You are on page 1of 2

FANPAGE: CAM – OLYMPIC SINH HỌC ĐỀ LUYỆN TẬP DỰ THI CHỌN ĐTQG

Chuyên đề: Di truyền học


Thời gian: 120 phút
(Đề có 10 câu gồm 02 trang)

Câu 1 (1,0 điểm)


Người ta đã phân lập được 5 dòng vi sinh vật đột biến khuyết dưỡng khác nhau. Để có thể sinh trưởng
được, tất cả các dòng đột biến này đều cần phải có chất G. Các chất A, B, C, D, E là những chất nằm trong con
đường chuyển hoá để tạo thành chất G nhưng người ta chưa biết trình tự chính xác của chúng. Để xác định trình
tự chính xác của các hợp chất nói trên trong con đường chuyển hóa thành chất G, người ta đã tiến hành nuôi cấy
các dòng đột biến trên với việc bổ sung vào môi trường những chất cần thiết cho sự sinh trưởng của chúng. Kết
quả thí nghiệm được trình bày ở bảng bên dưới. Dấu (+) cho thấy dòng đột biến sinh trưởng được khi cho hợp
chất tương ứng vào môi trường còn dấu (-) chỉ dòng đột biến không sinh trưởng được.
Các chất được cho vào môi trường
Dòng đột biến
A B C D E G
1 - - - + - +
2 - + - + - +
3 - - - - - +
4 - + + + - +
5 - + + + - +
Hãy xác định trình tự các chất A, B, C, D và E trong con đường chuyển hoá tạo chất G và giải thích các
đột biến gen ở các dòng đột biến đã làm sai hỏng enzim nào trong con đường chuyển hoá tạo thành chất G.

Câu 2 (1,0 điểm)


Prôtêin kháng tripsin là prôtêin có khả năng ức chế một số loai prôtêaza. Prôtêin này do tế bào gan sản
sinh và được tiết vào máu. Một đột biến xảy ra trong gen mã hóa prôtêin kháng tripsin làm thay thế một axit
amin, dẫn đến trong máu người bệnh không có prôtêin kháng tripsin và người bệnh suy giảm khả năng kiểm
soát tripsin. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm hoạt tính của prôtêin đột biến trong điều kiện in vitro (ngoài
cơ thể) thì prôtêin này có khả năng ức chế prôtêaza.
a) Giải thích cơ chế gây bệnh suy giảm khả năng kiểm soát tripsin của người mang đột biến này.
b) Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh cơ chế gây đột biến trên.

Câu 3 (1,0 điểm)


Tại sao trong quá trình sao chép ADN trong các tế bào sống (in vivo) cũng như sao chép ADN trong ống
nghiệm (in vitro) đều cần có sự tham gia của mồi (primer)? Nêu sự khác nhau của mồi trong sao chép ADN in
vivo với mồi trong sao chép ADN in vitro. Vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 4 (1,5 điểm)


a) So sánh ARN mạch đơn kích thước nhỏ (miARN) và ARN can thiệp kích thước nhỏ (siARN).
b) Cả tế bào gan và tế bào thuỷ tinh thể đều chứa các gen mã hoá cho các protein albumin và crystallin,
nhưng chỉ có tế bào gan tổng hợp albumin và chỉ có tế bào thuỷ tinh thể tổng hợp crystallin. Dựa vào cơ chế
điều hoà trước phiên mã hãy giải thích tại sao albumin xuất hiện trong tế bào gan nhưng không có ở tế bào thuỷ
tinh thể và ngược lại crystalline xuất hiện trong tế bào thuỷ tinh thể nhưng không có trong tế bào gan ?

Câu 5 (1,5 điểm)


Lai phân tích cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn dị hợp tử về 3 cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thu
được: 165 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 37 cây thân cao; hoa đỏ, quả dài; 157 cây thân thấp, hoa đỏ, quả
tròn; 33 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn; 64 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 11 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn;
59 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 9 cây thân thấp, hoa trắng, quả dài.
Xác định trật tự của 3 gen nói trên và khoảng cách giữa chúng theo đơn vị cM. Tính hệ số nhiễu nếu có
Câu 6 (1,0 điểm)
Tật nhiều ngón tay ở người được biết là do alen đột biến trội rất hiếm gặp trên nhiễm sắc thể thường qui
định. Alen lặn cho kiểu hình 5 ngón bình thường. Phả hệ dưới đây cho thấy một điều khác thường là khi cả hai
bố, mẹ bình thường lại sinh ra người con bị nhiều ngón tay. Theo phả hệ này thì cơ chế di truyền nhiều khả
năng nhất gây nên tật nhiều ngón tay là gì? Giải thích và viết kiểu gen có thể có của các cá thể I1, I2, II6, II10 và
III8.

Câu 7 (1,0 điểm)


Ở một quần thể động vật sinh sản hữu tính, giới đực là dị giao tử (XY), giới cái là đồng giao tử (XX), có
tần số alen A (nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể X) tại thế hệ thứ hai ở giới đực là 0,4 và ở giới
cái là 0,5. Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau qua các thế hệ.
Hãy xác định tần số alen A ở giới đực và giới cái tại thế hệ thứ nhất (thế hệ đầu tiên) và thế hệ thứ tư.
Độ chênh lệch tần số alen A giữa giới đực và giới cái qua các thế hệ ngẫu phối có sự biến đổi như thế nào?

Câu 8 (1,0 điểm)


Giải thích cơ chế xác định giới tính của người và ruồi giấm Drosophila trong các trường hợp dưới đây:
NST giới tính
XXY XO
Loài

Người Nam Nữ

Ruồi giấm Cái Đực

Câu 9 (1,0 điểm)


Có ba loại đột biến (M1, M2 và M3) khác nhau của cùng một gen. Khi điện đi trên gel để phân
tích ARN và prôtêin của các gen đột biến M1, M2, M3 và gen trước đột biến (kí hiệu ĐC) thu được kết
quả như hình dưới đây:
Phân tích ARN Phân tích Prôtêin
Kích thước: Nhỏ → Lớn
Kích thước: Nhỏ → Lớn

Hãy cho biết M1, M2, M3 thuộc những kiểu đột biến nào? Giải thích.

----------HẾT-----------

You might also like