You are on page 1of 2

Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng Aptomat chống giật, chống rò

– Với những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy nước nóng,máy giặt, máy bơm chìm … nên
lắp đặt cầu dao loại có độ nhạy cao.
– Thiết bị chống rò – chống giật này khiến người sử dụng không ít lần cảm thấy khó
chịu: Vào những hôm trời nồm, không khí có độ ẩm cao, có hiện tượng đọng nước ở các
thiết bị, dòng điện theo đó rò ra ngoài, và rơle sẽ tự động ngắt hoàn toàn nguồn điện. Chỉ
khi không khí khô trở lại thì nguồn điện mới được khôi phục, nếu không chúng ta phải
tháo rơle ra!
– Phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các
bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.
– Chọn mua thiết bị có thương hiệu nổi tiếng , xuất xứ rõ ràng như : MITSUBISHI ,
SCHNEIDER , DOBO ELECTRIC, PANASONIC.
– Mua hàng chính hãng tại các cửa hàng đại lý nhà phân phối có uy tín để có được sản
phẩm điện chính hãng
Cách lắp aptomat chống giật nhanh chóng – chính xác
Aptomat chống giật được lắp đặt để đảm bảo an toàn cho hệ thống thiết bị điện và đảm
bảo khắc phục được các sự cố rò dòng điện gây ra. Đặc biệt, việc lắp đặt aptomat sao cho
chính xác nhất để đảm bảo và khắc phục được các sự cố đó là điều mà rất nhiều người
quan tâm.
Trước khi lắp đặt aptomat chống giật thì bạn nên khảo sát vị trí lắp đặt aptomat để lắp
thiết bị chống giật vào vị trí cần thiết vào những nơi cần sự an toàn cho các thiết bị điện.
Nên lắp aptomat chống giật ở các vị trí như: cầu dao tổng, nhà bếp, nhà tắm…để bảo vệ
được an toàn cho hệ thống thiết bị điện và người sử dụng các thiết bị điện.
Aptomat chống giật có 2 cực để đấu đó là pha lửa (L) và pha trung tính – nguội (N). Bạn
tiến hành kéo dây đầu vào 2 cực trên của aptomat, 2 cực dưới ban đầu được dùng để nối
với các phụ tải (các thiết bị điện như bình nóng lạnh..). Đối với phần dây tiếp địa thì bạn
nên nối vào vỏ của phụ tải điện để rồi nối xuống đất để đề phòng các trường hợp dòng
điện bị rò dòng. Khi không có dây tiếp địa nối đất từ vỏ xuống đất cũng không sao
vì aptomat vẫn hoạt động bình thường. Ví dụ: đối với loại aptomat chống giật khi
có dòng rò bảo vệ là 30mA, khi dòng rõ bảo vệ nhỏ hơn 30mA thì aptomat chống giật sẽ
không nhảy. Vì thế, trong một số các trường hợp nếu như bạn bị giật nhưng không thấy
aptomat bảo vệ bị nhảy thì cần kiểm tra lại thiết bị đóng cắt vừa lắp đặt.
Hình ảnh CB lắp vào tủ điện:

You might also like