You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----------

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN:THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

Đề tài:
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHOPEE

Họ tên : Hoàng Quốc Phong

MSV : 11203094

Lớp : TMQT1132(122) _01

Giáo viên hướng dẫn : ThS.Lê Mai Trang

-Hà Nội, 10/2022-


LỜI MỞ ĐẦU

Theo bảng xếp hạng của YouGov Brand Index năm 2019 với tiêu chí dựa
trên khảosát từ người tiêu dùng câu hỏi: “Nếu bạn nghe hoặc nhìn bất cứ điều gì về
thương hiệu đótrong vòng 2 tuần, thì đó là thông tin mang tính tích cực hay tiêu
cực? Shopee đứng thứ bachỉ sau SamSung và VietNam Airlines với số điểm được
đánh giá lên đến 43,7. Vậy, lý dogì khiến một sàn thương mại điện tử có nguồn
gốc từ Singapore lại có vị trí đặc biệt tại thịtrường Việt Nam đến vậy? Một trong
những yếu tố quan trọng không thể không kể đến đó chính là tầm quan trọng trong
việc xây dựng mô hình kinh doanh của Shopee. Chính vì vậy em xin được chọn đề
tài: “ Phân tích mô hình kinh doanh của sàn giao dịch Thương mại điện tử
Shopee” để thảo luận về mô hình kinh doanh Shopee- một trong những “ kênh
mua sắm “ hết sức quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Trong
phạm vi giới hạn của bài thảo luận, em sẽ tập trung vào những nội dung được tóm
tắt trong mục lục dưới đây:

2
MỤC LỤC

I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SHOPEE........................................................1


II.MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHOPEE......................................................2
1.Mục tiêu giá trị của Shopee..............................................................................3
2.Mô hình doanh thu của Shopee........................................................................4
3.Cơ hội thị trường...............................................................................................5
4.Môi trường cạnh tranh.....................................................................................6
5.Chiến lược thị trường........................................................................................8
6.Đội ngũ quản trị Shopee.................................................................................10
I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SHOPEE

Shopee là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu tại đông Nam Á có trụ sởt ại Singapore
và trực thuộc công ty SeA trước đây là Ganera ( chủ sở hữu cácthương hiệu lớn như
Ganera . foody , Now, Airpay ) ra đời từ năm 2015 và hiện tại đã có mặt tại tổng cộng 7
nước khu vực Châu Á bao gồm ; Singapore , Thái Lan ,Đài Loan , Indonesia , Việt Nam ,
Philipines. Nhà sáng lập Shopee là tỷ phú Forrist Li - người được biết đến là người đối
đầu với Alibaba.

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn Thương
mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục
vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi. Tích hợp vận hành giao nhận và hỗ trợ về khâu
thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn
hơn cho cả bên mua lẫn bên bán. Shopee Việt Nam độc quyền cung cấp chính sách mua
sắm online an toàn với tên gọi “Shopee đảm bảo” chỉ thanh toán cho người bán khi người
mua đã nhận hàng thành công.

Vào năm 2017, Shopee Việt Nam ra mắt , cổng bán hàng với cam kết chính hãng
từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.

Tại khu vực Đông Nam Á, một trong nhữn công ty tiên phong thuộc khía cạnh dịch vụ tài
chính số, Thương mại điện tử và giải trí ASEAN.

Tại Đài Loan, đứng đầu khía cạnh Thương mại điện tử chính là Shopee. Công ty Shopee
rất phù hợp tại nơi đây khi họ có thể giúp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn, nhanh
chóng, an toàn hơn với sự hỗ trợ từ giai đoạn đến khâu giao nhận. Với mục tiêu trở thành
điểm đến tại Đông Nam Á. Shopee không ngừng nâng cao và phát triển sản phẩm tại
Shopee rất đa dạng bao gồm sức khoẻ sắc đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh, nhà cửa đời
sống và điện tử.

1
Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, trong đó
tại Việt Nam hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn 4 triệu nhà cung cấp
với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong 4 quý năm 2017, tổng giá trị hàng hoá Shopee
được báo các là hơn 1,6 tỷ đô la mĩ, tăng 206% so với năm trước.

Tính đến quý III/2018, theo số liệu của bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam
vừa được iprice insight công bố, Shopee dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếp hạng
ứng dụng di động.

Vào cuối tháng 10/2019: Bất ngờ có các hoạt động tại Brazil – lần đầu tiên
Shopee bước chân ra khỏi thị trường Châu Á, tuy nhiên hoạt động của Shopee tại đây còn
khá sơ khai chưa rõ những kế hoạch tiếp theo của Shopee là gì.

Theo báo cáo của bản đồ Thương mại điện tử ở Việt Nam quý I /2020 do Iprice công bố.
Đứng đầu lĩnh vực Thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là Shopee với 42,3 triệu lượt
truy cập.

Quý I/2021: Shopee tăng trưởng hơn 40%, vẫn luôn giữ vị trí đứng đầu trong số
lượt truy cập trong các sàn Thương mại điện tử khác.

II.MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SHOPEE

Đến nay, Shopee đã mở rộng sang mô hình B2C với việc ra mắt ShopeeMall. Nơi
dành riêng cho các doanh nghiệp, thương hiệu lớn bán hàng chính hãng tại Shopee.
Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới muabán giữa cá nhân
với cá nhân ( C2C ) . Báo cáo tài chính cho thấy, Shopee dànhđến 90% kinh phí
marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển,flash sale và phiếu giảm
giá cho cả người mua và người bán, nhằm thu hút kháchhàng đến từ các nền tảng khác
nhau.

2
Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổnglồ,
kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồnkho. Trái lại,
Shopee còn tạo được hiệu ứng marketing truyền miệng khi sở hữu“chợ” sản phẩm đa
dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyênnghiệp, thúc đẩy làn sóng mua
hàng online tăng lên chóng mặt.

Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thươngmại
điện tử khi kết hợp mô hình B2C, cạnh tranh trực tiếp với Lazada – “gã khổnglồ” thương
mại điện tử vào thời điểm đó

1.Mục tiêu giá trị của Shopee

Mục tiêu giá trị càng ngắn gọn, càng đơn giản, càng thể hiện rõ giá trị cốt lõi của
thương hiệu. Mục tiêu giá trị của Shopee: “Chúng tôi thật sự tin tưởng vào sức mạnh
khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn
bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền
tảng Thương mại điện tử." Là một phần của Sea Group, Shopee chia sẻ cùng giá trị cốt
lỗi với công ty mẹ.

3
We Serve: Khách hàng của chúng ta là người duy nhất quyết định giá trị của hàng
hóa và dịch vụ của chúng ta. Chúng ta cố gắng đáp ứng những nhu cầu chưa được đáp
ứng và những dịch vụ chưa được phục vụ.

We Adapt: Thay đổi nhanh chóng là hằng số duy nhất trong thời đại kỹ thuật số
của chúng ta. Chúng ta chấp nhận thay đổi, tán dương và luôn luôn phấn đấu trở thành
nhà lãnh đạo tư tưởng ảnh hưởng đến nó.

We Run: Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua liên tục để thành công trong khi
đang vật lộn với sự chuyển động nhanh chóng. Chúng ta di chuyển nhanh hơn, tốt hơn và
khẩn trương hơn mỗi ngày.

We Commit: Công việc của chúng ta là một sự cam kết. Chúng ta cam kết với giá
trị của mình, thể chế, khách hàng và đối tác của mình. Chúng ta cam kết với nhau. Trên
hết, chúng ta cam kết sẽ làm tốt nhất và trở thành tốt nhất có thể Stay Humble: Chúng ta
đã trải qua một chặng đường dài từ khi bắt đầu và chúng ta không bao giờ mất đi sự
khiêm tốn trong cuộc tìm kiếm liên tục của mình để đạt được những đỉnh cao mới.

Stay Humble: Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài từ khi bắt đầu vàchúng
ta không bao giờ mất đi sự khiêm tốn trong cuộc tìm kiếm liên tục của mìnhđể đạt được
những đỉnh cao mới.

Tổng kết: Mục tiêu của Shopee là tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng Thương
mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất trên toàn khu vực. Shopee có niềm
tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và mang đến
cảm xúc vui thích. Niềm tin này được truyền cảm hứng và thúc đẩy mỗi ngày tại Shopee

2.Mô hình doanh thu của Shopee


Nguồn thu của Shopee được tính theo công thức:

Doanh thu = Traffic (Lưu lượng truy cập) x Tỉ lệ chuyển đổi x Giá trị trung bình
của đơn hàng
4
Bên cạnh đó còn một số nguồn thu khác, bao gồm:

Phí dịch vụ: Phí Dịch vụ Shopee là khoản chi phí mà người bán thanh toán cho
Shopee khi tham gia chương trình Hoàn Xu Xtra và gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship
Xtra. Phí dịch vụ Shopee gồm các Gói phí dịch vụ Freeship Xtra thường được người bán
sử dụng để thu hút khách hàng và tăng doanh số. Phí dịch vụ bán hàng Shopee bao gồm 2
loại phí là Phí đăng ký và Phí dịch vụ

Phí đăng ký: được tính như người bán đang mua một sản phẩm thông thường trên
Shopee, và sẽ không được hoàn lại dưới bất cứ hình thức nào Khi thanh toán các loại phí
dịch vụ Gói Freeship Xtra, Phí Dịch vụ bán hàng Shopee sẽ được tự động cấn trừ vào tài
khoản của Người Bán sau khi đơn hàng đã hoàn tất.

Phí thanh toán: Phí thanh toán là khoản phí giao dịch cho mỗi đơn hàng thành
công (đơn hàng đã chuyển sang mục đã giao trên ứng dụng Shopee) hoặc đơn có phát
sinh yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền được Người bán/Shopee chấp nhận Hoàn tiền ngay (trừ
lý do chưa nhận được hàng).Phí thanh toán được áp dụng bắt buộc cho tất cả người bán
trên Shopee.

Phí cố định: Phí cố định được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của
sản phẩm khi đơn hàng được giao thành công (đơn hàng nằm ở mục Đã giao) hoặc đơn
có phát sinh yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền được Người bán/Shopee chấp nhận Hoàn Tiền
Ngay (trừ lý do Chưa nhận được hàng). Phí cố định áp dụng cho Người bán thuộc Shopee
Mall

Phí quảng cáo: Shopee sẽ tính chi phí sử dụng Quảng Cáo Shop Ads như thế nào?
Hệ thống sẽ chỉ tính phí của bạn khi người mua (đã đăng nhập tài khoản Shopee) nhấp
vào quảng cáo. Chi phí sẽ được trừ trực tiếp vào Tài Khoản Quảng Cáo của bạn.

3.Cơ hội thị trường


Quý I năm 2022, Shopee thu hút 84.52 triệu lượt truy cập hàng tháng, dẫn đầu
trong top các nền tảng Thương mại điện tử tại Việt Nam, gấp 1,3 lần cùng kì năm 2021.
5
Số lượng truy cập vào một số sàn Thương mại điện tử Việt Nam quý II năm 2021 ( Nguồn : iPrice )

Nền tảng Shopee hoạt động trên khắp Đông Nam Á, Đài Loan và Mỹ Latinh, đã
xử lý 1,4 tỷ đơn đặt hàng, đạt gần 73tr lượt truy cập web mỗi tháng trong quý II năm
2022, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng khối lượng hàng hóa (GMV)
đạt 15 tỷ USD, tăng 88% so với năm rồi.

Trên thiết bị di động: Shopee sớm nhận thức rằng trong tương lai, thiết bị di động
là “đấu trường” chính của Thương mại điện tử. Hơn nữa thị trường Thương mại điện tử
Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn
2,7 tỷ đô la trong năm 2019. Ở Việt Nam hiện có 59,2 triệu người sử dụng internet, chiếm
hơn ½ dân số cả nước, con số này được dự báo sẽ tăng lên 68 triệu vào năm 2021. Trên
35 triệu người dùng điện thoại thông minh trong cuộc sống, sinh hoạt và mua sắm hàng
ngày, dự báo sẽ tăng lên 40 triệu vào năm 2021. Đây là những điều kiện rất tốt để các nhà
bán lẻ online đầu tư để mở các gian hàng trực tuyến tại Việt Nam và tạo chỗ đứng vững
chắc ở thị trường này.

4.Môi trường cạnh tranh


Báo cáo mới của Reputa- nền tảng lắng nghe và giám sát danh tiếng - cho thấy
Shopee được nhắc nhiều trên mạng hơn so với các nền tảng thương mại điện tử khác,
6
trong khi Tiki được tin tưởng về tốc độ giao hàng. Thống kê của Reputa cho thấy trong
năm 2020, Shopee chiếm gần 70% trong các thảo luận trên mạng xã hội, Lazada đứng
thứ hai với 11,4%. Tiki và Sendo giữ hai vị trí tiếp theo với 9,07% và 8,78%. Trong xu
hướng tìm kiếm Google Trend, Shopee cũng bỏ xa các đối thủ khác, kế đến là Lazada,
Tiki và Sendo.

Vậy, câu hỏi đặt ra là : Tiki, Lazada, Shopee đang cạnh tranh ra sao?

Rõ ràng, dù đang nắm giữ vị trí số 1 trên môi trường cạnh tranh giữa các sàn, chưa
thể nói rằng Shopee đang một mình một ngựa trên thị trường đầy khốc liệt, nhất là khi
các đối thủ xếp sau đang có những động thái quyết liệt để cạnh tranh. Cụ thể nhất phải kể
đến nỗ lực sáp nhập của Tiki và Sendo trong hè 2020.

Dẫu việc sáp nhập sau đó đã không thành công, nhưng cũng cho thấy việc các sàn
nội địa đang không chịu thua trong cuộc đua giành thị phần với các sàn ngoại (Shopee và
Lazada). Báo cáo Thương mại điện tử mới đây của Qandme chỉ ra rằng, Shopee đang
chiếm ưu thế về giá cũng như đa dạng mặt hàng nếu xét trong các sàn Thương mại điện
tử tại Việt Nam. Trong khi đó, Tiki lại được đánh giá cao về độ tin cậy của khách hàng.

Cụ thể, điểm đa dạng sản phẩm (53%); giá tốt (44%); giao hàng tốt (39%) và
thông tin hữu ích (42%) của Shopee đều áp đảo hai đối thủ xếp dưới là Tiki và Lazada.
Lợi thế của Tiki đến từ điểm hàng cao cấp, độc đáo (33%) và đáng tin cậy (33%).

7
Đánh giá về một số tiêu chí so sánh giữ 3 sàn Thương mại điện từ ( nguồn; Qandme )

5.Chiến lược thị trường

Làm thế nào để Shopee khi mới chân ướt chân ráo gia nhập thị trường
Thương mại điện tử Việt Nam, tăng quy mô 4-5 lần chỉ sau 1 năm?

Shopee chính thức giới thiệu đặt chân vào Việt Nam vào tháng 8/2016. Khi đó
những nền tảng Thương mại điện tử đi trước đã chiếm lĩnh những vị trí nhất định. Thời
điểm startup này vào Việt Nam, thị trường đã có Lazada đi trước mở đường, đã có Tiki
định vị được một cái tên riêng. Môi trường cạnh tranh rất khốc liệt.

Shopee lúc ấy mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường, không có cộng đồng,
không có người dùng, không có gì hết ngoài… điều kiện: Shopee thuộc Sea – tập đoàn sở
hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á.

Giải bài toán tiêu tiền: Được hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ, Shopee không thiếu công
nghệ và tài chính. Muốn phát triển nhanh, Shopee có 2 lựa chọn. Một là lao vào đốt tiền
với chiến lược giá rẻ để thu hút người dùng. Trên thực tế, người dùng online tại thị
trường Việt Nam vẫn giữ suy nghĩ: hễ nhắc tới online là nghĩ đến giảm giá, giảm giá,
giảm giá. Hoặc đốt tiền vào truyền thông. Nhiều doanh nghiệp sẽ nghĩ đến cách
“nhanh nhất và dễ nhất” như sau: Thuê một anh nổi tiếng nhất, làm một TVC chiếu liên
tục trong 6 tuần, để người dùng phải ‘kinh hoàng’ biết đến thương hiệu.

Tuy nhiên, Shopee không chọn cách nào trong 2 cách trên. “Đi theo con đường
cạnh tranh về giá thì không thể tồn tại lâu dài được, túi tiền không đáy cuối cùng sẽ có
đáy”, một chuyên gia marketing trong ngành Thương mại điện tử nhận định. Công việc
mà đội ngũ Shopee lúc đó phải làm chính là: nghĩ cách bỏ tiền vào đâu, với chiêu thức
nào cho thông minh và hiệu quả.

8
Lùi 1 bước, xem khách hàng muốn gì: Từ một nghiên cứu thị trường, Shopee
nhận thấy phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua hàng và người bán
hàng khi chuyển từ mua hàng truyền thông sang mua hàng online. Vị chuyên gia
marketing nói trên nhận định: Có một sự thật trong Thương mại điện tử là nếu như sản
phẩm giá 10 nghìn, vận chuyển 2 nghìn, thì khách hàng sẽ bảo là đắt quá, tôi không mua.
Cũng sản phẩm đấy mình bán giá 12 nghìn và phí vận chuyển 0 đồng thì mọi người lại
thấy…hời”. Shopee tập trung giải quyết rào cản này bằng việc xây dựng một chương
trình trợ giá vận chuyển hàng tháng.

Miễn phí vận chuyển – chính sách thông minh của Shopee: Ngoài ra, Shopee
không vội làm truyền thông mạnh mà xây dựng hệ thống vận hành giao hàng cho ổn định
trước. Chuyện giao hàng nhận hàng ở thời điểm ban đầu của Shopee, tất cả mọi thứ còn
rất lộn xộn.

“Sản phẩm, dịch vụ mình phải xây trước thì mới đi lâu dài được” : Liên quan
đến trải nghiệm người dùng, hãng này còn có những động thái khác: lập nhóm kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hỗ trợ người bán hàng làm chương trình livestream trên trang web
của Shopee. Cộng đồng người bán hàng mà Shopee chú ý xây dựng cũng trở thành một
kênh marketing truyền miệng hữu hiệu của hãng.

Nhân vật nổi tiếng: Và khi đã có người dùng, có đơn hàng, đã xây dựng được
cộng đồng và quá trình vận hành rất tốt, Shopee mới nghĩ đến chuyện truyền thông mạnh
mẽ để nhân rộng. Từ năm ngoái, Shopee mời ca sĩ Sơn Tùng – MTP, rồi lần lượt những
cái tên đình đám khác như Bảo Anh, Tiến Dũng hay mới nhất là tân hoa hậu Tiểu Vy để
xuất hiện trong những chiến dịch truyền thông của mình. Thông điệp của những chiến
dịch cũng bám chặt vào nội dung cốt lõi của hãng.

Chiến lược quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông: Dưới sự phát triển
mạnh mẽ của các kênh truyền thông, Shopee đã không ngần ngại sử dụng tất cả để quảng
cáo cho mình. Hiện nay, không khó để bắt gặp quảng cáo Shopee trên tất cả các nền tảng
truyền thông lớn và phổ biến nhất như Facebook, Instagram, Youtube

9
TVC (video quảng cáo) quảng cáo bắt trend : Tận dụng sức nóng của xu
hướng, sức ảnh hưởng có sẵn của trend, Shopee đã cho ra đời những TVC quảng cáo “bắt
trend” cực kỳ thành công. Không cần cố gắng gây sự chú ý mà vẫn có thể lan truyền rộng
rãi và thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất. Một số TVC quảng cáo “bắt trend” hot
nhất có thể kể đến như: Đoạn TVC quảng cáo sự kiện “mừng sinh nhật 12.12” với bản hit
“DDU-DU DDU-DU” của Blackpink. Hay một TVC được coi là một cú nổ lớn của
Shopee trên toàn Đông Nam Á đó là sự kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh với bài hát
làm mưa làm gió Baby Shark, …

6.Đội ngũ quản trị Shopee

Để xây dựng nên một doanh nghiệp thành công, không thể nào bỏ qua tầm quan trọng
của đội ngũ quản trị - Nhà quản trị nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành
và quản trị doanh nghiệp.

Sự thành bại của công ty, doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc phần lớn vào chính vai
trò của nhà quản trị. Đối với đội ngũ quản trị sàn Thương mại điện tử Shopee, có những
đặc điểm cơ bản về kinh nghiệm và kỹ năng như sau: CEO Shopee Việt Nam - Trần Tuấn
Anh đã từng chia sẻ: “Trong năm 2020, cơ hội dành cho các doanh nghiệp trong ngành
TMĐT là ngang nhau, bài toán chung là phải làm sao bắt kịp được nhu cầu mua – bán
online tăng nhanh trong xã hội. Sở dĩ chúng tôi có thể vọt lên là nhờ chiến lược quyết
định nhanh, thực thi đồng bộ và quyết liệt”. Tuy do một CEO chi nhánh Việt Nam chia
sẻ, nhưng chắc hẳn rằng đây chính là chiến lược kinh doanh của Shopee nói chung.

Văn hóa của Shopee: khi có bất cứ một quyết định hoặc chính sách quan trọng
nào, nhân viên phải quyết đoán thực thi nhanh, không cầu nệ tiểu tiết và không thắc mắc,
bàn cãi hoặc trao đổi qua lại quá nhiều. Để có được văn hóa này, Shopee đã phải xây
dựng trong thời gian dài và bây giờ ‘hái quả ngọt’. Ngoài ra, dựa vào kỹ năng và kinh
nghiệm của ban lãnh đạo, Shopee đánh giá việc “chọn mặt gửi vàng “tìm đúng doanh

10
nghiệp hợp tác cũng rất quan trọng. Và, một khi đã có chiến lược, có “đồng đội “ việc
tiếp theo là sẽ bắt tay vào thực hiện thật nhanh. “Mọi người chiến đấu trên một ‘chiến
trường’ giống nhau, ai có sự chuẩn bị sớm và thực thi nhanh chóng thì sẽ chiếm được
phần lớn hơn", anh Trần Tuấn Anh kết luận. Tóm lại, có thể tóm tắt về tầm nhìn chiến
lược trong kinh doanh của đội ngũ quản trị Shopee trong những cụm từ như sau; “Nhìn
xa trông rộng” “Đón đầu xu hướng” “Chọn mặt gửi vàng” và luôn luôn sẵn sàng trong
mọi tình huống.

11

You might also like