai, cử người theo dõi quá trình triển khai đào tạo. Doanh nghiệp cần cử
người có kiến thức chuyên môn cao, khả năng nhìn nhận tốt để giám sát quá trình triển
khai công tác đào tạo. Việc thực hiện đào tạo nếu không có người theo dõi, giám sát sẽ
có thể bị lệch khỏi kế hoạch ban đầu dẫn đến không đạt được mục tiêu đào tạo đã đề
ra. Mặt khác, khi có người giám sát nhìn nhận tổng thể quá trình, công ty sẽ dễ dàng
thấy được những hạn chế trong quá trình triển khai để từ đó rút ra kinh nghiệm khi
triển khai những khoá đào tạo sau. Bên cạnh đó, giám sát viên cũng có thể quản lý
được mức độ chi tiêu cho học liệu, vật chất cần thiết và giảng viên, tránh tường hợp
tham ô ngân sách cho việc đào tạo.
Thứ ba, lập danh sách rủi ro có thể xảy ra trong khi triển khai đào tạo. Trong
quá trình triển khai đào tạo có thể xảy ra những rủi ro bất ngờ như giảng viên hướng
dẫn không thể tới giảng dạy như kế hoạch ban đầu, số lượng học viên không đạt đủ so
với kế hoạch, trang thiết bị hỏng bất chợt,… Việc lập danh sách rủi ro trước giúp
doanh nghiệp lường trước các nguy cơ ngăn cản quá trình triển khai đào tạo, dựa trên
đó để xây dựng các giải pháp xủa lý rủi ro nhanh chóng nhằm giúp công tác triển khai
đào tạo diễn ra một cách suôn sẻ.
Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy. EVN cần kết hợp thêm nhiều phương
pháp giảng dạy mới mẻ hơn bên cạnh những phương thức giảng dạy truyền thống. Các
phương pháp mới như truyền tải kiến thức dựa trên trao đổi kinh nghiệm với người
học, hay tổ chức thảo luận theo từng nhóm, cho học viên áo dụng kiến thức học được
vào việc làm ngay. Ví dụ khi thực hiện đào tạo chuyể đổi số, thay vì giảng dạy khô
khan lý thuyết, doanh nghiệp có thể đưa yêu cầu tới học viên như phân tích hệ thống
thông tin 4.0, phân tích Big data, áp dụng ngay vào nhiệm vụ. Với những phương pháp
mới học viên sẽ hứng thú hơn, sẵn sàng tham gia đào tạo, góp phần giúp quá trình triển
khái đào tạo diễn ra như dự định.

Nhìn chung các giải pháp được nêu trên không thể khiến công tác triển khai đào
tạo và phát triển nhân lực tại EVN hoàn hảo nhất nhưng nó phần nào giúp EVN thực
hiện công tác này tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.

You might also like