You are on page 1of 2

Họ và tên: Trần Ngọc Sâm

Lớp: K27A06

Học phần: Ngôn ngữa và văn hóa

Câu 1(4 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ,
minh họa qua một câu tục ngữ hoặc ca dao, thành ngữ.

-Văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc sáng tạo ra
trong lịch sử.

-Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét tinh hoa của văn hóa dân tộc.

=>Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ra bằng phương tiện ngôn ngữ, vì thế nó được
gọi là “Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ”.

VD: Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

“Cái sàng” là đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để
làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm.

- Mượn hình ảnh “ cái sàng” một công cụ lao động quen thuộc của người nông dân Việt
Nam xưa, ông cha ta muốn nhắn nhủ với thế hệ con cháu hãy cố gắng tích lũy thật nhiều
kinh nghiệm, vốn sống nhưng đồng thời cũng phải biết chắt lọc, loại bỏ những cái xấu,
cái chưa tốt, thu lượm những điều hay, lẽ phải.

- Lối diễn đạt cân đối, nhịp nhành trong sử dụng ngôn từ, đặc biệt thành ngữ, tục ngữ,ca
dao Việt Nam do ảnh hưởng lối tư duy tổng hợp, lối sống kinh tế nông nghiệp cha ông ta
để lại trong kho tàng văn học dân gian.

Câu 2 (6 điểm): Tái hiện bức tranh hiện thực qua sự chuyển nghĩa về động từ “ăn”
trong tiếng Việt. Viết một đoạn văn có chứa thành ngữ về từ ăn.

Nghĩa gốc: Ăn là từ dùng để chỉ hành vi nạp năng lượng nhằm duy trì sự sống và tăng
trưởng của động vật nói chung, trong đó có con người được thực hiện bằng một bộ phận
như miệng, răng…VD: ăn cơm, ăn cháo,…

Nghĩa chuyển: Ăn cưới: Ăn nhân dịp đám cưới

Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên khi chụp ảnh


Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng, thấm vào

Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở

Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng ra biển

Sơn ăn mặt: Làm hủy hoại dần từng phần

Bài làm

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc , văn hóa “ ăn” và “ mặc” của con người
Việt Nam cũng chứng kiến nhiều sự đổi mới. Nhìn lại về quá khứ, những thế hệ đi trước
đã gồng mình chống lại hai thế lực thực dân, đế quốc hùng mạnh trên thế giới, để giữ gìn
nền độc lập của dân tộc. Trong thời kì khó khăn, gian khổ đó, hậu phương hết lòng hỗ trợ
tiền tuyến sức người, sức của để đánh giặc; đã có rất nhiều người ngă xuống trên chiến
trường, cũng rất nhiều người bỏ mạng vì cái đói, cái rét mà chiến tranh mang lại. Người
dân lúc bấy giờ chỉ có một mong ước tưởng trừng bình dị nhưng rất đỗi khó khăn, gian
khổ, đó là “ Ăn no mặc ấm”. Hình ảnh những đứa trẻ, những người phụ nữ với thân hình
gầy guộc ; khoác trên mình manh áo mỏng càng khắc họa rõ nét hơn mong ước mạnh liệt
đó. Khi xã hội ngày càng phát triển, quan niệm về văn hóa “ ăn” và “ mặc” cũng đã thay
đổi để phù hợp với sự chuyển mình của thế giới. Không còn là “ ăn no mặc ấm” nữa, khi
cuộc sống đầy đủ, con người dần nghĩ đến “ ăn ngon mặc đẹp”, “ ăn kiêng mặc mốt”. Sự
thay đổi trong văn hóa” ăn” và “mặc” đã cho chúng ta thấy được sự thayy đổi trong văn
hóa lịch sử của một đất nước, dân tộc.

Thành ngữ “ Ăn no mặc ấm” :  chỉ sự sung túc , đầy đủ , không cần phải lo toan về mọi
mặt trong cuộc sống.

You might also like