You are on page 1of 16

Thầy Đinh Quốc Hưng Số ĐT: 09.8843.

8842
Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên

ÔN TẬP CHƯƠNG I
CƠ CHẾ DI TRUYỀN – BIẾN DỊ (10)

Đáp án - Lời giải chi tiết


Câu 1. Chọn đáp án D.
Axit amin là đơn phân cấu tạo của Prôtêin.
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên các phân tử ADN, ARN (mARN, tARN, rARN).
Câu 2. Chọn đáp án B.
+ Trong quá trình dịch mã, mARN được sử dụng làm khuôn cho quá trình dịch mã.
+ ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã, nó chỉ làm khuôn để tổng hợp nên mARN, chính
mARN mới tham gia trực tiếp cho quá trình dịch mã.
+ tARN mang các bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo đúng nguyên tắc bổ sung.
+ rARN là thành phần cấu trúc của riboxom tham gia vào dịch mã.
Câu 3. Chọn đáp án D.
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có: %A + %G = 50%  %G = 50% – %A= 40%.
Câu 4. Chọn đáp án B.
Vì đột biến đa bội làm tăng số lượng bản sao của gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen.
 A sai. Vì làm tăng số lượng alen trong tế bào.
 C, D sai. Vì không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
Câu 5. Chọn đáp án D.
 D sai. Vì thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
 A đúng. Vì đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen
trong trường hợp thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc chính nó, thay thế cặp G-X bằng cặp X-G hoặc
chính nó.
 B đúng. Đột biến điểm có thể có hại, có lợi, hoặc trung tính với thể đột biến.
 C đúng. Đột biến gen có thể làm tăng hoặc giảm số lượng liên kết hiđro của gen.
Ví dụ: Đột biến mất 1 cặp A-T làm giảm 2 liên kết hiđro của gen.
Câu 6. Chọn đáp án B.
Vì đột biến lặp đoạn có thể có lợi, cũng có thể có hại hoặc trung tính cho thể đột biến.
Câu 7. Chọn đáp án A.
Cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST giảm phân I,
giảm phân II diễn ra bình thường thì sẽ tạo ra các giao tử đột biến là AaBb và giao tử O.
Giao tử đột biến AaBb này kết hợp với giao tử Ab sẽ tạo cơ thể AAaBbb.
Câu 8. Chọn đáp án D.
Các phát biểu I, III đúng.  Đáp án D.
 I đúng. Vì thể đột biến có bộ NST 2n nên mỗi giao tử đều có n NST. Vì 2n = 24 nên giao tử có 12
NST.
 II sai. Gen bị đột biến mất đoạn chỉ liên quan đến các gen nằm ở đoạn NST bị mất. Các gen khác
thường không ảnh hưởng.
 III đúng. Vì đột biến ở 1 NST của cặp số 5 nên tỉ lệ giao tử đột biến = 1/2 = 50%.
 IV sai. Vì sau khi bị mất đoạn thì các gen còn lại vẫn có khả năng nhân đôi bình thường.
Câu 9. Chọn đáp án A
Câu 10. Chọn đáp án A
Câu 11. Chọn đáp án D
 A. Sai. Vì ( n )  ( n + 1)  2n + 1: thể lệch bội.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


1
(09.8843.8842)
 B. Sai. Vì ( n − 1)  ( n + 1)  2n − 1 + 1: thể lệch bội.
 C. Sai. Vì ( 2n )  ( 2n )  4n : thể đa bội chẵn.
 D. Đúng. Vì ( n )  ( 2n )  3n : thể đa bội lẻ.
Câu 12. Chọn đáp án A
Giao tử có bộ NST n =12.
Câu 13. Chọn đáp án D
A sai vì trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen do sự kết
cặp nhầm giữa các bazo nito dạng hiếm.
B sai vì thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C sai vì đột biến xoma không được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
Câu 14. Chọn đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa
bị đột biến là mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các
gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu truc của mARN ở gen bị đột biến
mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có
thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản
sự phiên mã của các gen Z, Y, A.
II sai. Vì gen điều hòa không phiên mã thì các gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã.
Câu 15. Chọn đáp án B
Cả 4 phát biểu đúng.
 I đúng. Vì đảo đoạn làm thay đổi vị trí của các gen.
 II đúng. Vì chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi thành phần và số lượng gen ở 2 NST bị đột biến.
 III đúng. Vì nếu đoạn NST bị mất chỉ chứa một gen có hại thì đột biến đó đã loại bỏ gen có hại ra khỏi
kiểu gen.
 IV đúng. Vì lặp đoạn sẽ làm cho A và a cùng nằm trên 1 NST.
Câu 16. Chọn đáp án C
Cả 4 phát biểu đều đúng. Giải thích:
• I đúng vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là ( 23 − 2 ) .k → 6k = 60 → k = 10 .
• II đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo số phân tử ADN bằng 10  25 = 320
phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10  ( 24 − 2 ) = 140 .
→ Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 10  2  25 − 140 = 500.
• III đúng vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 10  ( 25 + 2 − 24 ) = 180.
• IV đúng vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa
cả 2 loại N14 và N15 bằng số phân tử ADN có N14 = 10  ( 24 − 2 ) = 140.
Câu 17. Chọn đáp án A
 Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên
trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án 4 đúng.
 I sai. Vì nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng 1 NST thì các đoạn bị mất chỉ chứa các gen
khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


2
(09.8843.8842)
 II sai. Vì nếu mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu
hình khác nhau.
 III sai. Vì nếu mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng 1 NST thì số lượng gen bị mất cũng khác
nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
Câu 18. Chọn đáp án B.
Có 3 côđon mang tín hiệu kết thúc dịch mã, đó là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
Câu 19. Chọn đáp án B.
Có 2 loại đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào, đó là đột biến lệch bội và đột biến đa bội (tự
đa bội và dị đa bội).
Trong các dạng đột biến, đột biến đảo đoạn và lặp đoạn là các dạng đột biến cấu trúc NST, không làm
thay đổi số lượng NST.
Câu 20. Chọn đáp án B.
Riboxom được cấu tạo từ rARN và prôtêin.
Câu 21. Chọn đáp án C.
Cônsixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó,
từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi, thu được thể tứ bội
AaaaBBbb.
Câu 22. Chọn đáp án C.
Ta có: A/G = 2/3 → A = 20% và G = 30%.
Câu 23. Chọn đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:
➢ I đúng vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp.
➢ II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình
thường.
➢ III đúng vì thể dị đa bội có bộ NST mới nên bị cách li sinh sản với dạng bố mẹ nên có thể trở thành
loài mới.
➢ IV đúng vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội. Tế bào song nhị bội này được
nuôi cấy trong điều kiện phù hợp thì sẽ phát triển thành cơ thể song nhị bội.
Câu 24. Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:
• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn
thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.
• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo
nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của
gen.
• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần
số đột biến khác nhau.
Câu 25. Chọn đáp án B.
• Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong opêron có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì
các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao
nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần.
• Trong hoạt động của opêron Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A
đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên
mã.
→ Chỉ có 1 phát biểu đúng.
Câu 26. Chọn đáp án A
Vì ở trong chuỗi pôlipepit thì các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


3
(09.8843.8842)
Các loại liên kết: liên kết ion, liên kết hiđro, liên kết kị nước là những liên kết có trong cấu trúc không
gian 4 bậc của protein.
Câu 27. Chọn đáp án C
Câu 28. Chọn đáp án B
Thể ba kép là dạng đột biến số lượng NST mà có 2 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình
thường. Trong các thể đột biến của đề bài, AaaBbDddEe là dạng thể ba kép do cặp số 1 và cặp số 3 có 3
chiếc.
Câu 29. Chọn đáp án B
Một tế bào sinh tinh giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
2 loại giao tử đó là ABD và abd → tỉ lệ giao tử chứa 3 alen trội = 1/2.
Câu 30. Chọn đáp án D
Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hòa nên số lần phiên mã của các gen này bằng
nhau. Vậy gen Z phiên mã 20 lần thì gen Y và gen A cũng phiên mã 20 lần → phát biểu B sai và phát
biểu D đúng.
Gen Z và gen điều hòa cùng thuộc 1 NST nên số lần nhân đôi của các gen Z, Y, A và gen điều
hòa là giống nhau → phát biểu C sai.
Câu 31. Chọn đáp án B
Có 2 phát biểu đúng là các phát biểu II, III. Còn lại:
• Phát biểu I sai vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không
tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
• Phát biểu IV sai vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho
thể đột biến.
Câu 32. Chọn đáp án A
%G1 + %G2 18% + 12%
Tỉ lệ % số nuclêôtit loại G của gen là Ggen = X gen = = = 15% .
2 2
Tỉ lệ % số nuclêôtit loại T của gen là gen = gen = 50% − 15% = 35% .
Câu 33. Chọn đáp án B
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. Giải thích:
• Phát biểu I sai vì nếu là đột biến mắt cặp thì alen đột biến ít hơn alen A 2 nuclêôtit. Vì gen có cấu
trúc mạch kép nên không bao giờ đột biến lại mất 1 nuclêôtit.
• Phát biểu II đúng vì nếu là đột biến thêm 1 cặp G-X thì alen a sẽ tăng thêm 3 liên kết hiđro.
• Phát biểu III đúng vì nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở vị trí cách bộ ba mở đầu 10 bộ
ba thì chuỗi pôlipeptit chỉ có 10 axit amin.
• Phát biểu IV sai vì đột biến mất cặp hoặc thay thế một cặp nuclêôtit cũng có thể làm cho bộ ba kết
kết trở thành bộ ba mã hóa, điều đó sẽ dẫn tới làm tăng số axit amin của chuỗi pôlipeptit →
Khẳng định chắc chắn đây là đột biến thêm cặp là sai.
Câu 34. Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
Trước hết, phải xác định số nuclêôtit mỗi loại của mạch l, sau đó mới tìm các tỉ lệ theo yêu cầu
của câu toán.
Gen dài 408 nm → Có tổng số 2400 nu.
Agen chiếm 20% → A = 20%  2400 = 480; Ggen = 30%  2400 = 720.
1 = 200 → 1 = 480 − 200 − 280; G1 = 15% 1200 = 180 → X 1 = 720 − 180 = 540.
G 180 9
• Tỉ lệ 1 = = → phát biểu I đúng
A1 280 14

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


4
(09.8843.8842)
G1 + T1 180 + 200 19
• Tỉ lệ = = → phát biểu II sai.
A1 + X 1 280 + 540 14
A +T 20% 2
• Tỉ lệ 1 1 = = → phát biểu III sai.
G1 + X 1 30% 3
T +G
• Tỉ lệ = 1 → phát biểu IV đúng.
A+ X
Câu 35. Chọn đáp án A
Trình tự nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc. Trong đó AmARN bổ sung
với Tmạch gốc, UmARN bổ sung với Amạch gốc, GmARN bổ sung với X mạch gốc, XmARN bổ sung với Gmạch gốc
Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’...TXG XXT GGA TXG...5’
→ Trình tự nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:
5’...AGX GGA XXU AGX...3’
Câu 36. Chọn đáp án A
Sinh tổng hợp protein chỉ diễn ra ở tế bào chất
Câu 37. Chọn đáp án D
Khi cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa lai với nhau đc F1 có kiểu gen Aa và aa. Trong lần
nguyên phân đầu tiên của các hợp tử F1 đã xảy ra đột biến tứ bội hóa sẽ tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen
tăng gấp đôi so với dạng lưỡng bội là Aaaa và aaaa.
Câu 38. Chọn đáp án B
Di truyền phân li độc lập, hoán vị gen hay tương tác gen đều tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 39. Chọn đáp án A
II – Sai vì đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến số lượng nuclêôtit trong gen chứ không làm tăng số lượng
NST cũng như hàm lượng ADN
III – Sai vì đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng hàm lượng ADN, không làm tăng số lượng NST
IV – Sai vì đột biến lệch bội thể một làm giảm số lượng NST
Câu 40. Chọn đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III
I đúng vì đa bội lẻ (3n, 5n, 7n,...) có bộ NST không tồn tại thành cặp tương đồng, do đó khó hình thành
giao tử
II đúng vì lai xa và đa bội hóa sẽ hình thành thể dị đa bội
III đúng vì tất cả các cặp NST không phân li thì sẽ hình thành tế bào 4n → cơ thể tứ bội
IV sai vì dị đa bội là bộ NST của 2 loài chứ không phải chỉ có một loài
Câu 41. Chọn đáp án D
Chỉ có phát biểu III đúng
- III đúng vì đột biến điểm chỉ liên quan tới một cặp nuclêôtit. Đột biến lại không làm thay đổi tổng liên
kết hidro cho nên đó là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T –A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G. Do
đó không làm thay đổi chiều dài của gen
- I sai vì alen đột biến có thể có số nuclêôtit bằng số nuclêôtit ban đầu trong trường hợp đột biến thay thế.
Hoặc cũng có thể có tổng số nuclêôtit tăng hoặc giảm 1 cặp nuclêôtit trong trường hợp đột biến thêm
hoặc mất.
- II sai vì đột biến ở vùng điều hòa của gen thì đột biến đó không làm thay đổi cấu trúc của protein nhưng
vì xảy ra ở vùng điều hòa nên sẽ làm thay đổi lượng sản phẩm của gen. Do đó vẫn gây hại
- IV sai vì đột biến thay thế nuclêôtit làm bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc không làm thay đổi
chiều dài của gen nhưng có thể làm chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp bị ngắn đi
Câu 42. Chọn đáp án B
Ta thấy đoạn N từ cặp NST số 2 được chuyển sang cặp NST số 1 → Đây là dạng đột biến chuyển đoạn
không tương hỗ. Xét các phát biểu sai của đề bài:
- Các phát biểu I, III đúng

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


5
(09.8843.8842)
- IV sai vì đột biến này gặp ở cả động vật và thực vật
Câu 43. Chọn đáp án B
Có 3 phát biểu đúng là I, III, IV
Mạch gốc của gen A có 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’
→ Đoạn phân tử mARN là 5’UGX XGU UGU AUU XXX3’
- I đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 6 ribôxôm trượt qua thì sẽ
tạo ra 30 chuỗi pôlipeptit. Ở đoạn mARN này có 1 bộ ba 5’XXX3’ nên mỗi chuỗi pôlipeptit có 1 Pro →
Có 30 chuỗi nên cần 30Pro
- II sai vì ở đoạn mARN này không có bộ ba nào quy định Thr nên không sử dụng Thr cho quá trình dịch

- III đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 10 ribôxôm trượt qua thì
sẽ tạo ra 50 chuỗi pôlipeptit. Ở đoạn mARN này có 2 bộ ba quy định Cys là 5’UGX3’ và 5’UGU3’ nên
mỗi chuỗi pôlipeptit có 2 Cys → có 50 chuỗi nên cần 100Xys
- IV đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 4 ribôxôm trượt qua thì
sẽ tạo ra 20 chuỗi pôlipeptit. Ở đoạn mARN này có 1 bộ ba 5’AUU3’ nên mỗi chuỗi pôlipeptit có 1 Ile
→ Có 20 chuỗi nên cần 20Ile
Câu 44. Chọn đáp án C
Quá trình tổng hợp prôtêin sử dụng axit amin làm nguyên liệu. Quá trình tổng hợp ARN, ADN sử dụng
nuclêôtit làm nguyên liệu.
Câu 45. Chọn đáp án A
Bộ ba đối mã khớp bổ sung và ngược chiều với bộ ba mã sao → Bộ ba 3'UAX5' sẽ khớp bổ sung với
5'AUG3'
Câu 46. Chọn đáp án B
Đơn vị cấu tạo nên NST là nuclêôxôm, mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn
3
ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và
4
một phân tử histon. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm, sợi cơ bản cuộn xoắn
bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30 nm, sợi nhiễm sắc lại được cuộn xoắn lần nữa tạo thành
sợi siêu xoắn có đường kính 300 nm, cuối cùng sợi siêu xoắn được xoắn tiếp một lần nữa tạo thành
cromatit có đường kính 700 nm. Ở kì giữa NST ở trạng thái kép gồm 2 cromatit nên đường kính của NST
có thể đạt tới 1400 nm. Như vậy sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30 nm = 300 Å.
Câu 47. Chọn đáp án D
Cả 4 phát biểu đúng.
 I đúng vì đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđro cho nên đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp
A-T. Vì là đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit nên không làm thay đổi chiều dài của gen.
 II đúng. Hướng dẫn giải:
• Tổng số liên kết hiđro của gen là 2Agen + 3Ggen = 5022.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 5022.
• Theo bài ra, trên mạch 2 có G2 = 2A2 = 4T2 → G2 = 4T2, A2 = 2T2.
Trên mạch 1 có G1 = A1 + T1 mà A1 = T2 và T1 = A2 nên G1 = T2 + A2.
Theo đó, G1 = T2 + 2T2 = 3T2. Vì G1 = X2 nên X2 = 3T2.
→ Ta có: 5022 = 2(2T2 + T2) + 3(3T2 + 4T2) = 6T2 + 21T2 = 27T2 = 5022 → T2 = 186.
→ Agen = A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2 = 3 x 186 = 558.
→ Ggen = G2 + X2 = 4T2 + 3T2 = 7T2 = 7 x 186 = 1302.
 III đúng. Vì đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđro cho nên đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng
cặp A-T → số nuclêôtit loại T của gen m là = 558 +1 = 559
 IV đúng. Vì cặp gen Mm có tống số nuclêôtit loại X = Xgen M + Xgen m = 2603.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


6
(09.8843.8842)
→ Số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp cho cặp gen Mm nhân đôi 2 lần:
Gmt = Xmt = 2603  (22 - 1) = 7809.
Câu 48. Chọn đáp án C
Hợp tử lưỡng bội, các NST không phân li sẽ tạo ra tứ bội.
Câu 49. Chọn đáp án C
Phát biểu I, II đúng.
 III sai. Vì đột biến gen có thể xảy ra do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá
trình tự nhân đôi của ADN.
 IV sai. Vì chỉ quá trình tự nhân đôi không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì mới làm phát sinh đột
biến gen. Còn các cơ chế: phiên mã, dịch mã không làm phát sinh đột biến gen.
Câu 50. Chọn đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
Mạch gốc của gen A có: 3'AXG GXA AXG TAA GGG5'.
→ Đoạn phân tử mARN là: 3'UGX XGU UGU AUU XXX5'.
 I sai vì đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 thành cặp G-X thì sẽ làm thay đổi bộ ba AUU thành
AUX. Mà cả hai bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Ile. Vì vậy không làm thay đổi cấu trúc của
prôtêin nên đây là đột biến trung tính.
 II đúng vì khi đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào khác thì sẽ làm
cho bộ ba XGU trở thành các bộ ba XGX hoặc XGG hoặc XGA. Mà các bộ ba này đều quy định tổng
hợp axit amin Arg nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
 III sai vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 bằng cặp A-T thì sẽ làm cho bộ ba XGU
thành bộ ba UGU. Mà UGU không phải là bộ ba kết thúc.
 IV đúng vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp A-T thì sẽ làm thay đổi bộ
ba XXX được thay bằng bộ ba UXX. Mà bộ ba XXX quy định Pro còn bộ ba UXX quy định Ser nên
chuỗi pôlipeptit sẽ bị thay đổi axit amin Pro thành axit amin Ser.
Câu 51. Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
Lưu ý: cần phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Đột biến gen sẽ làm thay đổi cấu
trúc của mARN nhưng đột biến cấu trúc NST thì chỉ liên quan tới gen đột biến mà không liên quan tới
gen khác.
 I đúng vì đảo đoạn be thì sẽ làm thay đổi vị trí của 3 gen là gen II, gen III, gen IV.
→ Trật tự là gen I, gen IV, gen III, gen II, gen V.
 II sai vì các gen khác nhau thì có vùng điều hòa khác nhau nên có số lần phiên mã khác nhau.
 III sai vì d là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa gen III và gen IV). Do đó, nếu mất 1 cặp
nuclêôtit ở vị trí d không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào.
 IV đúng vì nếu mất đoạn de thì sẽ làm mất gen IV. Nếu khi gen IV là gen có hại thì việc mất gen IV sẽ
làm tăng sức sống cho thể đột biến.
Câu 52. Chọn đáp án B
A sai. Vì ADN chỉ có khả năng tái bản; mang thông tin di truyền để tổng hợp các loại prôtêin; trên ADN
chứa nhiều gen, mỗi gen nằm ở 1 vị trí xác định trên ADN.
B đúng. Vì tARN tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã tổng hợp pôlipeptit. Một đầu
của phân tử tARN chứa bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN, một đầu liên kết với
axit amin. Vì vậy thông qua tARN, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 aa trên chuỗi pôlipeptit.
C sai. rARN là thành phần của riboxôm.
D sai. Vì mARN là khuôn để tổng hợp pôlipeptit, các côđon trên mARN quy định acid amin tương ứng
trên chuỗi pôlipeptit (trừ côđon kết thúc).
Câu 53. Chọn đáp án D
Vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN trần, không liên kết với prôtêin, mạch xoắn kép
có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình. Còn ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


7
(09.8843.8842)
nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và prôtêin histon. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình
thái và cấu trúc. Ở hầu hết các loài trong tế bào xoma NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau
về hình thái, kích thước và trình tự các gen. Có hai loại NST là NST thường và NST giới tính. Ở sinh vật
nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hóa thấp hay cao. NST của
các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên NST. Ví dụ
số lượng NST ở ruồi giấm là 2n = 8, ở tinh tinh là 2n = 48, ở bò là 2n = 60, ở gà 2n = 78, ở cá chép là 2n
= 104, còn ở người là 2n = 46.
Câu 54. Chọn đáp án D
+ Axit nuclêic có 2 loại là ADN và ARN. Phân tử axit nuclệic này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân là A,
U, G, X chứng tỏ nó là ARN chứ không phải là ADN.
+ Ở phân tử ARN này, số lượng nuclêôtit loại A không bằng số lượng nuclêôtit loại U và số lượng
nuclêôtit loại G không bằng số lượng nuclêôtit loại X chứng tỏ phân tử ARN này có cấu trúc mạch đơn.
Vật chất di truyền có đơn phân loại U thì đó là ARN, có đơn phân loại T thì đó là ADN. Vật chất di
truyền có cấu trúc mạch kép thì A = T, G = X (hoặc A = U, G = X).

Câu 55. Chọn đáp án C


+ Trong 4 thể đột biến nói trên, thì thể song nhị bội có bộ NST là số chẵn. Vì thể song nhị bội là cơ thể
mang bộ NST lưỡng bội của hai loài nên là số chẵn.
+ Lệch bội thể ba có bộ NST 2n+l, lệch bội thể một có bộ NST 2n-l, thể tam bội có bộ NST 3n nên số
NST trong tế bào sinh dưỡng luôn là số lẻ.
Câu 56. Chọn đáp án D

A đúng. Trên mạch khuôn 3' → 5' thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B đúng. Enzim ADN polimeraza tổng hợp mạch mói theo chiều 5' → 3'.
C đúng. Trên mạch khuôn 5' → 3' thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là
đoạn Okazaki
D sai. Enzim ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5' → 3' (chỉ di chuyển trên mạch
khuôn có chiều 3’→ 5')
Câu 57. Chọn đáp án A
B sai. Vì thể một, thể ba, thể bốn, thể không là các dạng của đột biến số lượng NST chứ không phải là
đột biến cấu trúc NST.
C sai. Vì có một số dạng đột biến NST có thế có lợi cho thể đột biến.
D sai. Vì đột biến NST là nguồn nguyên liệu sơ cấp chứ không phải là nguyên liệu thứ cấp.
Câu 58. Chọn đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
I đúng. Vì đột biến thay thế một cặp nu có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm → làm mất đi các axit
amin từ vị trí đột biến đến cuối gen.
II sai. Vì đột biến ở cuối gen thì không liên quan đến vùng điều hòa của gen nên không ảnh hưởng đến sự
phiên mã của gen.
III sai. Vì dột biến thêm cặp nuclệôtit luôn dẫn tới làm tăng số liên kết hiđro của gen.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


8
(09.8843.8842)
IV đúng. Vì nếu thay thế 2 cặp nuclệôtit ở trong một bộ ba thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba ở
vị trị đột biến.
Câu 59. Chọn đáp án C
A đúng. Vì để xác định vị trí tương đối của các gen trên NST thì các nhà khoa học đã sử dụng phương
pháp xác định tần số hoán vị gen giữa các gen (1 cM =1% hoán vị gen).
B đúng. Vì ở sinh vật nhân thực, mỗi gen có một vùng điều hòa riêng nên sự hoạt động của mỗi gen
không giống nhau.
C sai. Vì ở sinh vật nhân thực, chiều dài mỗi mARN trưởng thành còn tùy thuộc vào độ dài và số lượng
mỗi đoạn exon được gắn kết.
D đúng. Nếu gen III là gen đã biểu hiện tính trạng có hại thì đột biến chuyển đoạn cd có thế làm cho gen
III chuyển đến vị trí không hoạt động nên sẽ làm tăng sức sống của cá thể.
Câu 60. Chọn đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:
Gen ban đầu: mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA XXG XXX...5'
mARN: 5'...AUG AAG UUU GGX GGG...3'
Pôlipeptit: Met - Lys - Phe - Gly – Gly
Alen A1: mạch gốc: 3'...TAX TTX AAA XXA XXX...5'
mARN: 5'...AUG AAG UUU GGU GGG...3'
Pôlipeptit: Met - Lys - Phe - Gly - Gly (Tuy thay đổi bộ ba thứ 4 (GGX thành GGU) nhưng mã hóa cùng
loại axit amin)
Alen A2: mạch gốc: 3'...TAX ATX AAA XXG XXX...5'.
mARN 5'...AUG UAG UUU GGX GGG...3'
pôlipeptit Met - KT (Bộ ba thứ 2 trở thành mã kết thúc)
+ I đúng vì bộ ba GGX và bộ ba GGU cùng đều quy định một loại axit amin.
+ II sai vì cả hai đột biến này đều là đột biến thay thế một cặp nu, cho nên chỉ thay đổi một bộ ba ở vị trí
đột biến.
+ III đúng vì côđon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành côđon kết thúc
+ IV đúng vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A).
Câu 61. Chọn đáp án A
Khi không có hoán vị gen, mỗi tế bào sinh tinh giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử. 3 tế bào giảm phân cho
6 loại giao tử → 6 tế bào này phải có 3 kiểu phân li NST khác nhau.
• 2 tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân có 4 loại giao tử thì 4 loại đó có tỉ lệ là 1AB, 1ab, 1Ab, 1aB.
• 1 tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân có cặp Aa không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử là 1AaB, 1b hoặc
1Aab, 1B.
=> Đối chiếu với các phương án của đề bài thì chỉ có phương án A đúng.
(Có 6 loại giao tử là 1AaB : 1b : 1AB : 1ab : 1Ab : 1aB).
Câu 62. Chọn đáp án C.
ADN chỉ có 4 loại đơn phân là A, T, G, X; không có U.
Câu 63. Chọn đáp án C.
✓ Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ khuôn mẫu ADN. Quá trình phiên mã của mọi loài sinh vật
đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, chỉ có mạch gốc (mạch có chiều 3 − 5 tính theo chiều tháo xoắn)
của gen được dùng làm khuôn tổng hợp ARN và đều chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.
✓ Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc phân mảnh cho nên sau phiên mã thì các đoạn intron bị cắt
bỏ và nối các đoạn exon để tạo nên mARN trưởng thành. Còn gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên
tục cho nên không có quá trình cắt bỏ các đoạn intron như sinh vật nhân chuẩn.
Câu 64. Chọn đáp án D.
Trong các dạng đột biến trên: đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST. Đột biến đảo đoạn và
đột biến chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi số lượng gen trên NST. Đột biến mất đoạn làm
giảm số lượng gen trên NST.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


9
(09.8843.8842)
Câu 65. Chọn đáp án C.
Chỉ có đột biến cấu trúc NST mới làm thay đổi số lượng gen trên NST (trừ đột biến đoạn NST). Do vậy
chỉ có phương án C thỏa mãn.
Câu 66. Chọn đáp án A.
Chí có phát biểu III đúng.
Mẹ có kiểu gen X A X a , bố có kiểu gen X A Y ; con gái có kiểu gen X A X a X a
→ Con gái sinh ra nhận X A từ bố và X a X a từ mẹ.
→ Mẹ bị rối loạn giảm phân II và bố giảm phân bình thường.
Câu 67. Chọn đáp án B.
Chí có phát biểu I đúng. Còn lại:
 II sai vì cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến.
 III sai vì đột biến gen có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein hoặc không làm thay
đổi cấu trúc và chức năng của protein trong trường hợp đột biến thay thế ở nucleotit thứ 3 của bộ ba làm
cho bộ ba ban đầu và bộ ba sau đột biến cùng mã hóa một axit amin.
 IV sai vì hóa chất 5-BU thường gây ra các đột biến gen dạng thay thế nucleotit.
Câu 68. Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng là III, IV. Còn lại:
 Phát biểu I sai vì đột biến chuyển đoạn có thể làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
 Phát biểu II sai vì đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng lệch bội (thể một, thể không…) có thể làm
giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Câu 69. Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng là III, IV. Còn lại:
 Phát biểu I sai vì đột biến chuyển đoạn có thể làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
 Phát biểu II sai vì đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng lệch bội (thể một, thể không…) có thể làm
giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Câu 70. Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Mạch gốc của gen A có: 3AXG GXA AXA TAA GGG5 .
→ Đoạn phân tử mARN là: 5UGX XGU UGU AUU XXX3 . Theo đó:
 I sai. Từ trình tự nucleotit của mARN theo nguyên tắc bổ sung ta suy ra được trình tự các lượt tARN
tham gia dịch mã có các anticodon 3AXG5 , 3GXA5 , 3AXA5 , 3UAA5 , 3GGG5 .
 II sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được
tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nucleotit tại cả codon thứ 4 và codon thứ 5.
 III đúng. Từ trình tự các codon trên mARN do gen A phiên mã, ta suy ra được đoạn polipeptit do
gen A mã hóa có trình tự các axit amin là Cys-Arg-Cys-Ile-Pro.
 IV đúng. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T-A
thì làm cho codon thứ 3 ban đầu là UGU biến thành codon kết thúc UGA nên không có phức hợp axit
amin – tARN tương ứng cho codon này.
Câu 71. Chọn đáp án B.
+ Một chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit)
 cho nên tổng số nuclêôtit của gen là 90 × 20 = 1800.
+ Số nuclêôtit mỗi loại của gen:
G = X = 1800 × 35% = 630; A = T = 1800 × 15% = 270.
Câu 72. Chọn đáp án B.
+ Vật chất di truyền của chủng virut này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, T, G, X chứng tỏ nó là phân
tử ADN
+ Ở phân tử ADN này có A = T = 24%, G = 25% và X = 27% chứng tỏ nó không được cấu tạo theo
nguyên tắc bổ sung. Chỉ có ADN mạch đơn mới có tỷ lệ % của G ≠ X.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


10
(09.8843.8842)
Câu 73. Chọn đáp án B.
Trong các dạng đột biến NST trên, đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi cấu trúc NST, không làm thay đổi
số lượng NST.
Câu 74. Chọn đáp án B.
Đột biến mất đoạn và đột biến lệch bội thể một làm giảm số lượng gen trong tế bào.
Câu 75. Chọn đáp án A.
Gen có chiều dài 4165A0 Tổng số nu của gen là 2450.
Có 455 G  A = 2450  2 – 455 = 770.
 Tổng liên kết hiđro của gen là 2 × 770 + 3 × 455 = 2905
Câu 76. Chọn đáp án B.
Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST.
Câu 77. Chọn đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
Trước hết, phải xác định số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1, sau đó mới tìm các tỉ lệ theo yêu cầu của câu
toán.
Gen dài 408 nm  Có tổng số 2400 nu.
Agen chiếm 20%  A = 20% × 2400 = 480; Ggen = 30% × 2400 =720.
T1 = 200  A1 = 480 – 200 = 280; G1 = 15% × 1200 = 180  X1=720 – 180 = 540.
G 180 9
• Tỉ lệ 1 = = phát biểu I đúng
A1 280 14
G + T 180 + 200 19
• Tỉ lệ 1 1 = = phát biểu II sai.
A1 + X 1 280 + 540 41
A +T 20% 2
• Tỉ lệ 1 1 = = phát biểu III sai.
G1 + X 1 30% 3
T +G
• Tỉ lệ = 1phát biểu IV đúng.
A+ X
Câu 78. Chọn đáp án D.
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
• Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến
thay thế cặp G-X bằng cặp A-T  phát biểu I và II sai.
• Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T.
 Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có 151A  phát biểu III đúng.
• Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi
trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X  phát biểu IV đúng.
Câu 79. Chọn đáp án A.
Chỉ có 1 phát biểu đúng. Giải thích:
(Cần phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Đột biến gen sẽ làm thay đổi cấu trúc
của mARN nhưng đột biến cấu trúc NST thì chỉ liên quan tới gen đột biến mà không liên quan tới gen
khác).
 I đúng vì đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi vị của 4 gen là gen I, gen II, gen III, gen IV.
 II sai vì ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã chỉ diễn ra theo từng gen mà không chạy sang gen
khác.
 III sai vì b là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa 2 gen). Do đó nếu mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí b
không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào cả.
 IV sai vì đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen II thì chỉ làm thay đổi cấu trúc gen II chứ không ảnh
hưởng đến gen khác.
 V sai vì nếu một đoạn bd thì sẽ làm mất gen II và gen III chứ không liên quan đến gen IV, gen V.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


11
(09.8843.8842)
Câu 80. Chọn đáp án C.
* Số loại kiểu gen của các cây F1:
Quá trình gây đột biến không thể đạt hiệu suất 100%, cho nên AA sẽ cho 2 loại giao tử là AA và A; aa sẽ
cho 2 loại giao tử là aa và a.
AA A
aa AAaa Aaa
a AAa Aa
 Phép lai P: ♀AA × ♂ aa sẽ có 4 loại kiểu gen là AAaa, AAa, Aaa, Aa (bảng trên).
* Số loại kiểu gen của các cây F2:
Vì thể tam bội không có khả năng tạo giao tử, cho nên khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có 3 sơ đồ lai là
AAaa × AAaa; AAaa × Aa; Aa × Aa.
Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm:
Aa × Aa  F2 có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ là 1AA; 2Aa; laa.
AAaa × AAaa  F2 có 5 loại KG với tỉ lệ là 1AAAA; 8AAAa; 18AAaa; 8Aaaa; 1aaaa.
AAaa × Aa  F2 có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ là 1AAA; 5AAa; 5Aaa; laaa.
Vậy F2 có số loại kiểu gen là 3 + 5+ 4 = 12 kiểu gen.
Câu 81. Chọn đáp án A
L  2 3570  2
-Áp dụng công thức: N = = = 2100 ( nuclêôtit).
3, 4 3, 4
A+T
-Theo đề ra ta có: = 0,5 , tức là A=0,5G.
G+X
-Vậy, A=T=350, G=X=700.
Câu 82. Chọn đáp án
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: AmARN bổ sung với Tmạch gốc; UmARN bổ sung với Amạch gốc; GmARN bổ sung
với Xmạch gốc; XmARN bổ sung với Gmạch gốc.
Theo đó, mạch gốc: 3ATGXTAG5 →mARN: 5UAXGAUX3 .
Câu 83. Chọn đáp án B
Thể không nhiễm là 2n-2=24-2=22.
Câu 84. Chọn đáp án D
Đơn vị cấu tạo nên NST là nuclêôxôm, mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn
3
ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và
4
một phân tử histon. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm, sợi cơ bản cuộn xoắn
bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30 nm, sợi nhiễm sắc lại được cuộn xoắn lần nữa tạo thành
sợi siêu xoắn có đường kính 300 nm, cuối cùng sợi siêu xoắn được xoắn liên tiếp một lần nữa tạo thành
cromatic có đường kính 700 nm. Ở kì giữa NST ở trạng thái kẹp gồm 2 cromatit nên đường kính của
NST có thể đạt tới 1400 nm. Như vậy sợi cơ bản có đường kính 11 nm.
Câu 85. Chọn đáp án
Tỉ lệ: A/G=2/3→A=20% và G=30%.
Câu 86. Chọn đáp án D
Có 2 phát biểu đúng là các phát biểu IV, V.
-I sai vì tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit main.
-II sai.
-III sai vì tính phổ biến của mã di truyền là các loài sinh vật đều sử dụng chung bộ mã di truyền (trừ một
vài ngoại lệ).
Câu 87. Chọn đáp án D
Cả 4 phát biểu điều đúng.
I đúng vì alen a dài hơn alen A 0,34 nm →Thêm một cặp nuclêôtit.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


12
(09.8843.8842)
II đúng vì nếu alen A có 3720 liên kết hidro thì chúng đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro →đột biến
thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
III đúng vì alen a có 3721 liên kết hidro và có 779 T thì suy ra có 721 số nuclêôtit loại G →tổng số
nuclêôtit của alen a là 3000→Alen a có chiều dài 510 nm.
IV đúng vì alen a có 3721 liên kết hidro và có 721 X thì suy ra có 779 số nuclêôtit loại A → Tổng số
nuclêôtit của alen a là 3000→ Alen A và alen a có tổng số nuclêôtit bằng nhau → Đây là đột biến thay
thế một cặp nuclêôtit.
Câu 88. Chọn đáp án B
Mạch gốc của gen A có 3GXA TAA GGG XXA AGG5 .
→ Đoạn phân tử mARN là 5XGU AUU XXX GGU UXX3 .
A đúng.
B sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 (tức là giữa 11 và 12) thì
đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nuclêôtit tại cả codon thứ 4 và
codon thứ 5.
C đúng. Vì đoạn gen A chưa vị đột biến quy định tổng hợp đoan mARN có trình tự các bộ ba 5XGU
AUU XXX GGU UXX3 quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có trình tự các axit main Arg-Ile-Pro-Gly-
Ser.
D đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 5 thành X-G làm cho codon AUU biến
thành bộ ba mở đầu AGU có phức hợp axita min –tARN tham gia dịch mã là Met-tARN.
Câu 89. Chọn đáp án C
Phát biểu đúng là I, II,III.
Phát biểu IV sai vì đột biến đa bội chẵn thuộc đột biến số lượng NST mà đột biến số lượng NST không
làm thay đổi lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
Câu 90. Chọn đáp án C
Vì cơ thể có kiểu gen aaBb biểu hiện kiểu hình đột biến về tính trạng do gen aa quy định.
Câu 91. Chọn đáp án A
o 4080  2
Gen có chiều dài 4080 A → Tổng số nuclêôtit của gen là = = 2400 .
3, 4
- Số nuclêôtit loại G = H – N = 2950 – 2400 = 550.
- Số nuclêôtit loại A = 1,5N – H = 3600 – 2950 = 650.
Câu 92. Chọn đáp án B
Trong các dạng đột biến NST trên, đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi cấu trúc NST, không làm thay đổi
số lượng NST,
Câu 93. Chọn đáp án D
 Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu D là sai. Vì hầu hết các đa bội ở động vật đều gây chết
cho nên trong tự nhiên rất ít gặp thể đột biến đa bội.
Các phát biểu A, B, C đều đúng vì:
 Phát biểu A: Hầu hết các đột biến đa bội lẽ đều không có khả năng sinh sản hữu tính, nguyên
nhân là vì đột biến đa bội lẽ có bộ NST không tồn tại thành cặp tương đồng nên cản trở quá trình giảm
phân tạo giao tử → Không hình thành được giao tử nên cơ thể bị bất thụ.
 Phát biểu B: Thể tam bội là 3n nên có hàm lượng ADN gấp 3 lần n.
 Phát biểu C: Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó, nguyên
nhân là vì thể đa bội có số lượng NST khác với dạng bố mẹ nên nếu xảy ra thụ tinh tạo ra con lai
thì bộ NST con lai không tồn tại thành cặp tương đồng nên không hình thành được giao tử → Con
lai bị bất thụ. Con lai bất thụ chứng tỏ dạng bố mẹ và thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản.
Câu 94. Chọn đáp án A
Khi phiên mã, mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN, do vậy số nuclêôtit mỗi loại
của ARN bổ sung với số nuclêôtit của mạch gốc.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


13
(09.8843.8842)
Gen của vi khuẩn là gen không phân mảnh, do đó sau khi phiên mã thì phân tử mARN không bị cắt bỏ
các nuclêôtit nên
AARN = Tgốc = 350; UARN = Agốc = 200;
XARN = Ggốc = 350; GARN = Xgốc = 250;
Câu 95. Chọn đáp án D
Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
 Theo bài ra, đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến
thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → I và II sai.
 Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen
A có 150A thì alen a sẽ có 151A.
 Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần
môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X → IV đúng.
Câu 96. Chọn đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
 Kiểu gen của các cây F1.
Quá trình gây đột biến không thể đạt hiệu suất 100%, cho nên Aa sẽ cho 3 loại giao tử là Aa, A và a;
aa sẽ cho 2 loại giao tử là aa và a.
Aa A a
aa Aaaa Aaa aaa
a Aaa Aa aa
→ Phép lai P: ♀Aa  ♂aa sẽ có 5 loại kiểu gen là Aaaa, Aaa, aaa, Aa, aa → I đúng; III sai.
 Số loại kiểu gen của các cây F2.
Vì thể tam bội không có khả năng tạo giao tử, cho nên khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có 3 loại sơ
đồ lai là: tứ bội lai với tứ bội: Aaaa  Aaaa → Có 3 kiểu gen.
Tứ bội lai với lưỡng bội: Aaaa  Aa; Aaaa  aa → Có 3 kiểu gen.
Lưỡng bội lai với lưỡng bội: Aa  Aa; Aa  aa; aa  aa → Có 3 kiểu gen.
→ các phát triển II và IV đều đúng.
Câu 97. Chọn đáp án A.
Trong 4 phương án trên thì chỉ có phương án A đúng. Vì chỉ khi ADN có cấu trúc mạch kép và A của
mạch này chỉ liên kết với T của mạch kia thì A mới luôn bằng T. G của mạch này chỉ liên kết với X của
mạch kia thì X mới luôn bằng G.
Câu 98. Chọn đáp án A.
Vì mã di truyền là mã bộ ba cho nên với 2 loại nuclêôtit thì sẽ có số loại bộ ba = 23 = 8 loại bộ ba.
Câu 99. Chọn đáp án B.
Câu 100. Chọn đáp án C.
Gen A có A = T = G = X = 600 và gen a có A = T = G = X = 600,

-----------------------------------------------------------------
Để lại 4 câu cho tròn 100

Câu 101. Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II. Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.
III. Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


14
(09.8843.8842)
Câu 102. Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết
hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nuclêôtit loại G thì alen a có 498
nuclêôtit loại X.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống
nhau.
IV. Nếu alen A có 400 nuclêôtit loại T và 500 nuclêôtit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34 nm.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 103. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số
lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội. IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 104. Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị
trí, trong đó các gen II, III, IV và V cùng thuộc một operon. Các điểm A, B, C, D, E, G là các điểm trên
nhiễm sắc thể.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu


phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí C thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.
IV. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân đôi sẽ phát sinh
gen đột biến.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 101. Chọn đáp án C.


Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
 IV sai vì đột biến mất đoạn mặc dù hầu hết có hại nhưng vẫn có thể có lợi nên vẫn là nguyên liệu của
tiến hóa.
Câu 102. Chọn đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
 I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến không làm thay đổi tổng số nuclêôtit
thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X  Không phải là đột biến điểm.
 II sai vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp
G-X. Suy ra, số nuclêôtit loại X của alen a = số nuclêôtit loại X của alen A +2 = 500 + 2 = 502.
 III đúng vì nếu đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì có thể sẽ không làm thay đổi axit amin.
 IV đúng vì alen A có tổng số 1800 nuclêôtit nên có chiều dài = 306 nm. Nếu đột biến này là đột biến
thêm 1 cặp nuclêôtit thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của alen ban đầu lên 0,34 nm  Alen a có chiều
dài 306 mm + 0,34 = 306,34 nm.
Câu 103. Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
• Tất cả các đột biến số lượng NST (đa bội, lệch bội) đều làm thay đổi số lượng NST.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


15
(09.8843.8842)
• Các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) không làm thay đổi số lượng
NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST).
Câu 104. Chọn đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
 I và II đúng là vì các gen trên một phân tử ADN thì có số lần nhân đôi bằng nhau, và các gen trong
một operon thì có số lần phiên mã bằng nhau.
 III sai vì mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí (c) thì không làm thay đổi cấu trúc của các gen nên không gây đột
biến gen.
 IV sai vì chất 5BU phải qua 3 lần nhân đôi thì mới sinh ra được 1 gen đột biến.

THẦY ĐINH QUỐC HƯNG – CHUYÊN KHTN


16
(09.8843.8842)

You might also like