You are on page 1of 4

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

I- CHƯƠNG 1
1- Trắc nghiệm
1.1. Học thuyết kinh tế là:
a. Tư duy kinh tế của các cá nhân được cụ thể hóa bằng ngôn ngữ và chứ viết.
b. Những hiện tượng kinh tế được lặp đi lặp lại thường xuyên.
c. Là tư tưởng kinh tế của con người được trình bày thành một hệ thống lí luận.
d. Ý kiến khác
1.2. Đối tượng của môn Lịch sử học thuyết kinh tế là:
a. Các quan điểm kinh tế.
b. Hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp trong lịch sử.
c. Các hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp
trong lịch sử.
d. Ý kiến khác.
1.3. Đối tượng của môn LSCHTKT là một bộ phận cấu thành đối tượng
của môn:
a. Lịch sử kinh tế chính trị.
b. Lịch sử Tư tưởng kinh tế
c. Kinh tế học
d. Lịch sử kinh tế
1.4. Phương pháp nghiên cứu môn LSCHTKT là:
a. Duy vật biện chứng
b. Thực hiện triệt để nguyên lịch sử
c. Phê phán, phân tích, tổng hợp.
d. Tiếp cận có hệ thống
e. Cả a, b, c, d.
1.5. Việc nghiên cứu môn LSCHTKT có ý nghĩa:
a. Hiểu sâu sắc và hoàn chỉnh Kinh tế chính trị
b. Mở rộng và nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trường.
c. Hiểu và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng ta hiện nay.
d. Cả a, b, c.
1.6. Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên của:
a. Giai cấp quý tộc phong kiến ở Tây Âu.
b. Chính phủ tư sản
c. Những người đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội TBCN.
d. Hệ tư tưởng tư sản trong kinh tế chính trị
e. Ý kiến khác
1.7. Vấn đề cơ bản của LSCHTKT là:
a. Tiền tệ
b. Giá trị hàng hóa
c. Vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế
d. Cả a, b, c đều đúng

2. Tự luận
2.1. Lịch sử các học thuyết kinh tế là gì? Hãy làm rõ đối tượng nghiên cứu
của LSCHTKT. Môn học lịch sử các học thuyết kinh tế có mối quan hệ
như thế nào với môn học Lịch sử các tư tưởng kinh tế?
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình
phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm
kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau.
Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là các hệ thống
quan điểm kinh tế của đại biểu các giai cấp khác nhau trong hình thái kinh tế-
xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định, chỉ ra những cống
hiến, phê phán có tính lịch sử của những quan điểm đó.
Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ nghiên cứu những quan điểm kinh tế đã được
hình thành một hệ thống nhất định. Những quan điểm kinh tế chưa thành hệ
thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế.
2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học lịch sử các học thuyết kinh tế đối
với các sinh viên ngành kinh tế?
Đối với sinh viên các trường đại học thuộc khối kinh tế, việc nghiên cứu lịch sử
các học thuyết kinh tế là rất cần thiết, là một bộ phận không thể tách rời của
việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG II
1. Trắc nghiệm
1.1. Học thuyết trọng thương ra đời trong thời kì:
a. Chiếm hữu nô lệ
b. Phong kiến
c. Nảy sinh chủ nghĩa tư bản
d. Phát triển chủ nghĩa tư bản
1.2. Học thuyết trọng thương ra đời trong thời kì:
a. Tích lũy tư bản
b. Tích lũy nguyên thủy tư bản
c. Chủ nghĩa tư bản thắng lợi hoàn toàn
d. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1.3. Học thuyết trọng thương coi của cải là:
a. Tài nguyên thiên nhiên
b. Ruộng đất
c. Người dân
d. Không có phương án đúng
1.4. Học thuyết trọng thương coi nguồn gốc cả cải là:
a. Nông nghiệp
b. Công nghiệp
c. Thương mại
d. Vận tải
1.5. Học thuyết trọng thương:
a. Đã phát hiện ra quy luật kinh tế
b. Đã áp dụng đúng và đầy đủ các quy luật kinh tế
c. Chưa phát hiện ra quy luật kinh tế
d. Không có phương án đúng
1.6. Học thuyết trọng thương coi:
a. Nhà nước là công cụ bạo lực
b. Nhà nước là công cụ bảo vệ đất nước
c. Nhà nước là công cụ làm giàu
d. Nhà nước là công cụ bảo vệ pháp luật
1.7. Học thuyết trọng thương chính muồi nhất về lí luận ở:
a. Tây Ban Nha
b. Pháp
c. Ý
d. Anh
1.8. Phái trọng thương:
a. Thuộc phái cổ điển
b. Thuộc phái trọng nông
c. Thuộc phái tiểu tư sản
d. Không có phương án đúng
1.9. Trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời trong thời kì:
a. Tích lũy nghuyên thủy tư bản
b. Phát sinh chủ nghĩa tư bản
c. Phát triển chủ nghĩa tư bản
d. Tan rã chủ nghĩa tư bản
1.10. Theo quan niệm Các mác nhà kinh tế học nào không thuộc về trường
phát Kinh tế chính trị cổ điển:
a. Koltber
b. Ricado
c. Sismondi
d. Turgot
1.11. Theo quan điểm của Kinh tế chính trị tự sản cổ điển, lĩnh vực nào sau
đây tạo ra của cải:
a. Sản xuất
b. Phân phối
c. Trao đổi
d. Tiêu dùng
1.12. Trường phái kinh tế chính tri tư sản cổ điển là trường phái:
a. Đầu tiên sáng lập ra học thuyết kinh tế
b. Kêu gọi nhà nước can thiệp vào kinh tế
c. Bảo vệ chế độ tư hữu tài sản
d. Bảo vệ chế độ nông nô
1.13. Trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển:
a. Thừa nhận sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế
b. Thừa nhận nền kinh tế tự điều tiết
c. Phủ nhận chế độ tư hữu
d. Phủ nhận chế độ lao động làm thuê
1.14. W.Petty:
a. Là nhà kinh tế học Pháp
b. Là người sáng lập ra phái cổ điển Pháp.
c. Là người sáng lập ra phái cổ điển Anh
d. Là nhà trọng thương Pháp

You might also like