You are on page 1of 51

CHƯƠNG 3

Giảng viên: ThS. Trần Thị Thu Thảo


Khoa Thống kê – Tin học
MỤC TIÊU

Những đặc điểm của tổ chức mà các cấp quản lý cần quan
tâm để xây dựng và sử dụng HTTT một cách thành công

Ảnh hưởng của HTTT đến tổ chức

Xây dựng lợi thế cạnh tranh sử dụng HTTT dựa trên mô
hình lực lượng cạnh tranh Porter.

Khó khăn trong việc xây dựng chiến lược HTTT và cách
xác định nó.
2
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Mối quan hệ hai chiều giữa công nghệ thông tin và tổ chức

 Hệ thống thông tin được xây dựng bởi các nhà quản lý nhằm phục vụ lợi ích của
công ty. Đồng thời, tổ chức phải nhận thức và chấp nhận những ảnh hưởng của hệ
thống thông tin để được hưởng lợi ích từ công nghệ mới.

 Sự tương tác giữa công nghệ thông tin và tổ chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
trung gian, bao gồm cấu trúc của tổ chức, quy trình kinh doanh, chính trị, văn hóa,
môi trường xung quanh và quyết định quản lý.

 Không thể thiết kế các hệ thống mới thành công hoặc hiểu các hệ thống hiện có mà
không hiểu tổ chức kinh doanh.

3
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Mối quan hệ hai chiều giữa công nghệ thông tin và tổ chức

Mối quan hệ hai


chiều phức tạp này
được trung gian qua
nhiều yếu tố, không ít
trong số đó là các Các phương tiện truyền thông
quyết định của nhà Môi trường
quản lý. TỔ CHỨC
Văn hóa CÔNG NGHỆ
Cấu trúc THÔNG TIN
Các nhân tố trung Quy trình kinh doanh
Chính sách
gian khác bao gồm Quyết định quản lý
văn hóa tổ chức, cấu
trúc, chính sách, quy
trình kinh doanh và
môi trường.
4
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Thế nào là tổ chức?

Định nghĩa hướng kỹ thuật ( The Technical Defenition)

• Là một cấu trúc xã hội chính thức, nhằm xử lý các nguồn tài nguyên từ môi
trường để tạo ra đầu ra (outputs).
• Là một đối tượng hợp pháp có các nội quy và thủ tục cũng như cấu trúc xã
hội.
Định nghĩa hướng hành vi ( The Behavioral Defenition)
• Là tập hợp các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đã được điều chỉnh trong một
thời gian thông qua các xung đột và giải quyết xung đột

5
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Thế nào là tổ chức?

 Định nghĩa kỹ thuật kinh tế vi mô của tổ chức:

Tổ chức

Đầu vào từ Đầu ra tới


môi trường môi trường

Quy trình sản xuất

Trong định nghĩa kinh tế vĩ mô của tổ chức, vốn và lao động (các yếu tố sản xuất cơ bản được
cung cấp bởi môi trường) được chuyển hóa bởi các doanh nghiệp thông qua các quá trình sản
xuất thành các sản phẩm và dịch vụ ( đầu ra cho môi trường). Các sản phẩm và dịch vụ được
tiêu thụ bởi môi trường mà cung cấp thêm vốn và lao động cho đầu vào của vòng lặp mới.
6
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Thế nào là tổ chức?

 Quan điểm hành vi của tổ chức:


HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Quan điểm hành vi Cấu trúc
của tổ chức nhấn Hệ thống phân cấp
Phân công lao động
mạnh nhóm các cấu Quy tắc, thủ tục
trúc quan hệ, giá trị, Quy trình kinh doanh
Tài nguyên Văn hóa Đầu ra
và cấu trúc. môi trường môi trường
Quy trình
Quyền/ Nghĩa vụ
Đặc quyền/ trách nhiệm
Giá trị
Chỉ tiêu
Con người

7
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Mục tiêu của tổ chức


Chức năng nhiệm vụ của tổ chức
Cơ cấu của tổ chức
Chính sách của tổ chức
Nguồn lực của tổ chức
Môi trường của tổ chức (Môi trường bên ngoài)
Văn hóa tổ chức

8
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Mục tiêu của tổ chức

 Là những điều tổ chức cần đạt đến thông qua hoạt động của tổ chức (quá trình
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức

Chức năng nhiệm vụ của tổ chức

 Được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của tổ chức được cụ thể
hóa thành các nhiệm vụ, quyền hạn.

9
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Cơ cấu của tổ chức

 Là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào đó của
mỗi bộ phận của tổ chức cùng với mối quan hệ giữa chúng.

Chính sách của tổ chức

 Là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó để đạt được
mục tiêu mà tổ chức hướng đến.

10
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Nguồn lực của tổ chức

 Chỉ đề cập đến 3 nhóm nguồn lực sau:


 Nguồn lực con người: là nguồn lực đặc biệt không thể thiếu, nó quyết
định tới sự thành bại của tổ chức
 Nguồn lực tài chính: là điều kiện không thể thiếu để duy trì phát triển tổ
chức
 Nguồn lực công nghệ: là phương tiện để thúc đẩy sự phát triển của tổ
chức
11
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Nguồn lực của tổ chức

 Ngoài 3 nhóm nguồn lực đã đề cập ở trên, công nghệ đột phá cũng được xem
như là một nguồn lực của tổ chức.
 Công nghệ đột phá ( Disruptive technologies):
 Công nghệ đem lại sự thay đổi sâu rộng cho các doanh nghiệp, các
ngành, và thị trường.
 Ví dụ: Máy tính xách tay, phần mềm xử lý văn bản, mạng Internet,
thuật toán PageRank
 Người dẫn đầu (First movers) và người theo sau (fast followers)
 Người dẫn đầu - nhà phát minh của công nghệ đột phá
 Người theo sau – doanh nghiệp với quy mô và nguồn lực tận dụng
công nghệ đột phá
12
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Môi trường của tổ chức (Môi trường bên ngoài)

 Tổ chức và môi trường có mỗi quan hệ tương hỗ


 Tổ chức được mở và phụ thuộc vào môi trường
 Tổ chức có thể ảnh hưởng đến môi trường của nó
 Môi trường thông thường thay đổi nhanh hơn so với tổ chức
 HTTT được xem như một công cụ để rà soát môi trường, hoạt động như một
ống kính

13
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Môi trường của tổ chức (Môi trường bên ngoài)


Tổ chức và môi trường của nó
Nguồn tài nguyên môi
trường và hạn chế Công ty

Chính phủ
Đối thủ cạnh tranh
Khách hàng
Các tổ chức tài chính
Nền văn hóa

Kiến thức
Công nghệ
Hệ thống thông tin

Môi trường quyết định những cái tổ chức có thể làm, nhưng các tổ chức có thể ảnh hưởng đến môi
trường và quyết định thay đổi môi trường hoàn toàn.
14
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Các đặc điểm của tổ chức

Văn hóa tổ chức

 Là một tập hợp nền tảng của các giá trị và cách thức làm việc đã được chấp
thuận bởi hầu hết các nhân viên của tổ chức
 Các quy trình kinh doanh thường chịu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức
 Văn hóa tổ chức là lực lượng thống nhất mạnh mẽ, nhằm kiếm chế xung đột
và thúc đẩy sự hiểu biết chung, thỏa thuận về thủ tục và thông lệ chung.
 Đồng thời, văn hóa tổ chức là kiềm chế mạnh mẽ về sự thay đổi, đặc biệt là
thay đổi công nghệ.
15
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Công việc (Routine) và quy trình kinh doanh

 Công việc (thủ tục vận hành chuẩn)- Routine (standard operating
procedures)
 Là các quy tắc chuẩn, thủ tục và thực hành đã được phát triển để xử lý
các tình huống dự kiến
 Khi nhân viên học được những quy trình này, họ có khả năng tạo năng
suất cao và hiệu quả hơn, các công ty có thể giảm chi phí thời gian khi
hiệu quả tăng.
 Quy trình kinh doanh – Business processes: là tập hợp nhiều công việc/ thủ
tục vận hành chuẩn.
 Doanh nghiệp kinh doanh – Business Firm: là tập hợp các quy trình kinh
doanh

16
3.1 TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 Công việc (Routine) và quy trình kinh doanh

Quy trình
• Hầu hết các tổ chức bao gồm kinh doanh 1

các công việc cá nhân, tập Quy trình


kinh doanh 2
hợp các công việc này tạo nên
một quy trình kinh doanh,
• Một tập hợp các quy trình
kinh doanh tạo nên doanh Doanh
Công việc
nghiệp kinh doanh. cá nhân Quy trình
nghiệp kinh
doanh

• Các ứng dụng HTTT mới đòi kinh doanh 3

hỏi các công việc và quy trình Quy trình


kinh doanh N
kinh doanh thay đổi để đạt
được hiệu suất công việc cao.

17
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Tác động kinh tế (Economic impacts)

 Công nghệ thông tin ảnh hưởng đến chi phí đối của vốn và chi phí thông tin
 Công nghệ thông tin được xem là yếu tố sản xuất và có thể thay thế cho vốn lao
động
 Công nghệ thông tin làm giảm về số lượng các quản lý cấp trung và nhân viên
văn phòng.
 Công nghệ thông tin ảnh hưởng đến giảm chi phí và tăng chất lượng của thông tin
cũng như thay đổi tính kinh tế của thông tin.
• Công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp giảm quy mô do giảm chi phí giao dịch
(chi phí gia nhập thị trường)

18
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction cost theory)

 Các doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm tính kinh tế để tiết kiệm chi phí giao dịch
(chi phí gia nhập thị trường).
• Hội nhập theo chiều dọc, thuê them nhân viên, mua hàng nhà cung cấp và nhà phân
phối.
 Công nghệ thông tin giảm chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp, tăng
giá trị cho các doanh nghiệp để giao dịch với doanh nghiệp khác hơn là tăng số
lượng nhân viên.

19
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

 Doanh nghiệp là mối quan hệ của các hợp đồng giữa các bên liên quan, yêu cầu
và giám sát.
 Doanh nghiệp phải chịu các chi phí đại lý (chi phí cho việc quản lý và giảm sát)
mà nó tăng dần theo sự phát triển của doanh nghiệp.
 Công nghệ thông tin có thể giảm các chi phí đại lý, làm cho doanh nghiệp có thể
phát triển mà không cần thêm các chi phí quản lý và nhân viên.

20
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Ảnh hưởng tổ chức và hành vi

 IT làm phẳng tổ chức


 Quyết định được giao cho các cấp thấp hơn
 Quản lý ít hơn là cần thiết (CNTT cho phép ra quyết định nhanh hơn và làm
tăng cường độ điều khiển)
 Tổ chức hậu công nghiệp
 Tổ chức trở nên phẳng bởi vì trong xã hội hậu công nghiệp, chính quyền
ngày càng dựa trên kiến thức và năng lực chứ không dựa trên vị trí sang
trọng.
21
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Ảnh hưởng tổ chức và hành vi

Hệ thống thông tin có thể


làm giảm số cấp quản lý
trong một tổ chức bằng các
cung cấp cho các nhà quản
lý thông tin để giám sát số
lượng lớn các công nhân
và bằng cách cho nhân Một tổ chức phân cấp truyền thống với nhiều cấp quản lý
viên cấp dưới thẩm quyền
quyết định nhiều hơn.

Một tổ chức đã được làm phẳng bằng cách loại bỏ các lớp quản lý
22
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Rào cản thay đổi (Organizational Resistance to Change)

 Hệ thống thông tin bị ràng buộc trong chính sách của tổ chức vì chúng ảnh hưởng
truy cập vào một nguồn tài nguyên thông tin quan trọng.
 Hệ thống thông tin có khả năng thay đổi cấu trúc, văn hóa, chính sách và công
việc của tổ chức.
 Lý do phổ biến nhất về sự thất bại của các dự án lớn do rào cản tổ chức và chính
sách để thay đổi.

23
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Rào cản thay đổi (Organizational Resistance to Change)

Cơ cấu Tổ chức
Bốn thành phần cần
phải được thay đổi
trong một tổ chức để
thực hiện thành công
một hệ thống thông
tin mới: Cơ cấu tổ Con người Rào cản thay đổi Nhiệm vụ
công việc
chức, nhiệm vụ, công
nghệ và con người.

Công nghệ thông tin


24
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Internet và tổ chức

 Internet tăng cường khả năng truy cập, lưu trữ và phân phối thông tin cũng như tri
thức trong tổ chức.
 Internet có thể giảm chi phí giao dịch và chi phí đại lý.
 Ví dụ: Các doanh nghiệp lớn có thể cung cấp các hướng dẫn, tài liệu cho nhân viên
thông qua trang web của doanh nghiệp, vì vậy sẽ tiết kiệm tiền rất nhiều cho chi phí
phân phối.

25
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA HTTT ĐẾN TỔ CHỨC
 Các yếu tố tổ chức trong xây dựng hệ thống mới

 Môi trường
 Cơ cấu
• Hệ thống cấp bậc, chuyên môn hóa, công việc cụ thể, quy trình kinh doanh.
 Văn hóa và chính sách
 Loại hình tổ chức và phong cách lãnh đạo
 Các nhóm lợi ích chính bị ảnh hưởng bởi hệ thống; thái độ của người dung cuối
 Nhiệm vụ, quyết định và quy trình kinh doanh mà hệ thống sẽ hỗ trợ.

26
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

 Một số công ty trở nên lớn mạnh hơn so với nhiều công ty trong ngành do có cách
tiếp cận với những nguồn riêng biệt mà những công ty khác không có, và còn có
thể sử dụng phổ biến những tài nguyên có sẵn hiệu quả hơn – thông thường nhờ
vào việc sở hữu thông tin và kiến thức tốt hơn.
 Một số công ty lại làm việc tốt hơn các công ty khác nhờ sử dụng Mô hình lực
lượng cạnh tranh của Michael Porter.
 Mô hình cung cấp cái nhìn chung về công ty, đối thủ cạnh tranh, môi trường và
được sử dụng để mô tả sự tương tác của các lực lượng bên ngoài có ảnh hưởng đến
chiến lược và khả năng cạnh tranh, thấu hiểu về lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.

27
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Đối thủ cạnh tranh truyền thống (Traditional Competitors)

Những đối thủ mới tham gia thị trường (New Market Entrants)

Sản phẩm và dịch vụ thay thế (Substitute Products and Services)

Khách hàng (Customers)

Nhà cung cấp (Suppliers)

28
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Đối thủ mới tham Sản phẩm thay


gia thị trường thế

Doanh nghiệp Cạnh tranh

Nhà cung cấp Khách hàng

Mô hình mô tả sự tương tác các lực lượng bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược
và khả năng cạnh tranh của một tổ chức.
29
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Đối thủ cạnh tranh truyền thống (Traditional Competitors)

 Các công ty chia sẻ không gian thị trường với đối thủ đang liên tục đưa ra
những phương pháp mới, hiệu quả hơn, để sản xuất sản phẩm và dịch vụ mới,
và đang nỗ lực lôi cuốn khách hàng bằng cách phát triển nhãn hiệu của họ và
áp đặt việc chi phí chuyển đổi lên khách hàng của họ.
 Internet được các công ty sử dụng nên luôn gây áp lực đến năng lực cạnh tranh.

30
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Những đối thủ mới tham gia thị trường (New Market Entrants)

 Trong một nền kinh tế tự do, với lao động và các nguồn lực tài chính dễ thay đổi,
nhiều công ty mới gia nhập vào thị trường.
 Đặc biệt, Internet giúp giảm chi phí giao dịch, chi phí tham gia thị trường nên
làm tăng cơ hội gia nhập thị trươờng và là mối đe dọa cho nhiều công ty.
 Một số ngành kinh doanh có rào cản gia nhập thị trường thấp như nhà hàng,
khách sạn,... nhưng một số ngành cao: hãng hàng không, ngành đường sắt, chip
máy tính, dầu khí, sản xuất ô tô,...

31
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Sản phẩm và dịch vụ thay thế (Substitute Products and Services)

 Những công nghệ mới luôn luôn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thay thế mới.
 Khách hàng có thể sử dụng sản phẩm và dịch vụ thay thế nếu giá trở nên quá cao
 Càng nhiều sản phẩm và dịch vụ thay thế ở trong ngành thì việc kiểm soát giá cả
ít hơn và lợi nhuận sẽ thấp hơn.

32
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Khách hàng (Customers)

 Lợi nhuận công ty phụ thuộc vào khả năng thu hút và giữ khách hàng.
 Khách hàng ít thì người bán phụ thuộc vào khách và khi đó, người mua dễ cấu
kết với nhau để tạo áp lực lên người bán.
 Internet làm tăng khả năng thương lượng của khách hàng vì làm thông tin luôn
có sẵn cho tất cả mọi người.
 Hiện nay, sức mạnh của khách hàng tăng lên: Khách hàng có thể dễ dàng
chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, buộc các doanh
nghiệp bán hàng phải cạnh tranh về giá trên thị trường minh bạch.
33
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Năm áp lực cạnh tranh trong mô hình Michael Porter

Nhà cung cấp (Suppliers)

 Sức mạnh thị trường của các nhà cung ứng có thể có tác động mạnh mẽ đến lợi
nhuận của công ty, đặc biệt khi mà công ty không thể tăng giá lên nhanh như
những nhà cung cấp có thể làm.
 Một công ty càng có nhiều nhà cung ứng khác nhau thì việc kiểm soát các nhà
cung cấp về giá cả, chất lượng và lịch trình vận chuyển sẽ nhiều hơn.
 Ví dụ: Các nhà sản xuất máy tính xách tay luôn luôn có nhiều nhà cung
cấp cạnh tanh của các thành phần quan trọng, chẳng hạn như bàn phím, ổ
cứng, và màn hình hiển thị.
34
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

 Bốn chiến lược chung để đối phó với lực lượng cạnh tranh có khả thi
bằng cách sử dụng Công nghệ thông tin:

Dẫn đầu chi phí thấp (Low-Cost Leadership)

Khác biệt hóa sản phẩm (Product Differentiation)

Tập trung vào phân khúc thị trường (Focus on Market Niche)

Tăng cường công tác khách hàng và nhà cung cấp thân thiết

35
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

Dẫn đầu chi phí thấp (Low-Cost Leadership)

 Sử dụng hệ thống thông tin để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với mức giá
thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong khi nâng cao chất lượng và mức độ
dịch vụ
 Ví dụ: Hệ thống Walmart đã dẫn đầu trong ngành mua bán lẻ tại Mỹ:
• Khi người tiêu dùng thanh toán tiền hàng hóa của họ tại quầy thu ngân, hệ thống cung
cấp liên tục của Walmart ngay lập tức chuyển giao trực tiếp những đơn hàng mua bán
mới đến các nhà cung cấp.
• Bằng việc sử dụng công nghệ Web, các nhà cung ứng có thể truy cập vào việc mua
bán và dữ liệu hàng hóa của Walmart.
• Hệ thống phản hồi khách hàng hiệu quả Walmart.
36
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

Khác biệt hóa sản phẩm (Product Differentiation)

 Các nhà sản xuất và bán lẻ sử dụng các hệ thống thông tin để tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ được tùy chỉnh và cá nhân hóa để phù hợp với các thông số và
yêu cầu riêng của từng khách hàng.
 Sản xuất đại trà theo nhu cầu của khách hàng (mass customization).
 Cung cấp, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đặc trưng, độc đáo mà các đối
thủ cạnh tranh khác thấy khó sao chép hoặc mất nhiều thời gian để sao chép.
 Ví dụ: Sự thâm nhập của Nike vào công nghệ thông tin đại diện cho một nỗ
lực khác biệt hóa sản phẩm
37
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

Tập trung vào phân khúc thị trường (Focus on Market Niche)

 Sử dụng các hệ thống thông tin cho phép tập trung vào một phân khúc thị
trường duy nhất, chuyên môn hóa phục vụ cho thị trường này tốt hơn những đối
thủ cạnh tranh khác.
 Lợi thế cạnh tranh được tạo ra dựng trên việc nắm rõ những đặc thù của thị
trường và khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với những đặc
điểm đó.

38
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

Tăng cường công tác khách hàng và nhà cung cấp thân thiết

 Sử dụng các hệ thống thông tin để phát triển mối quan hệ mạnh mẽ và trung
thành với khách hàng và các nhà cung ứng.
 Làm tăng chi phí chuyển đổi và lòng trung thành.
 Chi phí chuyển đổi (Switching costs): Các chi phí phát sinh bởi khách hàng do
mất thời gian và nguồn lực khi thay đổi từ một nhà cung cấp hoặc hệ thống để
sử dụng một nhà cung cấp cạnh tranh hoặc hệ thống khác.

39
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Các ví dụ điển hình về chiến lược cạnh tranh

Chiến lược Mô tả Ví dụ
Dẫn đầu chi phí thấp Sử dụng hệ thống thông tin để sản xuất các sản phẩm và Walmart
dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trong khi nâng cao chất lượng và mức độ dịch vụ
Khác biệt hóa sản Sử dụng hệ thống thông tin để phân biệt sản phẩm, và Google, eBay,
phẩm kích hoạt sản phẩn và dịch vụ mới Apple
Tập trung vào phân Sử dụng hệ thống thông tin để có chiến lược tập trung vào Hilton Hotels,
khúc thị trường một phân khúc thị trường duy nhát, đặc biệt Harrah’s
Tăng cường công tác Sử dụng công nghệ thông tin để phát triển mối quan hệ Netflix, Amazon
khách hàng và nhà mạnh mẽ và trung thành với khách hàng và nhà cung cấp
cung cấp thân thiết

40
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Ảnh hưởng của internet đến lợi thế cạnh tranh

 Sự chuyển đổi hoặc mối đe dọa cho một số ngành


 Ví dụ: Đại lý du lịch, phương tiện truyền thông, ấn phẩm in,...
 Duy trì các lực lượng cạnh tranh, nhưng mang tính khốc liệt hơn
 Các tiêu chuẩn thế giới làm xuất hiện các đối thủ mới xâm nhập vào thị trường
 Cơ hội mới cho việc xây dựng thương hiệu và cơ sở trung thành khách hàng.

41
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Mô hình chuỗi giá trị

 Mô hình chuỗi giá trị mô tả các hoạt động chính hoặc hỗ trợ làm tăng thêm giá trị
cho các sản phẩm hoặc dịch vụ và có thể sử dụng hệ thống thông tin để đạt được lợi
thế cạnh tranh.
 Các hoạt động nổi bật mà các chiến lược cạnh tranh có thể được áp dụng, bao gồm:
 Các hoạt động chính (Primary activities): liên quan trực tiếp đến việc sản xuất
và phân phối các sản phẩm và dịch vụ.
 Các hoạt động hỗ trợ (Support activities): quản lý và quản trị cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực và công nghệ.

42
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Mạng giá trị (The Value Web)

 Mạng giá trị là tập hợp các công ty độc lập sử dụng công nghệ thông tin để phối
hợp các chuỗi giá trị để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cho một thị trường chung.
 Nhiều khách hàng hơn, ít hoạt động tuyến tính hơn so với chuỗi giá trị truyền
thống.

43
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Mạng giá trị (The Value Web):

Mạng giá trị là một hệ thống


Chiến lược liên minh

mạng có thể đồng bộ hóa các và công ty đối tác

chuỗi giá trị của các đối tác


kinh doanh trong một ngành Công nghiệp Khách hàng

công nghiệp để đáp ứng Nhà cung cấp


Công ty

Hệ thống ERP
nhanh chóng với những thay Nhà cung cấp Hệ thống giao Khách hàng
Nhà cung cấp dịch chính Khách hàng
đổi trong cung và cầu.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng Hệ thống quản quan hệ khách hàng

Nhà cung cấp Extranets


Net Marketplaces Nhà cung cấp gián tiếp

44
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

 Hệ thống thông tin có thể cải thiện hiệu suất tổng thể của các đơn vị
kinh doanh bằng cách thúc đẩy sự phối hợp và năng lực cốt lõi
 Sức mạnh tổng hợp: Khi yếu tố đầu ra của đơn vị này được sử dụng cho yếu tố
đầu vào của đơn vị khác.
 Năng lực cốt lõi: là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, những
đồng thời phải thỏa mãn 3 điều kiện:
 Đem lại lợi ích cho khách hàng
 Đối thủ cạnh tranh rất khó sao chép
 Có thể mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác

45
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Chiến lược dựa trên mạng (Network – based strategy)

 Tận dụng lợi thế về khả năng của công ty để kết nối với một công ty khác
 Chiến lược dựa trên mạng bao gồm:

Kinh tế mạng (Network Economics)

Mô hình công ty ảo (Virtual Company Model)

Hệ sinh thái kinh doanh (Business ecosystem)

46
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Chiến lược dựa trên mạng (Network – based strategy)

Kinh tế mạng (Network Economics)

 Kinh tế học truyền thống: Quy luật lợi nhuận biên giảm dần
• Thêm bất kỳ tài nguyên được áp dụng cho sản xuất thấp hơn mức tăng ở đầu ra,
cho đến 1 điểm mà ở đó thêm bất kỳ yếu tố đầu vào nhưng không tạo ra thêm
đầu ra
 Kinh tế mạng
• Chi phí biên của việc gia nhập mới gần như bằng không, tức chi phí của việc bổ
sung thành viên mới là không quan trọng, với lợi ích biên lớn hơn nhiều.
• Giá trị của sự phát triển cộng đồng theo quy mô

47
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Chiến lược dựa trên mạng (Network – based strategy)

Chiến lược công ty ảo (Virtual Company Strategy)

 Công ty ảo sử dụng mạng lưới liên minh với các công ty khác để tạo ra và phân
phối sản phẩm mà không bị giới hạn bởi ranh giới tổ chức truyền thống hay vị trí
địa lý.
 Ví dụ: Công ty Li&Fung chuyên quản lý sản xuất, vận chuyển hàng may mặc cho
các công ty thời trang lớn, gia công tất cả các công việc cho hơn 7500 nhà cung
cấp trên toàn thế giới

48
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Chiến lược dựa trên mạng (Network – based strategy)

Hệ sinh thái kinh doanh (Business ecosystem)

 Hệ sinh thái kinh doanh là những tập hợp nhiều doanh nghiệp cung cấp các
dịch vụ và sản phẩm liên quan.
 Doanh nghiệp chủ chốt (Keystone firms): Thống trị hệ sinh thái và tạo ra nền
tảng được sử dụng bởi các công ty khác
 Doanh nghiệp phân khúc (Niche firms): Dựa trên nền tảng được phát triển bởi
doanh nghiệp chủ chốt
 Doanh nghiệp độc lập có thể xem xét công nghệ thông tin sẽ giúp họ thành
doanh nghiệp phân khúc thích hợp trong các hệ sinh thái lớn.
49
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
 Chiến lược dựa trên mạng (Network – based strategy)
 Mô hình chiến lược hệ sinh thái
Những người Các sản
tham gia thị phẩm và dịch
trường mới vụ thay thể
Công Công
nghiệp nghiệp
1 2

Công Công
nghiệp nghiệp
3 4

Những nhà Khách


cung cấp Hệ sinh thái ngành hàng

Thời đại công ty đòi hỏi một cái nhìn năng động hơn về ranh giới giữa các ngành, các doanh nghiệp, khách hàng và
nhà cung cấp, với sự cạnh tranh xảy ra giữa các nhóm ngành trong một hệ sinh thái kinh doanh. Trong mô hình hệ
sinh thái, nhiều ngành làm việc với nhau để cung cấp giá trị cho khách hàng. CNTT đóng một vai trò quan trọng
trong việc tạo điều kiện cho một mạng lưới dày đặc của các tương tác giữa các doanh nghiệp tham gia.
50
3.3 SỬ DỤNG HTTT ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH

 Duy trì lợi thế cạnh tranh


 Đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa và sao chép hệ thống chiến lược
 Hệ thống có thể trở thành công cụ cho sự sống còn của doanh nghiệp
 Gắn công nghệ thông tin với mục tiêu kinh doanh
 Thực hiện phân tích hệ thống chiến lược:
 Cơ cấu ngành công nghiệp
 Chuỗi giá trị công ty
 Quản lý quá trình chuyển đổi chiến lược
 Việc áp dụng hệ thống chiến lược đòi hỏi những thay đổi trong mục tiêu kinh
doanh các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và quá trình kinh doanh.
51

You might also like