You are on page 1of 13

Lời mở

Trên đại dương mênh mông tri thức ấy, biết bao con tàu cùng đoàn thủy thủ đã ra khơi chinh
phục những chân trời mới. Thầy cô – những người thuyền trưởng tài ba luôn sát cánh bên thủy
thủ chúng em vượt qua ngàn trùng dương xa xôi, mở ra cho chúng em những ánh sáng mới. Hôm
nay đây chúng em đang từng bước trưởng thành dưới mái trường sư phạm được thầy cô truyền
đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu để chúng em có thể trở thành những thuyền trưởng
tương lai, tiếp nối con đường thiêng liêng cao cả là tiếp tục dẫn dắt những mầm non tương lai
chinh phuc hải trình tri thức…”
Lich sử về ngày nhà giáo Việt Nam
Tháng 01.1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở
Pari lấy tên là FISE

Nǎ m 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế
các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương
với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây
dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà
giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có
57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30.8.1957
tại Warszawa, lấy ngày 20.11.1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo

Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎ m
sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam
Việt Nam. 

Ý nghĩa
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của người Việt, vì vậy, ngày 20 tháng
11 hằng năm giống như một ngày hội của ngành giáo dục Việt Nam, phù hợp với
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng
đạo. Đây cũng là dịp đặc biệt để bao thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh có
những hoạt động tôn vinh, tri ân công lao dạy dỗ của người giáo viên.
Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh
các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy
báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây
cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa
đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.
phụ huynh và học sinh cũng thường chuẩn bị những bó hoa tươi, những tấm thiệp
đẹp ghi những lời chúc ý nghĩa và những món quà bất ngờ để tri ân các thầy cô,
những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên
Thơ
Người lái đò
Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...

Thầy
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...


Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi


Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu...
Nhớ cô giáo trường làng cũ
Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô!

Ơn thầy
Tác giả: Vũ Hồng Tâm
Trăm năm Đạo giữ ở đời
Tiên học chữ Lễ sau rồi chữ Văn
Ơn thầy khai sáng chữ Nhân
Công thầy vun đắp bao lần chữ Tâm
Dạy luôn chữ Hiếu tình thâm
Khắc ghi chữ Nghĩa theo năm tháng ngày
Chữ Đức thầy dạy đến nay
Cả luôn chữ Tín mai này lập danh
Chữ Trung thấm nghĩa sẽ thành
Có thêm chữ Chí xứng anh hùng rồi
Chữ Hướng làm vốn cuộc đời
Theo cùng năm tháng chữ Người đã lên
Lời thầy em vẫn không quên
Bao nhiêu chữ ấy mang bên suốt đời
Cho dù vật đổi sao rời
Ơn thầy khắc cốt những lời năm xưa
Ca dao tục ngữ
Tiên học lễ, hậu học văn

Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

Không thầy đố mày làm nên

Một gánh sách không bằng một giáo

Muốn sang thì bắc cầu Kiều


Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Ơn thầy không bằng gốc bễ,


Nghĩa thầy gánh vác cuộc đời học sinh.

 Chữ thầy trong cõi người ta


Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.

 Ai người đánh thức đêm trường mộng


Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
Ai thắp lửa bồ đề tỏa sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian.

Cơm cha áo mẹ chữ thầy


Gắng công mà học có ngày thành danh
Văn
Thầy cô như thể mẹ cha
Tác giả: Trần Thanh Sương

Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công
nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những
người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối
với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là
những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô: “Kính thầy mới được
làm thầy” Hay: “Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” Thật vậy, nếu không có thầy
cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt
chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết
chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú
vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa
tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em
đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn
thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học
kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh- những con đò cập bến. Hết chuyến đò này đến
chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết
bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt.

Công ơn của thầy cô thật là to lớn. Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp
sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của
lứa tuổi học sinh: ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy
phá, thậm chí vô lễ với thầy cô… Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân
cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là
đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức,
vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau. Hiện tại, em là học sinh lớp
bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một
ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất
buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học
ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy
chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng… nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi
dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em
trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn
nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người
cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Thầy cô: Ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ
ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp
tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm
mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng
em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo
chúng em bao tháng ngày qua: “Thầy cô như thể mẹ cha. Kính yêu, chăm sóc mới là
trò ngoan”.

Công ơn thầy cô
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy
cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới
trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép
gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình,
người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người
lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong
chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong
cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự
bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng
em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến
thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa.
Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ
làm cho chúng em.

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp
nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi của cả sự ngỗ
nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng
em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã
được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó,
thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải
phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến
thức.

Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một
sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở.
Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho
chúng em một tương lai tươi đẹp. Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường
Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì
chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo
không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha người mẹ.

Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của
chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ
học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và
thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ
phép. Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo. Phải chăng thầy cô đã
luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn
dạy bảo chúng em. Vâng, tất cả, tất cả từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều
cao cả nhất chúng em đều coi trọng vì đó là tình thương mênh mông như trời biển
của thầy cô dành cho chúng em.

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu
tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác
nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực
thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô
những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào
những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô
dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào
về chúng em, để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là
người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để
không phụ lòng thầy cô.
Nhạc
Truyện
Người thầy và những tờ tiền cũ
900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có
ai để khóc.
Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy
không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó...
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám
nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần
là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta"!... Thầy là
người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể".
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó... Năm năm trời,
hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học "nhân-lễ-
nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là "bí kíp" rồi dặn chỉ lúc
nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không "cảnh giác" thừa. Gói "bí kíp" mà
lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai
lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó
tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng
10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những
đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm,
thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những
lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)... Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.
Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba
chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia:
"Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới
biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã...".
Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe
mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ
10.000 đồng lấp lánh... Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay
tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm... Nó chợt tỉnh, nước mắt lại
lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở:
"Thầy ơi... sao không đợi con về...!?".
Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho
đến khi nó kịp trở về.
20/11
" Thầy ơi...sao không đợi con về...! ? "
Sưu tầm

Ông giáo và tách cafe


Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo
cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống
và công việc…
Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều
cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng
thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái
được chế tác rất tinh xảo…

Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng:
“Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền
luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.

Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muốn điều tốt đẹp nhất cho bản thân
nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.
Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê
đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số
khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.

Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý
thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.

Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội
là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có
không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.

Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã
ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt
nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.

Sưu tầm
Danh ngôn
"Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã
hội, có khả năng dung lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc
nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con
người." (Xukhomlinxki)

Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy
giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế - Philoxene de Cythere

 Nhiệm vụ của người thầy xuất sắc là kích thích học trò chắc chỉ trung bình nỗ lực
phi thường. Vấn đề khó khăn không phải trong việc xác định những người chiến
thắng, mà là trong việc tạo ra những người chiến thắng trong số những người bình
thường.- K. Patricia Cross

 Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước, phải
trọng dụng người tài.- Chiếu Lập Học

Hãy cùng nhìn lại và dành sự ghi nhận đối với những giáo viên tài năng, tỏ lòng biết
ơn đối với những người đã chạm đến cảm xúc con người. Các chương trình giảng
dạy quá nhiều kiến thức nhưng chính sự trìu mến của các thầy cô đã giúp vun đắp
tâm hồn trẻ thơ - Carl Jung

Một giáo viên bình thường giải thích các vấn đề phức tạp còn một giáo viên tài năng
lại hé lộ những điều đơn giản - Robert Brault

 
Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. – Ngạn
ngữ Gruzia

Một thầy giáo tuyệt vời cũng chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số
ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lý
trí và tinh thần - John Steinbeck

Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học
sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào,
bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay
trách phạt nào khác. – Usinxki

You might also like