You are on page 1of 72

CHƯƠNG 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẠCH

3.1 Giới thiệu


Nội dung của chương này nhằm trình bày các phương pháp phân tích mạch một chiều
cũng như xoay chiều, còn gọi là các phương pháp giải mạch điện như là: phương pháp
thế nút, phương pháp dòng mắc lưới, phương pháp dòng nhánh, các định lý…Cở sở của
các phương pháp giải mạch trên là dựa vào ba luật cơ bản của mạch điện, bao gồm: định
luật Ohm, K1 và K2. Ngoài ra khi áp dụng các phương pháp giải mạch trên chúng ta còn
phải sử dụng linh hoạt các phép biến đổi như đã học ở chương 1 để giải mạch. Đây là
chương quan trọng nhất của môn học Mạch Điện bởi lẽ nó là nền tảng cho các chương
sau và là cơ sở của ngành Điện. Các cách giải chúng ta đã học được ở chương 1 chỉ giải
được những mạch điện đơn giản chứ không giải được những mạch điện phức tạp. Các
phương pháp giải mạch ở chương này sẽ giải được các mạch phức tạp và hiển nhiên là
cũng giải được các mạch đơn giản. Dưới đây là trình bày chi tiết các phương pháp,
nguyên lý, định lý giải mạch điện.

3.2 Các phương pháp phân tích mạch


3.2.1 Phương pháp dòng nhánh
Mục đích của phương pháp dòng nhánh là tìm ra được dòng trên các nhánh.
Bản chất của phương pháp dòng nhánh là định luật K1 và K2. Chúng ta hãy xét một
mạch điện như hình 3.1
I1 R1 I2 R2
a
I3

U1 R3 R4

U3 U2

Hình 3.1

Yêu cầu: tìm dòng trên các nhánh.


Các bước giải một mạch điện bằng phương pháp dòng nhánh như sau:
 Vẽ chiều của các dòng điện nhánh ( chiều tùy ý theo người giải)
 Vẽ chiều của các vòng để viết K2 ( nên vẽ chiều của các dòng nhánh cùng
chiều với chiều của các dòng vòng)
 Viết các phương trình K1 và K2
 Giải hệ phương trình để tìm ra dòng của các nhánh
Chẳng hạn, với các quy ước dòng điện như Hình 3.1 ta viết được các phương trình K1 và
K2 như sau:
 I1  I 2  I3  0

U  I R  I R  U  0 (3.1)
 1 1 1 3 3 3


 U 3  I3 R3  I 2 R2  I 2 R4 U 2  0
Giải hệ phương trình (3.1) ta tìm được I1, I2 và I3.

Ví dụ 3.1
Tìm I1, I2 và I3 của mạch điện Hình 3.2.
I1 3 I2 4
a
I3

10V 2 2

5V 10V

Hình 3.2

Giải
Với chiều quy ước như hình vẽ. Áp dụng K1 và K2 vào mạch điện ở Hình 3.2, ta có hệ
phương trình sau:
 I1  I 2  I3  0

10  3I  2 I  5  0 (3.1.1)
 1 3

5  2 I3  4 I 2  2 I 2 10  0

Giải hệ phương trình trên ta tìm được: I1=2,5A; I2= -1,25A; I3=3,75A
I2 có giá trị âm nên chiều của I2 sẽ ngược với chiều quy ước ban đầu.

Chú ý: trong phương pháp dòng nhánh chúng ta có sử dụng K2, do đó nếu trong mạch
có chứa nguồn dòng thì chúng ta không nên viết K2 cho vòng đó.

Ví dụ 3.2
Tìm I1, I2 và I3 của mạch điện ở Hình 3.3
I1 3 I2 4
a
I3

10V 2
5A

5V

Hình 3.3

Giải
Từ Hình 3.3 ta nhận thấy rằng:
 Ở vòng thứ 2 có chứa nguồn dòng 5A nên ta không viết K2 cho vòng này
 Nguồn 5A nằm ở nhánh độc lập ( nhánh chỉ nằm ở một vòng) chứ không phải
nhánh chung của hai vòng. Do đó:
I2 = -5A (3.2.1)
Viết K1 tại a và K2 cho vòng thứ 1 ta được:
 I1  I 2  I 3  0
 (3.2.2)
10  3I1  2 I3  5  0

Từ (3.21) và (3.22), suy ra: I2= -5A, I1=1A ; I3=6A.

Ví dụ 3.3
Tìm I1, I2 và I3 của mạch điện Hình 3.4
I1 3 I2 4
a
I3

10V 2

15V

5A
Hình 3.4

Giải
Từ Hình 3.4 ta nhận thấy rằng:
 Cả 2 vòng đều có chứa nguồn dòng 5A nên ta không viết K2 cho 2 vòng này được
mà ta phải viết cho vòng bao ngoài cùng.
 Nguồn 5A nằm ở nhánh chung của hai vòng. Do đó:
I3 = 5A (3.3.1)
Viết K1 tại a và K2 cho vòng bao ngoài cùng ta được:
 I1  I 2  5
 (3.3.2)
10  3I1  4 I 2 15  0

Từ (3.3.1) và (3.3.2) ta được: I3=5A; I1=15/7(A); I2= 20/7(A)

3.2.2 Phương pháp dòng mắc lưới


Mục đích của phương pháp dòng mắc lưới là tìm ra được dòng của các mắc lưới. Từ
dòng của các mắc lưới chúng ta có thể suy ra dòng của các nhánh một cách dễ dàng.
Cơ sở của phương pháp dòng mắc lưới là định luật K2.
Các bước cơ bản để giải một mạch điện bằng phương pháp dòng mắc lưới:
+ Xác định các mắc lưới và vẽ chiều của các mắc lưới đó
+ Viết K2 cho các mắc lưới đã được xác định
+ Giải hệ phương trình tìm các dòng mắc lưới
+ Căn cứ vào chiều của các dòng mắc lưới và chiều dòng trên nhánh ta suy ra dòng của
các nhánh.

Chú ý: Khi viết K2 cho các mắc lưới, chúng ta không quan tâm đến chiều của các dòng
nhánh, chỉ quan tâm đến chiều của các mắc lưới.

Chúng ta hãy xét một mạch điện như Hình 3.5


I1 R1 I2 R2

I3

U1 R3 R4
II I II

U3 U2

Hình 3.5

Giả sử ta vẽ chiều của các mắc lưới I và II như Hình 3.5


Viết hệ phương trình K2 cho mắc lưới I và II là:
U1  R1I I  R3 ( I I  I II )  U 3  0
 (3.2)
U 3  R3 ( I II  I I )  ( R2  R4 ) I II U 2  0

Giải hệ phương trình trên ta được dòng của các mắc lưới II và III
I1=II; I2=III; I3=II-III
→ Để làm sáng tỏ phương pháp dòng mắc lưới chúng ta hãy giải lại các ví dụ 3.1; 3.2;
3.3 bằng phương pháp dòng mắc lưới, sau đó so sánh kết quả với phương pháp dòng
nhánh như sau:

Ví dụ 3.4
Giải lại ví dụ 3.1 bằng phương pháp dòng mắc lưới

Giải
Ta có 2 mắc lưới tương ứng với dòng 2 mắc lưới là II và III, và ta qui ước chiều của 2 mắc
lưới như Hình 3.6.
Viết K2 cho mắc lưới I:
10  3I I  2( I I  I II )  5  0 (3.4.1)
Viết K2 cho mắc lưới II:
5  2( I II  I I )  (4  2) I II 10  0 (3.4.2)
Chú ý: Nhánh (điện trở 5Ω nối tiếp với nguồn 5V) thì ở giữa hai vòng mắc lưới. Do đó
điện áp trên điện trở 2Ω phải chịu tác động của 2 dòng mắc lưới. Khi viết ở mắc lưới nào
thì dòng ở mắc lưới đó làm chuẩn, dòng mắc lưới còn lại cùng chiều với dòng mắc lưới
đang viết thì mang dấu (+), ngược lại mang dấu (-).
Giải hệ hai phương trình (3.4.1) và (3.4.2) ta được:
II =2,5A; III = -1,25A
I1 3 I2 4

I3

10V 2 2
II I II

5V 10V

Hình 3.6

Từ Hình 3.6. Ta suy ra dòng điện nhánh như sau:


I1 = II = 2,5A; I2 = III = -1,25A; I3 = II – III = 3,75A
Nhận xét: Kết quả này hoàn toàn giống với kết quả của ví dụ 3.1

Ví dụ 3.5
Giải lại ví dụ 3.2 bằng phương pháp dòng mắc lưới

Giải
Giả sử chiều của mắc lưới I và mắc lưới II có chiều như Hình 3.7
I1 3 I2 4

I3

10V 2
II I II 5A

5V

Hình 3.7

Ta nhận thấy rằng: ở mắc lưới II có nguồn dòng 5A có chiều ngược với chiều của dòng
mắc lưới II. Do đó:
III = -5A (3.5.1)
Viết K2 cho vòng I:
-10+3II + 2(II – III) -5=0 (3.5.2)
Giải hệ hai phương trình (3.5.1) và (3.5.2), ta được: III = -5A; II =1A
Từ II và III và với chiều quy ước của các dòng nhánh, ta suy ra:
I1 = II = 1A
I2 = III = -5A
I3 = II – III = 6A
Nhận xét: Các kết quả của phương pháp dòng mắc lưới hoàn toàn giống với các kết quả
của phương pháp dòng nhánh

Ví dụ 3.6
Giải lại ví dụ 3.3 bằng phương pháp dòng mắc lưới

Giải
Giả sử ta chọn chiều các dòng điện như Hình 3.8
I1 3 I2 4

I3

10V 2
II I II
15V

5A

Hình 3.8

Nguồn 5A nằm giữa hai mắc lưới, do đó dòng mắc lưới nào cùng chiều với chiều của
nguồn dòng 5A thì mang dấu (+) và ngược lại thì mang dấu (-). Ta có:
II – III = 5A (3.6.1)
Do cả hai mắc lưới đều có chứa nguồn dòng nên ta không được viết K2 cho hai mắc lưới
đó, thay vào đó ta viết K2 cho vòng bao ngoài cùng. Ta có:
-10 + 3II + 4III + 15=0 (3.6.2)
Giải hệ hai phương trình (3.6.1) và (3.6.2), ta được:
II = 15/7 (A); III = -20/7 (A)
→ I1=II=15/7 A; I2=-III= 20/7A; I3=5A
Nhận xét: Các kết quả của phương pháp dòng mắc lưới hoàn toàn giống với các kết quả
của phương pháp dòng nhánh.

Trong trường hợp mạch điện là xoay chiều điều hòa thì trước khi giải ta phải phức hóa sơ
đồ (nếu sơ đồ ban đầu cho ở miến thời gian)

Ví dụ 3.7
Xác định các dòng mắc lưới Im1 và Im 2 của mạch điện Hình 3.9
3Ω j 3Ω

1000V Im1  j 2Ω Im 2 500V

Hình 3.9

Giải

Nhận xét: mạch điện ở Hình 3.9 đã được phức hóa. Do đó, ta có hệ phương trình mắc
Phương trình mắc lưới 1 như sau:
 3  j 2  Im1    j 2  Im 2  100 (3.7.1)

Phương trình mắc lưới 2 như sau:


   j 2  Im1    j 2  j 3 Im 2  50 (3.7.2)

Giải hệ hai phương trình (3.7.1) và (3.7.2) ta được:


 Im1  0 A
 0
 I m 2  5  90 A

Ví dụ 3.8
Xác định dòng ix của mạch điện Hình 3.10
5 2H

ix

20 cos 5t (V ) 0. 2 F 2i x 1H

Hình 3.10

Giải
Đầu tiên ta phức hoá sơ đồ và giả sử quy ước chiều các dòng mắc lưới như Hình 3.11
20 cos 5t(V )  2000 (V )
2 H  j10
1H  j 5
0, 2 F   j1
j10
5

ix i3

2000 (V ) i1  j1 2i x j 5
i2

Hình 3.11

Từ Hình 3.11.Ta có hệ phương trình mắc lưới như sau:


 200 0  5i1  j1(i1  i2 )  0

i3  i2  2i x  2(i1  i2 ) (3.8.1)
 200 0  5i  j10i  j 5i  0
 1 2 3

Giải hệ phương trình trên ta được:


i1  3,236,87 0 A
 0
i2  8,8  143,13 A
i  15,236,87 0 A
3
Vì Ix cùng chiều với i1 và ngược chiều với i2. Nên suy ra:

Ix  i1  i2  1236,87 A
Chuyển về lại miền thời gian, ta được:
i x (t )  12 cos(5t  36,87 0 ) A

3.2.3 Phương pháp điện thế nút


Các phương pháp dòng nhánh và dòng mắc lưới chỉ cho biết được dòng trên các nhánh
chứ không cho biết được điện thế tại các nút trong một mạch điện. Mục đích của phương
pháp này là nó cho ta tìm ra được điện thế tại các nút trong một mạch điện. Có được
“điện thế tại các nút” trong mạch điện ta sẽ tìm ra được dòng điện chạy qua các nhánh
trong mạch điện đó. Bản chất của phương pháp thế nút là định luật K1.
Ta hãy xét một đoạn mạch ab có tổng trở Zab như sau:
Z ab
a b
I ab

Ta có:
U ab
I ab   U ab .Z ab  (φa  φb ).Yab (3.3)
Z ab

Trong đó: Yab là tổng dẫn giữa a và b, φa và φb là điện thế tại a và b


Y có đơn vị là Ω-1 hoặc S hoặc 
Trên cơ sở đó, ta hãy xét một mạch điện như Hình 3.12
J2

I2 Y2

I1 Y1 I3 Y3

I4

J1 Y4 J3

Hình 3.12

Các bước giải một mạch điện dùng phương pháp thế nút như sau:
 Bước 1: Vẽ chiều của các dòng điện nhánh
→ Giả sử ta vẽ chiều của các dòng điện nhánh như Hình 3.12
 Bước 2: Chọn một nút làm nút cân bằng ( điện thế của nút cân bằng bằng 0, về
nguyên tắc ta có quyền chọn bất kỳ nút nào làm nút cân bằng, tuy vậy ta nên chọn
nút nào có nhiều nhánh nối vào nhất hoặc là nút có các cực âm nguồn nối vào để
bài toán trở nên gọn hơn)
→Ta chọn nút 0 làm nút cân bằng, ta có φ0 = 0 (V), kí hiệu của nút cân bằng là
 Bước 3: Viết K1 cho các nút còn lại (trừ nút cần bằng)
→K1 cho nút 1: I1  I 2  J1  J 2

(φ1  φ2 )Y1  (φ1  φ3 )Y2  J1  J 2

Hay (Y1  Y2 )φ1 Y1φ2 Y2φ3  J1  J 2 (3.4)


→K1 cho nút 2:
Y1φ1  (Y1  Y3  Y4 )φ2 Y3φ3  0 (3.5)
→K1 cho nút 3:
Y2φ1  Y3φ2  (Y2  Y3 )φ3  J 2  J 3 (3.6)
→Từ (3.4), (3.5) và (3.6) viết dưới dạng ma trận
 (Y1  Y2 )  Y1  Y2  φ1   J1  J 2 
    
Y (Y1  Y3  Y4 )  Y3  φ    0  (3.7)
 1   2  
Y  Y3 (Y2  Y3 )  φ3   J 2  J 3 
 2
Hay
Y11 Y12 Y13  φ1   I nut1 
    
Y Y22 Y23  φ2    I nut 2  (3.8)
 21  
Y Y33  φ3   I nut 3 
 31 Y32
 
Với Y11=Y1+Y2 là tổng các tổng dẫn đấu trực tiếp vào nút 1
Y12 = Y21 = -Y1: Tổng các tổng dẫn đấu trực tiếp giữa nút 1 và nút 2
Y13 = Y31 = -Y2: Tổng các tổng dẫn đấu trực tiếp giữa nút 1 và nút 3
Y23 = Y32 = -Y3: Tổng các tổng dẫn đấu trực tiếp giữa nút 2 và nút 3
Y22 = Y1+Y3+Y4: Tổng các tổng dẫn đấu trực tiếp vào nút 2
Y33 = Y2+Y3: Tổng các tổng dẫn đấu trực tiếp vào nút 3

I nut1 : Tổng đại số các nguồn dòng đi vào hoặc đi ra trực tiếp tại nút 1 (đi vào

mang dấu + và đi ra mang dấu -)  I nut 3

I nut 2 : Tổng đại số các nguồn dòng đi vào hoặc đi ra trực tiếp tại nút 2 (đi vào

mang dấu + và đi ra mang dấu -)

I nut 3 : Tổng đại số các nguồn dòng đi vào hoặc đi ra trực tiếp tại nút 3 (đi vào

mang dấu + và đi ra mang dấu -)


Nhận xét: Từ phương trình K1 viết cho các nút ở hệ phương trình (3.8). Ta nhận
thấy rằng:
 Các Yii ( như là Y11, Y22 và Y33) là các tổng dẫn đấu trực tiếp vào nút i và
mang dấu (+)
 Các Yij ( như là Y12, Y21, Y13, Y31, Y23 và Y32) là các tổng dẫn đấu trực tiếp
giữa nút i và nút j và mang dấu (-)
 Bước 4: Giải hệ phương trình thế nút để tìm ra được điện thế tại các nút

Ví dụ 3.9
Tìm điện thế tại các nút 1 và 2 của mạch điện Hình 3.13

2A

3

5A 2 3 5

Hình 3.13

Giải
- Bước 1: Giả sử ta quy ước chiều của các dòng điện như Hình 3.14

2A

I2
1 2

I1 3 I3 I4

5A 2 3 5

Hình 3.14

- Bước 2: Chọn nút cân bằng như Hình 3.14


- Bước 3: Viết K1 cho nút 1 và nút 2
Dựa vào hệ phương trình (3.8), ta có hệ phương trình sau:
 1 1  1

   φ  φ  5  2
 2 3  1 3 2
 1  1 1 1 

 φ1      φ2  2
 3 3 3 5

Bước 4: Giải hệ phương trình trên ta tìm được:

φφ 5,4,36
1
2
345V
V

Một vài chú ý khi giải mạch điện bằng phương pháp thế nút:
 Điện thế tìm được tại các nút là điện thế của nút đó so với nút cân bằng. Do đó,
khi ta chọn nút cân bằng ở vị trí khác nhau thì giá trị điện thế tại các nút còn lại
cũng có giá trị khác nhau. Tuy vậy, dòng điện qua các nhánh luôn luôn không thay
đổi.
 Phương pháp này chỉ áp dụng K1, do đó khi trong mạch có tồn tại nguồn áp mắc
nối tiếp với một tổng trở thì ta phải biến đổi nguồn áp về nguồn dòng theo phép
biến đổi nguồn tương đương như Hình 3.15 dưới đây:

i R i

i1

e u  j R u

Hình 3.15

Ví dụ 3.10
Tìm điện thế tại các nút 1, 2 và 3 của mạch điện ở Hình 3.16
Hình 3.16

Giải
Với nút cân bằng được chọn như hình vẽ, ta có hệ phương trình thế nút sau:
 1 1 1  1 1

    φ  φ  φ  5
 3 3 3  1 3 2 3 3
 1 1 1 1  1
 φ1      φ2  φ3  0
 3 3 5 2 5
 1 1  1 1 
 φ1  φ2     φ3  4
 3 5  3 5 

Giải hệ phương trình trên ta được:


φ1  14,35V

φ2  8, 43V
φ  19, 63V
 3
 Tuy nhiên, khi giải bài tập đôi khi chúng ta gặp những mạch có chứa nguồn áp,
nguồn áp này nối trực tiếp giữa hai nút, khi đó chúng ta không thể dùng biến đổi
tương đương để đưa về nguồn dòng được. Lúc đó ta xem nút nối trực tiếp giữa 2
nút là một nút lớn (hay còn gọi là siêu nút – supernode) và viết K1 tại nút lớn đó.

Ví dụ 3.11
Xác định điện thế tại các nút 1, 2 và 3 của mạch điện Hình 3.17
I2 3

I1 I3 10V
3

I4
I5
15V
2 4

Hình 3.17

Giải
Từ Hình 3.17 ta nhận thấy rằng: nguồn áp 10V nối trực tiếp giữa nút 2 và nút 3
cho nên ta xem nút 2 và nút 3 là một siêu nút (thể hiện bằng nét đứt). Áp dụng K1
cho siêu nút này, ta có:
I1  I 2  I 4  I 5  0

φ1  φ2 φ1  φ3 φ2 φ3
Hay    0 (3.11.1)
3 3 4 4
Bởi vì nút cân bằng được chọn như hình vẽ. Cho nên
φ1  15V (3.11.2)

φ1  φ3  10V (3.11.3)
Giải hệ phương trình (3.11.1), (3.11.2) và (3.11.3) ta được điện thế tại các nút như
sau:


φ1  15V
 190
φ2  V
 17
 20
φ3  V
 17
Ví dụ 3.12
Tìm điện thế tại các nút a và b của mạch điện Hình 3.18
0 .4 F
a b 4

+
30 sin 2t ( A) 2 u x
+ 2u
1H - x

Hình 3.18

Giải
Phức hoá sơ đồ trên ta được sơ đồ ở Hình 3.19
30 sin 2t( A )  3000 ( A )
1H  j 2
0, 4 F   j1,25
 j1,25

300 0 U x j 2 2U x

Hình 3.19
Với nút cân bằng được chọn như Hình 3.19, ta viết phương trình K1 tại điểm a và b
K1 tại a:
1 1  1
   a   b  3000 (3.12.1)
 2  j 2,5   j1, 25
K1 tại b:
1  1 1 1 2U x
  a      b  (3.12.2)
 j1,25  j 2  j 2,5 4  4
Kết hợp hai phương trình (3.12.1) và (3.12.2) hệ phương trình thế nút như sau:
 1 1  1
   a   b  300 0
 2  j 2,5   j1,25
 (3.12.3)
 1    1  1  1   2U x
  j1,25 a  j 2  j 2,5 4  b 4

Giải hệ phương trình (3.12.3), ta được:
φa  22, 2155,630V
φ  53,6763, 430V
 b

Ví dụ 3.13
Tìm điện thế tại các điểm a và b của mạch điện Hình 3.20
1030 0 V
-

a 4 b

40 0 A  j 2 j 4 10

Hình 3.20

Giải
Ta nhận thấy rằng: nguồn 10300V nối trực tiếp giữa hai nút a và b. Tuy nhiên giữa hai
nút a và b lại có điện trở 4Ω. Do đó, ta chỉ cần viết dòng phía trước và sau nguồn
10300V là bằng nhau. Với chiều quy ước như ở Hình 3.20, ta có hệ phương trình thế nút
như sau:
φa  φb  10300

 φa  φa  φb  4  φa  φb  φb  φb

 j 2 4 4 j 4 10
Giải hệ phương trình thế nút trên, ta được:
φa  23,54 83, 430V
φ  29, 01101,87 0V
 b

3.2.4 Phương pháp biến đổi nguồn tương đương


Phương pháp này cũng được trình bày ở chương 1, tức là nếu trong mạch có một nguồn
áp nối tiếp với một tổng trở thì ta hoàn toàn biến đổi nó tương đương với một nguồn dòng
mắc song song với tổng trở đó. Xem Hình 3.21.
I Z I

I1

U s U  J Z U

Hình 3.21
U
Với : J  s (3.9)
Z
Ví dụ 3.14
Tìm U x của mạch điện Hình 3.22 bằng phương pháp biến đổi nguồn tương đương

5Ω  j 5Ω 3Ω

50300V j 2Ω
j 6Ω U x

Hình 3.22
Giải
Áp dụng phương pháp biến đổi nguồn tương đương, Hình 3.22 hoàn toàn có thể thây thế
bằng mạch ở Hình 3.23.

 j 5Ω 3Ω

50300 j 2Ω
A 5Ω
5 j 6Ω U x

Hình 3.23

Ta có tổng trở của nhánh 5Ω và nhánh (3+j2)Ω là:


5(3  j 2)
Z1   (2,06  j 0.735)  2,1819,65 0 
8  j2

Biến đổi Hình 3.23 ngược trở lại nguồn áp ta được Hình 3.24:

(2, 06  j 0, 735)Ω  j 5Ω 3Ω

+
+
21,849,650V
- j 6Ω U x
-

Hình 3.24

Từ đây ta suy ra điện áp ở hai đầu cuộn cảm j6Ω là:


21,849,65 0
U x  j 6.  24,45120,72 0 V
(2,06  j 0,735  j 5  3  j 6)

3.3 Các định lý mạch và nguyên lí cơ bản


3.3.1 Định lý thay thế
Giả sử ta có một mạch điện lớn gồm mạch A và mạch B liên kết với nhau như Hình 3.25

a i(t )

u (t )

b
Hình 3.25

Định lý thay thế được phát biểu như sau:


“Nếu ta biết được điên áp tại hai điểm a và b là U(V) thì ta hoàn toàn có thể thay thế
phần mạch A bằng nguồn U(V) đó mà mọi quá trình diễn ra ở mạch B là hoàn toàn giống
như ban đầu”.
Lúc này mạch ở Hình 3.25 hoàn toàn tương đương với mạch ở Hình 3.26

a i(t )

U u (t )

b
Hình 3.26
Hoặc
“Nếu ta biết được dòng điện i(t) cấp vào mạch B là j(A) thì ta hoàn toàn có thể thay thế
phần mạch A bằng nguồn dòng j(A) mà mọi quá trình diễn ra ở mạch B là hoàn toàn
giống như ban đầu”.
Lúc này mạch ở hình 3.25 hoàn toàn tương đương với mạch ở hình 3.27

a i(t )

j ( A)

b
Hình 3.27

Ưu điểm của phương pháp này là nó làm cho mạch trở nên gọn hơn

Ví dụ 3.15
Cho mạch điện như Hình 3.28. Xác định I0
2 I
a

3 4
I0

30V
2

3 2

1
b

Hình 3.28
Giải
Theo các cách giải đã học thì ta tính ra được điện áp Uab =14,87V, I = 5,04A, I0 =
0512,82 mA. Bây giờ ta giải theo định lí thay thế.
Theo định lí thay thế thì mạch ở hình 3.28 sẽ được thay thế thành mạch ở hình 3.29 và
hình 3.30.
I I
a a

3 4 3 4
I0 I0

14,87V 5,04 A
2 2

3 2 3 2

b b

Hình 3.29 Hình 3.30

Từ Hình 3,29 áp dụng biến đổi tam giác – sao ta tính được I0 = 512,82mA
Từ Hình 3,30 áp dụng biến đổi tam giác – sao và cầu chia dòng…ta cũng tính được I0 =
512,82mA

3.3.2 Nguyên lý tỷ lệ
Nếu tất cả các nguồn kích thích trong cùng một mạch tuyến tính được nhân lên K lần thì
tất cả các đáp ứng cũng nhân lên K lần. Đặc biệt nếu như mạch tuyến tính chỉ có một
nguồn kích thích duy nhất thì mỗi kích thích sẽ tỷ lệ với đáp ứng đó.
Nguồn kích thích: các nguồn độc lập
Các đáp ứng: dòng, áp trên một phần tử hay một nhánh
K: Hằng số thực hoặc phức
Ví dụ 3.16
Xét mạch điện như ở hình 3.28 theo nguyên lý tỷ lệ

Giải
Theo ví dụ 3.15 khi nguồn áp là 30V thì ta có các đáp ứng: Uab=14,87V; I=5,04A;
I0=512,82mA.
Bây giờ nếu ta giảm nguồn áp xuống 3 lần thì ta có các đáp ứng của mạch (Uab, I, I0)
cũng giảm xuống 3 lần
Cụ thể là: Uab=4,96V; I=1,68A; I0=170,94mA.
Bây giờ nếu ta tăng nguồn áp lên 2 lần thì ta có các đáp ứng của mạch (Uab, I, I0) cũng
tăng lên 2 lần
Cụ thể là: Uab=29,74V; I=10,09A; I0=1,03A
Chú ý: ta có thể dùng bất kỳ phương pháp giải nào vẫn cho kết quả như trên

3.3.3 Định lý Thevenin


Mục đích của định lý Thevenin là nhằm để biến đổi một mạch điện lớn, phức tạp thành
một mạch điện không để đơn giản hơn được nữa, đó là mạch điện chỉ còn một nguồn áp
mắc nối tiếp với một điện trở như ở Hình 3.31 hay còn gọi là mạch tương đương
Thevenin.
Rth

U th +
-

Hình 3.31

Sau đây là trình bày cách thành lập một mạch tương đương Thevenin (cách tìm Uth và Rth):
Giả sử ta có hai mạch A và B liên kết với nhau như Hình 3.32
Yêu cầu là đi tìm mạch tương đương Thevenin của mạch A

Rth
a
a

U U th U

b
b

Hình 3.32

Gọi Uth là điện áp hở mạch tại hai điểm a và b (còn gọi là điện áp Thevenin)
Rth: là điện trở Thevenin (là điện trở tương đương của mạch A nhìn từ hai cực a và b khi
triệt tiêu tất cả các nguồn độc lập của mạch A.
Chú ý:
 Chỉ triệt tiêu các nguồn độc lập chứ không được triệt tiêu nguồn phụ thuộc. Nếu
trong mạch vừa có nguồn độc lập vừa có nguồn phụ thuộc thì ta chỉ triệt tiêu
nguồn độc lập còn giữ lại nguồn phụ thuộc.
 Triệt tiêu nguồn áp độc lập tức là nối tắt nguồn áp lại, triệt tiêu nguồn dòng tức là
hở mạch nguồn dòng ra

Ví dụ 3.17
Xác định mạch tương đương thevenin của phần mạch bên trái hai cực a và b ở Hình 3.33.
Tính dòng điện I.
2 4 a
I

30V 3 5 5A 3

b
Hình 3.33

Giải
- Xác định điện trở thevenin: Triệt tiêu nguồn áp 30V và nguồn dòng 5A và đứng từ hai
cực a và b nhìn vào mạch điện như Hình 3.34
2 4 a

3 5 Rth

b
Hình 3.34
Từ Hình 3.34 ta dễ dàng nhận ra được:
Rth  5 //( 4  ( 2 // 3))  2,549 (3.17.1)
- Xác định điện áp Thevenin: phục hồi tất cả các nguồn đã triệt tiêu rồi tìm điện áp hở
mạch giữa hai cực a và b. Xem Hình 3.35.
2 4 a
I3

30V I1 3 I2 5 5 A U th

b
Hình 3.35
Hệ phương trình mắc lưới của Hình 3.35, ta được
 30  2 I 1  3( I 1  I 2 )  0

3( I 2  I 1 )  4 I 2  5( I 2  I 3 )  0 (3.17.2)
I  5
 3
Giải hệ phương trình (3.17.2) ta được:
 I1  5,58 A

 I 2  0,68 A
 I  5 A
 3
Suy ra U th  5( I 2  I 3 )  5(0,68  5)  21,57V
Vậy mạch tương đương thevenin của mạch bên trái hai cực a và b được biểu diễn như ở
Hình 3.36.

3,17
a

21,57V

b
Hình 3.36

Suy ra dòng I sẽ là:


21,57
I  3,89 A
2,549  3
Ví dụ 3.18
Tìm mạch tương đương Thevenin của mạch điện bên trái hai cực a và b ở Hình 3.37 và
tìm dòng qua điện trở 5Ω
3 4 3
a
I0

30V 2 4I 0 5

b
Hình 3.37

Giải
Nhận xét: do phần mạch bên trái hai cực a và b có chứa nguồn phụ thuộc. Do đó khi tìm
Rth chúng ta không thể dùng các phép biến đổi thông thường được. Với dạng này thì cách
giải như sau:
- Triệt tiêu các nguồn độc lập, giữ lại nguồn phụ thuộc
- Kích thích một nguồn áp vào hai cực a và b (nguồn áp này chọn bao nhiêu cũng được,
thường chọn là 1V) sau đó dùng các phương pháp đã học tìm dòng I chảy vào mạch nhìn
từ hai cực a và b, khi đó:
1
Rth  (3.18.1)
I
Xem Hình 3.38
3 4 3 I
a
I0
i2
i1 i3
2 5I 0 1V

b
Hình 3.38

Viết hệ phương trình mắc lưới cho Hình 3.38 ta được:


3i1  2( i1 -i2 )=0

i3 -i2=5(i1 -i2 ) (3.18.2)
3i +4i +3i +1=0
 1 2 3
Giải hệ ( 3.18.2) ta được: I=-i3  2 ,5 A
Vậy
1
Rth   0 ,4
2 ,5
Để tìm điện áp Thevenin ta phục hồi lại các nguồn đã bị xoá sau đó tìm điện áp hở mạch
ở hai cực a và b như Hình 3.39

3 4 3
a
I0

U th
30V 2 5I 0

Hình 3.39
Hệ phương trình thế nút cho Hình 3.39 như sau:
 1 1 1  1
 2  3  4  1  4 2  10
  (3.18.3)

 1   1   51
 4 1 4 2 2
Giải hệ phương trình (3.18.3), ta được:
1  6V
 (3.18.4)
2  66V
Suy ra: U th  2  66V
Vậy mạch tương đương Thevenin của mạch điện bên trái hai cực a và b là Hình 3.40a và
mạch điện tương đương cuối cùng là Hình 3.40b.
0, 4 0, 4
a a

66V 66V 5

b b
a) b)
Hình 3.40

Dòng qua điện trở 5Ω là :


66
I 5    12,22 A
5  0, 4

3.4 Định lý Norton


Tương tự như mạch tương đương Thevenin, ta cũng có thể thay thế mạch A bằng một
mạch rất đơn giản, đó là: mạch điện chỉ gồm một nguồn dòng IN mắc song song với một
điện trở RN như ở Hình 3.41.

a
a

U IN RN U

b
b

Hình 3.41
Trong đó: RN là điện trở Norton và cũng được xác định giống như Rth
IN là dòng ngắn mạch chạy qua hai cực a và b

Ví dụ 3.19
Xác định mạch tương đương Norton của phần mạch bên trái hai cực a và b như ở Hình
3.42

2 4 a

30V 3 5

b
Hình 3.42

Giải
- Tìm điện trở Norton:
Từ Hình 3.42 ta triệt tiêu nguồn áp 30V và nhìn từ hai cực a và b ta có:
R N  R th  5 || ((2 || 3)  4)  2,55 (3.19.1)
- Tìm dòng ngắn mạch chạy qua hai cực a và b
Khôi phục lại tất cả các nguồn bị triệt tiêu và nhắn mạch tại hai cực a và b như Hình 3.43
2 4 a

30V 3 5 IN

b
Hình 3.43
Ngắn mạch hai cực a và b tức là dòng không qua điện trở 5Ω.
Ta có:
26
R td  2  (3 / /4)   (3.19.2)
7
Dòng tổng qua mạch
30.7
I   8,077A (3.19.3)
6
Dòng ngắn mạch
3
I N  .8,077  3, 46A (3.19.4)
7
Vậy mạch tương đương Norton của phần mạch bên trái hai cực a và b được biểu diễn như
Hình 3.44.

3, 46A 2,55

b
Hình 3.44

Mối quan hệ giữa định lý Thevenin và định lý Norton


Theo phép biến đổi tương đương ở mục 6.5 chương 1, ta nhận thấy rằng: nếu ta xác định
được mạch tương đương Thevenin thì ta cũng có thể suy ra mạch tương đương Norton và
ngược lại

Ví dụ: Xét mạch điện ở Hình 3.42


Mạch tương đương Norton của mạch là Hình 3.44
a

3, 46A 2,55

b
Theo phép biến đổi tương đương như ở chương 1, ta có mạch biến đổi tương đương như
ở Hình 3.45:
2,55
a a

3, 46A 2,55 8,823V

b b
Hình 3.45

Tóm lại: ta có các mối quan hệ giữa mạch tương đương thevenin và Norton như sau:
 U th  I N .R N

 U th
I N  (3.10)
 R th
 R th  R N

3.5 Cực đại công suất truyền tải


Định lý Thevenin có thể được dùng để tìm công suất cực đại của một mạch có thể truyền
đến tải. Ta hãy xét một mạch điện như Hình 3.46.
R th
a
i
U th
RL

b
Hình 3.46

Bài toán đặt ra là: với một hệ thống có sẵn thì giá trị điện trở tải RL bằng bao nhiêu để
cho tải RL nhận được công suất cực đại từ hệ thống truyền đến.
Trước tiên ta phải thay thế sơ đồ hệ thống bằng một sơ đồ tương đương Thevenin như ở
Hình 3.46
Theo Hình 3.46 thì công suất cung cấp đến tải được tính theo công thức:
2
2  U th 
p  R L .i    .R L (3.11)
 R th  R L 
Để xác định pmax ta lấy đạo hàm của p thep RL rồi cho bằng không

dp 2
  R th  R L 2  2R L (R th  R L ) 
 U th  4 
dR L   R th  R L  
(3.12)
  R  R L  2R L  
 U 2th  th 3 
  R th  R L  

dp
0 (3.13)
dR L

  R th  R L  2R L    R th  R L   0
(3.14)
 R th  R L
Vậy để tải nhận được công suất cực đại từ nguồn truyền đến thì điện trở của tải RL phải
bằng điện trở Rth. Khi đó công suất cực đại từ nguồn truyền đến cho tải là:
U 2th
Pmax  (3.15)
4R th
Ví dụ 3.20
Cho mạch điện như Hình 3.47. Xác định giá trị của RL để nhận được công suất cực đại từ
nguồn truyền đến

Hình 3.47

Giải
Theo kết quả từ ví dụ 3.19, ta có mạch tương đương Thevenin của mạch ở Hình 3.47 như
ở Hình 3.48
3,17
a
i

21, 57V + RL
-

b
Hình 3.48

Theo công thức (3.14), như vậy với RL=Rth=3,17Ω thì tải sẽ nhận được công suất cực đại
từ nguồn truyền đến
Công suất cực đại khi đó là:
U 2th 21,57 2
Pmax    36,69W
4R th 4.3,17
Chú ý: Trong trường hợp mạch điện là xoay chiều, các phần tử thụ động của mạch biểu
diễn dưới dạng phức Z, tải là ZL thì ta cũng giải như sau:
Bài toán đặt ra là có một hệ thống cho trước (mạch tuyến tính), ta mắc một tải có tổng trở
ZL vào mạch trên như ở hình 3.49. Hỏi ZL bằng bao nhiêu để nó nhận được công suất cực
đại từ nguồn truyền đến
.
Z th I

ZL U th ZL

Hình 3.49

Đầu tiên mạch tuyến tính sẽ được thay thế bằng mạch tương đương Thevenin với Uth và
Zth.
Với
Zth  R th  jX th (3.16)

ZL  R L  jXL (3.17)
Như vậy dòng điện qua tải sẽ là:

U U
I  th
 th
(3.18)
Zth  ZL  R th  jX th    R L  jX L 
Công suất trung bình được cung cấp đến tải

U 2 . RL
1 2 th
P  I R L  2
2
2
(3.19)
2  R th  R L    X th  X L 
Để công suất này cực đại thì ta lấy đạo hàm riêng phần của P theo XL và RL như sau:
P U 2 .R  X  X 
th L th L
 2 (3.20)
X L  R  R    X  X 2 
2

 th L th L 
 2 .  R  R 2   X  X 2  2R  R  R 
U
P th  th L th L L th L 
 2
(3.21)
R L 2 2
2  R th  R L    X th  X L  
 
Sau đó cho các đạo hàm riêng phần bằng không
 P
 X  0  X L  X th
 PL (3.22)
2
  0  R L  R th2   X th  X L 
 R L

 XR  RX
L
L th
th (3.23)

Vậy:
Z L  R L  jX L  R th  jX th  Z*th (3.24)
Thì tải sẽ nhận được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến, và công suất đó sẽ là:
2

U th
Pmax  (3.25)
8R th

Chú ý: Trong trường hợp tải chỉ gồm RL (XL=0) thì

R L  R th2  X th 2  Zth (3.26)

Dòng điện qua tải sẽ là:



U
I  th
(3.27)
Zth  R L
Công suất cực đại mà tải nhận được là:
2
Pmax  I R L (3.28)
Ví dụ 3.21
Cho mạch điện như Hình 3.50. Xác định trở kháng ZL sao cho có thể nhận được công
suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
I 4Ω  j3Ω

10300 V ZL

j5Ω

Hình 3.50

Giải
Biến đổi sơ đồ trên về sơ đồ tương đương Thevenin
4.(2  j5)
Zth  - j3    2,4262 - j1,6885 Ω
6  j5
0
  (2  j5)  1030   3,6134  j5,8721 V  6,89558,390 V
U th
6  j5
Theo công thức (3.24) muốn nhận được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến thì trở
kháng của tải là:
ZL  Z*th   2,4262  j1,6885 Ω
Công suất cực đại mà tải nhận được là:
2

U 6,8952
th
Pmax    2, 4493W
8R th 8.2, 4262

Ví dụ 3.22
Cho mạch điện như Hình 3.51. Xác định trở kháng RL sao cho có thể nhận được công
suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
I 4Ω j5Ω

10450 V RL
 j3Ω

Hình 3.51

Giải
Biến đổi sơ đồ trên về sơ đồ tương đương Thevenin:
4.(2  j3)
Zth  j5   1,8667  j3,933 Ω  4,3564,60 Ω
6  j3
0
  (2  j3)  1045   5,1847  j1,414 V  5,37415,2550 V
U th
6  j3
Theo công thức (3.26) muốn nhận được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến thì trở
kháng của tải là:

R L  R 2th  X th 2  Zth  4,35Ω


Dòng điện qua tải sẽ là:

U 5,37415, 2550
I  th
  0,73  17,0650 A
Zth  R L 6,2167  j3,933
Công suất cực đại mà tải nhận được là:
2
Pmax  I R L  0,732.4,35  2,318W

Tóm lại:
- Như trên đã trình bày rất nhiều phương pháp để giải mạch điện. Tuy nhiên khi giải một
mạch điện thì ta có quyền vận dụng bất lỳ phương pháp nào để giải. Dựa theo sở trường
của mình và theo đặc điểm của từng bài toán ta chọn một phương pháp giải thích hợp
nhất sao cho quá trình giải là ngắn nhất và dễ hiểu nhất.
- Trong quá trình giải bài tập sinh viên thường hay sai nhiều nhất là ở điểm sau đây:từ
một mạch điện các em đều viết ra được hệ phương trình mô tả mạch, tuy nhiên khi giải
hệ phương trình thường là cho kết quả sai, nhất là các bài toán buộc phải giải hệ phương
trình bằng số phức trong khi máy tính cầm tay không thể giải được. Dưới đây là một
cách giải hệ phương trình với số phức dùng ma trận mà sinh viên có thể vận dụng được
(tất nhiên là vẫn đúng cho giải hệ phương trình với số thực).
Chẳng hạn, ta giải hệ phương trình như sau:

(4  j8)I1  j2I 2  j40


 
 j2I1  (4  j6)I 2  10  j20
Hay biểu diễn dưới dạng ma trận

 4  j8 j2   I1   j40 
 j2    
 4  j6   I 2  10  j20 

Tính các định thức sau:


4  j8 j2
  68  j8  68, 476,7 0
j2 4  j6
j40 j2
1   200  j140  244,1334,990
10  j20 4  j6
4  j8 j40
2   216  j32  218,358, 430
j2 10  j2

Suy ra nghiệm:

I  1  3,14  j1,69  3,5628, 290 A


1

I   2  2, 09  j0,81  3,191,730 A
2

3.6 Mạch có ghép hỗ cảm


Khi cho hai cuộn dây mang dòng điện đặt gần nhau sao cho từ thông biến thiên do dòng
điện ở cuộn dây này móc vòng không chỉ ở bản thân của cuộn dây đó mà còn móc vòng
lên cuộn dây kia. Do đó, điện áp cảm ứng có cả ở hai cuộn dây, mỗi cuộn dây đều chịu
tác động của từ thông của cuộn dây còn lại. Khi đó ta nói hai cuộn dây có ghép hỗ cảm
với nhau.
Trước tiên ta hãy xét một cuộn dây đơn với N vòng dây, khi dòng điện i chạy qua cuộn
dây thì sẽ có một từ thông ψ toả ra xung quang cuộn dây như mô tả ở Hình 3.52

ψ
i (t )

Hình 3.52

Theo định luật Faraday, thì điện áp cảm ứng hai đầu cuộn dây sẽ tỷ lệ với số vòng dây và
đạo hàm của từ thông theo thời gian theo công thức:

uN (3.29)
dt
Công thức (3.29) có thể được viết lại:
dψ di
uN . (3.30)
di dt
Mà theo chương 1 thì:
di
u  L. (3.31)
dt
Do đó điện cảm L của cuộn dây được tính:

LN (3.32)
di
Bây giờ ta xét hai cuộn dây đặt gần nhau: cuộn 1 có điện cảm L1, số vòng dây N1. Cuộn 2
có điện cảm L2, số vòng dây N2. Cuộn 1 mang dòng điện và cuộn 2 không mang dòng
điện như ở Hình 3.53
ψ12
ψ11

i (t ) u1 u2

Hình 3.53

Từ thông từ cuộn 1 phát ra gồm hai thành phần: thành phần thứ 1 là ψ11 tác dụng lên
chính bản thân của cuộn 1 và thành phần thứ 2 là ψ12 là từ thông của cuộn 1 tác động lên
cuộn 2. Do đó:
ψ1  ψ11  ψ12 (3.33)
Theo đó, từ thông ψ11 sẽ tạo nên điện áp u1 trên cuộn 1 là:

dψ11 dψ di di
u1  N1  N1 11 . 1  L1 1 (3.34)
dt di1 dt dt
Trong đó:
u1 gọi là điện áp tự cảm
dψ11
L1  N1 là điện cảm tự thân của cuộn 1
di1
Tương tự, từ thông ψ12 sẽ tạo nên điện áp u2 trên cuộn 2 là:
dψ12 dψ di
u2  N 2  N 2 12 . 1 (3.35)
dt di1 dt
Trong đó:
u2 gọi là điện áp hỗ cảm
dψ12
M 21  N 2 là hỗ cảm của cuộn 2 tác dụng lên cuộn 1
di1
Do đó:
di1
u2  M 21 (3.36)
dt
Chứng minh một cách tương tự: Cuộn 2 mang dòng điện và cuộn 1 không mang dòng
điện như ở Hình 3.54

ψ 22
u1 ψ21 u2 i (t )

Hình 3.54

Từ thông từ cuộn 2 phát ra gồm hai thành phần: thành phần thứ 2 là ψ22 tác dụng lên
chính cuộn 2 và thành phần thứ 2 là ψ 21 là từ thông của cuộn 2 tác động lên cuộn 1. Do
đó:
ψ 2  ψ 21  ψ 22 (3.37)
Theo đó, từ thông ψ22 sẽ tạo nên điện áp u2 trên cuộn 2 là:

dψ 22 dψ di di
u2  N 2  N 2 22 . 2  L2 2 (3.38)
dt di2 dt dt
Trong đó:
u2 gọi là điện áp tự cảm
dψ22
L2  N 2 là điện cảm tự thân của cuộn 2
di2
Tương tự, từ thông ψ 21 sẽ tạo nên điện áp u1 trên cuộn 1 là:

dψ 21 dψ di di
u1  N1  N1 21 . 2  M 12 2 (3.39)
dt di2 dt dt

dψ 21
Trong đó: M 12  N1 là hỗ cảm của cuộn 1 tác dụng lên cuộn 2
di2
Do đó:
di2
u1  M 12 (3.40)
dt
u1 gọi là điện áp hỗ cảm

Như vậy:
 di1 di 2
u1  L1 dt  M 12 dt
 (3.41)
u  L di2  M di1
 2 2
dt
21
dt
Trong đó:
M12=M21=M là hệ số hỗ cảm giữa hai cuộn dây
L1, L2, M phụ thuộc vào vị trí tương hỗ, kết cấu, số vòng dây. Chiều quấn dây của hai
cuộn dây.
Việc chọn dấu (+) hay (-) trước hệ số M tùy thuộc vào chiều quấn dây và chiều của các
dòng điện cấp vào hay lấy ra của hai cuộn dây. Xem Hình 3.55
i1 M i2 i1 i2
M

u1 L1 L2 u2 u1 L1 L2 u2

a) b)
i1 M i2 i1 i2
M

u1 L1 L2 u2 u1 L1 L2 u2

c) d)
Hình 3.55
Quy ước:
Nếu dòng điện i có chiều dương đi vào đầu có dấu * (hoặc đầu không có dấu *)trong một
cuộn dây và điện áp có cực tính + ở đầu có dấu * (đầu không có dấu *) trong cuộn dây
di di
kia thì điện áp hỗ cảm là M , ngược lại là  M
dt dt
Hình 3.55a),
 di1 di 2
 u1  L1  M
dt dt
 (3.42)
u  L di2  M di1
 2 2
dt dt
Hình 3.55b),
 di1 di 2
 u1  L1  M
dt dt
 (3.43)
u  L di2  M di1
 2 2
dt dt
Hình 3.55c),
 di1 di 2
u1  L1 dt  M dt
 (3.44)
u   L di2  M di1
 2 2
dt dt
Hình 3.55d),
 di1 di 2
u1  L1 dt  M dt
 (3.45)
u   L di2  M di1
 2 2
dt dt
Hệ số hỗ cảm M phụ thuộc vào mức độ lắp ghép giữa hai cuộn dây thông qua hệ số lắp
ghép k và được định nghĩa:
M  k L1L2 , k≤1 (3.46)

Khi hai cuộn dây là ghép lý tưởng, tức là toàn bộ từ thông được tạo ra bởi cuộn này đều
móc vòng toàn bộ qua cuộn còn lại thì k=1.
Trong trường hợp mạch ở chế độ xác lập điều hòa như ở Hình 3.56 thì:

I1 jωM I2 I1 I2


jωM
+ * * +
U1 jωL1 jωL2 U 2 U1 jωL1 jωL2 U 2

- -
a) b)
Hình 3.56
Trong hình 3.56a), ta có hệ phương trình:

U 1  jωL1I1  jωMI2


 (3.47)
U 2  jωMI1  jωL2 I2
Trong hình 3.56b), ta có hệ phương trình:
U 1  jωL1 I1  jωMI2
 (3.48)
U 2   jωMI1  jωL2 I2
Khi hai cuộn dây ghép hỗ cảm mắc nối tiếp với nhau như Hình 3.57
M M
i i i i
L1 L2 L1 L2

a) b)
Hình 3.57

Trong hình 3.57a) thì điện cảm tổng là:


L  L1  L2  2M (3.49)
Trong hình 3.57b) thì điện cảm tổng là:
L  L1  L2  2M (3.50)

Ví dụ 3.23
Tìm dòng của các mắc lưới I1 và I2 của mạch điện ở Hình 3.58

 j 3Ω
j 2Ω

10300V I1 j 6Ω j 4Ω I2 3Ω

Hình 3.58

Giải
Từ Hình 3.58, ta có hệ phương trình dòng mắc lưới như sau:
10300  ( j 3  j 6) I1  j 2 I2  0

 j 2 I1  (3  j 4) I2  0
Giải hệ phương trình, ta được:
 I1  4,1522  108,50 A
 0
 I 2  1, 6609  71, 67 A
Ví dụ 3.24
Tìm dòng của các mắc lưới I1 và I2 ở Hình 3.59

2Ω  j 2Ω j8Ω
*
* j 2Ω
0+ I1 I2
5020 V j 4Ω 2Ω
-

Hình 3.59

Giải
Dựa vào cực tính ở trên hình 3.59, ta có hệ phương trình mắc lưới như sau:

5020  (2  j 2  j 4) I1  j 4 I2  j 2 I2  0


0


 j 2 I1  j 4 I1  (2  j 4  j8  j 2.2) I2  0
Giải hệ phương trình, ta được:
 I1  20,83  8,320 A
 0
 I 2  8,72  0,3 A

+ Năng lượng tích lũy trong cuộn dây ghép hỗ cảm


Giả sử có hai cuộn dây ghép hỗ cảm như ở Hình 3.56, khi đó ta có năng lượng tích luỹ
trong cuộn dây ghép hỗ cảm tính theo công thức:
1 2 1 2
w L1i1  L2i2  Mi1i2 (3.51)
2 2
M có giá trị (+) hay (-) là dựa vào cực tính của hai cuộn dây

Ví dụ 3.25
Cho mạch điện như Hình 3.60. Biết u (t )  100cos(4t  20 0 )V . Xác định hệ số lắp ghép k
và tính năng lượng được tích lũy trong hai cuộn dây ghép hỗ cảm tại thời điểm t=1s.
1
F
10
2H

u (t ) I1 6H 5H I2 3Ω

Hình 3.60

Giải
Hệ số lắp ghép
M 2
k   0,365
L1 L2 6.5

Để tìm năng lượng tích lũy trong cuộn dây ta phải tìm dòng ở các mắc lưới trước tiên ta
phức hóa sơ đồ:
100cos(4t  200 )V  100200
6 H  j 24Ω
5 H  j 20Ω
2 H  j 8Ω
1
F   j 2,5Ω
10
Dựa vào Hình 3.60 ta có hệ phương trình mắc lưới như sau:
100 200  ( j 24  j 2,5) I1  j8 I2  0

 j8 I1  (3  j 20) I2  0
Giải hệ phương trình, ta được:
 I1  5, 4418  108,560 A
 0
 I 2  2,1526  71, 67 A
Chuyển về lại miền thời gian ta được:
0
i1 (t )  5, 4418cos(4t  108,56 ) A
 0
i2 (t )  2,1526cos(4t  71, 67 ) A
Tại thời điểm t=1s, ta có:
i1 (1s )  1,368 A

i2 (1s )  0,818 A
Nên năng lượng tích lũy trong cuộn dây ghép hỗ cảm
1 1
w  .6.1,3682  5.0,8182  2.1,368.0.818  9,525 J
2 2
BÀI TẬP CHƯƠNG 3
Giải các bài tập từ 3.1 đến 3.20 bằng phương pháp thế nút.
Bài 3.1 : Tìm Ix trong mạch điện hình 3.61

4 6

Ix

20V 5 10V

Hình 3.61
80
Đs: I x  A
37

Bài 3.2: Tìm điện thế tại các nút a và b ở mạch điện hình 3.62
4

5 2A
a b

20V 2 3 5A

Hình 3.62
50 282
Đs: φa  V ; φb   V
59 59
Bài 3.3: Tìm Ix ở mạch điện hình 3.63
6 i1 4

Ix

20V 5 5i1

Hình 3.63
20
Đs: I x  A
11

Bài 3.4: Tìm I0 ở mạch điện hình 3.64


2

3I 0 2A

I0

5 2 4

Hình 3.64
7
Đs: I 0  A
13

Bài 3.5: Tìm I0 ở mạch điện hình 3.65


2 3

I0

10V 3 4 3I 0

Hình 3.65
70
Đs: I 0  A
17

Bài 3.6: Xác định U0 ở mạch điện hình 3.66


3

U0
2 4V
5

3U 0 2

Hình 3.66
4
Đs: U 0  V
3

Bài 3.7: Tìm I0 ở mạch điện hình 3.67


4 2

I0
3I 0 3 2 10V
Hình 3.67
Đs: I 0  5 A

Bài 3.8 Xác định điện thế tại các nút a, b và c ở mạch điện hình 3.68
5V

2 b 3
a c

4 3A 1

Hình 3.68
8 17
Đs: φa   V ; φb  4V ; φc  V
5 5

Bài 3.9: Xác định điện thế tại các nút a, b và c ở mạch điện hình 3.69
2

5V 10V
a b c

5 2 4

Hình 3.69
125 30 160
Đs: φa   V ; φb   V ; φc  V
19 19 19
Bài 3.10: Xác định điện áp U0 ở mạch điện ở hình 3.70
3

2 3U 0

10V 2 U0 4 3A

Hình 3.70
Đs: U 0  34V

Bài 3.11: Xác định điện thế tại các nút a, b và c và dòng điện i ở mạch điện hình 3.71
10V
+

b 3
a c
+

i
2i
4 2 3

Hình 3.71
20 10
Đs: φa  0V ; φb  V ; φc  10V ; i   A
3 3

Bài 3.12: Xác định điện thế tại các nút a, b và c ở mạch điện hình 3.72
I0 2

3A

2 b 3
a c

5 4 2

15V 10V 4I 0

Hình 3.72
Đáp số:
Bài 3.13: Xác định điện áp U0 ở mạch điện hình 3.73
3U 0
2 1

3A 2 3 U0 10V

Hình 3.73
Đáp số:

Bài 3.14: Xác định điện thế tại các nút a, b và c ở mạch điện hình 3.74
5
U0 3U 0
4I 0
a b c 4

3A 5 4 3 15V

Hình 3.74
Đáp số:

Bài 3.15: Xác định điện thế tại các nút a và b ở mạch điện hình 3.75

200 A

100300V j 4Ω  j 3Ω 500 A

Hình 3.75
Đáp số:

Bài 3.16: Xác định điện thế tại các nút a, b và c ở mạch điện hình 3.76
10300V
-

+
2  j 2Ω
a b c

j 4Ω 500 A 1

Hình 3.76
Đáp số:

Bài 3.17: Xác định điện thế tại các nút a, b và c ở mạch điện hình 3.77
 j 2Ω

500V 1000V

j 6Ω

Hình 3.77
Đáp số:

Bài 3.18 Tìm I0 ở mạch điện hình 3.78


 j 3Ω

3I0 500 A

I0

j 4Ω

Hình 3.78
Đáp số:

Bài 3.19: Tìm I0 ở mạch điện hình 3.79

I0

10300V 3I0
j 4Ω  j 2Ω

Hình 3.79
Đáp số:

Bài 3.20: Tìm U 0 ở mạch điện hình 3.80


 j 3Ω

2U 0

1000V j 4Ω U 0 5300 A

Hình 3.80
Đáp số:

Giải các bài tập từ 3.21 đến 3.30 bằng phương pháp mắc lưới hoặc dòng nhánh.
Bài 3.21: Tìm dòng điện trên các nhánh của mạch điện ở hình 3.81

I1 5 I2 4 2 I5

I3 I4
24V 2 3 12V

Hình 3.81
Đáp số:

Bài 3.22: Tìm dòng điện trên các nhánh của mạch điện ở hình 3.82
I4 3

I1 5 2 I3

I2
24V 2 10V
Hình 3.82
Đáp số:

Bài 3.23: Tìm dòng điện trên các nhánh của mạch điện ở hình 3.83
I2 4 I3 2

3 3A 3

I1 5 I4 3

I5

10V 4 12V
I6 2 I7 2

Hình 3.83
Đáp số:

Bài 3.24 : Tìm dòng trên các nhánh của mạch điện ở Hình 3.84

I1 5 I2 4 2 I5

u0
I3 I4
24V + 2 3
+ 2u0
- -

Hình 3.84
Đáp số:

Bài 3.25: Tìm dòng trên các nhánh của mạch điện ở Hình 3.85
I1 I3

I2

2 3
3A
10V
I5

4 2

2 I4

Hình 3.85
Đáp số:

Bài 3.26: Tìm dòng trên các nhánh của mạch điện ở Hình 3.86
I1 I3

I2

2 u0 3
3A
10V
I5

4

2 I4

Hình 3.86
Đáp số:

Bài 3.27 : Tìm dòng của các mắc lưới của mạch điện ở Hình 3.87

Im 2
5300 A

I
Im1  j 2Ω
0
j 3Ω Im 3
100 V

Hình 3.87
Đáp số:

Bài 3.28 : Tìm dòng của các mắc lưới của mạch điện ở Hình 3.88

Im 2
3Ω 6A Im 3 3Ω

2Ω I

 j 3Ω

10450V 5300 V
Im1 Im 4
j 4Ω

Hình 3.88
Đáp số:

Bài 3.29: Tìm dòng của các mắc lưới của mạch điện ở Hình 3.89
Im 2  j 3Ω

6A
Im 3 + 20450V
-

Im1 j 4Ω

Hình 3.89
Đáp số:

Bài 3.30: Tìm dòng của các mắc lưới của mạch điện ở Hình 3.90

500 A

Im 2
2Ω 4Ω

I
Im1  j1Ω
0
j 2Ω Im 3
100 V

Hình 3.90
Đáp số:

Mạch Thevenin – Norton và cực đại công suất truyền tải


Bài 3.31: Tìm mạch tương đương Thevenin của mạch bên trái hai cực a và b (Hình 3.91)
a

5300 A  j 3Ω
j 6Ω

b
Hình 3.91
Đáp số:

Bài 3.32: Tìm mạch tương đương Thevenin và Norton của mạch bên trái hai cực a và b
(Hình 3.92)

3Ω j 6Ω
a

Ix

5300 A  j 3Ω 2 Ix

b
Hình 3.92
Đáp số:

Bài 3.33: Tìm mạch tương đương Thevenin và Norton của mạch bên trái hai cực a và b
(Hình 3.93)
2ix

ix 3Ω 3H
a

1 1
30cos(4t  300 )V F F
2 6

b
Hình 3.93
Đáp số:

Bài 3.34: Cho mạch điện như Hình 3.94. Xác định trở kháng ZL sao cho có thể nhận được
công suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
I 5Ω  j4Ω

100300 V ZL

j6Ω

Hình 3.94
Đáp số:

Bài 3.35: Cho mạch điện như Hình 3.95. Xác định trở kháng RL sao cho có thể nhận
được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
I 4Ω j2Ω

20900 V RL
 j3Ω

Hình 3.95
Đáp số:

Bài 3.36: Cho mạch điện như Hình 3.96. Xác định trở kháng ZL sao cho có thể nhận
được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
2u0

3Ω 3H 3Ω

1
100cos(4t  300 )V u0 F 2H ZL
10

Hình 3.96
Đáp số:

Bài 3.37: Cho mạch điện như Hình 3.97. Xác định trở kháng ZL sao cho có thể nhận được
công suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
3Ω j 3Ω  j 3Ω

U 0 j 2Ω 3U 0 ZL
100300V

Hình 3.97
Đáp số:

Bài 3.40: Cho mạch điện như Hình 3.98. Xác định trở kháng RL sao cho có thể nhận
được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.

3I0
5Ω j 5Ω 3Ω

I0
 j 5Ω RL
0
j 4Ω  j 3Ω
10030 V

Hình 3.98
Đáp số:

Bài 3.41: Cho mạch điện như Hình 3.99. Xác định trở kháng RL sao cho có thể nhận
được công suất cực đại từ nguồn chuyển đến và tính công suất cực đại đó.
5Ω j 5Ω  j 3Ω

j 4Ω 3Ω RL
100300V
500 A

Hình 3.99
Đáp số:
Mạch có ghép hỗ cảm
Bài 3.42 Cho mạch điện như Hình 3.100. Tìm dòng của các mắc lưới
 j 2Ω
j 2Ω

10200V I1 j 4Ω j 3Ω I2 2Ω

Hình 3.100
Đáp số:

Bài 3.43: Cho mạch điện như Hình 3.101. Tìm dòng của các mắc lưới

* j 2Ω
+ I1 I2
10200V j 4Ω j 3Ω 2Ω
-
*

Hình 3.101
Đáp số:

Bài 3.44: Cho mạch điện như Hình 3.102. Tìm dòng của các mắc lưới

5Ω  j 5Ω j 2Ω

j 3Ω
0
10020 V I1 j 6Ω I2 3Ω

Hình 3.102
Đáp số:
Bài 3.45: Cho mạch điện như Hình 3.103. Biết u (t )  100cos(4t  30 0 )V . Xác định hệ số
lắp ghép k của hai cuộn dây và tính năng lượng được tích lũy trong hai cuộn dây ghép hỗ
cảm tại thời điểm t=1s.
1
F
10

2H
u (t ) I1 6H 5H I2 3Ω

Hình 3.103
Đáp số: 0,365 và 431,557 J

You might also like