You are on page 1of 5

Nghiên cứu: 'Thủ phạm thầm lặng' gây hại cho

tim, khiến người trẻ tại Mỹ tăng nguy cơ đột tử


Mây | 17/09/2022 19:41
ĐỌC BÀI - 4:30

Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho tim
và khiến người trẻ tại Mỹ tăng nguy cơ đột tử.
 Phòng ngừa vô sinh ở nam giới: Khi “phái mạnh” cũng cần được quan tâm  
 6 ca tử vong do nhiễm virus Adeno: Dấu hiệu nhận biết cha mẹ cần lưu ý  
 Tập thể dục trước khi ngủ có gây khó ngủ? 2 lưu ý khi tập giúp giấc ngủ ngon hơn  
Nghiên cứu
Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ đã theo dõi tình trạng sức khỏe của
những thanh niên (độ tuổi trung bình khoảng 17) tiếp xúc với ô nhiễm không khí và phát
hiện ra rằng 4/5 thanh niên gặp tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Các nhà
khoa học cho biết tình trạng này có thể là do họ đã tiếp xúc với các hạt bụi mịn trong
không khí ô nhiễm.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khói xe ô tô, xe buýt và khói từ các nhà máy có thể gây
ra tình trạng rối loạn nhịp tim ở thanh thiếu niên - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
hoặc thậm chí là đột tử.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania phát hiện ra rằng gần 80% thanh niên
khoảng 17 tuổi sống ở thành thị, nơi mà họ tiến hành theo dõi đã mắc phải tình trạng rối
loạn nhịp tim. Nguyên nhân có thể là do các hạt bụi từ khí thải đi vào phổi và máu, gây ra
viêm nhiễm, khiến nhịp tim bị rối loạn.
Chất lượng không khí ở nhiều thành phố của Hoa Kỳ vốn đã được cải thiện đáng kể kể từ
những năm 70 và 80 nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo rằng lượng khói thải ra từ các
phương tiện giao thông và khí thải công nghiệp vẫn là mối nguy hiểm đối với sức khỏe
người dân. Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khoảng một tỷ người
đang phải hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày.
Các nhà khoa học cho biết đây là lần đầu tiên họ phát hiện nhóm đối tượng thanh niên có
thể đối mặt với các vấn đề sức khỏe tim mạch do ô nhiễm không khí.

Ảnh minh họa: Nhóm đối tượng thanh niên có thể đối mặt với các vấn đề sức khỏe tim mạch do ô nhiễm
không khí.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà khoa học
đã phân tích lại dữ liệu của khoảng 700 trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 tại Harrisburg,
Pennsylvania, Hoa Kỳ để kiểm tra sức khỏe tim mạch của họ.
PM 2.5 là loại bụi được hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp
chất kim loại khác, thường được tạo ra khi đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch. PM 2.5
có thể bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào mắt, tai, mũi, họng rồi gây kích ứng.
Sau 7 năm rưỡi, những người tham gia nghiên cứu được mời đến tái khám, hầu hết họ
đều nằm trong độ tuổi từ 13 đến 19. Nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng mỗi người đều tiếp
xúc với khoảng 17 microgram các hạt bụi mịn PM 2.5 trong không khí mỗi ngày, bằng
nửa giới hạn an toàn do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đặt ra.
Trong suốt thời gian tham gia nghiên cứu, những người tham gia được gắn đồng thời cả
thiết bị theo dõi mức độ ô nhiễm không khí và một thiết bị riêng để kiểm tra nhịp tim
hàng ngày.
Nhóm nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu về hai tình trạng gây ra rối loạn nhịp tim, bao
gồm: Ngoại tâm thu nhĩ (khi tâm nhĩ gửi tín hiệu điện sớm sau khi nhịp đập trước kết
thúc làm tim co lại sớm hơn bình thường) và ngoại tâm thu thất (cơn co bóp thêm bất
thường ở tâm thất, xảy ra quá sớm trước khi tâm nhĩ báo tín hiệu co bóp).
Kết quả cho thấy trong khoảng thời gian nghiên cứu, có 79% người tham gia gặp tình
trạng nhịp tim không đều trong 24 giờ. Trong đó có 48% gặp cả 2 tình trạng ngoại tâm
thu nhĩ và ngoại tâm thu thất, 40% mắc ngoại tâm thu nhĩ và 12% mắc ngoại tâm thu thất.
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim
Những người mắc rối loạn nhịp tim có thể cảm thấy dấu hiệu như đánh trống ngực, tim
đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn thậm
chí còn có thể cảm nhận được các cơn đau tức ngực, khó thở hoặc ngất xỉu.
Các bác sĩ cảnh báo tình trạng rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
mạch và đột quỵ. Và trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim còn có thể gây ra đột tử
do tim ngừng bơm máu.
Ảnh minh họa: Một số trường hợp mắc rối loạn nhịp tim nghiêm trọng còn có thể cảm nhận được các cơn
đau tức ngực, khó thở hoặc ngất xỉu.

Kết
Bác sĩ Fan He, chuyên gia y tế cộng đồng và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết:
“Nghiên cứu của chúng tôi có thể quan sát thấy các tác động đáng kể của ô nhiễm không
khí đối với chứng rối loạn nhịp tim. Vì vậy, ô nhiễm không khí là một tình trạng đáng
báo động, có thể gây hại cho sức khỏe”.
“Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên sống ở những khu vực có không khí ô
nhiễm như khu vực nội thành sẽ có nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim cao hơn”.
Do đó, để bảo vệ cơ thể trước các tác động của ô nhiễm không khí, chuyên gia Fan He
khuyến nghị mọi người nên đeo khẩu trang và tránh hoạt động thể chất mạnh ở ngoài trời
vào các thời điểm chất lượng không khí kém, chẳng hạn như giờ cao điểm vào buổi sáng.
Bác sĩ Robert Brook, chuyên gia về bệnh tim mạch tại Đại học Wayne State, Hoa Kỳ, cho
biết: “Điều thú vị và quan trọng nhất của nghiên cứu này là nghiên cứu cho thấy những
thanh thiếu niên - nhóm đối tượng tương đối khỏe mạnh cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng
tới sức khỏe khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí”.
“Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngay cả những thanh thiếu niên khỏe mạnh cũng có thể bị
ảnh hưởng bởi các vấn đề tim mạch, gây bất lợi cho sức khỏe”.
Chuyên gia Robert Brook nói thêm: “Nghiên cứu cũng đóng góp thêm vào việc giải thích
yếu tố tiềm ẩn và thời gian bắt đầu chứng rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ đột tử ở một
số người trẻ tuổi”.
Nguồn: Dailymail

You might also like